Tài liệu Tình hình gây hại của mọt đục quả cà phê (stephanoderes hampei ferrari) tại tỉnh Sơn La: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Cơng nghệ, Số 10 (9/2017) tr 122 - 129
122
TÌNH HÌNH GÂY HẠI
CỦA MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ (Stephanoderes hampei Ferrari)
TẠI TỈNH SƠN LA
Bùi Thị Sửu, Vũ Quang Giảng15
Trường Đại học Tây Bắc
Tĩm tắt: Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferrari là sâu hại chính trên cà phê. Sự gây hại của
chúng dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê, nhưng chưa cĩ báo cáo chi tiết về tỷ lệ quả bị hại và đặc
điểm gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mọt đục quả tấn cơng
vào quả cà phê phụ thuộc vào thời gian ra hoa của cây cà phê. Mọt đục quả bắt đầu tấn cơng vào quả cà phê
trong khoảng thời gian 77 ngày đến 127 ngày sau ra hoa. Tại các vùng trồng cà phê tập trung như Mai Sơn và
Thuận Châu, tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại tương ứng là 20,1 % và 26,5%. Mặt khác, tỷ lệ quả cà phê
bị mọt gây hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên. Tỷ lệ hại tại các kho bảo quản cà phê nhân của hộ
...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình gây hại của mọt đục quả cà phê (stephanoderes hampei ferrari) tại tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Tự nhiên và Cơng nghệ, Số 10 (9/2017) tr 122 - 129
122
TÌNH HÌNH GÂY HẠI
CỦA MỌT ĐỤC QUẢ CÀ PHÊ (Stephanoderes hampei Ferrari)
TẠI TỈNH SƠN LA
Bùi Thị Sửu, Vũ Quang Giảng15
Trường Đại học Tây Bắc
Tĩm tắt: Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hampei Ferrari là sâu hại chính trên cà phê. Sự gây hại của
chúng dẫn đến giảm năng suất và chất lượng cà phê, nhưng chưa cĩ báo cáo chi tiết về tỷ lệ quả bị hại và đặc
điểm gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mọt đục quả tấn cơng
vào quả cà phê phụ thuộc vào thời gian ra hoa của cây cà phê. Mọt đục quả bắt đầu tấn cơng vào quả cà phê
trong khoảng thời gian 77 ngày đến 127 ngày sau ra hoa. Tại các vùng trồng cà phê tập trung như Mai Sơn và
Thuận Châu, tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại tương ứng là 20,1 % và 26,5%. Mặt khác, tỷ lệ quả cà phê
bị mọt gây hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên. Tỷ lệ hại tại các kho bảo quản cà phê nhân của hộ
gia đình từ 6% đến 8%.
Từ khĩa: Mọt đục quả cà phê, nhân cà phê; Sơn La, tỷ lệ quả bị hại.
1. Đặt vấn đề
Mọt đục quả cà phê (Stephanoderes hampei Ferr.) là đối tượng gây hại nguy hiểm trên
cà phê chè. Ngay từ những năm 1990 - 1994, khi cà phê chè được bắt đầu phát triển ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, mọt đục quả đã xuất hiện và gây hại trên cà phê [3]. Tại Sơn La, mọt đục
quả xuất hiện gây hại trên khắp các huyện trồng cà phê. Chúng thường xuất hiện và gây hại
nặng trên cà phê thời kỳ kinh doanh, đặc biệt giai đoạn quả chín trên những vườn rậm rạp
khơng được đốn tạo, sửa tán. Nếu khơng được phát hiện và phịng trừ kịp thời sẽ làm giảm
đáng kể năng suất và chất lượng cà phê [4]. Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) xuất
hiện và gây hại tại một số vùng trồng cà phê của tỉnh Sơn La, là một trong đối tượng gây hại
nặng nhất về sản lượng và chất lượng cà phê nhân. Năng suất cà phê nhân ở các vùng trồng cà
phê chè thuộc các xã Hua La, Chiềng Sinh giảm tới 10% [5]. Như vậy, mọt đục quả cà phê
(Stephanoderes hampei Ferr.) đã trở thành lồi dịch hại quan trọng trên cà phê tại Sơn La. Để
cĩ thêm dẫn liệu về mức độ phát sinh, gây hại của lồi dịch hại này, làm cơ sở nghiên cứu các
giải pháp phịng trừ chúng tại tỉnh Sơn La, bài viết tập trung đánh giá mức độ gây hại của mọt
đục quả cà phê trên đồng ruộng và trong kho bảo quản cà phê tại nơng hộ ở tỉnh Sơn La.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 4 năm 2016.
