Tài liệu Tình hình điều trị ngoại trú thuốc kháng đông trên bệnh nhân rung nhỉ không do bệnh van tim trong 6 tháng đầu năm 2018 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 50
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ THUỐC KHÁNG ĐÔNG
TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHỈ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM
TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018 TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nguyễn Hoàng Hải*.NguyễnThanh Thảo*, Huỳnh Trung Tín**, Nguyễn Văn Sĩ**,
Phạm Phùng Phương Nguyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rung nhĩ không do bệnh van tim ngày trở nên phổ biến với gia tăng nguy cơ đột quỵ.Thuốc
kháng đông giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả trên những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao. Các nghiên cứu
trước đây cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên nhóm bệnh nhân rung nhĩ không do van tim chưa đạt tối ưu.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện để phân tầng nguy cơ đột quỵ theo thang điểm
CHA2DS2-VASc và xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông cho bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phương pháp nghiên cứ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình điều trị ngoại trú thuốc kháng đông trên bệnh nhân rung nhỉ không do bệnh van tim trong 6 tháng đầu năm 2018 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 50
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ THUỐC KHÁNG ĐÔNG
TRÊN BỆNH NHÂN RUNG NHỈ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM
TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018 TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Nguyễn Hoàng Hải*.NguyễnThanh Thảo*, Huỳnh Trung Tín**, Nguyễn Văn Sĩ**,
Phạm Phùng Phương Nguyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rung nhĩ không do bệnh van tim ngày trở nên phổ biến với gia tăng nguy cơ đột quỵ.Thuốc
kháng đông giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả trên những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao. Các nghiên cứu
trước đây cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên nhóm bệnh nhân rung nhĩ không do van tim chưa đạt tối ưu.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện để phân tầng nguy cơ đột quỵ theo thang điểm
CHA2DS2-VASc và xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông cho bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu hồi cứu thực hiện từ 1/1/2018 đến 30/6/2018. Thông tin được rút
trích từ dữ liệu của các phòng khám tim mạch thuộc bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Kết quả: 431 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ theo phân
tầngCHA2DS2-VASc bao gồm 0,9% nguy thấp, 9,5% nguy cơ trung bình và 89,5% nguy cơ cao. Tỉ lệ sử dụng
thuốc kháng đông là 90,5% với 48,7% là thuốc kháng vitamin K và 41,8% là thuốc kháng đông thế hệ mới.
Kết luận: Đa số bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim có nguy cơ cao đột quỵ. Tỉ lệ sử dụng thuốc
kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định có gia tăng đáng kể.
Từ khóa: Rung nhĩ không do bệnh van tim; đột quỵ; thuốc kháng đông.
ABSTRACT
ANTICOAGULANT PRESCRIPTION IN NON – VALVULAR ATRIAL FIBRILLATION DURING THE
FIRST SIT MONTHS OF 2018 IN OUT – PATIENT SETTINGS OF GIA DINH PEOPLÉ S HOSPITAL
Nguyen Hoang Hai, Nguyen Thanh Thao, Huynh Trung Tin, Nguyen Van Si,
Pham Phung Phương Nguyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 50 – 55
Background: Non-valvular atrial fibrillation is getting more prevalent with increased risk of stroke.
Anticoagulant agents have preventive effects on high risk patients. Previous studies showed that the rates of
anticoagulant prescription were not optimal in patients having non-valvular atrial fibrillation.
Objectives: This study was conducted to assess the stroke risk based on CHA2DS2-VASc stratification and
to identify the rate of anticoagulant prescription in out-patient setting of Gia Dinh People’s Hospital.
Method: Retrospective study was conducted from January 1 to June 30, 2018. The data was extracted from
the database of cardiology out-patient rooms of Gia Dinh People’s Hospital.
Results: 431 patients having non-valvular atrial fibrillation were collected. The rates of low, moderate and
high risk of stroke were 0.9%, 9.5% and 89.5%, respectively, based on CHA2DS2-VASc score. The prescription
rate of anticoagulant agents was 90.5% in which vitamin K antagonist and novel oral anticoagulant rates were
* Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Hoàng Hải ĐT: 0908247359 Email: bsnguyenhoanghai@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 51
48.7% and 41.8%, respectively.
Conclusions: Most non-valvular atrial fibrillation patients have high risk of stroke. The prescription of
anticoagulant agents has been increased significantly in Gia Dinh People’s Hospital.
