Tài liệu Tìm hiểu về Virus dịch tả lợn: Virus Dịch tả lợn
(Pestis suum virus)
DTL
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài
giảng này!
I. Giới thiệu chung.
Bệnh dịch tả lợn (Pestis suum – Classical swine fever
– Hog cholera – pig plague) một bệnh truyền nhiễm
rất lây lan của loài lợn do một VR gây ra. Bệnh
thường biểu hiện chứng bại huyết, tụ máu xuất huyết,
hoại tử và loét ở nhiều cơ quan phủ tạng.
Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Mĩ năm 1810, sau đó
người ta phát hiện bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Đến
năm 1968 bệnh đã giảm và được thanh toán ở một số
nước như Mĩ, Canada,Thuỵ sỹ, Đan Mạch, Australia.
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1923 ở
các tỉnh miền Bắc, sau đó thấy ở hầu khắp các tỉnh
trong cả nước, gây ra tổn thất rất lớn cho ngành chăn
nuôi lợn.
II. Đặc tính sinh học của virus
2.1. Hình thái và phân loại:
Virus Dịch tả lợn thuộc họ F...
48 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu về Virus dịch tả lợn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Virus Dịch tả lợn
(Pestis suum virus)
DTL
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài
giảng này!
I. Giới thiệu chung.
Bệnh dịch tả lợn (Pestis suum – Classical swine fever
– Hog cholera – pig plague) một bệnh truyền nhiễm
rất lây lan của loài lợn do một VR gây ra. Bệnh
thường biểu hiện chứng bại huyết, tụ máu xuất huyết,
hoại tử và loét ở nhiều cơ quan phủ tạng.
Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Mĩ năm 1810, sau đó
người ta phát hiện bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Đến
năm 1968 bệnh đã giảm và được thanh toán ở một số
nước như Mĩ, Canada,Thuỵ sỹ, Đan Mạch, Australia.
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1923 ở
các tỉnh miền Bắc, sau đó thấy ở hầu khắp các tỉnh
trong cả nước, gây ra tổn thất rất lớn cho ngành chăn
nuôi lợn.
II. Đặc tính sinh học của virus
2.1. Hình thái và phân loại:
Virus Dịch tả lợn thuộc họ Flaviviridae, giống
pestisvirus.
Là một ARN một sợi. ARN có 380 Mb <Mega
bazơ>
Virus có vỏ bọc ngoài là lipoprotein có những
diềm tua dài 6-8 nm.
Virus có hình cầu, capxit đối xứng khối, có đường
kính 40-50nm.
Hình thái virus
2.2. Độc lực và kháng nguyên:
Các chủng virus DTL giống nhau hoàn toàn về cấu
trúc kháng nguyên nhưng có độc lực khác nhau.
Trong tự nhiên những chủng có độc lực cao thường
gây bệnh cấp tính, tỷ lệ chết cao .
Chủng có độc lực trung bình hoặc thấp gây bệnh ở thể
mạn tính.
Dựa vào độc lực của VR, người ta tạm chia chúng
thành 2 nhóm:
+ Nhóm cường độc gồm các chủng Alfort, C,
Thiverval
+ Nhóm độc lực vừa là những chủng phân lập từ lợn
bị bệnh ở thể mạn tính.
Nếu tiêm truyền VR liên tiếp trên 150 đời qua thỏ, VR
sẽ độc với thỏ nhưng không độc với lợn, gọi là giống
virus nhược độc DTL qua thỏ, dùng để chế Vac xin.
2.3. Đặc tính nuôi cấy:
Có thể nuôi cấy VR trong tổ chức sống của
lợn như tuỷ xương, thận, dịch hoàn, thai
lợn
-Trên môi trường tế bào:
+Tế bào thận lợn thường được sử dụng. VR
nhân lên ở NSC nhưng không gây bệnh tích
tế bào, VR lan truyền giữa các tế bào qua
cầu nối NSC và tồn tại lâu trong tế bào.
2.4. Sức đề kháng.
VR DTL có sức đề kháng yếu với sức nóng đun
60oC/10ph, máu nhiễm VR đã khử fibrin ở 68oC/30ph,
đun 100oC chết ngay.
Bền vững trong khoảng pH: 5-10.
Mẫn cảm với tia cực tím.
Vì có lớp vỏ ngoài chứa lipit nên các chất hoà tan mỡ như
ete, clorofooc .