Địa điểm điều tra gồm 2 xã: Chiềng Ban, huyện Mai Sơn và Phỏng Lái, huyện Thuận Châu.
Phương pháp điều tra mọt đục quả ngồi đồng ruộng được áp dụng theo quy chuẩn của Bộ
Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn (2010) [1]. Điều tra định kì 7 ngày một lần, trên mỗi
ruộng điều tra 10 điểm chéo gĩc. Mỗi điểm điều tra 1 cây. Điểm điều tra cách bờ tối thiểu 1
hàng cây. Mỗi cây điều tra trên 3 tầng tán, mỗi tầng tán điều tra 4 cành chính, đại diện 4
15Ngày nhận bài: 01/8/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 12/9/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017
Liên lạc: Bùi Thị Sửu, e - mail: buithisuutbu@gmail.com
123
hướng. Mỗi cành điều tra ngẫu nhiên 30 - 50 quả. Xác định tỷ lệ quả bị hại trung bình và tỷ lệ
quả bị hại ở các tầng tán khác nhau.
Điều tra tỷ lệ quả bị hại trên từng đợt quả khác nhau được tiến hành theo phương pháp
lựa chọn 10 cây cà phê đại diện ở 3 vườn cà phê kinh doanh, mỗi vườn cĩ diện tích 1ha, mỗi
cây lấy mẫu 100 quả ở các đợt hình thành quả khác nhau phân bố đều các hướng và các tầng
tán; tổng số mẫu điều tra từng đợt quả n=1000; 7 ngày điều tra một lần; xác định tỉ lệ quả bị
đục trong từng đợt quả.
Tỷ lệ quả bị hại (%) =
Tổng số quả bị hại
× 100
Tổng số quả điều tra
Diễn biễn tỷ lệ nhân cà phê bị mọt gây hại trong kho được điều tra 7 ngày một lần trong
khoảng thời gian từ 22/10/2015 đến 21/4/2016. Phương pháp lấy mẫu theo quy chuẩn của Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2013) [2]. Sử dụng xiên ngắn để lấy mẫu (phân bố đều)
trong các bao cà phê nhân tại các nơng hộ trồng cà phê. Trộn đều tất cả các mẫu ban đầu,
phân tách mẫu theo nguyên tắc đường chéo để lấy mẫu trung bình. Mẫu trung bình chiếm 5%
lượng mẫu chung. Xác định tổng số nhân cà phê và số nhân cà phê bị hại. Từ đĩ tính tỷ lệ
nhân cà phê bị mọt theo cơng thức:
Tỷ lệ nhân bị hại (%) =
Tổng số nhân bị hại
×100
Tổng số nhân điều tra
Kết quả điều tra là một phần nghiên cứu của đề tài khoa học và cơng nghệ cấp bộ thuộc
trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu biện pháp phịng trừ tổng hợp
mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) hại cà phê tại Sơn La”, mã số: B2015-25-39
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Diễn biến tỷ lệ hại của mọt đục quả trên cà phê chè Catimor tại Sơn La năm 2015
Giống cà phê Catimor được trồng hầu hết diện tích ở tỉnh Sơn La. Hai xã cĩ diện tích và
sản lượng cà phê nhiều là Chiềng Ban, huyện Mai Sơn và Phỏng Lái, huyện Thuận Châu. Kết
quả điều tra diễn biến gây hại của mọt đục quả cà phê trong năm 2015 cho thấy chúng gây hại
với tỷ lệ khá cao và là lồi dịch hại chủ yếu trên cà phê chè tại vùng nghiên cứu. Trên đồng
ruộng, mức độ gây hại của mọt đục quả cà phê thay đổi theo tháng trong năm. Biến động về
tỷ lệ quả bị hại do mọt đục quả gây nên cĩ sự thay đổi theo các các yếu tố ngoại cảnh như
nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn.... Giai đoạn mùa đơng khơ và lạnh, mọt đục quả chủ yếu khu trú và
tồn tại trên những quả cà phê rơi rụng trên đồng ruộng hoặc cịn sĩt lại trên cành sau mùa thu
hoạch. Chính cá thể mọt tồn tại trên những quả này là nguồn mọt đầu tiên cho các vụ cà phê
năm sau.
