Tìm hiểu cơ sở tính toán và thiết kế cọc cát

Tài liệu Tìm hiểu cơ sở tính toán và thiết kế cọc cát: CHƯƠNG VI AN TOàN LAO Động trong công tác thu gom xử lý khí VI.1 Tình hình chung về An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp khí Việt Nam. Công nghiệp khí đốt là ngành mới phát triển ở nước ta những năm gần đây, là ngành dược đầu tư công nghệ hiện đại. Đặc thù của ngành là nguy hiểm về cháy nổ và độc hại …, vì vậy vấn đề an toàn đã được quan tâm đặc biệt. Các thiết bị kiểm soát tự động và bán tự động được thiết kế và lắp đặt đầy đủ ở những vị trí quan trọng trên công trình. Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) cũng được kiểm soát chặt chẽ. Việc huấn luyện cán bộ, kỹ sư, công nhân về kiến thức an toàn và phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường được áp dụng triệt để. Bổ sung bằng văn bản những qui định kịp thời áp dụng cho các tình huống sự cố xảy ra trong quá trình khai thác và vận chuyển khí. VI.2 Công tác an toàn và bảo vệ môi trường trên các giàn nén khí Khí đồng hành được thu gom, xử lý và vận chuyển đến nơi tiêu thụ, một phần khí thấp áp được đốt bỏ và thải ...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu cơ sở tính toán và thiết kế cọc cát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI AN TOàN LAO Động trong công tác thu gom xử lý khí VI.1 Tình hình chung về An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp khí Việt Nam. Công nghiệp khí đốt là ngành mới phát triển ở nước ta những năm gần đây, là ngành dược đầu tư công nghệ hiện đại. Đặc thù của ngành là nguy hiểm về cháy nổ và độc hại …, vì vậy vấn đề an toàn đã được quan tâm đặc biệt. Các thiết bị kiểm soát tự động và bán tự động được thiết kế và lắp đặt đầy đủ ở những vị trí quan trọng trên công trình. Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) cũng được kiểm soát chặt chẽ. Việc huấn luyện cán bộ, kỹ sư, công nhân về kiến thức an toàn và phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường được áp dụng triệt để. Bổ sung bằng văn bản những qui định kịp thời áp dụng cho các tình huống sự cố xảy ra trong quá trình khai thác và vận chuyển khí. VI.2 Công tác an toàn và bảo vệ môi trường trên các giàn nén khí Khí đồng hành được thu gom, xử lý và vận chuyển đến nơi tiêu thụ, một phần khí thấp áp được đốt bỏ và thải ra môi trường. Nước thải và rác thải cũng được xử lý riêng rẽ trước khi thải ra môi trường. Trên công trình thường xuyên tổ chức và thực hiện một số chương trình sau: 1. Huấn luyện về ATLĐ cho tất cả CBCNV định kỳ, 1 năm 1 lần học các kiến thức cơ bản và thực tập tại Trung tâm an toàn và bảo vệ môi trường. 2. Thành lập và đào tạo các đội xử lý tình huống sự cố trên công trình như: Đội tình nguyện cứu hộ khí, đội trinh sát đám cháy, đội cứu chữa sự cố, đội trực xuồng và đội cứu nạn. 3. Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra môi trường không khí thường xuyên. Hai tiếng một lần đối với công trình hoạt động mà không có công tác sinh lửa. Kiểm tra thường xuyên khi có công tác sinh lửa hoặc sửa chữa lớn. 4. Đưa ra các quy trình về an toàn cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị 5. Lập và duyệt thực hiện các lịch về kiểm tra định kỳ các bình chịu áp lực, van an toàn, thiết bị cứu sinh cứu nạn. 6. Một tháng 2 lần thực tập báo động các dạng sự cố xảy ra trên công trình. VI.3 An toàn cháy nổ độc hại cho người và môi sinh Trong công tác thu gom xử lý và vận chuyển khí, an toàn về cháy nổ và độc hại luôn được đặt lên hàng đầu và là vấn đề sống còn cho các công trình khí bởi: 1. Khí đồng hành dễ bốc cháy, thậm chí dễ bốc cháy trong môi trường không khí nếu nhiệt