Tài liệu Tình hình điều trị hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 35
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP
KHÔNG ST CHÊNH LÊN TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Minh Nhật*, Trương Quang Bình**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng động mạch vành cấp (HCĐMVC) không ST chênh lên, gồm có nhồi máu cơ tim
(NMCT) không ST chênh và đau thắt ngực (ĐTN) không ổn định, có tỉ lệ ngày càng gia tăng. Điều trị nội tối ưu
và thực hiện tái tưới máu động mạch vành (ĐMV) thủ phạm theo mức độ nguy cơ của bệnh giúp cải thiện tình
trạng thiếu máu cục bộ cấp, dự phòng NMCT và tử vong. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu quan sát đã được thực
hiện để đánh giá thực tế điều trị HCĐMVC không ST chênh lên trong thực hành lâm sàng. Ở Việt Nam, hiện tại
chưa có nghiên cứu khảo sát vấn đề này cho riêng HCĐMVC không ST chênh lên.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên tại khoa Nội Tim
mạch Bệnh ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình điều trị hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 35
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP
KHÔNG ST CHÊNH LÊN TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Minh Nhật*, Trương Quang Bình**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng động mạch vành cấp (HCĐMVC) không ST chênh lên, gồm có nhồi máu cơ tim
(NMCT) không ST chênh và đau thắt ngực (ĐTN) không ổn định, có tỉ lệ ngày càng gia tăng. Điều trị nội tối ưu
và thực hiện tái tưới máu động mạch vành (ĐMV) thủ phạm theo mức độ nguy cơ của bệnh giúp cải thiện tình
trạng thiếu máu cục bộ cấp, dự phòng NMCT và tử vong. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu quan sát đã được thực
hiện để đánh giá thực tế điều trị HCĐMVC không ST chênh lên trong thực hành lâm sàng. Ở Việt Nam, hiện tại
chưa có nghiên cứu khảo sát vấn đề này cho riêng HCĐMVC không ST chênh lên.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên tại khoa Nội Tim
mạch Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát, cắt ngang mô tả trên BN (bệnh nhân) bị
HCĐMVC không ST chênh lên tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đại Học Y Dược từ tháng 1/2016 đến tháng
6/2016.
Kết quả: Có 112 BN bị HCĐMVC không ST chênh lên tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ sử dụng các thuốc điều
trị nội đúng chỉ định: aspirin (99,1%), ức chế P2Y12 (99,1%), kháng đông (90,9%), statin (97,3%), ƯCMC hoặc
chẹn thụ thể (94,1%), chẹn beta (61%). Tỉ lệ chụp ĐMV: 76,8%. Tỉ lệ BN được thực hiện PCI: 75,9% và CABG:
0,01%. Thời gian tính từ lúc chẩn đoán đến khi thực hiện tái tưới máu ĐMV trung bình là 25,8 ± 37,5giờ. Tỉ lệ
BN được can thiệp tái tưới máu ĐMV đúng theo khuyến cáo: trong nhóm nguy cơ rất cao: 19%, trong nhóm
nguy cơ cao: 75%, trong nhóm nguy cơ trung bình: 92%.
Kết luận: Sử dụng thuốc điều trị nội tối ưu cho HCĐMVC không ST chênh lên trong nghiên cứu ở mức cao
(> 90%), trừ thuốc chẹn beta. Tỉ lệ tái tưới máu ĐMV ở mức cao so với các nghiên cứu khác. BN ở nhóm nguy cơ
cao được ít điều trị tối ưu hơn so với BN ở nhóm nguy cơ thấp hơn
Từ khóa: Hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên, điều trị
ABSTRACT
STATUS OF NON-ST-ELEVATION ACUTE CORONARY TREATMENT AT THE DEPARTMENT OF
CARDIOLOGY IN THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER HCMC
Huynh Minh Nhat, Truong Quang Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 35 - 41
Background: NSTE-ACS (non-ST-elevation acute coronary syndrome), consisting of NSTE myocardial
infarction and UA (unstable angina), has been rising today. Optimal drugs treatment therapy and coronary
revascularization based on risks of the patient helps ameliorate the state of acute ischemia, prevent myocardial
infarction and death. There are a lot of observational studies in order to assess the real status of NSTE-ACS in the
clinical practice throughout the world. But in Vietnam, no study is existed to evaluate this syndrome particularly.
