Tìm hiểu về Ốc hương

Tài liệu Tìm hiểu về Ốc hương: 1. Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo. Ốc hươngTên tiếng anh: Sweet snailTên khoa học: Babylonia areolataPHÂN LOẠINgành:Molusca Lớp:Gastropoda Bộ:Neogastropoda Họ:Babyloniidae Giống:Babylonia Loài:Babylonia areolataĐẶC ĐIỂMỐc hương có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng ½ chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật hoặc hình thoi. Trên tầng thân có ba hàng phiến vân màu, mỗi vòng ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng         Cơ thể ốc hương chia làm 3 phần:Đầu phát triển, có một đôi xúc tu, có mắt ở gốc, giữa 2 xúc tu la miệng.Chân nằm dưới đầu, khá phát triển và đói xứng hai bên. Bàn chân rộng, hình khiên chiều dài bằng 1,5 chièư dài vỏ.Nội tạng bao gồm các cơ quan chức năng: cơ quan bài tiết, cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và cơ quan cảm giác, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ cơ và cơ quan sinh dục.Trong điều kiện tự nhiên, ốc hương sinh t...

ppt15 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Ốc hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo. Ốc hươngTên tiếng anh: Sweet snailTên khoa học: Babylonia areolataPHÂN LOẠINgành:Molusca Lớp:Gastropoda Bộ:Neogastropoda Họ:Babyloniidae Giống:Babylonia Loài:Babylonia areolataĐẶC ĐIỂMỐc hương có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng ½ chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật hoặc hình thoi. Trên tầng thân có ba hàng phiến vân màu, mỗi vòng ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng         Cơ thể ốc hương chia làm 3 phần:Đầu phát triển, có một đôi xúc tu, có mắt ở gốc, giữa 2 xúc tu la miệng.Chân nằm dưới đầu, khá phát triển và đói xứng hai bên. Bàn chân rộng, hình khiên chiều dài bằng 1,5 chièư dài vỏ.Nội tạng bao gồm các cơ quan chức năng: cơ quan bài tiết, cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và cơ quan cảm giác, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ cơ và cơ quan sinh dục.Trong điều kiện tự nhiên, ốc hương sinh trưởng liên tục. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn phát triển, sức khỏe, điều kiện sống, Trong thời gian đầu, ốc hương tăng trưởng nhanh về kích thước, chậm về trọng lượng, thời gian sau thì ngược lại, ốc tăng trọng nhiều hơn.Sinh trưởng của ấu trùng bơi (veliger): Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của ấu trùng giai đoạn trôi nổi là 26,5µm/ngày, và tỷ lệ tăng trưởng bình quân theo ngày là 3,98%/ngày. Tốc độ sinh trưởng của ốc hương khác nhau ở các nhóm kích thước khác nhau. Ốc càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng cao, nhanh nhất là nhóm có kích thước 1-10mm và 10-20mm, và chậm nhất gần như không đáng kể là nhóm kích cỡ trên 40cm.- Đặc điểm hình thái, cấu tạo: Ốc hương có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, tháp vỏ bằng chiều dài của vỏ. Mặt ngoài da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiếm vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chử nhật, hình thoi. Lỗ miệng có vỏ hình bán nguyệt, mặt trong có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng. 2. Đặc điểm phân bố. - Trên thế giới: Ốc hương phân bố ở biển nhiệt đới Ấn Độ – Thái Bình Dương, và 1 số vùng biển Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản. - Việt Nam: Ốc hương phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam, trong đó khu vực phân bố chính thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và đặc biệt nhiều ở Bình Thuận, Kiên Giang, Vũng Tàu. Khu vực ốc hương phân bố thường cách xa bờ 2 –3 km, có nền đáy gồ ghề tương đối dốc, Chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu trung bình 8 –12 m. Ốc hương sống vùi ở đáy cát. 3. Điều kiện môi trường. a) Chất đáy: - Ốc hương con thường bắt gặp ở vùng đáy cát có lớp bùn mềm trên mặt. - Ốc hương trưởng thành sống chủ yếu ở nền đáy cát, cát bùn hoặc cát có pha lẫn vỏ động