Tài liệu Tình hình đái tháo đường sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 344
TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SAU GHÉP THẬN
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Hoàng Khắc Chuẩn*, Trần Anh Vũ*, Nguyễn Duy Điền*, Quách Đô La*, Thái Kinh Luân**,
Vũ Đức Huy*, Nguyễn Trọng Hiền*, Dư Thi Ngọc Thu*, Phạm Đình Thi Phong*, Bùi Đức Cẩm Hồng*,
Nguyễn Thị Băng Châu*, Thái Minh Sâm*, Trần Ngọc Sinh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Đái tháo đường sau ghép (NODAT) là một biến chứng nguy hiểm có liên quan đến tỉ lệ tử vong,
bệnh tim mạch cũng như suy chức năng thận ghép sau ghép thận. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ đái tháo
đường sau ghép và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân được ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân (BN) ghép thận
từ người hiến sống tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2008 đến 6/2018. Đái tháo đường sau ghép được chẩn đoán theo
tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2018.
Kết quả: Có 4...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình đái tháo đường sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 344
TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SAU GHÉP THẬN
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Hoàng Khắc Chuẩn*, Trần Anh Vũ*, Nguyễn Duy Điền*, Quách Đô La*, Thái Kinh Luân**,
Vũ Đức Huy*, Nguyễn Trọng Hiền*, Dư Thi Ngọc Thu*, Phạm Đình Thi Phong*, Bùi Đức Cẩm Hồng*,
Nguyễn Thị Băng Châu*, Thái Minh Sâm*, Trần Ngọc Sinh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Đái tháo đường sau ghép (NODAT) là một biến chứng nguy hiểm có liên quan đến tỉ lệ tử vong,
bệnh tim mạch cũng như suy chức năng thận ghép sau ghép thận. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ đái tháo
đường sau ghép và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân được ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân (BN) ghép thận
từ người hiến sống tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2008 đến 6/2018. Đái tháo đường sau ghép được chẩn đoán theo
tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2018.
Kết quả: Có 43 bệnh nhân mắc đái tháo đường sau ghép, chiếm tỉ lệ 8,7% trong tổng số 529 bệnh nhân
được ghép thận từ người hiến sống. Tuổi trung bình bệnh nhân ghép thận mắc đái tháo đường sau ghép trung
bình 48,8 8,5. Thời điểm khởi phát đái tháo đường sau ghép chủ yếu xảy ra trong năm đầu tiên sau ghép, 34/43
(79%) trường hợp, trong đó ở 3 tháng đầu tiên có 16/43 (37,2%) trường hợp. Trung vị thời gian để phát hiện
NODAT là 4 (0,5-96) tháng sau khi ghép thận. Thời gian theo dõi trung bình ở bệnh nhân NODAT là 57 30,8
tháng (4 - 119 tháng). Các yếu tố có liên quan đến tình trạng đái tháo đường sau ghép bao gồm: tuổi lớn hơn 50
(OR= 7,6; 95%CI =3,9-14,9), thải ghép cấp (OR=3,5; 95%CI=1,32-9,24), bệnh thận đa nang (OR= 11,2;
95%CI=2,2-57,3), tình trạng tiền đái tháo đường trước ghép của người nhận (OR=6,5; 95%CI=2,27-18,53),
thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus (OR=5,3; 95%CI=2,7-10,56), và CsA (OR=0,15; 95%CI=0,08-0,3); p<0,05.
Kết luận: Đái tháo đường sau ghép thận là biến chứng thường gặp. Phát hiện và điều chỉnh sớm các yếu tố
nguy cơ có liên quan có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này để giảm thiểu sự tiến triển đến NODAT và các biến
chứng nghiêm trọng tiềm ẩn của nó.