* Bệnh viện Quận Thủ Đức ** Bộ môn nội Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Bs Huỳnh Minh Nhật ĐT: 0906278477 Email: huynhminhnhat2912@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 36
Objectives: investigate the status of non-st-elevation acute coronary treatment at the department of
cardiology in the university medical center hcmc
Method: Observational cross sectional study of patients who suffer from NSTE-ACS at the Department of
Cardiology in the University Medical Center HCMC from January 2016 to June 2016.
Result: There are 112 NSTE-ACS patients who participate in this study. The appropriate drugs usage
prevelances are: aspirins (99.1%), P2Y12 inhibitors (99.1%), anticoagulants (90.9%), statins (97.3%), ACEIs or
ARBs (94.1%), beta blockers (61%).The prevalence of coronary angiography is 76.8%. The prevalence of patients
who are received PCI and CABG are 76.8% and 0.01% respectively. The medium time from obtaining diagnosis
to being vascularized is 25.8 ± 37.5 hours. The prevalence of vascularized patients who are followed the guideline
in the very high risk, the high risk and the intermediate risk group are 19%, 75% and 92%.
Conclusion: Drugs usage for the treatment of NSTE-ACS is high (>90%), except beta blockers. The rate of
coronary revascularization is higher than most of different studies. Patients of the higher risk group are received
less optimal treatment than one in the lower risk group.
Key words: Non ST elevation acute coronary syndrome, treatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
HCĐMVC là một biểu hiện cấp tính của
BTTMCB, bao gồm NMCT có ST chênh lên,
NMCT không ST chênh lên và ĐTN không ổn
định. Tại Hoa Kì, xuất độ NMCT không ST
chênh lên và ĐTN không ổn định ngày càng cao
hơn so với NMCT có ST chênh lên. Cùng với sự
ứng dụng của xét nghiệm hoại tử cơ tim có độ
nhạy cao (Troponin tim), tỉ lệ bệnh nhân bị
NMCT không ST chênh lên được chẩn đoán
càng gia tăng(3).
Mục tiêu điều trị HCĐMVC không ST chênh
lên bao gồm cải thiện tình trạng TMCB cấp, dự
phòng NMCT và tử vong(2). Khuyến cáo của
AHA/ACC 2014 và ESC 2015 có hướng dẫn chi
tiết các thuốc điều trị nội, và cách chọn lựa chiến
lược can thiệp tái tưới máu ĐMV dựa trên nhóm
nguy cơ của bệnh nhân(1,2).
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu quan sát đã
được thực hiện để đánh giá thực tế ứng dụng
những hướng dẫn điều trị HCĐMVC của các hội
tim mạch lớn vào thực hành lâm sàng. Các
nghiên cứu đó cho thấy có khoảng cách nhất
định giữa khuyến cáo điều trị và việc áp dụng
những khuyến cáo đó vào thực tiễn(3,4)
Ở Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu
riêng khảo sát việc áp dụng các khuyến cáo quốc
tế về điều trị HCĐMVC không ST chênh lên(5,9).
Vì thế, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
khảo sát tình hình điều trị HCĐMVC không ST
chênh để bước đầu cho thấy vấn đề sử dụng
thuốc điều trị nội khoa và điều trị tái tưới máu
một cách chi tiết cho riêng thể bệnh này; từ đó có
thể rút ra những vấn đề cần cải thiện để tối ưu
hóa điều trị hơn.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu quan sát, cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán ĐTN
không ổn định hoặc NMCT cấp không ST chênh
lên tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y
dược thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2016 đến
30/6/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi.
Được chẩn đoán ĐTN không ổn định hoặc
NMCT cấp không ST chênh lên lúc nhập viện.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu
BN không đồng ý tham gia nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Chọn tất cả BN nhập khoa tim mạch bệnh
viện Đại học Y dược thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 37
và không có tiêu chuẩn loại trừ. Tiến hành hỏi
bệnh sử, khai thác tiền căn và khám lâm sàng
BN; thu thập thông tin về triệu chứng lâm sàng
và cận lâm sàng trong hồ sơ bệnh án lúc nhập
viện; thăm khám BN mỗi ngày cho đến khi xuất
viện, ghi nhận dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng và
điều trị có liên quan vào bảng thu thập số liệu.
Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0. Các biến số
rời sẽ được phân thành nhóm, biểu thị bằng tổng
giá trị và tỉ lệ. Biến số định lượng liên tục được
biểu thị bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
nếu phân phối chuẩn. Biến số định lượng với
phân bố không đối xứng được biểu thị bằng
trung vị với số tối đa và tối thiểu.
KẾT QUẢ
Có tổng cộng 112 BN bị HCĐMVC không ST
chênh lên được đưa vào nghiên cứu trong thời
gian từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2016.
Đặc điểm dân số và yếu tố nguy cơ
Số lượng BN nam là 60 người (chiếm 53,6%).
Số lượng BN nữ là 52 người (chiếm 46,4%). Tỉ lệ
nam/nữ là 1,15. Tuổi trung bình của BN trong
nghiên cứu là 69,9 ± 11,5. Tuổi nhỏ nhất là 41 và
lớn nhất là 96.
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ Tỉ lệ %
Thừa cân béo phì 56,3
Có hút thuốc lá 54,5
THA 79,5
RLLPM 46,4
ĐTĐ 43,8
Bệnh thận mạn 19,6
Bệnh mạch vành 32,1
Bệnh mạch máu não 13,4
Đặc điểm liên quan đến HCĐMVC không ST
chênh lên
Bảng 2: Các đặc điểm liên quan đến HCĐMVC
không ST chênh lên
Đặc điểm Mô tả Tỉ lệ %
Thể bệnh ĐTN không ổn định 33
NMCT không ST chênh
lên
67
Biểu hiện đau ngực Điển hình 65,2
Không điển hình 22,3
Đặc điểm Mô tả Tỉ lệ %
Không đau ngực 12,5
Killip lúc nhập viện I 70,5
II 11,6
III 17,9
IV 0
Điện tâm đồ lúc nhập
viện
Thay đổi đặc hiệu cho
TMCB
48,2
Thay đổi không đặc
hiệu cho TMCB
22,3
Không thay đổi 29,5
Phân tầng nguy cơ theo
GRACE
<109 20,5
109 – 140 30,4
>140 49,1
Nguy cơ xuất huyết
CRUSADE
Rất thấp 6,3
Thấp 18,8
Trung bình 17,9
Cao 17,9
Rất cao 39,3
Phân nhóm nguy cơ
theo ESC 2015
Rất cao 30,4
Cao 39,3
Trung bình 25,9
Thấp 4,5
Biến cố khi nằm viện
Bảng 3: Các biến cố xảy ra trong thời gian nằm viện
Biến cố Tỉ lệ %
Tái nhồi máu 0,9
Suy tim cấp 26,8
Sốc tim 1,8
Nhồi máu não 0,9
Xuất huyết
Nhẹ 2,7
Trung bình 0,9
Nặng 0,9
Tổn thương thận cấp 12,5
Hở van 2 lá mới hoặc nặng
hơn
0,9
Rung - cuồng nhĩ 8
Nhịp nhanh thất - rung thất 4,5
Điều trị nội khoa
Bảng 4: Sử dụng các thuốc điều trị nội khoa
Loại thuốc
Chống chỉ
định (%)
Có chỉ
định Có
dùng (%)
Có chỉ định
Không
dùng (%)
Aspirin 1,8 97,3 0,9
Ức chế P2Y12 0,9 98,2 0,9
Kháng đông 1,8 89,3 8,9
Statin 0 97,3 2,7
ƯCMC hoặc chẹn thụ
thể angiotensin II
9,8 85,7 4,5
Chẹn beta 10,7 54,5 34,8
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 38
Nhóm thuốc ƯCMC hoặc chẹn thụ thể
angiotensin II và nhóm thuốc chẹn beta gặp
nhiều CCĐ nhất. Chẹn beta là thuốc không
được sử dụng nhiều nhất, mặc dù trong
những trường hợp không có CCĐ. Đứng thứ 2
là thuốc kháng đông.
