Tìm hiểu chuỗi thị trường thịt dê giữa Đông Nam Lào và Miền Trung Việt Nam

Tài liệu Tìm hiểu chuỗi thị trường thịt dê giữa Đông Nam Lào và Miền Trung Việt Nam: N Ú I C Ơ H Ọ I C H O P H ÁT T RI ỂN 89 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Tìm hiểu chuỗi thị trường thịt dê giữa Đông Nam Lào và Miền Trung Việt Nam Nam Hoàng1, Seuth Phengsavanh2, Ian Patrick3, Douglas Gray3, Steve Walkden-Brown4 Cơ quan 1 Trường kinh doanh UNE, Đại học New England, Armidale, NSW 2351, Australia 2 Viện Nghiên cứu Nông Lâm Quốc gia, Lao PDR (NAFRI) 3 Viện Nghiên cứu hàng hóa mua bán kỳ hạn tại nông thôn, Đại học New England, Armidale, NSW 2351, Australia 4 Trường Khoa học nông thôn và môi trường, Đại học New England, Armidale, NSW 2351, Australia Tác giả đại diện nam.hoang@une.edu.au Từ khóa Chăn nuôi dê, chuỗi giá trị, tiếp thị nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp Giới thiệu Dê là động vật nhai lại loại nhỏ quan trọng lâu đời đối với người dân Lào và Việt Nam. Số lượng dê được nuôi tại Việt Nam và Lào đã tăng lên đáng kể từ năm 2012 (Bảng 1 và Hình 3). Phần lớn lượng dê được nuôi tại các tỉnh Đô...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu chuỗi thị trường thịt dê giữa Đông Nam Lào và Miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Ú I C Ơ H Ọ I C H O P H ÁT T RI ỂN 89 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Tìm hiểu chuỗi thị trường thịt dê giữa Đông Nam Lào và Miền Trung Việt Nam Nam Hoàng1, Seuth Phengsavanh2, Ian Patrick3, Douglas Gray3, Steve Walkden-Brown4 Cơ quan 1 Trường kinh doanh UNE, Đại học New England, Armidale, NSW 2351, Australia 2 Viện Nghiên cứu Nông Lâm Quốc gia, Lao PDR (NAFRI) 3 Viện Nghiên cứu hàng hóa mua bán kỳ hạn tại nông thôn, Đại học New England, Armidale, NSW 2351, Australia 4 Trường Khoa học nông thôn và môi trường, Đại học New England, Armidale, NSW 2351, Australia Tác giả đại diện nam.hoang@une.edu.au Từ khóa Chăn nuôi dê, chuỗi giá trị, tiếp thị nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp Giới thiệu Dê là động vật nhai lại loại nhỏ quan trọng lâu đời đối với người dân Lào và Việt Nam. Số lượng dê được nuôi tại Việt Nam và Lào đã tăng lên đáng kể từ năm 2012 (Bảng 1 và Hình 3). Phần lớn lượng dê được nuôi tại các tỉnh Đông Nam Lào được bán sang Việt Nam thông qua cửa khẩu Lao Bảo. Chúng tôi chưa tìm thấy những nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị thị trường thịt dê từ Lào qua Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ này nằm trong hoạt động R&D thuộc dự án ACIAR 16-027 “Đánh giá hệ thống chăn nuôi, tiếp thị dê tại Lào và sự kết nối thị trường với Việt Nam” đã tìm hiểu bốn vấn đề sau: (i) tình hình hiện tại và xu hướng giao dịch mua bán dê từ Lào vào các tỉnh miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo, (ii) chênh lệch giá của dê Lào tại Việt Nam, (iii) nguyên nhận của sự chênh lệch giá này, và (iv) nhận thức về giá trị của người tiêu dùng Việt Nam đối với dệ Lào. 2012 1,250,506 706,886 16,467 2013 1,334,328 653,327 17,065 2014 1,600,275 672,467 18,057 2015 1,777,644 810,617 19,950 2016 2,021,003 791,252 21,142 Bảng 1: Số liệu chăn nuôi dê tại Việt Nam từ 2012 - 2016 H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 90 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Hinh 1: Dê từ Lào được vỗ béo tại khu vực Lao Bảo sau khi đưa qua biên