Tài liệu Tình hình điều trị các bệnh lý huyết học ác tính tại Bệnh viện huyết học truyền máu Cần Thơ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 166
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ HUYẾT HỌC ÁC TÍNH
TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU CẦN THƠ
Phạm Văn Nghĩa*, Trần Ngọc Châu*, Lê Thị Như Ái*, Nguyễn Xuân Việt*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh lý huyết học ác tính tuy không phải là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh
ung thư nhưng diễn biến nặng nề, chi phí điều trị rất cao, khả năng lui bệnh thấp và hay tái phát nên làm cho
bệnh nhân rất bi quan và thường không muốn hóa trị. Là bệnh viện duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long triển
khai hóa trị các bệnh máu ác tính, chúng tôi bước đầu đánh giá tình hình điều trị các bệnh lý huyết học ác tính để
làm cơ sở cho việc phát triển điều trị tiếp theo cho các bệnh nhân trong khu vực được tốt hơn.
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu hồ sơ bệnh án dựa vào phiếu thu thập số liệu tất cả bệnh nhân huyết
học ác tính điều trị tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình điều trị các bệnh lý huyết học ác tính tại Bệnh viện huyết học truyền máu Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 166
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ HUYẾT HỌC ÁC TÍNH
TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU CẦN THƠ
Phạm Văn Nghĩa*, Trần Ngọc Châu*, Lê Thị Như Ái*, Nguyễn Xuân Việt*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh lý huyết học ác tính tuy không phải là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh
ung thư nhưng diễn biến nặng nề, chi phí điều trị rất cao, khả năng lui bệnh thấp và hay tái phát nên làm cho
bệnh nhân rất bi quan và thường không muốn hóa trị. Là bệnh viện duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long triển
khai hóa trị các bệnh máu ác tính, chúng tôi bước đầu đánh giá tình hình điều trị các bệnh lý huyết học ác tính để
làm cơ sở cho việc phát triển điều trị tiếp theo cho các bệnh nhân trong khu vực được tốt hơn.
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu hồ sơ bệnh án dựa vào phiếu thu thập số liệu tất cả bệnh nhân huyết
học ác tính điều trị tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ từ tháng 1/2014 đến 9/2017.
Kết quả: Các bệnh ác tính gặp nhiều ở nam, tuổi lớn. Bạch cầu cấp là bệnh gặp nhiều nhất trong các bệnh
máu ác tính (56,3%). Phần lớn bệnh nhân không đồng ý điều trị hóa chất (52,0%) và những bệnh nhân điều trị
hóa chất lựa chọn phác đồ giảm nhẹ (81,6%). Bệnh nhân điều trị hóa chất sử dụng nhiều chế phẩm máu hơn
(15,5 so với 6 khối hồng cầu, 27,5 so với 8 khối tiểu cầu), sử dụng nhiều đợt kháng sinh hơn nhóm không điều trị
hóa chất (3 đợt so với 1 đợt). Tuy nhiên, thời gian sống toàn bộ và thời gian sống không bệnh dài hơn rõ rệt so với
nhóm không điều trị hóa chất (9,1/10,2/18,5 tháng so với 2,0/1,0/1,6 tháng tương ứng bạch cầu cấp tủy/bạch cầu
cấp lympho/đa u tủy).
Kết luận: Bệnh máu ác tính vẫn còn là nỗi sợ và gánh nặng điều trị cho các bệnh nhân. Mặc dù hóa trị
có cải thiện thời gian sống còn nhưng nhìn chung tỷ lệ điều trị thành công chưa cao, chi phí điều trị lớn là
những trở ngại trong việc hóa trị giúp kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho các bệnh nhân
huyết học ác tính.
Từ khóa: bệnh lý huyết học ác tính
ABSTRACT
TREATMENT OF MALIGNANT HEMATOLOGIC DISEASES
AT CAN THO HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION HOSPITAL
Pham Van Nghia, Tran Ngoc Chau, Le Thi Nhu Ai, Nguyen Xuan Viet
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 166 – 171
Objective: Although malignant hematologic diseases are not common, they are aggressive, high cost-
treatment, low rate response and relapse diseases. These make patients not willing to join a chemotherapy(Error!
Reference source not found.). Being the first hospital in Mekong Delta river had chemotherapy for leukemia, we would like to
review what we have been doing to improve our treatment in the future.
