Tài liệu Tìm hiểu tổng quan về ngành chế biến thủy sản: CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2.1 Đặc tính nguyên liệu và quy trình sản xuất của ngành chế biến thủy sản:
2.1.1 Đặc tính nguyên nhiên liệu:
Nguyên liệu: nguyên liệu hải sản chính là tôm, cá, cua, mực…Số lượng phụ thuộc vào lượng nguyên liệu thu mua được.
Sản phẩm khô: mực khô, các sản phẩm, thực phẩm ăn liền.
Sản phẩm đóng hộp: nguyên liệu tôm, cá ngừ đã luộc chín.
Nhiên liệu:
Nhiên liệu chính là dầu DO dùng cho lò hơi để hấp chín thực phẩm.
Các nhu cầu về điện, nước.
Hóa chất: Hóa chất dùng cho ngành chế biến thủy sản đông lạnh là Ca(OCl)2 được khử trùng. Bảo quản sản phẩm và vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn ngành: 28 TCVN 82 – 85.
2.1.2 Quy trình công nghệ chế biến thủy sản :
Nguồn vào
Nước
Nước chloride
Các hợp chất khác
Ví dụ : nước mắm
Nguyên liệu dùng để đóng gói
Quy trình chế biến
Sản phẩm đánh bắt được
Phân loại và cân nặng
Chuẩn bị
Làm cá, đánh vảy, lấy thịt phile, bỏ da và làm sạch ruột
Làm sạch và kiểm tra lại
Giai đoạn thành phẩm
Nư...
27 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu tổng quan về ngành chế biến thủy sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2.1 Đặc tính nguyên liệu và quy trình sản xuất của ngành chế biến thủy sản:
2.1.1 Đặc tính nguyên nhiên liệu:
Nguyên liệu: nguyên liệu hải sản chính là tôm, cá, cua, mực…Số lượng phụ thuộc vào lượng nguyên liệu thu mua được.
Sản phẩm khô: mực khô, các sản phẩm, thực phẩm ăn liền.
Sản phẩm đóng hộp: nguyên liệu tôm, cá ngừ đã luộc chín.
Nhiên liệu:
Nhiên liệu chính là dầu DO dùng cho lò hơi để hấp chín thực phẩm.
Các nhu cầu về điện, nước.
Hóa chất: Hóa chất dùng cho ngành chế biến thủy sản đông lạnh là Ca(OCl)2 được khử trùng. Bảo quản sản phẩm và vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn ngành: 28 TCVN 82 – 85.
2.1.2 Quy trình công nghệ chế biến thủy sản :
Nguồn vào
Nước
Nước chloride
Các hợp chất khác
Ví dụ : nước mắm
Nguyên liệu dùng để đóng gói
Quy trình chế biến
Sản phẩm đánh bắt được
Phân loại và cân nặng
Chuẩn bị
Làm cá, đánh vảy, lấy thịt phile, bỏ da và làm sạch ruột
Làm sạch và kiểm tra lại
Giai đoạn thành phẩm
Nước sốt cá, nước mắm…
Giai đoạn đóng hộp
Đông lạnh, vô lon, đóng chai.
Đóng gói và gởi đi
Nguồn nước thải
Loại bỏ sản phẩm dư thừa
Loại bỏ da, xương, máu, đầu, ruột, thịt cá ươn
Nước mắm, nước sốt cá, dầu, thịt cá ươn, bao bì không dùng…
Sản phẩm cụ thể.
Loại bỏ thịt ươn, tỉa sạch
Đồ phế thải, quá hạn sử dụng, sản phẩm bị trả lại
Hình 2.1 Giản đồ dây chuyền chế biến thủy sản thông dụng.
