Tính chỉ số sarfix cho lưới điện 22kv quận Kiến An - Hải Phòng

Tài liệu Tính chỉ số sarfix cho lưới điện 22kv quận Kiến An - Hải Phòng: 64 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÍNH CHỈ SỐ SARFIx CHO LƯỚI ĐIỆN 22KV QUẬN KIẾN AN - HẢI PHÒNG Nguyễn Thị Thu Hiền Khoa Điện Cơ Email: hienntt85@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 29/7/2017 Ngày PB đánh giá: 23/8/2017 Ngày duyệt đăng: 28/8/2017 TÓM TẮT Chất lượng điện năng trong hệ thống điện là một khái niệm khá rộng lớn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điện năng trong đó chất lượng điện áp là một chỉ tiêu quan trọng. Một trong các vấn đề về chất lượng điện năng đã được nhiều nhà nghiên cứu xem xét và đánh giá là hiện tượng biến thiên điện áp ngắn hạn (Voltage sag) trong lưới phân phối. Nghiên cứu này trình bày phương pháp đánh giá một hiện tượng chất lượng điện năng trên lưới phân phối là biến thiên điện áp ngắn hạn (Voltage sag) dựa trên chỉ số SARFIx. Từ khóa: Chất lượng điện năng, biến thiên điện áp ngắn hạn ,chỉ số SARFI. SARFIx INDEX CALCULATION FOR A 22-KILOVOLT POWER GRID IN KIEN AN DISTRICT - HAI PHONG CITY ABSTRACT: Power quality in ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính chỉ số sarfix cho lưới điện 22kv quận Kiến An - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÍNH CHỈ SỐ SARFIx CHO LƯỚI ĐIỆN 22KV QUẬN KIẾN AN - HẢI PHÒNG Nguyễn Thị Thu Hiền Khoa Điện Cơ Email: hienntt85@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 29/7/2017 Ngày PB đánh giá: 23/8/2017 Ngày duyệt đăng: 28/8/2017 TÓM TẮT Chất lượng điện năng trong hệ thống điện là một khái niệm khá rộng lớn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điện năng trong đó chất lượng điện áp là một chỉ tiêu quan trọng. Một trong các vấn đề về chất lượng điện năng đã được nhiều nhà nghiên cứu xem xét và đánh giá là hiện tượng biến thiên điện áp ngắn hạn (Voltage sag) trong lưới phân phối. Nghiên cứu này trình bày phương pháp đánh giá một hiện tượng chất lượng điện năng trên lưới phân phối là biến thiên điện áp ngắn hạn (Voltage sag) dựa trên chỉ số SARFIx. Từ khóa: Chất lượng điện năng, biến thiên điện áp ngắn hạn ,chỉ số SARFI. SARFIx INDEX CALCULATION FOR A 22-KILOVOLT POWER GRID IN KIEN AN DISTRICT - HAI PHONG CITY ABSTRACT: Power quality in power system is a big definition. There are many factors which affect the power quality and voltage quality is an important element. One of the problems about power quality which many scientists have studied and evaluated is voltage sag phenomenon in distribution grid. This study presents a method of evaluating a power quality phenomenon on the distribution grid, which is a voltage sag based on SARFIx index. Key words: Power quality , Voltage sag, SARFIx index 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ngày càng phát triển, việc ứng dụng các thiết bị điện - điện tử, các thiết bị có bộ vi điều khiển, các thiết bị điện tử công suất ngày càng nhiều. Các thiết bị này rất nhạy cảm với những vấn đề về chất lượng điện năng trong hệ thống điện [5]. Hai hiện tượng biến thiên điện áp ngắn hạn và mất điện được chú ý nhiều do chúng gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và tuổi thọ của thiết bị điện. Chỉ số SARFIx tính trong 1 khoảng thời gian cho biết số lượng sự kiện biến thiên điện áp ngắn hạn diễn ra trong khoảng thời gian nửa 65 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 chu kì đến 1 phút khi điện áp dao động vượt qua (lớn hơn hoặc thấp hơn) ngưỡng điện áp x (tính bằng % điện áp định mức). Ví dụ: SARFI90: ứng với trường hợp điện áp dao động thấp hơn ngưỡng 90% điện áp định mức. SARFI110: ứng với trường hợp điện áp dao động cao hơn ngưỡng 110% điện áp định mức. Chỉ số SARFIx được tính theo công thức: 1 sn i i x T N SARFI N   Trong đó: - ns: số lượng sự kiện - i: Sự kiện gây ra voltage sag, trong phạm vi nghiên cứu xét voltage sag do sự cố ngắn mạch gây nên vì vậy i sẽ ứng với mỗi loại ngắn mạch tại điểm sự cố. - Ni: số lượng khách hàng bị ảnh hưởng trong sự kiện thứ i - NT: số lượng khách hàng trong khu vực tính toán. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thông tin về biến thiên điện áp ngắn hạn của lưới điện có thể có được từ hai phương pháp sau đây: sử dụng thiết bị đo lường và giám sát thực tế (Monitoring) hoặc tính toán dự báo ngẫu nhiên (Stochastic Prediction), nghiên cứu này sử dụng phương pháp dự báo ngẫu nhiên. Phương pháp dự báo ngẫu nhiên sẽ cho phép đánh giá biến thiên điện áp ngắn hạn gián tiếp thông qua nguyên nhân gây ra sụt áp. Ưu điểm của phương áp dự báo ngẫu nhiên sẽ cho độ chính xác như yêu cầu mong muốn với các lưới điện có cấu hình khác nhau và chế độ vận hành khác nhau. Phương pháp dự báo ngẫu nhiên gồm có các phương pháp sau đây: phương pháp điểm sự cố (the method of fault positions); phương pháp đường căng tới hạn (the method of critical distances), phương pháp Monte Carlo (Monte Carlo method), phương pháp phân tích tiếp cận (analytical approach); nghiên cứu này sử dụng phương pháp điểm sự cố. Phương pháp điểm sự cố cho phép tính toán biên độ và thời gian biến thiên điện áp ngắn hạn theo 5 bước sau đây: i) Xác định khu vực sự cố (ngắn mạch). ii) Chia khu vực sự cố thành các đoạn ngắn sao cho ngắn mạch trong đoạn đó sẽ gây ra đặc tính biến thiên điện áp ngắn hạn như nhau trên phụ tải. iii) Mỗi điểm sự cố sẽ có tần suất sự cố được xác định trên mô phỏng phân bố sự cố. Tần suất ngắn mạch là số lần xảy ra sự cố ngắn mạch trong một năm tại mỗi đoạn sẽ được đặc trưng bởi một điểm sự cố. iv) Dùng chương trình mô phỏng tính toán ngắn mạch, đặc tính biến thiên điện áp ngắn hạn tại tất cả các nút trong lưới điện đang xét: tính toán cho mỗi điểm sự cố. v) Từ bước iii và iv sẽ được tổng hợp để đánh giá mức độ biến thiên điện áp ngắn hạn và đặc tính biến thiên điện áp ngắn hạn trong lưới điện phân phối đang nghiên cứu. Như vậy sẽ sử dụng kết hợp hai phương pháp dự báo ngẫu nhiên và phương pháp điểm sự cố để tính toán đánh