Tài liệu Tìm hiểu một vài đặc điểm về hình thái - Giải phẩu và sinh trưởng của cây hương bài ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Minh Trí: 115
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009
TÌM HIỂU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI - GIẢI PHẨU
VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HƯƠNG BÀI Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Minh Trí
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Cây Hương Bài còn được gọi là cỏ Vetiver, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides (L.)
Nash, đã được Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên trồng từ những năm 1980 của thế kỷ trước tại
Ấn Độ nhằm mục đích để bảo vệ tài nguyên đất và nước, sau đó đã triển khai rộng khắp trên thế
giới.
Ở Việt Nam, từ năm 2001 và 2003, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Giao
thông Vận tải đã cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở
các công trình giao thông công cộng. Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2005 – 2008, Ban Quản lý
dự án Sông Hương và Chi cục Quản lý Đê điều đã triển khai trồng cỏ Vetiver để chống xói lở bờ
sông ở một số khu vực kè sông huyện Hương Trà và huyện Quảng Điền.
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giả...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu một vài đặc điểm về hình thái - Giải phẩu và sinh trưởng của cây hương bài ở Thừa Thiên Huế - Nguyễn Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
115
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009
TÌM HIỂU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI - GIẢI PHẨU
VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HƯƠNG BÀI Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Minh Trí
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Cây Hương Bài còn được gọi là cỏ Vetiver, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides (L.)
Nash, đã được Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên trồng từ những năm 1980 của thế kỷ trước tại
Ấn Độ nhằm mục đích để bảo vệ tài nguyên đất và nước, sau đó đã triển khai rộng khắp trên thế
giới.
Ở Việt Nam, từ năm 2001 và 2003, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Giao
thông Vận tải đã cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở
các công trình giao thông công cộng. Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2005 – 2008, Ban Quản lý
dự án Sông Hương và Chi cục Quản lý Đê điều đã triển khai trồng cỏ Vetiver để chống xói lở bờ
sông ở một số khu vực kè sông huyện Hương Trà và huyện Quảng Điền.
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu học và đặc tính sinh
trưởng của cây Hương Bài sống ở Thừa Thiên Huế cho thấy: Với đặc điểm hình thái và cấu tạo
giải phẫu của các cơ quan dinh dưỡng thì cây Hương Bài có khả năng sinh trưởng và phát triển
tốt ở Thừa Thiên Huế. Tính ưa ánh sáng tăng dần theo độ tuổi của cây, đồng thời hạt có nội nhũ
rất bé nên rất khó phát triển rộng rãi trong tự nhiên.
1. Đặt vấn đề
Cây Hương Bài còn được gọi là cỏ Vetiver, có tên khoa học là Vetiveria
zizanioides (L.) Nash [1], đã được Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên trồng từ những năm
1980 của thế kỷ trước tại Ấn Độ nhằm mục đích để bảo vệ tài nguyên đất và nước, sau
đó đã triển khai rộng khắp trên thế giới.
Ở Việt Nam, lần lượt trong các năm 2001 và 2003, Bộ Nông nghiệp Phát triển
Nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào
các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở các công trình giao thông công cộng.
Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2005 – 2008, Ban quản lý dự án Sông Hương và
Chi cục Quản lý đê điều đã triển khai trồng cỏ Vetiver để chống xói lở bờ sông ở khu
vực kè sông Hương, sông Xước Dũ thuộc xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, bờ kè sông
Bồ thuộc huyện Quảng Điền.
116
Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, cấu tạo
giải phẫu và đặc tính sinh trưởng của cây Hương Bài phân bố ở Thừa Thiên Huế.
2. Nguyên liệu và phương pháp
2.1. Nguyên liệu
- Cây Hương Bài - Vetiver zizanioides (L.) Nash
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu mẫu thực vật theo R.M. Klein [4].
- Định danh tên khoa học của thực vật bằng phương
pháp so sánh hình thái [4].
- Các vi phẩu thực vật được cắt bằng microtome và
quan sát dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 800 lần.
- Xác định hàm lượng sắc tố theo phương pháp
Wettstein [3].
- Tìm hiểu khả năng nẩy mầm của hạt Hương Bài bằng
cách chọn những hạt cỏ đã trưởng thành sau khi trổ. Các hạt
này được khử trùng theo phương pháp Geogre (1993), sau đó
gieo hạt vào môi trường Murhasige và Skoog (1962), không bổ sung các chất điều hòa
sinh trưởng và theo dõi khả năng nảy mầm của hạt sau khi gieo.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm về hình thái - giải phẩu của cơ quan dinh dưỡng
3.1.1. Rễ
Rễ cây Hương Bài là hệ rễ chùm, gồm rất nhiều rễ phụ mọc đan xen vào nhau và
phát triển rất nhanh. Những rễ phụ thường không mọc lan rộng mà lại đâm thẳng và sâu
vào trong đất. Rễ có thể dài từ 3 – 4 m sau hai năm trồng, do vậy, bộ rễ đã được ứng
dụng rộng rãi trong việc chống xói lở đất trên các bờ kè, sông và kênh rạch ở Việt Nam.
