Tài liệu Tính cách người Nam Bộ qua nghĩa cử chia sẻ của cư dân Sài Gòn: AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
20
TÍNH CÁCH NGƯỜI NAM BỘ QUA NGHĨA CỬ CHIA SẺ CỦA CƯ DÂN SÀI GÒN
Võ Châu Loan1
1Học viên Cao học Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 08/11/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
11/02/2019
Ngày chấp nhận đăng:
08/2019
Title:
Personality of the Southerners
through the sharing deeds of
Saigon residents
Keywords:
Southern culture, Saigon
residents, deeds
Từ khóa:
Văn hoá Nam Bộ, cư dân Sài
Gòn, nghĩa cử
ABSTRACT
Southern residents are often praised in the character as generous,
chivalrous, and helpful people, which demonstrates a typical regional
culture. Saigon, the heart of the land also shares this cultural value. The
paper examines the behavior of the Saigonese through charity work, street
knights, and assistance in exam seasons in order to clarify the generosity,
help, and chivalry of the Sai...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính cách người Nam Bộ qua nghĩa cử chia sẻ của cư dân Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
20
TÍNH CÁCH NGƯỜI NAM BỘ QUA NGHĨA CỬ CHIA SẺ CỦA CƯ DÂN SÀI GÒN
Võ Châu Loan1
1Học viên Cao học Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 08/11/2018
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
11/02/2019
Ngày chấp nhận đăng:
08/2019
Title:
Personality of the Southerners
through the sharing deeds of
Saigon residents
Keywords:
Southern culture, Saigon
residents, deeds
Từ khóa:
Văn hoá Nam Bộ, cư dân Sài
Gòn, nghĩa cử
ABSTRACT
Southern residents are often praised in the character as generous,
chivalrous, and helpful people, which demonstrates a typical regional
culture. Saigon, the heart of the land also shares this cultural value. The
paper examines the behavior of the Saigonese through charity work, street
knights, and assistance in exam seasons in order to clarify the generosity,
help, and chivalry of the Saigonese in particular and Southern people in
general.
TÓM TẮT
Cư dân Nam Bộ được ca ngợi trong tính cách là những con người phóng
khoáng, nghĩa hiệp, nghĩa tình. Đây là văn hoá đặc trưng mang tính vùng.
Sài Gòn, trung tâm vùng đất Nam Bộ cũng chia sẻ giá trị đặc thù này. Bài
viết nghiên cứu nghĩa cử của cư dân Sài Gòn qua hoạt động Cơm từ thiện,
Hiệp sĩ đường phố, và Tiếp sức mùa thi để làm rõ tính cách phóng khoáng,
nghĩa hiệp, nghĩa tình của người Sài Gòn nói riêng và người Nam Bộ nói
chung.
1. GIỚI THIỆU
Nam Bộ với những đặc điểm riêng về lịch sử hình
thành, xây dựng và phát triển, sự đa dạng về tôn
giáo và tộc người, cùng với những ưu đãi về vị trí
địa lí, điều kiện tự nhiên và khí hậu đã trở thành
vùng đất mới phù trú, giàu có, là tiền đề sản sinh
ra những con người Nam Bộ “phú quý sinh lễ
nghĩa”, phóng khoáng và ấm áp đầy nghĩa tình.
Sài Gòn hay Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM)
ngày nay là nơi từng được mệnh danh là Hòn
ngọc Viễn Đông, nay vẫn là nơi của “đất lành
chim đậu”, tiếp nhận hào khí phương Nam nên cư
dân Sài Gòn cũng mang trong mình những đặc
trưng của con người Nam Bộ.
Những tính cách đó được thể hiện qua nhiều nghĩa
cử cao đẹp, song trong bài viết này tác giả trình
bày nghĩa cử của cư dân Sài Gòn qua hoạt động
Cơm từ thiện, Tiếp sức mùa thi và Hiệp sĩ đường
phố để làm rõ một giá trị văn hóa vùng Nam Bộ -
vùng đất của những con người phóng khoáng,
nghĩa hiệp, nghĩa tình.
2. KHÁI QUÁT VÙNG VĂN HÓA NAM BỘ
2.1 Không gian văn hóa, điều kiện tự nhiên và
khí hậu
Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Việt Nam về
phía Nam, nằm trong lưu vực của sông Đồng Nai
và sông Cửu Long, gần biển Đông. Là vùng đất
cửa sông giáp biển. Nam Bộ nằm trên tuyến hàng
hải quốc tế qua Biển Đông nối Thái Bình Dương
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
21
với Ấn Độ Dương, thông với Đông Nam Á hải
đảo. Qua sông Mêkông, Nam Bộ lại nối thông với
Đông Nam Á lục địa và cả Châu Á.
Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước (rộng gấp đôi
đồng bằng Bắc Bộ), với tổng diện tích đất liền là
64.162,8 km2, dân số 32.938.500 người (Tổng cục
thống kê [TCTK], 2013), gồm 17 tỉnh và 2 thành
phố lớn.
Nam Bộ, về địa lí, được phân làm hai vùng là
Đông Nam Bộ (ĐNB) và Tây Nam Bộ (TNB). Về
vùng văn hóa, Nam Bộ được phân làm ba tiểu
vùng văn hóa là tiểu vùng ĐNB, tiểu vùng TNB,
và tiểu vùng TP HCM.
Tiểu vùng ĐNB có độ cao từ 20m - 200m so với
mực nước biển, địa hình tương đối cổ với nhiều
gò đồi, thềm sông, thềm biển, dốc từ Bắc xuống
Nam, từ đông bắc xuống tây nam. Điều kiện tự
nhiên khá đa dạng, phong phú, có đồi núi thấp,
bán bình nguyên đất đỏ bazan, có thềm phù sa cổ
với dải đất xám, có đồng bằng ven sông của hệ
thống sông Đồng Nai, vùng biển giàu có với
đường bờ biển dài khoảng 125 km, có thềm lục
địa với trữ lượng dầu khí lớn. Ngoài ra còn có
rừng tre dày đặc, gỗ quý, động vật phong phú, có
cao lanh, đất sét tốt cung cấp nguyên liệu cho
nghề gốm sứ, gạch ngói.
