Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng qua sự biến đổi đường bán kính kết hôn hơn nửa thế kỷ qua

Tài liệu Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng qua sự biến đổi đường bán kính kết hôn hơn nửa thế kỷ qua: Xã hội học số 4 (88), 2004 51 Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng qua sự biến đổi đ−ờng bán kính kết hôn hơn nửa thế kỷ qua∗ Mai Văn Hai I. Đôi nét về địa bàn và ph−ơng pháp Địa bàn đ−ợc khảo sát là Đào Xá - một làng nhỏ thuộc xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải D−ơng. Về mặt địa lý, Đào Xá cách Hà Nội khoảng 75 km và cách thành phố Hải D−ơng hơn 10km cùng về h−ớng Đông Bắc. Từ quốc lộ 5 đi dọc theo sông Kinh Thầy, qua xã Cộng Hòa hơn 1 km, rẽ trái là có thể vào làng (Đào Xá nằm ở phía Nam sông Kinh Thầy khoảng 200m). Vào tháng 10 năm 2000 - thời điểm chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát này - Đào Xá có 193 hộ gia đình, 735 nhân khẩu, với diện tích canh tác là 98 mẫu Bắc Bộ (khoảng 36 ha). Nếu trừ đi các nguồn đất dự trữ và đất chân mạ, mỗi khẩu làm nông nghiệp ở đây chỉ còn ch−a đầy một sào đất giao khoán để canh tác. Dù thuộc diện đất chật ng−ời đông, song các ngành nghề phụ (phi nông) của làng lại ch−a phát triển. Ngoài trồng trọt và chă...

pdf10 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng qua sự biến đổi đường bán kính kết hôn hơn nửa thế kỷ qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (88), 2004 51 Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng qua sự biến đổi đ−ờng bán kính kết hôn hơn nửa thế kỷ qua∗ Mai Văn Hai I. Đôi nét về địa bàn và ph−ơng pháp Địa bàn đ−ợc khảo sát là Đào Xá - một làng nhỏ thuộc xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải D−ơng. Về mặt địa lý, Đào Xá cách Hà Nội khoảng 75 km và cách thành phố Hải D−ơng hơn 10km cùng về h−ớng Đông Bắc. Từ quốc lộ 5 đi dọc theo sông Kinh Thầy, qua xã Cộng Hòa hơn 1 km, rẽ trái là có thể vào làng (Đào Xá nằm ở phía Nam sông Kinh Thầy khoảng 200m). Vào tháng 10 năm 2000 - thời điểm chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát này - Đào Xá có 193 hộ gia đình, 735 nhân khẩu, với diện tích canh tác là 98 mẫu Bắc Bộ (khoảng 36 ha). Nếu trừ đi các nguồn đất dự trữ và đất chân mạ, mỗi khẩu làm nông nghiệp ở đây chỉ còn ch−a đầy một sào đất giao khoán để canh tác. Dù thuộc diện đất chật ng−ời đông, song các ngành nghề phụ (phi nông) của làng lại ch−a phát triển. Ngoài trồng trọt và chăn nuôi, cả làng chỉ có một hộ làm vàng mã, 1 hộ làm than xỉ, 3 hộ buôn chuối ra Quảng Ninh, 2 hộ thu gom hành tỏi bán vào Thanh - Nghệ. Trong làng có 2 hộ có máy xát gạo, 1 hộ có xe công nông chuyên chở vật liệu xây dựng, chất đốt hoặc các thứ hàng hóa khác mà phạm vi hoạt động cũng chỉ dừng lại trong làng hoặc trong xã. Bù đắp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp ch−a mấy phát triển, hàng năm vào những lúc nông nhàn, những ng−ời có sức khoẻ của làng th−ờng đến các thành phố lớn nh− Hà Nội, Hải D−ơng, Hải Phòng, Quảng Ninh tìm kiếm việc làm, để tăng thêm thu nhập. Từ ngày Đổi mới, đời sống của c− dân Đào Xá có sự chuyển đổi đáng kể. Nhà tranh vách lá không còn, tất cả đã đ−ợc ngói hóa hoặc mái bằng hóa. Lác đác trên địa bàn c− trú có hộ xây nhà tầng theo kiểu thành phố. 100% số hộ có điện thắp sáng. Về truyền thông đại chúng, 85% số hộ có ra đi ô hoặc ti vi, 2 hộ mắc điện thoại trong nhà