Tài liệu Tìm hiểu về Nấm mối: I. TỔNG QUAN VỀ NẤM MỐI
1.1 Tên khoa học
Nấm mối (danh pháp khoa học: Termitomyces albuminosus) là loài nấm thuộc họ Lyophyllaceae. Loài này từng được đặt tên làCollybia albuminosa.[3]
Tên gọi nấm mối vì nấm chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều mối sinh sống. mối ở đây là loại mối đất chứ không phải mối sống trên cây. Mối đất làm ổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối đất màu trắng hoặc hơi ngả vàng. nấm mối xuất hiện vào đàu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thường nấm mối xuất hiện ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm mối màu trắng, gốc hơi ngả vàng. Muốn biết chắc chắn đó có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu thấy có mối đất sinh sống thì chắc chắn đó là nấm mối.
1.2 Sự hình thành nấm mối
Nấm mối được hình thành từ meo đặc biệt của một loại mối chuyên sinh ra nấm. Mối này hình thù giống như bọn mối ăn gỗ thông thường nhưng lại làm tổ dưới mặt đất, nơi gò cao. Tổ nấm mối là những mô xốp cỡ chiếc ...
10 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về Nấm mối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TỔNG QUAN VỀ NẤM MỐI
1.1 Tên khoa học
Nấm mối (danh pháp khoa học: Termitomyces albuminosus) là loài nấm thuộc họ Lyophyllaceae. Loài này từng được đặt tên làCollybia albuminosa.[3]
Tên gọi nấm mối vì nấm chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều mối sinh sống. mối ở đây là loại mối đất chứ không phải mối sống trên cây. Mối đất làm ổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối đất màu trắng hoặc hơi ngả vàng. nấm mối xuất hiện vào đàu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thường nấm mối xuất hiện ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm mối màu trắng, gốc hơi ngả vàng. Muốn biết chắc chắn đó có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu thấy có mối đất sinh sống thì chắc chắn đó là nấm mối.
1.2 Sự hình thành nấm mối
Nấm mối được hình thành từ meo đặc biệt của một loại mối chuyên sinh ra nấm. Mối này hình thù giống như bọn mối ăn gỗ thông thường nhưng lại làm tổ dưới mặt đất, nơi gò cao. Tổ nấm mối là những mô xốp cỡ chiếc tô. Trong đó có vô số mối gồm: mối "chiến binh" với đôi càng ở miệng sắc to, cắn rất đau; mối thợ chuyên sản sinh meo nấm cùng nhiều mối con Một gò nấm có vài chục tổ như vậy. Các tổ liên kết nhau bởi những con đường hầm nhỏ. Mối chúa ở tổ trung tâm nơi sâu nhất, chuyên việc sinh sản. Nó to cỡ đầu đũa dài hơn 3cm, thân mềm, màu trắng đục, các chân thoái hóa, di chuyển chậm chạp.
Vào mùa nấm mọc, bọn mối thợ lăng xăng tạo meo quanh tổ, chờ ngày nấm rẽ đất mọc lên. Khởi đầu meo phát triển trong tổ thành nhiều mầm nấm trông như những mũi tên trắng xóa, rất đẹp. Những mầm nấm này hút chất dinh dưỡng trong tổ nấm để lớn dần và rẽ đất mọc lên. Các cụ già gọi giai đoạn này là "nấm thâm kim", "nấm nứt đất" chưa thu hái được vì cái nấm còn rất bé. Vài ngày sau, nấm phát triển thành "nấm búp" có hình như cây dù chưa mở lên trông rất hấp dẫn. Sau đó, tán nấm xòe ngang ra nở trọn vẹn gọi là "nấm mở" hoặc "nấm tán dù". Ngày sau, nấm héo úa, hư hoại dần, gọi là "nấm tàn". Nấm tàn người ta không ăn được, nhưng là món ăn khoái khẩu của chính bọn mối tạo ra nó và các loài côn trùng.