giá biến thiên điện áp ngắn hạn trong lưới điện phân phối. Trong phương pháp dự báo ngẫu nhiên, mô phỏng phân bố sự cố trong lưới điện sẽ cho phép tính toán tần suất sự cố ngắn mạch (hoặc số lần xảy ra sự cố ngắn mạch trong 1 năm) cho tất cả các sự cố khác nhau tại mọi vị trí trong lưới điện. Mô phỏng phân bố sự cố bao gồm lựa chọn: điểm sự cố, loại sự cố và tính toán suất sự cố. 66 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Điểm sự cố: là điểm mà các loại ngắn mạch sẽ gây ra biến thiên điện áp ngắn hạn tại phụ tải cùng đặc tính sụt áp. Đối với lưới phân phối với đặc trưng là các mạch hình tia ngắn thì điểm sự cố sẽ là một trạm biến áp (TBA) phân phối, đoạn đường dây ngắn nối giữa 2 TBA phân phối, giữa các nút trung gian và TBA phân phối, giữa các nút trung gian với nhau. - Loại sự cố: Nguyên nhân gây ra sự cố trong lưới điện có nhiều và đa dạng nhưng chia ra làm 2 yếu tố là hư hỏng của thiết bị (khuyết tật, ngắn mạch,...) và các nguyên nhân bên ngoài (sét, mưa, chim,...). Trong bài viết này nghiên cứu sự cố do ngắn mạch tại TBA phân phối và các nút trên đường dây phân bố đều trên ba pha gồm 4 dạng ngắn mạch sau đây với tỷ lệ các dạng ngắn mạch như sau [2]: - Ngắn mạch một pha N(1): 65% ; - Ngắn mạch hai pha chạm đất N(1,1): 20%; - Ngắn mạch hai pha N(2): 10% ; - Ngắn mạch ba pha N(3): 5%; Suất sự cố là tổng số sự cố xảy ra trong hệ thống được xem xét trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Suất sự cố phụ thuộc chủ yếu vào điểm sự cố, loại sự cố và nguyên nhân gây ra sự cố. Phần lớn các giả thiết phổ biến cho đến nay đều cho rằng sự cố có thể xảy một cách ngẫu nhiên ở bất kỳ đâu trong lưới điện, trong bài viết này không xét đến sự cố tại lưới truyền tải và lưới hạ áp. Nghiên cứu này xét trường hợp phân bố suất sự cố là phân bố đều và phân bố chuẩn. Sơ đồ khối tính toán biến thiên điện áp ngắn hạn trong lưới phân phối được đề xuất tiến hành theo các bước/khối sau đây: - Khối 1- Mô phỏng phân bố sự cố trên lưới phân phối: Kết quả sẽ cho biết phân bố suất sự cố cho các dạng ngắn mạch trên lưới điện đang nghiên cứu. - Khối 2- Mô phỏng lưới phân phối và tính ngắn mạch: thay các phần tử trong lưới điện bằng các tổng trở, điện trở, điện kháng trong hệ đơn vị tương đối. - Khối 3- Xác định sụt điện áp tại các phụ tải: từ sơ đồ thay thế bước trên tính toán dòng ngắn mạch, điện áp sụt tại tất cả các vị trí trong lưới điện. - Khối 4 - Xác định tần suất sụt áp tại các phụ tải - Khối 5 - Tính toán các chỉ số SARFIx cho toàn bộ lưới điện. Hình 1: Sơ đồ khối của chương trình tính toán. Start Khối 1: Mô phỏng phân bố sự cố Khối 2: Mô phỏng lưới điện, tính ngắn mạch Khối 3: Xác định sụt điện áp tại các phụ tải Khối 4: Xác định tần suất sụt áp tại phụ tải Khối 5: Xác định chỉ số SARFIx Stop 67 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 Sử dụng PSS/ADEPT 5.0 của hãng PTI để mô phỏng và tính toán ngắn mạch lưới điện phân phối 22 kV trạm E2.14: Hình 2. Mô phỏng Lộ 477 E2.14 quận Kiến An- TP Hải Phòng trên PSS/ADEPT. Bảng 2.1 Trình bày về số thứ tự, tên nút (Trong PSS/ADEPT), tên trạm biến áp của 70 vị trí sẽ được đánh giá voltage sag trên lưới điện. Bảng 1. Số thứ tự, tên nút (Trong PSS/ADEPT), tên trạm biến áp STT Tên nút (Trong PSS/ADEPT) Tên trạm biến áp 01 NODE6 TBA.LKT 02 NODE115 TBA.T.MINH5 ... .. 