Từ khoá: đái tháo đường sau ghép, ghép thận
ABSTRACT
NEW-ONSET DIABETES AFTER KIDNEY TRANSPLANTATION AT CHO RAY HOSPITAL
Hoang Khac Chuan, Tran Anh Vu, Nguyen Duy Dien, Quach Do La, Thai Kinh Luan, Vu Duc Huy,
Nguyen Trong Hien, Du Thi Ngoc Thu, Pham Dinh Thi Phong, Bui Duc Cam Hong,
Nguyen Thi Bang Chau, Thai Minh Sam, Tran Ngoc Sinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 344 – 350
Objective: New-onset diabetes after kidney transplantation (NODAT), a severe complication, is associated
with mortality, cardiovascular disease and renal allograft failure. The aim of this study was to define the
prevalence of NODAT after living-donor kidney transplantation at Cho Ray hospital and to identify the risk
factors of NODAT.
Materials and Methods: Recipients who were not diabetic before transplant and underwent living-donor
*Khoa Ngoại Tiết Niệu, BV Chợ Rẫy **Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Hoàng Khắc Chuẩn ĐT: 0913846817 Email: hoangkhacchuan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 345
kidney transplantation between January 2008 and June 2018 at Cho Ray hospital were reviewed. Diagnosis of
NODAT was defined according to the American Diabetes Association criteria 2018.
Results: There were 43 patients (8.7%) diagnosed NODAT among 529 living-donor kidney transplant
recipients at Cho Ray hospital. The average age of patients was 48.8 8.5 years. The majority of patients 34/43
(79%) developed NODAT within the first year of transplantation, and 16/43 (37.2%) of the patients developed
NODAT in the first 3 months. The median time to diagnosis was 4 months (0.5-96 months) after
transplantation. The median follow-up time was 57 30,8 months (4-119 months). Kidney transplant patients had
higher odds of NODAT when they had old age (OR=7.6; 95%CI =3.9-14.9), acute rejection (OR=3.5;
95%CI=1.32-9.24), polycystic kidney disease (OR= 11.2; 95%CI=2.2-57.3), prediabetes before transplantation
(OR=6.5; 95%CI=2.27-18.53), tacrolimus (OR=5.3; 95%CI=2.7-10.56), CsA (OR=0.15; 95%CI=0.08-0.3),
p<0.05 for all.
Conclusion: NODAT is a frequent complication of kidney transplantation. Recognition of the associated
factors may help to prevent this condition and minimize progression to NODAT and its potentially severe
complications.
Keywords: New-onset diabetes after transplant; Kidney transplantation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là một trong các phương pháp
điều trị thay thế thận có hiệu quả ở bệnh nhân
(BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Cho đến
nay, mặc dù tỷ lệ sống còn của thận ghép và
bệnh nhân ghép thận đã được cải thiện đáng kể,
song, một số biến chứng vẫn tiếp tục ảnh hưởng
đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trên các bệnh nhân
này, trong đó có đái tháo đường khởi phát sau
ghép thận (New-Onset Diabetes After Kidney
Transplantation – NODAT). Đây là một biến
chứng thường gặp, làm tăng nguy cơ bệnh tim
mạch, biến chứng nhiễm trùng, gia tăng mất
mảnh ghép và làm giảm khả năng sống còn của
bệnh nhân(19).
Một số yếu tố nguy cơ khởi phát NODAT
bao gồm: chỉ số khối cơ thể cao (body mass
index: BMI), chủng tộc, lối sống ít vận động, tuổi
già, tiền sử gia đình đái tháo đường và tiền sử
bản thân rối loạn chuyển hoá, béo phì, viêm gan
siêu vi C, nhiễm cytomegalovirus, bệnh thận đa
nang, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch(17). Tuy
nhiên, nếu các yếu tố nguy cơ được phát hiện và
can thiệp sớm có thể làm giảm tỉ lệ mắc NODAT
và ngăn chặn biến chứng của đái tháo đường
trên các bệnh nhân này.