Key words: Non-valvular atrial fibrilltion; stroke; anticoagulant agents.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rung nhĩ không do bệnh van tim hiện
đang trở thành một vấn đề sức khỏe quan
trọng trên toàn thế giới. Tỉ lệ hiện mắc của
rung nhĩ không do bệnh van tim là 2%, cao
gần gấp đôi thập kỷ trước và ước tính sẽ còn
gia tăng theo tuổi thọ của loài người cũng như
sự tiến bộ của nền y tế.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu
máu cục bộ lên gấp 5 lần, suy tim lên gấp 3 lần,
sa sút trí tuệ và tử vong lên gấp 2 lần. Rung nhĩ
không do bệnh van tim là yếu tố nguy cơ độc lập
của đột quỵ, chịu trách nhiệm cho 20% trường
hợp đột quỵ nói chung và là nguyên nhân của
hơn 50% các trường hợp đột quỵ có nguồn gốc
từ tim.
Để phòng ngừa đột quỵ liên quan đến rung
nhĩ, thuốc chống huyết khối có vai trò quan
trọng, trong đó nổi bật là thuốc kháng đông đã
được chứng minh: giảm 62% nguy cơ đột quỵ,
26% tử vong do đột quỵ và giảm 33% tử vong do
mọi nguyên nhân. Thang điểm CHA2DS2-VASc
được khuyến cáo sử dụng để phân tầng nguy cơ
đột quỵ và định hướng sử dụng thuốc chống
huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh
van tim(5).
Các nghiên cứu đời thực cho thấy tỉ lệ sử
dụng kháng đông cho bệnh nhân rung nhĩ
không do van tim chưa đạt tối ưu. Riêng ở Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định, tỉ lệ sử dụng thuốc
kháng đông có khuynh hướng gia tăng theo thời
gian nhưng vẫn còn thấp (13% - 40%) theo các
nghiên cứu trước đây(7,8).
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình điều trị ngoại trú thuốc
kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ không do
bệnh van tim tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
trong 6 tháng đầu năm 2018.
Mục tiêu chuyên biệt
Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo thang điểm
CHA2DS2-VASc.
Xác định tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông
trong điều trị phòng ngừa đột quỵ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim
điều trị ngoại trú tại các phòng khám tim mạch
thuộc bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 1/1/2018
đến 30/6/2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán là rung nhĩ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có hẹp van hai lá, sửa van hai lá
hoặc có van tim nhân tạo.
Bệnh nhân có chỉ định khác của thuốc kháng đông.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
N = Z21-α/2.p.(1-p)/d2
Z: tham số lấy từbảng phân bốchuẩn; α: xác
suất sai lầm loạiI, chọn α = 0.05 nên Z = 1,96.
d: sai số cho phép; d=0,05.
p: tỷ lệ sử dụng thuốc kháng đông cho bệnh
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim theo tác
giả Nguyễn Thanh Phương (2018)(6); p = 0,9.
Do đó, N ≥ 138.
Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin được rút trích tại Trung tâm công
nghệ thông tin từ cơ sở dữ liệu khám bệnh của
các phòng khám tim mạch thuộc bệnh viện
Nhân Dân Gia Định, bao gồm: Phòng khám 112,
phòng khám dịch vụ tim mạch, phòng khám tim
mạch Nơ Trang Long và phòng khám tại khoa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 52
Nội tim mạch. Nội dung rút trích bao gồm: Mã
số khám bệnh, tuổi, giới tính, chẩn đoán và toa
thuốc điều trị.
Chẩn đoán đầy đủ nhất trong các lần khám
của bệnh nhân được sử dụng để xét tiêu chuẩn
chọn vào và tiêu chuẩn loại trừ. Thông tin toa
thuốc mới nhất được sử dụng nếu bệnh nhân có
nhiều lần tái khám.
Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel 2010 để nhập liệu
và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 12,0.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ 1/1/2018 đến
30/6/2018, có 431 bệnh nhân rung nhĩ không do
bệnh van tim đến khám tại các phòng khám nội
tim mạch thuộc bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Lớn
nhất
Nhỏ
nhất
Tuổi (năm) 70,1 11,1 98 25
Bảng 2: Đặc điểm về giới tính
Nam N (%) Nữ N (%)
Giới 197 (45,7) 234 (54,3)
Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHA2DS2-VASc
Bảng 3: Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ của đột quỵ theo
thang điểm CHA2DS2-VASc
Yếu tố nguy cơ N (%)
Suy tim sung huyết 110 (25,5)
Tăng huyết áp 353 (81,9)
Tuổi ≥ 75 152 (35,3)
Đái tháo đường 76 (17,6)
Đột quỵ 15 (3,5)
Bệnh động mạch 8 (1,9)
Tuổi ≥ 65 (< 75) 147 (34,1)
Giới tính nữ 134 (54,3)
Bảng 4: Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHA2DS2-VASc
Nguy cơ Điểm N (%)
Thấp 0 4 (0,9) 4 (0,9)
Trung bình 1 41 (9,5) 41 (9,5)
Cao
2 131 (30,4)
386 (89,5)
3 121 (28,1)
4 85 (19,7)
5 39 (9,1)
6 9 (2,1)
Nguy cơ Điểm N (%)
7 1 (0,2)
8 0
9 0
Bảng 5: Điểm CHA2DS2-VASc
Trung bình Độ lệch
chuẩn
Lớn nhất Nhỏ nhất
Điểm 2,9 1,2 7,0 0
Tình hình sử dụng thuốc kháng đông
Bảng 6: Tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối
Thuốc N (%)
Thuốc kháng vitamin K 200 (46,4)
Thuốc kháng đông thế hệ mới 174 (40,4)
Thuốc kháng tiểu cầu 19 (4,4)
Phối hợp thuốc kháng đông và thuốc kháng
tiểu cầu
16 (3,7)
Không sử dụng 22 (5,1)
Bảng 7: Loại thuốc kháng đông sử dụng
Thuốc N (%)
Thuốc kháng vitamin K 210 (48,7)
Thuốc kháng đông thế hệ mới 180 (41,8)
Tổng 390 (90,5)
Chú thích
- Trong 16 bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc kháng đông
và thuốc kháng tiểu cầu có 10 bệnh nhân dùng thuốc kháng
vitamin K và 6 bệnh nhân dùng thuốc kháng đông thế hệ mới.
- Tỉ lệ phần trăm tính trên tổng số bệnh nhân.
- Thuốc kháng đông thế hệ mới bao gồm dabigatran và
rivaroxaban.
Bảng 8: Tình hình sử dụng thuốc kháng đông theo
phân tầng nguy cơ CHA2DS2-VASc
Nguy cơ Không dùng
N (%)
Có dùng
N (%)
Cao 32 (8,3) 354 (92,7)
Trung bình 7 (16,3) 36 (83,7)
Thấp 2 (100) 0 (0)
Chú thích
Tỉ lệ phần trăm tính riêng cho từng nhóm nguy cơ.
Một số chẩn đoán được ghi nhận trong
nhóm không sử dụng thuốc kháng đông có thể
có liên quan đến chống chỉ định điều trị bao
gồm: xuất huyết phụ khoa (2 trường hợp), xuất
huyết bàng quang (1 trường hợp), xơ gan (1
trường hợp), giảm tiểu cầu (3 trường hợp).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình của các bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 53
van tim là 70,1 ± 11,1. Kết quả này tương đồng
với nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Văn Sĩ
(2011) nhưng lại cao hơn tác giả Nguyễn Xuân
Tuyến (2015) cũng tại bệnh viện Nhân Dân Gia
Định và cao hơn so với tác giả Nguyễn Thanh
Phương (2018), thực hiện khảo sát tại bệnh viện
Chợ Rẫy(6,8,9). Sự khác biệt có thể do cách lấy mẫu
tại nội viện hay ngoài phòng khám và tính đặc
thù của từng địa điểm lấy mẫu. Với ưu thế về số
lượng người tham gia so với các nghiên cứu
khác, chúng tôi nhận định bệnh nhân rung nhĩ
không do bệnh van tim có tuổi trung bình cao
với hơn 2/3 dân số có tuổi ≥ 65.
Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ
quan trọng của đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ.
Bệnh nhân lớn tuổi rất thường có các bệnh đồng
mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường và suy
tim vốn dĩ làm tăng nặng thêm nguy cơ đột quỵ.
Ngược lại, tuổi cao cũng là một yếu tố nguy cơ
chính của biến chứng xuất huyết khi sử dụng
thuốc kháng đông. Tuy nhiên, lợi ích về phòng
ngừa đột quỵ của thuốc kháng đông trên bệnh
nhân lớn tuổi vượt trội hơn so với bất lợi liên
quan đến xuất huyết. Chính vì vậy, tuổi cao đơn
thuần không nên được xem là yếu tố cản trở việc
điều trị phòng ngừa bằng thuốc kháng đông.