Kết quả điều tra tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn cho thấy quả cà phê bị mọt đục quả
bắt đầu gây hại từ đầu tháng 6 với tỉ lệ hại thấp (ngày 3/6/2015 tỷ lệ hại là 0,67%) và cĩ xu
hướng tăng dần từ tháng 6 đến tháng 10. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại đạt cao nhất (20,40%) tại
thời điểm 28/10. Trong tháng 10, cà phê lứa quả thứ 1 và lứa quả thứ 2 chín rộ, đây là những
124
lứa quả đầu vụ, số lượng ít nhưng lại là lứa quả phù hợp với mọt lựa chọn gây hại. Từ tháng
11 đến tháng 1 năm sau tỉ lệ hại giảm dần do người dân thu hoạch lứa 1, lứa 2 đã hạn chế bớt
nguồn mọt, đồng thời mùa đơng khơ, lạnh là yếu tố hạn chế sự phát triển của mọt đục quả cà
phê (Hình 1).
Hình 1. Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại cà phê
tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (năm 2015)
Kết quả điều tra sự phát sinh gây hại của mọt đục quả cà phê tại huyện Thuận Châu cho
thấy, quả cà phê bị mọt đục quả bắt đầu gây hại từ đầu giữa tháng 4 với tỉ lệ hại tỷ lệ hại là
3,43%. Tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại tăng dần từ tháng 4 đến tháng 9, đạt đỉnh cao 26,45%
tại thời điểm 7/9. Khoảng thời gian này cà phê lứa quả thứ 1 và lứa quả thứ 2 chín rộ, nguồn
thức ăn phù hợp cho mọt đục quả tập trung gây hại. Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau tỉ lệ quả
cà phê bị mọt giảm dần qua từng kỳ điều tra (Hình 2).
Hình 2. Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại cà phê
tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (năm 2015)
Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại trong năm 2015 tại hai khu vực điều tra cho
thấy trên vườn cà phê, mọt bắt đầu xuất hiện và gây hại từ khi quả cà phê bắt đầu hình thành
125
nhân cho đến khi kết thúc thu hoạch. Thời điểm quả cà phê chín rộ trong năm cũng là thời
điểm mọt gây hại mạnh nhất trong năm. Các nghiên cứu về mọt đục quả tại Sơn La xác định
chúng cĩ mặt ở khắp các vùng trồng cà phê nhưng chưa điều tra chi tiết diễn biến tỷ lệ quả bị
hại [3, 4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại tại các vườn cà phê
Sơn La cao hơn so với các trang trại trồng cà phê tại đảo Hawaii. Theo tác giả Steve Hicks tỷ
lệ quả cà phê bị hại tại các trang trại cà phê đang thực hiện kiểm sốt mọt đục quả tại Hawaii
từ 18% trong năm 2012 - 2013 giảm xuống 11,6% trong năm 2014 - 2015 [6].