Hiện chưa có dữ liệu về tỉ lệ NODAT cũng
như các yếu tố nguy cơ của bệnh lý này ở bệnh
nhân ghép thận tại Việt Nam. Do đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: Tình hình đái tháo đường
mới khởi phát sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy
với mục tiêu xác định tỉ lệ đái tháo đường mới
khởi phát ở các bệnh nhân sau ghép thận tại
Bệnh viện Chợ Rẫy và đánh giá các yếu tố nguy
cơ của NODAT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 529 bệnh
nhân sau ghép thận từ người cho sống tại bệnh
viện Chợ Rẫy, đã và đang được theo dõi, điều
trị ngoại trú tại phòng khám ghép thận, khoa
Ngoại Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2008
đến 6/2018.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân sau ghép thận từ người cho sống
tại Bệnh viện Chợ Rẫy, không có đái tháo đường
type 1 và type 2 trước ghép, đã và đang được
theo dõi, điều trị ngoại trú tại phòng khám ghép
thận, khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy ít
nhất 3 tháng, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân dưới 18 tuổi, bệnh nhân đái tháo
đường trước ghép, bệnh nhân ghép thận từ các
trung tâm khác trong và ngoài nước, hoặc bệnh
nhân ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 346
không theo dõi định kỳ tại phòng khám ghép
thận Bệnh viện Chợ Rẫy, thiếu thông tin (ví dụ:
tình trạng tiền đái tháo đường trước ghép....),
thời gian theo dõi sau ghép thận dưới 3 tháng,
bệnh nhân tử vong hoặc mất thận ghép trong
năm đầu tiên.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, cắt ngang mô tả.
Các bước tiến hành
Các đối tượng nghiên cứu được tái khám
theo lịch sau mổ ghép thận: mỗi tuần trong
tháng đầu tiên, mỗi 2 tuần trong 3 tháng, mỗi
tháng sau đó hoặc khi có dấu hiệu lâm sàng
nghi ngờ, bao gồm: khám tổng quát, đánh giá
huyết áp, cân nặng, chiều cao, các xét nghiệm
sinh hoá về đường huyết, lipoprotein máu,
chức năng thận.
Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường
theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường
Hoa Kỳ (ADA) năm 2018(1), có ít nhất 1 trong các
tiêu chuẩn sau:
Đường huyết lúc đói (sau ăn 8 giờ)
≥126mg/dL (hay 7 mmol/L).
Đường huyết ở thời điểm sau 2 giờ làm
nghiệm pháp dung nạp đường huyết ≥200
mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
HbA1c ≥6,5%.
Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng
đường huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều,
ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân) kèm
theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
≥200mg/dL.
Trong trường hợp không rõ ràng tăng
đường huyết, kết quả sẽ được xác nhận bằng
cách kiểm tra lặp lại. Thời gian thực hiện xét
nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Các biến số được đánh giá trong nghiên cứu
bao gồm:
+ Đường huyết, creatinin huyết thanh, độ lọc
cầu thận, tại các thời điểm bình thường sau ghép
thận, khi bắt đầu đái tháo đường, khi đường
huyết trở về bình thường và thời điểm hiện tại.
+ Tuổi trung bình mắc đái tháo đường sau
ghép và thời điểm xuất hiện đái tháo đường
sau ghép.
+ Theo dõi sống còn của thận ghép và của
bệnh nhân.
+ Xác định tỉ lệ hoặc giá trị trung bình các
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN.
+ Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ
với đái tháo đường sau ghép: Dữ liệu về đặc
điểm nhân trắc học bao gồm: tuổi lúc ghép, giới
tính, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể
(BMI), tiền sử tiền đái tháo đường (bao gồm IFG
(impaired fasting glucose) gọi là rối loạn đường
huyết lúc đói khi đường huyết lúc đói từ 100-
125mg/dL và IGT (impaired glucose tolerance)
gọi là rối loạn dung nạp glucose khi đường
huyết sau 2 giờ thực hiện nghiệm pháp dung
nạp glucose từ 140-199mg/dL), viêm gan siêu vi
C hoặc nhiễm CMV (Cytomegalovirus), các đợt
thải ghép cấp tính, các loại thuốc ức chế miễn
dịch (bao gồm CsA và FK506).
Tất cả các bệnh nhân được điều trị thuốc ức
chế miễn dịch dẫn nhập basiliximab/ATG Thuốc
ức chế miễn dịch duy trì với ciclosporin/
tacrolimus, mycophenolate mofetil/
mycophenolate sodium và corticosteroid.