Tiểu vùng TNB là vùng đồng bằng châu thổ sông
Cửu Long trẻ do hai nhánh là sông Tiền và sông
Hậu tạo nên, đa dạng về các loại đất. Rừng hầu
như chỉ có rừng nước mặn, thủy sản rất phong
phú. Điều kiện thiên nhiên thuận lợi phát triển
nông nghiệp, ngư nghiệp và chế biến thủy hải sản.
Hai hệ thống sông lớn nhất ở Nam Bộ là hệ thống
sông Đồng Nai là nơi tập trung các cảng chính của
khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái, cảng
Hiệp Phước, cảng Phú Mĩ; hệ thống sông Cửu
Long có lượng phù sa lớn, cung cấp nước cho
trồng lúa, làm nông nghiệp. Với hệ thống sông
ngòi và kênh rạch chằng chịt, Nam Bộ là vùng đất
của sông nước. Biển Nam Bộ nông và ít gió bão
nên nghề cá phát triển cả ven bờ lẫn xa bờ. Ngoài
ra, còn có một số đảo, quần đảo, quan trọng nhất
là đảo Phú Quốc, không chỉ phát triển du lịch mà
trong tương lai có thể phát triển logistics giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới. Nam Bộ, do
vậy, cũng mang tính biển - đảo đặc thù.
Khí hậu Nam Bộ nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh
năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4.
2.2 Đặc điểm lịch sử hình thành vùng văn hóa
Nam Bộ
Nam Bộ xưa là vùng đất giao thoa của nhiều nền
văn hóa, chịu ảnh hưởng cội nguồn chủ yếu văn
hóa Ấn Độ (khác với Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của
văn hóa Trung Hoa). Từ xa xưa, thời gian tương
ứng với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, văn hóa Sa
Huỳnh ở Trung Bộ, thì ở Nam Bộ là nền văn hóa
Đồng Nai (5.000 – 4.000 năm trước). Sau đó là sự
hình thành vương quốc Phù Nam (thế kỉ I – VI)
gắn với nền văn hóa Óc Eo. Khi đế chế Phù Nam
lụi tàn và bị sát nhập vào Chân Lạp với nền văn
hóa Angkor (thế kỉ VII – XVII), thì vùng Nam Bộ
tương ứng với lãnh thổ có tên gọi là Thủy Chân
Lạp vẫn còn hoang sơ, rừng rậm, sình lầy và dân
cư thưa thớt.
Nhiều lớp người đã vào Nam Bộ khẩn hoang. Từ
khoảng thế kỉ 12, người Khmer vào Nam Bộ sinh
sống đầu tiên nhưng hãy còn rất manh mún,
không tạo chuyển biến nào đáng kể. Đến thế kỉ
17, lưu dân người Việt đã bắt đầu vào Nam Bộ
khẩn hoang, nhưng phải giữa thế kỉ này (năm
1620), khi chúa Nguyễn cho công chúa Ngọc Vạn
kết hôn cùng quốc vương Chân Lạp Chey Chatta
II, thì công cuộc đưa dân Nam tiến vào khai khẩn
đất hoang ở Nam Bộ mới thật sự diễn ra mạnh
mẽ, cùng với năm 1698 khi Thống suất Nguyễn
Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào
kinh lược vùng đất Đồng Nai thì chủ quyền vùng
đất Nam Bộ của chúa Nguyễn mới được xác lập.
Quá trình mở mang vùng đất Nam Bộ còn có sự
đóng góp của một bộ phận người Hoa, như các
tướng Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và
hàng ngàn tùy tùng tới Mĩ Tho, Biên Hòa và Sài
Gòn khai khẩn và định cư, hay Mạc Cửu vào năm
1708 đã dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn. Đến
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
22
giữa thế kỉ 18 thì toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã
thuộc về chúa Nguyễn và được sáp nhập vào
Đàng Trong. Người Chăm sau đó mới di cư đến
Nam Bộ. Vì thế, Nam Bộ là nơi hội tụ nhiều nền
văn hóa khác nhau, chủ yếu là văn hóa Trung
Hoa, Khmer và văn hóa Champa.
Nguồn gốc cư dân Nam Bộ đầu tiên theo “là
những người thuộc tầng lớp cùng đinh nghèo khó
nhưng thông minh, những kẻ tù tội, hoặc là những
người thuộc tầng lớp trí thức bất đắc chí”, và
“trong bất kì trường hợp nào, tất cả họ đều có một
điểm giống nhau là bản lĩnh, ngang tàng”, “liều
lĩnh, đầy nghĩa khí, bởi vậy mới hình thành nên
tính trọng nghĩa khinh tài” (Trần Ngọc Thêm,
2008). Con người của tỉnh Gia Định xưa đã được
nhận định “Tục chuộng khí tiết, khinh tài trọng
nghĩa, sĩ phu ham đọc sách cốt yếu cần cho hiểu
rõ nghĩa lí mà lại vụng nghề văn từ” (Sơn Nam,
2015, tr.36). Họ đã đi vào Nam Bộ riêng lẻ theo
từng gia đình, cá nhân, khác với di dân vào Trung
Bộ thường theo từng làng, từng họ. Sau những đợt
khẩn hoang, những lưu dân này thường xin chúa
Nguyễn một phần đất để lập làng. Nên xét về mặt
lịch sử, Nam Bộ là vùng đất mới của Việt Nam
với những cư dân tuy nghèo nhưng giàu nghĩa
khí, nghĩa hiệp.