độ thích hợp. 2. Khí được nén dưới áp suất cao để vận chuyển đến nơi sử dụng hoặc phục vụ yêu cầu kỹ thuật nên dễ xảy ra rò rỉ trên đường ống, các mối hàn mối nối mặt bích, các van và các bình chịu áp lực. 3. Khí có khả năng khuyếch tán cao và vùng nguy hiểm ảnh hưởng rộng, nhất là vào vùng lặng gió hoặc trong môi trường kín, thông gió kém. Mặt khác trong quá trình xử lý một phần khí tồn tại dưới dạng lỏng (Condensate) nên rất dễ bốc cháy khi có nguồn nhiệt như va chạm kim loại tạo ra tia lửa. 4. Khi con người làm việc trong môi trường bị nhiễm khí từ 5 đến đến 15 % thể tích của giới hạn nồng độ có thể xảy ra nguy hiểm cháy nổ sẽ có biểu hiện: Say, tăng nhịp đập và nhịp thở, mất khả năng kiểm soát, co giật, mất tri giác. Khi nồng độ tăng trên 15% có biểu hiện giảm cảm giác, dễ kích động, buồn nôn, có khả năng mất trí nhớ sau khi ngộ độc nặng. Trong môi trường trên nếu gặp ngọn lửa hở hay tia lửa thì xảy ra cháy ngay lập tức. VI.4 Kiểm soát sự nhiễm khí trên công trình. Để cảnh báo vùng nhiễm khí độc và khí cháy nổ trên công trình có lắp đặt các đầu dò kiểm soát nồng độ khí cháy nổ. Khi trong không khí có thành phần CH4 các đầu dò hiển thị % CH4 trên bảng thông báo điện tử đồng thới phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn màu vàng và còi hú liên tục không đều nếu nồng độ CH4 trong không khí đến 20%, nếu nống độ tăng đến 40% lập tức chương trình dừng giàn sự cố được kích hoạt. Các tín hiệu này được thông báo trên toàn công trình và cả phòng ở. Ngoài ra, việc kiểm tra đo độ nhiễm khí bằng máy đo khí cầm tay được thực hiện định kỳ theo lịch quy định và khi tiến hành các công việc sinh lửa và nguy hiểm khí. Trên giàn nén khí có hai loại đầu dò: - Loại thứ nhất: kiểu sợi đốt được áp dụng tại các vùng công nghệ ngoài trời mà các thiết bị bị cản trở các tia hồng ngoại chiếu thẳng. - Loại thứ hai: là tia hồng ngoại được áp dụng tại các vùng công nghệ thông thoáng, không bị cản trở bởi kết cấu, thiết bị sử dụng là các đầu dò tia hồng ngoại. Đối với các phòng có thông gió và điều hòa không khí lấy không khí từ bên ngoài thì sử dụng các đầu dò kiểu sợi đốt. Các cửa lấy không khí cũng được lắp các đầu dò loại sợi đốt. Tất cả các đầu dò được kết nối với tủ điều khiển trung tâm MFP-3 ( Tủ báo cháy báo khí đặt trong phòng điều khiển). VI.5 Các dạng sự cố có có thể xảy ra trên công trình. 1.Rò khí: Sự rò khí từ các bích nối, phụ kiện đường ống không hoàn hảo có thể gây nên các tình huống nguy hiểm khác nhau: - Thứ nhất: Rò khí cao áp (trong đó khí đã cháy) tạo ra ngọn lửa giống như lử đèn hàn và có nhiệt độ cao. Loại cháy này không thể dập tắt được cho đến khi cách ly được nguồn khí. Các nỗ lực cứu hỏa phải tập trung làm mát cho các khu vực tiếp xúc với ngọn lửa nhằm giảm thiểu sự hư hang kết cấu và thiết bị. - Thứ hai: Rò khí cao áp (khí chưa cháy), dạng này tạo tình huống nguy hiểm tiềm tàng hơn so với loại trên. Khí rò có thể hình thành đám mây đặc. Nếu đám mây khí tiếp xúc với nguồn nhiệt sẽ gây nổ. Sự phun mưa từ hệ thống cứu hỏa hoặc từ các vòi rang có tác dụng ngăn ngừa cháy đám khí. Sau đó khu vực rò khí phải được thổi sạch đẻ làm sạch khí đọng. Khi rò khí không lớn, CH4 sẽ phân tán nhanh và không kiểm soát được nguồn rò do mức độ rò thấp và hệ thống thiết bị nhiều nên ta phải khoanh vùng và dùng phương pháp loại trừ. Lập tức dừng ngay các công việc sinh lửa và áp dụng các biện pháp cách ly. Khi rò khí với mức độ lớn từ hệ thống khí cao áp, nếu không sảy ra cháy thì nguồn rò rỉ được xác định theo tiếng rít mạnh. Thông thường thì các đầu dò sẽ phát hiện bởi hệ thống báo cháy báo khí. Tuy nhiên nếu phát hiện bằng mắt thường