làm dịch vụ. Xe đạp mỗi nhà có từ 1 đến 2 chiếc. Số xe máy của làng nhích dần theo thời gian, cho tới thời điểm khảo sát đã lên tới hơn 40 chiếc. Điều đáng nói là hầu hết số xe này đều không sử dụng hết công suất. Có nhiều xe mỗi tháng chỉ đ−ợc nổ máy và chạy ra khỏi làng đôi ba lần, sau đó đ−ợc lau chùi sáng bóng và đặt yên vị trong một góc nhà. D−ờng nh− ng−ời ta mua xe để l−u giữ một thứ tài sản có giá trị hơn là để phục vụ cho các hoạt động th−ờng ngày của mình. Rõ ràng là sự hội nhập vào cơ chế thị tr−ờng ở đây còn khá chậm và ng−ời dân thì thích bảo l−u các giá trị của ông cha còn để lại. ∗ Bài viết nằm trong khuôn khổ của đề tài cấp bộ “Một số giá trị văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc”. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng... 52 Trong nhiều năm - từ năm 1992 đến năm 2000 - tại ngôi làng nhỏ này, chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát với các chủ đề khác nhau nh−: thuỷ lợi và quan hệ làng xã, các quan hệ gia đình và dòng họ, các hình thức tín dụng chính thức và phi chính thức trong bối cảnh của nền kinh tế thị tr−ờng. Nhờ những cuộc nghiên cứu này, chúng tôi đã tập hợp đ−ợc nhiều loại t− liệu khác nhau: tập H−ơng −ớc và các bản đồ giải thửa, các cây phả hệ và bản đồ c− trú của từng dòng họ, các số liệu về tiến triển dân số và biến động đất đai của làng từ 1945 đến 2000, v.v Lần này về Đào Xá, dựa vào sổ hộ khẩu và sổ theo dõi đăng ký kết hôn do ủy ban nhân dân xã cung cấp, chúng tôi lập đ−ợc một danh sách về tình trạng hôn nhân chung của cả làng. Theo đó thì ở thời điểm tháng 10 năm 2000, Đào Xá có 339 ng−ời đã qua kết hôn, trong đó nam giới có 163 ng−ời, nữ giới 176 ng−ời. Để đáp ứng một số mục tiêu đã đ−ợc xác định từ tr−ớc (nh− tuổi kết hôn, phạm vi không gian kết hôn, quyền quyết định hôn nhân, v.v) nên các thành phần goá vợ, goá chồng, ly hôn, kết hôn lần thứ hai trở lên, hay những cặp vợ chồng mà ng−ời chồng từ nơi khác đến, đều đ−ợc đ−a ra khỏi tập mẫu nghiên cứu. Vì vậy, đối t−ợng phân tích chỉ còn 272 ng−ời (136 cặp), chiếm 80,23% tổng số ng−ời đã kết hôn của làng. Cần l−u ý là, trong phong tục hôn nhân ở nông thôn n−ớc ta, hiện t−ợng c− trú bên chồng, tức là mỗi cặp vợ chồng sau ngày c−ới th−ờng về sống cùng (hay sống gần) gia đình chồng, cho đến nay, vẫn là phổ biến. Dựa vào đặc điểm này và xem xét về mặt không gian, chúng tôi chọn ng−ời chồng làm trục đối chiếu để xác định đ−ờng bán kính kết hôn (rayon matrimonial) của 136 cặp vợ chồng trong mẫu khảo sát. Nói khác đi, là những ng−ời vợ trong số 136 cặp vợ chồng kia có quê gốc ở đâu? Họ là ng−ời cùng làng, cùng xã, cùng huyện, cùng tỉnh hay khác tỉnh so với ng−ời chồng? (Xem giản đồ) Ngoài tỉnh Cùng tỉnh Cùng huyện Cùng xã Cùng làng Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Văn Hai 53 Xét về thời gian, trong số 136 phụ nữ đ−ợc chọn thì ng−ời kết hôn sớm nhất là năm 1941, ng−ời muộn nhất là năm 2000. Căn cứ vào những biến đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất n−ớc hơn nửa thế kỷ qua (nh− hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, phong trào hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp, sự nghiệp đổi mới, v.v), chúng tôi chia 136 ng−ời này thành 3 nhóm và coi việc hôn nhân của mỗi nhóm nh− một mô hình để so sánh và phân tích: - Mô hình 1: từ 1941 đến 1959; - Mô hình 2: từ 1960 đến 1985; và - Mô hình 3: từ 1986 đến