Mãi đến khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ Nam Kì
năm 1884 và đô hộ đến 1945, đặt chế độ trực trị,
với tư cách là một vùng thuộc địa hải ngoại của
Pháp, Nam Bộ đã thay đổi và phát triển trên tất cả
các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và văn
hóa, nhất là Sài Gòn thời Pháp được mệnh danh là
“Paris thu nhỏ”, là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Những yếu tố văn hóa ngoại sinh mới đã thổi vào
Nam Bộ, nên cư dân nơi này chịu ảnh hưởng văn
hóa phương Tây rõ rệt hơn các vùng khác, chủ
yếu là văn hóa Pháp, văn hóa Mĩ.
2.3 Kinh tế - xã hội - văn hóa vùng Nam Bộ
hiện nay
Kinh tế Nam Bộ phát triển nhất nước, nhất là
vùng ĐNB được coi là vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam với nền kinh tế thị trường, khu vực kinh
tế tư nhân phát triển, đầu tư nước ngoài nhiều, các
khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng,
đóng góp 2/3 số thu ngân sách của cả nước.
Cư dân Nam Bộ “tứ chiến”, “tứ xứ” từ nhiều
luồng di dân từ Tây Nguyên, từ miền Bắc, miền
Trung vào làm ăn sinh sống. Tộc người bản địa
Stiêng, Chơro, Mạ và di cư là Việt, Hoa,
Khmer, Chăm, trong đó người Việt là chủ yếu và
sống cộng cư cùng các tộc người khác, nên “con
người không quen biết nhau, nhưng cũng có nhu
cầu tương trợ giúp đỡ nhau.” (Trần Ngọc Thêm,
2008)
Văn hóa tín ngưỡng tôn giáo đa dạng và phát
triển. Hệ thống tín ngưỡng ngoại lai có mặt hầu
hết các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo,
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ Giáo, Tin
Lành bên cạnh các tôn giáo bản địa như Cao
Đài, Hòa Hảo, Bửu Sơn Kì Hương, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa.
Người Nam Bộ hay “tham gia vào công cuộc khai
hoang, chữa bệnh, làm từ thiện, chăm sóc người
bệnh, giúp người nghèo, người cô đơn, trẻ em
lang thang. Đây thực sự là một đặc trưng riêng
của vùng Nam Bộ.” (Phan Huy Lê, 2017b, tr.126).
Những việc như thế này thường được thực hiện
bởi những tín đồ tôn giáo. Sở dĩ có tình hình này
là do “bản thân các tín đồ hiểu hơn ai hết nỗi khó
khăn vất vả của chính họ trong buổi đầu khai phá.
Sự chia sẻ đó như là một truyền thống văn hóa
của các thế hệ đi trước, mà ngày nay họ vẫn tiếp
tục truyền thống đó”. (Phan Huy Lê, 2017b,
tr.126)
Xét về nhiều phương diện hiện nay cũng như
trong tương lai lâu dài, Nam Bộ sẽ đóng vai trò
quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh
tế, văn hóa ở nước ta, nhất là vùng Đông Nam Bộ.
3. KHÁI QUÁT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
3.1 Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
TP HCM có diện tích 2.095,239 km2, dân số là
8.224.000 người (2015). Về mặt hành chính, TP
HCM thuộc vùng Đông Nam Bộ. Về vùng văn
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
23
hóa, TP HCM là một tiểu vùng văn hóa bên cạnh
tiểu vùng ĐNB và TNB.
TP HCM nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con
đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang
Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Đây
là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng
và là cửa ngõ quốc tế.
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài
Gòn, TP HCM có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
khá đa dạng. Nơi đây hầu như không xảy ra bão lũ
nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng như các
tỉnh miền Bắc, miền Trung.
3.2 Kinh tế - xã hội - văn hoá
Nếu ĐNB là vùng trọng điểm phía Nam thì TP
HCM là trung tâm của vùng. TP HCM hiện nay là
một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương với
thu nhập bình quân là 5.472 USD (2018), cao gần
gấp hai lần bình quân của cả nước.
Nền kinh tế đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác
mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế
biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... trong đó
ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Thành phố
được xem là đầu tàu của nền kinh tế Việt
Nam. Ngoài ra thành phố cũng chủ trương đi đầu
về áp dụng công nghệ cách mạng 4.0 trong xây
dựng thành phố thông minh tương lai. Mục tiêu
phát triển là trở thành một vùng đô thị lớn phát
triển năng động và bền vững, có vai trò, vị thế
quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và hướng
tới quốc tế.
Dân tộc sống tại TP HCM chủ yếu là người Việt,
Hoa, Khơme, Chăm. Thành phố cũng có không ít
công trình kiến trúc mang kiểu dáng phương Tây
và sở hữu một nền văn hóa đa dạng. Đây cũng là
một đô thị đa dạng về tôn giáo, trong đó tín đồ
Phật giáo và Thiên Chúa giáo chiếm ưu thế, có
nhiều chùa bề thế, cổ kính 100-200 tuổi, và nhà
thờ lớn.
Chính những tiền đề về kinh tế, văn hóa, xã hội
của TP HCM đã thúc đẩy các hoạt động nghĩa cử
tốt đẹp của cư dân Sài Gòn như Cơm từ thiện,
Hiệp sĩ đường phố, và Tiếp sức mùa thi như là
nghĩa cử văn hóa của người thành phố, phóng
khoáng, nghĩa tình, nghĩa hiệp, lan tỏa sâu rộng
trong cộng đồng.