giới Phương pháp nghiên cứu Phỏng vấn cấu trúc được thực hiện vào tháng 6/2017 với các thương lái, chủ lò mổ, hộ gia đình nuôi dê, cán bộ thú y và cán bộ kiểm dịch động vật tại một số địa phương ở miền Trung Việt Nam bao gồm cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế. Hình 2: Kênh phân phối dê sống từ Lào Kết quả Thương lái Lào giao dê sống cho thương lái Việt Nam tại cửa khẩu Lao Bảo. Sau đó, những con dê nàyđược bán cho các đại lý thu mua để vỗ béo Các thương lái Lào (Bên thu mua) Dê từ Lào (hộ gia đình) Các thương lái Việt Nam (Bên thu mua) Thị trường Việt Nam Biên giới N Ú I C Ơ H Ọ I C H O P H ÁT T RI ỂN 91 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực (hình 1) hoặc bán trực tiếp cho lò mổ. Thịt dê từ các lò mổ và đại lý thu mua được bán cho các nhà hàng đặc sản thịt dê và hầu hết đến người tiêu dùng qua những nhà hàng này. Theo số liệu thu thập, chúng tôi ước đoán số lượng dê nhập khẩu hiện nay từ Lào thông qua cửa khẩu Lao Bảo mỗi tháng vào Huế khoảng 2.400 con, , Quảng Trị khoảng 600 con, Quảng Bình và một số tỉnh phía bắc khoảng 600 con. Kết quả này nằm trong con số ước tính hàng năm xấp xỉ 30.000 con trong đó bao gồm cả số lượng dê sống của Việt Nam nuôi tại các khu vực gần biên giới. Phần lớn những giao dịch này không chính thức, không được thống kê và không thông qua cửa khẩu thương mại. Dê núi Lào được hưởng lợi thế về giá đáng kể tại Việt Nam, dê Lào và dê núi (không phải dê lai) đều được hưởng lợi thế này. Dê đực Lào được giao dịch với giá 135.000 VND/kg hơi giữa các thương lái và lò mổ. Trong khi đó, dê lai (Bách thảo, Boer) chỉ được giao dịch ở mức 60.000 – 80.000 VNĐ/kg hơi tại Huế và Lao Bảo. Theo thông tin thu thập được, một số món ăn truyền thống chỉ có thể được chế biến từ thịt dê núi. Thịt dê lai có chất lượng không phù hợp để chế biến các món ăn này. Khách hàng Việt Nam trong khu vực thường tìm kiếm các món ăn từ thịt dê núi Lào khi thưởng thức tại các nhà hàng đặc sản thịt dê. Hình 3: Tình hình nuôi dê tại Lào năm 2016 50,000 100,000 150,000 Lượng dê tại Lào (tính theo đầu dê,2016) H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 92 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Thảo luận Việc nhập khẩu dê núi Lào thông qua cửa khẩu Lao Bảo chỉ cung cấp một phần nhu cầu cho một số khu vực tại miền Trung Việt nam như một vài khu vực ở Huế, tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà tĩnh. Nếu nguồn cung này được cải thiện, các khu vực được cung ứng tại Việt Nam có thể mở rộng tới các tỉnh Đà Nẵng, Nghệ An. Việc giao dịch không chính thức trong nhập khẩu dê Lào có thể gây ra một số trở ngại trong việc quản lý thương mai, thông tin và vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợi thế đáng về giá của dê Lào tại Việt nam lên tới hơn 45%. Cơ sở của lợi thế giá này có vẻ như liên quan đến cảm nhận về chăn nuôi sạch và hương vị đặc biệt khi chế biến của thịt dê núi. Các nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm hiểu nhu cầu đang tăng của người tiêu dùng Việt Nam về dê nói chung và dê Lào nói riêng, cũng như việc xác định qui mô thị trường dê nuôi nuôi thả tự nhiên là rất cần thiết. Điều này sẽ thúc đẩy cho việc chăn nuôi dê ở Lào, cũng như giải quyết bài toán nhu cầu dê Lào của người tiêu dùng Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs15_8137_2207176.pdf
Tài liệu liên quan