Tìm hiểu lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ

Tài liệu Tìm hiểu lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 42 TÌM HIỂU LỚP TỪ NGỮ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ Investigating the class of words expressing folk religion activities in Southern Vietnam TS. Trần Thị Phương Lý(1), SV. Phan Hoàng Tấn(2) (1),(2) Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Tín ngưỡng là một hiện tượng tinh thần phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người trong cuộc sống, có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển những phong tục, tập quán, lễ hội, giữ vị trí quan trọng trong cấu thành bản sắc văn hoá dân tộc. Để biểu thị tín ngưỡng dân gian, người Việt đã xem ngôn ngữ là công cụ để gọi tên, giao tiếp và phục vụ cho nhu cầu tâm linh của họ. Bài viết này khảo sát, phân tích đặc điểm cấu tạo của các nhóm từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngư...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 42 TÌM HIỂU LỚP TỪ NGỮ BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ Investigating the class of words expressing folk religion activities in Southern Vietnam TS. Trần Thị Phương Lý(1), SV. Phan Hoàng Tấn(2) (1),(2) Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt Tín ngưỡng là một hiện tượng tinh thần phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người trong cuộc sống, có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển những phong tục, tập quán, lễ hội, giữ vị trí quan trọng trong cấu thành bản sắc văn hoá dân tộc. Để biểu thị tín ngưỡng dân gian, người Việt đã xem ngôn ngữ là công cụ để gọi tên, giao tiếp và phục vụ cho nhu cầu tâm linh của họ. Bài viết này khảo sát, phân tích đặc điểm cấu tạo của các nhóm từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ trong tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng. Thông qua đó, chúng tôi góp phần khám phá ý nghĩa, vai trò của nhóm từ biểu thị tín ngưỡng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt cũng như lí giải đặc trưng văn hoá dân tộc của con người nơi đây. Từ khoá: người Việt ở Nam Bộ, tín ngưỡng dân gian, từ vựng – ngữ nghĩa Abstract Belief occupies an important position in creating the cultural identity of each nation. In fact, belief plays a great role in formation and development of customs, manners and festivals. It is a spiritual and cultural phenomenon that reflects the divine desires in the real life. In Vietnam, language has been considered as a tool to name, communicate or reflect their cultural thinking with the aim of expressing folk religion. In this article, we shall investigate and analyze the structure and semantic characteristics of group of words referring to the folk religion activities of people in Southern Vietnam through the Mother Goddess worship and the Tutelary God worship. Through this, we shall discover the meaning and role of the group of words indicating beliefs in the lexical system of Vietnamese as well as addressing the ethnic cultural features of Vietnamese people. Keywords: people in Southern Vietnam, folk religion, lexico-semantics 1. Đặt vấn đề Trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc, các từ ngữ không nằm riêng lẻ mà thường được liên kết với nhau theo một ngữ nghĩa nhất định. Bên cạnh giá trị của mỗi từ mang lại, các nhóm từ còn tập hợp các nét nghĩa chung để biểu hiện cho một hiện thực khách quan rộng lớn. Điều này đã tạo nên ý nghĩa rất quan trọng của từ ngữ. Nghiên cứu từ ngữ theo trường nghĩa sẽ giúp phát hiện ra các nhóm từ có những mối liên hệ nhất định với nhau chặt chẽ như các bộ phận trong một chỉnh thể. Trong tiếng Việt, hệ thống từ ngữ có thể phân chia thành Email: lytran7581@gmail.com TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - PHAN HOÀNG TẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 43 nhóm từ chỉ tư duy – nhận thức, nhóm từ chỉ trạng thái – tình cảm, nhóm từ chỉ không gian – thời gian.v.v. Mỗi nhóm từ sẽ phản ánh mối liên hệ mật thiết về ngữ nghĩa giữa các từ trong nhóm. Với vai trò biểu thị nội dung ngữ nghĩa riêng, các nhóm từ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình. Về nhóm từ chỉ tâm lí, tình cảm, ta có thể kể đến các công trình tiêu biểu như Đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ pháp của nhóm từ biểu thị tâm lí tình cảm trong tiếng Việt của Nguyễn Ngọc Trâm (1991), Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt của Vũ Đức Nghiệu (2007). Trong công trình Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, tác giả đã khảo sát 198 đơn vị từ vựng biểu thị các trạng thái tâm lí, ý chí, tình cảm của con người, có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể. Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu của các tác giả khác như Nguyễn Thị Thu Hà, Trịnh Minh Hải, Giang Hải Yến, Nguyễn Thị Hạnh.v.v. Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có công trình nào nghiên cứu về lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng một cách đầy đủ, dù đây là lớp từ gần gũi trong đời sống hằng ngày của con người. Việc nghiên cứu đề tài Tìm hiểu lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ có ý nghĩa thực tiễn và cần thiết. Từ những cơ sở ngữ liệu thu thập được, chúng tôi khám phá những sắc thái văn hóa người Nam Bộ phản ánh qua từ ngữ chỉ tín ngưỡng để góp một phần nhỏ vào nguồn tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, nghiên cứu về tiếng Việt. 2. Khái lược về tín ngưỡng và phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam 2.1. Khái niệm về tín ngưỡng Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Tuỳ vào cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu, mỗi người sẽ đưa ra một khái niệm riêng về tín ngưỡng: Bàn về tín ngưỡng, Trần Ngọc Thêm đã xác định: “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra” (Trần Ngọc Thêm, 2000, tr.12). Trong Đại cương về văn hoá Việt Nam, Phạm Thái Việt đã viết “tín ngưỡng là từ dùng để chỉ những hình thức sơ khai của tôn giáo, chỉ những trạng thái tâm lí đặc biệt của con người với các hoạt động mang sắc thái tâm lí” (Phạm Thái Việt, 2004, tr. 53). Trên đây là quan niệm về tín ngưỡng của các nhà khoa học Việt Nam. Nhìn chung, điểm gặp nhau giữa các ý kiến trên đó là xem tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử gắn liền với đời sống thường nhật của con người. Như vậy, tín ngưỡng không phải là sản phẩm của thần thánh hay đấng siêu nhiên mà là sản phẩm của xã hội, của con người. Tín ngưỡng là sản phẩm văn hóa được hình thành trong mối quan hệ giưuã con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân. Tín ngưỡng mang tính lịch sử thuộc đời sống xã hội, chịu sự quy định của đời sống vật chất. Đó là niềm tin, thế giới quan về đấng siêu nhiên theo nhận thức của con người có ảnh hưởng đến đời sống của họ. 2.2. Phân loại tín ngưỡng dân gian Việt Nam Tuỳ vào mục đích và cơ sở phân loại, các nhà nghiên cứu phân loại tín ngưỡng SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 44 dân Việt Nam khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ giới thuyết hai tín ngưỡng liên quan trực tiếp đến đề tài là tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng. 2.2.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu Do chế độ mẫu hệ đã ảnh hưởng khá đậm nét đối với văn hoá gốc nông nghiệp nên người Việt Nam có truyền thống thờ các Nữ thần. Truyền thống này kết hợp với Đạo giáo được du nhập từ Trung Hoa vào đã hình thành nên một tín ngưỡng mới. Tín ngưỡng này đã dần phát triển thành một hệ thống có lớp lang, được lưu hành phổ biến trong đời sống nhân dân. Đó là tín ngưỡng thờ Mẫu. Là cái nôi của văn hoá truyền thống Việt Nam, Bắc Bộ được xem là cái gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu nên tiêu biểu cho mô hình khái quát được Ngô Đức Thịnh giới thiệu trong cuốn Đạo Mẫu Việt Nam (2009). Nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ chính là lên đồng (còn gọi là hầu bóng hoặc hầu đồng). Dạng thờ Mẫu thứ hai là vùng Trung Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây phân thành hai lớp chính. Đó là thờ Nữ thần mà tiêu biểu là Tứ Vị Nương Nương, Bà Ngũ Hành và lớp thờ Mẫu thần mà tiêu biểu là Thiên Ya Na, Pô Inư Nưgar. Nghi thức thờ Mẫu ở khu vực này đều