4. NGHĨA CỬ CỦA CƯ DÂN SÀI GÒN
4.1 Hoạt động Cơm từ thiện tại TP HCM
“Cơm từ thiện” ở TP HCM đã xuất hiện từ rất lâu,
nhưng theo hiểu biết của tác giả, hầu như không
có tài liệu nào ghi chép lại chính xác thời điểm bắt
đầu xuất hiện hoạt động này. Qua nghiên cứu các
quán cơm từ thiện, tác giả thấy rằng sự thành lập
quán nở rộ trong những năm 2000, với những
dạng thức ban đầu là cá nhân, nhóm cá nhân tự
nguyện nấu cơm và phát cho người nghèo, sau đó
phát triển lên thành những “Bếp ăn yêu thương”,
và sau đó thành lập “Quán cơm từ thiện”. Ngoài
các cá nhân, nhóm cá nhân hoạt động tự do tự
nguyện thì các Phật tử và người Công giáo là hai
nhóm đối tượng chủ yếu rất ủng hộ và nhiệt tình
với hoạt động cơm từ thiện này.
Hoạt động cơm từ thiện ban đầu diễn ra ngay tại
địa phương với mục đích ban đầu là giúp đỡ
những người khó khăn trong địa phương, sau lan
tỏa dần đến những người nghèo ở các nơi khác.
Cơm từ thiện có thể được phục vụ tại chỗ miễn
phí hoặc “bán” tượng trưng với giá 2.000 – 5.000
đồng, hoặc tổ chức bếp cơm và phát miễn phí cho
bệnh nhân và thân nhân tại các bệnh viện lớn như
Bệnh viện Ung Bướu, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh
viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhi
đồng thành phố Đi kèm miễn phí cơm còn có
miễn phí trà đá, phát thuốc trị các bệnh vặt thông
thường.
Đối tượng hướng tới để sẻ chia là người nghèo,
người chạy xe ôm, bán vé số dạo, lượm ve chai,
người già neo đơn, bệnh tật, trẻ em nghèo mồ côi,
người khuyết tật Dường như, ở Sài Gòn, chỉ
những đối tượng như thế mới đến nhận sự giúp đỡ
thường xuyên, họ sống qua ngày bằng những suất
cơm nghĩa tình này, nên họ rất biết ơn.
Thức ăn từ thiện được phục vụ thường là cơm
chay, nui chay, bánh mì chay; nhà thờ phục vụ
cơm mặn, thịt cá, trái cây đầy đủ; các nhóm sinh
viên tùy từng đợt quyên góp mà cho thực đơn
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
24
chay, mặn; một số cá nhân tự do tự nguyện phát
trong ngày rằm lớn. Tùy vào quy mô của quán,
của nhóm hay tổ chức mà phục vụ số lượng từ
500 suất đến trên dưới 2.000 suất mỗi ngày.
Đằng sau những suất cơm này là cả những tấm
lòng tình nghĩa của những con người luôn âm
thầm phục vụ một cách vui vẻ, tận tâm. Đó
thường là các Phật tử có thời gian muốn làm từ
thiện, các bà, các chị, các anh phục vụ cho giáo
xứ và sống theo lời Chúa cũng dành thời gian đến
làm không lương. Ngoài ra còn có một lượng lớn
các bạn sinh viên và cả các em học sinh nhỏ tuổi
cũng tranh thủ góp sức. Họ thường thức dậy từ
sớm 4 -5 giờ sáng để đi chợ, chế biến thức ăn, nấu
cơm, đi phát cơm, phục vụ. Tất cả họ đều làm vì
nghĩa, vì tình.
Để duy trì được hoạt động cơm từ thiện đều đặn,
thì nguồn kinh phí ban đầu thường do cá nhân tự
nguyện đóng góp, sau đó về lâu dài họ kêu gọi
thêm tiểu thương các chợ ủng hộ rau củ quả, gia
vị, quyên góp từ các mạnh thường quân, các cá
nhân hảo tâm, tổ chức tôn giáo như chùa, nhà thờ.
Các em học sinh trong Câu lạc bộ “Nhịn ăn sáng”
của quận Bình Thạnh thì nhín lại bữa sáng để mỗi
hai tuần vào chủ nhật lại dành cho hoạt động cơm
từ thiện của mình.
Cơm từ thiện ở TP HCM ngày càng tỏa lan sâu
rộng trong cộng đồng người Sài Gòn, là “cứu
cánh” cho những người khốn khổ, neo đơn, bệnh
tật có bữa cơm qua ngày. Bảng các quán cơm từ
thiện bên dưới cho thấy số lượng các quán cơm từ
thiện ở thành phố, cách thức phục vụ theo kiểu
miễn phí hay lấy tiền tượng trưng, số ngày phục
vụ, để từ đó có thể hình dung nghĩa cử cao đẹp
của cư dân Sài Gòn.
Bảng 1. Các Quán cơm từ thiện tại TP HCM
STT Tên quán Địa chỉ Thời gian Giá từ thiện
1 Quán Cơm Nụ Cười Mới 1
Số 6 Đường Cống Quỳnh, Quận 1,
TP HCM (Từ Số 6 Hồ Xuân
Hương chuyển về đầy).
Hàng ngày 2.000 đ (Phở 1.000
đ được bán 1 lần /
tháng vào thứ 5)
2 Quán cơm 2000đ Số 88/13 Bình Trưng, P. Bình
Trưng Đông, Q2, TP.HCM.
18/6/2015.
Thứ 3, 5, 7 300 suất miễn Phí,
100 suất 2.000 đ
3 Bếp ăn từ thiện Bảo Hòa 220 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP
HCM
Hàng ngày 2.000 đ
4 Quán Ăn Chay Từ Tâm 33 Trần Nhân Tôn, Phường 2,
Quận 10, TP HCM) - Đối diện
cổng sau Cao đẳng Kinh tế Thành
phố.
T2, 4, 6 5.000 đ
5 Quán Cơm Nhà Thờ Hầm Đường số 3, cư xá Lữ Gia, Quận
11. Quán nằm trên đường Nguyễn
Thị Nhỏ.