Tùy thuộc vào các loại nguyên liệu như tôm, cá, sò, mực, cua…mà công nghệ sẽ có nhiều điểm riêng biệt. Sau đây là một số công nghệ tiêu biểu:
2.1.2.1 Đối với các loại sản phẩm đông lạnh :
Nguyên liệu tươi ướp đá
Rửa
Sơ chế
Phân cỡ, loại
Rửa
Xếp khuôn
Đông lạnh
Đóng gói
Bảo quản lạnh
(-25oC đến -18oC)
Nước thải
SS : 128 – 280 mg/l
COD : 400 – 2200 mg/l
Ntc : 57 – 126 mg/l
Ptc : 23 – 98 mg/l
Hình 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm đông lạnh của một số công ty chế biến thủy sản tại miền Nam
2.1.2.2 Đối với các loại sản phẩm đóng hộp :
Nguyên liệu (tôm, thịt chín ướp lạnh)
Rửa
Loại bỏ tạp chất
Luộc sơ lại
Đóng vào hộp
Cho nước muối vào
Ghép mí hộp
Khử trùng
Để nguội
Dán nhãn
Đóng gói
Bảo quản
Nước thải
SS : 150 – 250 mg/l
COD : 336 – 1000 mg/l
Ntc : 42 – 127 mg/l
Ptc : 37 – 125 mg/l
Hình 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm đóng hộp của một số công ty chế biến thủy sản tại TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang
2.1.2.3 Đối với các sản phẩm khô :
Nguyên liệu khô
Phân cỡ, loại
Đóng gói
Bảo quản lạnh
(-18oC)
Sơ chế
Chải sạch cát, chặt đầu, lặt dè, bỏ sống…
Nướng
Đóng gói
Bảo quản lạnh (-18oC)
Nước thải
COD : 100 – 800 mg/l
SS : 30 – 100 mg/l
Ntc : 17 – 31 mg/l
Cán, xé mỏng
Hình 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm khô của một số công ty chế biến thủy sản tại TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang.
(Nguồn : Xử lý nước thải công nghiệp và khí thải; Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân. Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm ngành chế biến thực phẩm, Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường)
Quy trình sản xuất của ngành chế biến thủy sản nhìn chung có 3 giai đoạn chính sau :
Giai đoạn làm sạch nguyên liệu :
Tôm, cá, mực…
Tiếp nhận nguyên nhiên liệu
Nước
Nước
Nước
Nước
Rửa
Sơ chế (chặt đầu, bóc vỏ, móc nội tạng…)
Rửa 2
Phân loại, cỡ
Rửa 3
Ngâm
Rửa 4
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Nước thải
Hình 2.5: Giai đoạn làm sạch nguyên liệu trong quá trình sản xuất
Chế biến ( có thể hoặc không ) :
Luộc
Làm nguội
Hình 2.6: Giai đoạn chế biến nguyên liệu
Đông – thành phẩm :
Nguyên liệu – luộc
Đông IQF
Mạ băng
Tái đông
Cân đóng gói
Dò kim loại
Đóng thùng
Kho bảo quản
Hình 2.7: Giai đoạn đông thành phẩm
(Nguồn: Giáo trình phân tích hệ thống, TS Chế Đình Lý – Xử lý nước thải công nghiệp và khí thải; Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân).
2.2 Nguồn gốc phát sinh và tác động môi trường của các chất ô nhiễm trong ngành chế biến thủy sản :
2.2.1 Nguồn gốc phát sinh :
Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong các công ty chế biến đông lạnh thường được phân chia thành 3 dạng: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Trong quá trình sản xuất còn gây ra các nguồn ô nhiễm khác như tiếng ồn, độ rung và khả năng gây cháy nổ.
2.2.1.1 Chất thải rắn :
Chất thải rắn thu được từ quá trình chế biến tôm, mực, cá, sò có đầu vỏ tôm, vỏ sò, da, mai mực, nội tạng…Thành phần chính của phế thải sản xuất các sản phẩm thủy sản chủ yếu là các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, photpho. Toàn bộ phế liệu này được tận dụng để chế biến các sản phẩm phụ, hoặc đem bán cho dân làm thức ăn cho người, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thủy sản.
Ngoài ra còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, các bao bì, dây niềng hư hỏng hoặc đã qua sử dụng với thành phần đặc trưng của rác thải đô thị.
2.2.1.2 Chất thải lỏng :
Nước thải trong công ty máy chế biến đông lạnh phần lớn là nước thải trong quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng cho vệ sinh và nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân.
Lượng nước thải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất.
Chất thải khí :
Khí thải sinh ra từ công ty có thể là :
Khí thải Chlor sinh ra trong quá trình khử trùng thiết bị, nhà xưởng chế biến và khử trùng nguyên liệu, bán thành phẩm.
Mùi tanh từ mực, tôm nguyên liệu, mùi hôi tanh từ nơi chứa phế thải, vỏ sò, cống rãnh.
Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bôc dỡ nguyên liệu.
Hơi tác nhân lạnh có thể bị rò rỉ: NH3.