69 NODE113 TBA.D13-E603 70 NODE118 TBA.DUCTHANH Các điểm tính ngắn mạch (Fault Positions) bao gồm 70 điểm ngắn mạch tại các vị trí trong bảng 2.1 và 107 điểm ngắn mạch trên đường dây với chiều dài khoảng tính ngắn mạch l trên đường dây cho trong bảng 2.2. 68 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 2. Các vị trí tính ngắn mạch (107 vị trí) trên đường dây và chiều dài khoảng tính ngắn mạch. STT Tên nút ngắn mạch Tên đƣờng dây Chiều dài (km) 1 C06 C01 - C06 0.85 2 NODE11 C06-NODE11 0.15 . . .. . 106 C14 NODE97-C14 0.365 107 NODE100 NODE20-NODE100 0.12 Theo số liệu thống kê của Công ty Điện lực Hải Phòng, số liệu về mức độ sự cố được trình bày trong bảng sau: Bảng 3. Tổng hợp suất sự cố năm 2016 (Tính từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/03/2016) TT Đơn vị Sự cố trạm Sự cố đƣờng dây Khối lƣợng quản lý Suất sự cố Trạm biến áp Đƣờng dây (km) Trạm Đƣờng dây 1 Quận Kiến An TP Hải Phòng 5 40 174 68.092 0.02645 0.58276 2 Trung bình tại thanh cái 22kV 2 12 70 20.228 0.02645 0.58276 Bảng 4. Mức sự cố trên lưới điện Đối tƣợng nghiên Suất sự cố tổng theo phân bố đều Loại sự cố Tỷ lệ từng loại sự cố (%) Suất sự cố của từng loại sự cố TBA phân phối 0.02645 N(1) 65% 0.017190 N(1,1) 20% 0.005289 N(2) 10% 0.002645 N(3) 5% 0.001322 Đƣờng dây 0.58276 N(1) 65% 0.378792 N(1,1) 20% 0.116551 N(2) 10% 0.058276 N(3) 5% 0.029138 69 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 Kết quả tổng hợp phân bố suất sự cố tại các điểm tính ngắn mạch cho trong các bảng 2.5 và 2.6. Bảng 2.5 trình bày phân bố suất sự cố cho các dạng ngắn mạch tại các điểm ngắn mạch là vị trí các trạm biến áp. Bảng 2.6 trình bày phân bố suất sự cố cho các dạng ngắn mạch tại các điểm ngắn mạch trên đường dây (trong trường hợp phân bố sự cố là phân bố đều). Bảng 5. Phân bố suất sự cố tại các vị trí trạm biến áp Dạng ngắn mạch N(1) N(1,1) N(2) N(3) 0.017190 0.005289 0.002645 0.001322 Bảng 6. Phân bố suất sự cố tại các vị trí ngắn mạch trên đường dây. STT Tên nút Tên đƣờng dây Chiều dài (km) Dạng ngắn mạch N(1) N(1,1) N(2) N(3) 1 C06 C01 - C06 0.85 0.321973 0.099068 0.049535 0.024767 .. . . . 106 C64 C62-C64 0.15 0.056819 0.017483 0.008741 0.004371 107 NODE171 C64-NODE171 0.142 0.053788 0.01655 0.008275 0.004138 3. THÔNG SỐ VẬN HÀNH TẠI CHẾ ĐỘ XÁC LẬP Trước hết tính toán lưới điện tại chế độ xác lập để đánh giá biên độ điện áp tại các nút bằng lệnh “Load Flow” trong phần mềm PSS/ADEPT. Kết quả thu được thông số điện áp thể hiện biểu đồ. Như vậy có thể thấy rằng, trong chế độ làm việc bình thường (chế độ xác lập) điện áp tại tất cả các nút đều nằm trong dải điện áp cho phép [0,95-1,05 pu]. Ngay cả những phụ tải cuối