Các xét nghiệm sinh hóa được thực hiện tại
Khoa Sinh hóa Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê bằng
phần mềm SPSS 16.0.
Các biến định lượng được trình bày dưới
dạng trung bình và độ lệch chuẩn nếu có phân
phối chuẩn; trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất nếu không có phân phối chuẩn. Đánh giá
sự khác biệt giữa hai biến định tính dùng
test 2 (có hiệu chỉnh theo Fisher’s Exact Test
trong trường hợp bảng 2x2 có ít nhất một ô có
giá trị kỳ vọng <5). Đối với biến định lượng có
phân phối chuẩn dùng T-Test để so sánh trung
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 347
bình của hai nhóm. Tỉ suất chênh (OR) với
khoảng tin cậy 95% được sử dụng khi so sánh
hai tỉ lệ, áp dụng cho bảng 2x2.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 529 trường
hợp từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2018, với thời
gian theo dõi trung bình là 47,8 33 tháng,
chúng tôi loại trừ 15 trường hợp không tiếp tục
theo dõi tại bệnh viện Chợ Rẫy, 20 trường hợp
tử vong trong quá trình theo dõi trong năm đầu
sau ghép, còn lại 494 bệnh nhân (Bảng 1).
Chúng tôi ghi nhận có 43 trường hợp đái
tháo đường, chiếm tỉ lệ 8,7%. Thời điểm khởi
phát đái tháo đường sau ghép chủ yếu xảy ra
trong năm đầu tiên sau ghép chiếm 34/43 trường
hợp (79%); Trong đó ở 3 tháng đầu tiên có 16/43
(37,2%) trường hợp NODAT. Trung vị thời gian
để phát hiện NODAT là 4 (0,5-96) tháng sau khi
ghép thận.
Không có bệnh nhân NODAT nào mất chức
năng thận ghép hay tử vong trong 1 năm, 3 năm
và 5 năm đầu tiên sau ghép.
Hầu hết bệnh nhân NODAT trong nghiên
cứu của chúng tôi đáp ứng với thuốc hạ đường
huyết dạng uống (19/43 trường hợp), hoặc
insulin (21/43 trường hợp), và ít khi phải yêu cầu
điều trị kết hợp insulin và thuốc hạ đường huyết
dạng uống (2 trường hợp). Về thuốc ức chế miễn
dịch, trong số 43 bệnh nhân có 33 trường hợp
không thay đổi thuốc thuốc ức chế miễn dịch, 5
trường hợp ngưng prednison, 5 trường hợp còn
lại chuyển đổi FK506 sang CsA (trong đó 1
trường hợp không cần sử dụng thuốc hạ đường
huyết sau khi chuyển đổi thuốc.
Bảng 1: Tình hình đái tháo đường sau ghép thận từ 2008-2018 tại bệnh viên Chợ Rẫy
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
15,4%
(2/13)
3,8%
(1/26)
21,4%
(5/23)
10,7%
(3/27)
7%
(3/21)
5,5%
(2/39)
11,8%
(6/50)
15,4%
(10/64)
7% (6/84)
2,2%
(2/88)
8,2% (4/49)
1TĐTĐ 1TĐN
1 TG
1TĐTĐ
1CMV
1TĐTĐ 1CMV 1TĐN
2 TG
2TĐTĐ
1CMV
2TG
2ĐTĐ
1CMV
1 TG
2TĐTĐ
1CMV 3TĐTĐ
TĐTĐ: tiền đái tháo đường; TĐN: thận đa nang; CMV: cytomegalovirus; TG: thải ghép
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Non-NODAT và NODAT
