Tài liệu Tìm hiểu thiết kế thi công tổng thể: PHẦN 3 : THIẾT KẾ THI CÔNG TỔNG THỂ
1. Giới thiệu chung:
Cầu Rạch Tôm bắt qua kênh Rạch Tôm nối với sông Nhà Bè, thuộc khu vực đồng bằng nằm ở phía tây , tây Nam Bộ. Chế độ thuỷ văn của sông chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa . Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, trong đó mực nước cao nhất vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 , thời gian còn lại là mùa khô với mực nước thấp nhất . Dựa vào những đặc điểm nêu trên tôi quyết định chọn thi công các hạng mục phần móng vào mùa khô ( từ khoảng tháng 2 đến tháng 4), các hạng mục phần kết cấu nhịp có thể thi công vào mùa mưacũng được.
2. Công tác đảm bảo giao thông:
Vì cầu được xây dựng mới trên vị trí công trình hiện hữu nên để đảm bảo giao thông trên tuyến đường được an toàn thì ta phải xây dựng đường tránh tạm và cầu tạm để các phương tiện lưu thông an toàn và không ảnh hưởng đến cô...
6 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thiết kế thi công tổng thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 3 : THIẾT KẾ THI CÔNG TỔNG THỂ
1. Giới thiệu chung:
Cầu Rạch Tôm bắt qua kênh Rạch Tôm nối với sông Nhà Bè, thuộc khu vực đồng bằng nằm ở phía tây , tây Nam Bộ. Chế độ thuỷ văn của sông chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa . Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, trong đó mực nước cao nhất vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 , thời gian còn lại là mùa khô với mực nước thấp nhất . Dựa vào những đặc điểm nêu trên tôi quyết định chọn thi công các hạng mục phần móng vào mùa khô ( từ khoảng tháng 2 đến tháng 4), các hạng mục phần kết cấu nhịp có thể thi công vào mùa mưacũng được.
2. Công tác đảm bảo giao thông:
Vì cầu được xây dựng mới trên vị trí công trình hiện hữu nên để đảm bảo giao thông trên tuyến đường được an toàn thì ta phải xây dựng đường tránh tạm và cầu tạm để các phương tiện lưu thông an toàn và không ảnh hưởng đến công trình đang thi công .
3. Công tác chuẩn bị thi công :
3.1 . Chuẩn bị mặt bằng tại công trường :
- Chuẩn bị kho bãi chứa vật liệu xây dựng.
- Khu vực láng trại, nhà ở cho công nhân, công tác hậu cần.
- Khu vực sản xuất các sản phẩm phục vụ việc xây dựng.
Công tác định vị công trình ngoài thực địa.
3.2. Chuẩn bị thiết bị thi công :
- Hầu hết vật tư dùng để thi công trên công trường được vận chuyển từ các bãi tập kết thiết bị thi công của công ty với cự ly vận chuyển tương đối ngắn khoảng 20 ¸ 25km.
- Các thiết bị phục vụ cho việc thi công như các loại máy khoan cọc nhồi, giàn giáo thi công, xe cẩu, xà lan….. không có tại chổ nên giá thành thi công các hạng mục có sử dụng các thiết bị thi công nói trên tương đối cao.
3.3 chuẩn bị vật liệu thi công :
- Dầm bê tông được chế tạo sẵn ở nhà máy sau đó dược vận chuyển đến công trường .
- các loại cốt thép được thi công định hình sẵn theo yêu cầu của từng hạng mục công việc ở công xưởng rồi mới di chuyển đến thi công.
- Gối dầm dùng loại gối cao su.
- Bê tông nhựa theo quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa 22TCN-22-98 .Nhựa đường dùng loại nhựa pha dầu hay loại nhựa nhũ tương ..v.v…
4. Tổ chức thi công :
4.1 . Các giai đoạn thi công toàn cầu :
Giai đoạn 1 : Thi công mố trụ.
Giai đoạn 1 : Thi công kết cấu nhịp.
4.1.1 . Thi công mố A0, A5 :
- San ủi mặt bằng thi công.
- Định vị hố móng: Căn cứ vào đường tim dọc cầu và các cọc móc đầu tiênđể xác định trục docx5 và ngang của hố móng . Các cọc này cần phải đánh dấu chắc chắn và nằm tương đối xa nơi thi công để tránh va chạm làm sai lệch vị trí nhằm kiểm tra quá trình thi công móng cũng như xây dựng các kết cấu bên trênvà sự biến dạng của nền trong thời gian thi công cũng như khai thác công trình.Hố móng phải có kích thước lớn hơn bệ móng thực tế 1 m về mỗi cạnh để làm hành lang phũc vụ thi công.
- Quá trình thi công được tiến hành sau khi đã dùng máy toàn đạt điện tử đo đạc được chính xác vị trí tọa độ tim cầu, tim mố .
- Quá trình thi công mố gồm các bước sau đây :
· Bước 1 : Thi công cọc khoan nhồi
- Chuẩn bị mặt bằng cho các thiết bị khoan, chuẩn bị ống vách thép và các thiết bị phục vụ việc khoan nhồi.