nguồn thì biên độ điện áp vẫn đảm bảo yêu cầu. Nghĩa là không xảy ra sụt áp trong lộ đường dây trong chế độ xác lập. 4. TÍNH NGẮN MẠCH VÀ TỔNG HỢP GIÁ TRỊ ĐIỆN ÁP, TẦN SUẤT SỤT GIẢM ĐIỆN ÁP Dạng ngắn mạch một pha N(1) xảy ra với cả 3 pha A, B, C với phân bổ xác suất 1/3 cho mỗi pha. Kết quả tính ngắn mạch một pha với pha A hoặc pha B, pha C cho giá trị điện áp pha nhỏ nhất là như nhau. Do đó chỉ cần chọn pha A làm pha đặc biệt để tính toán 70 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ngắn mạch 1 pha. Lập luận tương tự với trường hợp ngắn mạch 2 pha, 2 pha chạm đất và ngắn mạch 3 pha. Sau khi đã xây dựng xong lưới điện và nhập số liệu của các phần tử trong lưới, ta sử dụng các phần mềm PSS/ADEPT để tính ngắn mạch các nút (177 nút) đối với 4 dạng ngắn mạch. Kết quả tính ngắn mạch từ phần mềm PSS/ADEPT được xuất ra các File Excel .Tổng hợp kết quả điện áp và tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất tại 70 vị trí tải trên lưới phân phối ở các mức điện áp (0 - 0,1); (0,1 - 0,2) ; (0,2 - 0,3) ; (0,3 -0,4) ; (0,4 - 0,5) ; (0,5 - 0,6) ; (0,6 - 0,7) ; (0.7 -0,8) ; (0,8 - 0,9). 4.1. Đánh giá voltage sag theo chỉ tiêu SARFIx tại vị trí Node 71 - Trạm Phù Liễn 2 Bảng 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 trình bày giá trị điện áp và tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất tại trạm Phù Liễn 2 (Node 71) khi xảy ra ngắn mạch 1 pha chạm đất (pha A) tại các điểm ngắn mạch trên lưới phân phối 22 kV trạm E2.14. Giá trị điện áp tính trong đơn vị tương đối với điện áp pha định mức là điện áp cơ bản. Tương tự xét trường hợp ngắn mạch 2 pha N(2), ngắn mạch 2 pha với đất N(1,1), ngắn mạch 3 pha N(3), ta có bảng 4.5 tổng hợp tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất tại vị trí 1- trạm Phù Liễn 2 (Node 71) khi xảy ra 4 dạng ngắn mạch tại các nút. Bảng 4.6 miêu tả chỉ tiêu SARFIx xét tại vị trí trạm trạm Phù Liễn 2 (Node 71). Bảng 7. Giá trị điện áp tại trạm Phù Liễn 2 (Node 71) khi xảy ra ngắn mạch 1 pha tại nút tải (70 nút) trên lưới phân phối 22 kV STT Node ngắn mạch Tên trạm Ua Ub Uc Umin 01 NODE_14 TBA.L.T.Kiệt 0.000 0.951 1.034 0.000 02 NODE_90 TBA.PhápLý 0.002 0.951 1.034 0.002 .. .. . . . .. 69 NODE_40 TBA.K.T.NHap.T 0.054 0.950 1.033 0.054 70 NODE_41 TBA.EverWin 0.057 0.950 1.033 0.057 Bảng 8. Giá trị điện áp tại trạm Phù Liễn 2 (Node 71) khi xảy ra ngắn mạch 1 pha tại các điểm ngắn mạch đường dây (107 điểm) trên lưới phân phối 22 kV STT Node ngắn mạch Tên vị trí Ua Ub Uc Umin 01 C02 NODE78-C02 0.000 0.951 1.034 0.000 02 NODE14 NODE02- NODE14 0.000 0.951 1.034 0.000 . .. .. . .. .. 106 NODE29 NODE27-NODE29 0.018 0.950 1.033 0.018 107 NODE96 C15-NODE96 0.016 0.950 1.034 0.016 71 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 Bảng 9. Tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất tại trạm Phù Liễn 2 (Node 71) khi xảy ra ngắn mạch 1 pha tại các TBA phân phối (69 nút) trên lưới phân phối 22 kV TT Node ngắn mạch Tên trạm 0.0 ÷ 0.1 0.1 ÷ 0.2 0.2 ÷ 0.3 0.3 ÷ 0.4 0.4 ÷ 0.5 0.5 ÷ 0.6 0.6 ÷ 0.7 0.7 ÷ 0.8 0.8 ÷ 0.9 1 NODE_14 TBA. L.T.Kiệt 0.0172 0 0 0 0 0 0 0 0 2 NODE_90 TBA. PhápLý 0.0172 0 0 0 0 0 0 0 0 . .. . . .. . . .. 