3.2. Diễn biến tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại trên mỗi tầng tán
Kết quả điều tra tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả gây hại trên mỗi tầng tán khác nhau
(tầng dưới. tầng giữa và tầng trên) trên cây cà phê trồng tại Mai Sơn, Sơn La (Hình 03) cho
thấy tỷ lệ quả cà phê bị mọt đục quả ở cả 3 tầng tán đều cĩ xu hướng tăng dần từ tháng 6 và
đạt đỉnh trong tháng 10, sau đĩ giảm dần cho đến khi kết thúc thu hoạch. Mặt khác, tỷ lệ quả
bị hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên. Ngay thời điểm mọt đục quả bắt đầu tấn
cơng vào quả thì tỷ lệ quả bị hại ở tầng dưới đã cao hơn hai tầng cịn lại (ngày 3/6/2015 tỷ lệ
quả bị hại ở tầng dưới 1,21%; tầng giữa 0,64% và tầng trên 0,14%). Khi đạt đỉnh trong tháng
10 tỷ lệ quả bị hại ở tầng dưới là 23%, tầng giữa là 22,50% và tầng trên là 15,71%. Sở dĩ tỷ lệ
quả bị mọt gây hại ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên là do khi gây hại tầng dưới mọt
ít chịu tác động trực xạ của ánh nắng mặt trời, ẩm độ thuận lợi cho mọt phát triển.
Hình 3. Diễn biến mọt đục quả gây hại trên mỗi tầng tán cà phê (năm 2015)
3.3. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại trên các lứa quả cà phê
Cà phê tại Sơn La thường cĩ 4 lứa hoa chính trong một năm. Kết quả theo dõi thời gian
nở hoa của các lứa hoa chính trên cà phê tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho
thấy hoa lứa 1 nở ngày 24/3/2015; hoa lứa 2 nở ngày 3/4/2015, hoa lứa 3 nở ngày 17/4/2015;
hoa lứa 4 nở ngày 29/5/2015. Thời gian nở hoa của các lứa hoa chính trên cà phê tại xã Phỏng
Lái , huyện Thuận Châu sớm hơn, bao gồm hoa lứa 1 nở ngày 26/1/2015; hoa lứa 2 nở ngày
19/2/2015, hoa lứa 3 nở ngày 22/3/2015; Hoa lứa 4 nở ngày 16/4/2015. Nhằm tìm hiểu thời
gian mọt đục quả bắt đầu gây hại các lứa quả khác nhau từ đĩ làm cơ sở đề ra biện pháp
126
phịng trừ mọt đục quả đạt hiệu quả cao, nghiên cứu tiến hành theo dõi diễn biến tỉ lệ quả cà
phê bị mọt đục quả trên từng lứa quả khác nhau tại Chiềng Ban, Mai Sơn (Hình 4); Phỏng
Lái, Thuận Châu (Hình 05)
Hình 4. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại trên các lứa quả cà phê
tại huyện Mai Sơn. tỉnh Sơn La (năm 2015)
Kết quả điều tra tại huyện Mai Sơn cho thấy mọt đục quả gây hại trên các lứa quả hình
thành từ các lứa hoa chính là khác nhau. Tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại trên lứa quả thứ 1 và
lứa quả thứ 4 cao hơn tỷ lệ quả bị hại ở các lứa hoa cịn lại. Tỷ lệ hại cao nhất ở lứa quả thứ 1
là 19,7 %, tỷ lệ hại ở các lứa quả thứ 2, thứ 3, thứ 4 lần lượt là 9,21%; 12,43% và 17,14%.
Mặt khác, kết quả điều tra chỉ ra rằng mọt bắt đầu đục vào quả ngay giai đoạn quả xanh, sau
khi nở hoa 77 ngày với lứa quả thứ 1; 88 ngày với lứa quả thứ 2; 89 ngày với lứa quả thứ 3;
91 ngày với lứa quả thứ 4. Hơn nữa, khi quả cà phê đang ở giai đoạn quả xanh, tỉ lệ bị mọt
đục thấp hơn so với khi chuyển sang giai đoạn quả chín vàng (quả ương) - chín đỏ.
Hình 5. Tỷ lệ quả bị mọt gây hại trên các lứa quả cà phê tại Thuận Châu, Sơn La (năm 2015)
Tại Thuận Châu, thời gian mọt đục quả xuất hiện và gây hại quả sớm hơn tại Mai Sơn.