Các gò nấm mọc với chu kỳ một năm khá chính xác. Ví dụ có gò nấm tìm được, nhổ vào ngày rằm năm nay thì đúng ngày ấy năm sau ra đó tìm ắt thấy có nấm.
1.3 Kỹ thuật thu hoạch
Mỗi năm, thời điểm từ khoảng mùng 5 tháng 5 âm lịch, vùng sông nước miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vào mùa nấm mối. Thứ nấm trời cho này nếu ai đã từng thưởng thức, chắc khó mà quên được hương vị độc đáo của nó. Mùa săn nấm mối Khi xuất hiện những đám mưa nặng hạt kéo dài vài ngày thì trời chớm nắng – cũng là lúc nấm mối bắt đầu mọc. Mùa nấm mối kéo dài từ khoảng đầu tháng 5 đến nửa tháng 6 âm lịch hàng năm, rộ nhất vào đầu tháng 6. Đây là loại nấm tự nhiên, con người không thể trồng được và thường xuất hiện gần những tổ mối đất trong vườn. Loại mối này làm tổ nơi đất cao ráo, có nhiều cây mục. Khi trời mưa dầm kéo dài nhiều ngày, loại mối này tiết ra một chất men xung quanh tổ, đến khi trời nắng thì nấm từ những nơi này sẽ mọc lên thành từng đám, có khi kéo dài vài mét. Biết được đặc điểm này, người dân đi săn nấm mối phải dậy từ lúc trời còn khuya, xách đèn đi dò tìm khắp nơi trong vườn. Có điều, nấm mối thường mọc lại hay mọc xung quanh nơi mà năm trước đã có nên dễ tìm. Nấm mối ngày đầu mọc chỉ nhỏ bằng hạt tiêu, đầu nhọn vừa nhú trên mặt đất, người dân gọi đó là “núm nứt đất”. Nấm cỡ này chưa thể nhổ, nên người nào phát hiện sẽ “xí phần” – lấy 1, 2 tàu lá dừa phủ lên hay cắm một đoạn cây vào đó làm dấu hiệu để mọi người biết đây là nơi đã có chủ. Chứ không như phải mắc võng canh cây sưa. Không tới hai ngày nấm đã nhô khỏi mặt đất, cao khoảng 3 – 4 cm nhưng nấm chưa nở. Đến hết ngày thứ hai nấm mới bắt đầu nở, đây là lúc thu hoạch tốt nhất và dùng làm thức ăn ngon nhất. Đặc biệt, nhổ nấm không được dùng dao hay bất cứ thứ gì bằng kim loại, vì người dân cho rằng, nấm nghe hơi dao sắt mùa sau sẽ lặn mất, không mọc nữa, nên những chỗ đất cứng dùng que tre, que gỗ để bới gốc nhổ nấm. Đi săn nấm, hái nấm có nhiều chuyện ly kỳ, có người kể rằng: Ai “nặng vía” không thể nào tìm được nấm mối, nếu có đi ngang chỉ có giẫm lên mà thôi, còn người “nhẹ vía” có thể tìm được rất nhiều. Hoặc những người nào mà không ăn được nấm mối có thể đánh hơi được mùi nơi có nấm mọc.
1.4 Kỹ thuật bảo quản
Đối với nấm tươi thì có hai cách bảo quản khá phổ biến anh có thể áp dụng được như sau:
a. Cách đơn giản:
Khi thu hoạch hạn chế làm nấm bị xây xát hay giập vì những chỗ bị giập hay xây sát rất dễ bị vi khuẩn tấn công làm nấm nhanh bị hư hỏng.
Sau khi thu hoạch xong đem vào nơi thoáng mát để phân loại và xử lý sơ bộ.
Với nấm rơm, chọn lọc sơ bộ, loại bỏ những nụ nấm bị ố vàng, úng, các phần gốc dính vào còn sót lại trong lần thu hoạch trước. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính rơm, đất.