Method: Retrospective study of all malignant patients addmited in the hospital via a data collection form
from January 2014 to September 2017.
Results: Prevalence is higher in male and aged population. Leukemia is the most common disease (56.3%).
Most of patients did not decide to join a chemotherapy (52.0%). Among the patients who chose chemotherapy,
75% selected reduced intensity regimen (81.6%). Patients with chemotherapy got more blood products, more
antibiotic periods than those without chemotherapy. However, overal survival (OS) and disease free-survival
* Bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phạm Văn Nghĩa ĐT: 0946121424 Email: drnghiact@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 167
(DFS) time are higher in patient underwent chemotherapy.
Conclusion: Leukemia have been being a fear and burden for most patients. Although chemotherapy has
improved survival time, in general, the low rate of response and the high cost treatment are still obstacles to
improve survival and quality of life with chemotherapy.
Keyword: malignant hematologic diseases
MỤC TIÊU
Bệnh lý huyết học ác tính thường gặp trong
các bệnh lý huyết học nói chung. Biểu hiện bởi
sự tăng sinh các tế bào tạo máu bất thường gây
chèn ép tủy xương, làm giảm các tế bào máu
bình thường; xâm lấn các cơ quan và dẫn đến tử
vong nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời
(3,6). Điều trị ung thư máu tốn kém rất nhiều
nhưng hiệu quả điều trị tương đối thấp, bệnh dễ
tái phát nên phần lớn bệnh nhân không muốn
điều trị. Là bệnh viện chuyên khoa đầu tiên
vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai hóa
trị các bệnh máu ác tính, chúng tôi muốn bước
đầu nghiên cứu tình hình điều trị các bệnh máu
các tính để đút kết kinh nghiệm cho hướng điều
trị trong thời gian tới với các mục tiêu cụ thể:
Khảo sát đặc điểm chung các bệnh huyết học
ác tính tại bệnh viện.
Khảo sát lượng chế phẩm máu cần truyền và
số đợt điều trị kháng sinh tĩnh mạch ở mỗi nhóm
trong bệnh bạch cầu cấp, đa u tủy.
Khảo sát thời gian sống toàn bộ và thời gian
sống không bệnh ở mỗi nhóm trên bệnh nhân
bạch cầu cấp, đa u tủy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện
Huyết học-Truyền máu Cần Thơ từ tháng 1/2014
đến tháng 9/2017, được chẩn đoán bệnh lý huyết
học ác tính có hồ sơ bệnh án đầy đủ, không có
các bệnh khác kèm theo làm ảnh hưởng đến kết
quả điều trị.
Phương pháp nghiên cứu
So sánh lượng chế phẩm máu, số đợt sử
dụng kháng sinh và hiệu quả điều trị trên nhóm
bệnh nhân bạch cầu cấp tủy, bạch cầu cấp
lympho và đa u tủy.
Đối với bạch cầu cấp tủy gồm có các phác
đồ: AML-I: daunorubicine 3 ngày/cytarabine
liên tục 7 ngày, tăng cường 3 đợt bằng
cytarabin liều cao, Phác đồ AML-II: cytarabine
7 ngày/6-mercaptapurin 10 ngày sau đó duy trì
hàng tháng.
Đối với bạch cầu lympho gồm phác đồ ALL
cho người lớn, FRALLE 2000 cho trẻ em và phác
đồ giảm nhẹ VP.
Đối với đa u tủy: gồm phác đồ VMP
(velcade-melphalan-prednison) và MPT
(melphalan-prednison-thalidomide).
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo các phác đồ của
Bộ Y tế(2).
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của bệnh nhân mắc các bệnh
lý ác tính huyết học
Chúng tôi khảo sát 948 bệnh nhân, nam
nhiều hơn nữ (52,5% so với 47,5%). Trẻ em (<16
tuổi) chiếm 8,5%. Có 51,8% bệnh nhân chọn
không điều trị hóa chất.
Bảng 1. Lý do vào viện
Lý do vào viện Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Thiếu máu 564 59,5
Nhiễm trùng 234 24,7
Xuất huyết 132 13,9
Khác 18 1,9
Tổng 948 100
Tỉ lệ nhập viện vì thiếu máu chiếm 59,5%,
nhiễm trùng chiếm 24,7% (Bảng 1).
