Tìm hiểu thể chế kinh tế

Tài liệu Tìm hiểu thể chế kinh tế: Lời mở đầu Ngày 7/11/2006,Việt Nam đã chính thức được kết nap là thành viên thu 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.Sự kiện này mang tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển đất nước,mở đường cho Việt Nam tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu. Khi mọi người chung một niềm vui, chia một nỗi lạc quan thì người ta khó nhận ra những gì sắp đổi thay quanh mình.Sẽ có nhiều thay đổi về mặt kinh tế cũng như xã hội mà em xin nêu ra khi tìm hiểu về đề tài này. Thể chế kinh tế Từ hơn 15 năm nay chúng ta đã thiết lập một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nay vào WTO chúng ta muốn tự do hóa nền thương mại của mình và - quan trọng hơn - chấp nhận mục đích của nó là thúc đẩy nền kinh tế thị trường. Trước kia thể chế kinh tế của chúng ta do chúng ta kiểm soát, nay thể chế kinh tế mà chúng ta cam kết thực thi sẽ do các nước bên ngoài kiểm soát ta. Họ là các thành viên khác trong WTO như ta và là văn phòng của WTO. Thực vậy, từ nay trở đi, ...

doc33 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu thể chế kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngày 7/11/2006,Việt Nam đã chính thức được kết nap là thành viên thu 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.Sự kiện này mang tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển đất nước,mở đường cho Việt Nam tham gia một cách bình đẳng vào thể chế thương mại toàn cầu. Khi mọi người chung một niềm vui, chia một nỗi lạc quan thì người ta khó nhận ra những gì sắp đổi thay quanh mình.Sẽ có nhiều thay đổi về mặt kinh tế cũng như xã hội mà em xin nêu ra khi tìm hiểu về đề tài này. Thể chế kinh tế Từ hơn 15 năm nay chúng ta đã thiết lập một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nay vào WTO chúng ta muốn tự do hóa nền thương mại của mình và - quan trọng hơn - chấp nhận mục đích của nó là thúc đẩy nền kinh tế thị trường. Trước kia thể chế kinh tế của chúng ta do chúng ta kiểm soát, nay thể chế kinh tế mà chúng ta cam kết thực thi sẽ do các nước bên ngoài kiểm soát ta. Họ là các thành viên khác trong WTO như ta và là văn phòng của WTO. Thực vậy, từ nay trở đi, khi Chính phủ ta ban hành một luật lệ, một chính sách vi phạm quy định của WTO ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp hay doanh nhân của một nước nào đó thì chính phủ của họ có quyền yêu cầu Chính phủ ta ra trước WTO giải thích và thay đổi nếu họ đúng. Ngoài ra, cứ sáu năm một lần, Chính phủ ta phải đem các chính sách thương mại đã ban hành của mình ra cho Ban Thư ký WTO xem xét và công bố. Chúng ta buộc phải đi vào nền kinh tế thị trường! Do đó, đã có một học giả đề nghị lúc sản xuất thì ta theo nền kinh tế thị trường, khi phân phối thì theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thể chế mà chúng ta từng theo đuổi sẽ phải được tách bạch ra rõ ràng. Đó là một sự thay đổi về chất. Và nó kéo theo hai sự thay đổi sâu xa không kém. Vai trò chính quyền Trong nền kinh tế thị trường, người dân chủ động trong các hoạt động kinh doanh. Nó đi ngược hoàn toàn với nền kinh tế kế hoạch. Xin mô tả sự khác biệt kia như sau để chúng ta hiểu về vai trò của chính quyền trong những ngày sắp tới. Trên một dòng sông, mọi người đang bơi lội theo nhiều cách, thuyền bè đi lại theo nhiều kiểu. Đó là sinh hoạt của một nền kinh tế tự do và tự nhiên. Tất nhiên đã có nhiều tệ nạn xảy ra. Một ngày nào đó trong lịch sử, chính quyền cách mạng xuất hiện. Chính quyền - qua các cuộc cải tạo - ra lệnh mọi sinh hoạt kinh tế trên sông bây giờ phải như thế này, thế nọ. Ai muốn làm gì trên sông phải có phép của mình. Đó là nền kinh tế bao cấp và một chính quyền ban phát và cho phép. Gần 20 năm qua, chúng ta đã thay đổi cách làm đó qua chính sách đổi mới; nhưng việc “cho phép” vẫn được nhiều người trong chính quyền ưa thích, không muốn bỏ, vì không bị ai buộc phải bỏ. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta chấp nhận khi gia nhập WTO không cho chính quyền làm như thế nữa! Chính quyền phải để cho mọi người, mọi thuyền bè tự do ra sông nếu họ đủ điều kiện. Chính quyền có thể bắt họ tuân theo trật tự khi đi trên sông; nhưng không được níu thuyền này, đẩy thuyền kia. Chính quyền cũng không được nắm trong tay mình nhiều thuyền để gây khó khăn hay tạo ảnh hưởng đối với sự đi lại tự do của mọi thuyền bè trên sông. Chính quyền chỉ có thể đứng trên sông phát loa chỉ cho thuyền bè, cho người bơi nên đi theo hướng này hướng nọ. Từ một chính quyền “cho phép”, chính quyền trở thành “chỉ dẫn”. Chính quyền thất bại trong việc này thì thuyền của nước mình sẽ bị thuyền của nước ngoài trên sông mua đứt và biến mất! Nền kinh tế thị trường khuyến khích người giỏi giang và loại bỏ người yếu kém và điều ấy tồn tại như một quy luật của tự nhiên. Nó tốt đẹp về khía cạnh tạo nên sự thịnh vượng; nhưng lại xấu về mặt tình người. Ngày xưa, chính quyền tìm cách loại trừ cái xấu kia khi sinh hoạt kinh tế chưa diễn ra bằng cách thu chúng lại vào tay mình rồi phát ra có điều kiện. Nay chính quyền phải làm ngược lại, cứ để cho sinh hoạt kinh tế diễn ra theo tự nhiên rồi sửa chữa tác hại nó để lại bằng các chính sách xã hội. Đạo đức xã hội Khi hàng hóa khan hiếm thì về phía người tiêu dùng họ dễ trở thành hèn kém. Bản năng sinh tồn lôi kéo họ đi. Họ phải tranh giành để có, hà tiện để giữ; rồi phải nói dối để che, nói phét để cho bớt xấu hổ. Đó là những gì rất vô tình họ không hề nhận ra. Sau này dù có giàu lên thì những tính nết kia vẫn còn, lúc nhiều, lúc ít, theo cách biện minh rằng “không có thế thì đã đói rã họng ra rồi”. Đối với người sản xuất, trong hoàn cảnh kia, họ sẽ gian dối, vì làm ra bao nhiêu cũng không đủ; cho nên làm đợt đầu thì tốt, quảng cáo ì xèo, đến khi bán được nhiều thì bớt chất lượng. Không bị ai đe dọa, nên về mặt tâm lý họ lại thấy: phải như ta thì mới giàu! Trong một nền kinh tế mà hàng hóa khan hiếm thì cái xấu ngự trị; nhưng vì sự sống còn của mọi người và bởi ai cũng làm như thế cả nên nó khó bị nhận ra. Nay thể chế kinh tế thay đổi, nó thúc đẩy cạnh tranh, người giỏi sẽ được khuyến khích kinh doanh và do đó họ sẽ tạo ra nhiều sản phẩm. Trong các chợ và trên các kệ tủ, hàng hóa sẽ đầy rẫy. Không ai còn phải tranh giành. Có nhiều lựa chọn thì mọi người tiêu dùng sẽ nhường nhau để học hỏi kinh nghiệm và do đó trở nên lịch sự với nhau. Phú quý sinh lễ nghĩa là thế! Sự sung túc mà nền kinh tế thị trường mang lại sẽ biến đổi con người tiêu dùng của chúng ta từ hèn kém thành sang trọng, từ ích kỷ thành hào hiệp; cau có thành cởi mở và còn nhiều thứ khác với điều kiện đạo đức được trau dồi, luật pháp được củng cố. Về phía người sản xuất, hàng hóa làm ra sẽ bị nhiều hàng khác cùng loại cạnh tranh về mặt giá cả và chất lượng. Ai làm hàng xấu thì sẽ không bán được và họ sẽ bị loại ra khỏi thương trường. Sự cạnh tranh sẽ loại bỏ người yếu kém và người gian dối. Những điều nêu trên là lý thuyết nhưng chắc chắn ít nhiều sẽ xảy ra, vấn đề chỉ là lâu hay chóng, nhưng trong năm sắp tới này chúng ta có thể trông thấy những điều đó. Và trong xu hướng thay đổi chung của đất nước,là sinh viên chuyên ngành du lịch.Em chọn đề tài những tác động của WTO đối với du lịch Việt Nam để có thể nêu ra ý kiến của mình về ngành du lịch khi hội nhập WTO và có điều kiện tìm hiểu thêm những giải pháp va phương hướng của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trước thềm WTO. Nội dung I.Các cam kết dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn của Việt Nam khi gia nhập WTO 1.1Giới thiệu bảng cam kết dịch vụ của việt nam khi gia nhập WTO và giới biểu cam kết ngành dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn khi Việt Nam gia nhập WTO a.Cam kết dịch vụ của việt nam khi gia nhập WTO Về diện cam kết, trong Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ ta đã cam kết 8 ngành dịch vụ (khoảng 65 phân ngành). Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 ngành. Về mức độ cam kết, với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không quá xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần. Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam còn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các DN Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ… Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dịch vụ viễn thông, Việt Nam có thêm một số nhận nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do DN Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các các doanh nghiệp nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép). Dịch vụ phân phối, về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt só với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập DN 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. DN có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể. Dịch vụ bảo hiểm, về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập. Dịch vụ ngân hàng, ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phi chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%).  Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ cam kết về cơ bản không khác nhiều so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản. b.BiÓu cam kÕt dÞch vô du lÞch vµ dÞch vô liªn quan : Ngµnh vµ ph©n ngµnh H¹n chÕ tiÕp cËn thÞ trêng Hạn chế đối xử quốc gia Cam kết bổ xung A.Kh¸ch s¹n vµ nhµ hµngbao gåm _DÞch vô xÕp chç ë kh¸ch s¹n (CPC 64110) _DÞch vô cung cÊp thøc ¨n(CPC 642)vµ ®å uèng (CPC 643 (1)Kh«ng h¹n chÕ (2)Kh«ng h¹n chÕ (3)Kh«ng h¹n chÕ ,ngo¹i trõ trong vßng 8 n¨m kÓ tõ ngµy gia nhËp ,viÖc cung cÊp dÞch vô cÇn tiÕn hµnh song song víi ®Çu t­ x©y dùng ,n©ng cÊp ,c¶I t¹o hoÆc mua l¹i kh¸ch s¹n .Sau ®ã kh«ng h¹n chÕ . (4)Cha cam kÕt ,trõ c¸c cam kÕt chung (1)Kh«ng h¹n chÕ (2)Kh«ng h¹n chÕ (3)Kh«ng h¹n chÕ (4)Cha cam kÕt , trõ c¸c cam kÕt chung . B.DÞch vô ®¹i lý l÷ hµnh vµ ®iÒu hµnh tour du lÞch (CPC 7471) (1) Kh«ng h¹n chÕ (2) Kh«ng h¹n chÕ (3) Kh«ng h¹n chÕ,ngo¹i trõ:C¸c nhµ cung cÊp dÞch vô níc ngoµi ®îc phÐp cung cÊp dÞch vô díi h×nh thøc liªn doanh víi ®èi t¸c ViÖt Nam mµ kh«ng bÞ h¹n chÕ phÇn vèn gãp cña phÝa níc ngoµi . (4)Cha cam kÕt ,trõ c¸c cam kÕt chung. (1) Kh«ng h¹n chÕ (2) Kh«ng h¹n chÕ (3) Kh«ng h¹n chÕ,trõ híng dÉn viªn du lÞch trong doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t níc ngoµi chØ ®îc phÐp cung cÊp dÞch vô ®a kh¸ch vµo du lÞch ViÖt Nam nh lµ mét phÇn cña dÞch vô ®a kh¸ch cµo du lÞch ViÖt Nam . (4)Cha cam kÕt ,trõ c¸c cam kÕt chung . C¸c cam kÕt cña ViÖt Nam khi héi nhËp : §èi víi dÞch vô kinh doanh du lÞch ViÖt Nam chØ cam kÕt ®èi víi c¸c ph©n ngµnh dÞch vô ®¹i lý l÷ hµnh vµ kinh doanh l÷ hµnh du lÞch , dÞch vô s¾p xÕp chç trong kh¸ch s¹n , dÞch vô cung cÊp thøc ¨n vµ ®å uèng Ph­¬ng thøc cung cÊp dÞch vô: Về phương thức cung cấp dịch vụ, GATS quy định có 4 phương thức. Thứ nhất là phương thức cung cấp qua biên giới. Có nghĩa là dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác mà không có sự di chuyển của cả người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Thứ hai là phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Cụ thể là người tiêu dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Thứ ba là phương thức hiện diện thương mại. Có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Thứ tư là phương thức  hiện thể nhân. Có nghĩa là thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Như vậy trong các cam kết của mình đối với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức 1 và 2. Đối với phương thức 3, Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ hành du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (in-bound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài cũng không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Đối với phương thức 4, Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.Đó cũng chính là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh khach inboud. 1.2 Giíi thiÖu mét sè xu híng ph¸t triÓn vµ t¸c ®éng chung cña WTO tíi nÒn kinh tÕ nãi chung vµ nghµnh du lÞch nãi riªng . a.Những tác động về kinh tế nói chung Tác động rõ nhất là trên lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Xuất khẩu sẽ tăng khá cao,cả ở khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết mặt hàng, nhóm hàng đều tăng Ngoài những mặt hàng có kim ngạch lớn, xuất hiện nhiều mặt hàng có kim ngạch nhỏ cũng tăng. Khi nước ta trở thành thành viên WTO, các rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế suất thuế nhập khẩu vào các nước được cắt giảm... các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã ngay lập tức tận dụng cơ hội này để tăng thị tr ường truyền thống và các thị trường khác .Cũng Do vậy mà hàng nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên và nhập si êu cũng tăng lên Đầu tư trực tiếp nước ngoài t ăng, quy mô vốn cao lớn hơn, tỷ lệ đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ lớn hơn. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng rất cao. b. Những tác động về ngành du l ịch Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch. Ðặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và "đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Cơ hội đầu tiên và rõ nhất là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách quốc tế vào Việt Nam; tiếp theo phải kể đến là sự gia tăng hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cho thị trường và khiến các doanh nghiệp trong nước trưởng thành hơn trong môi trường cạnh tranh mới. 1.3 T×m hiÓu chung vÒ WTO Lịch sử hình thành và phát triển cùa WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 trong trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay. Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc tế điều tiếtcác lĩnh vực về công ăn việc làm, về thương mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên. Hiến chương thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp uruguay (1986- 1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với tư cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.   Cơ cấu tổ chức của WTO WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp : 1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại; 2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, và Hội đồng TRIPS; 3. Cuối cùng là Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO. Những nguyên tắc cơ bản của WTO Các Hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lí qui định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, qui định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa… Tuy nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản làm kim chỉ nam của tất cả các lĩnh vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên, đó là: - Thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia). - Thương mại ngày càng tự do hơn (bằng con đường đàm phán). - Dễ dự đoán (tức có thể dự đoán trước được) nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch. - Tạo ra (nhằm thúc đẩy) môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn. - Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế (bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất). Thủ tục gia nhập WTO Bất kỳ một quốc gia hay lãnh thổ nào có đủ quyền tự quản trong các chính sách thương mại đều có thể gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng nhất thiết phải được sự chấp thuận của đại đa số các nước thành viên tổ chức này.  