tháng 10/2000 D−ới đây xin trình bày từng mô hình một. II. Mô hình 1941 - 1959 Theo kết quả điều tra, số phụ nữ kết hôn lần đầu và hiện đang sống chung d−ới một mái nhà với ng−ời chồng ở Đào Xá của giai đoạn này có tất cả 24 ng−ời. Tuổi trung bình của họ (tính ở thời điểm năm 2000) là 67,17; trong đó ng−ời có tuổi cao nhất là 82, thấp nhất là 58. Về học vấn, ng−ời có trình độ cao nhất đạt lớp 5/10; thấp nhất là mù chữ; số còn lại chỉ ở mức biết đọc, biết viết. Họ thực hành các công việc gọi là “xuất giá tòng phu” khá sớm, trung bình từ 16 đến 18 tuổi, đặc biệt có 5 ng−ời thuộc diện tảo hôn từ 11 đến 15 tuổi. Việc c−ới hỏi của họ đều theo nghi thức cổ truyền và quyền quyết định hoàn toàn thuộc về gia tộc. Nhìn chung, tiểu sử và chân dung xã hội của nhóm phụ nữ này ch−a có sự khác biệt là bao so với hình t−ợng ng−ời phụ nữ Việt Nam trong truyền thống. Ngồi tiếp chúng tôi trong ngôi chùa làng mới đ−ợc xây dựng lại (nơi sinh hoạt của hội ch− bà), các bà vừa thong thả trò chuyện, vừa bỏm bẻm nhai trầu, để lộ đôi hàm răng đen nhánh. Trong nhóm này, số ng−ời sinh ra ở Đào Xá (tức cùng làng với chồng) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là những ng−ời thuộc các làng Đa Đinh, An Đông và An Đoài (cùng xã). Tính riêng cho hai địa bàn này, số ng−ời lấy chồng Đào Xá đã đạt tới 83,33%. Biểu 1: Nơi sinh của những ng−ời lấy chồng Đào Xá từ năm 1941 đến năm 1959 - Cùng làng: 15 ng−ời = 62,50% - Cùng xã (khác làng): 5 ng−ời = 20,83% - Cùng huyện (khác xã): 4 ng−ời = 16,67% - Cùng tỉnh (khác huyện): 0 ng−ời = 0,00% - Khác tỉnh: 0 ng−ời = 0,00% 24 ng−ời = 100,00% Rõ ràng là từ thời điểm 1959 trở về tr−ớc, việc hôn nhân ở Đào Xá vẫn theo kiểu nội hôn (endogamie) là chủ yếu. Hiện t−ợng nội hôn trong cộng đồng làng xã không phải là một sản phẩm của riêng Đào Xá hay ở một làng xã Việt Nam nào đó, mà mang tính phổ biến toàn thế giới. Theo nhà nghiên cứu Bounak thì trong các xã Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng... 54 hội x−a, các xã hội tiền t− bản, nhất là trong các vùng nông thôn, thì tình trạng ngoại hôn là rất hiếm, có đến 80% các cuộc kết hôn là nội hôn trong cộng đồng làng xã. Ng−ời ta ta còn tính đ−ợc, về mặt sinh thái nhân văn, mỗi cộng đồng biệt lập chỉ cần có hơn 500 nhân khẩu, thì nam nữ thanh niên đã có thể lấy nhau, và con số tối thiểu này cũng đủ cho việc tái sản xuất và cân bằng dân số [1; 2002: 78]. Trở lại với Đào Xá, ta thấy mô hình 1941 - 1959 với tỷ lệ nội hôn rất cao là hoàn toàn có thể lý giải đ−ợc trên nhiều bình diện khác nhau: sinh thái, kinh tế – xã hội và văn hóa. Tr−ớc hết, xét về mặt địa vực, giống nh− nhiều làng xã khác của vùng châu thổ, cho đến thời điểm xây dựng hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp (1958), Đào Xá vẫn còn bị khép kín bởi các lũy tre xanh. Ch−a nói đâu xa, chỉ lấy Đa Đinh là một làng cùng xã và khu c− trú chỉ cách Đào Xá khoảng 300 m, song đến thời điểm này, hai làng vẫn bị ngăn cách bởi một con ngòi khá rộng. Sống trong điều kiện biệt lập nh− thế, trai gái đến tuổi tr−ởng thành th−ờng tìm ý trung nhân của mình trong nội bộ của làng, vì họ ít có khả năng thực hiện việc liên kết và trao đổi gen với những nhóm c− dân ở xa hơn nữa. Về mặt kinh tế lại có những ràng buộc rất khắt khe đối với việc ngoại hôn (exogamie). Điều này đ−ợc thể hiện rất rõ trong các thứ luật tục thành văn hay bất thành văn của làng. Nghiên