Tính giá trị và tin cậy của thang đo thẩm mỹ miệng mặt phiên bản Tiếng Việt

Tài liệu Tính giá trị và tin cậy của thang đo thẩm mỹ miệng mặt phiên bản Tiếng Việt: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 118 TÍNH GIÁ TRỊ VÀ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THẨM MỸ MIỆNG MẶT PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT Đoàn Minh Trí*, Nguyễn Bùi Bảo Tiên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thang đo thẩm mỹ miệng mặt (OES) là bộ công cụ được sử dụng rộng rãi để đánh giá bệnh nhân cảm nhận về thẩm mỹ miệng mặt (OE) đã được dịch và xác định giá trị trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có bộ câu hỏi đo lường OE được định chuẩn và công bố. Mục tiêu: Xác định tính giá trị và tính tin cậy của bộ câu hỏi OES trong đo lường OE của người Việt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 102 đối tượng được chia thành 2 nhóm: 54 người cần điều trị phục hình (nhóm 1) và 48 người không cần điều trị (nhóm 2). Tính tính tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá qua tính đồng nhất nội tại và độ tin cậy đo-đo lại. Giá trị hội tụ được đánh giá bằng đo lường sự tương quan giữa điểm số OES và câu hỏi cảm nhận chung ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính giá trị và tin cậy của thang đo thẩm mỹ miệng mặt phiên bản Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 118 TÍNH GIÁ TRỊ VÀ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THẨM MỸ MIỆNG MẶT PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT Đoàn Minh Trí*, Nguyễn Bùi Bảo Tiên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thang đo thẩm mỹ miệng mặt (OES) là bộ công cụ được sử dụng rộng rãi để đánh giá bệnh nhân cảm nhận về thẩm mỹ miệng mặt (OE) đã được dịch và xác định giá trị trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có bộ câu hỏi đo lường OE được định chuẩn và công bố. Mục tiêu: Xác định tính giá trị và tính tin cậy của bộ câu hỏi OES trong đo lường OE của người Việt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 102 đối tượng được chia thành 2 nhóm: 54 người cần điều trị phục hình (nhóm 1) và 48 người không cần điều trị (nhóm 2). Tính tính tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá qua tính đồng nhất nội tại và độ tin cậy đo-đo lại. Giá trị hội tụ được đánh giá bằng đo lường sự tương quan giữa điểm số OES và câu hỏi cảm nhận chung về OE. Giá trị phân biệt được đánh giá bằng sự so sánh điểm số OES-VN giữa nhóm 1 và nhóm 2. Kết quả: Hệ số Cronbach’s alpha (=0,93) cho thấy OES-VN có tính đồng nhất nội tại cao. Hệ số tương quan Spearman (ra=0,838) cho thấy OES-VN có giá trị hội tụ cao. Bộ câu hỏi OES-VN thể hiện tính phân biệt do có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm 1 và 2 (p <0,01). Kết luận: Bộ câu hỏi OES-VN có tính giá trị và tính tin cậy trong đo lường OE ở trên đối tượng là bệnh nhân phục hình người Việt. Từ khoá: Thang đo thẩm mỹ miệng mặt, tính giá trị, tính tin cậy, OES-VN. ABSTRACT VALIDITY AND RELIABILITY OF OROFACIAL ESTHETIC SCALE IN VIETNAMESE VERSION (OES-VN) Doan Minh Tri, Nguyen Bui Bao Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 118 - 122 Background: The Orofacial Esthetic Scale