Trong chuồng nuôi, trong phân lợn ốm - 2 ngày
Trong thịt lợn bệnh và các sản phẩm của nó đem đông
lạnh,VR có thể tồn tại lâu, đây là nguồn reo rắc mầm bệnh
nguy hiểm.
Các chất sát trùng thông thường diệt VR nhanh.
2.5. Khả năng gây bệnh :
*Trong tự nhiên: chỉ có loài lợn mắc bệnh DTL.
- Lợn nhà, lợn rừng ở mọi lứa tuổi đều cảm thụ nhưng
mắc nặng nhất và chết nhiều là lợn con đang bú sữa.
- Người và các loài động vật khác không mắc.
- Bệnh thường lây trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ.
- Lợn có chửa nhiễm VR truyền VR sang con qua nhau
thai.
*Trong phòng thí nghiệm:
Lợn con rất cảm thụ, gây bệnh cho lợn con
Bệnh phát ra giống như bệnh trong tự nhiên.
III. Chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán VR học:
Bệnh phẩm: là máu, lách hạch lympho, tuỷ xương của lợn
nghi.
Kiểm tra trên kính hiển vi.
Tiêm động vật thí nghiệm:
Dùng lợn con 10-15 kg, đúng tiêu chuẩn.
Lấy 1ml máu hoặc 0,5g lách của lợn nghi bệnh pha thành
huyễn dịch rồi tiêm vào dưới da cho lợn .
Nếu trong bệnh phẩm có VR thì sau tiêm 3 ngày:
lợn kém ăn
sốt cao 41-42oC, giữ vững 4-5 ngày
lợn bỏ ăn, đi táo
viêm kết mạc mắt có dử và nước nhờn chảy ra.
Sau một tuần lễ, con vật đi tháo, phân lẫn máu mùi hôi
thối đặc biệt
Bệnh kéo dài lợn có triệu chứng thần kinh, liệt hai chân
sau.
Cuối cùng, thân nhiệt hạ thấp xuống 35-36oC, con vật
mệt lả và chết.
Mổ khám thấy:
Niêm mạc miệng, lưỡi, lợi tụ máu, loét .
Dạ dày, ruột tụ máu, loét, van hồi manh tràng, ruột già
có nốt loét trông như những cúc áo.
Lách ít sưng,có nhồi huyết.
Vỏ thận xuất huyết lấm tấm, bể thận ứ máu.
Hạch ruột sưng tụ máu tím bầm ,xuất huyết như đá hoa
vân.
Da xuất huyết như muỗi đốt ở các vùng da mỏng.
Kết luận : bệnh phẩm có VR DTL.
ĐÀN LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ:
BẨN THỈU DO TIÊU CHẢY, CÓ HIỆN TƯỢNG CO GIẬT
Lợn mẹ bị bệnh dịch tả lợn:
Sảy thai, tiêu chảy
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ
TRÊN DA CÓ NHỮNG NỐT XUẤT HUYẾT, ĐÁM XUẤT HUYẾT MÀU ĐỎ
THẪM
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ
TRÊN DA CÓ NHỮNG NỐT XUẤT HUYẾT, ĐÁM XUẤT HUYẾT MÀU ĐỎ
THẪM
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ
TRÊN DA CÓ NHỮNG NỐT XUẤT HUYẾT, ĐÁM XUẤT HUYẾT MÀU ĐỎ
THẪM
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ:
MẮT SƯNG, XUNG HUYẾT, CÓ DỬ Ở ĐUÔI MẮT
LỢN CON ĐẺ RA TỪ LỢN MẸ BỊ BỆNH DỊCH TẢ:
CÓ HIỆN TƯỢNG RUN RẨY, CO GIẬT
•BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
THANH QUẢN XUẤT HUYẾT LẤM TẤM
BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
HOẠI TỬ TẬP TRUNG Ở HẠCH AMIDAN
Bệnh dịch tả lợn:
Xuất huyết và gan hóa ở phổi
Bệnh dịch tả lợn:
Xuất huyết và gan hóa ở phổi
Phổi xuất huyết nặng
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ :
NHỒI HUYẾT TRÊN BỀ MẶT VÀ RÌA LÁCH
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ :
NHỒI HUYẾT TRÊN BỀ MẶT VÀ RÌA LÁCH
CÁC NỐT LOÉT TRÒN, DẠNG CÚC ÁO TRÊN RUỘT
GIÀ
Loét cúc áo ở van hồi manh tràng
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
XUẤT HUYẾT LẤM TẤM TRÊN BỀ MẶT THẬN
Cục máu đông trong bể thận
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
XUẤT HUYẾT Ở TƯƠNG MẠC RUỘT NON
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
HẠCH MÀNG TREO RUỘT XUẤT HUYẾT, CÓ MÀU ĐỎ THẪM
BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
MẶT CẮT HẠCH MÀNG TREO RUỘT XUẤT HUYẾT, DẠNG VÂN ĐÁ HOA
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
XUẤT HUYẾT Ở NIÊM MẠC BÀNG QUANG
LỢN BỊ BỆNH DỊCH TẢ LỢN :
XUẤT HUYẾT VÀ LOÉT TRÊN BỀ MẶT NIÊM MẠC DẠ DẦY
Tiêu huỷ lợn chết bệnh dịch tả lợn
3.2. Chẩn đoán huyết thanh học
*Phản ứng trung hoà trên thỏ:
- Nguyên lý:
Người ta dựa vào tính gây bệnh khác nhau cho thỏ và cho
lợn của 2 chủng VR DTL
Chủng VR cường độc DTL gây bệnh cho lợn nhưng
không độc với thỏ, nếu tiêm cho thỏ còn gây được miễn
dịch.