thì không cần chờ sự kích hoạt của hệ thống tự động mà phảI khẩn trương nhấn nút dừng giàn sự cố bằng tay tại 4 góc của giàn hoặc trong phòng điều khiển. Các thao tác hành động của nhân viên khi có tín hiệu tình huống nguy hiểm khí được liệt kê sau đây: - Kích hoạt dừng giàn sự cố, ấn nút ESD bằng tay (nếu hệ thống tự động dừng giàn không làm việc). - Xả khí toàn giàn (nếu các van tự động BDV không mở tự động) - áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tia lửa do va đập kim loại, do tĩnh điện. - Sơ tán nhân viên ra khỏi vùng nguy hiểm theo các tầng thấp hơn điểm rò khí và tránh hướng gió từ nguồn rò khí, tập trung đội tình nguyện cứu hộ khí sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu chữa sự cố khí rò theo quy định hành động sự cố đã lập sẵn. Tuy nhiên cần phải linh động theo thực tế tình huống sự cố đang sảy ra. 2.Rò condensate trắng: Có thể xem rò condensate trắng tưng tự như rò khí. Về nguyên tắc condensate trắng chính là propane, sẽ bay hơi mạnh ở áp suất khí quyển. Sự rò rỉ sẽ giống như đám mây trắng xuất phát từ điểm rò,phát ra tiến ồn tùy thuộc vào mức độ rò và áp suất của thiết bị. Chất khí tạo ra từ condensate có khối lượng riêng lớn hơn không khí vì vậy khó lan truyền và phân tán nhanh do đó dễ phát hiện bởi các đầu dò khí, tuy nhiên mối nguy hiểm về cháy nổ tăng. Hành động của nhân viên khi rò condensate trắng được liệt kê dưới đây: - Dừng giàn bằng tay (nhấn nút ESD)- nếu không xảy ra dừng giàn tự động. - Xả áp suất khí toàn giàn (nếu các van tự động BDV không xả) vàchú ý xả hoặc cách ly hệ thống chứa condensate. - áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tia lửa do va đập kim loại và tích điện. - Khởi động hệ thống phun mưa bằng tay để giảm rủi ro gây cháy nổ. - Tiến hành khắc phục rò rỉ, trong đó để tiếp cận phải đi theo hướng gió (tức gió thổi vào lưng) lúc đó nếu khí rò, lửa cháy sẽ cách xa người tiếp cận. 3. Rò condensate đen Trong hầu hết các trường hợp condensate đen rò rỉ có thể thu gom được và xả an toàn vào hệ thống thu gom chuyên dụng (xả hở). Thực tế đó là sự rò rỉ chất lỏng áp suất thấp, một lượng khí sẽ bay hơi từ condensate nhưng không đáng kể so với rò khí hoặc condensate trắng. Khí loại này nặng hơn không khí và sẽ tích tụ lại những nơi tù túng của sàn và là mối nguy hiểm nhất trên giàn. Trong trường hợp nguồn rò rỉ tại những nơi như mặt bích cần hành động khẩn trương như sau: - Khởi động hệ thống cứu hỏa. - Cách ly điểm rò bằng việc đóng van cách ly trước và sau vị trí rò. Thao tác này có thể làm chậm hoặc dừng quá trình rò nhưng cần phải xả áp suất từ hệ thống. - Thu gom condensate rò và đưa vào hệ thống thu gom chuyên dụng. - Khắc phục nguyên nhân rò. Trong trường hợp rò rỉ lớn condensate đen như chảy từ các mặt bích cần hành độn như sau: - Kích hoạt hệ thống dừng giàn sự cố. - Chuẩn bị vòi cứu hỏa, nếu xảy ra cháy thì khởi động hệ thống phun mưa. - Đóng van cách ly nguồn rò. - Thu gom condensate cho vào hệ thống chuyên dụng. - Khắc phục nguyên nhân rò rỉ. 4. Cháy trên giàn nén nhỏ. Khi có cháy các đầu dò nhiệt sẽ nhận biết được theo khu vực và báo về phòng điều khiển, đồng thời kích hoạt hệ thống dừng giàn tự động đồng thời báo bằng đèn màu đỏ và còi hú đứt đoạn nhịp 3. Hệ thống phun mưa tự động khởi động. Nếu hệ thống phun mưa không làm việc tự động thì nhân viên kích hoạt bằng tay bằng cách mở van xả chênh áp để khởi động trạm phun mưa DVR-3. VI.6 Các hệ thống và phương tiện cứu hỏa, cứu sinh Trên giàn chia làm 3 khu vực để kiểm soát và bố trí phương tiện chữa cháy bằng nước (trạm DVR-3, các vòi rồng), chữa cháy bằng CO2 (trạm CCC, các bình CO2), bình bột sách tay. ứng với mỗi khu vực có thiết bị chữa cháy tương ứng như: 1. Hệ thống chữa cháy bằng CO2. Dùng để chữa cháy trong các phòng kín, nơi không thể dùng nước hoặc hệ thống phun mưa như các phòng điện, phòng điều khiển trung tâm, phòng nguội, khu vực bơm condensate. 