Trong công đoạn này sở dĩ phải loại bỏ những phần hư hỏng và bẩn (cuống nấm) là vì những phần này chứa rất nhiều vi sinh vật có hại, là nguyên nhân trực tiếp gây thối hỏng nấm, do nấm chứa một lượng dinh dưỡng khá cao nên nếu không loại bỏ những phần bị hư vi sinh vật sẽ nhanh chóng sinh sôi và lây lan gây hư hỏng dây chuyền.
Cần giữ cho khối nấm ở nhiệt độ 10-15oC để kìm hãm quá trình hô hấp của nấm và của cả vi sinh vật. Sau khi hái nấm từ mô hay bịch phôi thì quả thể nấm vẫn còn trong trạng thái “sống” nghĩa là tai nấm vẫn còn hô hấp vẫn còn trao đổi chất.
Tuy nhiên quá trình hô hấp ở đây lại làm mất đi các chất dinh dưỡng trong tai nấm, làm mất độ ẩm đồng thời tạo ra nhiệt tạo cơ hội cho các vi sinh vật có hại phát triển. Vì vậy cần hạ thấp nhiệt độ môi trường nhằm hạn chế quá trình hô hấp của nấm và sự phát triển của vi sinh vật để giữ nấm tươi lâu hơn, việc làm lạnh có thể sử dụng phòng có máy điều hòa( lượng lớn) hoặc dùng thùng xốp cho đá xuống dưới đáy và cho nấm phía trên.
b. Cách này thì tuy kỳ công hơn nhưng hiệu quả xứng đáng.
Sau khi sơ chế nấm bà con sử dụng bao PE loại 2 hay 3kg để đóng gói, tuy nhiên bà con phải đục thủng bao rồi mới cho nấm vào, mỗi bao đục 10 lỗ, đường kính lỗ 0.3-0.5cm, các lỗ phân tán đều trên bao. Đối với nấm sò anh xếp mặt trên của tai nấm hướng ra ngoài vì mục đính thẩm mỹ đồng thời cũng làm cho nấm ít bị rách hơn.. Giữ lạnh tương tự như cách trên.
Tuy nhiên cần lưu ý trong suốt quá trình sơ chế tới khi đóng gói và bảo quản, luôn đặc nấm trong trạng thái thoáng mát không bị ướt nước.
Ngoài ra còn có một cách tốt hơn dùng để bảo quản nấm rơm bằng cách sử dụng chitosan, cách này có thể giữ cho nấm tươi nguyên trong 1 tuần nhưng giá thành cũng hơi cao nên không phù hợp với thị trường Việt Nam.
1.5 Giá trị dinh dưỡng
Nấm mối giàu can xi, phốt pho, sắt, protein và các chất dinh dưỡng rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, đặc biệt người mắc bệnh tiểu đường.
Do có hàm lượng phốt pho cao nên có lợi cho người bệnh tật và người cao tuổi
Ăn nấm mối thường xuyên có thể cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, chống lão hóa, giảm lượng đường trong máu (Theo y học cổ truyền Trung Quốc).
Ăn nấm mối thường xuyên có lợi cho kinh nguyệt và làn da phụ nữ (Theo y học cổ truyền Trung Quốc).
Nấm mối mua ở đâu ?
Ở đâu bán nấm mối ?
Nhà cung ứng nấm mối chuyên nghiệp.
II. MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐÔNG Y SỬ DỤNG NẤM MỐI
2.1.Thanh nhiệt, nhuận tràng:
Nguyên liệu: 50 - 60g nấm mối tươi, 200g gạo tẻ, 100g gạo nếp, đậu xanh bỏ vỏ 50g, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Nấm mối lột bỏ lớp vỏ lụa trên ô, gọt bỏ phần gốc rồi rửa sạch. Xé nấm theo thớ dọc làm 4 hoặc 5 phần. Cho nấm vào xào, nêm gia vị. Gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh vo sạch rang qua đem nấu cháo, đun lửa to tới khi sôi thì cho nhỏ lửa.
Khi cháo chín, cho nấm đã xào vào đun thêm 5 phút, cho gia vị vừa đủ bắc ra. Nên ăn khi cháo còn ấm, ăn trong ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 lần.