T2, 4, 6 2.000 đ
6 Quán Cơm Thiện Tâm 174/30A đường Chu Văn An,
phường 12, quận Bình Thạnh.
Từ 10h30 –
Hàng ngày
2.000 đ
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
25
STT Tên quán Địa chỉ Thời gian Giá từ thiện
7 Chùa Vạn Thiện Hẻm 360 đường Trần Phú, Phường
4, Quận 5 - TPHCM. Nằm gần ĐH
Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm,
ĐH Sài Gòn, Cao đẳng Phát thanh
Truyền hình 2.
Ngày 30, 1,
14, 15 (âm
lịch) hàng
tháng
Miễn Phí
8 Cơm Chay Xã Hội Số 53 Vũ Tùng, Phường 1, Quận
Bình Thạnh, TP HCM
Hàng ngày,
ngày 2 bữa
2.000 đ
9 Quán cơm chay 5k Đường Chương Dương gần Chợ
Thủ Đức, từ ngã 4 Thử Đức quẹo
xuống hướng chợ Thủ Đức khoảng
1,5km, quẹo phải khoảng 400m,
bên tay phải.
Chờ đóng
góp của bạn
5.000 đ
10 Bếp ăn từ thiện Bảo Hòa 220 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP
HCM.
Từ T2 - T6 Miễn Phí (Cần xác
minh)
11 Quán Thiện Tâm ăn cơm chay Quán nằm cạnh Ngôi chùa Cao Đài
ở đường Chu Văn An, gần Ngã
Năm Nơ Trang Long - Lê Quang
Định.
Chờ đóng
góp
Miễn Phí
12 Quán cơm chay từ thiện tương
trợ Nụ Cười 2
Số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt,
phường Tân Quý, quận Tân Phú,
TP HCM.
T2, 4, 6 2.000 đ
13 Quán cơm từ thiện quận Tân
Bình
2/5 Chấn Hưng, Phường 6, Quận
Tân Bình, TP HCM.
T3, 5 5.000 đ
14 Quán cơm từ thiện Chùa Long
Sơn
Số 77/7777 Nguyễn Oanh, Phường
6, Gò Vấp, TP HCM.
Ngày 14 , 15
, 30 , 1 (âm
lịch) hàng
tháng
Chờ đóng góp
15 Quán Cơm Diệu Tâm Ngã 4 Nguyễn Văn Lượng và Lê
Đức Thọ, Quận Gò vấp, TP. HCM.
Chờ đóng
góp của bạn
8.000 đ
16 Cơm chay Vợ Thằng Đậu Số 40, Đặng Văn Bi, Quận Thủ
Đức, TP HCM.
Hàng ngày:
10:30 - 11:30
Miễn Phí
17 Quán cơm chay từ thiện Bình
Thạnh
Số 53 Vũ Tùng Phường 1, Quận
Bình Thạnh, TP HCM.
Hàng ngày Miễn Phí
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
26
STT Tên quán Địa chỉ Thời gian Giá từ thiện
18 Quán cơm xã hội Trẻ Em
Nghèo
156X, Bến Chương Dương, P. Cầu
Ông Lãnh, Quận 1, TP HCM.
Chờ đóng
góp
2.000 đ
19 Nụ Cười Mới 2 371 Tân Sơn Nhì, P.Tân Thành,
Q.Tân Phú.
Từ 10:30
Các ngày T2
- T7
2.000 đ
20 Nụ Cười Mới 3 1276 Huỳnh Tấn Phát, P. Phú Mỹ,
Q7.
Từ 10:30 các
ngày T2, 4, 6
2.000 đ
21 Nụ Cười Mới 4 132 Bến Vân Đồn, Q4. Từ 10:30 các
ngày T3, 5, 7
2.000 đ
22 Nhà hàng Tano central Ngã tư Lý Tự Trọng - Hai Bà
Trưng.
16h00 từ T2
- T6 hàng
tuần
Miễn phí
(Nguồn https://chanhtuoi.com/dia-chi-ban-com-tu-thien-gia-2000d.html)
Trong danh sách 22 quán trên có Quán cơm xã hội
trẻ em nghèo hướng đến phục vụ cho trẻ em cơ
nhỡ, mồ côi, khuyết tật rất đáng trân trọng. Ở
thành phố hiện nay Bệnh viện Nhi đồng đã phối
hợp với Chi hội từ thiện Nhơn Hòa trực thuộc Hội
Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố lập “Bếp yêu
thương” cung cấp khoảng trên 500 suất ăn miễn
phí cho bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi đều đặn
hàng ngày. Nghĩa tình này của cư dân Sài Gòn
dành cho trẻ em đang phải nằm điều trị ở bệnh
viện là cá biệt, duy nhất chỉ có ở Sài Gòn.
TP HCM đã tiên phong trong cả nước về hoạt
động cơm từ thiện. Đến nay hoạt động này đã lan
tỏa đến những tỉnh thành khác, nhưng số lượng ít
hơn. Nếu thành phố có thể liệt kê hơn 20 quán
cơm từ thiện thì Hà Nội, cũng là một đô thị lớn
cũng chỉ mới có 5-6 quán. Điều này cho thấy rằng
nghĩa cử của người Sài Gòn là một trong những
nét đại diện cho văn hóa Nam Bộ đã thu hút và
được sự đồng tình hưởng ứng của nhiều cư dân ở
các tỉnh thành xa xôi khác.