2. Hệ thống chữa cháy bằng nước. Hệ thống có hai bơm cứu hỏa làm việc song song luôn cung cấp nước cho hệ thống cứu hỏa và duy trì ở áp suất 5 bar để làm mát khí nén. Khi có cháy thì ngưng cung cấp nước cho hệ thống làm mát khí nén bằng cách đóng van SDV-802. Lập tức áp suất nước biển cứu hỏa tăng lên 11 bar và hệ thống tự động mở van DV-900 và DV-901cung cấp cho hệ thống phun mưa. 3. Hệ thống chữa cháy bằng bột. Gồm các bình bột sách tay và xe đẩy được bố trí trong các phòng làm việc, các khu vực máy thiết bị, phòng nghỉ. Dùng để chữa cháy các chất lỏng cháy, đám cháy vật liệu như sơn hoặc gỗ, các đám cháy nhỏ. 4. Phương tiện cứu sinh Trên giàn trang bị đầy đủ áo phao, mõm thở cách ly, các thiết bị chuyên dùng như phao tròn cứu sinh, bè cứu sinh. Xuồng cứu sinh có đủ chỗ cho toàn bộ CBCNV làm việc trên giàn và có số nghế cố định. Khi cần thiết phải rời công trình thì tất cả nhân viên trên giàn tập trung tại xuồng và ngồi đúng vị trí của mình theo kế hoạch rời giàn đã lập sẵn. VI.7 Các chất thải trên giàn 1. Chất thải trong quá trình sản xuất Chất thải trong sản xuất thường là dầu nhớt từ các tổ máy nén và giẻ lau dính dầu nhớt, sắt phế liệu, condensate. Các chất thải nàyđược phân loại, xử lý như sau: - Đối với dầu nhớt thải, condensate xả xuống bể chứa và dùng bơm vận chuyển sang bình chứa dầu tại MSP-4. - Giẻ lau dính dầu nhớt được cho vào bao chuyên dụng gởi về bờ xử lý. - Sắt phế liệu, cho vào container chuyển về bờ. - Thực phẩm dư thừa, nghiền nhỏ cho xuống biển. 2. Chất thải xả ra khí quyển. - Sản phẩm cháy khí của động cơ đốt trong. - Hơi nhớt khi động cơ làm việc - Khí hydrocarbon của các khoang làm kín máy nén, khí dùng để khởi động động cơ, hệ thống xả ven của bể chứa condensate. Sản phẩm khí cháy từ phaken. VI.8 Các biện pháp an toàn và bảo vệ môi trường Công tác an toàn trong lao động là một chỉ tiêu rất quan trọng bắt buộc mọi thành viên trên công trình phải tuân theo mà không được từ chối vì bất cứ lý do gì. Do đó mọi thành viên trên công trình phải tuyệt đối tuân thủ kỷ luật lao động. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ theo đúng chức năng và công việc. Thực hiện đúng các hướng dẫn về an toàn chung cho CBCNV, an toàn theo nghề và an toàn theo dạng công việc. Ngoài kiến thức về chuyên môn mỗi CBCNV phải có kiến thức cơ bản về an toàn và phải có trách nhiệm với chính mình và cộng đồng. Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý khí cần hạn chế tối thiểu thải ra môi trường những thành phần độc hại, hạn chế đốt lượng khí lớn tại phaken, các đường xả vent phải được đốt trước khi thải ra môi trường. Do đó đặt ra yêu cầu là phải tận thu hết lượng khí thấp áp từ các bình chứa thấp áp. Rác thải phải được thu gom triệt để và vận chuyển về bờ, các hóa chất độc hại tuyệt đối phải thu gom bằng những dụng cụ chuyên dùng và gửi về bờ xử lý. Nước thải phải được thu gom vào hệ thống thu gom và xử lý trước khi thải xuống biển hoặc bơm xuống vỉa. Tóm lại vấn đề an toàn lao động và bảo vệ môi trường là mục tiêu hàng đầu được đặt ra đối với tất cả nhân loại. Để đạt được an toàn tuyệt đối trong lao động và môi trường được cải thiện thì đòi hỏi ở mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác từ việc nhận thức đến thực hiện công việc thì mới có thể đáp ứng được mục tiêu trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG VI AT-BVMT.doc