Dân số nghiên cứu của chúng có tỉ lệ nữ giới
cao hơn so với nam giới. Nghiên cứu của tác giả
Bùi Thúc Quang (2013), tác giả Nguyễn Xuân
Tuyến (2015)và tác giả Nguyễn Thanh Phương
(2018) cho kết quả ngược lại với nam giới chiếm
ưu thế(1,7,9). Nếu nhận định dựa trên tuổi tác, tuổi
trung bình cao trong dân số của chúng tôi có thể
giải thích sự khác biệt về kết quả phân bố giới
tính. Nữ giới có tuổi thọ cao hơn nam giới và
rung nhĩ có gia tăng tỉ suất hiện mắc tích lũy
theo thời gian. Giới tính nữ là một yếu tố đã
được chứng minh có liên quan đến nguy cơ đột
quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ. Như vậy, xét về mặt
đặc điểm dân số, những bệnh nhân rung nhĩ
không do bệnh van tim tại bệnh viện Nhân Dân
Gia Định đa số đều có tăng nguy cơ đột quỵ xét
theo tuổi và giới tính.
Phân tầng nguy cơ đột quỵ theo CHA2DS2-
VASc
Bên cạnh yếu tố tuổi và giới tính nữ,
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tăng huyết
áp (81,9%) và suy tim sung huyết (25,5%) là
hai yếu tố nguy cơ thường gặp liên quan đến
đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ không do
bệnh van tim. Các tác giả khác cũng đề cập
đến sự xuất hiện phổ biến của hai tình trạng
này tuy nhiên với tỉ lệ có thấp hơn đối với tăng
huyết áp và cao hơn đối với suy tim(6,8,9). Sự
khác biệt có thể do đặc điểm dân số cũng như
về cách thiết kế nghiên cứu.
Đa số dân số của nghiên cứu của chúng tôi
có nguy cơ cao đột quỵ dựa theo phân tầng
CHA2DS2-VASc với tỉ lệ là 89,5%. Một nghiên
cứu gần đây của tác giả Nguyễn Thanh Phương
(2018) thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho
kết quả tương tự là 84%(6). Các nghiên cứu nước
ngoài cũng đều cho thấy tỉ lệ bệnh nhân rung
nhĩ không do bệnh van tim có nguy cơ cao đột
quỵ đều trên 80%(4). Do đó, các bác sĩ lâm sàng
cần lưu tâm đến chỉ định thuốc kháng đông trên
nhóm đối tượng bệnh nhân này.
Do giới hạn của thiết kế nghiên cứu nên
chúng tôi không thể khảo sát được đầy đủnguy
cơ xuất huyết khi sử dụngthuốc kháng đông
nhưng có thể nhận định sơ khởi nguy cơ này
không hề thấp. Những bệnh nhân của chúng tôi
có tuổi trung bình cao và hầu hết có tăng huyết
áp. Đây là hai yếu tố nguy cơ quan trọng của
xuất huyết liên quan đến thuốc kháng đông.
Việc cân nhắc điều trị trên lâm sàng là cần thiết
dựa vào đánh giá cụ thể trên từng bệnh nhân.
Tình hình sử dụng thuốc kháng đông
Trong 6 tháng đầu năm 2018, 94.9% bệnh
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim của
chúng tôi được chỉ định thuốc chống huyết khối
với 90,5% sử dụng thuốc kháng đông. Kết quả
này rất khác biệt so với nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Sĩ (2011)và tác giả Nguyễn Xuân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 54
Tuyến (2015) cũng thực hiện tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định(7,8). Có thể nhận thấy được khuynh
hướng gia tăng rõ rệt trong chỉ định sử dụng
thuốc kháng đông (Bảng9).