68 NODE_66 TBA. ĐiênCơ.HP 0.0172 0 0 0 0 0 0 0 0 69 NODE_157 TBA. ThanhBinh 0.0172 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số 69 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng TSSC 1.1868 0 0 0 0 0 0 0 0 Bảng 10. Tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất tại trạm Phù Liễn 2 (Node 71) khi xảy ra ngắn mạch 1 pha tại các điểm ngắn mạch tại đường dây (107 nút) trên lưới phân phối 22 kV STT Vị trí ngắn mạch 0.0 ÷ 0.1 0.1 ÷ 0.2 0.2 ÷ 0.3 0.3 ÷ 0.4 0.4 ÷ 0.5 0.5 ÷ 0.6 0.6 ÷ 0.7 0.7 ÷ 0.8 0.8 ÷ 0.9 1 NODE78-C02 0.321973 0 0 0 0 0 0 0 0 2 NODE02- NODE14 0.056819 0 0 0 0 0 0 0 0 .. . . . . 106 C64-NODE105 0.056819 0 0 0 0 0 0 0 0 107 C64-NODE171 0.053788 0 0 0 0 0 0 0 0 TỔNG SỐ 107 Tổng TSSC 8.609563 0 0 0 0 0 0 0 0 72 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 11. Tổng hợp tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất tại trạm Phù Liễn 2 (Node 71) Dạng NM Tần suất sụt giảm điện áp các mức 0.0-0.1 0.1-0.2 0.2-0.3 0.3-0.4 0.4-0.5 0.5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 0.8-0.9 N(1) 9.79636 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 N(2) 0.54421 2.5080 1.7291 1.4320 1.1397 0.3210 0.2350 0.0000 0.0000 N(1,1) 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.4206 1.6153 0.8740 0.0161 0.0000 N(3) 0.1472 0.3452 2.7682 1.9498 0.2627 2.1320 0.2140 0.0000 0.0000 Tổng 10.4877 2.8532 4.4973 3.3818 1.823 4.0683 1.323 0.0161 0.0000 Bảng 12. Chỉ số SARFIx xét tại vị trí trạm Phù Liễn 2 (Node 71) SARFI0 .1 SARFI0 .2 SARFI0 .3 SARFI0 .4 SARFI0 .5 SARFI0 .6 SARFI0 .7 SARFI0 .8 SARFI0 .9 10.487 13.3402 17.8375 21.2193 23.0423 27.1106 28.4336 28.4497 28.4497 4.2. Đánh giá voltage sag theo chỉ tiêu SARFIx cho cả hệ thống. Xét tương tự với 69 vị trí còn lại ta có bảng 4.7 tổng hợp tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất tại 69 nút trạm phân phối đối với cả 4 dạng ngắn mạch nêu trên ở 60 điểm ngắn mạch nút trạm và 107 điểm ngắn mạch nút đường dây. Từ kết quả này ta sẽ có chỉ tiêu SARFIx của từng vị trí trên lưới phân phối 22 kV trạm E2.14 quận Kiến An-Hải Phòng thể hiện trong bảng 4.8 và chỉ tiêu SARFIx cho cả hệ thống được miêu tả trong bảng 4.9. Bảng 13. Tổng hợp tần suất sụt giảm điện áp pha nhỏ nhất của toàn bộ 70 vị trí trên lưới phân phối. STT Tên nút Tên trạm Tần suất sụt giảm điện áp các mức 0.0-0.1 0.1-0.2 0,2-0,3 0,3-0,4 0,4-0,5 0,5-0.6 0.6-0.7 0.7-0.8 0.8-0.9 1 NODE6 TBA.LKT 8.3231 2.5186 3.1187 4.6282 2.8619 4.8343 2.1649 0.0000 0.0000 2 NODE115 TBA.T.MINH5 8.3231 2.5186 3.1187 4.6282 2.8619 4.8343 2.1649 0.0000 0.0000 . . .. . .. .. .. .. .. 