Hơi xăng dầu từ các bồn chứa nhiên liệu, máy phát điện, nồi hơi.
Tiếng ồn, nhiệt độ.
Tiếng ồn xuất hiện trong công ty chế biến của các công ty thủy sản nhiệt độ thường thấp và ẩm hơn so khu vực khác.
2.3 Tác động môi trường:
2.3.1 Tác động của nước thải đến môi trường:
Nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.
2.3.1.1 Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm:
Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thủy sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt.
2.3.1.2 Gây ô nhiễm nguồn nước mặt và môi trường không khí xung quanh:
Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thủy sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể:
2.3.1.3 Các chất hữu cơ:
Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo…khi xả vào nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm , cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
2.3.1.4 Chất dầu mỡ:
Các chất dầu mỡ nếu không được xử lý sẽ tồn tại như một mảng nổi ngăn cản sự khuếch tán của oxy vào nước, giảm khả năng quang hợp của tảo và vi sinh, tạo môi trường phân hủy kỵ khí ảnh hưởng đến quá trình phân hủy chất, gây mất cảm quan…
2.3.1.5 Chất rắn lơ lửng:
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu. Nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sang chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè…
2.3.1.6 Chất dinh dưỡng (N, P):
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.
2.3.1.7 Amonia :
Rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2 ÷ 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.
2.3.1.8 Vi sinh vật :
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
2.3.1.9 Gây ô nhiễm đất :
Đối với các vùng đất xung quanh nhà máy, nếu như nước thải không được xử lý thì khi xâm nhập vào đất nó sẽ phân hủy yếm khí các chất hữu cơ tạo nên các loại chất độc như : H2S, CH4, NH3…
2.3.2 Tác động của khí thải đến môi trường :
Các khí thải có chứa bụi, các chất khí COx, NOx, SOx…sẽ tác động xấu tới sức khỏe của công nhân lao động trong khu vực, đây là tác nhân gây bệnh đường hô hấp cho con người nếu hít thở không khí ô nhiễm lâu ngày.
Khí Chlor phát sinh từ khâu vệ sinh khử trùng. Nước khử trùng thiết bị, dụng cụ chứa hàm lượng Chlorine 100 – 200 ppm. Chlor hoạt động còn lại trong nước thải với hàm lượng cao và nồng độ khí Chlor trong không khí đo được tại chỗ thường cao hơn mức quy định 5 – 7 lần.
Chlor là loại khí độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đường hô hấp khi tiếp xúc ở nồng độ cao có thể gây chết người. Ngoài ra, các sản phẩm phụ là các chất hữu cơ dẫn xuất của Chlor có độ bền và độc tính cao. Các chất này đều độc hại và có khả năng tích tụ sinh học.
Mùi hôi tanh ở khu vực sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều kiện phải tiếp xúc với thời gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc.
2.3.3 Tác động do hệ thống lạnh :
Các hệ thống lạnh trong chế biến thủy sản thường xuyên hoạt động, nhiệt độ của các tủ cấp đông hoặc kho lạnh cần duy trì tương ứng -40oC và -25oC, làm tăng độ ẩm cục bộ lên rất cao. Trong điều kiện tiếp xúc với nước lạnh thường xuyên và lâu dài, làm việc ở điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột, liên tục, người lao động hay mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm khớp.
2.4 Khảo sát thành phần và tính chất nước thải thủy sản :
Thành phần và tính chất của nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật dễ bị phân hủy (chủ yếu là các hợp chất của protit và các axit béo bão hòa). Nước thải ngành này có chỉ tiêu COD dao động trong khoảng 600 – 2300 mg/l, BOD5 từ 400 – 1800 mg/l, thành phần hữu cơ khá cao này khi bị phân hủy kị khí sẽ tạo ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trưng (sản phẩm có chứa indol mecaptans, H2S, …) gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc và môi trường xung quanh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng SS từ 125 – 400 mg/l, trong nước thường chứa vụn thủy sản, các vụn này rất dễ lắng, dễ gây nghẽn đường ống. Hàm lượng nitơ và photpho rất cao (Ntc = 57 – 120 mg/l, Ptc = 13 – 90 mg/l), điều này cho thấy mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng lớn nên khả năng gây phú dưỡng tại nguồn tiếp nhận là không tránh khỏi.