Bạch cầu cấp tủy và bạch cầu cấp lympho là
2 bệnh chiếm nhiều nhất (hơn 56%) (Bảng 2).
Phần lớn bệnh nhân chọn phác đồ hóa trị
giảm nhẹ (78,3% đối với bạch cầu cấp tủy, 88,4%
đối với bạch cầu cấp lympho, 74,6% đối với đa u
tủy) (Bảng 3).
Sử dụng kháng sinh, chế phẩm máu
Nhóm có điều trị hóa chất có số lượng khối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 168
hồng cầu, tiểu cầu và số đợt sử dụng kháng sinh
tĩnh mạch cao hơn nhiều so với nhóm không
điều trị hóa chất (Bảng 4).
Bảng 2. Phân bố các bệnh lý ác tính huyết học
Bệnh lý Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Bạch cầu cấp dòng tủy 330 34,8
Bạch cầu cấp dòng lympho 204 21,5
Đa u tủy 69 7,3
Bạch cầu mạn dòng tủy 132 13,9
Bạch cầu mạn dòng lympho 27 2,8
Đa hồng cầu nguyên phát 36 3,8
Tăng tiểu cầu tiên phát 39 4,1
Loạn sản tủy 105 11,1
Tổng 948 100
Bảng 3. Phác đồ được sử dụng trong điều trị bạch
cầu cấp dòng tủy
Nhóm
bệnh
Bạch cầu cấp
tủy
Bạch cầu cấp
lympho
Đa u tủy
Phác đồ AML-1 AML-2 ALL/FRALLE VP VMP MPT
N 30 108 15 114 14 40
Tỉ lệ (%) 21,7 78,3 11,6 88,4 25,9 74,6
Tổng (%) 100,0 100,0 100,0
Bảng 4. Tình hình sử dụng chế phẩm máu và kháng
sinh tĩnh mạch ở bệnh nhân bạch cầu cấp
Điều trị
hóa chất
Không điều
trị hóa chất
P
Hồng cầu (khối) 15,5 6 p<0,001
Tiểu cầu (khối) 27,5 8 p<0,001
Kháng sinh tĩnh mạch (đợt) 3 1 p<0,05
Thời gian sống còn của bệnh nhân
Thời gian sống toàn bộ ở bệnh nhân bạch
cầu cấp tủy trung bình là 9,1 tháng ở nhóm điều
trị hóa chất và 2,0 tháng ở nhóm không điều trị
hóa chất (p <0,001). Thời gian sống toàn bộ ở
bệnh nhân bạch cầu cấp lympho của nhóm điều
trị hóa chất trung bình là 10,2 tháng và nhóm
không điều trị hóa chất là 1,0 tháng (p <0,001
(Hình 1).
Thời gian sống không bệnh ở bệnh nhân
điều trị hóa chất trung bình là 4 tháng đối với
bạch cầu cấp tủy, 7,1 tháng đối với bạch cầu cấp
lympho. Ở nhóm không điều trị thì không có
thời gian sống không bệnh (Hình 2).
Nhóm điều trị hóa chất có thời gian sống
toàn bộ trung bình là 18,5 tháng và nhóm không
điều trị hóa chất là 1,6 tháng (p <0,001). Thời gian
sống không bệnh của nhóm điều trị hóa chất
trung bình là 4,0 tháng và nhóm không điều trị
hóa chất không có thời gian sống không bệnh
(Hình 3).
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của bệnh nhân huyết học ác
tính tại bệnh viện.
Lý do vào viện của các bệnh các bệnh lý ác
tính nhiều nhất là thiếu máu và nhiễm trùng và
kế đến là xuất huyết. Điều này phù hợp với y
văn cũng như các báo cáo khảo sát trước đó vì
bệnh huyết học ác tính ảnh hưởng trực tiếp và
nhiều nhất đến biểu hiện các dòng tế bào máu.
Tình trạng tăng sinh các tế bào non đầu dòng
gây chèn ép sự tạo máu bình thường. Kết quả là
gây giảm hồng cầu nên bệnh nhân thiếu máu,
giảm tiểu cầu gây xuất huyết và giảm bạch cầu
hạt bình thường làm cho bệnh nhân dễ mắc
bệnh nhiễm trùng(3,6,Error! Reference source not found.).