2.2 Tăng cường sức đề kháng, ngừa sỏi thận, sỏi mật và giảm cholesterol...:
Nguyên liệu: 80g nấm mối tươi, 30 lá cách non, 10g lá ngải cứu, 100g bí đỏ hoặc bí đao.
Cách làm: tất cả rửa sạch, nấu với 0,5 lít nước đun còn 250ml. Ăn cả ngày, ăn liền 5-7 ngày.Tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh: 150g nấm mối tươi (tai đã nở), 100g thịt bò hoặc gan lợn, khoai sọ và hoa cúc vàng mỗi vị 50g. Tất cả nấu trong 350ml nước đun còn 150ml, chia 3 phần, ăn trong ngày dùng liền 2 tuần.
2.3 Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
Nguyên liệu: 200g nấm mối, 250g xương ống hoặc chân giò lợn, 10 quả hồng khô (mứt hồng), 5g mật ong, lá thì là 2g.
Cách làm: Đun nhỏ lửa với 400ml nước, sau khi sôi 30 phút bắc xuống, cho gia vị và thì là. Ăn cả cái và nước trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
2.3 Giúp ngon miệng, dễ ngủ, tiêu hóa tốt:
Nguyên liệu: 100g nấm mối, 4 quả chuối hột già còn xanh vỏ, xắt lát mỏng, 30g kim tần thảo, 60g rễ cỏ tranh, 30g bông mã đề.
Cách làm: Tất cả cho vào nồi nấu trong 0,5lít nước còn 200ml, chia 4 phần, uống trong ngày. Dùng liền 3 tuần.
2.4 Cho người thiếu sắt, tiểu đường:
Nguyên liệu: 15 cây nấm mối (50-60gr), 30 lá cách non, 10gr lá ngải cứu.
Cách làm: Rửa sạch, nấu với 100gr bí đỏ hoặc bí đao (cả vỏ) trong 0,5 lít nước, còn 250ml. Ăn cả ngày. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngừa sỏi thận, sỏi mật và giảm cholesterol, hạ huyết áp.
2.5 Dùng cho người lao động trí óc biếng ăn, hay mệt mỏi, phụ nữ thiếu sữa, suy giảm bạch cầu, cải thiện chức năng tuyến tụy:
Nguyên liệu: 150gr nấm mối (tai đã nở), 100gr thịt nạc bò (hoặc gan heo), 50gr khoai sọ, 50gr bông cúc vàng.
Cách làm: Nấu trong 350ml nước còn 150ml, chia 3 phần, ăn trong ngày. Liên tục 2 tuần.
Ngoài ra, nấm mối còn được dùng chế biến trong các bữa cơm hằng ngày như một loại rau sạch: dùng trộn gỏi với bông điên điển, cải soong, rau tần ô, cần ta. Kho với thịt ba chỉ, cá rô mề hoặc với cá linh. Nấm đã nở tai tròn, chẻ ba đem ướp tỏi, gia vị nướng cùng hải sản. Hoặc dùng kèm với bánh xèo, lẩu nấm là một món ngon cao cấp.
2.6 Cây thuốc cho phái nữ
Theo y học cổ truyền, các loại nấm đều có tác dụng chữa bệnh nhưng giá trị dược liệu không thể vượt qua nấm mối. Nấm mối có giá trị về mặt dinh dưỡng cao đồng thời còn chữa được nhiều bệnh như ung thư tế bào máu, phổi, gan, thận.
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Christine Dzerko, chuyên gia nội tiết trung tâm y khoa phụ nữ Austin Texas, thực hiện với 1.475 bệnh nhân trong 60 tuần cho thấy, xác suất trị liệu ung thư vú từ nấm mối đối với phụ nữ và người béo phì đạt mức 92,45%.
2.7Mỹ phẩm và dược phẩm
Gần đây, các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ở Osaka (Nhật Bản) đã cho ra thị trường loại mỹ phẩm kết hợp các hoạt chất chiết xuất từ nấm mối, nha đam, rau bồ ngót, bí đỏ, dùng cho làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em, vốn dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm do các tia hồng ngoại từ nắng mặt trời gây nám da, rám và ung thư da.