4.2 Hiệp sĩ đường phố
Theo Reuters, các “Hiệp sĩ đường phố” là “những
con người bình thường tình nguyện làm công việc
nguy hiểm mà không cần trả công. Các “hiệp sĩ”
trên đường phố TP HCM không giống như những
hiệp sĩ thời trung cổ thường thấy qua phim ảnh
hay sách báo. “Chiến mã” của họ là những chiếc
xe máy, họ đi dép tông làm bằng cao su chứ
không phải ủng sắt, và thay vì khoác lên mình bộ
giáp sáng loáng, họ mặc áo gió mỏng tang bay
phần phật trong gió.” (Hãng tin Anh theo chân
các hiệp sĩ đường phố ở Sài Gòn. Truy cập từ:
https://amp.vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-
song-do-day/hang-tin-anh-theo-chan-cac-hiep-si-
duong-pho-o-sai-gon-3758066.html)
Họ là lực lượng “công lí dân phòng” tình nguyện
đuổi bắt những tên tội phạm cướp giật ở TP HCM
và tỉnh Bình Dương lân cận, nơi người dân ngày
càng than phiền về tình trạng tội phạm gia tăng và
sự bất lực của cơ quan công quyền.
Thật ra, ở Sài Gòn, vào những năm đầu sau giải
phóng do tình hình an ninh trật tự trong thành phố
vô cùng phức tạp nên đã xuất hiện các Đội S.B.C
săn bắt cướp do công an thành phố thành lập vào
năm 1978 để truy quét tội phạm, cướp giật. Hoạt
động được đến cuối thập niên 1980 thì lực lượng
này được giải tán do các chiến sĩ SBC rời cương
vị, trở thành lãnh đạo ngành công an các quận
huyện TP HCM.
Năm 2008, Công an TP HCM lập lại Đội cảnh sát
hình sự đặc nhiệm (SBC) thuộc Phòng cảnh sát
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
27
điều tra tội phạm và trật tự xã hội. Lực lượng bao
gồm hơn 50 chiến sĩ được tuyển lựa kĩ, đào tạo
nâng cao về võ thuật, bắn súng và lái xe suốt
trong 4 tháng. SBC sẽ phối hợp với cảnh sát hình
sự, đặc nhiệm, công an các quận huyện và các lực
lượng hoạt động trên các địa bàn trong công tác
nắm tình hình đối tượng, vây bắt kẻ gây án cướp
giật. Năm 2011, các hiệp sĩ săn bắt cướp đã được
báo điện tử Vnexpress vinh danh là nhân vật của
năm.
Bên cạnh những đội SBC chuyên nghiệp của công
an TP HCM còn có những đội SBC nghiệp dư
được nhóm cá nhân thành lập tự phát, và đây mới
chính là những hiệp sĩ đường phố Sài Gòn.
Với tính cách liều lĩnh, quả cảm và nghĩa hiệp
như con người Nam Bộ thuở xưa, họ đã len lỏi
trên các cung đường để theo dõi và xử lí các vụ
cướp. Khi có vụ việc xảy ra, họ gọi điện báo cho
công an nếu đồn công an ở gần đó, nhưng thường
cướp không thành động gần đồn, nên họ phải trực
tiếp ra tay hành động sau đó giao nộp cho cơ quan
chức năng.
Ngoài ra họ còn tạo trang facebook và đăng số
hotline để bất cứ khi nào cần, người dân có thể
gọi giúp đỡ. Mỗi ngày, theo lời kể của một hiệp
sĩ, họ nhận được từ 50 - 100 cú điện thoại (nhiều
cú gọi vào nửa đêm) nhờ truy đuổi các vụ cướp
giật, can thiệp vào các vụ liên quan đến tội phạm
ma túy, thậm chí bắt cóc. Họ cũng ghi chép lại
thông tin chi tiết hàng ngàn tội phạm và giúp cơ
quan công an bắt giữ.
Phần lớn hiệp sĩ là những người nghèo, chạy xe
ôm, đạp ba gác, lái taxi, sửa xe, làm thợ hồ, phụ
quán, bán bánh mì họ làm việc không nghĩ cần
trả công, họ đến với nghề trong khí phách hiệp sĩ
nên họ không sợ hiểm nguy. Nhiều người đã gắn
bó công việc nghĩa hiệp này hơn 20 năm.
Làm công việc hiểm nguy dễ bị thương, bị bắn, bị
phơi nhiễm HIV, bị trả thù, bị hi sinh khi tuổi đời
còn trẻ mà không ngờ rằng nhiều người trong số
họ chẳng được trang bị võ nghệ, và đương nhiên
không có vũ khí, công cụ như các đội săn cướp
chính quy của lực lượng công an thành phố. Họ
bắt cướp nhờ kinh nghiệm là chủ yếu, một hiệp sĩ
đội săn bắt cướp Tân Bình đã chia sẻ khi được
phỏng vấn. Chính vì vậy, khi nguy hiểm xảy đến
thì họ là những người ngã xuống đầu tiên. Dù vậy,
điều này cũng chẳng thể ngăn họ tiếp tục sống
chết với “nghề”, vì sự ngang tàng, quả cảm đã ăn
vào trong máu “Tôi không dừng được. Nó ăn vào
máu tôi rồi”, “Niềm đam mê của tôi không tắt.”
(Hiệp sĩ đường phố: Ai bảo vệ các anh. Truy cập
từ: https://news.zing.vn/hiep-si-duong-pho-ai-bao-
ve-cac-anh-post842349.html), “Càng có hiệp sĩ hi
sinh, chúng tôi càng phải chiến đấu”, “anh em làm
vì cái nghĩa, cái tình.” (Hiệp sĩ đường phố: Anh
hùng hay nạn nhân trên BBC News tiếng Việt.
Truy cập từ:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-
44172232). Đối với họ niềm hạnh phúc có được
từ những nghĩa cử này ngoài cứu giúp được người
bị nạn, góp phần giữ thành phố yên bình, còn là
cái nghĩa, cái tình và được sống với “những người
cộng sự cùng chung chí hướng.” (Hiệp sĩ đường
phố: Ai bảo vệ các anh. Truy cập từ:
https://news.zing.vn/hiep-si-duong-pho-ai-bao-ve-
cac-anh-post842349.html)
Hiệp sĩ đường phố là những Lục Vân Tiên của đời
thường, những anh hùng áo vải hiếm có, tưởng
chỉ là trong thơ ca. Nghĩa cử, khí phách của họ
mang nét đẹp văn hóa rạng ngời trong cuộc sống
náo nhiệt giữa lòng đô thị Sài Gòn phồn hoa. Đó
là một trong các giá trị điển hình về văn hóa nghĩa
khí của con người Nam Bộ nói chung, của thành
phố nói riêng, đáng được vinh danh “Gương sáng
phố phường”, “Anh hùng SBC” của thành phố.
