Tài liệu Tìm hiểu về vi khuẩn họ pasteurellaceae: Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài
giảng này!
Họ Pasteurellaceae
Bao gồm các vi khuẩn Gram (-).
Trong họ này có một số giống:
- Pasteurella
- Actinobacillus
- Haemophilus
Giống pasteurella
Chia 2 nhóm :
1. Nhóm gây bại huyết, xuất huyết cho gia
súc, gia cầm gồm:
- P. multocida
- P.hemolytica.
2 Nhóm gây bệnh cho loài gậm nhấm:
P.tularensis
I. GIỚI THIỆU CHUNG
P.multocida - gà bệnh - 1879
Gồm nhiều loại mỗi loại lại thích nghi gây bệnh
ở một loại động vật khác nhau
bại huyết, xuất huyết
Tên chung là bệnh Tụ huyết trùng
(Pasteurellosis).
Các serotyp - đặc tính sinh học giống nhau,
chúng chỉ khác nhau ở tính thích nghi gây bệnh
cho các loài vật và cấu trúc kháng nguyên.
- P.multocida týp B(Châu Á), týp E(Châu Phi)
gây bệnh THT cho trâu, bò
- P. muitocida týp A và D gây bệnh THT lợn.
- P . muitocida ty...
42 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu về vi khuẩn họ pasteurellaceae, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài
giảng này!
Họ Pasteurellaceae
Bao gồm các vi khuẩn Gram (-).
Trong họ này có một số giống:
- Pasteurella
- Actinobacillus
- Haemophilus
Giống pasteurella
Chia 2 nhóm :
1. Nhóm gây bại huyết, xuất huyết cho gia
súc, gia cầm gồm:
- P. multocida
- P.hemolytica.
2 Nhóm gây bệnh cho loài gậm nhấm:
P.tularensis
I. GIỚI THIỆU CHUNG
P.multocida - gà bệnh - 1879
Gồm nhiều loại mỗi loại lại thích nghi gây bệnh
ở một loại động vật khác nhau
bại huyết, xuất huyết
Tên chung là bệnh Tụ huyết trùng
(Pasteurellosis).
Các serotyp - đặc tính sinh học giống nhau,
chúng chỉ khác nhau ở tính thích nghi gây bệnh
cho các loài vật và cấu trúc kháng nguyên.
- P.multocida týp B(Châu Á), týp E(Châu Phi)
gây bệnh THT cho trâu, bò
- P. muitocida týp A và D gây bệnh THT lợn.
- P . muitocida typ A gây bệnh THT gia cầm.
P. multocida phân bố rộng rãi trong tự nhiên,
đặc biệt nó thường ký sinh ở niêm mạc đường
hô hấp trên, đường tiêu hoá của nhiều loài
động vật khoẻ: lợn 40%; bò 80%; ngựa 60%
chó 30%...
Chúng chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của con
vật giảm thấp.
2.1. Hình thái :
-Là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc bầu dục,
2 đầu tròn;
-Kích thước 0,25-0,4 x 0,4-1,5 µm;
-Không có lông, không di động, không có nha bào
-Hình thành lớp giáp mô mỏng trong cơ thể vật bệnh,
rất khó thấy.
-Gram (-)
-Tiêu bản làm từ bệnh phẩm thấy VK bắt màu sẫm ở
2 đầu (do tốc độ sinh sản lớn ) nên gọi là VK lưỡng
cực.
-Tiêu bản từ canh trùng thấy VK đứng riêng lẻ hoặc
thành chuỗi ngắn
II. Đặc tính sinh học
Pasteurella trong canh trùng 24h
Pasteurella trong máu
Pasteurella multocida
2.2. Nuôi cấy:
Pasteurella là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc hiếu khí
tuỳ tiện;
Nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp 7,2 - 7,4;
Mọc yếu trên môi trường nuôi cấy thông thường,
nếu có huyết thanh hoặc máu thì vi khuẩn mọc tốt.
- Môi trường nước thịt:
- Môi trường thạch thường:
- Môi trường thạch máu:
Đây là môi trường thường dùng để nhân và giữ
giống vi khuẩn.