- Hạ ống vách bằng búa rung.
- Làm sạch lỗ khoan sau khi đã khoan xong.
- Hạ lồng thép vào lỗ khoan, kiểm tra cốt thép.
- Đổ bê tông cọc và kết hợp với rút ống vách.
- Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu cọc.
· Bước 2 : Thi công bệ mố
- Đào đất bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
- Đổ bê tông lót đáy móng.
- Lắp đà giáo, ván khuôn và thi công cốt thép bệ cọc.
- Đổ bê tông bệ mố.
· Bước 3 : Thi công thân mố :
- Sau khi bê tông bệ đã đạt được cường độ thì ta tiến hành lắp ván khuôn và thi công cốt thép thân mố.
Lắp dựng dầm bailey được liên kết bằng hệ khung bằng L50 x 50 x 5cm và bulong f12, L = 6cm. Lắp dựng ván khuôn gỗ chống vào khung và các thanh đỡ.
- Tẩy nhám và làm sạch bề mặt, đặt cốt thép, đổ bê tông thân mố.
- Thi công tường trước và gờ bản quá độ.
- Thi công đá kê gối.
· Bước 4 : Thi công tường cánh
- Tẩy nhám bề mặt tiếp xúc với thân mố.
- Lắp dựng ván khuôn, đặt cốt thép và đổ bê tông tường cánh.
- Thi công đá kê gối.
- Thi công gối kê bản quá độ và thi công lắp đặt bản quá độ.
- Công tác hoàn thiện…
4.1.2 . Thi công trụ P1, P4 :
Trụ P1 và P4 thi công xây dựng ở nơi khơng có nước mặt nên việc thi công tương tự như thi công tương tự các bước thi công mố , gồm các bước sau:
· Bước 1 : Thi công cọc khoan nhồi
- Chuẩn bị mặt bằng cho các thiết bị khoan, chuẩn bị ống vách thép và các thiết bị phục vụ việc khoan nhồi.
- Hạ ống vách bằng búa rung.
- Làm sạch lỗ khoan sau khi đã khoan xong.
- Hạ lồng thép vào lỗ khoan, kiểm tra cốt thép.
- Đổ bê tông cọc và kết hợp với rút ống vách.
- Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu cọc.
· Bước 2 : Thi công bệ trụ:
- Đào đất bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
- Đổ bê tông lót đáy móng.
- Lắp đà giáo, ván khuôn và thi công cốt thép bệ cọc.
- Đổ bê tông bệ trụ.
· Bước 3 : Thi công thân trụ :
- Sau khi bê tông bệ đã đạt được cường độ thì ta tiến hành lắp ván khuôn và thi công cốt thép thân trụ.
Lắp dựng dầm bailey được liên kết bằng hệ khung bằng L50 x 50 x 5cm và bulong f12, L = 6cm. Lắp dựng ván khuôn gỗ chống vào khung và các thanh đỡ.
- Tẩy nhám và làm sạch bề mặt, đặt cốt thép.
- Đổ bê tông thân trụ.
· Bước 4 : Thi công mũ trụ:
- Tẩy nhám bề mặt tiếp xúc với thân trụ:
- Lắp dựng ván khuôn, đặt cốt thép mũ trụ và đá kê gối.
- Đổ bê tông mũ trụ và đá kê gối
- Công tác hoàn thiện…
4.1.3 . Thi công trụ P2, P3 :
· Bước 1 : Đóng khung định vị và cọc ván thép:
- Chuẩn bị hệ nổi thi công.
- Đóng khung định vị, lắp vành đai trong và vành đai ngoài.
- Lắp hệ thống khung chống.
- Đóng cọc ván thép .
- Đổ bê tông bịt đáy trụ, hút nước trong vòng vây.
· Bước 2 :thi công cọc khoan nhồi:
- Chuẩn bị mặt bằng cho các thiết bị khoan, ống vách thép và thiết bị phục vụ việc khoan cọc (sử dụng bentonite trong quá trình khoan cọc).
- Hạ ống vách bằng búa rung.
- Làm sạch lỗ khoan sau khi đã khoan xong.
- Hạ lồng thép vào lỗ khoan, kiểm tra cốt thép cọc.
- Đổ bê tông cọc bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước qua ống rút thẳng đứng.
- Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu cọc.
· Bước 3: Thi côngbệ, thân trụ và mũ trụ:
- Thi công bệ : đập đầu cọc, thi công cốt thép và đổ bê tông bệ cọc.
- Tháo ván khuôn bệ móng, tẩy nhám bề mặt.
- Lắp đặt cốt thép, ván khuôn và đổ bê tông thân trụ.
- Lắp đặt ván khuôn, cốt thép mũ trụ và đá kê gối.
- Đổ bê tông mũ trụ và đá kê gối.