Ngoài ra, tạp chí Trung y lâm sàng cũng khẳng định, nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên (từ nước bọt mối chúa và các vi sinh thực vật tạo thành) giúp tăng sức đề kháng trong cơ thể; chống lão hóa, phát triển chất interferon có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các loại virus, đồng thời giúp ngăn ngừa và giảm tỷ lệ phát triển của các tế bào ung thư.
Phụ nữ từ 28-40 tuổi sau sinh, hoặc cho con bú nhiều, ăn nấm mối sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú vì nấm giàu chất xơ, sạch và là thuốc bổ âm, bổ máu, vận thông kinh mạch, giúp thải độc cho cơ thể.
III. CÁC MÓN ĂN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ NẤM MỐI
Vào mùa của những cơn mưa cũng chính là mùa "thu hoạch" nấm mối. Lúc này giá nấm mối ở ngoài thị trường đã "hạ nhiệt" và tìm mua cũng dể dàng. Đây là dịp để các bạn chưa và đã thưởng thức hương vị của món nấm mối này có thể chế biến những món ăn hấp dẫn nhất từ nấm. Sau đây là gợi ý cho thực đơn của bạn.
1. Cháo nấm mối
Nguyên liệu: gạo, nấm mối, thịt heo xay, hành lá, ngò; gia vị: hạt nêm, muối, đường, tiêu
Bạn có thể nấu kết hợp với những nguyên liệu khác như hải sản thay cho thịt.
2. Nấm mối xào mướp
Nguyên liệu: 1-2 trái mướp, nấm mối, ớt, dầu hào, nước tương, hành lá; gia vị: hạt nêm, đường, muối, tỏi; ăn kèm nước tương
Bạn có thể xào với cải thìa, cải xanh và 1 ít loại nấm khác
3. Chà bông nấm mối
Nguyên liệu: nấm mối; gia vị: hạt nêm, muối, đường bột ngọt,...
Dùng kèm: cơm cháy, cơm dẻo, mỡ hành
4. Chả giò nấm mối
Nguyên liệu: nấm mối, củ đậu, đậu hũ chiên, mộc nhỉ, bánh bía (hoặc bánh tráng cuốn), cà rốt ; gia vị: hạt nêm, muối, đường bột ngọt,...
Dùng kèm: nước mắm, các loại rau sống, ớt, đồ chua, bún,...
5. Súp Nấm mối
Nguyên liệu: nấm mối, đậu hũ non, cà rốt, củ cải trắng, tiêu, lòng trắng trứng, thịt cua hoặc tôm
Gia vị: đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, bột năng, bột bắp, tiêu xay, ớt xay
6. Gỏi nấm mối trộn tôm
Nguyên liệu: nấm mối, tôm nõn bóc vỏ bỏ chỉ đen, rau răm, bắp cải, mè
Gia vị: đường, muối, hạt nêm, chanh (hoặc ít giấm), nước mắm
7. Bánh xèo nấm mối
Nguyên liệu: nấm mối, bột bánh xèo, giá đỗ, đậu xanh, thịt ba chỉ, hành lá, cà chua, dầu ăn, gia vị
Dùng kèm: nước mắm, đồ chua, rau sống
Lưu ý: Bạn nên sử dụng nấm tươi chế biến trong ngày, đừng để quá lâu sẽ mất mùi. Nếu chế biến nấm khô phải ngâm trong nước ấm đến khi nấm nở vừa đủ đừng để bung quá khi nấu nấm sẽ nhạt và bở.
IV. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?
4.1 Nấm mối có độc không?
4.2 Nấm mối mua ở đâu?
4.3 Thời gian nào có nấm mối?
4.4 Bào ngư nào ngon?
4.5 Bào ngư úc mua ở đâu?
Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.
Được thực hiện bởi Nấm Mối thuộc chopngay.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pr_nammoi_6498.doc