Theo các sơ đồ công nghệ sản xuất nêu trên thì các công đoạn tạo nên nước thải chứa nitơ và photpho bao gồm công đoạn rửa nguyên liệu, công đoạn sơ chế, …
Nói tóm lại, nước thải ngành chế biến thủy sản vượt quá nhiều lần so với quy định cho phép xả vào nguồn loại B của quốc gia (vượt từ 5 – 10 lần về chỉ tiêu COD và BOD, 7 – 15 lần chỉ tiêu N hữu cơ), lưu lượng nước thải trên một đơn vị sản phẩm cũng rất lớn, do đó cần có những biện pháp khắc phục để ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu do ô nhiễm.
2.4.1 Tham khảo số liệu về tính chất nước thải ngành chế biến thủy sản :
Bảng 2.1: Thành phần và tính chất nước thải các nhà máy chế biến hải sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Chỉ tiêu
Mức độ
Lưu lượng
BOD5
Tổng chất rắn lơ lửng
Tổng Nitơ
Tổng Phốtpho
pH
30 – 50 m3/tấn SP
1000 – 2000 mg/l
1500 – 2000 mg/l
75 – 230 mg/l
3 – 10 mg/l
6,6 – 7,9
(Nguồn Phan Thu Nga – luận văn cao học 1997)
Bảng 2.2: Thành phần và tính chất nước thải công ty chế biến thủy sản Seaspimex
Chỉ tiêu
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
pH
TDS, mg/l
Độ đục, PTU
Độ màu, Pt.Co
Tổng P, mg/l
SS, mg/l
Tổng N, mg/l
Dầu, mg/l
Tổng số Coliform, MPN/100ml
COD, mg/l
6.62
1440
121
1674
21.01
9.50
265.19
-
1000
893
7.32
1160
92
852
12.56
55
176
-
1100
336
714
1640
242
2273
3.75
36
152.71
-
19000
230
7.08
1410
152
1600
12.44
32
198
0.1
-
1200
(Nguồn Phan Thu Nga – luận văn cao học 1997)
Ghi chú :
Mẫu 1 : Nước thải chế biến mực.
Mẫu 2 : Nước thải chế biến tôm.
Mẫu 3 : Nước thải phân xưởng đông lạnh.
Mẫu 4 : Cống xả phân xưởng hải sản đông lạnh.
Bảng 2.3: Thành phần và tính chất nước thải xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Tân Thuận
Chỉ tiêu
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
pH
TDS, mg/l
Độ đục, JTU
Độ màu, Pt.Co
Tổng P, mg/l
SS, mg/l
Tổng N, mg/l
Tổng số Coliform, MPN/100ml
COD, mg/l
6.85
1320
131
1127
59.24
48
97
1053
756
7.41
1137
98
869
69.56
68
137
1134
438
729
1724
215
2093
38.96
31
105
7680
389
7.31
1329
136
1270
42.08
42
121
5674
978
(Nguồn CEFINEA 1997)
Ghi chú :
Mẫu 1 : Nước thải chế biến mực.
Mẫu 2 : Nước thải chế biến tôm.
Mẫu 3 : Nước thải phân xưởng đông lạnh.
Mẫu 4 : Cống xả phân xưởng hải sản đông lạnh.
Kết quả so sánh dựa trên giá trị các chỉ tiêu ô nhiễm và công suất nhà máy giữa nguồn thải ta đang nghiên cứu xử lý với các cơ sở chế biến thủy sản đã tham khảo cho thấy: công ty có nước thải đang nghiên cứu sản xuất với quy mô lớn (công ty Seaspimex có công suất 620 m3/ngày đêm, chỉ số lưu lượng nước thải trên một đơn vị sản phẩm là 70 – 120 m3/tấn sản phẩm).
2.5 Tổng quan Công Ty TNHH Thủy Sản Minh Khuê (Kiên Giang-Châu Thành):
Dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu được xây dựngtại Ấp An Phước, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang của CÔNG TY TNHH THỦY SẢN MINH KHUÊ được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số 1700970421 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 27-07-2009.
Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh đồng thời bán buôn thủy sản, chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh, kho bãi và lưu trữ hàng hóa trong kho đông lạnh (trừ kho ngoại quan), vận tải hàng hóa bằng đường bộ, hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác: Kỹ thuật máy móc thiết bị, công nghệ ngành thủy sản. Trang bị công nghệ phù hợp năng lực sản xuất khoảng 40% hàng chế biến cao cấp xuất khẩu và 60% hàng xuất khẩu truyền thống. Các sản phẩm chủ yếu như: tôm, mực, cá, … nhằm ổn định sản lượng và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho ngành và địa phương.