Bảng 2: Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân Non-NODAT và NODAT
Đặc điểm Non-NODAT NODAT p
Tuổi 34,5 9,9 48,8 8,5 <0,001
Giới tính nam (%) 78,7 65,1 0,041
Cân nặng (kg) 56,7 8,4 53,3 8,9 0,77
Chiều cao (cm) 162,84 6,6 161,2 6,4 0,115
BMI trước ghép (kg/m
2
)
Bình thường BMI <23 (%)
Thừa cân BMI 23-24,9 (%)
Béo phì BMI 25 (%)
21,3 2,3
78
15,7
6,2
21,6 2,8
69,8
18,6
11,6
0,379
0,321
Cân nặng (kg) sau ghép 56,4 8,1 53,5 8,2 0,72
BMI sau ghép (kg/m2) 21,21 2,34 21,7 2,7 0,113
Huyết áp tâm thu (mmHg) 117,7 9,5 132,7 14 <0,001
Huyết áp tâm trương (mmHg) 67,8 8,4 79,5 15,7 <0,001
Thải ghép cấp 4,4% (20/451) 14% (6/43) 0,008
Bệnh thận đa nang 0,7% (3/451) 7% (3/43) <0,001
Nhiễm CMV 9,1% (41/451) 14% (6/43) 0,273
Nhiễm HCV 3,7% (17/451) 4,7% (2/43) 0,77
Đường huyết 85,7 9,2 96 12 <0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 348
Đặc điểm Non-NODAT NODAT p
IFG (%) 2,4% (11/451) 11,6% (5/43) 0,001
IGT (%) 2,4% (11/451) 7% (3/43) 0,087
Creatinin huyết thanh 1,13 0,24 1,26 0,35 0,01
eGFR (ml/phút/1,73m
2
) 74 16,6 70,46 17 0,19
Tarcrolimus (%) 30,2% 37,2% <0,001
CsA (%) 79,2% 37,2% <0,001
Thời gian theo dõi trung bình (tháng) 47 33 57 30,8 0,053
NODAT: đái tháo đường mới khởi phát sau ghép; Non-NODAT: không mắc đái tháo đường khởi phát sau ghép
BMI: chỉ số khối cơ thể; IFG: impaired fasting glucose; IGT: impaired glucose tolerance
eGFR: độ lọc cầu thận ước đoán; CsA: Cyclosporin A
Một số yếu tố liên quan đến NODAT
Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến NODAT
Đặc điểm OR 95%CI P
Tuổi >50 7,6 3,9-14,9 <0,001
Giới tính (nam) 0,51 0,26-0,98 0,041
Thải ghép cấp 3,5 1,32-9,24 0,008
Bệnh thận đa nang 11,2 2,2-57,3 <0,001
Nhiễm CMV 1,66 0,66-4,2 <0,27
Nhiễm HCV 1,245 0,28-5,6 0,77
Tiền đái tháo đường
trước ghép (IFG+IGT)
6,5 2,27-18,53 <0,001
FK506 5,345 2,705-10,563 <0,001
CsA 0,156 0,081-0,302 <0,001
Thừa cân 1,54 0,774-3,065 0,215
Béo phì 1,98 0,726-5,445 0,174
BÀN LUẬN
Tỉ lệ mắc đái tháo đường khởi phát sau
ghép thận
Đái tháo đường mới khởi phát sau ghép tạng
(NODAT) là một biến chứng thường gặp. Tỷ lệ
tăng đường huyết cấp có thể lên tới 90% ở người
nhận thận trong vài tuần đầu sau ghép(16). Đa số
bệnh nhân ghép thận cải thiện tình trạng tăng
đường huyết sau khi giảm liều các thuốc ức chế
miễn dịch. Tuy nhiên, tăng đường huyết sớm là
một yếu tố tiên lượng cho NODAT. Tỷ lệ
NODAT được báo cáo dao động rất nhiều giữa
các nghiên cứu, có thể do sử dụng các tiêu chuẩn
chẩn đoán, mức độ sàng lọc, sử dụng thuốc ức
chế miễn dịch và thời gian theo dõi khác nhau.