Bảng 9: Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh
nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện
Nhân Dân Gia Định qua các thời kỳ
Nguyễn Văn Sĩ
(2011)
Nguyễn Xuân
Tuyến (2015)
Chúng tôi
(2018)
Tỉ lệ 13% 40% 90,5%
Vai trò của khuyến cáo thực hành lâm sàng
cũng như sự cập nhật thông tin điều trị có thể
giải thích cho hiện tượng này. Cụ thể, khuyến
cáo của Trường môn tim mạch Hoa Kỳ/Hội tim
Hoa Kỳ/Hội tim châu Âu năm 2006 và bản cập
nhật năm 2011 đề nghị sử dụng thang điểm
CHADS2 (Suy tim sung huyết, tăng huyết áp,
tuổi ≥ 75, đái tháo đường và đột quỵ/cơn
thoáng thiếu máu não trước đó) cho phân tầng
nguy cơ đột quỵ đối với rung nhĩ không do bệnh
van tim(2,3). Thang điểm CHADS2 tuy đơn giản
nhưng lại dễ bỏ sót các đối tượng nguy cơ cao
cần sử dụng thuốc kháng đông do không đề cập
đến một số yếu tố nguy cơ quan trọng khác của
đột quỵ. Thang điểm CHA2DS2-VASc có bổ
sung thêm bệnh lý mạch máu, giới tính nữ và
phân tầng tuổi chi tiết hơn. So sánh hai thang
điểm với nhau, thang điểm CHA2DS2-VASc
giúp xác định các đối tượng có nguy cơ thực sự
thấp và phân tầng chính xác hơn các bệnh nhân
có nguy cơ cao đột quỵ(10). Thang điểm
CHA2DS2-VASc hiện được khuyến cáo sử dụng
trong các hướng dẫn dẫn thực hành lâm sàng(6).
Vị trí của thuốc kháng tiểu cầu cũng được đề cao
khiến bác sĩ lâm sàng dễ dàng thay thế cho thuốc
kháng đông với kỳ vọng là sẽ giảm biến chứng
xuất huyết. Cho đến những năm sau, vai trò của
thuốc kháng đông được chứng minh rõ ràng dẫn
đến sự thay đổi về khuyến cáo điều trị. Khi so
sánh hiệu quả và tính an toàn giữa thuốc kháng
đông và thuốc kháng tiểu cầu, thuốc kháng đông
giúp giảm nguy cơ thuyên tắc nhiều hơn trong
khi biến chứng chảy máu lại không khác biệt so
với thuốc kháng tiểu cầu(11). Hiện nay, thuốc
kháng đông được sử dụng cho các đối tượng có
nguy cơ trung bình trở lên (CHA2DS2-VASc ≥
1 điểm) trong khi thuốc kháng tiểu cầu chỉ giới
hạn trong nhóm nguy cơ thấp hoặc thậm chí
không có chỉ định(6).
Sự lựa chọn loại thuốc kháng đông cũng là
vấn đề đáng lưu tâm. Thuốc kháng đông nhóm
kháng vitamin K vốn là điều trị kinh điển nhưng
có nhiều bất lợi liên quan đến cách sử dụng
thuốc như chỉnh liều khó khăn, tương tác thuốc
phúc tạp, ảnh hưởng từ chế độ ăn và vấn đề theo
dõi INR. Các thuốc kháng đông thế hệ mới ra
đời đã giải quyết được hầu hết các nhược điểm
trên. Hơn thế nữa, thuốc kháng đông thế hệ mới
như dabigatran và rivaroxaban còn có những
thử nghiệm lâm sàng thuyết phục chứng minh
hiệu quả và tính an toàn vượt hơn thuốc kháng
vitamin K. Do vậy, khuyến cáo điều trị hiện tại
đều ưu tiên sử dụng thuốc kháng đông thế hệ
mới trong phòng ngừa đột quỵ trên đối tượng
bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim(6).
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ sử dụng kháng
đông thế hệ mới là 41%, thấp hơn so với kết quả
của tác giả Nguyễn Xuân Tuyến (2015) và tác giả
Nguyễn Thanh Phương (2018)(6,8). Không thể loại
trừ sự ảnh hưởng nguồn thuốc lưu hành vào
thời điểm kê toa hoặc danh mục thuốc có trong
bảo hiểm y tế liên quan đến vấn đề này. Chi phí
điều trị cao cho thuốc kháng đông thế hệ mới
cũng hạn chế chỉ định từ bác sĩ lâm sàng.
Chúng tôi ghi nhận có 8,3% bệnh nhân nhóm
nguy cơ cao đột quỵ không được chỉ định kháng
đông. Tỉ lệ này là 6% trong nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thanh Phương (2018)(7). Nghiên cứu
của chúng tôi không nhằm mục tiêu khảo sát lý
do hoãn điều trị kháng đông nhưng khi xem xét
lại chẩn đoán, chúng tôi ghi nhận có 7 trường
hợp có nguy cơ hoặc đang xảy ra chảy máu. Mối
quan ngại về biến chứng xuất huyết luôn là cản
trở lớn nhất cho chỉ định thuốc kháng đông theo
các khảo sát khác. Ngoài ra, cũng chưa loại trừ
được các yếu tố khác như sự lựa chọn của bệnh
nhân và quan điểm của bác sĩ điều trị đối với
“vùng xám” CHA2DS2-VASc = 2 điểm ở bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 55
nhân nữ(10).