4.3 Tiếp sức mùa thi tại TP HCM
“Tiếp sức mùa thi” là một chương trình xã hội
nhằm hỗ trợ các thí sinh thi vào các trường đại
học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Chương trình được tổ chức lần đầu tiên vào năm
1996 bởi Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP HCM
với tên gọi “Chương trình hỗ trợ thí sinh dự thi
đại học, cao đẳng”. Đến năm 2001, Trung ương
Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Báo Thanh Niên cùng Tập đoàn Văn phòng phẩm
Thiên Long nhân rộng mô hình và tổ chức chương
trình với tên gọi chính thức là “Tiếp sức mùa thi”.
TP HCM, cái nôi không chỉ của Cơm từ thiện,
Hiệp sĩ đường phố, mà còn của Tiếp sức mùa thi.
Thành phố, tuy về truyền thống không phải là nơi
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
28
đặt nặng chuyện học hành như các sĩ phu Bắc Hà,
nhưng nay là nơi hội tụ những anh tài, các trường
đại học và cơ sở giáo dục lớn và uy tín nhất nước,
nên giáo dục rất được quan tâm, nhất là việc thi
cử đại học. Do đó mùa thi nhiều năm trước kia là
lúc các học sinh ở nhiều tỉnh đổ về, vì thế với
những người chân ướt chân ráo lên Sài thành rất
cần nhiều sự giúp đỡ, chủ yếu là vấn đề đi lại, ăn
ở, trú ngụ vài ngày thi Hiểu rõ khó khăn này,
tình nguyện viên của Tiếp sức mùa thi đã tiến
hành các hoạt động như rước thí sinh ở bến xe, hỗ
trợ làm thủ tục đăng kí thi, chỉ dẫn đường, cung
cấp địa chỉ phòng trọ giá rẻ, địa điểm ăn uống gần
nhất cho thí sinh và phụ huynh. Những năm nay,
thi cử được tổ chức ngay địa phương nên thành
phố đã linh hoạt sáng tạo nhiều công tác hỗ trợ
khác cho phù hợp, song vẫn với ý nghĩa hỗ trợ thí
sinh dự thi đạt kết quả tốt nhất.
Những người tham gia Tiếp sức mùa thi là các
nhóm sinh viên tình nguyện tại tất cả các trường
đại học trong thành phố và tình nguyện viên của
thành phố cùng phối hợp tham gia túc trực tại các
điểm thi để hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi,
chỉ đường, trấn an tinh thần, trò chuyện với phụ
huynh, giải đáp thắc mắc tuyển sinh, điều phối
giao thông cục bộ trước cổng trường, cung cấp
nước uống, bút viết, quạt cho thí sinh, và nhiều
trường hợp “cõng” thí sinh xỉu Để làm tròn
nhiệm vụ, họ phải có mặt trước 6 giờ sáng và kết
thúc vào lúc 5 giờ 30 chiều vào các ngày thi.
Khác với hoạt động Cơm từ thiện và Hiệp sĩ
đường phố, Tiếp sức mùa thi ra đời một cách có
tổ chức và quy củ, ngày càng xã hội hóa hỗ trợ chi
phí hoạt động như nước uống, quạt giấy, dù, bàn
ghế, tặng phẩm học sinh nên hoạt động rất hiệu
quả, nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội
và các mạnh thường quân.
Mạnh thường quân của Tiếp sức mùa thi là các tổ
chức tôn giáo, như nhà thờ trước kia cung cấp
hàng trăm chỗ ở cho thí sinh tỉnh nghèo, các gia
đình cá nhân ở gần các điểm thi cũng cho phòng
trọ miễn phí và còn chở thí sinh đi thi. Nay thì các
tổ chức này đóng góp hỗ trợ tài chính là chủ yếu.
Riêng Cơm từ thiện cũng dành nhiều suất cơm
cho những gia đình thí sinh nghèo trong các ngày
thi.
Nghĩa cử của người Sài Gòn thật là ấm áp, tấm
chân tình của họ đã nâng đỡ biết bao bạn học sinh
chắp cánh ước mơ đại học của mình. Nghĩa cử
của cư dân Sài Gòn một lần nữa lại lan tỏa khắp
nơi và hiện nay 63 tỉnh thành đã có hoạt động
Tiếp sức mùa thi đầy ý nghĩa.
5. ĐỀ XUẤT VỀ CÁC NGHĨA CỬ CỦA CƯ
DÂN SÀI GÒN
Người Sài Gòn trên mảnh đất Nam Bộ tuy là dân
tứ xứ nhưng khi đã định cư ở Sài Gòn thì thường
hòa vào trong văn hóa tính cách mang tính đại
diện cho con người Nam Bộ, đó là nghĩa tình,
nghĩa hiệp, phóng khoáng vô cùng. Những nghĩa
cử cao đẹp của họ thường xuất phát từ sự tự
nguyện, họ làm nhưng không mong được hậu
thưởng hay trả công. Nên để các nghĩa cử từ thiện
và tiếp sức mùa thi này tiếp tục phát huy và lan
tỏa một cách tự nhiên trong cộng đồng người Sài
Gòn thì cần ca ngợi những việc làm này thông qua
các chương trình truyền hình như “Bếp yêu
thương” của HTV, hay cũng có thể là mô hình
giống “Câu chuyện tử tế” của VTV, khen và tặng
thưởng các đội tình nguyện Tiếp sức mùa thi là
việc làm thiết thực, từ đó truyền bá thông điệp
nghĩa tình đến với mọi người. Qua đó có thể nhận
được sự quan tâm và đóng góp rộng rãi hơn cho
những cá nhân, tổ chức hoạt động Cơm từ thiện
và Tiếp sức mùa thi, để ngọn lửa của các bếp cơm
từ thiện luôn được thắp lên, chương trình Tiếp sức
mùa thi luôn được đồng hành bền bỉ.