Bảng 5: Tỉ lệ % các loại thuốc được sử dụng theo nhóm nguy cơ
Loại thuốc Rất cao (%) Cao (%) Trung bình (%) Thấp (%)
Aspirin 100 93,2 100 100
Ức chế P2Y12 100 95,5 100 100
Kháng đông 94,1 88,6 88,2 80
Statin 97,1 97,7 96,6 100
ƯCMC hoặc chẹn thụ thể angiotensin II 73,5 88,6 96,6 80
Chẹn beta 20,6 61,4 79,3 80
Aspirin, ức chế thụ thể P2Y12 và statin được
sử dụng với tỉ lệ cao (>90%).
Đối với thuốc kháng đông, tỉ lệ sử dụng cao
(>90%) ở nhóm nguy cơ cao nhất, giảm đi ở 2
nhóm nguy cơ kế tiếp và thấp nhất ở nhóm nguy
cơ thấp.
Thuốc chẹn beta được sử dụng rất ít ở nhóm
nguy cơ rất cao (<30%). Tỉ lệ sử dụng tăng dần ở
các nhóm nguy cơ thấp hơn.
Nhóm thuốc ƯCMC hoặc chẹn thụ thể
angiotensin II cũng giống nhóm thuốc chẹn beta:
tỉ lệ sử dụng thấp nhất ở nhóm nguy cơ rất cao
và tăng ở các nhóm nguy cơ thấp hơn. Tuy
nhiên, ở nhóm nguy cơ thấp, tỉ lệ sử dụng lại
giảm đi.
Điều trị can thiệp ĐMV
Trong 112 BN bị HCĐMVC không ST chênh
lên, có 76,8% BN được chụp ĐMV. Tất cả BN
chụp ĐMV đều được can thiệp tái tưới máu, chủ
yếu bằng phương pháp PCI. Chỉ một trường hợp
duy nhất được phẫu thuật bắt cầu ĐMV.
Bảng 6: Tỉ lệ % BN được can thiệp tái tưới máu
ĐMV theo nhóm nguy cơ
Can thiệp
ĐMV
Rất cao
(%)
Cao (%) Trung bình
(%)
Thấp (%)
Không can
thiệp
38,2 18,2 13,8 20
Có can thiệp 61,8 81,8 86,2 80
Tỉ lệ BN được điều trị can thiệp tái tưới máu
ĐMV thấp nhất ở nhóm nguy cơ rất cao, tăng lên
ở những nhóm nguy cơ thấp hơn, cao nhất ở
nhóm nguy cơ trung bình.
Thời gian tính từ lúc chẩn đoán đến khi thực
hiện tái tưới máu ĐMV
Thời gian can thiệp tái tưới máu ĐMV trung bình
là 25,8 ± 37,5giờ. Thời gian nhanh nhất là 1 giờ và
chậm nhất là 196 giờ.
Bảng 7: Thời gian can thiệp tái tưới máu ĐMV
Nhóm nguy
cơ
Thời gian trung bình
(giờ)
Nhanh nhất Chậm nhất
Rất cao 36 ± 46,6 1 168
Cao 22,9 ± 37,2 1 196
Trung bình 23,3 ± 32 2 144
Thấp 14,3 ± 9,4 3 22
BN thuộc nhóm nguy cơ rất cao có thời gian
tái tưới máu trung bình cao nhất. Thời gian tái
tưới máu trung bình ở 2 nhóm nguy cơ cao và
nguy cơ trung bình tương tự nhau (gần 23 giờ).
Theo khuyến cáo: BN nguy cơ rất cao nên
can thiệp tái tưới máu ĐMV trong vòng 2 giờ
đầu, nguy cơ cao can thiệp trong vòng 24 giờ
đầu và nguy cơ trung bình nên can thiệp trong
vòng 72 giờ đầu. Tỉ lệ BN trong 3 nhóm nguy cơ
rất cao, cao, trung bình được can thiệp tái tưới
máu ĐMV đúng theo thời gian đã khuyến cáo
như sau:
Bảng 8: Tỉ lệ BN được can thiệp tái tưới máu ĐMV
theo khuyến cáo của từng nhóm nguy cơ
Thời gian can thiệp
ĐMV theo khuyến
cáo
Rất cao
(%)
Cao (%) Trung bình (%)
Không đúng thời
gian
81 25 8
Đúng thời gian 19 75 92
Tỉ lệ BN trong nhóm nguy cơ rất cao được tái
tưới máu đúng thời gian thấp nhất (19%). Nhóm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 39
nguy cơ trung bình có tỉ lệ BN được tái tưới máu
đúng thời gian khuyến cáo cao nhất (92%).