cứu về làng Mông Phụ (thuộc xã Đ−ờng Lâm, Sơn Tây), một học giả Pháp là Nelly Krowolsky cho biết: điều 88 trong H−ơng −ớc của làng này ấn định tiền cheo là 1,5 đồng khi ng−ời con trai lấy vợ làng và 10 đồng nếu anh ta lấy vợ làng khác [2; 2003: 108]. Đọc H−ơng −ớc (cải l−ơng) của Đào Xá tr−ớc cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi cũng gặp những quy định t−ơng tự. Chúng ta đều biết ng−ời nông dân x−a kia rất nghèo khổ. Trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, chỉ vì không có dăm ba đồng bạc nộp s−u cho chồng, chị Dậu đã phải đem bán cả con cả chó cho nhà nghị Quế. Đặt trong bối cảnh đó thì rõ ràng mức tiền cheo 10 đồng nếu lấy vợ làng khác là một thách thức vô cùng khó khăn, không phải ai cũng có thể v−ợt qua. Nh−ng những “thách thức” khó v−ợt qua nhất để lấy vợ thiên hạ có lẽ không phải sự chia cắt về địa vực, cũng không phải về kinh tế, mà thuộc về lối sống và văn hóa. Chúng ta cũng biết trong các làng xã x−a, ng−ời nông dân vẫn quen với sản xuất nhỏ, “tự cấp tự túc”, “tự sản tự tiêu”, ch−a quen với sản xuất hàng hóa, ch−a quen hội nhập và trao đổi sản phẩm với thế giới bên ngoài. Trải qua hàng nghìn năm, cái tính chất “tự cấp tự túc” ấy đã in dấu ấn khá đậm vào cả trong lối sống và văn hóa của họ, kể cả trong việc hôn nhân và gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều câu ca dao khuyến khích lấy chồng làng đ−ợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các bậc cha mẹ th−ờng nói: “Con gái mà gả chồng gần / Có bát canh cần nó cũng mang cho / Con gái mà gả chồng xa / Tr−ớc là mất giỗ sau là mất con!”. Lứa trẻ thì mách bảo nhau: “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”, thậm chí họ còn tuyên bố một cách thẳng thừng: “Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn!”. Cái tâm lý coi trọng làng quê bản quán và một lối sống mà cái gì cũng muốn “tự cấp tự túc” đã giải Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Văn Hai 55 thích tại sao ở Đào Xá giai đoạn 1941 - 1959 có đến 83,33% phụ nữ lấy chồng trong phạm vi làng xã. III. Mô hình 1960 - 1985 ở giai đoạn 1960 - 1985, số phụ nữ trong mẫu có 61 ng−ời, chiếm 48,58% trong số ba nhóm đ−ợc khảo sát. Ng−ời có tuổi đời cao nhất ở nhóm này là 58, thấp nhất là 31, còn tính trung bình là 40,30. Nhìn chung, tiểu sử và chân dung của họ đã có sự khác biệt đáng kể so với nhóm 1. Về học vấn, trong nhóm có 2 ng−ời đạt trình độ t−ơng đ−ơng lớp 10/10 (là giáo viên cấp II, hệ s− phạm trung cấp 7 + 3); 2 ng−ời chỉ đến lớp 3/10; tính trung bình là 6/10 hoặc 7/10. Tuổi kết hôn trung bình của họ là 20,5; trong đó ng−ời kết hôn sớm nhất vào năm 17 tuổi, muộn nhất là 35 tuổi. Việc hôn nhân của phần đông trong số họ là dựa trên cơ sở tình yêu đôi lứa và do họ quyết định là chính. Đặc biệt, đ−ờng bán kính kết hôn của nhiều ng−ời trong số này đã v−ợt ra khỏi luỹ tre làng để v−ơn tới các làng, xã, huyện khác, thậm chí tỉnh khác. Biểu 2. Nơi sinh của những ng−ời lấy chồng Đào Xá từ năm 1960 đến 1985 - Cùng làng: 20 ng−ời = 32,79% - Cùng xã (khác làng): 20 ng−ời = 32,79% - Cùng huyện (khác xã): 17 ng−ời = 27,86% - Cùng tỉnh (khác huyện): 2 ng−ời = 3,28 % - Khác tỉnh: 2 ng−ời = 3,28 %. 