Hình thái của rễ cỏ Hương Bài chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường
sống, khi sống trong môi trường đất khô, rễ thường có kích thước lớn và dài. Nhưng khi
sống trong môi trường đất ngập nước, rễ thường có kích thước nhỏ và ngắn.
Về cầu tạo giải phẫu: Rễ có cấu tạo điển hình của rễ cây họ lúa, phần biểu bì và
ngoại bì tương đối dày, phần nhu mô vỏ gồm các tế bào có kích thước lớn, giữa các tế
bào có các khoảng gian bào chứa khí rất lớn - đây là đặc điểm thích nghi của rễ những
cây sống ở vùng ngập nước.
Các tế bào nội bì hóa bần khá dày. Phần trung trụ của rễ gồm đầy đủ các thành
Hình 1. Cây Hương Bài
117
phần, hệ dẫn bao gồm gỗ và libe sắp xếp xen kẽ nhau
theo kiểu bó dẫn xuyên tâm, phần nhu mô ruột gồm
các tế bào nhu mô có vách mỏng kích thước lớn dần
từ ngoài vào trong.
3.1.2. Thân
Thân cây Hương Bài có dạng thân thảo, phân
đốt, phần gốc thân có khả năng hóa gỗ đặc và cứng.
Cây mọc thành từng khóm (bụi) dày đặc, phần thân
khí sinh mọc thẳng đứng, có chiều cao trung bình từ
1,5 – 2 m, không phân nhánh. Từ các mấu ở gốc thân
đẻ nhánh rất mạnh. Mấu của thân thường nhẵn nhụi,
không có lông, lồi ra ở ranh giới giữa các đốt của thân,
từ các mấu đó thường hình thành các rễ phụ, chồi phụ
khi được chôn vùi vào đất.
Về cấu tạo giải phẫu: Thân cây Hương Bài có
cấu tạo điển hình của thân cây họ lúa, trong đó, lớp
biểu bì mỏng, phần cương mô nằm dưới biểu bì xếp
hàng hình vòng cung tương đối dày. Các tế bào nhu
mô cơ bản có hình đa giác, vách mỏng, kích thước
lớn dần từ ngoài vào, các bó dẫn sắp xếp tản mạn
trong khối nhu mô cơ bản. Các bó dẫn là những bó
dẫn chồng chất kín được bao bọc xung quanh bởi lớp
cương mô dày. Trong mỗi bó dẫn có các tế bào libe và
các mạch gỗ có kích thước 4 - 6 µm.
Hình 4. Cấu tạo một bó mạch của thân
Hình 5. Lát cắt ngang của thân
Hình 2. Bộ rễ cây Hương Bài
sau 6 tháng trồng
Hình 3. Cấu tạo giải phẩu của rễ
118
3.1.3. Lá
Lá của cây Hương Bài bao gồm bẹ lá
dạng lòng máng bao bọc lấy thân và phiến lá
dạng dải,hẹp, dài khoảng 45 – 100 cm, rộng
khoảng 6 – 12 mm, khi cây trưởng thành dọc
theo mép lá có các răng cưa nhỏ và sắc.
Về cấu tạo giải phẫu của lá Hương
Bài bao gồm các phần chính sau: bao bọc mặt
trên và dưới của lá là những tế bào biểu bì.
Nhu mô đồng hoá bao gồm những tế bào đa
giác, có các khoảng gian bào lớn. Các bó dẫn
có kích thước nhỏ, nằm dưới biểu bì và
thường cách nhau bởi những khoảng gian bào lớn chứa khí.
3.2. Đặc điểm hình thái giải phẩu của cơ quan sinh sản
3.2.1. Cấu tạo của một cụm hoa
Hương Bài là cây hoa cùng gốc, bao gồm các dạng hoa: lưỡng
tính, đơn tính hoặc vô tính. Hoa tập hợp thành cụm hoa dạng bông
kép (gié) dày đặc. Trên cùng một gié có thể có đầy đủ các dạng hoa.
Mỗi gié gồm nhiều nhánh, các nhánh được sắp xếp thành 8 -
12 vòng xoắn ốc, mỗi vòng có từ 6 - 12 nhánh, trên mỗi nhánh có từ
10 - 20 hoa nhỏ. Trong một cụm hoa có khoảng 600 – 1.500 hoa. Thời
gian trổ hoa tập trung vào tháng 6 đến tháng 11 hàng năm.