không có hệ thống lên đồng mà chỉ có dạng múa bóng kiểu người Chăm. Dạng thức thờ Mẫu cuối cùng là vùng Nam Bộ. Nếu ở Bắc Bộ hay Trung Bộ, lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định thì ở Nam Bộ, sự phân biệt đó không rõ ràng. Khi di cư vào Nam Bộ, lưu dân vừa mang theo các tín ngưỡng cũ vừa tiếp nhận những ảnh hưởng tín ngưỡng của cư dân sinh sống từ trước. Nguyên nhân này đã tạo nên bản sắc riêng cho tín ngưỡng thờ Mẫu mang dấu ấn của nhiều lớp dân cư Khmer, Việt, Chăm, Hoa. Về nghi lễ, những nơi có tục thờ Nữ thần, Mẫu thần sẽ có diễn xướng hát bóng rỗi còn những nơi thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ sẽ có diễn xướng hầu đồng, hầu bóng. 2.2.2. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Theo quan niệm “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, người Việt còn thờ các vị thần linh như Thổ Công, Hà Bá.v.v. Ngoài ra, họ còn thờ thần linh chung cho cả làng, cả thôn xã. Kết hợp giữa tín ngưỡng thờ Thần và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng từ phương Bắc, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng của người Việt đã ra đời. Đó là những vị thần của địa phương, sở tại chứ không phải do nhà Vua đưa xuống áp đặt cho dân làng thờ cúng. Đúng như tác giả Phan Kế Bính đã nói: “Cảnh thổ nào có Thành Hoàng ấy, vậy phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc sự thần một thịnh” (Phan Kế Bính, 2016, tr.62). Thành Hoàng còn có tên gọi khác là Bản cảnh Thành Hoàng hoặc Đương cảnh Thành Hoàng, Bổn cảnh Thành Hoàng. Đó là đại biểu tinh thần cho cả làng, là những người có công dựng làng, khai phá đất đai lập ấp, khai thông trí tuệ cho dân làng hoặc truyền nghề cho cả làng hay có công dẹp giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi cho đất nước. Nơi thờ Thành Hoàng là đình làng – nơi tụ họp đông đủ người dân trong làng. Nghi lễ cúng Thành Hoàng quan trọng nhất là Lễ Kỳ Yên và Lễ tế Thần. Tuỳ vào mỗi nơi, mỗi làng mà Thành Hoàng được thờ khác nhau nhưng tất cả đều là Nhân thần. Ở đình làng Nam Bộ, bên cạnh thờ Thành Hoàng, người dân còn dung hợp với tín ngưỡng thờ Thần, tín ngưỡng thờ Mẫu và cả Phật giáo. Vì thế, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng diễn ra trong đình rất phong phú, đa dạng với các lễ nghi, lễ vật và các hoạt TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - PHAN HOÀNG TẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 45 động sinh hoạt sôi nổi. 3. Khảo sát các đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ biểu thị tín ngưỡng của người Việt ở Nam Bộ Để khảo sát đặc điểm của lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt, chúng tôi đã tiến hành hoạt động điền dã, quan sát thực tế và sưu tầm những tài liệu có liên quan. Bằng thống kê, phân tích, miêu tả, chúng tôi đã thu thập được 572 từ ngữ thường được dùng trong hai tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ là tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và tín ngưỡng thờ Mẫu. Để tiện cho việc phân tích, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của số lượng từ ngữ đã khảo sát, chúng tôi đã phân loại các ngữ liệu thành 7 nhóm chính: Nhóm 1: Những đơn vị từ ngữ chỉ hệ thống thần linh gồm: Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Địa Mẫu, Tứ Vị Sơn Thần, Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu.v.v. Nhóm 2: Những đơn vị từ ngữ chỉ tên các nghi thức, nghi lễ gồm: Lễ dựng nêu, Lễ rước Thần, Lễ khai hạ, Lễ hạ điền, Lễ thượng điền, Lễ tỉnh sanh, Lễ kỳ yên, Lễ túc yết, Lễ đoàn cả, Nghi tuần hương, Nghi củ soát lễ vật, Lễ xây chầu, Lễ đại bội.v.v. Nhóm 3: Những đơn vị từ ngữ chỉ các dụng cụ, vật dụng thực hiện nghi lễ gồm: Linh tượng, bài vị, chiêng, lá xăm, thẻ xăm, mâm vàng, mâm bạc, mâm ngũ sắc văn cúng.v.v. Nhóm 4: Những đơn vị từ ngữ chỉ các lễ vật dùng trong nghi thức, nghi lễ gồm: thuốc lá, trầu cau, hoa quả, bánh trái, hoa tai, chuỗi hạt, xôi tế, cang lạp, hoàng mao, nhu mao, dinh tế.v.v. Nhóm 5: Những đơn vị từ ngữ chỉ các hoạt động trong thực hiện nghi thức, nghi lễ gồm: rước xách, tế thần, ế mao huyết, khởi thái bình chinh, tấn tước, độc chúc, thủ sắc, tỉnh sanh, vái, xá, khấn.v.v. Nhóm 6: Những đơn vị từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn trong nghi thức, nghi lễ gồm: thài, rỗi, chập, diễn chập, hát sơ cổ, chầu mở màn, chầu chào, chầu khai khẩu, chầu đưa.v.v. Nhóm 7: Những đơn vị từ ngữ chỉ tâm lí, tình cảm liên quan đến tín ngưỡng gồm: uy quyền, bảo hộ, bảo vệ, trang nghiêm, hiển linh, kiêng kị, phù trợ, quyền lực, trông nom, coi sóc, đức ân.v.v. Bảng 1. Thống kê số lượng từ ngữ của lớp từ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ Tên nhóm Số lượng từ ngữ Tỉ lệ % Nhóm từ ngữ chỉ hệ thống thần linh 98/572 17,13 Nhóm từ ngữ chỉ tên các nghi thức, nghi lễ 58/572 10,14 Nhóm từ ngữ chỉ các dụng cụ, vật dụng thực hiện nghi lễ 68/572 11,89 Nhóm từ ngữ chỉ các lễ vật dùng trong nghi thức, nghi lễ 53/572 9,27 Nhóm từ ngữ chỉ các hoạt động trong thực hiện nghi thức, nghi lễ 122/572 21,33 Nhóm từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn trong nghi thức, nghi lễ 44/572 7,69 Nhóm từ ngữ chỉ tâm lí, tình cảm liên quan đến tín ngưỡng 129/572 22,55 SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 46 Thống kê kết quả khảo sát cho thấy, lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt qua hai tín ngưỡng có những đặc điểm như sau: Về số lượng, các đơn vị từ ngữ có sự chênh lệch lớn. Số lượng đơn vị từ chiếm nhiều hơn (343 từ, chiếm 59,97 %) so với số lượng đơn vị ngữ (229 ngữ, chiếm 40,03%). Trong số lượng đơn vị từ, từ phức chiếm số lượng phần nhiều (303 từ, chiếm 52,97%) so với từ đơn (40 từ, chiếm 6,99%). Tuy nhiên, từ phức chỉ có bộ phận từ ghép, không có từ láy, từ ngẫu kết. Trong số lượng đơn vị ngữ, ngữ tự do chiếm phần nhiều (217 ngữ, chiếm 37,94%), ngữ cố định rất ít (12 ngữ, chiếm 2,1%). Về cấu tạo, lớp từ ngữ này được phân chia thành: từ đơn, từ ghép, ngữ tự do và ngữ cố định. Trong đó, ngữ cố định và từ đơn có số lượng ít nhất. Từ đơn, ngữ cố định là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, người Việt sử dụng trực tiếp hai đơn vị này rất ít. Chủ yếu, khi biểu thị các đối tượng có liên quan đến tín ngưỡng, họ sử dụng từ đơn để cấu tạo nên từ ghép và các ngữ tự do để biểu thị chính xác, đầy đủ tên gọi, hoạt động, tâm lí, tình cảm của con người trong các nghi thức, nghi lễ. Để định danh cụ thể, rõ ràng, người Việt chủ yếu cấu tạo từ ghép bằng cách ghép chính phụ. Từ ghép đẳng lập chỉ để gọi khái quát cho một số hoạt động trong nghi thức, nghi lễ. Có thể thấy, những đặc điểm cấu tạo của lớp từ ngữ này đã phản ánh việc cấu tạo ngôn ngữ để biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ rất phức tạp. Về ngữ nghĩa, lớp từ ngữ này có những đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, tín ngưỡng dân gian ra đời từ rất sớm. Nó gắn bó hữu cơ với lao động và đời sống xã hội của con người. Để diễn đạt ý nghĩa, gọi tên các hoạt động trong tín ngưỡng, nhân dân ta đã mượn ngôn ngữ làm phương tiện. Tuy nhiên, do đặc trưng và mục đích sử dụng, nhóm từ ngữ này chủ yếu mang tính chuyên ngành cao và thường khó hiểu đối với người mới tiếp xúc. Thứ hai, các từ ngữ đều được cấu tạo theo phương thức ghép. Nghĩa của các từ ngữ đa số được hiểu theo nghĩa gốc hoặc sự tổng hợp nghĩa của các thành tố cấu tạo. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong lớp từ ngữ này khá hạn chế. Thứ ba, để bày tỏ sự thành kính, người Việt đã sử dụng từ Hán-Việt để biểu thị hoạt động tín ngưỡng. Từ Hán-Việt tạo nên sắc thái nghiêm trang, cổ kính nhưng hiểu được nghĩa của chúng là điều không dễ dàng. Vì thế, bên cạnh việc dùng từ Hán- Việt, người Việt còn dùng các từ thuần Việt vốn quen dùng trong giao tiếp hàng ngày cho dễ hiểu. Chẳng hạn, trong các văn khấn, các tài liệu nghiên cứu, người ta thường dùng ngữ tự do “Linh Sơn Thánh Mẫu” nhưng trong đời sống, người ta thường dùng từ “Bà Đen”. Những từ ngữ này có thể kể đến như Chúa Xứ Thánh Mẫu (Bà Chúa Xứ), Kim Huê Thánh Mẫu (mẹ Thai Sanh), Lễ Thượng Nguyên (Lễ rằm tháng Giêng), Lễ Trung Nguyên (Lễ rằm tháng Bảy), Lễ Hạ Nguyên (Lễ rằm tháng Mười), Lễ Mộc Dục (Lễ tắm tượng), điểm trà (dâng trà), quỵ (quỳ), Cang lạp (heo), Hoàng mao (bò), Nhu mao (dê), Hàn Âm (gà).v.v. Thứ tư, dù người Việt đã có những từ ngữ thuần Việt để thay thế cho các từ ngữ Hán-Việt nhưng trong lớp này vẫn còn nhiều từ ngữ gây khó hiểu cho người mới tiếp xúc với các tín ngưỡng dân gian. Nhất TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - PHAN HOÀNG TẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 47 là các từ ngữ dùng trong các nghi thức, nghi lễ. Thứ năm, nhiều từ ngữ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết, từ 6 âm tiết trở lên. Ngoài ra, cùng một đối tượng nhưng người Việt sử dụng nhiều tên gọi khác nhau nên gây cản trở trong việc đọc hiểu, giải nghĩa các từ ngữ. 4. Đặc trưng tư duy văn hoá – dân tộc qua lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt Số lượng từ ngữ trong lớp biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ được tạo ra phong phú, đa dạng như thế đã phần nào phản ánh thành quả của quá trình sinh hoạt cộng đồng, xây dựng văn hoá tinh thần của người Việt. Nếu không có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống hằng ngày của con người từ bao đời nay thì lớp từ ngữ này không được lưu giữ, nối tiếp qua nhiều thế hệ và không thể nào có số lượng nhiều như vậy. Sự giàu có trong ngôn ngữ để biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt còn phản ánh sự phong phú của thực tế khách quan, của bức tranh đa màu đa thanh về cuộc sống tinh thần, đời sống tâm linh. Qua lớp từ ngữ ấy, ta có thể đi ngược thời gian để tìm đến những giá trị lịch sử, văn hoá được cất giữ bằng niềm tin, tình cảm chân thành, cao quý của con người đối với các đấng thần linh. 4.1. Văn hoá tâm linh Trước hết, sự đa dạng trong văn hoá tâm linh của người Việt được biểu hiện qua số lượng từ ngữ của các nhóm chỉ hệ thống thần linh. Với mỗi ý niệm tâm linh, con người có những vị thần để thờ phụng. Thông qua khảo sát từ ngữ gọi tên các vị thần linh, chúng tôi thống kê được khoảng 100 vị thần linh. Mỗi vị thần đều có một ý nghĩa, một nguồn gốc, một niềm tin được gửi gắm khác nhau. Đây là một con số đã chứng minh cho sự phát triển trong văn hoá tâm linh của người Việt. Bên cạnh đó, yếu tố tâm linh còn biểu hiện thông qua ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ tâm lí, tình cảm. Trước sự vô thường của cuộc đời, con người luôn tin tưởng ở các đấng siêu nhiên sẽ che chở, bảo vệ, giúp đỡ cho họ. Điều đó được chứng minh qua hàng loạt từ ngữ: linh ứng, bảo vệ, phù hộ, bảo hộ, hiển linh, linh thiêng, ngăn ngừa, giữ gìn, hộ mệnh, phù trợ, bình yên, no ấm.v.v. Họ luôn tâm niệm về sự hiện hữu của các vị thần với một thái độ tôn trọng, sùng kính. Vì thế, trong nhóm này, họ có rất nhiều từ ngữ bày tỏ tình cảm của mình: kính trọng, thành kính, ca ngợi, cung kính, tôn kính, trang trọng, lòng thành, nhớ ơn, biết ơn.v.v. Điều đặc biệt, người Việt không chỉ dùng một hay hai từ để biểu thị tình cảm mà họ dùng cả một dãy từ đồng nghĩa để diễn tả tâm lí, sự thành kính đối với đức tin. Chẳng hạn như để diễn tả uy quyền, họ dùng các từ như uy danh, uy linh, uy nghi, uy nghiêm, uy thế hay diễn tả thái độ kính trọng họ dùng các từ trang trọng, kính trọng, trịnh trọng.v.v. Văn hoá tâm linh của người Việt ở Nam Bộ còn được biểu hiện ở nhóm từ ngữ chỉ tên và hoạt động trong các nghi thức, nghi lễ. Lễ kỳ yên thực chất là lễ cầu an, cầu xin thần linh ban cho sự an lành. Lễ ẩm phước là lễ nhận phước từ Thần. Lễ xây chầu là lễ chầu thần cầu an, khai thông thái cực. Lễ trình đồng là lễ mà những người bị bệnh lâu ngày không khỏi sẽ đội bát nhang với tư cách là con nhang đệ tử để Thánh chữa bệnh. Đó là các hoạt động được biểu thị dựa trên tên các nghi thức, nghi lễ. 4.2. Văn hoá ứng xử Con người – tự nhiên – xã hội là ba yếu tố có mối quan hệ hữu cơ. Cả ba yếu tố SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 48 đều có sự tác động và ảnh hưởng qua lại theo quy luật. Con người được xem là chủ thể quan trọng trong mối quan hệ giữa các yếu tố. Do đó, việc con người ứng xử với tự nhiên, xã hội được xem là một đặc trưng quan trọng để tạo tiền đề cho các nét văn hoá của dân tộc. Lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt đã góp phần thể hiện nét văn hoá ứng xử