61 ng−ời = 100,00% So sánh biểu 1 và biểu 2, ta thấy đ−ờng bán kính kết hôn qua 25 năm (từ 1960 đến 1985), đã có sự biến đổi rất lớn. Nếu lấy vị trí trung tâm của làng làm tâm điểm, thì độ dài bán kính kết hôn ở mô hình 1 xoay quanh tâm điểm chỉ vài ba cây số đổ lại. Nh−ng sang mô hình 2, đ−ờng bán kính này đã mở rộng hàng chục, thậm chí hàng trăm cây số. Sự mở rộng độ dài bán kính kết hôn đồng nghĩa với việc mở rộng các giới hạn về mặt hành chính. Nếu tr−ớc đây trai Đào Xá chỉ lấy vợ cùng làng, cùng xã là chủ yếu, thì nay họ đã v−ơn xa tới các địa bàn khác trong huyện, trong tỉnh, và ngoài tỉnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ khoảng những năm 60 của thế kỷ tr−ớc, sự khép kín của làng xã vùng châu thổ sông Hồng không ngừng bị phá vỡ. Phải chăng, hiện t−ợng mở rộng đ−ờng bán kính kết hôn mà cuộc khảo sát vừa phát hiện cũng góp phần phá vỡ tính khép kín ấy? Đến đây có thể đặt câu hỏi: tại sao ở Đào Xá trong giai đoạn 1960 - 1985 đã có b−ớc nhẩy vọt đột biết về sự mở rộng độ dài bán kính kết hôn? Qua phỏng vấn hồi cố, các cụ phụ lão ở đây cho biết, ngay từ năm 1958, tại làng này, ng−ời ta đã bắt đầu tiến hành đào đắp hệ thống kênh m−ơng nội đồng, sửa sang bờ vùng, bờ thửa nhằm phục vụ cho mục tiêu sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong khu vực c− trú, một con đ−ờng lớn (ô tô có thể đi đ−ợc) đ−ợc mở sang các làng Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng... 56 Đa Đinh, An Đông, An Đoài hoặc nối sang xã Cộng Hòa để ra đ−ờng quốc lộ. Hệ thống giao thông mới đã phá vỡ tính chất khép kín và biệt lập của các làng xã x−a, làm cho ng−ời hàng xã, hàng huyện trở nên gần gũi. Bên cạnh hệ thống giao thông đ−ợc mở rộng, còn phải kể đến những tác động của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc. Vào khoảng những năm 1964- 1965, tức là thời điểm giặc Mỹ bắt đầu mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, hợp tác xã An Bình thành lập ra một đội thuỷ lợi chuyên trách (còn gọi là đội 202), gồm toàn những ng−ời trẻ tuổi và khỏe mạnh, riêng Đào Xá mỗi năm đóng góp vào đó từ 15 đến 20 ng−ời. Đội này chuyên lo việc san lấp hố bom hoặc tham gia vào các hạng mục công trình thuỷ lợi lớn ở ngoài phạm vi của xã An Bình. Đây là điều kiện rất thuận lợi để nam nữ thanh niên giữa các làng xã làm quen, yêu đ−ơng và đi đến hôn nhân. Ngoài ra, từ những năm 1960, nhất là từ tháng 8/1964, ở Đào Xá năm nào cũng có khoảng 5- 6 thanh niên gia nhập quân đội, đi thanh niên xung phong hay đến làm việc trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp của Nhà n−ớc. Cũng có những ng−ời trong số này, khi hết chiến tranh, đã mang theo vợ từ các địa ph−ơng khá xa trở về làng sinh sống [3; 1997: 104 - 105], làm cho tỷ lệ những ng−ời lấy vợ bên ngoài làng xã tăng lên. Sự mở rộng đ−ờng bán kính kết hôn ở Đào Xá nói riêng và ở miền Bắc n−ớc ta nói chung từ 1960 đến 1985 cũng còn là kết quả tất yếu của “một sự biến đổi văn hóa có chủ định” [4; 2001: 187], mà sự chuẩn bị của nó đ−ợc bắt đầu từ các giai đoạn tr−ớc đó. Theo dòng lịch sử, chúng ta biết cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đ−a n−ớc ta vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do và dân chủ. Mặc dù sau năm 1945, cả n−ớc phải trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc, song các giá trị và chuẩn mực mà chế độ mới muốn xây dựng đã bắt đầu đ−ợc hình thành. Khẩu hiệu sống theo “đời sống mới” khích lệ mọi thành viên xã hội rũ bỏ những gì là lạc hậu, lỗi thời của nếp sống cũ từ x−a để lại. Riêng về hôn nhân, không chỉ các hủ tục nh− “tảo hôn”, “ hôn nhân gả bán”, hay