Khi nghiền nát tất cả những bộ phận bên trong hạt và nhuộm
với dung dịch lugol thì thấy không có xuất hiện màu xanh đặc trưng
của phản ứng với tinh bột. Qua đây chúng tôi có thể rút ra kết luận là
hạt của Hương Bài không chứa nội nhũ như hạt lúa hoặc như mô tả của Watson [5] và
Chomchalow [6].
Kết quả nghiên cứu của Thái Phiên cho thấy: hạt cỏ
vetiver không nẩy mầm trong điều kiện tự nhiên do phôi có kích
thước nhỏ, khả năng sống kém nên không thể phát triển lây lan
thành thảm họa cỏ dại [2].
Từ những kết quả quan sát về đặc điểm hình thái cho thấy
hạt của cây Hương Bài không có nội nhũ, phôi nhỏ nên khả năng
nảy mầm trong tự nhiên rất thấp. Để tìm hiểu khả năng nảy mầm
của hạt Hương Bài trong môi trường tự nhiên và dinh dưỡng
nhân tạo, chúng tôi tiến hành nuôi cấy hạt trong môi trường đất
Hình 6. Lát cắt ngang mô tả cấu tạo
giải phẩu của lá
Hình 7. Cấu tạo
của một cụm hoa
Hình 8. Cấu tạo
của một hoa
119
tự nhiên và môi trường Murhasige và Skoog
đã khử trùng hoàn toàn. Qua các thí nghiệm
này, chúng tôi có nhận xét: hạt cây Hương
Bài sau khi được gieo vào các môi trường tự
nhiên và nhân tạo đều không có khả năng
nảy mầm trên các môi trường này. Qua đây,
chúng tôi nhận thấy khả năng nảy mầm của
hạt Hương Bài trong điều kiện tự nhiên và
nhân tạo rất ít có khả năng xảy ra.
3.3. Đặc tính sinh trưởng
3.3.1. Hàm lượng Diệp lục
(chorophyll) trong lá.
Kết quả xác định hàm lượng Chorophyll a và b có trong lá cây Hương Bài ở các
giai đoạn còn non và trưởng thành trong điều kiện thí nghiệm được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Hàm lượng sắc tố của cây Hương Bài ở các tháng tuổi khác nhau
Hàm lượng diệp lục (mg/g lá tươi)
Cây thí nghiệm
a b a + b
Tỷ lệ
diệp lục
a/b
Cây non (1 tháng tuổi) 1,798 ± 0,079 0,601 ± 0,028 2,183 ± 0,108 2,992
Cây non (3 tháng tuổi) 1,762 ± 0,086 0,569 ± 0,028 1,971 ± 0,114 3,096
Cây trưởng thành (6
tháng tuổi) 1,686 ± 0,064 0,449 ± 0,024 1,587 ± 0,088 3,755
Qua kết quả thu được ở bảng 1, chúng tôi nhận thấy hàm lượng sắc tố của cây
Hương Bài có sự chênh lệch không đáng kể giữa các lứa tuổi của cây non và cây trưởng
thành, hàm lượng diệp lục (a+b) dao động trong khoảng 1,587 - 2,183 mg/g lá tươi và tỷ
lệ diệp lục a/b từ 2,992 - 3,577 mg/g lá tươi.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hàm lượng diệp lục a+b để đánh giá cây chịu bóng
hay cây ưa sáng là chưa đầy đủ, cho nên, cần xét thêm về chỉ tiêu tỷ lệ diệp lục a/b của
cây. Theo kết quả ở bảng 1 cho thấy, cây Hương Bài ở lứa tuổi từ 1 - 3 tháng tuổi có
hàm lượng diệp lục a, b cao hơn so với cây trưởng thành. Kết quả này cho thấy, tính ưa
sáng của cây tăng dần theo độ tuổi của cây, điều này tương đối phù hợp với đặc điểm
hình thái ngoài của lá mà chúng tôi đã quan sát được: lá của cây non dày và có màu đậm
hơn so với lá của cây trưởng thành.
3.3.2. Sự phát triển chồi
Chúng tôi đã tiến hành tách cây rồi trồng trên các luống đất và theo dõi sự phát
Hình 9. Hạt cây Hương Bài
được gieo trong môi trường dinh dưỡng MS
120
triển của các chồi, kết quả ở bảng 2 cho thấy: sau khi trồng 7 ngày thì các chồi mới bắt
đầu phát triển nhưng với tỷ lệ thấp (6,67%), vào ngày thứ 15, sau khi trồng đã có
26,67% số bụi (khóm) nảy chồi mới. Tỷ lệ nảy chồi của tiếp tục tăng lên trong các ngày
tiếp theo, đến ngày thứ 58, sau khi trồng thì có 100% số bụi đã nảy chồi. Số chồi mới
sinh trưởng và phát triển tốt, sự phát sinh chồi này kéo dài trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây.