Chủng VR nhược độc DTL không độc với lợn nhưng độc
với thỏ, nếu tiêm cho thỏ sẽ sốt.
Dùng bệnh phẩm nghi bệnh DTL tiêm cho thỏ, nếu BP có
VR cường độc DTL, thỏ sẽ được miễn dịch, trong máu sẽ
có KT trung hoà VR DTL.
Tiêm tiếp cho thỏ bằng VR nhược độc DTL, VR sẽ bị KT
trung hoà có trong máu thỏ trung hoà di nên không gây
được bệnh cho thỏ nữa.
- Chuẩn bị:
+ Bệnh phẩm:
Lách của lợn nghi bệnh, nghiền với nước sinh lý
thành nồng độ 1/10 và 1/100, xử lí kháng sinh
+ Động vật thí nghiệm:
Chuẩn bị 6 thỏ khoẻ mạnh, chưa tiếp xúc với virus
DTL
- Tiến hành phản ứng :
+ Thỏ thí nghiệm : 2 thỏ .
- Thỏ 1 : tiêm 1ml huyễn dịch bệnh phẩm 1/10.
- Thỏ 2 : tiêm 1ml huyễn dịch bệnh phẩm 1/100.
Tiêm bắp
Sau 10 ngày, dùng giống VR nhược độc DTL pha thành 2
nồng độ:
- Thỏ 1: tiêm 1ml huyễn dịch 1/10
- Thỏ 2: tiêm 1ml huyễn dịch 1/100
Kết quả 2 thỏ này không sốt
Lấy máu 2 thỏ này tiêm cho 2 thỏ khoẻ khác, thỏ này cũng
không sốt.
Chứng tỏ VR nhược độc đã bị trung hoà.
Lô đối chứng: 2 thỏ
Tiêm huyễn dịch hạch lách lợn khoẻ
10 ngày sau tiêm VR nhược độc DTL: 2 thỏ này
có sốt.
Kết luận: Bệnh phẩm có chứa VR cường độc
DTL.
*Phản ứng miễn dịch huỳnh quang:
Kháng thể chuẩn:
Là KT DTL đã biết nhuộm màu với thuốc nhuộm huỳnh
quang
Kháng nguyên nghi:
Là bệnh phẩm nghi chứa VR DTL đã được làm thành tiêu
bản và cố định trên phiến kính
Tiến hành: Nhỏ lên tiêu bản 1 – 2giọt KT DTL, để 1 giờ
rồi rửa nước, làm khô
Đọc kết quả trên KHV hùynh quang, nếu có phát sáng thì
phản ứng +.
*Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch:
KN nghi: là bệnh phẩm, nghiền với nước sinh lý, pha thêm
1-2% axit phenic, ly tâm lấy nước trong.
KN âm: Chế bằng hạch, lách lợn khoẻ.
KT chuẩn : Kháng huyết thanh DTL .
Phản ứng làm trên đĩa thạch với hệ thống 6 lỗ.
Nguyên lý: trong môi trường Gel, KN và KT ở
cách nhau 1 khoảng trong thạch, chúng sẽ
khuếch tán về phía nhau và gặp nhau. Nếu
KN và KT tương ứng chúng sẽ kết hợp với
nhau tạo thành đường tủa có thể quan sát
bằng mắt thường or có thể nhuộm màu để
thấy rõ hơn.