is a popular instrument to assess how patients feeling about their orofacial esthetics. This scale has been translated and validated into various languages, but has not been yet for standation and publication in Vietnamese version. Objective: The aim of this study was to evaluate the validity and reliability of the Orofacial Esthetic Scale of Vietnamese. Materials and methods: This study was recruited of 102 participants, who divided into two groups composed of 54 patients required prosthodontic treatments (group 1) and 48 patients didn’t. The reliability of OES-VN was tested by internal consistency analysis and test-retest reliability. To evaluate convergent validity, the correlation of the instrument’s summary scores and the patients’ global esthetic assessments were computed. Discriminative validity was assessed by comparison of the OES-VN scores in group 1 and group 2. Results: Cronbach’s alpha (=0.93) proved that the OES-VN has a high internal consistency. The Spearman’s correlation coefficient (r=0.838) showed that the convergent validity was high. Summary scores for OES-VN was significantly different between group 1 and group 2 (p<0.01) proved that OES-VN had a discriminative validity. *Bộ môn Phục hình, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM **Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: TS. Đoàn Minh Trí ĐT: 0903699934 Email: trimdr818@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 119 Conclusion: OES-VN showed the validity and reliability for assessing orofacial esthetic aspect of Vietnamese prosthodontic patients Key words: Orofacial Esthetic Scale, validity, reliability, OES-VN. MỞ ĐẦU Hình dạng và thẩm mỹ răng mặt là những thành phần quan trọng của nhận thức sức khỏe răng miệng, do đó những yếu tố này có mối liên quan với sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống (SKRM-CLCS)(6). Hiện nay, cách tiếp cận phổ biến để khảo sát nhận thức về thẩm mỹ là những bảng câu hỏi tự điền. Có nhiều bộ câu hỏi được thiết kế để đo lường cảm nhận của bệnh nhân về khía cạnh thẩm mỹ miệng mặt, trong đó “Thang đo thẩm mỹ miệng mặt” (OES) là một trong những bộ công cụ thường được sử dụng nhất. Trong khi các bộ câu hỏi khác chỉ đánh giá thẩm mỹ gián tiếp thông qua tác động tâm lý, OES lại đánh giá sự hài lòng về thẩm mỹ miệng mặt (OE) trực tiếp(8). Bộ câu hỏi này tuy chỉ gồm 8 câu hỏi nhưng khảo sát đầy đủ các thành phần miệng mặt. Điều này được xem là ưu điểm nổi bật của OES(7). OES được phát triển ở Thuỵ Điển và được chính tác giả chuyển ngữ, thích ứng sang tiếng Anh đi kèm với bản gốc. Do đó, để có thể sử dụng ở nước ta, bộ câu hỏi cần được chuyển ngữ theo hướng dẫn một cách thích hợp. Một số nghiên cứu cho thấy bộ câu hỏi OES đã được chuyển ngữ và phát triển ở nhiều nước như: Albani(2), Croatia(10), Đức(11), Hà Lan(13), Trung Quốc(14), ... Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về bộ câu hỏi này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: đánh giá tính tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi Thang đo thẩm mỹ miệng mặt phiên bản tiếng Việt khi đo lường về khía cạnh OE. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đầu tiên, chúng tôi tiến hành chuyển ngữ bộ câu hỏi OES tiếng Anh sang tiếng Việt theo hướng dẫn hướng dẫn quốc tế của Guillemin và cs(5) về quy trình chuyển ngữ, sau đó tiến hành nghiên cứu chính. Đây là nghiên cứu cắt ngang trên mẫu gồm 102 bệnh nhân đến khám và điều trị phục hình, chia làm 2 nhóm: nhóm 1 cần được điều trị phục hình và nhóm 2 không cần điều trị. Tiêu chí đưa vào: bệnh nhân mới đến khám, đang điều trị hay đã hoàn tất điều trị phục hình. Tiêu chí loại trừ: đối tượng không hiểu tiếng Việt, không đủ năng lực hành vi, hay có khối u vùng đầu mặt, khuyết hổng sau khi cắt bỏ khối u, điều trị xạ trị và gặp khó khăn trong giao tiếp. Tất cả đối tượng được thông báo về mục đích, thủ tục nghiên cứu và ký tên vào bảng đồng ý tham gia. Người tham gia tự điền các thông tin về tuổi, giới, học vấn, sự hài lòng với thẩm mỹ miệng mặt, lý do đến khám vào phiếu thu thập thông tin chung. Sau đó, người nghiên cứu sẽ khám, ghi nhận tình trạng bệnh nhân. Cuối cùng, tất cả đối tượng nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi về mức độ thẩm mỹ mà đối tượng cảm thấy về hình dáng khuôn mặt, miệng, răng và răng giả của họ theo thang đo Likert 11 điểm (0: hoàn toàn không hài lòng đến 10: rất hài lòng). Tổng điểm số OES là tổng số điểm các câu trả lời của 7 câu hỏi đầu tiên, có giá trị từ 0 đến 70 với mức điểm càng cao, sự hài lòng với thẩm mỹ càng lớn. Tính giá trị Đánh giá qua giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Giá trị hội tụ cho thấy mức độ liên quan trên thực tế giữa các khái niệm được cho là có liên quan về mặt lý thuyết(12). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tương quan giữa điểm số OES (tổng điểm OES từ câu 1 đến câu 7) với câu hỏi cảm nhận chung về thẩm mỹ miệng mặt (câu OES-8) qua hệ số tương quan Spearman. Giá trị phân biệt: khả năng mà bộ công cụ phân biệt được các cá nhân hoặc nhóm người được cho là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 120 khác nhau(9). Để phát hiện sự khác biệt giữa nhóm cần được điều trị và nhóm không cần điều trị, chúng tôi so sánh điểm số OES giữa hai nhóm với kiểm định t cho hai mẫu độc lập. Tính tin cậy Đánh giá qua tính đồng nhất nội tại và tính tin cậy đo-đo lại. Tính đồng nhất nội tại cho thấy mức độ thống nhất giữa các câu hỏi trong bộ câu hỏi thể hiện qua hệ số Cronbach’s alpha. Tính tin cậy đo-đo lại sử dụng hệ số nội tương quan ICC để đánh giá tính tin cậy của điểm số OES giữa hai lần trả lời cách nhau 2 tuần. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu gồm 102 đối tượng (46 nam, 56 nữ) đồng ý tham gia nghiên cứu, có tuổi trung bình là 49,18 ± 15,70 với tuổi nhỏ nhất là 18, lớn nhất là 81, được phân bố vào 2 nhóm: Nhóm 1 - nhóm cần được điều trị phục hình: 54 người và nhóm 2 - nhóm không cần điều trị: 48 người. Các đặc điểm nhân khẩu học chung được cho là có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá thẩm mỹ miệng mặt như tuổi, giới, trình độ học vấn giữa hai nhóm là không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tính giá trị Giá trị hội tụ được đánh giá bởi hệ số tương quan Spearman giữa tổng điểm số OES với điểm số câu hỏi đánh giá cảm nhận chung về thẩm mỹ miệng mặt. Kết quả đạt giá trị ra = 0,838 (p<0,01) cho