của con người nơi đây. Đầu tiên là văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Nam Bộ là vùng sông nước rất đặc trưng, nằm trong phần hạ lưu của hai dòng sông lớn. Địa hình tương đối thấp, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và có gió mùa nên nơi đây rất thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng lúa nước. Mặt khác, với đường bờ biển dài, diện tích tiếp xúc biển lớn, các nghề biển từ đó được ra đời, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đời sống người dân. Hai nghề này đều phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên người Việt có ý thức tôn trọng và sống hoà hợp với tự nhiên. Điều đó đã được phản ánh vào ngôn ngữ mà điển hình là lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian. Thiên nhiên vốn dĩ là nơi chở che, cung cấp tài nguyên cho con người nên người dân rất sùng bái tự nhiên. Điều này được biểu hiện qua việc thờ các hiện tượng tự nhiên được nhân cách hoá như Thần Nông (Vị Thần phù hộ cho nhân dân nghề nông được mưa thuận gió hoà, gặt hái mùa vụ tươi tốt), Ngũ Cốc (5 loại thực phẩm chính của người Việt từ gốc nông nghiệp), Mẫu Thượng Thiên (Mẹ cai quản vùng trời), Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ cai quản vùng rừng núi), Mẫu Địa (Mẹ cai quản vùng đất), Mẫu Thoải (Mẹ cai quản vùng nước) để cầu mong thần linh phù hộ trong quá trình lao động. Tuy nhiên, thiên nhiên còn là mối đe doạ đến sự sống của con người. Trong buổi đầu khai hoang, vùng đất Nam Bộ phải đối mặt với những hiểm nguy từ tự nhiên. Thiên nhiên ở đây không chỉ có rừng rậm hoang vu, biển cả mênh mông mà còn có nhiều loài thú dữ. Do đó, người Việt ở Nam Bộ còn thờ thêm các loài động vật ấy như một vị thần để mong chúng đừng phá hoại, gây khó khăn trong cuộc sống. Đó là Ngũ Hổ (Thần Hổ), Ông Lốt (đôi thanh xà, bạch xà), Hà Bá, Cá sấu Dấu ấn của nền văn hoá sông nước còn được biểu hiện rõ nét trong nhóm từ ngữ chỉ lễ vật. Vốn sinh sống chủ yếu là nghề nông, trồng trọt là chủ yếu, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người dân đã đem các sản phẩm được làm ra từ lao động để phục vụ cho các hoạt động nghi thức, nghi lễ. Về thực vật, lễ vật chủ yếu như trầu cau, hoa quả, rau hẹ (Phong bổn), lúa mùa (Hương liệp), lúa gạo (Hương ky), xôi (Tư thạnh), rượu (Thanh chước).v.v. Về động vật, lễ vật chủ yếu là các loại gia súc, gia cầm hoặc các sản phẩm tự nhiên dưới nước như heo con (Đột phì), gà (Hàn âm), hào ngư (Thương tế), chim trĩ (Sơ chí), trâu (Nhất nguyên), bò, (Hoàng mao).v.v. Về ứng xử với môi trường xã hội, xuất phát từ cái gốc nông nghiệp, người Việt ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Kết hợp với cách cư xử dân chủ, con người nơi đây có tâm lí coi trọng tập thể, coi trọng cộng đồng. Họ làm gì cũng nghĩ đến tập thể, sống cùng tập thể. Số lượng từ ngữ trong nhóm chỉ hoạt động trong thực hiện nghi thức, nghi lễ đã cho thấy sự phong phú, đa dạng trong việc cúng tế. Số lượng mà chúng tôi khảo sát được là 122 từ ngữ. Để thực hiện các nghi thức, người Việt không thể nào làm việc cá nhân mà cần có sự hợp tác, sự hỗ trợ của tập thể. Thứ nữa, do nghề TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - PHAN HOÀNG TẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 49 trồng lúa nước sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên đòi hỏi phải ứng phó với rất nhiều hiện tượng tự nhiên khác nhau. Từ đó, người Việt hình thành nên lối tư duy tổng hợp. Ban đầu, với văn hoá trọng phụ nữ, tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ thờ các vị thần linh là phụ nữ. Về sau, do ảnh hưởng của tư duy tổng hợp, các thần linh của các tín ngưỡng được phối thờ với nhau. Khảo sát từ ngữ chỉ hệ thống thần linh của 2 tín ngưỡng, người viết nhận thấy có rất nhiều vị thần trùng nhau. Trong các miếu thờ, bên cạnh thờ các vị Thánh Mẫu, Phật Mẫu, người ta còn thờ thêm các vị thần như Ông Địa, Thần Tài, Thần Nông, Thổ Công.v.v, vốn là các vị thần linh bên tín ngưỡng thờ Thần. Trong các đình làng, vốn là nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, người ta còn thờ thêm Bà Chúa Xứ, Ngũ Hành Nương Nương, Cửu Thiên Huyền