Hình1. Thời gian sống toàn bộ của bệnh nhân bạch cầu cấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 169
Hình 2. Thời gian sống không bệnh ở bệnh nhân bạch cầu cấp
Hình 3. Thời gian sống toàn bộ và sống không bệnh trên bệnh nhân đa u tủy
Bệnh lý huyết học ác tính chiếm nhiều nhất
là bạch cầu cấp (khoảng trên 55,0%, bao gồm
bạch cầu cấp dòng tủy và bạch cầu cấp dòng
lympho). Các bệnh ác tính khác như bạch cầu
mạn dòng tủy, loạn sản tủy, đa u tủy cũng
thường gặp tại bệnh viện. Kết quả của chúng tôi
cũng tương đồng với báo cáo của Bạch Quốc
Khánh tại Viện Huyết học Truyền máu Trung
ương(1) và Trần Thị Minh Hương tại bệnh viện
Bạch Mai năm 2002(8).
Sử dụng chế phẩm máu và kháng sinh trong
quá trình điều trị
Khi so sánh sử dụng chế phẩm hồng cầu,
tiểu cầu, số đợt sử dụng kháng sinh ở 2 nhóm
điều trị và không điều trị hoá chất chúng tôi ghi
nhận có sử khác biệt rất lớn. Ở nhóm điều trị hóa
chất sử dụng các chế phẩm máu nhiều hơn, số
đợt sử dụng kháng sinh nhiều hơn so với nhóm
không điều trị hóa chất. Điều này là do khi
không điều trị hóa chất thì người bệnh có thời
gian sống rất ngắn nên ít có cơ hội sử dụng chế
phẩm máu và không nằm viện nhiều đợt.
Chúng tôi không có những nghiên cứu
tương đồng để so sánh. Tuy nhiên số khối hồng
cầu chúng tôi sử dụng nhiều hơn, số khối tiểu
cầu ít hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Văn
Mẫn khi báo cáo số lượng chế phẩm máu sử
dụng trong giai đoạn tấn công của bệnh trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 170
khi chúng tôi thống kê cả quả trình điều trị(4).
Thời gian sống còn của bệnh nhân
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi theo
dõi gộp thời gian sống của bệnh nhân đến thời
điểm nghiên cứu. Trong đó có những ca còn
sống khỏe mạnh và có những ca đã tử vong. Do
phần lớn bệnh nhân không điều trị phác đồ
chuẩn mà chỉ điều trị phác đồ giảm nhẹ nên
chúng tôi không đánh giá tỷ lệ lui bệnh sau khi
tấn công. Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt rõ
rệt giữa hai nhóm có điều trị và không điều trị
hóa chất về thời gian sống còn của bệnh nhân ở
các nhóm.
Trên những bệnh nhân bạch cầu cấp dòng
tủy, thời gian sống toàn bộ ở nhóm điều trị
hóa chất trung bình là 9,1 tháng so với 2 tháng
ở nhóm không điều trị. Và thời gian sống
không bệnh ở nhóm điều trị hóa chất là 4
tháng trong khi ở nhóm không điều trị hóa
chất không có thời gian sống không bệnh và
bệnh nhân phải chịu đựng các triệu chứng của
bệnh đến khi tử vong. Thời gian sống không
bệnh phản ánh chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân. Như vậy, bệnh nhân không điều trị hóa
chất chẳng những thời gian sống rất ngắn mà
còn chất lượng cuộc sống thấp.
Tương tự bạch cầu cấp dòng tủy, bệnh nhân
bạch cầu cấp lympho có thời gian sống toàn bộ
của nhóm điều trị hóa chất trung bình là 10,2
tháng so với không điều trị hóa chất là 1,0 tháng.
Thời gian sống không bệnh ở nhóm điều trị hóa
chất là 7,1 tháng và ở nhóm không điều trị thì
bệnh nhân cũng không có thời gian sống không
bệnh. So với nghiên cứu của Huỳnh Văn Mẫn tại
TP. Hồ Chí Minh trên bệnh nhân bạch cầu cấp
lympho thì thời gian sống không bệnh và toàn
bộ tương ứng là 34 và 36 tháng. Sự khác này là
do tác giả sử dụng phác đồ đặc hiệu GRALLE và
có thời gian theo dõi dài hơn(5).