việc “hứa hôn cho trẻ nhỏ” bị ngăn cấm, mà các nghi thức c−ới hỏi r−ờm rà và nhuốm màu mê tín nh− “lễ tơ hồng”, “lễ so tuổi”, “lễ lạy sống ông bà, cha mẹ” cũng ít ng−ời còn tuân theo [5; 2003: 31]. Trong không khí tràn đầy tính cách mạng ấy, các cơ sở của tâm lý “lấy chồng gần”, “ăn cỏ đồng ta”, “tắm ao ta” bị lung lay khá mạnh. Đến tháng 10 năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình của n−ớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đã tạo thêm cơ sở pháp lý cho việc đổi mới phong tục hôn nhân cổ truyền. Riêng làng Đào Xá, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946- 1954) thuộc vùng tạm bị chiếm nên những ảnh h−ởng của lối sống mới có chậm hơn so với vùng tự do một chút, song từ sau khi hòa bình lập lại, nhất là từ năm 1958 trở đi, việc hôn nhân ở đây đã hòa vào phong trào đổi mới chung trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. IV. Mô hình 1986 - 2002 Nhóm thứ ba là nhóm của những ng−ời kết hôn từ năm 1986 đến tháng 10 năm 2002 (thời điểm tiến hành cuộc khảo sát). Nhóm này có 51 ng−ời (chiếm 37,49 % tổng số mẫu). Họ còn khá trẻ, tuổi trung bình là 31,37; ng−ời có tuổi đời cao nhất là Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Văn Hai 57 42, thấp nhất là 18. Một đặc điểm cần l−u ý là phần lớn trong số họ đã theo học hệ phổ thông 12 năm. Tính trung bình học vấn của họ đạt tới lớp 10/12, trong đó ng−ời đạt trình độ cao nhất là lớp 12, thấp nhất là lớp 5. Nếu so với mô hình 2 thì tuổi kết hôn trung bình ở mô hình này cao hơn một chút (20,58 tuổi so với 20,50 tuổi). Tuy nhiên, nếu mô hình 1960 - 1985 không có ai tảo hôn và số lấy chồng >= 26 tuổi chỉ có 3,20%, thì đến mô hình này có đến 9,80% tảo hôn (lấy chồng khi 17 tuổi hoặc xấp xỉ 18 tuổi) và có đến 9,80 % lấy chồng khi đã >= 26 tuổi. Còn đ−ờng bán kính kết hôn của họ đ−ợc thể hiện qua biểu 3 d−ới đây: Biểu 3. Nơi sinh của những ng−ời lấy chống Đào Xá từ 1986 đến tháng 10 năm 2000 - Cùng làng: 9 ng−ời = 17,65% - Cùng xã (khác làng) : 16 ng−ời = 31,37 % - Cùng huyện (khác xã): 25 ng−ời = 49,02% - Cùng tỉnh (khác huyện): 0 ng−ời = 0,0% - Khác tỉnh: 1 ng−ời = 1,96% 51 ng−ời = 100,00% Nh− vậy, đến mô hình thứ ba, tỷ lệ kết hôn cùng làng tiếp tục giảm mạnh, kết hôn cùng xã bắt đầu chững lại. Trong khi đó, tỷ lệ kết hôn cùng huyện lại tăng mạnh, còn kết hôn cùng tỉnh hoặc khác tỉnh không đáng kể. Nguyên nhân của sự biến đổi độ dài bán kính kết hôn ở biểu 3, cố nhiên, không có gì khác hơn là sự tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nh− đã trình bày, từ ngày Đổi mới, nhất là từ sau khoán 10 (1988) và sau Luật đất đai (1993), với t− cách là một đơn vị tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, các hộ gia đình nông dân đã đ−ợc nâng cao về mức sống và không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động (nh− buôn chuối ra Quảng Ninh, buôn hành tỏi vào Thanh - Nghệ, đến các thành phố làm cửu vạn). Thêm vào đấy, tiến trình hiện đại hóa giao thông cũng nh− sự tiến bộ của các ph−ơng tiện kỹ thuật (nh− xe đạp, xe máy, điện thoại) cũng làm cho họ có thêm sức mạnh để v−ơn đến những miền đất mới, xa hơn. Xét riêng ở nhóm phụ nữ kết hôn từ năm 1986 đến tháng 10/2000, ta thấy trình độ học vấn của hầu hết trong số họ đã đạt đến bậc trung học phổ thông, nghĩa là ít nhất họ đã có một vài năm theo học ở tr−ờng huyện khi tuổi đời ở quãng 15 - 17. Dẫu khoảng thời gian này không phải là dài, nh−ng quả thực đây là một cơ hội rất tốt để họ có thể mở rộng phạm vi lựa chọn và đi tới việc hôn nhân của đời mình. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất - theo chúng tôi - vẫn là nguyên nhân văn hóa, mà nguồn gốc của nó đ−ợc bắt đầu từ chính trong bản thân phong tục hôn nhân. Làm việc ở Đào Xá, chúng tôi th−ờng nghe câu nói cửa miệng của mọi ng−ời, rằng quan hệ trong cộng đồng làng xã nơi đây là thứ quan hệ “phi nội tắc ngoại”. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng... 58 Nghĩa là mọi ng−ời dân trong làng đều có mối quan hệ họ hàng với nhau, không phải bên nội thì cũng là bên ngoại. Tại sao có tình trạng này? L−ơng Văn Hy- qua nghiên cứu làng Hoài Thị, Bắc Ninh - cho rằng “tỷ lệ hôn nhân trong cộng đồng t−ơng đối cao qua nhiều đời trong một làng nhỏ đã dẫn tới quan hệ thân tộc chằng chịt khắp làng [6; 2000: 49]. Rõ ràng là tình trạng “phi nội tắc ngoại” ở Đào Xá là hệ quả không tránh khỏi của tâm lý “lấy chồng gần” hay “ta tắm ao ta”, tức là tình trạng nội hôn ở các giai đoạn tr−ớc. Thứ “quan hệ thân tộc chằng chịt khắp làng” này đã làm cho trai gái trong làng, khi muốn tìm đối t−ợng cho hôn nhân, không có cách nào khác là phải h−ớng ra bên ngoài làng xã gốc của mình. Sau cùng, cũng cần nhấn mạnh rằng, sự mở rộng các vòng tròn hôn nhân (cercle de mariage) ở Đào Xá trong thời kỳ Đổi mới là sự mở rộng từ từ, tiệm tiến (từ làng đến xã, rồi đến huyện), chứ không phải sự mở rộng một cách nhẩy vọt, đột biến nh− hiện t−ợng lấy chồng n−ớc ngoài, nhất là Đài Loan đã xảy ra ở một số địa ph−ơng. Đây cũng là đặc điểm th−ờng thấy ở những làng làm nông nghiệp, ở xa các trung tâm kinh tế và chậm hội nhập vào cơ chế thị tr−ờng. V. Kết luận Ng−ợc trở lên, chúng ta đã xem xét quá trình mở rộng đ−ờng bán kính kết hôn ở Đào Xá từ năm 1941 đến tháng 10 năm 2000. Đến đây, cần điểm lại một số nét chính. 1. Giống nh− là trái đất vừa quay quanh mặt trời vừa tự quay quanh trục của nó, các mô hình của thể chế hôn nhân ở Đào Xá vừa biến đổi theo sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, song đồng thời cũng tự biến đổi theo quy luật của riêng mình.Kết quả là, sau hơn nửa thế kỷ (từ 1941 đến 2000), đ−ờng bán kính kết hôn ở đây đã không ngừng mở rộng từ làng, sang xã, rồi đến huyện. Sự biến đổi này không chỉ phù hợp với đời sống hiện đại, mà còn phản ánh sự tiến bộ của thể chế hôn nhân ở n−ớc ta trong hơn nửa thế kỷ qua. 2. Trong số những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi độ dài đ−ờng bán kính kết hôn ở cả ba giai đoạn (1941 - 1959; 1960 - 1985 và 1986 - 2000), ta thấy nổi bật lên là những nguyên nhân về văn hóa và lối sống. Đây là một bằng chứng không thể bác bỏ cho quan điểm đang rất phổ biến hiện nay, rằng văn hóa là cơ sở và động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc, khi nghiên cứu về phát triển, không thể không đặt vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống, trong đó có các giá trị của văn hóa làng xã. 3. Là một sản phẩm của các điều kiện kinh tế - xã hội, song đến l−ợt mình, các thể chế hôn nhân mới cũng có tác động trở lại đối với các quá trình kinh tế - xã hội nói chung. Nh− tr−ờng hợp của làng Đào Xá, khi độ dài bán kính kết hôn đ−ợc mở rộng cũng có nghĩa là tính cơ động xã hội của ng−ời dân, nhất là nhóm trẻ, đã tăng lên, các hoạt động của họ không còn quanh quẩn nơi làng xã, và điều này là vô cùng cần thiết tr−ớc nhu cầu hội nhập của nền kinh tế thị tr−ờng - một nền kinh tế mà không gian của nó cũng không ngừng mở rộng. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Văn Hai 59 Tài liệu tham khảo 1. Georges Olivier (2002): Sinh thái học nhân văn. Nxb Thế giới. Hà Nội. 2. Nguyễn Tùng (2003): Mông Phụ - một làng đồng bằng sông Hồng. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 3. Mai Văn Hai, Bùi Xuân Đính (1997): Thủy lợi và quan hệ làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Grant Evans (2001): Bức khảm văn hóa châu á, Nxb Văn hóa Dân tộc. Hà Nội. 5. Mai Văn Hai, Ngô Ngọc Thắng (2003): Về sự biến đổi mô hình phong tục hôn nhân ở châu thổ sông Hồng qua mấy thập niên gần đây. Tạp chí Xã hội họcsố 2/2003. 6. L−ơng Văn Hy (2000): Ngôn ngữ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trên giá sách của nhà Xã hội học (Tiếp theo trang 31) • Nguyễn mạnh hùng: Chiến l−ợc kế hoạch ch−ơng trình đầu t− phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010. Nxb Thống kê. 2003. 872 tr. • Trần Hoàng kim: T− liệu kinh tế - xã hội 631 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam. Nxb Thống kê. 2002. 2383 tr. • Trần đức l−ơng, nguyễn đức bình, nguyễn duy quý: Đổi mới để phát triển. Nxb Chính trị Quốc gia. 2002. 239 tr. • Georges Olivier: Sinh thái học nhân văn. Huy Yên, Võ Bình (dịch). Nxb Thế giới. 2002. 150 tr. • Jean - Claude Passeron: Lý luận xã hội học. Trịnh Văn Tùng (dịch) Nxb Thế giới. 2002. 354 tr. • Hồ sỹ quý: Con ng−ời và phát triển con ng−ời: Trong quan niệm của C.Mác và Ph.ăngghen. Nxb Chính trị Quốc gia. 2003. 499 tr. • Emily A. Schultz, Robert H. Levenda: Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh (tài liệu tham khảo nội bộ). Phan Ngọc Chiến, Hồ Liên Biên (dịch). Nxb Chính trị Quốc gia. 2001. 506 tr. • Lê thi: Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội. • Nguyễn ngọc trân: Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay. Nxb Thế giới. 2003. 307 tr. • Trần văn tùng: Chất l−ợng tăng tr−ởng nhìn từ Đông á. Nxb Thế giới. 2003. 255 tr. • Tổng cục thống kê: Số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam 1975 - 2000. Nxb Thống kê. 2000. 641 tr. • Trần quốc v−ợng: Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm. Nxb Văn hóa dân tộc. 2000. 984 tr. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng... 60 Mai Văn Hai Tìm hiểu văn hóa làng Việt vùng châu thổ sông Hồng qua sự biến đổi độ dài bán kinh kết hôn hơn nửa thế kỷ qua Dựa trên các số liệu điều tra xã hội học về ba mô hình hôn nhân ở ba nhóm tuổi khác nhau, bài báo chỉ ra rằng, hơn nửa thế kỷ qua ở nông thông châu thổ sông Hồng đ−ờng bán kính kết hôn (rayon matrimonial) đã biến đổi theo h−ớng mở rộng từ làng, sang xã, rồi đến huyện. Cố nhiên, sự mở rộng đ−ờng bán kính kết hôn ở đây chịu sự tác động của những điều kiện về kinh tế – xã hội nói chung, song mặt khác đó cũng là kết quả tất yếu của những biến đổi về văn hóa và lối sống, trong đó bao gồm cả các qui luật vận động của chính thể chế hôn nhân. Tác giả cho rằng việc mở rộng đ−ờng bán kính kết hôn đã phản ánh sự tiến bộ của thể chế hôn nhân ở n−ớc ta hơn nửa thế kỷ qua và điều này phù hợp với nhu cầu hội nhập của nền kinh tế thị tr−ờng – một nền kinh tế mà không gian của nó cũng không ngừng mở rộng. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2004_maivanhai_3736.pdf