Cùng với sự phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước, ngành sản xuất chế biến thủy hải sản ngày càng phát triển nhanh. Nhận thấy hiệu quả của công việc đầu tư cùng với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường trong và ngoài nước, công ty TNHH thủy sản Minh Khuê đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại Ấp An Phước, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang để hoạt động sản xuất.
Sản phẩm của dự án được xuất khẩu tại các thị trường các nước như: EU, Bắc Mỹ, ASEAN.
2.5.1 Vị trí địa lý của dự án:
Các mốc vị trí của dự án nhà máy CÔNG TY TNHH THỦY SẢN MINH KHUÊ được xác định như sau:
Phía Bắc giáp mương lộ Minh lương Tắc Cậu và Quốc lộ 63
Phía Nam giáp thửa 1154
Phía Đông giáp thửa 1141 và 1142
Phía Tây giáp thửa 1144
Bảng 2.4: Tọa độ dự án theo VN 2000:
STT
Vị trí
Tên điểm
Tọa độ VN 2000
X(m)
Y(m)
1
Phía Bắc cạnh AB, giáp rạch Cái Thia
A
1092662.773
569437.924
2
Phía Nam Cạnh CD, giáp thửa 1154
B
1092682.219
569458.947
3
Phía Đông cạnh BC, thửa 1142, 1141
C
1092578.621
569499.234
4
Phía Tây cạnh DA, giáp thửa 1144
D
1092560.819
5694478.771
2.5.2 Sơ đồ tổ chức của công ty:
Ban giám đốc
PX Chế biến
P. Kỹ thuật
P. Kinh doanh
P. Tổng hợp
Nhân sự
Kế toán
Tài vụ
Ban quản đốc
Xuất nhập
Kho thành phẩm
Chứng từ
Cơ điện
P.Phân tích thí nghiệm
Nghiệp vụ KCS
Công nợ
Nguyên liệu
KSC PX
Vật tư
TT. thống kê
TT sơ chế
TT. phân loại
TT. xếp khuôn
TT. phục vụ
TT.cấp đông
TT. kho TP
(Nguồn:công ty TNHH THỦY SẢN MINH KHUÊ)
Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức của công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm của công ty:
2.5.3.1 Qui trình chế biến mực file, cắt khoanh, cắt shushi
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU
KHO BẢO QUẢN NL
NƯỚC THẢI
RỬA
CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI
SƠ CHẾ (bỏ đầu, da, nội tạng)
CHẾ BIẾN FILE (hoặc cắt khoanh)
PHÂN CỠ, HẠNG
NƯỚC THẢI
RỬA
CHỜ ĐÔNG
CÂN XẾP KHAY XỐP
CẤP ĐÔNG IQF
RA ĐÔNG, MẠ BĂNG
ĐÓNG TÚI NILON
ĐÓNG THÙNG CACTON
KHO LẠNH BQTP
Hình 2.9: Sơ đồ qui trình chế biến mực file, cắt khoang, cắt shushi
2.5.3.2 Qui trình chế biến mực BLOCK
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU
NƯỚC THẢI
RỬA
KHO BẢO QUẢN NL
CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI
SƠ CHẾ (bỏ đầu,nang)
PHÂN CỠ, HẠNG
CHỜ ĐÔNG
CÂN XẾP KHAY INOX
CẤP ĐÔNG TRỰC TIẾP
RA ĐÔNG, MẠ BĂNG
ĐÓNG TÚI NILON
ĐÓNG THÙNG CACTON
KHO LẠNH BQTP
Hình 2.10: Sơ đồ qui trình chế biến mực BLOCK
2.5.3.3 Qui trình chế biến cá đông BLOCK, đông nguyên con
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU
KHO BẢO QUẢN NL
NƯỚC THẢI
RỬA
CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI
SƠ CHẾ (bỏ nội tạng)
PHÂN CỠ, HẠNG
CHỜ ĐÔNG
CÂN XẾP KHAY (HOẶC MÓC TREO)
CẤP ĐÔNG TRỰC TIẾP (HẦM ĐÔNG)
RA ĐÔNG
ĐÓNG TÚI NILON
ĐÓNG THÙNG CACTON
KHO LẠNH BQTP
Hình 2.11: Sơ đồ qui trình chế biến cá đông BLOCK, đông nguyên con
2.5.3.4 Qui trình chế biến cá FILE
ĐÓNG THÙNG CACTON
ĐÓNG TÚI NILON
RA ĐÔNG, MẠ BĂNG
CẤP ĐÔNG
CÂN XẾP KHAY XỐP
PHÂN CỠ, HẠNG
CHẾ BIÊN FILE
SƠ CHẾ (bỏ đầu, da, nội tạng)
RỬA
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIÊU
KHO BẢO QUẢN NL
NƯỚC THẢI
CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI
CHỜ ĐÔNG
KHO LẠNH BQTP
Hình 2.12: Sơ đồ qui trình chế biến cá FILE
2.5.3.5 Qui trình chế biến ghẹ nguyên con, ghẹ cắt mảnh
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU
PHÂN CỠ
CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI
SƠ CHẾ (bỏ các phần không cần thiết)
CẮT MẢNH
NƯỚC THẢI
RỬA
XẾP KHAY XỐP
CẤP ĐÔNG
CÂN TỊNH
ĐÓNG TÚI NILON
ĐÓNG THÙNG CACTON
KHO LẠNH BQTP
Hình 2.13: Sơ đồ qui trình chế biến ghẹ nguyên con, ghẹ cắt mảnh
2.5.3.6 Qui trình chế biến tôm sú tẩm bột
TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU
PHÂN CỠ
CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI
SƠ CHẾ (bỏ phần không cần thiết)
TẨM BỘT
NƯỚC THẢI
RỬA
XẾP KHAY XỐP
CẤP ĐÔNG
KIỂM TỊNH
ĐÓNG TÚI NILON
ĐÓNG THÙNG CACTON
KHO LẠNH
Hình 2.14: Sơ đồ qui trình chế biến tôm sú tẩm bột
Điều kiện tự nhiên khu vực xung quanh công ty:
2.6.1 Điều kiện về địa lý và địa chất
Địa lý:
Khu vực dự án cách trung tâm Thành phố Rạch Giá khoảng 17 km, cách cảng Tắc Cậu 1 km. Hiện tại khu vực dự án đã xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, địa hình được quy hoạch giúp tiêu thoát nước ra song rạch tốt nên không bị ngập úng, trục giao thông đường thủy, đường bộ rất thuận lợi cho sự giao lưu, vận chuyển hang hóa đễ dàng.
2.6.2 Điều kiện khí tượng thủy văn
Khí tượng
Khu vực dự án nằm trong khu vực huyện Châu Thành, Kiên Giang nên các số liệu về khí hậu, chế độ thủy văn của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn của vùng Châu Thành - Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang đã được vận dụng trong báo cáo.
Huyện Châu Thành nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặt trưng của vùng khí hậu miền Tây Nam Bộ. Hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình là 27,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,70C nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C. Sự chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 3,10C. Số giờ nắng trung bình ngày là 6,46 giờ. Số giờ nắng trung bình cả năm là 2,358 giờ.
Bảng 2.5: Nhiệt độ trung bình trong những năm qua
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
2005
26,0
26,7
27,6
29,4
29,3
28,8
28,5
28,3
27,9
28,1
27,4
25,9
27,8
2006
26,3
26,9
27,7
28,5
28,5
28,4
27,5
27,4
27,5
27,6
28,2
26,2
27,6
2007
25,7
25,9
27,6
28,8
28,5
28,7
27,5
27,5
27,9
27,2
26,7
26,7
27,4
(Niên giá thống kê 2007 của cục thống kê tỉnh Kiên Giang)
Kiên Giang là vùng có nhiệt độ khí hậu ôn hòa, nóng ẩm, thuận lợi cho việc xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
Độ ẩm
Độ ẩm tương đối cao, độ ẩm cao nhất trong năm vào giữa mùa mưa (tháng 8,9), độ ẩm thấp nhất trong năm vào giữa mùa khô (tháng 2,3).
Bảng 2.6: Độ ẩm trung bình trong những năm qua
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
2005
81
80
75
75
82
84
86
84
86
84
83
81
82
2006
81
79
80
82
84
84
87
88
87
85
80
79
99,6
2007
81
79
80
79
84
83
86
87
85
51
77
78
95
(Niên gián thống kê 2007 của cục thống kê tỉnh Kiên Giang)
Lượng mưa:
Lượng mưa trong năm 2007 là: 2.714,2mm.