Quá trình gia nhập WTO thường bao gồm 4 bước cơ bản: Giới thiệu về mình. Chính phủ của quốc gia hay lãnh thổ nào muốn nộp đơn gia nhập WTO phải miêu tả tất cả các khía cạnh cụ thể của những chính sách kinh tế, thương mại của mình (thường được gọi là minh bạch hoá chính sách). Sau đó đệ trình lên WTO dưới dạng một bản chào và sẽ được ban công tác WTO kiểm tra lại. Chỉ ra những gì mình có. Sau khi đệ trình bản chào lên WTO, quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập tổ chức này sẽ phải đàm phán song phương với từng quốc gia thành viên. Phải đàm phán song phương bởi các nước hay lãnh thổ khác nhau sẽ có những lợi ích thương mại khác nhau. Những cuộc đàm phán này sẽ bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ thuế quan, thâm nhập thị trường đến các chính sách cụ thể về hàng hoá và dịch vụ... Dù là đàm phán song phương, những cam kết của thành viên mới cũng phải phù hợp với tất cả các nước thành viên khác theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Mặt khác, những cuộc đàm phán cũng quyết định các lợi ích (chẳng hạn như những cơ hội về xuất, nhập khẩu) mà các nước thành viên cũ mong đợi thành viên trong tương lai mang lại. Vì thế, những cuộc đàm phán có thể sẽ rất căng thẳng và phức tạp. Định ra một thời điểm thực hiện các cam kết gia nhập. Sau khi quốc gia hay lãnh thổ hoàn thành hai bước trên, ban công tác WTO sẽ quyết định thời hạn gia nhập của họ và cho ghi trên một văn bản có tên là "Hiệp ước thành viên sơ bộ" (còn gọi là "Nghị định thư về quá trình gia nhập"). Đồng thời đưa ra danh sách (và cả thời hạn thực hiện) những cam kết khi trở thành thành viên WTO của quốc gia, lãnh thổ này. Quyết định. Trong bước cuối cùng này, quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập WTO phải đệ trình Nghị định thư về quá trình gia nhập cũng như danh sách các cam kết lên Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại hội đồng WTO. Nếu 2/3 thành viên của tổ chức này bỏ phiếu chấp thuận, quốc gia, lãnh thổ đó sẽ được phép ký vào bản Nghị định thư và trở thành thành viên của WTO. II. C¬ héi vµ th¸ch thøc khi héi nhËp WTO ®èi víi c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh ViÖt Nam Thách thức nhiều hơn cơ hội", đó là lo lắng chung của nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam trong thời điểm hiện nay, sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO. Những hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần thu hẹp lại, sự cạnh tranh trở nên gay gắt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh. Ðiều đáng lo ngại là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành nước ta còn nhiều hạn chế. Trong những năm qua, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã hoạt động kinh doanh dưới hàng rào bảo hộ chắc chắn của Nhà nước, khi các công ty nước ngoài không được phép mở chi nhánh hoặc tham gia trong lĩnh vực này với 100% vốn, mà chỉ có thể hoạt động dưới dạng liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam trong một tỷ lệ vốn đóng góp khá hạn chế. Nhưng tình thế đã thay đổi, doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước đang phải đối diện trước một thực tế là vào WTO thì hàng rào bảo hộ sẽ được dỡ bỏ. Việt Nam phải thực hiện cam kết lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ lữ hành, trong đó cho phép các công ty nước ngoài được kinh doanh đưa khách quốc tế đến nước ta dưới hình thức đầu tư 100 % vốn hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn lớn hơn. Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và khả năng khai thác thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách, nhiều khả năng, các công ty nước ngoài sẽ áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và không ít doanh nghiệp thiếu sức cạnh tranh sẽ phải ra đi. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội nhập khi sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương diện. Trước hết là cạnh tranh về sản phẩm, mà ở đây các công ty chú trọng về tính hấp dẫn và sự tiếp cận nhu cầu của khách, phù hợp đặc tính tâm lý chủng tộc, tôn giáo. Với những lợi thế của mình, các công ty nước ngoài sẽ có chiến lược cạnh tranh nhằm phân chia thị phần khách sử dụng sản phẩm du lịch Việt Nam, như dùng hệ thống đại lý phân phối hùng mạnh của họ để giành giật thị phần khách đến Việt Nam hoặc sử dụng hãng hàng không của họ hoặc do họ khống chế thông qua việc điều tiết vận chuyển khách đến nước ta. Ngoài ra, các công ty nước ngoài thường tận dụng khả năng tài chính để tung ra các chương trình khuyến mại trong những thời gian nhất định nhằm loại bỏ những đối thủ cạnh tranh không mạnh về tài chính và sử dụng các biện pháp tài chính để hạ giá thành sản phẩm, như giữ lại toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm ngoài lãnh thổ Việt Nam để tránh nộp thuế trên phần giá trị gia tăng và tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chi trả các dịch vụ tại Việt Nam thông qua các tập đoàn dịch vụ bên ngoài lãnh thổ nước ta để giảm bớt thuế giá trị gia tăng. Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các công ty kinh doanh lữ hành, bởi các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn sẽ "bắt tay" tạo ra những liên kết nhằm giành ưu đãi như đặt chỗ, đặt phòng cho họ và đẩy các công ty yếu tiềm lực đã khó khăn về nguồn khách, lại càng rơi vào tình trạng thiếu và khó khăn hơn. Còn khi, nếu hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng đủ, các liên kết này lại tiếp tục dành cho nhau ưu đãi về giá, chất lượng dịch vụ. Một điểm khác là các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm năng tài chính sẽ không ngần ngại có những chính sách thu hút nhân lực giỏi chuyên môn từ các doanh nghiệp trong nước.  Gia nhập WTO là tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài, đồng thời cũng làm mất đi lợi thế so sánh được tạo ra bởi những hàng rào bảo hộ ngay trên nước mình. Muốn tồn tại và phát triển trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phải am hiểu luật pháp quốc tế, nắm vững các cam kết và lộ trình mở cửa cho doanh nghiệp lữ hành nước ngoài; tìm cách củng cố và phát huy các lợi thế so sánh của chính doanh nghiệp trong điều kiện thị trường mở; đánh giá đúng thực trạng tiềm lực của mình để có những chiến lược liên doanh, liên kết đúng hướng. Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ đặt chỗ qua mạng internet nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh hiện đại và xây dựng các sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, giá cả hợp lý, mang nét đặc sắc dựa trên ưu điểm nổi bật của tiềm năng du lịch Việt Nam. Một điểm các doanh nghiệp lữ hành cần chú trọng là không ngừng mở rộng thị trường, tạo dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm thâm nhập các thị trường và thành lập được mạng lưới đại lý rộng khắp cả nước để chiếm lĩnh chắc chắn thị trường du lịch trong nước và thị trường đưa khách Việt Nam đi các nước; tăng cường đào tạo cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, có tầm hoạch định và cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để tránh tình trạng "chảy máu chất xám" sang các công ty lữ hành nước ngoài. Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành, Tổng cục Du lịch đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá tại các thị trường du lịch trọng điểm và truyền thống; cung cấp các thông tin và đưa ra được những dự báo chính xác về tình hình phát triển du lịch và thị trường khách; phối hợp liên ngành để giảm giá tua du lịch; thực hiện liên kết chống độc quyền, phá giá trong kinh doanh lữ hành quốc tế giữa các doanh nghiệp. Cơ hội của du lịch Việt Nam Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng. Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của ta. Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển. Thách thức đối với du lịch Việt Nam Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v… Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia. Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc. Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Điểm yếu của du lịch Việt Nam Nhiều doanh nghiệp du lịch trong nước thừa nhận đang gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở hạ tầng và tiềm lực vốn. Hầu hết trong số 10.400 doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay cho biết cơ sở hạ tầng của họ quá thiếu và yếu, vốn đầu tư thấp và trình độ chuyên môn của nhân viên chưa cao. Chính những điểm yếu này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành nội địa khi phải cạnh tranh với các tập đoàn lữ hành quốc tế chuyên nghiệp đến từ những nước đã có “công nghệ du lịch. Không chỉ yếu về cơ sở hạ tầng.Thực tế cho thấy, các công ty lữ hành Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng hướng dẫn viên du lịch có chất lượng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vì thời gian này lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch (khách Inbound) thường cao nhất trong năm và thường là đối tượng khách có khả năng chi trả cao, đến từ các nước Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Điểm yếu nữa của du lịch Việt Nam là chưa có sự phối hợp giữa các ngành, kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, du lịch và thương mại là 2 ngành có sự gắn kết chặt chẽ nhất. Đơn giản vì nếu không gắn kết, thì cơ cấu thu của ngành là lệch. Nguồn thu chủ yếu từ khách du lịch phải là mua bán hàng hoá trong khi đi du lịch, chứ nếu chỉ trông vào phí du lịch và tiền khách sạn là làm du lịch chưa thành công. Đây cũng là mong muốn của du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Thế mạnh của du lịch Vi ệt Nam Những lợi thế của du lịch Việt Nam được bạn bè quốc tế nhìn nhận là, Việt Nam là nước nhiệt đới, có khí hậu ổn định, với các mùa đặc trưng khác nhau, rất thích hợp cho du lịch. Việt Nam có nhiều nghề truyền thống với những món đồ thủ công tinh xảo, mang đậm chất nghệ thuật, cùng những lễ hội văn hoá truyền thống, với những dân tộc khác nhau… đã làm nên một Việt Nam khá ấn tượng trong lòng du khách. Người Việt Nam dễ mến, hiền hoà và thân thiện. Hơn  nữa, Việt Nam là một đất nước của hoà bình, có nền chính trị ổn định, an ninh trật tự đảm bảo, đó là những điều kiện tốt cho du lịch phát triển và thu hút được khách quốc tế. Khách quốc tế đến Việt Nam du lịch đã bị hút hồn vào những nhạc cụ cổ, những điệu hát dân ca truyền thống… chính nó đã đem lại cho du khách sự ngọt ngào, êm ái và cảm giác thanh bình trong những ngày du lịch. Theo các chuyên gia kinh tế, chúng ta khó có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực về sự hiện đại của du lịch, chúng ta cần có bản sắc riêng bằng việc khôi phục lại những gì thuộc về văn hóa truyền thống, cội nguồn. Và những điều đó mới làm nên một Việt Nam ấn tượng trong lòng du khách. Cán cân du lịch nước ta chủ yếu tập trung tại hai trung tâm là TP.HCM và Hà Nội, hai cửa ngõ và cũng là thị trường khách chính có tác động rất lớn đến tình hình phát triển tại các địa bàn lân cận và các tuyến điểm du lịch khác trên cả nước. Một trong những nét đặc thù của hai trung tâm du lịch lớn của VN mà nhiều quốc gia khác không có được chính là sự bổ trợ của các tuyến điểm lân cận, từ đó có thể thiết kế những tour phụ trợ (side trip) vừa tạo ra sức hút cho tuyến điểm, vừa tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm chào bán. Tâm điểm từ TP Hồ Chí Minh Trong vòng bán kính 150-450km tính từ TP.HCM có rất nhiều khu vực phụ cận như thế. Đó là tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ với tài nguyên biển, vịnh, các đảo và các bãi tắm tuyệt đẹp như Mũi Né, Ninh Chữ, Nha Trang, nơi sinh sống tập trung của đồng bào Chăm với phong tục tập quán cùng kiến trúc hoàn toàn riêng biệt, là lợi thế để phát triển mạnh du lịch biển, du lịch văn hóa; có rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với những vườn cây trái rộng lớn; có bãi biển Hồ Cốc, Long Hải và khu vực suối nước nóng Bình Châu của Bà Rịa - Vũng Tàu, thích hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển; có Côn Đảo thích hợp với loại hình du lịch đảo. Đó là khu vực Đông Nam bộ với các di tích chiến tranh và lịch sử như địa đạo Củ Chi, Trung ương Cục, núi Bà Đen, có kiến trúc tôn giáo độc nhất vô nhị là Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh), có khu bảo tồn thiên nhiên Mã Đà (Bình Phước)... là những thế mạnh về du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo. Đó là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với vựa lúa lớn nhất nước và hệ thống sông rạch chằng chịt, với các làng nghề dọc theo các dòng sông, các chợ nổi sầm uất và các vườn cây ăn trái xum xuê; cũng là nơi hội tụ nhiều loài động vật được ghi trong Sách đỏ ở các sân chim, các tràm chim lớn, thế mạnh để khai thác loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông thôn... Một điểm nhấn của khu vực này là đảo Phú Quốc, một tuyến điểm du lịch mang tầm quốc tế có sức hút lớn. Xa hơn, đó là tiểu vùng Tây nguyên (cách TP.HCM từ 300-500km) với khí hậu ôn đới, nơi tập trung vô số thác nước, sông hồ, những thắng cảnh đẹp, buôn làng của các dân tộc ít người vùng cao nguyên, thích hợp phát triển du lịch núi, du lịch mạo hiểm. Xa hơn nữa là những tuyến điểm tại khu vực Trung bộ cách TP.HCM trên dưới 1.000km như Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình hiện đang sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa được UNESCO công nhận, đã thành thương hiệu “Con đường di sản miền Trung”, là thế mạnh để đi sâu khai thác loại hình du lịch di sản, đồng thời du lịch biển cũng là lợi thế lớn tại khu vực này. Tâm điểm từ Hà Nội Thủ đô Hà Nội với 4.000 năm lịch sử là nơi còn lưu giữ nhiều kiến trúc lâu đời, đi cùng sự trù phú của đồng bằng sông Hồng, sự hấp dẫn của các làng nghề truyền thống, và sự bổ trợ của các tuyến điểm lân cận sẽ là thế mạnh riêng biệt của du lịch phía Bắc. Ở đây, nên tập trung xây dựng du lịch lịch sử và văn hóa: tham quan các lễ hội dân gian, các điểm văn hóa lịch sử, dân tộc, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu đời sống nông thôn, thưởng thức đặc sản địa phương. Loại hình du lịch xanh hiện đang là xu thế và sở thích của du khách muốn trở về với thiên nhiên, tìm hiểu đời sống hoang dã với các hoạt động lặn biển, lướt sóng, chèo