Pasteurella trên thạch máu
Pasteurella trên thạch máu
Khuẩn lạc Pasteurella multocida trên thạch máu (không nhày - trên,
nhày - dưới)
Khuẩn lạc Pasteurella multocida trên thạch máu
Môi trường thạch huyết thanh huyết cầu tố:
Thành phần:
- Thạch martin: 100ml
- Huyết cầu tố cừu hoặc dê 1/10: 1ml
- Huyết thanh bò, cừu hoặc dê: 4ml
Sau 24h, quan sát khuẩn lạc trên kính hiển vi có độ
phóng đại 20 lần và góc chiếu ánh sáng đèn 450, khuẩn
lạc có hiện tượng phát huỳnh quang
Tuỳ độc lực của vi khuẩn mà màu sắc huỳnh quang
của khuẩn lạc khác nhau:
1. VK có độc lực cao: màu xanh lá mạ chiếm 2/3 diện
tích khuẩn lạc về phía đèn,1/3 còn lại có màu vàng
cam. KL này gọi là dạng Fg (Fluorescent green )
2. VK có độc lực vừa: KL chỉ có 1/3 diện tích có màu
xanh lá mạ, 2/3 màu vàng cam, gọi là dạng Fo
(F.orange ).
3. VK có độc lực yếu : KL không phát quang, gọi là
dạng Fn ( No Fluorescent ).
Hiện tượng phát huỳnh quang chỉ xem rõ sau nuôi
cấy 24h, để lâu sau 72h huỳnh quang sẽ mất.
Hiện tượng nay chỉ áp dụng với P.multocida gây
bệnh cho trâu, bò.
Với P.multocida gây bệnh cho gà, chủng có độc lực
cao KL phát huỳnh quang dạng Fo.
Khuẩn lạc Pasteurella multocida trên môi trường
thạch huyết thanh huyết cầu tố
2.3. Đặc tính sinh hoá :
Chuyển hoá đường : Lên men nhưng không sinh
hơi đường: Glucoza, saccaroza, manit.
Các phản ứng sinh hoá khác :
- Indol +
- VP-
- MR : -
- H2S : bất thường.
- Catalaza +
- Oxydaza +
Oxidase test: A colony is touched with a sterile wire and rubbed onto
filter paper with the dried reagent. If positive, a blue color develops
within 10 sec.
2.4. Cấu trúc kháng nguyên của Pasteurella
P.multocida có 2 loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên giáp mô: K
- Kháng nguyên thân: O
+ Kháng nguyên: K theo Carter (1955) bằng phản
ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu
(IHA: Indirect Haemagglutination Test) xác định
KN K có 5 nhóm: A, B, D, E và F.
- KN K chỉ có ở vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S.
- KN K được cấu tạo từ protein, polysaccarit và 1 ít
lipopolysaccarit
- KN K có khả năng gắn với thụ thể của hồng cầu.
KN: O
Theo De Alwis (1999) KN: O của vi khuẩn nền
tảng là LPS.
- KN: O đóng vai trò quan trọng trong hình thành
miễn dịch.
- Theo Hedlleton (1972) KN: O có 16 yếu tố.
- Theo FAO để xác định serotyp của vi khuẩn cần
kết hợp định typ KN: K và KN: O
- Hệ thống định typ vi khuẩn của Carter (1955)
– Hedlleston (1972) được dùng phổ biến.
2.5. Sức đề kháng
Vi khuẩn bị diệt khi đun 580C trong 20 phút, 800C sau
10 phút; 1000C chết ngay.
Ánh sáng mặt trời hiếu trực tiếp, diệt vi khuẩn trong
canh trùng sau 1 ngày.
Trong tổ chức của động vật bệnh bị thối nát vi khuẩn
sống được 1 - 3 tháng các chất sát trùng thông
thườn diệt vi khuẩn nhanh chóng: axit phenic 5%,
crezil 3%, nước vôi 10%, formol 2% ...
Vi khuẩn sống khá lâu và sinh sả trong đất ẩm thiếu
ánh sáng có nhiều muối nitrat và chất hữu cơ.
Trong chuồng nuôi súc vật và trên đồng cỏ vi khuẩn
sống hàng tháng có khi hàng năm
2.6. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Trong tự nhiên: P. multocida gây chứng bại huyết
kèm theo tụ huyết, xuất huyết cho gia súc, gia
cầm.
-Gây bệnh THT cho trâu bò ;
Triệu chứng : thuỷ thũng và sưng hạch hầu,
viêm phổi.
Bệnh từ trâu bò có thể lây sang lợn ngựa
ở nước ta trâu thường mắc nặng hơn bò.
Trong ổ dịch thấy trâu bò rừng, hươu nai, sơn
dương, lợn và thỏ rừng đều mắc bệnh.
Gây bệnh tụ huyết trùng cho lợn:
+ lợn 3-6 tháng tuổi mắc nhiều
+ Lợn bị bệnh thường có bệnh tích :
- phổi viêm có nhiều vùng gan hoá
- viêm ngoại tâm mạc có tích nước
- hạch hầu viêm, thuỷ thũng.