thấy mối tương quan thuận, mức độ chặt giữa điểm số OES và câu OES-8. Giá trị phân biệt: điểm số từng câu hỏi và tổng điểm số OES ở nhóm cần điều trị so với nhóm không cần điều trị đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,01). (Bảng 1) Bảng 1. So sánh 8 câu hỏi và tổng điểm số OES giữa nhóm cần điều trị phục hình và nhóm không cần điều trị Các mục của bộ câu hỏi Cần điều trị phục hình (TB ± ĐLC) Không cần điều trị (TB ± ĐLC) p * 1-Khuôn mặt 4,46 ±1,08 7,92 ± 1,11 <0,001 2-Khuôn mặt nhìn nghiêng 4,76 ± 1,48 6,96 ± 1,49 <0,001 3-Vẻ bề ngoài của miệng 5,15 ± 1,51 7,17 ± 1,37 <0,001 4-Vẻ bề ngoài của hai hàm răng 4,22 ± 1,48 7,38 ± 1,58 <0,001 5-Hình dạng các răng 4,83 ± 1,52 6,77 ± 1,53 <0,001 6-Màu răng 4,28 ± 1,87 7,15 ± 1,96 <0,001 7-Nướu 5,02 ± 1,58 6,79 ± 1,22 <0,001 8-Cảm nhận chung 4,39 ± 1,00 7,65 ± 0,89 <0,001 Tổng điểm số OES 32,72 ± 7,38 51,13 ± 5,37 <0,001 * Kiểm định t cho hai mẫu độc lập Tính tin cậy Tính đồng nhất nội tại: Bảng 2 trình bày hệ số tương quan câu-tổng hiệu chỉnh đạt giá trị dao động từ 0,70 đến 0,85. Hệ số thấp nhất liên quan đến “vẻ bề ngoài của hai hàm răng”, giá trị cao nhất của “cảm nhận chung về miệng mặt”. Giá trị Cronbach’s alpha là: 0,93. Giá trị Cronbach’s alpha khi bỏ đi câu hỏi trong bộ câu hỏi OES dao động trong khoảng 0,92 đến 0,93 và giá trị này không tăng lên khi lần lượt bỏ đi từng câu. Tính tin cậy đo-đo lại: được đánh giá trên 32 đối tượng trả lời bộ câu hỏi lần thứ hai cách lần thứ nhất 2 tuần. Giá trị của hệ số nội tương quan ICC của các câu hỏi dao động trong khoảng từ 0,77 đến 0,98 và của điểm số bộ câu hỏi OES là 0,97 với khoảng tin cậy 95% cho thấy sự chấp nhận tốt. Biểu đồ Bland-Altman cho thấy: trung bình khác biệt giữa lần trả lời thứ nhất và thứ hai là 0,688, thấp gần bằng 0 cho thấy hai lần trả lời không khác biệt nhiều. Sự khác biệt điểm số giữa hai lần trả lời đa số tập trung trong giới hạn tương đồng (từ (-4,61) đến 5,99), chỉ có một trường hợp nằm ngoài giới hạn tương đồng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 121 Bảng 2. Tương quan câu-tổng hiệu chỉnh và Cronbach’ alpha khi bỏ đi câu hỏi cho 8 câu hỏi trong OES Câu hỏi Tương quan câu – tổng hiệu chỉnh Cronbach’ alpha khi bỏ đi từng câu hỏi 1-Khuôn mặt 0,84 0,92 2-Khuôn mặt nhìn nghiêng 0,76 0,92 3-Vẻ bề ngoài của miệng 0,74 0,92 4-Vẻ bề ngoài của hai hàm răng 0,70 0,93 5-Hình dạng các răng 0,71 0,93 6-Màu răng 0,76 0,92 7-Nướu 0,75 0,92 8-Cảm nhận chung 0,85 0,92 BÀN LUẬN Tính tin cậy Tính đồng nhất nội tại cho thấy mức độ gắn kết giữa các câu hỏi và lĩnh vực trong bộ câu hỏi. OES-VN là thang đo gồm 8 câu hỏi, do đó cần phải kiểm tra tính thống nhất đo lường cùng một khái niệm thẩm mỹ miệng mặt của các câu trong bộ câu hỏi. Hệ số Cronbach’s alpha của bộ câu hỏi OES-VN trong nghiên cứu này là 0,93. Tiêu chuẩn chấp nhận được của Cronbach’s alpha là 0,7. Điều này chứng tỏ 8 câu hỏi trong bộ OES- VN tương quan chặt chẽ với nhau và cùng đo lường các khía cạnh khác nhau của thẩm mỹ miệng mặt trên đối tượng bệnh nhân phục hình. Nghiên cứu của chúng tôi có giá trị Cronbach’s alpha tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Alhajj MNvà cs(1), Bimbash và cs(2), Reissmann và cs(11). Giá