Lứa quả thứ nhất bị mọt đục quả bắt đầu gây hại vào tháng 4 (sau khi nở hoa 86 ngày), tỉ lệ
127
hại tăng dần và đạt đỉnh vào đầu tháng 9 (tỉ lệ hại là 27,89%); Ở lứa quả thứ hai mọt bắt đầu
xuất hiện gây hại vào giữa tháng 6 (sau khi nở hoa 127 ngày) và đạt đỉnh vào đầu tháng 10 tỉ
lệ hại đạt 10.1%. Lứa quả thứ ba bị mọt bắt đầu gây hại vào đầu tháng 7 (sau khi nở hoa 107
ngày), tỷ lệ hại tăng dần đến cuối tháng 11 đạt 10,43%; Lứa quả thứ 4 bị mọt đục từ cuối
tháng 8 (sau khi nở hoa 89 ngày) với tỷ lệ hại là 0,21%, tỷ lệ hại tăng dần và đạt đỉnh vào đầu
tháng 12 với 15,74%. Mặt khác, tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại trên lứa quả thứ nhất cao hơn
tỷ lệ quả bị hại ở các lứa hoa cịn lại.
Như vậy, qua điều tra sự phát sinh gây hại của mọt đục quả trên từng lứa quả cà phê ở 2
huyện cho thấy: Mọt đục quả cà phê bắt đầu đục vào quả cà phê trong khoảng thời gian 77 đến
127 ngày sau khi nở hoa, tương ứng với giai đoạn quả xanh. Thời gian mọt đục quả tấn cơng
gây hại quả cà phê phụ thuộc vào thời gian ra hoa của cây cà phê. Tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây
hại trên lứa quả thứ nhất và lứa quả thứ 4 cao hơn tỷ lệ quả bị hại ở các lứa hoa cịn lại.
3.4. Diễn biến mọt đục quả cà phê trong kho bảo quản tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La năm 2015
Trong quá trình bảo quản, sự hao hụt của nơng sản được biểu hiện ở hai dạng: hao hụt
trọng lượng và chất lượng. Nguyên nhân dẫn đến sự hao hụt về mặt chất lượng phải kể đến sự
tác động của cơn trùng nĩi chung và mọt đục quả nĩi riêng. Hầu hết các loại cơn trùng hại kho
đều cĩ một đặc điểm là tỷ lệ nhân bị hại tăng cao và phá huỷ hạt gây ơ nhiễm, tạo mùi khĩ
chịu. Để đánh giá sự gây hại của mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) gây hại nhân cà
phê sau thu hoạch tại Sơn La, nghiên cứu tiến hành điều tra tỷ lệ nhân cà phê bị hại sau thu
hoạch. Kết quả điều tra (Hình 6) cho thấy tỷ lệ nhân cà phê bị mọt đục sau thu hoạch tại các
kho bảo quản giao động từ 6 - 8 % và khơng cĩ sự tăng theo thời gian. Qua thực tế điều tra
cho thấy, tỷ lệ nhân bị mọt đục quả là do sự gây hại của mọt từ ngồi đồng ruộng. Các cá thể
mọt trong các nhân bị hại đã bị chết dưới điều kiện chế biến ướt và phơi khơ. Trong quá trình
điều tra, nghiên cứu tiến hành đo độ ẩm của hạt và kết quả cho thấy độ ẩm của hạt đạt < 12%,
mặt khác thời gian bảo quản trong kho ngắn và là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nhân bị mọt
khơng tăng lên trong quá trình bảo quản tại Sơn La.
Hình 6.Tỷ lệ hại của mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.) trên cà phê nhân
trong kho bảo quản tại Mai Sơn, Sơn La (năm 2015)
128
4. Kết luận
Tại Sơn La, mọt đục quả xuất hiện và gây hại trên tất cả các lứa quả cà phê. Thời gian
mọt đục quả tấn cơng gây hại quả cà phê phụ thuộc vào thời gian ra hoa của cây cà phê. Mọt
đục quả cà phê bắt đầu tấn cơng vào quả cà phê trong khoảng thời gian 77 đến 127 ngày sau
khi nở hoa. Tỷ lệ quả cà phê bị mọt gây hại trên lứa quả thứ nhất và lứa quả thứ 4 cao hơn tỷ
lệ quả bị hại ở các lứa hoa cịn lại. Quả cà phê càng già thì tỉ lệ mọt đục gây hại quả càng cao.