Bệnh ở lợn có thể lây sang trâu bò và gà.
Gây bệnh THT cho gia cầm:
- Gà vịt thường mắc với những vụ dịch lớn.
- Bệnh tích chủ yếu :
tim sưng, viêm ngoại tâm mạc có tích nước,
mỡ vành tim xuất huyết
gan có hoại tử điểm bằng đầu mũi kim, màu
vàng nhạt.
VK có khả năng gây bệnh cho người, là một
nhiễm trùng cục bộ,do bị động vật bệnh cắn,
cào hoặc vết thương bị nhiễm khuẩn.
Trong phòng thí nghiệm:
Chuột bạch và thỏ cảm nhiễm nhất .
Với thỏ:
- tiêm dưới da,phúc mạc hoặc tĩnh mạch canh
trùng 24h
- thỏ sẽ chết sau 24-48h.
Bệnh tích thể hiện:
- Nơi tiêm tụ máu
- lồng ngực tích đầy nước
- Lách sưng to
- Phổi sưng tụ máu ,khí quản xuất huyết.
Lợn thở khó
Phổi bị tụ huyết , xuất huyết
Phổi gan hoá đỏ
1Mẫu bệnh
phẩm
2
Môi trường
nuôi cấy
37oC/24h
3
-Phân lập
khuẩn lạc
thuần khiết
5
Cấy vào
thạch máu
để giữ giống
4
Tiêm động
vật thí
nghiệm
6
Kiểm định đặc
tính sinh học
III. Chẩn đoán vi khuẩn học
IV. Phòng và trị bệnh
Với trâu, bò.
1. Vệ sinh phòng bệnh
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tiêu
độc bằng nước vôi 10% hay các chất sát trùng
khác.
ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần
phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, để
hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.
Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách
vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn đủ, uống đủ, chăm
sóc sử dụng và khai thác hợp lý.
Khi có dịch xảy ra:
- Phải phát hiện kịp thời gia súc ốm để cách ly
điều trị
- Công bố dịch, cấm không cho vận chuyển và
mổ thịt trâu, bò
- Trâu, bò chết phải chôn sâu có đổ vôi bột vào
hố chôn.
- Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ
sinh tẩy uế triệt để.
- Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu
diệt mầm bệnh.
Phòng bệnh bằng vacxin
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loại vacxin phòng bệnh tụ
huyết trùng trâu, bò.
Có thể dùng 1 trong 4 loại vacxin này để tiêm phòng
định kỳ cho toàn bộ trâu, bò:
- THT trâu bò keo phèn (XN Thuốc TYTW): 2-3 ml/con.
- THT trâu bò nhũ hoá (Viện TYTW): 2ml/con.
- THT trâu bò P52 (Navetco): 2ml/con.
- THT trâu bò (TY Nha Trang): 2ml/con.
Cần tiêm phòng bổ sung cho toàn bộ trâu, bò mới mua
về hoặc mới vận chuyển từ nơi khác đến.
Điều trị:
Bệnh thường xảy ra ở dạng quá cấp tính và cấp tính nên cần
phát hiện bệnh thật sớm, điều trị kịp thời mới có kết quả
cao.
-Dùng kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh:
Streptomycin, Kanamycin, Oxytetraxylin, Neomycin,
Norfloxaxin
-Trợ sức:
Long não, Cafein, Stricnin, Anagil và các vitamin: vitamin
B1, vitamin C.
-Trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch
-Điều trị bằng kháng huyết thanh:
Có thể dùng kháng huyết thanh tụ huyết trùng đơn giá hoặc
đa giá để chữa bệnh đặc hiệu trong trường hợp bệnh ở thể
cấp tính, phải tiêm sớm mới có hiệu quả liều điều trị có thể
từ 100 - 250ml/con.
Với lợn:
Phòng bệnh bằng vệ sinh:
Khi chưa có dịch:
- Cần loại trừ những yếu tố giúp bệnh dễ phát sinh như vệ
sinh kém, dinh dưỡng thiếu, chuồng trại lạnh, ẩm, lầy lội,...
- Tiêm phòng vác xin đầy đủ với những lợn ở diện tiêm
phòng.
- Thực hiện cách ly khi bổ xung lợn mới vào đàn.
Khi có dịch nổ ra:
- Cấm xuất, nhập gia súc trong khu vực có dịch
- Cách lý gia súc bệnh, điều trị tích cực
- Tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch
- Việc tiêu độc phải được tiến hành thật tốt
- Xử lý xác chết, chất thải của súc vật ốm, phân rác đúng kĩ
thuật
- Vệ sinh tiêu độc chuồng trại bằng nươc vôi 10%, NaOH 2%.