BÀN LUẬN
Điều trị nội khoa
Các nghiên cứu quan sát trên thế giới khi
khảo sát về tình hình điều trị HCĐMVC đều có
số liệu thống kê riêng cho mỗi thể bệnh của
HCĐMVC. Có ít nghiên cứu chỉ tập trung riêng
cho HCĐMVC không ST chênh lên như nghiên
cứu EURO HEART 3; nghiên cứu của
McNamara và cộng sự so sánh 3 nước Anh,
Thụy Điển và Mỹ; nghiên cứu của
Phrommintikul và cộng sự ở Thái Lan(4,5,8). Các
nghiên cứu ở Việt Nam không có số liệu thống
kê riêng cho HCĐMVC không ST chênh lên
giống như vậy(6,7).
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ sử dụng thuốc
aspirin, ức chế thụ thể P2Y12 và statin ở mức cao
(>90%) giống các nghiên cứu tại Việt Nam(6,7). Tỉ
lệ sử dụng statin của nghiên cứu chúng tôi cao
hơn các báo cáo nước ngoài. Đối với nhóm thuốc
ƯCMC hoặc chẹn thụ thể angiotensin II, tỉ lệ sử
dụng trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với
các nghiên cứu khác. Còn đối với thuốc chẹn
beta, tỉ lệ sử dụng đa số thấp hơn các nghiên cứu
ngoài nước(4,5,8,10,12).
Sử dụng thuốc điều trị nội theo phân tầng nguy
cơ
Chúng tôi nhận thấy aspirin, ức chế thụ thể
P2Y12 và statin có tỉ lệ sử dụng >90% ở bất cứ
nhóm nguy cơ nào trong 4 nhóm nguy cơ rất
cao, cao, trung bình và thấp.
Đối với nhóm thuốc kháng đông, tỉ lệ sử
dụng nhiều nhất ở nhóm BN nguy cơ rất cao
(94,1%). Tỉ lệ này giảm dần ở các nhóm nguy cơ
tiếp theo và thấp nhất ở nhóm nguy cơ thấp.
Điều này cho thấy nhóm BN bị HCĐMVC nguy
cơ càng cao thì càng được chú trọng chiến lược
điều trị chống đông.
Đối với nhóm thuốc ƯCMC hoặc chẹn thụ
thể, tỉ lệ sử dụng thấp nhất ở nhóm nguy cơ
rất cao (73,5%), tăng dần ở nhóm nguy cơ cao
(88,6%) rồi đến nguy cơ trung bình (96,6%).
Tuy nhiên, tỉ lệ này lại giảm đi ở nhóm nguy
cơ thấp (80%). Nhóm nguy cơ cao, có thể vì lo
ngại tác dụng hạ huyết áp nên tỉ lệ sử dụng
giảm đi. Ở nhóm nguy cơ thấp, tỉ lệ sử dụng
thuốc kháng đông, ƯCMC hoặc chẹn thụ thể
giảm đi chứng tỏ việc điều trị nội khoa ít tối
ưu hơn trên nhóm này.
Đối với nhóm thuốc chẹn beta, tỉ lệ sử dụng
rất thấp ở nhóm nguy cơ rất cao (20,6%). Điều
này có thể là do các bác sĩ lâm sàng lo ngại bắt
đầu dùng chẹn beta trên BN suy tim cấp hoặc
sốc tim (chiếm đa số trong nhóm nguy cơ rất cao:
32/34 BN), mặc dù tình trạng suy tim có thể đã
điều trị ổn. Tỉ lệ sử dụng chẹn beta tăng lên ở
những nhóm nguy cơ thấp hơn kế tiếp.
Điều trị tái tưới máu ĐMV
Tỉ lệ chụp ĐMV trong nghiên cứu của chúng
tôi ở mức cao, nhưng thấp hơn Mỹ và Đài
Loan(4,10). Còn tỉ lệ thực hiện PCI của chúng tôi ở
mức cao nhất, gần với tỉ lệ của nghiên cứu ở Đài
Loan. Các tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng
tôi ở mức cao có thể là do khác biệt về chọn mẫu.
Các nghiên cứu quốc tế có cỡ mẫu lớn, quy tụ
nhiều bệnh viện. Trong đó có những bệnh viện
không thực hiện được chụp và can thiệp ĐMV.