Thực chất của p/ư là p/ư kết tủa trong thạch
kép, dễ làm, hay được sử dụng, gọi là
AGP(agar gell precipitation) or AGID(agar
gell immuno diffusion).
Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (tiếp)
Chuẩn bị và tiến hành phản ứng:
1phiến kính or 1 hộp lồng petri> đổ 1lớp thạch agar
1% dày 1-2cm> khi thạch đông đục các lỗ Φ4-5mm,
khoảng cách từ lỗ ở trung tâm đến các lỗ xung quanh
5-6cm> nhỏ vào mỗi lỗ 1 vài giọt thạch để bịt phần
phiến kính trên lỗ, tạo ra các lỗ xq toàn là thạch.
KN đã biết được nhỏ ở lỗ trung tâm.
KT đã biết và các KT nghi nhỏ ở các lỗ xq.
Khi KN gặp KT tương ứng sẽ tạo ra đường tủa.
Có thể dùng 1hỗn hợp KT để phát hiện nhiều KN
trong dd, tạo nhiều đương tủa, mỗi đường là 1cặp
KN-KT tương ứng=> 2 KN giống nhau> 2 đường tủa
nỗi liền; 2 KN khác nhau> 2 đường tủa cắt nhạu
Tiến hành phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (cách 2)
1phiến kính or 1 hộp lồng petri> đổ 1lớp thạch agar 1% dày 1-2cm> khi thạch
đông đục các lỗ Φ4-5mm, khoảng cách từ lỗ ở trung tâm đến các lỗ xung
quanh 5-6cm> nhỏ vào mỗi lỗ 1 vài giọt thạch để bịt phần phiến kính trên lỗ,
tạo ra các lỗ xq toàn là thạch.
Kháng thể đã biết được nhỏ ở lỗ trung tâm.
Kháng nguyên đã biết và các Kháng nguyên nghi nhỏ ở các lỗ xq.
Khi KN gặp KT tương ứng sẽ tạo ra đường tủa.
3
1
5
4
6
2
3
1
5
4
6
2
Ghi chú: 1 - Kháng thể đã biết.
2,3,4,5 – Kháng nguyên nghi ngờ
6 – Kháng nguyên đã biết
A - Phản ứng (+) ; B – phản ứng (-)
A B
Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch
AGP (Agar Gell Precipitation Test) hay
AGID (Agar gell immuno diffusion test)
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
IV. Phòng chống Dịch tả lợn
4.1. Vệ sinh phòng bệnh.
Khi chưa có dịch: tiêm phòng triệt để cho những lợn ở
diện tiêm phòng, cho lợn ăn uống tốt. Chuồng trại hợp vệ
sinh, tăng cường kiểm dịch ở chợ, lò mổ, lợn mới mua về
phải cách ly 15 ngày.
Khi dịch xảy ra: chẩn đoán chính xác, công bố dịch, cách
ly lợn ốm hoặc nghi lây. Cấm vận chuyển lợn ra vào ổ dịch.
Cấm bán chạy lợn ốm hoặc mổ thịt bừa bãi, xác lợn chết
phải chôn sâu giữa hai lớp vôi, tiêu độc kỹ chuồng trại,
dụng cụ CN bằng nước vôi 10%.
Xử lý triệt để phân rác, thức ăn thừa,chất bài xuất của lợn
ốm, chết.
Tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch.
Công bố hết dịch 15 ngày sau khi con ốm cuối cùng chết
hoặc khỏi và đã thực hiẹn đủ các biện pháp vệ sinh tiêu
độc.
4.2. Phòng bệnh bằng vac xin
Hiện nay nước ta đang sử dụng VX nhược độc DTL
chủng C.
VX ở dạng đông khô, rất an toàn và có hiệu lực cao, miễn
dịch được một năm. Khi dùng pha với nước sinh lý sao
cho mỗi liều có dung tích 1ml.
Lợn con tiêm phòng lần đầu vào lúc 30-35 ngày tuổi.
Tiêm nhắc lại sau 5 tháng
Lợn nái và đực giống mỗi năm tiêm 1 lần
Định kì tiêm phòng 1 năm 2 lần vào tháng 3-4, tháng 9-
10.
Không nên tiêm VX cho lợn nái trong thai kỳ.
Một số nơi têm vacxin nhập ngoại: VX nhược độc Pestifa,
sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- virus_dich_ta_lon_2011_0198.pdf