thuyền trên sông, đi rừng, lội suối, tắm thác... cũng là một trong những thế mạnh của du lịch lân cận thủ đô Hà Nội, nhất là tại vùng rừng núi Tây Bắc, đặc biệt tuyến điểm Sa Pa cần qui hoạch để trở thành điểm du lịch mang tầm quốc tế. Với viên ngọc quí giá vịnh Hạ Long, cần có những biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường, khai thác bền vững đi kèm. Hiện nay Hạ Long chưa cần thiết xếp vào danh mục những điểm đến nhạy cảm cần hạn chế lượng khách tham quan, nhưng về lâu dài cần qui hoạch việc khai thác đánh bắt thủy sản, khai thác đá, hạn chế lượng tàu bè sử dụng xăng dầu gây ô nhiễm môi trường, xây dựng ý thức cho tất cả du khách để bảo vệ sự bền vững của một tuyến điểm đẹp và hiếm. Mice và con đường ven biển Trên thực tế, hai địa bàn Hà Nội và TP.HCM luôn tập trung các sản phẩm xoay quanh loại hình MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại và mua sắm). Trong vòng mười năm tới, MICE là dòng sản phẩm chính để chúng ta thu hút nguồn khách và ngoại tệ, góp phần đánh bóng thương hiệu quốc gia. Ngoài các phương tiện kết nối giao thông đã có giữa TP.HCM và Hà Nội, theo chúng tôi, con đường du lịch ven biển chạy dài trên 3.200km từ Nam ra Bắc sẽ là một lợi thế so sánh lớn của VN khi được đưa vào sử dụng. Mới đây Trung Quốc đã chi trên 3 tỉ USD để xây dựng đường sắt nối Bắc Kinh - Tây Tạng với mục đích phát triển du lịch xứ sở tâm linh huyền bí Tây Tạng; đó sẽ là một kinh nghiệm quí giá để chúng ta học tập. So với những quốc gia trong khu vực ASEAN, du lịch VN có những lợi thế so sánh bằng hoặc hơn. Thế nhưng hiệu quả từ ngành du lịch nước ta mang lại vẫn còn thua kém Thái Lan, Malaysia, Singapore... Nguyên nhân căn bản là chúng ta chưa biến được những lợi thế so sánh thành những lợi thế cạnh tranh vốn chỉ tồn tại một thời gian và sẽ trôi qua nếu như chúng ta không biết tận dụng mọi cơ hội. Trong suốt quá trình qui hoạch phát triển du lịch tại hai trung tâm đô thị TP.HCM và Hà Nội cùng các tuyến điểm lân cận, chúng ta cần chú trọng đến yếu tố bền vững, coi đó là then chốt để phát triển lâu dài và phát triển du lịch phải gắn liền với việc phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống của cả khu vực. Có thực hiện được như vậy thì ngành du lịch VN mới có thể biến những lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều du khách và góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước. 2.1 C¬ héi ®èi víi ngµnh du lÞch ViÖt Nam Tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành du lịch Việt Nam đứng trước 3 cơ hội lớn. Cơ hội đầu tiên và rõ nhất sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Trên thực tế, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO và việc tổ chức thành công Hội nghị APEC 2006 vừa qua đã gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế, làm sống lại thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở. Ngày càng có nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn và có ý định đến tìm hiểu và làm ăn với Việt Nam. Số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng trên hai con số. Nếu năm 2000, Việt Nam mới thu hút được khoảng 2,12 triệu lượt khách quốc tế, thì đến năm 2006, con số này đã đạt gần 3,6 triệu lượt. Dự kiến, đến năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt 6 triệu lượt khách, nâng mức thu nhập từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 4 - 5 tỷ USD. Ngoài việc gia tăng về số lượng khách, thị trường khách cũng được mở rộng. Vào WTO, do đặc điểm của thị trường du lịch khác với thị trường hàng hóa nên du lịch có tính độc lập cao trong cạnh tranh toàn cầu, không bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hiệp định về thuế quan và thương mại quốc tế như hàng hóa thông thường. Dự báo, trong những năm tới, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với mức tăng trưởng bình quân 7-8%. Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam xúc tiến các chương trình quảng bá, thu hút du khách. Cơ hội lớn thứ hai mà du lịch Việt Nam có thể tận dụng từ việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế là tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách MICE. Việt Nam được đánh giá là một ngôi sao đang lên trong khu vực, với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm vào bậc cao nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã và đang mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư ở khắp thế giới. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2006 có tới 2,2 tỷ USD (chiếm gần 43% tổng vốn đầu tư cam kết vào Việt Nam) đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Trong đó, các dự án đầu tư lớn như Đan Kia - Suối Vàng (Đà Lạt, Lâm Đồng) với vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD, Tổ hợp khách sạn, căn hộ tại Tp.HCM do Hàn Quốc đầu tư với số vốn 200 triệu USD… Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới đây, làn sóng đầu tư vào du lịch - dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng. Bởi theo cam kết gia nhập WTO về du lịch, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ hành. Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là năng lực cạnh tranh và quản lý yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, gia nhập WTO chính là môi trường để các doanh nghiệp vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh nếu muốn tồn tại trên thị trường. Đây là cơ hội thứ ba mà doanh nghiệp du lịch Việt Nam được hưởng. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các ngành khác, hội nhập là đi cùng với sự thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém về năng lực cạnh tranh và chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế tối đa được tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” như trong thời gian qua. Nhưng đối với những doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi và thương hiệu thì đây chính là cơ hội tốt nhất để họ nâng cao vị thế của mình. Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch. Không chỉ vậy,việc thực hiện đẩy đủ các cam kết của một thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước, khơi dậy tiềm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh và bền vững. Sau khi hội nh ập nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo luồng khách du lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm, thông tin, công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành Du lịch. Việc gia nhập WTO tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh, người dân có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn, tăng sức thu hút khách du lịch 2.2 Th¸ch thøc ®èi víi c¸c doanh nghiÖp du lÞch kh¸ch s¹n Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp. Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng. Vấn đề bức xúc nhất vẫn là đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như nhu cầu của ngành với gần 50% nhân lực chưa qua đào tạo chuyên môn. Lực lượng hướng dẫn viên vừa thiếu, vừa yếu trong kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ, không được trang bị đầy đủ những kiến thức văn hóa - xã hội và hạn chế về khả năng tổ chức, điều hành. Cơ cấu đào tạo không cân đối giữa đào tạo đại học và dạy nghề, giữa giảng dạy và thực hành. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam chưa mang tính chuyên nghiệp và ít năng động, nhạy bén với tình hình, quy mô nhỏ, tính định hướng thị trường không rõ ràng. Ðiều này thể hiện khá rõ ở sự chậm chạp và thiếu tính liên kết trong triển khai kế hoạch quảng bá du lịch nhân dịp Năm APEC vừa qua. Qua sự thống kê số lượng khách quốc tế đã đến Việt Nam rồi quay trở lai Việt Nam ta thấy cứ 10 khách quốc tế đến Việt Nam thì chỉ có 1-2 người quay trở lại.Điều này cho thấy: sự hấp dẫn của thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam chỉ mới mời gọi được du khách đến thăm. Còn chất lượng dịch vụ du lịch thì chưa chinh phục được du khách, khiến cho họ chỉ đến một lần rồi thôi, đa số “một đi không trở lại”! Phần lớn những du khách được hỏi cảm tưởng khi đến Việt Nam đều cho biết họ rất thích cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam, rất khâm phục lịch sử và văn hoá Việt Nam… nhưng họ không hài lòng về sự phục vụ, về giao thông đi lại, về vệ sinh, về sự đa dạng sản phẩm du lịch. Nói tóm lại, họ không thấy tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch của nước ta. Chính vì thế, việc du khách không quay trở lại là điều dễ hiểu. Thực tế này đang đẩy ngành du lịch nước ta đứng trước những thách thức lớn. Thứ nhất: phải tăng chi phí quảng bá để mời gọi những người chưa biết Việt Nam là gì, đến với Việt Nam. Thứ hai: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ ngày càng giảm, do chi tiêu của khách tại Việt Nam là rất thấp. Thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên, môi trường văn hoá Việt Nam sẽ bị huy động quá mức cho mục tiêu chào đón khách, không có điều kiện tái đầu tư, không được bảo vệ để phát triển bền vững. Thứ tư: năng lực cạnh tranh sẽ ngày càng suy yếu, trong khi các điểm đến ở các quốc gia xung quanh ta ngày càng toả sáng, trở nên hấp dẫn du khách và sẽ “hút” khách về phía họ. Đó là chưa kể đến lúc, Việt Nam bị mất lợi thế là một điểm đến mới, khi đó chi phí để kéo được một du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ còn phải tăng lên nhiều hơn. Chưa kể khi hội nhập với kinh tế toàn cầu, ngành du lịch nước ta sớm muộn cũng sẽ phải đương đầu với cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Nếu không sớm chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém hiện nay trong quản lý và kinh doanh du lịch, sẽ đến lúc xảy ra cảnh ngang trái: tài nguyên của chúng ta, thiên nhiên của chúng ta, văn hoá của chúng ta nhưng lại do người nước ngoài khai thác, và lợi nhuận lại đem về nước họ! Hiện tượng các văn phòng du lịch quốc tế chui, hướng dẫn viên lậu xuất hiện tại một số trung tâm du lịch lớn thời gian qua là những cảnh báo nghiêm khắc cho vấn đề này. 2.3Mét vµi kinh nghiÖm ph¸t triÓn du lÞch cña c¸c quèc gia chung quanh d· gia nhËp WTO Trung Quốc trước khi gia nhập WTO Kinh nghiệm của một số nước phát triển về du lịch cho thấy họ rất chú trọng kích thích nhu cầu du lịch trong nước để tránh những rủi ro do môi trường kinh doanh quốc tế mang lại đồng thời lấy đó làm cơ sở và động lực để thu hút khách quốc tế. Họ cho rằng một lễ hội chỉ thực sự hấp dẫn khi cả chủ và khách đều đông, nếu chủ nhiều khách ít thì kém hấp dẫn, ngược lại chủ ít khách nhiều thì khách sẽ cảm thấy rất tẻ nhạt. Từ đó họ có chiến lược để kết hợp giữa việc không ngừng thu hút khách quốc tế với đẩy mạnh các chính sách kích cầu nội địa. Ví dụ điển hình là Trung Quốc, họ rất thành công trong việc kích thích thị trường du lịch nội địa phát triển. Chương trình hành động của họ là không ngừng nâng cao mức tiêu dùng nội địa, coi trọng vai trò nhu cầu tiêu dùng nội địa trong việc lôi kéo đối với sự tăng trưởng của kinh tế vĩ mô. Do vậy trong tình hình nhu cầu du lịch bên ngoài tăng không cao, Trung Quốc đã chú trọng kích cầu du lịch trong nước. Đây được coi là quốc sách bất biến và lâu dài của Trung Quốc. Quốc sách đó đã và đang được thực hiện có hiệu quả và chứng minh tính đúng đắn của nó đối với một nước trên 1,2 tỷ dân. Trên bình diện chung, tăng trưởng kinh tế vĩ mô đã thoát khỏi cục diện quá phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài, từng bước tiến vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào mở rộng nhu cầu nội địa. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đều cho rằng họ có tiềm năng rất lớn trong việc kích cầu nội địa và do đó mức tăng trưởng thực tế kinh tế vĩ mô vẫn còn khoảng cách nhất định so với tiềm năng. Biểu đồ: Khách du lịch nội địa của Trung Quốc từ 1996 - 2001 Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Khách nội địa (triệu lượt) 639 644 659 720 744 784 - Tăng so với năm trước (triệu lượt) - 5 15 61 24 40 - Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) - 7.8 2.3 9.3 3.3 5.4 2. Mức chi tiêu bình quân (NDT) 256.2 328.2 344.5 394.0 426.6 464.2 - Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) - 28.1 5.0 14.4 8.3 8.8 Nguồn: W.W.W. CNTO. ORG Nhờ chính sách đúng đắn đó nên thị trường du lịch nội địa của Trung Quốc trong một số năm qua rất sôi động. Số liệu biểu trên cho thấy khách du lịch Trung Quốc năm 1999 tăng 61 triệu lượt người so với 1998, năm 2001 tăng 40 triệu lượt người so với năm 2000. Đây là con số rất đáng kể cho sự thành công của chính sách kích cầu nội địa. Nếu so sánh giữa số lượt khách và dân số thì năm 2001 Trung Quốc đạt 61.6% (784/1.273), trong khi đó tỷ lệ này ở nước ta năm 2002 là 16.3% (13/79.93). Bên cạnh đó Trung Quốc đã chú trọng để nâng cao đáng kể mức chi tiêu bình quân một khách du lịch nội địa (Trong 2 năm 2000 - 2001 tăng bình quân mỗi năm trên 8%). Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc kích cầu du lịch trong nước và không ngừng nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch. Nghiên cứu sự phát triển du lịch Trung Quốc và từ thực tiễn Việt Nam trong những năm qua đã cho chúng ta thấy rằng: - Du lịch hướng ngoại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. - Du lịch hướng nội mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhưng đảm bảo sự phát triển ổn định hơn và là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng của ngành một cách bền vững. Kinh nghiệm và sự thành công của Trung Quốc đáng để cho chúng ta suy nghĩ về chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Với một nước gần 80 triệu dân, tiềm năng du lịch dồi dào phong phú, địa hình và khí hậu đa dạng, đa dân tộc, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng khá, đặc biệt là ở các đô thị lớn, chúng ta có khả năng rất lớn để kích cầu du lịch nội địa trong những năm tới. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Trung Quốc năm 2006 đạt 8,7%, đóng góp 35,079 triệu USD vào GDP nước này. Với đà phát triển như hiện nay, Giám đốc Cơ quan Du lịch quốc gia Trung Quốc Shao Qiwei cho biết, trong 5 năm tới khách du lịch tới Trung Quốc sẽ tăng trung bình 8%/năm và nguồn thu ngoại tệ tăng 12%/năm. Hiện nay, ngành du lịch nước này đã thu hút 93 tỷ USD vốn nước ngoài. Các tập đoàn khách sạn, các công ty lữ hành hàng đầu thế giới đã đổ vốn vào Trung Quốc. Thống kê của đơn vị điều hành, quản lý du lịch Bắc Kinh cho thấy, từ tháng 1-10.2006, thành phố đã đón tiếp 2,826 triệu du khách quốc tế trong tổng số 3,262 triệu khách tham quan, tăng 8,5% so với năm 2005. Dẫn đầu về số lượng khách tham quan là Mỹ, với 428.000 người, chiếm 13,1% trong tổng số du khách quốc tế, kế đến là Nhật Bản, Hàn Quốc. Qua tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch của Trung Quốc cho thấy, ngành du lịch nước này đã biết phát huy thế mạnh giá trị du lịch tự nhiên và giá trị du lịch nhân văn, dựa trên tiềm năng văn hóa đặc sắc, phong phú. Trung Quốc là một trong 4 quốc gia có nền văn minh cổ đại lâu đời nhất, với những di chỉ văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố khắp nơi. Vì vậy, đến bất cứ địa phương nào, du khách cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn. Người Trung Quốc đã biết gìn giữ, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ấy để phát triển du lịch. Những ngày hội văn hóa độc đáo của người Choang, người Mông, người Dao ở Vân Nam, Quảng Tây; những điệu múa, khúc ca của những người du mục trên cao nguyên Thanh – Tạng; mỗi địa danh, tên mỗi nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ... Tất cả đều được gìn giữ và biến thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, không chỉ mang đậm nét tri thức, mà còn được biết đến như những món ăn tinh thần níu chân du khách quốc tế. Các di tích lịch sử văn hóa như Trường Thành, Di Hòa Viên, Thập Tam Lăng ở Bắc Kinh; Hồ Tây ở Hàng Châu; lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán... dẫu bị thời gian và chiến tranh tàn phá ghê ghớm, song đều được người Trung Quốc hôm nay không tiếc tiền của, công sức, xây dựng và khôi phục. Bên cạnh kiến trúc cổ, du khách đến tham quan Bắc Kinh còn có thể ngắm phố đêm Tràng An lộng lẫy, dạo phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh sầm uất. Còn ở Thượng Hải, ngoài Dự Viên, tháp truyền hình Minh Châu, phố đi bộ Nam Kinh… là những điểm đến không thể thiếu trong hành trình của du khách. Trong xu thế hội nhập phát triển kinh tế, Trung Quốc đã biết kết hợp du lịch và thương mại. Các địa phương ở Trung Quốc đã xây dựng thành công phố đi bộ – mua sắm như Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh, thu hút du khách đến tham quan, mua sắm, tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Sức hấp dẫn và thành công của ngành du lịch Trung Quốc còn do công tác quảng bá du lịch luôn được chú trọng. Những lời quảng cáo ấn tượng như Bất đáo Trường Thành phi Hảo Hán hay Non nước Quế Lâm đứng đầu thiên hạ… đã thôi thúc hàng triệu khách du lịch quốc tế đến với Trung Quốc. WTO dự báo Trung Quốc sẽ trở thành thị trường du lịch lớn nhất thế giới với 10% số lượt khách du lịch được hỗ trợ nhờ internet. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 5.000 địa chỉ trang web về du lịch, trong đó, hơn 300 địa chỉ đã được chuyên môn hóa. Theo các chuyên gia, mặc dù du lịch qua mạng của Trung Quốc hiện vẫn còn tương đối nhỏ so với các quốc gia khác, nhưng ngành này đang phát triển nhanh chóng. Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm và có những chính sách thiết thực để thúc đẩy du lịch phát triển, ví như vào các dịp Tết nguyên đán, ngày Quốc tế lao động 1.5, Quốc khánh hàng năm, Trung Quốc đều cho nghỉ trọn một tuần, gọi là Tuần lễ Vàng, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại mua sắm và thu hút du khách quốc tế. Trong Tuần lễ Vàng 2006, Trung Quốc đã đón trên 4 triệu khách du lịch, thu hơn 3,6 tỷ NDT. Bốn điểm thu hút du khách nhất là Đền Ngọc Hoàng, Vườn Bách Thú – Bắc Kinh, công viên Beiha và Cung điện mùa hè. Thành công của du lịch Trung Quốc cũng phải kể đến việc quy phạm hóa, chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên làm công tác du lịch; tạo hành lang pháp lý, cải tiến trong việc cấp thị thực nhập cảnh, đã tạo tiền đề quan trọng cho việc tổ chức, thu hút khách. Có thể nói, giữa các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại, hải quan, giao thông vận tải… ở Trung Quốc đã tìm được tiếng nói chung, phối hợp nhịp nhàng. III.ChiÕn lîc cña c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh ViÖt Nam 3.1HÖ thèng chÝnh s¸ch chiÕn lîc cña nhµ níc vµ c¸c c¬ quan qu¶n lý nhµ níc vÒ du lÞch 1. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây: a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; b) Tuyên truyền, quảng bá du lịch; c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; d) Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; đ) Hiện đại hoá hoạt động du lịch; e) Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia; g) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, ghóp phần nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo. 3. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. 4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 5. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế. 6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 3.2 ChiÕn l­îc cña c¸c doanh nghiÖp l÷ hµnh Hiện nay vấn đề được lãnh đạo của các công ty du lịch lữ hành Việt Nam quan tâm nhiều nhất là thị trường du lịch, một trong những dịch vụ Việt Nam cam kết mở cửa khi trở thành thành viên của WTO, theo dự đoán là vào cuối năm nay. Chủ động vươn ra bên ngoài Mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, theo Tổng cục Du lịch, có nghĩa là cho phép các công ty lữ hành nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Các công ty lữ hành 100% vốn nước ngoài, một hình thức mới của công ty lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh liên doanh được cho phép lâu nay, sẽ được tham gia bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên Việt Nam chỉ cho phép công ty 100% vốn nước ngoài khai thác ở thị trường inbound quốc tế, thị trường mang lại lượng khách du lịch nước ngoài nhiều nhất cho Việt Nam. Thị trường inbound vốn đang là sân chơi của các pháp nhân Việt Nam trong khi các pháp nhân nước ngoài chỉ được phép hoạt động đến vùng biên giới hay nói cách khác họ muốn tham gia inbound phải thông qua các đối tác Việt Nam.Đối với nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước, sự tham gia của công ty nước ngoài chính là tạo ra nguy cơ mất thị trường inbound mà lâu nay họ phải phụ thuộc. Chủ động nguồn khách quốc tế là cách mà các công ty du lịch lữ hành trong nước phải thực hiện. Cạnh tranh trong nước sẽ gay gắt hơn Mỗi hãng lữ hành đều có chiến lược cạnh tranh chuẩn bị cho thời kỳ WTO. Điểm khác biệt giữa những hãng này chính là mức độ chuẩn bị cho việc cạnh tranh khi gia nhập WTO,sự tham gia của liên doanh hiện nay thể hiện điều đó.Mặc dù là liên doanh nhưng phần lớn các hãng lữ hành nước ngoài gần như điều hành toàn bộ hoạt động, nhất là thị trường inbound,đối tác nước ngoài không phụ thuộc vào đối tác trong nước khi khai thác thị trường inbound và tạo ra một sự canh tranh không kém phần gay gắt với các hãng đối thủ trong nước khác. Các doanh nghiệp cho rằng trong giai đoạn đầu, các hãng nước ngoài còn rất cần đối tác trong nước để giúp họ đưa khách quốc tế vào Việt Nam. Bài toán kinh tế chính là lý do buộc các hãng nước ngoài không lựa chọn hình thức thành lập công ty 100% để khai thác chỉ thị trường inbound trong giai đoạn đầu. Dẫu vậy sự cạnh tranh sẽ không thể tránh khỏi khi điều kiện và cơ hội của giai đoạn sau đến. Thị trường nội địa sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn,một số hãng trong nước bị mất thị trường inbound sẽ nhảy vào thị trường nội địa, tạo sức ép cạnh tranh nhiều hơn lên những công ty chuyên về du lịch trong nước. Trong khi những công ty bị chia sẻ thị trường inbound cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa và làm cho cạnh tranh của thị trường du lịch trong nước càng gay gắt hơn. KÕt luËn Những thành tựu trong năm qua cùng sự kiện gia nhập WTO đã mở ra triển vọng phát triển cho du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cho thấy không ít trở ngại, khó khăn tồn đọng từ nhiều năm nay như: Sản phẩm du lịch, dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, thiếu khách sạn cao cấp và các điểm vui chơi, giải trí; chất lượng dịch vụ thấp, giá cả còn cao so với các nước trong khu vực làm giảm sút khả năng cạnh tranh. Vấn đề bức xúc nhất vẫn là đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như nhu cầu của ngành với gần 50% nhân lực chưa qua đào tạo chuyên môn. Lực lượng hướng dẫn viên vừa thiếu, vừa yếu trong kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ, không được trang bị đầy đủ những kiến thức văn hóa - xã hội và hạn chế về khả năng tổ chức, điều hành. Cơ cấu đào tạo không cân đối giữa đào tạo đại học và dạy nghề, giữa giảng dạy và thực hành. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam chưa mang tính chuyên nghiệp và ít năng động, nhạy bén với tình hình, quy mô nhỏ, tính định hướng thị trường không rõ ràng. Ðiều này thể hiện khá rõ ở sự chậm chạp và thiếu tính liên kết trong triển khai kế hoạch quảng bá du lịch nhân dịp Năm APEC vừa qua. Việc thành lập văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm dù vô cùng cần thiết và đã được đề cập cách đây vài năm, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Những đợt quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường nước ngoài ít hiệu quả do thiếu trọng tâm, trọng điểm và quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường trước đó, chưa liên tục và ít đổi mới, sáng tạo về hình thức, do vậy dễ bị chìm khuất, không gây ấn tượng. Hoạt động quảng bá mới chỉ dừng lại ở mức tham gia các liên hoan, hội chợ, và tổ chức các chương trình xúc tiến riêng lẻ chứ chưa có những chiến dịch dài hơi, đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung với sự tham gia tổng lực của nhiều ngành như một số nước trong khu vực đã và đang thực hiện. Ngoài ra, các ấn phẩm tuyên truyền và những trang thông tin điện tử giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam còn thiếu và ít sinh động. Nhiều sự kiện lễ hội chưa có tính liên kết, thống nhất nên không làm nổi bật được thương hiệu du lịch vùng, miền. Sự yếu kém trong lĩnh vực này khiến du khách quốc tế không có sự hiểu biết và cập nhật thường xuyên thông tin về điểm đến Việt Nam. Chính vì vậy, có những liên hoan, lễ hội du lịch diễn ra khá lãng phí do không mang lại hiệu quả quảng bá như mong muốn. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ghi nhận nỗ lực vươn lên trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu hóa và khẳng định vị thế của đất nước. Nhưng cũng không nên quá lạc quan về điều này như trong nhận thức của nhiều người vì phía trước còn vô vàn những thử thách và khó khăn phải vượt qua, đòi hỏi bản lĩnh, trình độ, sự hiểu biết và năng lực tự thân của mỗi người, mỗi doanh nghiệp. Du lịch Việt Nam được hưởng thuận lợi nhất định từ quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, mở rộng thị trường du lịch, thu hút vốn đầu tư và học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền du lịch phát triển khi gia nhập WTO. Tiến trình đó cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trong khi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thuộc loại nhỏ, thiếu vốn, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Việc hiểu rõ điểm mạnh cùng những hạn chế và các cơ hội, thách thức có ý nghĩa quan trọng để đề ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy du lịch phát triển nhanh, bền vững. Cần bổ sung và có những điều chỉnh trong chiến lược phát triển của ngành du lịch phù hợp tình hình mới, đặt ra những mục tiêu rõ ràng trên cơ sở nhận thức đúng về những ưu thế của du lịch Việt Nam. Ðể chuyên nghiệp hóa du lịch và thực hiện hoạt động một cách bài bản, thì trước hết phải bắt đầu từ yếu tố con người. Trong đó cần gấp rút trang bị cho đội ngũ những người làm du lịch sự am hiểu các cam kết quốc tế, hệ thống luật lệ, các kỹ năng tranh tụng, sự hiểu biết văn hóa, giỏi ngoại ngữ và tin học để có thể nắm thông tin, hiểu được yêu cầu của khách và đối tác làm ăn, có kiến thức quản lý và quản trị doanh nghiệp. Muốn làm điều này, ngành du lịch phải nhanh chóng triển khai tiêu chuẩn hóa từng bước nhân lực du lịch ở các lĩnh vực theo yêu cầu thực tế trong nước và phù hợp hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tăng tính thực hành; tạo điều kiện hội nhập quốc tế về lao động du lịch; thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Việc cần làm ngay đối với ngành du lịch là đổi mới về nhận thức và phương pháp xúc tiến, quảng bá. Nghiên cứu và mở rộng thị trường, xác định rõ thị trường trọng điểm để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp; hình thành chiến lược tiếp thị thương hiệu du lịch quốc gia và chiến lược quảng bá nhằm cung cấp thông tin du lịch Việt Nam đến du khách thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi; thậm chí có thể thuê các công ty quảng bá chuyên nghiệp của nước ngoài thực hiện. Xây dựng các văn phòng đại diện, thông tin du lịch Việt Nam ở các thị trường nước ngoài, trước mắt là tại thị trường Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Quảng bá qua internet nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng của Việt Nam, kết nối với chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ, hình ảnh để khách dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang thông tin như: Google, MSN, Infoseek để du khách nước ngoài dễ tìm kiếm. Ngành du lịch cùng các ngành văn hóa, hàng không, ngoại giao tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam tại các lễ hội, sự kiện du lịch có tính chuyên nghiệp cao và những thị trường khách lớn. Về lâu dài, phải tăng cường cơ chế phối hợp các địa phương, doanh nghiệp để hoàn thiện môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh; thúc đẩy xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, chuyên biệt dựa vào thế mạnh tiềm năng của đất nước và của từng vùng miền. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực; thiết lập những trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách tại các trung tâm du lịch lớn. Thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và tăng cường kiểm tra, giám sát như TP Hồ Chí Minh đang làm thử với việc công nhận 65 điểm dịch vụ nhà hàng đạt chuẩn du lịch vừa qua. Bên cạnh việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế, huy động các nguồn vốn đầu tư, Nhà nước cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, thành lập quỹ xúc tiến du lịch quốc gia, nghiên cứu xây dựng chính sách thuế hợp lý cho ngành du lịch và áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho du khách quốc tế như một số nước trong khu vực đã làm... Năm 2007, du lịch Việt Nam phấn đấu đưa mức tăng trưởng lượng khách du lịch lên hai con số, từ 16 đến 18% đối với khách quốc tế và 11% với khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt khoảng hơn 40 nghìn tỷ đồng. Ðây là những con số hoàn toàn có khả năng thực hiện với thành tựu của năm 2006 tạo đà chắc chắn, với sự quyết tâm, đồng lòng cùng vị thế đất nước ngày càng được nâng cao và một môi trường quốc tế thuận lợi như hiện nay. ************************************** Tài liệu tham khảo Các báo điện tử: Nhân dân Media Việt namnet Lao động Các trang wed: Bộ tài chính Tổng cục du lịch Saigontourist Hanoitourist Tuổi trẻ online Mục lục NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO TỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67329.DOC
Tài liệu liên quan