Các nghiên cứu gần đây sử dụng tiêu chí
WHO/ADA cho thấy 7 - 30% người trước nhận
thận ghép không đái tháo đường, đã khởi phát
NODAT trong năm thứ nhất sau khi ghép
thận(16). Nghiên cứu của Matas AJ lại cho thấy tỷ
lệ NODAT trong một năm sau khi ghép dường
như đã giảm từ 12% năm 2005 xuống còn
khoảng 5% vào năm 2012(13). Một nghiên cứu
trên dân số ghép Nhật Bản của Okumi (2017) chỉ
ra tỉ lệ mắc mới NODAT tại thời điểm 5 năm là
15,1%, sau khi hiệu chỉnh theo tuổi, béo phì,
thuốc UCMD thì tỉ lệ này là 9,4%, đồng thời
cũng cho thấy tỉ lệ mắc NODAT cộng dồn ở các
thời điểm 6 tháng, 1 năm, 3 năm và 5 năm tương
ứng là 12%, 13%, 14,4% và 15,1%(15). Song Yu et
al (2016) nghiên cứu trên 418 BN sau ghép tại
Hàn Quốc cho thấy tỉ lệ NODAT cao hơn hẳn là
20,4% tại thời điểm 1 năm sau ghép, trong đó
84% là xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên(20).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 43 (8,7%)
bệnh nhân được chẩn đoán NODAT. Trong đó,
tương tự các nghiên cứu trên, thời điểm khởi
phát đái tháo đường sau ghép chủ yếu xảy ra
trong năm đầu tiên sau ghép, 34/43 (79%) trường
hợp. Trung vị thời gian để phát hiện NODAT là
4 (0,5-96) tháng sau khi ghép thận, với đa số
bệnh nhân (37,2%) phát triển NODAT trong 3
tháng đầu sau ghép, cũng phù hợp với y văn.
Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ
đái tháo đường ở nhóm tuổi từ 18-69 của người
Việt Nam là 4,1%(3).
Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường khởi
phát sau ghép thận
Theo Pham PT (2011) có nhiều yếu tố nguy
cơ tham gia vào cơ chế bệnh sinh khởi phát
NODAT. Nghiên cứu Rodrigo (2006) cho rằng
tuổi là yếu tố nguy cơ liên quan nhiều nhất
đến NODAT(18). Cosio FG (2005) tương tự ghi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 349
nhận ở những bệnh nhân có tuổi trên 45 tuổi
có nguy cơ NODAT với OR= 2,2. Yu et al
(2016) cho thấybệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ
NODAT với OR = 1,05; (95%CI: 1,01–1,08)(20).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình của bệnh nhân trong nhóm NODAT cao
hơn nhóm bệnh nhân không NODAT (48,8
tuổi so với 34,5 tuổi) có ý nghĩa thống kê, và
NODAT có khả năng xảy ra cao gấp 7,6 lần ở
những bệnh nhân trên 50 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, rối loạn
đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp
đường trước ghép là những yếu tố nguy cơ của
NODAT (OR= 6,5; 95%CI 27-18,53; p<0,001).
Theo Cosio et al (2005), tình trạng rối loạn đường
huyết lúc đói có nguy cơ gây NODAT cao gấp
7,9 lần trong năm đầu sau ghép thận, 70% có
tăng đường huyết trong năm đầu sau ghép (IFG
43% và NODAT 27%)(5). Một yếu tố nguy cơ độc
lập khác đối với NODAT là tình trạng béo phì
hoặc thừa cân với nguy cơ tương đối với
NODAT cho bệnh nhân BMI từ 25 -30 kg/m2 và >
30 kg/ m2 lần lượt là 1,4 và 1,8(10). Đây là yếu tố có
khả năng thay đổi, do đó cần giáo dục người
nhận thận sớm thay đổi lối sống nhằm cải thiện
tình trạng béo phì.
Tiền sử thải ghép cấp và vấn đề sử dụng
thuốc ức chế miễn dịch cũng liên quan đến nguy
cơ NODAT(10), có thể do sử dụng thuốc ức chế
miễn dịch nhiều hơn, điều trị
methylprednisolone liều cao làm tăng tỷ lệ mắc
NODAT. Hơn nữa, Cosio cho rằng chính
NODAT có thể làm tăng nguy cơ thải ghép(4).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận bệnh nhân
có tiền sử thải ghép cấp có nguy cơ NODAT cao
hơn gấp 3,5 lần có ý nghĩa thống kê với p=0,008.