- Tích cực diệt chuột.
Phòng bệnh bằng vacxin:
ở nước ta đang sử dụng phổ biến 3 loại vacxin phòng bệnh tụ
huyết trùng lợn sau:
+ Vacxin tụ huyết trùng vô hoạt có keo phèn:
- Liều 2 ml/lợn, tiêm dưới da
- Tiêm nhắc lại sau 3 tuần
- Miễn dịch có sau tiêm 14 ngày và kéo dài 6 - 9 tháng.
- Với lợn giống mỗi năm tiêm 2 lần (tháng 3 - 4 và 9 - 10).
+ Vacxin tụ huyết trùng nhũ hoá:
- Tiêm bắp liều 2 ml/lợn
- Sau tiêm 15 ngày có miễn dịch và kéo dài 6 - 8 tháng.
+ Vacxin tụ dấu 3/2 (Xem phần bệnh đóng dấu lợn).
Tiêm cho lợn từ 2 tháng tuổi trở lên.
Điều trị:
P.multocida có nhiều biến chủng dễ kháng thuốc kháng sinh -
cần phân lập mầm bệnh trong ổ dịch, làm kháng sinh đồ chọn
kháng sinh có hiệu quả.
- Tiamulin tiêm bắp liều 10 - 12,5 mg/kg P.
- Kanamycin tiêm bắp liều 30 - 50 mg/kg P.
- Streptomycin tiêm bắp liều 30 - 50 mg/kg P.
Các sulfonamit:
- Sulfa dimetoxin tiêm bắp liều 30 - 50 mg/kg P.
- Sulfa thiazol tiêm bắp liều 30 - 50 mg/kg P.
- Sulfa methazin tiêm bắp liều 30 - 50 mg/kg P.
Có thể phối hợp 2 kháng sinh hoặc 1 kháng sinh với 1
Sulfonamit hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Trong điều trị cần dùng các thuốc trợ sức cho lợn bệnh như
Cafein, Vitamin B1, C, B12,...
Kết hợp với việc chăm sóc, hộ lý tốt.
Với gia cầm
Vệ sinh phòng bệnh:
+ Khi chưa có dịch: Cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, thức
ăn, nước uống, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt để nâng cao sức
đề kháng của gia cầm.
Nhốt riêng gia cầm mới mua về, theo dõi 2 tuần rồi mới nhập
đàn
+ Khi dịch xảy ra: ở các trại gà có quy mô lớn nên giết thịt
toàn bộ gà trong chuồng đã nhiễm bệnh, cách ly triệt để
những khu vực còn an toàn.
Gia cầm chăn nuôi với quy mô nhỏ có thể dùng kháng sinh
để điều trị nhằm hạn chế tác hại của bệnh. Không mổ thịt và
bán chạy gia cầm bệnh.
- Thu gom chất thải, chất độn chuồng đốt hoặc ủ nhiệt sinh
vật.
- Tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại, bãi chăn thả một
cách triệt để và khoa học.
Phòng bệnh bằng vacxin
Hiện nay có một số loại vacxin tụ huyết trùng vô hoạt để
phòng bệnh cho gia cầm như:
- Vacxin tụ huyết trùng gia cầm vô hoạt có keo phèn
- Vacxin tụ huyết trùng gia cầm vô hoạt nhũ hoá
- Vacxin tụ huyết trùng gà vô hoạt.
Tuy nhiên vacxin tụ huyết trùng thường có hiệu lực
không cao và thời gian miễn dịch ngắn, vì thế với những
đàn gà lớn việc sử dụng vacxin là không có ý nghĩa.
Vacxin chỉ nên sử dụng phòng bệnh cho gia cầm quý
hoặc trong điều kiện chăn nuôi ở quy mô nhỏ.
Điều trị:
Điều trị chỉ có giá trị kinh tế khi áp dụng cho một số gia
cầm quý hoặc gia cầm chăn nuôi quy mô nhỏ. Khi có gia
cầm thể hiện bệnh hoặc chết những con này thường rất có
giá trị trong chẩn đoán.
Khi đã kết luận bệnh, áp dụng biện pháp điều trị dự phòng:
điều trị với tất cả gia cầm đang có trong đàn.
Kháng sinh thường dùng Streptomycin, Kanamycin
hoặc Oxytetraxyclin.
Có thể dùng một số chế phẩm kháng sinh hỗn hợp.
Trong quá trình điều trị, cần chú ý dùng các thuốc bổ trợ
như vitamin nhóm B, vitamin C... để nâng cao sức đề
kháng cho gia cầm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pasteurellaceae_2011_9249.pdf