Bảng 2. Sự phát sinh chồi mới của cây Hương Bài
Thời gian
(ngày)
Chỉ tiêu theo dõi
7 15 21 29 35 42 49 55 58
Số chồi mới/bụi
(khóm) 4 16 23 30 38 40 43 51 60
Tỷ lệ nẩy chồi (%) 6,67 26,67 38,33 50,00 63,33 66,67 71,67 85,00 100
Sở dĩ có kết quả như vậy là vì trong thí nghiệm này chúng tôi đã tiến hành tưới
nước liên tục sau khi trồng, do đó cây nhanh ra rễ mới, nảy chồi sớm hơn so với đối
chứng và thời gian nảy chồi của chúng đã dẫn đến việc đạt số chồi tối đa trên một bụi
cũng dài hơn.
3.3.2. Sự phát triển chiều cao cây
Tốc độ phát triển chiều cao
cây của cỏ Hương Bài tăng chậm ở
giai đoạn đầu tính từ ngày thứ nhất
đến ngày 12, chiều cao cây tăng
nhanh ở giai đoạn từ 20 - 60 ngày
sau khi trồng. Ở giai đoạn đầu, bộ rễ
của cây chưa phát triển mạnh, do đó,
nó chưa có khả năng hút nước và
chất dinh dưỡng nhiều nên chưa
phát triển về chiều cao cây.
Còn ở giai đoạn tiếp theo, cỏ
có xu hướng tăng chậm có thể là
cây gần đạt chiều cao tối đa ở điều
kiện thí nghiệm và chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít dần đi.
4. Kết luận
Với những đặc điểm về hình thái giải phẫu, cây Hương Bài phát triển rất mạnh
mẽ, nên hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
tại một số vùng thuộc địa bàn Thừa Thiên Huế.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 7 12 20 28 35 42 49 60 67 73
Ngày
C
h
i
Ò
u
c
a
o
(
c
m
)
Hình 10. Tốc độ phát triển chiều cao cây
121
Hàm lượng diệp lục a, b của cây Hương Bài ở giai đoạn cây còn non lớn hơn so
với cây trưởng thành. Điều này cho thấy tính ưa sáng tăng dần theo sự phát triển của cây.
Cây Hương Bài có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện tự nhiên
Thừa Thiên Huế, sự phát sinh chồi kéo dài trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lã Đình Mỡi, Dương Đức Huyến, Tài nguyên thực vật Đông Nam Á, Nxb Nông nghiệp
Hà Nội, 2005.
2. Thái Phiên, Trần Thị Tâm, Sử dụng cỏ Hương Bài làm băng cây xanh bảo vệ đất trong
canh tác đất dốc ở Việt Nam, Hội thảo khoa học về nghiên cứu các ứng dụng công nghệ
cỏ Vetiver tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội, 10/2001.
3. Vũ Văn Vụ, Sinh lý thực vật ứng dụng, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1999.
4. R. M. Klein và D. T. Klein, (Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh dịch), Phương
pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1979.
5. Watson, L. and Dallwitz, M. J., Grass Genera of the World. Part of Generic
Description and Affiliations, Australian National University Printing Service, Canberra,
1989.
6. Chomchalow, N. and Vessabutr, S., Techniques of Vetiver Propagation with Special
Reference to Thailand, Technical Bulletin, Bangkok Thailand, 2000.
STUDY SOME OF CHARACTERISTICS MORPHOLOGY AND GROWING
OF VETIVERIA ZIZANIOIDES (L.) NASH
IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Minh Tri
College of Sciences, Hue university
SUMMARY
Huongbai is also called Vetiver grass, scientific name is Vetiveria zizanioides (L.) Nash,
the World Bank was the first time in the 1980s of the last century in India aims to protect land
and water resources, and then deployed over the world.
In Vietnam, between 2001 and 2003, the Ministry of Agriculture and Rural Development
and the Ministry of Transportation has allowed the use of Vetiver grass purposes disaster relief,
anti-avalanche of works of public transport. In Thua Thien Hue province, from 2005 - 2008
Management Board Huong River and Projects Management Department dykes deployed Vetiver
grass planted to counter river bank erosion in some areas the river embankment of Huong Tra
and Quang Dien district.
122
Research results on morphological characteristics, construct anatomy and growth
characteristics of Huongbai plants live in Thua Thien Hue article shows: With characteristic
morphology and anatomy composed of agencies, the Huongbai plant capable of good growth
and development in Hue. Seeds at the same time places like a baby so hard to develop widely in
nature, so that it is difficult to develop a disaster weeds.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 56_12_7477_12_2117647.pdf