Tóm lại, khảo sát 6 tháng đầu năm 2018 về
vấn đề sử dụng thuốc chống huyết khối ở khu
vực các phòng khám tim mạch của bệnh viện
Nhân Dân Gia Định cho thấy sự gia tăng tích cực
về chỉ định thuốc kháng đông cho bệnh nhân
rung nhĩ không do bệnh van tim. Kết quả này
cũng đồng bộ với các bệnh viện tuyến đầu khác
chứng tỏ chất lượng điều trị phòng ngừa đột
quỵ liên quan đến rung nhĩ không do bệnh van
tim được nâng cao một cách có hệ thống. Nghiên
cứu này là tiền đề cho các nghiên cứu quy mô
hơn về cỡ mẫu và thiết kế nghiên cứu nhằm
đánh giá một cách chính xác nguy cơ đột quỵ,
nguy cơ chảy máu, sự tương hợp với khuyến cáo
điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định
thuốc kháng đông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thúc Quang (2013). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu
âm doppler tim và siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân
rung nhĩ mạn tính không có bệnh van tim”. Luận án tiến sĩ y học,
Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
2. Fuster V, Rydén LE, Cannom DS et al (2006). “ACC/AHA/ESC
2006 guidelines for the management of patients with atrial
fibrillation--executive summary: a report of the American
College of Cardiology/American Heart Association Task Force
on Practice Guidelines and the European Society of Cardiology
Committee for Practice Guidelines (Writing Committee to
Revise the 2001 Guidelines for the Management of Patients With
Atrial Fibrillation)”. Journal of the American College of Cardiology,
58, trang 854-906.
3. Fuster V, Rydén LE, Cannom DS et al (2011). “ACCF/AHA/HRS
focused updates incorporated into the ACC/AHA/ESC 2006
guidelines for the management of patients with atrial
fibrillation: a report of the American College of Cardiology
Foundation/American Heart Association Task Force on practice
guidelines”, Circulation, 123, trang e269-367.
4. Huisman MV, Rothman KJ, Paquette M et al (2017). “The
Changing Landscape for Stroke Prevention in AF: Findings
From the GLORIA-AF Registry Phase 2”. Journal of the American
College of Cardiology, 69, trang 777-785.
5. Kirchhof P, Benussi S, Kotecha D et al (2016). “ESC Guidelines
for the management of atrial fibrillation developed in
collaboration with EACTS“. European Journal of Cardio-Thoracic
Surgery, 50, trang e1-e88.
6. Nguyễn Thanh Phương (2018). “Khảo sát tình hình sử dụng
thuốc chống huyết khối trên bệnh nhân rung nhĩ không do
bệnh van tim”. Luận văn chuyên khoa II, Đại học y dược thành
phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Sĩ (2011). “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống
huyết khối theo thang điểm CHADS2 trên bệnh nhân rung nhĩ
không do bệnh lý van tim”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại
học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Xuân Tuyến (2015). “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc
chống huyết khối bằng thang điểm CHA2DS2-VASc và nguy cơ
xuất huyết bằng thang điểm HAS-BLED ở bệnh nhân rung nhĩ
không do bệnh lý van tim”. Luận văn chuyên khoa II, Đại học y
dược thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nielsen PB, Skjøth F, Overvad TF et al (2018). “Female Sex Is a
Risk Modifier Rather Than a Risk Factor for Stroke in Atrial
Fibrillation: Should We Use a CHA2DS2-VA Score Rather Than
CHA2DS2-VASc?”. Circulation, 137, trang 832-840.
10. Odum LE, Cochran KA, Aistrope DS et al (2012). “The
CHADS₂versus the new CHA2DS2-VASc scoring systems for
guiding antithrombotic treatment of patients with atrial
fibrillation: review of the literature and recommendations for
use”. Pharmacotherapy, 32, trang 285-286.
11. Zhang JT, Chen KP, Zhang S (2015). “Efficacy and safety of oral
anticoagulants versus aspirin for patients with atrial fibrillation:
a meta-analysis”. Medicine (Baltimore), 94, trang e409.
12. Zoni-Berisso M, Lercari F, Carazza T et al (2014). “Epidemiology
of atrial fibrillation: European perspective”. Clinical
Epidemiology, 6, trang 213.
Ngày nhận bài báo: 15/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_dieu_tri_ngoai_tru_thuoc_khang_dong_tren_benh_nhan.pdf