Ngoài ra, quy mô các nghiên cứu cỡ lớn này trải
dài cả quốc gia (hoặc nhiều quốc gia), mà chất
lượng y tế của các bệnh viện thuộc các vùng
miền khác nhau không phải luôn đồng đều. Vì
thế, tỉ lệ chung về chụp ĐMV và thực hiện PCI
sẽ không cao. Còn nghiên cứu của chúng tôi
được thực hiện ở một bệnh viện lớn của thành
phố, có đơn vị tim mạch can thiệp và đội ngũ
can thiệp ĐMV nhiều kinh nghiệm. Vì thế, các tỉ
lệ về can thiệp ĐMV trong nghiên cứu của
chúng tôi ở mức cao.
Thời gian tính từ lúc chẩn đoán đến khi thực
hiện tái tưới máu ĐMV
Tỉ lệ BN có thời gian can thiệp tái tưới máu
ĐMV <48 giờ trên nhóm BN được thực hiện tái
tưới máu ĐMV trong nghiên cứu của chúng
tôi là 86%. Tỉ lệ này cao hơn so với các nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 40
cứu khác(4,5,8,11,12). Điều này có thể là do bệnh
viện chúng tôi tiến hành nghiên cứu là bệnh
viện hạng 1, có trung tâm tim mạch can thiệp
với đội ngũ can thiệp nhiều kinh nghiệm. vì
BN nhóm nguy cơ rất cao trong nghiên cứu
của chúng tôi chỉ có 19% được can thiệp ĐMV
sớm đúng theo khuyến cáo. Trên thực tế, triển
khai cấp cứu tái thông ĐMV chỉ trong 2 giờ
đầu rất khó khăn nên tỉ lệ này thật sự thấp. Ở
nhóm BN nguy cơ cao, tỉ lệ BN được tái tưới
máu ĐMV đúng theo khuyến cáo là 75% và tỉ
lệ này rất cao ở nhóm BN nguy cơ trung bình
là 92%. Điều này cũng dễ hiểu vì BN nguy cơ
thấp hơn có tình trạng lâm sàng nhẹ hơn và có
đủ thời gian cho đội ngũ tim mạch can thiệp
triển khai. Chúng tôi chưa tìm được nghiên
cứu nào thống kê tỉ lệ BN được can thiệp đúng
thời gian khuyến cáo theo từng nhóm nguy cơ
rất cao, cao và trung bình để so sánh.
Thời gian tái tưới máu trung bình của nhóm
BN nguy cơ rất cao là lâu nhất. Điều này có thể
giải thích vì những BN này nhập viện với tình
trạng nặng (sốc tim, phù phổi cấp), nhiều yếu
tố nguy cơ đi kèm (suy tim, bệnh thận mạn,
ĐTĐ) hoặc kèm theo bệnh phối hợp (nhiễm
trùng, suy thận cấp), thường được hồi sức nội
khoa ổn định rồi mới tiến hành can thiệp ĐMV.
Thời gian điều trị nội càng dài khi bệnh lý càng
nặng hoặc càng phức tạp.BN nhập viện với bệnh
cảnh lâm sàng đa dạng. Có những BN bị nhiều
bệnh phối hợp đi kèm, thời gian diều trị nội
khoa ổn định dài, nên thời gian tính đến lúc
được can thiệp ĐMV lại rất lâu. Ngược lại, có
những BN chỉ bị HCĐMC không ST chênh lên
mà không có bệnh đi kèm được tập trung cho
chiến lược tái tưới máu ngay, nên thời gian tính
đến lúc can thiệp lại ngắn. Chính vì sự đa dạng
về bệnh lý nên thời gian can thiệp ĐMV giữa các
BN lại chênh lệch lớn như trong kết quả của
nghiên cứu chúng tôi trình bày.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 112 trường hợp BN bị
HCĐMVC không ST chênh lên tại Khoa Nội Tim
mạch bệnh viện Đại Học Y Dược, chúng tôi ghi
nhận tỉ lệ sử dụng các thuốc điều trị nội đúng chỉ
định: aspirin (99,1%), ức chế P2Y12 (99,1%),
kháng đông (90,9%), statin (97,3%), ƯCMC hoặc
chẹn thụ thể (94,1%), chẹn beta (61%). Tỉ lệ chụp
ĐMV: 76,8% (86/112 trường hợp), tỉ lệ BN được
thực hiện PCI: 75,9% (85/112 trường hợp); tỉ lệ
BN được thực hiện CABG: 0,01% (1/112 trường
hợp). Thời gian tính từ lúc chẩn đoán đến khi
thực hiện tái tưới máu ĐMV trung bình là 25,8 ±
37,5 giờ. Tỉ lệ BN được can thiệp tái tưới máu
ĐMV đúng theo khuyến cáo: trong nhóm nguy
cơ rất cao: 19%, trong nhóm nguy cơ cao: 75%,
trong nhóm nguy cơ trung bình: 92%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Authors/Task Force M, Roffi M, Patrono C, et al (2015), “2015
ESC Guidelines for the management of acute coronary
syndromes in patients presenting without persistent ST-
segment elevation: Task Force for the Management of Acute
Coronary Syndromes in Patients Presenting without Persistent
ST-Segment Elevation of the European Society of Cardiology
(ESC)”, Eur Heart J, 37 (3), 267-315.