69 NODE113 TBA.D13- E603 10.4877 2.8532 4.4973 3.3818 1.823 4.0683 1.323 0.0161 0.0000 70 NODE118 TBA.DUC THANH 10.4877 2.8532 4.4973 3.3818 1.823 4.0683 1.323 0.0161 0.0000 73 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018 Bảng 14. Tần suất sự cố sag có biên độ nhỏ hơn ngưỡng điện áp x tại 70 vị trí trên lưới phân phối. STT Tên nút Tên trạm <10% <20% <30% <40% <50% <60% <70% <80% <90% 1 NODE 6 TBA.LKT 8.3231 10.8417 13.9604 18.5886 21.4505 26.2848 28.4497 28.4497 28.4497 2 NODE115 TBA.T. MINH5 8.3231 10.8417 13.9604 18.5886 21.4505 26.2848 28.4497 28.4497 28.4497 . . . .. .. . .. 69 NODE113 TBA.D13- E603 10.487 13.3402 17.8375 21.2193 23.0423 27.1106 28.4336 28.4497 28.4497 70 NODE118 TBA.DUC THANH 10.487 13.3402 17.8375 21.2193 23.0423 27.1106 28.4336 28.4497 28.4497 Trung bình 9.40505 12.09095 15.89895 19.904 22.2464 26.6973 28.44165 28.4497 28.4497 Bảng 15. Chỉ tiêu SARFIx của cả hệ thống. SARFI0.1 SARFI0.2 SARFI0.3 SARFI0.4 SARFI0.5 SARFI0.6 SARFI0.7 SARFI0.8 SARFI0.9 9.40505 12.09095 15.89895 19.904 22.2464 26.6973 28.44165 28.4497 28.4497 5. KẾT LUẬN Bài báo này trình bày phương pháp đánh giá một hiện tượng chất lượng điện năng trên lưới phân phối là biến thiên điện áp ngắn hạn (Voltage Sag). Với việc thị trường điện Việt Nam đang được hình thành thì chất lượng điện năng càng phải được quan tâm vì nó cũng sẽ là một trong những yếu tố để ta xác định được giá điện năng cung cấp. Do đó các chỉ tiêu SARFIx được trình bày trong nghiên cứu này sẽ là một trong các cơ sở được bình xét đánh giá trong quá trình lập hợp đồng mua bán điện giữa các các Công ty Điện lực và khách hàng sử dụng điện. Các khách hàng sử dụng điện có thể căn cứ vào kết quả đánh giá hiện tượng sụt giảm điện áp ngắn hạn trên lưới phân phối 22 kV theo chỉ tiêu SARFIx và kết hợp với đặc điểm điện áp làm việc của từng loại phụ tải điện để có thể xác định được tần suất sụt giảm điện áp làm cho phụ tải ngừng hoạt động cũng như là tần suất sụt giảm điện áp làm ảnh hưởng đến hoạt động của phụ tải để từ đó yêu cầu các công ty điện lực cung cấp điện năng đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu của phụ tải. Hướng nghiên cứu có thể phát triển thêm: Kết hợp bài toán đánh giá sụt giảm điện áp ngắn hạn trong lưới phân phối với sụt giảm điện áp ngắn hạn trên lưới truyền tải để tạo thành bài toán lớn đánh giá sụt giảm điện áp ngắn hạn trong hệ thống điện. 74 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bách (2005), Lưới điện và hệ thống điện tập 2, Nhà Xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2. Lã Văn Út (2005), Ngắn mạch trong hệ thống điện, Nhà Xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. Hướng dẫn sử dụng PSS/ADEPT- Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 4. Bach Quoc Khanh, Dong Jun Won, Seung II moon (2008), „Fault Distribution Modeling Using Stochastic Bivariate Model For Prediction of Voltage sag in Distribution systems‟, IEEE Transactions on Power Delivery, Vol.23, Page 347-354. 5. Roger C. Dugan, Mark F. Macgranagan, H. Wayne Beaty (1996), „Electrical power system quality‟, MacGraw-Hill, New York.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_6063_2154182.pdf