Nữ.v.v, của tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài ra, tư duy tổng hợp và tính cách mở thoáng còn được biểu hiện qua việc tiếp xúc, giao lưu với văn hoá bên ngoài. Nhờ tư duy tổng hợp, người Việt đã chuyển hoá các nét văn hoá bên ngoài kết hợp với lớp văn hoá bản địa để tạo nên một bản sắc văn hoá đậm chất Nam Bộ. Điều đó đã làm cho tín ngưỡng dân gian của người Việt không lỗi thời, lạc hậu mà luôn thích nghi với những biến chuyển của xã hội. Chẳng hạn, Ông Địa ở Nam Bộ được người dân cho hút thuốc lá đầu lọc, uống cà phê điểm tâm như văn hoá phương Tây. Từ “Ông Tà” trong nhóm từ ngữ chỉ hệ thống thần linh là kết quả của sự giao lưu văn hoá Việt – Khmer. Chữ “Tà” trong “Ông Tà” là Niek Tà – dấu vết tín ngưỡng thờ đá của cư dân Nam Đảo. Các vị thần như Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài, Châu Du Thành Hoàng Đại Vương, Kỷ Tín Đại Vương là các thần linh gốc Hoa nhưng đều được người Việt tôn thờ. 4.3. Văn hoá nhận thức Văn hoá nhận thức có mối quan hệ mật thiết với các quy luật vận hành trong văn hoá của mỗi dân tộc. Nó có sự tác động qua lại đến tư duy, tổ chức, hoạt động văn hoá. Do đó, lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ còn lưu trữ cả những nét văn hoá này. Thứ nhất, triết lí âm dương là một sản phẩm điển hình của văn hoá nhận thức. Trong 2 tín ngưỡng được khảo sát, chúng tôi nhận thấy các vị thần linh được thờ tự trong tín ngưỡng thờ Thành Hoàng chỉ toàn là đàn ông. Các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu vốn dĩ chỉ toàn là phụ nữ vì tín ngưỡng này theo tâm niệm trọng nữ. Nhưng, phải chăng theo triết lí âm dương, hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu có cả nam lẫn nữ. Bên cạnh các vị nương nương, các vị thánh mẫu, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ còn phụng thờ Ngọc Hoàng, Ngũ Vị Hoàng Tử, Thập Nhị Vương Cậu, Ngũ Vị Quan Lớn.v.v. Ngoài ra, ở các miếu thờ Mẫu còn thờ cả các vị nam thần như Ông Địa, Thần Tài, Thần Nông hay trong các đình làng Nam Bộ, bên cạnh thờ các Thành Hoàng là nam giới, người Việt còn thờ Ngũ Hành Nương Nương, Chúa Xứ Nương Nương, Diêu Trì Địa Mẫu Theo chúng tôi, dù ngẫu nhiên hay cố ý, việc phối thờ này đã thể hiện những đặc trưng cơ bản của triết lí âm dương vốn ảnh hưởng sâu đậm trong văn hoá Việt Nam. Biểu hiện thứ hai trong văn hoá nhận thức mà ta có thể nhìn thấy được là nhận thức của người Việt chuyển từ tâm linh sang thực tiễn. Thông thường, khi đề cập đến những vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng, SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019) 50 các đấng thần linh, người ta thường nghĩ đến những khát vọng thoát tục, vượt khỏi đời sống trần tục. Nếu như trong Phật giáo, Kitô giáo thường xuất hiện các từ ngữ như kiếp trước, kiếp sau, thiên đàng, địa ngục, cửu tuyền thì trong hệ thống từ ngữ chỉ tín ngưỡng dân gian, rõ nét nhất là từ ngữ của tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Thành Hoàng, ta không tìm thấy các từ ngữ chỉ niềm tin, tâm lí, tình cảm ở quá khứ hoặc tương lai. Người Việt tìm đến các tín ngưỡng cũng giống như tìm đến tôn giáo để cầu mong sức khoẻ, hạnh phúc, tài lộc nhưng những khát vọng, mong muốn ấy lại được phản ánh chân thực, gần gũi với đời sống thường nhật. Trong nhóm từ ngữ chỉ tâm lí, tình cảm liên quan đến tín ngưỡng, ta có thể thấy hàng loạt các từ ngữ: cứu khổ phò nguy, bảo vệ, bảo hộ, phù trợ, hưởng lộc, phước lành, đức ân, phước thọ, an nguy, hoạ phước, ngăn ngừa, hộ vệ, giữ gìn, tai hoạ, giúp đỡ, ăn nên làm ra, buôn may bán đắt, mạnh giỏi, hoạn nạn, sung túc, may mắn, no ấm, che chở Rõ ràng đây là các từ ngữ diễn đạt những tâm lí, tình cảm của con người với ước mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống hiện tại. Ngoài ra, các từ ngữ chỉ hoạt động thực hiện trong nghi thức, nghi lễ như thụ lộc thần, xin xăm, xin keo, thỉnh an, vẩy nước, vay tiền, đoán số vốn là những hoạt động có ý nghĩa cho thực tại chứ không phải cuộc sống ở một thế giới nào khác. Điều đáng nói trong văn hoá nhận thức của người Việt là họ luôn gắn liền các hoạt động tín ngưỡng với sinh hoạt văn hoá dân gian. Điều này có thể lí giải khi các tín ngưỡng xuất phát từ dân gian, phổ biến rộng rãi trong nhân dân, họ đã gắn liền tín ngưỡng với các hoạt động sinh sống. Mặt khác, người Việt ở Nam Bộ đã tăng tính thiết thực của hoạt động nghi lễ, mang lại sự thu hút, gần gũi với người dân thông qua các sinh hoạt mang tính nghệ thuật. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng thì có hát bội, nhạc lễ. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ bên cạnh hầu đồng của miền Bắc còn có hát bóng rỗi và diễn chập địa. Nhóm từ ngữ chỉ các dụng cụ, vật dụng trong nghi thức, nghi lễ có các từ để chỉ nhạc cụ dân tộc đã phản ánh điều đó như Trống cơm, Đàn Sến, Đàn Cò, Cảnh, Phách, Đàn Kìm (Đàn Nguyệt) hay trong nhóm chỉ nghệ thuật biểu diễn còn có các từ ngữ như hát chầu, hát sơ cổ, hát rỗi, múa thêu hoa, múa hái hoa, múa lân, múa dâng bông, múa dâng mâm, múa đồ chạy, múa đồ bêu, tung mâm, lật mâm, chuyển mâm, thăng bằng.v.v. 5. Kết luận Thông qua việc khảo sát, thống kê các nguồn ngữ liệu, chúng tôi đã xác lập được 7 nhóm từ ngữ thuộc lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Nam Bộ, tiếp đến tiến hành phân tích, mô tả đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của những từ ngữ thuộc các nhóm này. Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy số lượng từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt nơi đây rất đa dạng, phong phú. 572 từ ngữ thu thập được đã phản ánh vai trò rất quan trọng của đời sống tâm linh trong tư duy, nhận thức của con người Nam Bộ. Ngoài ra, các từ ngữ còn phản ánh rõ nét các đặc trưng văn hoá của người dân miền sông nước. Nhìn chung, nét văn hoá đó được thể hiện ở 2 đặc trưng chủ đạo là đặc trưng sông nước (biểu hiện qua văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên) và đặc trưng tiếp biến văn hoá (biểu hiện qua văn hoá ứng xử với môi trường xã hội). Đặc tính sông nước ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy, TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ - PHAN HOÀNG TẤN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 51 nhận thức của con người nên đã chi phối trong việc tiếp nhận văn hoá. Những uyển chuyển, dung dị, mềm dẻo trong tiếp nhận văn hoá đã làm nổi bật đặc tính sông nước. Các đặc trưng tư duy văn hoá ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố như lịch sử hình thành, về thiên nhiên dạt dào sông nước, vị trí địa lí chủ yếu giáp biển, về dân cư nhiều tộc người.v.v. Đáng nói hơn, các nét đặc sắc trong văn hoá của Nam Bộ đã được phản ánh rõ nét trong lớp từ ngữ biểu thị hoạt động tín ngưỡng dân gian của người Việt và góp phần tạo nên sự giàu có trong hệ thống ngôn ngữ của toàn dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Diệp Quang Ban (2009). Ngữ pháp Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam, 5 – 290. Phan Kế Bính (2016). Việt Nam phong tục. Hà Nội: Nxb Nhã Nam, 7 - 297. Nguyễn Tài Cẩn (1998). Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng - từ ghép - đoản ngữ). Hà Nội: Nxb ĐHQG, 9 - 397. Đỗ Hữu Châu (1981). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam, 3 - 261. Nguyễn Đăng Duy (2004). Văn hoá Việt Nam – Đỉnh cao Đại Việt. Hà Nội: Nxb Hà Nội, 1 - 287. Trần Ngọc Thêm (2000). Cơ sở văn hoá Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam, 10 - 326. Trương Thìn (2007). 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam. Hà Nội: Nxb Hà Nội, 95 - 154. Phạm Thái Việt (2004). Đại cương về văn hoá Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hoá – Thông tin, 53. Nguồn cứ liệu khảo sát Hoàng Phê (2018). Từ điển tiếng Việt. Nxb Hồng Đức, 1 - 1491. Ngô Đức Thịnh (2009). Đạo Mẫu Việt Nam. Tập 1. Hà Nội: Nxb Tôn giáo, 5 - 398. Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường – Hồ Tường (1993). Đình Nam Bộ - tín ngưỡng và nghi lễ. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1 - 215. Huỳnh Ngọc Trảng - Trương Ngọc Tường (1999). Đình Nam Bộ xưa và nay. Đồng Nai: Nxb Đồng Nai, 1 - 313. Ngày nhận bài: 06/3/2019 Biên tập xong: 15/4/2019 Duyệt đăng: 20/4/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf31_8981_2214936.pdf
Tài liệu liên quan