2. Giugliano RP, Cannon CP và Braunwald E (2015), “Non–ST
Elevation Acute Coronary Syndromes”, Braunwald’s heart
disease: a textbook of cardiovascular medicine, 10, Elsevier
Saunders, Philadelphia, 1155-1181.
3. Lozano R, Naghavi M, Foreman K, et al (2012), “Global and
regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups
in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden
of Disease Study 2010”, Lancet, 380(9859), 2095-2128.
4. Masoudi FA, Ponirakis A, Yeh RW, et al (2013),
“Cardiovascular Care FactsA Report From the National
Cardiovascular Data Registry: 2011”, J Am Coll Cardiol, 62(21),
1931-1947.
5. McNamara RL, Chung SC, Jernberg T, et al (2014),
“International comparisons of the management of patients
with non-ST segment elevation acute myocardial infarction in
the United Kingdom, Sweden, and the United States: The
MINAP/NICOR, SWEDEHEART/RIKS-HIA, and ACTION
Registry-GWTG/NCDR registries”, Int J Cardiol, 175(2), 240-
247.
6. Nguyễn Thắng, Nguyễn Hương Thảo, Phạm Thị Kim Hoa và
cộng sự (2014), “Mức độ tuân thủ khuyến cáo điều trị hội chứng
vành cấp ở một số bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh”, Đại học Y
Dược Cần thơ, Hội Tim mạch học Việt Nam.
7. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình
và cộng sự (2011), “Nghiên Cứu Quan Sát Điều Trị Bệnh
Nhân Nhập Viện Do Hội Chứng Động Mạch Vành Cấp
(MEDI- ACS study)”, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, 58, 12-
25.
8. Phrommintikul A, Kuanprasert S, Limpijankit T, et al (2007),
“In-hospital invasive strategy and outcomes in non-ST
elevation acute coronary syndrome management from Thai
Acute Coronary Syndrome Registry”, J Med Assoc Thai, 90
Suppl 1, 74-80.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 41
9. Roe MT, Peterson ED, Newby LK, et al (2006)”, The influence
of risk status on guideline adherence for patients with non-ST-
segment elevation acute coronary syndromes”, Am Heart J,
151(6), 1205-1213.
10. ShyuKG, Wu CJ, MarGY, et al(2011), “Clinical Characteristics,
Management and In-Hospital Outcomes of Patients with
Acute Coronary Syndrome-Observations from the Taiwan
ACS Full Spectrum Registry”, Acta Cardiol Sin, 27(3), 135-144.
11. Steg PG, Goldberg RJ, Gore JM, et al (2002), “Baseline
characteristics, management practices, and in-hospital
outcomes of patients hospitalized with acute coronary
syndromes in the Global Registry of Acute Coronary Events
(GRACE). Am J Cardiol, 90(4), 358-363.
12. Timoteo AT, Fiarresga A, Feliciano J, et al (2008). Adherence to
guidelines in the treatment of acute coronary syndromes:
progress over time. Rev Port Cardiol, 27(6), 803-812.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_dieu_tri_hoi_chung_dong_mach_vanh_cap_khong_st_che.pdf