Thuốc ức chế miễn dịch góp phần gây NODAT
bao gồm: glucocorticoids, thuốc ức chế
calcineurin và mTOR. Sử dụng liều cao
glucocorticoids ở bệnh nhân ghép thận có liên
quan đến khởi phát của NODAT với nguy cơ
khởi phát NODAT tăng 5% mỗi 0,01
mg/kg/ngày khi tăng liều prednison. Việc giảm
dần liều glucocorticoid hàng ngày có thể giải
thích tỷ lệ NODAT thấp hơn đáng kể so với
những báo cáo vài thập kỷ trước (46% vào năm
1979)(8). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng
tôi chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của tacrolimus và
cyclosporine lên khởi phát NODAT. Theo
Johnson C, nguy cơ NODAT tăng lên khi dùng
tacrolimus so với cyclosporine. Nồng độ
tacrolimus lớn hơn 15 ng/mL có liên quan đáng
kể đến sự rối loạn dung nạp đường huyết và
NODAT sau một năm(11). Nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy sử dụng Tacrolimus làm tăng nguy
cơ NODAT trong khi CsA có tác dụng ngược lại.
Một số nghiên cứu ghi nhận nhiễm viêm gan
siêu vi C và nhiễm CMV cũng liên quan đến
NODAT. Theo Fabrizi F và Martin P, bệnh nhân
viêm gan siêu vi C có khả năng mắc NODAT cao
hơn gần bốn lần so với những người không bị
nhiễm bệnh(7). Viêm gan siêu vi C gây ra đề
kháng insulin khi có rối loạn chức năng gan, bất
thường trong chuyển hóa glucose(12). Tuy nhiên,
nhiễm HCV là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
được đối với NODAT vì điều trị viêm gan siêu
vi C trước khi ghép có thể làm giảm tỷ lệ mắc
NODAT. Ngược lại, sử dụng tacrolimus ở bệnh
nhân ghép thận bị nhiễm HCV có thể làm tăng
thêm nguy cơ NODAT(2). Tương tự, nhiễm CMV
ghi nhận có ảnh hưởng đến chức năng tế bào
tuyến tuỵ, làm tăng nguy cơ NODAT gấp bốn
lần(9). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi
chưa ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa NODAT với tình trạng nhiễm HCV và CMV.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh
thận đa nang có thể làm tăng nguy cơ NODAT
gấp 3,5 lần tương tự nghiên cứu của De Mattos
là 3 lần(6).
Ảnh hưởng của NODAT lên sống còn của bệnh
nhân và của mảnh ghép
NODAT có ảnh hưởng xấu đến sự sống còn
của mảnh ghép và của bệnh nhân(14). Theo Miles
AM, tỷ lệ sống còn mảnh ghép sau 12 năm lần
lượt là 48% và 70% ở những người có và không
có NODAT(14). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ sống còn của mảnh ghép và của
bệnh nhân sau 1 năm, 3 năm và 5 năm đều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 350
100%. Đồng thời, chúng tôi cũng ghi nhận chức
năng ghép thận tốt ở cả hai nhóm, eGFR sau khi
ghép thận không khác nhau ở nhóm NODAT và
nhóm không có NODAT (74 16,6 và
70,46 17/ml/phút/1,73m2; p>0,05). Sự khác biệt
này so với các nghiên cứu khác có lẽ do bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được phát
hiện NODAT sớm và thời gian theo dõi sau
ghép còn ngắn.
KẾT LUẬN
Đái tháo đường sau ghép thận trong nghiên
cứu của chúng tôi là biến chứng thường gặp
chiếm tỉ lệ 8,4%. Phát hiện và điều chỉnh sớm các
yếu tố nguy cơ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng
này để giảm thiểu sự tiến triển đến NODAT và
các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2018). Standards of medical
care in diabetes. Diabetes Care;41 (Suppl. 1); S13–S27.
https://doi.org/10.2337/dc18-S002
2. Bloom RD, Rao V, Weng F et al (2002). Association of hepatitis C
with posttransplant diabetes in renal transplant patients on
tacrolimus. J Am Soc Nephrol;13(5):1374.
3. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ
2. Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19
tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Cosio FG, Kudva Y, van der Velde M et al (2005). New onset
hyperglycemia and diabetes are associated with increased
cardiovascular risk after kidney transplantation. Kidney Int;
67:2415-2421
5. Cosio FG, Pesavento TE, Osei K, Henry ML, Ferguson RM
(2001). Post- transplant diabetes mellitus: increasing incidence in
renal allograft recipients transplanted in recent years. Kidney Int;
59:732-737
6. De Mattos AM, Olyaei AJ, Prather JC et al (2005). Autosomal-
dominant polycystic kidney disease as a risk factor for diabetes
mellitus following renal transplantation. Kidney Int; 67(2):714.
7. Fabrizi F, Martin P, Dixit V, Bunnapradist S, Kanwal F, Dulai G
(2005). Post-transplant diabetes mellitus and HCV seropositive
status after renal transplantation: meta-analysis of clinical
studies. Am J Transplant; 5(10):2433.
8. Hjelmesaeth J, Hartmann A, Kofstad J, Stenstrøm J et al (1997).
Glucose intolerance after renal transplantation depends upon
prednisolone dose and recipient age. Transplantation; 64(7):979.
9. Hjelmesaeth J, Sagedal S, Hartmann A et al (2004).
Asymptomatic cytomegalovirus infection is associated with
increased risk of new-onset diabetes mellitus and impaired
insulin release after renal transplantation. Diabetologia;
47(9):1550.
10. Kesiraju S, Paritala P, Rao Ch UM, Sahariah S (2014). New onset
of diabetes after transplantation - an overview of epidemiology,
mechanism of development and diagnosis. Transpl Immunol; 30:
52-58
11. Maes BD, Kuypers D, Messiaen T et al (2001).
Posttransplantation diabetes mellitus in FK-506-treated renal
transplant recipients: analysis of incidence and risk factors.
Transplantation; 72(10):1655.
12. Markell M (2004). New-onset diabetes mellitus in transplant
patients: pathogenesis, complications, and management. Am J
Kidney Dis; 43(6):953.
13. Matas AJ, Smith, JM, Skeans MA et al (2015). OPTN/SRTR 2013
Annual Data Report: Kidney. American Journal of Transplantation;
15(S2):1–34.
14. Miles AM, Sumrani N, Horowitz R et al (1998). Diabetes
mellitus after renal transplantation: as deleterious as non-
transplant-associated diabetes? Transplantation; 65(3):380.
15. Okumi M, Unagami K, Hirai T et al (2017). Diabetes mellitus
after kidney transplantation in Japanese patients:The Japan
Academic Consortium of Kidney Transplantation study.
International Journal of Urology. Int. J. Urol. 24:197–204.
16. Patel S, Gohel K, Patel B (2016). Incidences and risk factor for
new onset diabetes after transplantation in live donor kidney
transplantation: a prospective single centre study. Int J Pharm
Pharm Sci; 8:230-233.
17. Pham PT, Pham PM, Pham SV, Pham PA, Pham PC (2011).
New onset diabetes after transplantation (NODAT): an
overview. Diabetes Metab Syndr Obes; 4:175-186.
18. Rodrigo E, Fernández-Fresnedo G, Valero R et al (2006). New-
onset diabetes after kidney transplantation: risk factors. J Am Soc
Nephrol; 17:S291-S295.
19. Shivaswamy V, Boerner B, Larsen J (2016). Post-Transplant
Diabetes Mellitus: Causes, Treatment, and Impact on Outcomes.
Endocr Rev; 37:37-61.
20. Yu H, Kim H, Baek CH, Baek SD, Jeung S, Han DJ, Park SK
(2016). Risk factors for new-onset diabetes mellitus after living
donor kidney transplantation in Korea - a retrospective single
center study. BMC Nephrol; 17:106.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_dai_thao_duong_sau_ghep_than_tai_benh_vien_cho_ray.pdf