Riêng Hiệp sĩ đường phố, tác giả không đề xuất
khuyến khích thêm thành viên trong cộng đồng
tham gia vì đây là công việc nguy hiểm đến tính
mạng, là công việc của các cơ quan chức năng
trong việc giữ gìn trật tự, an toàn môi trường sống
cho người dân thành phố. Thành phố cần có chủ
trương kêu gọi Hiệp sĩ đường phố nên dừng hoạt
động săn bắt cướp như một nghề, đồng thời hỗ trợ
đào tạo nghề, giới thiệu việc làm giúp họ tháo gỡ
khó khăn trong cuộc sống mưu sinh và cũng nên
dành những khoản thưởng thiết thực ghi nhận
cống hiến nghĩa hiệp của họ cho cộng đồng trong
nhiều năm qua. Công việc săn bắt cướp này sẽ chỉ
là của những đội SBC công an thành phố với lực
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 20 - 29
29
lượng được đào tạo bài bản, trang bị đầy đủ, hiện
đại.
6. KẾT LUẬN
Nghĩa cử của cư dân Sài Gòn qua hoạt động Cơm
từ thiện, Hiệp sĩ đường phố và Tiếp sức mùa thi
bắt nguồn từ truyền thống văn hóa nghĩa tình,
nghĩa hiệp, phóng khoáng của con người Nam Bộ
từ lúc khai khẩn cho đến mãi hôm nay. Giá trị văn
hóa này là đại diện cho tính cách nói chung của
văn hóa cư dân Nam Bộ, thể hiện sâu sắc, rõ nét,
đặc thù, cụ thể qua cư dân Sài Gòn, làm lan toả ra
nhiều vùng trong cả nước. Tiên phong đi đầu về
kinh tế, văn hóa, giáo dục, TP HCM sẽ không
đánh mất truyền thống văn hóa nghĩa cử đẹp này
trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bếp từ thiện giữa phố - Thành phố hôm nay.
HTV9. Truy cập từ:
https://www.youtube.com/watch?v=tpBK-
XcEw58.
Bếp Yêu Thương 2013 - Quán cơm chay Từ Tâm
(Quán cơm 5.000 đồng) TP.HCM. HTV7. Truy
cập từ:
https://www.youtube.com/watch?v=lRD_CM
VdMiQ.
Đồng hành cùng bệnh nhi khó khăn, “Bếp yêu
thương” của Bệnh viện Nhi đồng thành phố.
(k.n). Truy cập từ:
hanh-cung-benh-nhi-kho-khan-bep-yeu-
thuong-benh-vien-nhi-dong-thanh-pho
Tổng hợp địa chỉ bán cơm từ thiện giá 2.000.
(k.n). Truy cập từ: https://chanhtuoi.com/dia-
chi-ban-com-tu-thien-gia-2000d.html.
Đội trưởng săn bắt cướp đầu tiên và những chiến
công lừng lẫy. (k.n). Truy cập từ:
https://news.zing.vn/doi-truong-sbc-dau-tien-
va-nhung-chien-cong-lung-lay-
post647566.html.
Hãng tin Anh theo chân các hiệp sĩ đường phố ở
Sài Gòn. Vnexpress. Truy cập từ:
https://amp.vnexpress.net/tin-tuc/the-
gioi/cuoc-song-do-day/hang-tin-anh-theo-
chan-cac-hiep-si-duong-pho-o-sai-gon-
3758066.html.
Hiệp sĩ đường phố: Anh hùng hay nạn nhân trên
BBC News tiếng Việt. BBC news.Truy cập từ:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-
44172232.
Hiệp sĩ đường phố: Ai bảo vệ các anh. (k.n). Truy
cập từ: https://news.zing.vn/hiep-si-duong-
pho-ai-bao-ve-cac-anh-post842349.html.
Phan Huy Lê. (2017a). Vùng đất Nam Bộ: Quá
trình hình thành và phát triển (Tập 1). Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
Phan Huy Lê. (2017b). Vùng đất Nam Bộ: Quá
trình hình thành và phát triển (Tập 2). Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
Sơn Nam. (2015). Nói về miền Nam, cá tính miền
Nam, và thuần phong mĩ tục Việt Nam. TP
HCM: Nhà xuất bản trẻ.
Thông tin Tiếp sức mùa thi. (k.n). Truy cập từ:
Thông tin về TP HCM. (k.n). Truy cập từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/
Trần Ngọc Thêm. (2007). Khu vực Nam Bộ và
tình hình nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân
văn Nam Bộ. Trang Văn hoá học của Trung
tâm Văn hoá học lí luận và ứng dụng của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia TP HCM. Truy cập từ:
hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/81-tran-ngoc-
them-nam-bo-va-nghien-cuu-khxh-nv-nb.html.
Truy cập ngày 24-09-2018.
Trần Ngọc Thêm. 2008. Tính cách văn hóa người
Việt Nam Bộ như một hệ thống. Trang Văn hoá
học của Trung tâm Văn hoá học lí luận và ứng
dụng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM. Truy
cập từ:
hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/408-tran-ngoc-
them-tinh-cach-van-hoa-nguoi-viet-nam-
bo.html. Truy cập ngày 24-09-2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1576048921_03_vo_chau_loanpdf_1136_2200905.pdf