Tháng 10 có lượng mưa cao nhất, lượng mưa đến 583,4mm
Tháng 1,2 hầu như không có mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11 và chiếm 92% lượng mưa cả năm.
Bảng 2.7: Lượng mưa trong những năm qua
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
2005
-
-
14,6
15,7
163,4
390
541,7
153,7
275,8
396,6
273
74,2
2.298,7
2006
10,3
4,6
66,8
74,3
386
381,1
416
278,7
526,1
232,5
69,3
8,8
2.454,5
2007
29,8
-
104,5
81,8
298,3
286,2
411,4
504,6
277,4
583,4
98,1
38,7
2.714,2
(Niên gián thống kê 2007 của cục thống kê tỉnh Kiên Giang)
Chế độ nắng
Số giờ nắng trung bình trong năm là 2,358 giờ.
Mùa khô là mùa có số giờ nắng lớn nhất, đạt 9,46 giờ/ngày vào các tháng 2,3 và 4. Trong các tháng mưa, tháng 7 là tháng có giờ nắng ít nhất: 3,35 giờ/ngày.
Bảng 2.8: Số giờ nắng trong những năm qua
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả năm
2005
277,8
273,8
277,2
304,8
229,4
194,8
141,7
203,9
160,5
207,8
138,8
109,4
2.519,9
2006
239
226,2
231,4
244,4
215,8
152,8
139,7
151
143,7
172,9
206,8
250,8
2.428,5
2007
203,7
265,1
234,7
254,9
189,7
206,2
100,5
147,4
154,1
181,4
208,5
211,8
2.358
(Niên gián thống kê 2007 của cục thống kê tỉnh Kiên Giang)
Thủy văn
Nhà chế biến thủy sản Minh Khuê thuộc tỉnh Kiên Giang nên cũng tương tự như các tỉnh miền Tây Nam Bộ địa hình xung quanh được bao bọc bởi hệ thống song ngoài dày đặc. Vị trí của nhà máy hiện tại dù bao bọc bởi 2 con sông như Cái Bé, Cái Lớn và 2 con rạch Cà Lang và con rạch Sóc Tràm theo chế độ nhật triều. Thủy triều có biên độ 0,8-1,2 m nhưng càng sâu vào trong đất liền biên độ triều giảm dần. Với hệ thống sông rạch như vậy là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc kinh doanh của nhà mày mà chủ yếu là vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Mực nước ngầm ở chế độ cao 0,5-0,8m so với mặt đất tự nhiên, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho chế biến thủy sản.
2.6.3 Tài nguyên sinh học
Khu vực dự án không có động vật hay thực vật hiếm, không có rừng nguyên sinh, di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh cần bảo tồn.
Hệ sinh thái cạn
Khu vực dự án là khu vực gần biển nên cây trồng, thực vật ở đây chủ yếu là các loại cây nông nghiệp do dân địa phương trồng như vườn cau, dừa, khóm, … ngoài ra còn có các hệ sinh thái thực vật cạn như:
Hệ sinh thái cây nông nghiệp bao gồm các loại lúa, khoai, ngô, mía…
Hệ sinh thái vườn: điều, cây ăn quả, các loại rau…
Khu vực vực dự án không có động vật quý hiếm, động vật hoang dã không nhiều, do khu vực dân cư sinh sống nên xuất hiên một số động vật nuôi như trâu, bò, gà vịt …
Hệ sinh thái thủy
Xung quanh công ty là các nhà máy, khu dân cư nên hệ sinh thái thủy không đáng kể, tuy nhiên xét trên địa bàn của khu vực thì hệ sinh thái cũng đa dạng do có sông rạch chảy qua, hệ sinh thái thủy sinh bao gồm các loại tôm, cua, cá, rong rêu, tảo…
2.6.4 Hiện trạng môi trường khu vực dự án
Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh
Để đánh giá chất lượng không khí xung quanh, lấy mẫu tại khu vực dự án. Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
K1
K2
K3
TCVN 5937:2005
1
Nhiệt độ
0C
28,5
28,7
28,4
-
2
Độ ẩm
%
78,1
78
79,4
-
3
Độ ồn
dBA
53,4-56,5
50,5-66,7
49,7-50,1
75*
4
SO2
μg/m3
47
51
34
350
5
NO2
μg/m3
32
41
31
200
6
CO
μg/m3
980
1230
560
3000
7
Bụi
μg/m3
220
280
210
300
(Nguồn: Trung tâm Môi Trường và sinh Thái Ứng Dụng)
Chú ý:
Vị trí lấy mẫu:
KK1: Khu vực giũa dự án
KK2: Khu vực đầu dự án, gần quốc lộ 63
KK3: Khu vực cuối dự án, gần ruộng lúa
TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh.
TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
Nhận xét:
Tất cả các chỉ tiêu đo đạc hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937-2005, TCVN 5949-1998. Do đó hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án còn khá tốt.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước mặt, lấy mẫu nước tại kênh Cái Thia trước mặt dự án. Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
KẾT QUẢ
QCVN 08:2008/BTNMT CỘT B1
NM
NMs
1
pH
-
6,52
6,83
5.5-9
2
COD
mgO2/l
47
52
30
3
BOD5
mgO2/l
28
32
15
4
SS
mg/l
133
146
50
5
NH4
mg/l
0,26
0,28
0,5
6
PO43-
mg/l
0,48
0,55
0,3
7
Fe
mg/l
0,3
0,23
1,5
8
Coliform
MPN/100ml
2,7 x 103
9,4 x 103
7500
(Nguồn: Trung tâm môi trường và sinh thái ứng dụng)
Chú ý:
Vị trí lấy mẫu:
NM: Lấy mẫu tại kênh trước mặt dự án
NMs: Lấy mẫu tại kênh phía sau dự án (kênh thủy lợi thoát nước nội đồng)
QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu NM thì thì các chỉ tiêu: pH, NH4, Fe, Coliform chất lượng nước mặt đạt quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT loại B1. Riêng chỉ tiêu COD, BOD5, SS, PO43- Vượt quy chuẩn cho phép. Đối với mẫu NMs thì các chỉ tiêu: pH, NH4, Fe chất lượng nước mặt đạt quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT loại B1. Riêng chỉ tiêu COD, BOD5, SS, PO43-, Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép. Như vậy hiện trạng chất lượng nước mặt tại gần khu vực công ty đã bị ô nhiễm hữu cơ.
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm:
Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
TT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
KẾT QUẢ
QCVN 09-2008
NN
NNT
NNP
1
pH
-
6,65
6,62
6,63
5,5-8,5
2
Độ cứng
mg/l
8,85
8,72
8,81
500
3
COD
mg/l
5
2
2
4
4
SO42-
mg/l
1,67
1,73
1,62
400
5
NO2-
mg/l
KPH
KPH
KPH
1
6
NO3-
mg/l
1,12
0,34
0,22
15
7
Cl-
mg/l
24,11
25,1
24,77
250
8
As
mg/l
KPH
KPH
KPH
0,05
9
Fe
mg/l
1,09
1,92
2,15
5
10
Mn
mg/l
0,05
0,12
0,17
0,5
(Nguồn: Trung Tâm Môi Trường và Sinh Thái Ứng Dụng)
Ghi chú:
Vị trí lấy mẫu:
NN: lấy mẫu tại giếng giữa khu đất dự án.
NNT: lấy mẫu tại giếng nhà ông Danh Sanh bên trái cạnh dự án.
NNP: lấy mẫu tại giếng nhà ông Danh Sên bên phải cạnh dự án.
QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu NN thì các chỉ tiêu: pH, độ cứng, NO2-, NO3-, Cl-, As, Fe, Mn đạt chất lượng nước ngầm theo quy chuẩn nhưng không nhiều. Còn mẫu NNT, NNP hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên để dung nước này cấp cho sinh hoạt thì chủ đầu tư cần xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt trước khi sử dụng. Đồng thời chủ dự án phải thực hiện xin giấp phép khai thác nước dưới đất.
2.6.5 Hiện trạng thoát nước:
Hiện nay tại khu vực dự án hệ thống thoát nước là kênh thủy lợi phía sau dự án. (kênh thoát nước nội đồng)
Vì vậy chủ đầu tư đã xây dựng 2 tuyến thoát nước mưa và nước thải riêng biệt: nước mưa được thải trực tiếp ra mương còn nước thải được xử lý đạt quy chuẩn VN 11:2008/BTNMT loại B trước khi thải vào kênh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_CHƯƠNG 2.docx