vật thân mềm. - Ở những vùng đáy có nhiều mùn bã hữu cơ và khí H2S ốc hương thường không phân bố hoặc di chuyển đến vùng đáy cát sạch hơn. b) Độ mặn: - Ốc hương phân bố ở vùng biển khơi nên chúng là loài hẹp muối. - Độ mặn thích hợp nhất cho ốc hương phát triển là từ 30 – 35‰. - Ấu trùng bò, con non và con trưởng thành có khả năng thích nghi với độ mặn từ 15 – 45‰ nếu được thuần hoá dần dần. - Việc tăng hoặc giảm độ mặn đột ngột đều gây chết cho ốc do bị sốc. c) Nhiệt độ:  Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của ốc hương là từ 26 – 28 độ C. Ốc hương có khả năng chịu đựng nhiệt độ từ 12 – 35 độ C. Khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp của ốc hương tốt hơn thích ứng với nhiệt độ cao. Nhiệt độ trên 35 độ C đã bắt đầu gây chết ốc nếu kéo dài trong khoảng 24 giờ. d) Oxy hoà tan: Hàm lượng oxy hoà tan cần duy trì ở mức từ 4 – 6 mg/l. e) pH: - Độ pH không ảnh hưởng nhiều đến ốc hương (trừ giai đoạn ấu trùng bơi). - pH thích hợp nhất cho ốc hương là từ 6 – 9. 4. Đặc điểm dinh dưỡng. - Đặc điểm dinh dưỡng của ốc hương thay đổi theo giai đoạn phát triển. - Ở giai đoạn ấu trùng ốc hương ăn chủ yếu các loài tảo đơn bào. - Từ giai đoạn ốc giống đến trưởng thành thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ ( trai, sò, nghêu), các loại giáp xác (tôm, cua, ghẹ), cá. - Lượng thức ăn ốc hương tiêu thụ hàng ngày dao động từ 5 – 22% (trung bình 12%) tùy thuộc vào loại thức ăn ưa thích và điều kiện môi trường nuôi. - Các kết quả thí nghiệm cho thấy thức ăn nhuyễn thể hai mảnh vỏ , tôm có chất lượng cao, mùi vị ưa thích được ốc hương ăn nhiều nhất, các loại cá ít được ốc ưa thích. 5. Đặc điểm Sinh Trưởng. - Sinh trưởng của ấu trùng bò lê và con non (Juvenile): - Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc hương sau 40 ngày tính từ khi biến thái chuyển sống trong điều kiện nhiệt độ: 26 – 33 độ C, độ mặn: 30 – 35‰, pH: 7,8 – 8,3. - Sinh trưởng theo nhóm kích thước: + Tốc độ tăng trưởng của ốc hương khác nhau ở các nhóm kích thước khác nhau. Ốc có kích thước càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng cao, nhanh nhất là nhóm kích thước 1 – 10 và 10 – 20mm và chậm nhất, gần như không đáng kể là nhóm kích thước trên 40mm. + Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của sinh vật nói chung và động vật thân mềm nói riêng: Thời kỳ nhỏ tăng nhanh về kích thước, thời kỳ lớn tăng nhanh về trọng lượng. Thời kỳ thành thục sinh dục hầu như không tăng trưởng, năng lượng chủ yếu sử dụng cho tích luỹ sinh dục và sinh sản. 6. Đặc điểm sinh sản. a) Phân biệt giới tính. Ốc hương là loài có giới tính phân biệt và thụ tinh trong. Nếu quan sát bên ngoài không thể phân biệt được ốc đực và ốc cái. Để phân biệt được giới tính của ốc người ta dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau: b) Quá trình đẻ trứng: - Ốc hương có khả năng thành thục quanh năm. Tỉ lệ thành thục cao nhất từ tháng 3 – 10. Ốc hương cái mỗi lần đẻ từ 18 đến 75 bọc trứng ( trung bình 38 bọc ), mỗi bọc trứng chứa từ 170 – 1.850 trứng - Tỷ lệ đực cái trong quần đàn tự nhiên: - Kết quả kiểm tra trên 531 cá thể ốc trưởng thành ( kích thước > 60mm ) có 318 cá thể cái ( chiếm 55%) và 213 cá thể đực ( chiếm 45%). Tỉ lệ giới tính trung bình được xác định là 1:1.49. 7. Khai thác. - Khai thác ốc hương bằng cách làm rập 1 tầng hoặc 3 tầng, đường kính rộng 25 cm, với lưới có mắt 25mm cố định trên khung sắt để trống phía trên. Một giàn rập liên kết với nhau trên một dây dài, mỗi rập cách nhau 1m. Buộc mồi vào giữa rập, thả chìm xuống đáy ở các bãi có ốc phân bố. Dùng mồi cá chai muối để nhử, sau 12 – 24 giờ tạo mùi hấp dẫn cho ốc vào rập ăn. - Ở Thanh Hoá hay Nghệ An, ngư dân thường dùng mồi bằng rắn biển, năng suất đánh bắt cao. Mắt lưới hiện nay được mở rộng 30 – 35mm để hạn chế việc khai thác ốc nhỏ, nhằm bảo vệ nguồn lợi tự nhiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptmon_thay_phong_2383.ppt
Tài liệu liên quan