Giai đoạn quả cà phê chín rộ cĩ tỷ lệ hại cao nhất. Tại huyện Thuận Châu, giai đoạn quả chín
rộ cĩ tỷ lệ hại là 26,5% ở thời điểm 7/9 cao hơn so với tỷ lệ hại tại huyện Mai Sơn 20,4%.
Mọt đục quả gây hại trên những quả cà phê ở tầng dưới cao hơn tầng giữa và tầng trên của
cây cà phê. Tỷ lệ nhân cà phê bị mọt đục sau thu hoạch trong các kho bảo quản tại hộ gia đình
giao động từ 6 - 8 % và khơng cĩ sự tăng theo thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT).
Ban hành tại Thơng tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010.
[2] Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2013), Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn
Việt Nam về Kiểm dịch thực vật (TCVN 01 - 141:2013/BNNPTNT), ban hành tại
Thơng tư số 32/2013/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013
[3] Trần Huy Thọ, Nguyễn Văn Hành và cs. (1996). Kết quả nghiên cứu sâu hại cà phê chè
ở một số vùng miền Bắc nước ta và một số biện pháp phịng trừ (1990 - 1994). Tuyển
tập cơng trình nghiên cứu bảo vệ thực vật 1990 - 1995. Nhà xuất bản
Nơng nghiệp.
[4] Nguyễn Đức Thuấn, Vũ Thị Trâm, Nguyễn Quang Trung (2004). Kết quả điều tra,
nghiên cứu thành phần sâu hại chính trên cà phê chè ở một số tỉnh trung du miền núi
phía Bắc 2000 - 2003. Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tháng 11&12.
[5] Nguyễn Đức Thuấn, Vũ Hồng Tráng, Nguyễn Quang Trung (2004). Kết quả điều tra,
nghiên cứu thành phần sâu hại chính trên cà phê chè tại Sơn La 2002 - 2004”. Báo cáo
Khoa học lần thứ 6, Trung tâm Nghiên cứu cà phê Ba Vì.
[6] Steve Hicks (2016), CBB in Kona as Experienced by Greenwell farms. Proceedings
2016 Coffee berry borer summit and conference.
[7] Andrea M., Kawabata, Stuart T. Nakamoto, R. T. Curtiss, and Raymont Caruthers.
(2016). Proceedings: 2016 coffee berry borer summit and conference. Accessed:
https://www.ctahr.hawaii.edu/oc/freepubs/pdf/CBB_Summit_2016_Proceedings.pdf,
accessed date: 10/8/2017.
[8] Yobana A. Mariđoa, Maria-Eglée Pérezb, Fernando Gallardoc, Marella Trifilioa,
Michelle Cruza, Paul Baymana (2016), Sun vs. shade affects infestation, total
population and sex ratio of the coffee berry borer (Hypothenemus hampei) in Puerto
Rico. Agriculture, Ecosystems & Environment, 222: 258-266
129
COFFEE BERRY BORER (STEPHANODERES HAMPEI FERRARI),
THE DAMAGE STATUS ON COFFEE IN SON LA PROVINCE
Bui Thi Suu, Vu Quang Giang
Tay Bac University
Abstract: The coffee berry borer (CBB), Stephanoderes hampei Ferr. is a main hamful insect on coffee.
The damage leads to a decrease in coffee cherry yeild and coffee bean quality; however, no detailed report has
been available on the incidence of harmful fruit and the harmful characteristics of CBB in Son La. The research
results showed that the time, when CBB attack the berries, depends on the flowering time of the coffee plants.
The penetration of CBB into the berries were defined from 77 to 127 days after flowering. In areas of
intensivefarming, such as Mai Son and Thuan Chau, the infested berries rates was high 20.1% and 26.5%,
respectively. Moreover, the infested berries rates on the lower branches is higher than on the middle and upper
branches of the coffee trees. Also, the percentage of coffee beans after harvest in preservation warehouses in
households ranged from 6% to 8%
Keywords: Coffee bean, coffee berry borer, infested berries rates.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_1555_2135926.pdf