trị Cronbach’s alpha cao trong hầu hết nghiên cứu. Nguyên nhân có thể do cách mà bộ câu hỏi OES được phát triển, là thang đo được thiết kế có tính đơn chiều: chỉ gồm một lĩnh vực duy nhất đo lường thẩm mỹ miệng mặt(8). Hơn nữa, giá trị Cronbach’s alpha gần bằng nhau ở các nghiên cứu chứng minh tính tương đương giữa các bộ câu hỏi sau khi được chuyển ngữ và thích ứng văn hoá. Khi loại bỏ đi bất kỳ câu nào trong bộ câu hỏi OES-VN cũng không làm giá trị Cronbach’s alpha tăng lên (bảng 2). Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đánh giá tương quan câu-tổng hiệu chỉnh, tức là tương quan giữa điểm từng câu và tổng số điểm các câu còn lại. Giá trị này của 8 câu hỏi trong bộ câu hỏi OES-VN đều > 0,2 (bảng 2), do đó không có câu nào cần phải loại bỏ hoặc sửa đổi. Khi đánh giá tính tin cậy đo-đo lại, điều quan trọng là việc lựa chọn khoảng thời gian. Khoảng thời gian giữa hai lần đánh giá không được quá ngắn, cũng không quá dài. Trong y văn, khoảng thời gian giữa hai lần trả lời hiện vẫn chưa có sự thống nhất, thường dao động từ 1 tuần đến 1 tháng. Chúng tôi lựa chọn khoảng thời gian này là 2 tuần theo khuyến cáo của tác giả Fayers và Machin(4) và cũng được đa số các tác giả lựa chọn(2,10,14). Tính tin cậy đo-đo lại thể hiện qua giá trị ICC. Kết quả cho thấy: giá trị ICC trong nghiên cứu của chúng tôi không chênh lệch so với các nghiên cứu khác(1,2,10,11). Sự chênh lệch này có thể do những khác biệt về cỡ mẫu và độ tuổi của mẫu đo-đo lại dẫn đến. Riêng phiên bản OES của Hà Lan có giá trị ICC thấp hơn có thể do cỡ mẫu đo-đo lại của nghiên cứu này rất lớn (343 người) gấp nhiều lần so với các nghiên cứu khác dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về giá trị ICC như vậy. Tính giá trị Việc so sánh kết quả của giá trị phân biệt giữa các nghiên cứu là khá khó khăn, do những khác biệt về cỡ mẫu, sự phân bố nhóm và cách chọn đối tượng nghiên cứu. Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đều có kết luận là bộ câu hỏi OES có giá trị phân biệt tốt trên các nhóm đối tượng có tình trạng khác nhau(1,2,11,14). Để đánh giá giá trị hội tụ của bộ câu hỏi OES, nhiều tác giả đã đề nghị sử dụng các tiêu chí như câu hỏi cảm nhận chung về thẩm mỹ miệng mặt (câu OES-8), đánh giá của chuyên gia, 3 câu hỏi có liên quan đến thẩm mỹ trong bộ OHIP-49 (câu 3, câu 22, câu 31) để so sánh với điểm số Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 122 OES(10,11,14). Một số nghiên cứu kết hợp sử dụng 2 trong 3 tiêu chí trên để việc đánh giá được toàn diện hơn(1,2,11). Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện này, việc chuyển ngữ bộ câu hỏi OHIP-49 vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện và công bố, do đó, chúng tôi không thể trích dẫn sử dụng 3 câu hỏi (câu 3, câu 22, câu 31) liên quan đến thẩm mỹ này từ bộ câu hỏi vào nghiên cứu. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, để xác định giá trị hội tụ của bộ câu hỏi OES-VN, chúng tôi tiến hành khảo sát mối tương quan giữa cảm nhận chung về thẩm mỹ miệng mặt (câu OES-8) và điểm số OES. Kết quả đạt giá trị ra = 0,838 (>0,5) cho thấy mối tương quan thuận, mức độ mạnh. Mặc dù việc lựa chọn tiêu chí liên quan đến thẩm mỹ miệng mặt để đánh giá giá trị hội tụ trong các nghiên cứu là khác nhau nhưng kết quả cho thấy, hệ số tương quan giữa điểm số OES và các tiêu chí đó đều nằm trong khoảng từ 0,81 đến 0,89. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong giới hạn trên. Hệ số tương gần bằng nhau giữa các nghiên cứu chứng tỏ bộ câu hỏi OES có giá trị hội tụ tốt và các phiên bản bộ câu hỏi OES tương đương nhau về thích ứng văn hoá. KẾT LUẬN Bộ câu hỏi OES phiên bản Việt có tính giá trị và tính tin cậy để đo lường khía cạnh thẩm mỹ miệng mặt ở trên đối tượng là bệnh nhân phục hình người Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alhajj MN, Amran AG, Halboub et al. (2016). “Psychometric Properties of the Arabic Version of the Orofacial Esthetic Scale: OES-Ar”, J Prosthodont Res, 61(3), pp.290-296. 2. Bimbash V, Celebic A, Staka G (2015). “Psychometric properties of the Albanian version of the Orofacial Esthetic Scale: OES-ALB”, BMC Oral Health, pp.15-97. 3. DeVon HA, Block ME, Moyle-Wright P, Ernst DM, Hayden SJ, et al (2007). “A Psychometric Toolbox for Testing Validity and Reliability”, Journal of Nursing Scholarship, 39(2), pp.155- 164. 4. Fayers PM, Machin D (2007). “Quality of life. Assessment, analysis and interpretation”, John Wiley & Sons, Ltd, pp.77–126. 5. Guillemin F, Bombardier C, Beaton D. (1993). “Cross-cultural adaptation of health-related quality of life measures: literature review and proposed guidelines”, J Clin Epidemiol, 46, pp.1417–1432. 6. John MT, Reissmann DR, Feuerstahler L et al (2014), “Exploratory factor analysis of the Oral Health Impact Profile”, J Oral Rehabil, 41, pp.635–643. 7. John MT, Reissmann DR, Feuerstahler L et al (2014). “Factor analyses of the oral health impact profile—overview and studied population”, J Prosthodont Res, 58, pp.26–34. 8. Larsson P, John MT, Nilner K et al (2010), “Development of an orofacial esthetic scale in prosthodontic patients”, Int J Prosthodont, 23, pp.249–256. 9. McDowell I. (2006), “Measuring Health: A Guide to Rating Scales and Questionnaires”, Oxford University Press, 3th edition, pp.30-54. 10. Peršić S, Milardovic S, Mehulic K, Čelebić A. (2011). “Psychometric properties of the Croatian version of the Orofacial Esthetic Scale and suggestions for modification”, Int J Prosthodont, 24, pp.523–533. 11. Reissmann DR, Benecke AW, Aarabi G, Sierwald I (2015). “Development and validation of the German version of the Orofacial Esthetic Scale”, Clinical Oral Investigations, pp.1443- 1450. 12. Walters SJ (2009). “Quality of Life Outcomes in Clinical Trials and Health-Care Evaluation -A Practical Guide to Analysis and Interpretation”, John Wiley & Sons, Ltd, pp.13-53. 13. Wetselaar P, Koutris M, Visscher CM et al (2015). “Psychometric properties of the Dutch version of the Orofacial Esthetic Scale (OES-NL) in dental patients with and without self-reported tooth wear”, J Oral Rehabil, 42, pp.803-809. 14. Zhao Y, He SL (2013). “Development of the Chinese version of the Oro-facial Esthetic Scale”, J Oral Rehabil, 40, pp.670–677. Ngày nhận bài báo: 25/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_gia_tri_va_tin_cay_cua_thang_do_tham_my_mieng_mat_phien.pdf
Tài liệu liên quan