4.2 . Thi công kết cấu phần trên :
Sau khi đã thi công hoàn chỉnh các mố và trụ ta tiến hành lao lắp các dầm vào vị trí kết cấu như sau :
- Đối với các kết cấu nhịp biên như : nhịp 1,nhịp 2, nhịp 4, nhịp 5, ta đưa các dầm đã được vận chuyển đến công trường đến gần vị trí thiết kế sau đó dùng 2 cẩu 40T đứng trên đường tạm để cẩu dầm vào đúng vị trí thiết kế.
- Đối với kết cấu nhịp giữa : các dầm được xà lan 400T vận chuyển ra giữa sông đến vị trí thiết kế, sau đó dùng dùng 2 cẩu đứng trên 2 kết cấu nhịp đã thi công xong trước đó để cẩu lắp dầm vào vị trí.
- Thực hiện tuần tự cho đến khi hoàn chỉnh các kết cấu nhịp.
4.3. Thi công dầm ngang:
Sau khi thi công hoàn chỉnh tất cả các kết cấu nhịp ta tiến hành lắp dựng ván khuôn , cốt thép dầm ngang sau đó đổ bê tông dầm gang .
4.4 . Thi công bản mặt cầu, lan can, lề bộ hành, chiếu sáng.
4.5 . Thi công thảm bê tông Asphalt, hoàn thiện.
5. Những tác động đến môi trường và biện pháp khắc phục:
Trong thời gian thi công thực hiện dự án, môi trường có thể bị ảnh hưởng ô nhiễm nặng nếu đơn vị thi công không có biện pháp thi công phù hợp hoặc biện pháp bảo vệ môi trường không thích hợp như: bụi đất phát sinh trong khi thi công móng và nền,tiếng ồn và khói bụi do động cơ của các thiết bị thi côngnhững vật liệu thi công dư thừa ………
Để khắc phục nhằm hạn chế thấp nhất đến việc ảnh hưởng môi trường thì trong quá trình thực hiện dự án cần thực hiện các biện pháp sau :
· Khi di chuyển vật liệu xây dựng nhất là đất nền phải có phủ bạt che, phải đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình chuyên chở vật liệu.
· Phải có biện pháp chống bụi trong quá trình thi công như phun nước, che chắn.
· Có biện pháp kiểm tra các thiết bị để giảm tiếng ồn, khói bụi....
· Đơn vị thi công phải có biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra tình trạng hư hỏng, sụp lở đất đai trong khu vực xung quanh, không làm hư hỏng các công trình khác trong khu vực.
· Đơn vị thi công phải có biển báo đầy đủ, thích hợp. Đề ra kế hoạch thi công phù hợp, thi công theo phương pháp cuốn chiếu, gọn gàng, dứt điểm.
· Nơi nấu nhựa phải xa khu dân cư và phải có dụng cụ phòng cháy chữa cháy cần thiết.
· Chú ý an toàn lao động trong quá trình vận chuyển cũng như trong quá trình thi công công trình.
6 . Thiết bị thi công chủ yếu :
· Xe lu 10T : 2 chiếc
· Xe lu 16T : 2 chiếc
· Máy ủi 110CV : 2 chiếc
· Máy san 108CV : 2 chiếc
· Cẩu 40T : 2 chiếc
· Máy hàn tay : 5 chiếc
· Đầm dùi : 6 chiếc
· Đầm rung : 20 chiếc
· Xe tưới nhựa : 1 chiếc
· Máy trộn bê tông 400L : 10 chiếc
· Thiết bị khoan nhồi : 2 bộ
· Trạm trộn bê tông 20m3/h : 2 trạm
· Xà lan 400T : 1 chiếc
Ngoài ra còn có các thiết bị phục vụ cho công tác thi công khác.......
Tài liệu tham khảo
1. Cầu Bê Tông Cốt Thép (tập 1) : PGS. TS. Nguyễn Viết Trung – KS Hoàng Hà..
2. Cầu Bê Tông Cốt Thép (tập 2) : PGS. TS. Nguyễn Viết Trung – KS. Hoàng Hà – KS. Nguyễn Ngọc Long.
3. Các Ví Dụ Tính Toán Cầu Bê tông Cốt Thép : PGS. TS. Nguyễn Viết Trung – KS. Hoàng Hà.
4. Thiết Kế Cầu Bê Tông Cốt Thép Và Cầu Thép Trên Đường ôtô :
N. I. POLIVANOV.
5. Thi Công Móng Trụ Mố Cầu : Nguyễn Trâm – Nguyễn Tiến Oanh – Lê Đình Tâm – Phạm Duy Hoà.
6. Thi Công Cầu Bê Tông Cốt Thép : Nguyễn Trâm – Nguyễn Tiến Oanh – Lê Đình Tâm.
7. Thi Công Cầu Thép : Nguyễn Trâm – Nguyễn Tiến Oanh.
8. Mố Trụ Cầu : Nguyễn Minh Nghĩa – Dương Minh Thu.
9. Nền Và Móng Công Trình Cầu Đường : Bùi Anh Định – Nguyễn Sỹ Ngọc.
10. Qui Trình 1979 Bộ Giao Thông Vận Tải.
11. Qui Trình 4054 – 98.
12. Và Các Tài Liệu Khác........
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van 10.DOC