Đối với nhóm bệnh nhân đa u tủy thì sự
khác biệt còn lớn hơn rất nhiều. Thời gian sống
toàn bộ của nhóm điều trị hóa chất trung bình là
18,5 tháng trong khi nhóm không điều trị hóa
chất chỉ có thời gian sống trung bình là 1,6 tháng.
Tương tự thời gian sống không bệnh nhóm đa u
tủy từ sau khi kết thúc tấn công đến khi bệnh tái
phát là 4 tháng (thời gian sống không bệnh) và ở
nhóm không điều trị không có thời gian sống
không bệnh. Trong đa u tủy, ngoài việc chèn ép
sự tạo máu còn có hậu quả của các tương bào
phá hủy xương, suy thận do tăng canxi và các
kháng thể tiết ra một cách quá mức. Do vậy, việc
điều trị nâng đỡ như truyền chế phẩm máu
không giúp ích được nhiều cho bệnh nhân
nhưng khi điều trị đặc hiệu thì thời gian sống
còn của bệnh nhân tăng lên đáng kể. Tuy không
tương đồng về kết quả nhưng nhìn chung đa u
tủy đáp ứng rất tốt với phác đồ có bortezomid
(velcade) như ghi nhận trong báo cáo của Lê
Hoàng Anh và CS tại bệnh viện Chợ Rẫy với
88,0% bệnh nhân sống sau 12 tháng(7).
KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát 948 bệnh nhân điều trị tại
bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ,
chúng tôi đưa ra những kết luận sau:
Tỷ lệ mắc các bệnh huyết học ác tính giống
như trong báo cáo các y văn là nhiều hơn ở nam
giới, tuổi càng cao có xu hướng mắc càng nhiều.
Lý do bệnh nhân đến khám nhiều nhất là thiếu
máu (59,5%), nhiễm trùng (24,7%), xuất huyết
(13,9%). Phần lớn bệnh nhân không đồng ý điều
trị hóa chất (51,8%) và chỉ chọn phác đồ hóa chất
giảm nhẹ (81,6%).
Bệnh nhân tham gia điều trị hóa chất sử
dụng khối hồng cầu, tiểu cầu và có số đợt sử
dụng kháng sinh nhiều hơn nhóm không tham
gia điều trị hóa chất.
Thời gian sống toàn bộ, sống không bệnh ở
nhóm điều trị hóa chất của bạch cầu cấp tủy,
bạch cầu cấp lympho, đa u tủy đều dài hơn so
với nhóm không tham gia điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Quốc Khánh và CS (2012). Tình hình bệnh lý huyết học
tại viện huyết học - truyền máu Trung Ương từ 7/2010 –
6/2012. Y học Việt Nam, 96:578-585.
2. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh
lý huyết học. NXB Y học, pp.6-33.
3. Đỗ Trung Phấn (2014). Bài Giảng Huyết Học-Truyền Máu
Sau Đại Học. Nhà Xuất Bản Y học Hà Nội, pp.128-138.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 171
4. Huỳnh Văn Mẫn (2003). Điều Trị Bệnh Bạch Cầu Cấp Dòng
Tủy Giai Đoạn Tấn Công Với Phác Đồ 7-3-5, Nghiên cứu y
học. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 1: 61-265.
5. Huỳnh Văn Mẫn, Nguyễn Tấn Bỉnh (2011). Điều Trị Bạch Cầu
Cấp Dòng Lympho Người Lớn Giai Đoạn Tấn Công Với Phác
Đồ GRAALL 2005. Nghiên cứu Y học. Y học Thực hành 15(4):
109-113.
6. Kaushansky K, Lichtman M, Prchal J, et al (2016). Williams
Hematology, 9edition, chapter 88: acute myelogenic leukemia,
chapter 91: acute l ymphoblastic leukemia. McGraw-Hill, New
York.
7. Lê Hoàng Anh và CS (2008). Kết quả điều trị đa u tủy bằng
Bortezomib kết hợp MP tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y học Việt
Nam, 2:119-125.
8. Trần Thị Minh Hương, Đỗ Trung Phấn (2002). Tình hình bệnh
máu tại Viện Huyết học truyền máu, bệnh viện Bạch Mai. Kỷ
yếu công trình nghiên cứu khoa học Huyết học Truyền máu
1999-2000, 15-24. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 04/09/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_dieu_tri_cac_benh_ly_huyet_hoc_ac_tinh_tai_benh_vi.pdf