Tìm cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành

Tài liệu Tìm cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 1.1 Khái niệm, phân loại và đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất: 1.1.1 Khái niệm chí phí sản xuất: Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí như nguyên vật liệu, tài sản cố định, sức lao động…biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí nói trên gọi là chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí sản xuất được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa…Trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn. 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: 1.1.2.1 Phân loại chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động của chi phí: Căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí được chia làm 2 loại: Chi phí sả...

doc75 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 1.1 Khái niệm, phân loại và đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất: 1.1.1 Khái niệm chí phí sản xuất: Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí như nguyên vật liệu, tài sản cố định, sức lao động…biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí nói trên gọi là chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí sản xuất được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Chi phí sản xuất được xác định bằng tiền của những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa…Trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn. 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: 1.1.2.1 Phân loại chi phí kinh doanh theo chức năng hoạt động của chi phí: Căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí được chia làm 2 loại: Chi phí sản xuất và Chi phí ngoài sản xuất. Chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Biểu hiện bằng tiền của những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương, và các khoản phải trả khác. Chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí bằng tiền khác. Kết hợp giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp gọi là chi phí ban đầu. Chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản phẩm. Kết hợp giữa chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung gọi là chi phí chuyển đổi. Chi phí cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thành sản phẩm. Chi phí ngoài sản xuất: Những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn Doanh nghiệp. Chi phí bán hàng: Chi phí cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như : chi phí vận chuyển, bốc vác, bao bì… Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Sơ đồ 1.1: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 1.1.2.2 Phân loại chí phí sản xuất theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế (nội dung kinh tế) để phân loại, không phân biệt chúng phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất nào, được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: Toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí nhân công: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng... Chi phí khác bằng tiền: Chi phí sản xuất kinh doanh khác không được phản ánh trong các chi phí trên. Sơ đồ 1.2: Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí Cách phân loại này cho biết được tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố. 1.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh: Theo cách phân loại này, chi phí được chia làm 2 loại: Chi phí sản phẩm: Liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Chi phí thời kỳ: Phát sinh trong một thời kỳ và tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ sau: Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí Sản xuất dở dang đầu kỳ Thành phẩm Chi phí Sản xuất dở dang cuối kỳ Chi phí Sản xuất phát sinh trong kỳ Sơ đồ 1.3: Phân loại chi phí theo mối quan hệ với các thời kỳ xác định KQKD 1.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí để phân loại. Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng liên quan. Thông thường, chi phí trực tiếp là những chi phí đơn nhất cấu tạo bởi một yếu tố như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương... Chi phí gián tiếp: Chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng liên quan theo các tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thường là chi phí tổng hợp của nhiều yếu tố đơn nhất. Ví dụ: Chi phí sản xuất chung phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy… 1.1.2.5 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh để phân loại. Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành 3 loại: Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị Chi phí bất biến (định phí): Là những chi phí mà tổng số không đổi khi có sự thay đổi hoạt động của đơn vị. Chi phí hỗn hợp: Chi phí mà bản thân nó bao gồm chi phí khả biến và chi phí bất biến. Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Sơ đồ 1.4: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 1.1.2.6 Phân loại chi phí khác: Trên thực tế, ngoài những cách phân loại chi phí trên đây còn có một số chi phí khác phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Chi phí chênh lệch: Chi phí có trong phương án này nhưng lại không có hoặc có một phần trong phương án kia, do đó tạo ra sự chênh lệch chi phí. Chi phí kiểm soát được: Chi phí do một cấp kiểm soát và ra quyết định. Chi phí không kiểm soát được: Chi phí nằm ngoài quyết định của một cấp quản lý. Chi phí cơ hội: Là thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác. Chi phí ẩn: Những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và không thể tránh được dù lựa chọn bất cứ phương án nào. Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Mặc khác, còn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí. 1.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Đối tượng hạch toán chi phí là phạm vi giới hạn mà chi phí cần được tập hợp theo đó, nhằm quản lý chi phí và cung cấp số liệu tính giá thành. Các phạm vi này có thể là nơi phát sinh chi phí: Từng phân xưởng sản xuất, từng bộ phận cung cấp dịch vụ hoặc toàn doanh nghiệp, từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất...hoặc đối tượng chịu chi phí, từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng… Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí phải căn cứ vào: Đối tượng tính giá thành, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên quản lý. Đối tượng hạch toán chi phí đã chọn chính là cơ sở tổ chức hạch toán ban đầu và tổ chức tài khoản chi tiết, sổ chi tiết để tập hợp chi phí. 1.2 Khái niệm, phân loại, đối tượng và kỳ hạn tính giá thành sản phẩm: 1.2.1 Khái niệm giá thành: Có nhiều khái niệm về giá thành, ở đây giá thành định nghĩa theo từ điển thuật ngữ tài chính – tín dụng của Bộ Tài Chính: “Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao tài sản cố định, công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kì, thường là đến ngày cuối tháng”. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận. 1.2.2 Phân loại giá thành: 1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: Căn cứ vào thời gian doanh nghiệp thực hiện công việc tính giá thành (Trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sau khi hoàn thành) mà giá thành sản phẩm được chia làm: Giá thành kế hoạch: Giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức: Giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành thực tế: Giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và kết quả kinh doanh thực tế đạt được. 1.2.2.2 Phân loại theo nội dung cấu thành: Giá thành sản xuất: toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc hoàn thành. Bao gồm: Chi Phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: Toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ và được tính toán như sau: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 1.2.3 Đối tượng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tổng hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Xác định đối tượng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Như vậy, xác định đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết... Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểm khác nhau liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được chi phí đó phát sinh ở đâu dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào...đó chính là đối tượng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. 1.2.4 Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Để xác định đối tượng tính giá thành, kế toán có thể dựa những căn cứ như: quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ, phương tiện của kế toán. Đối tượng tính giá thành sản phẩm thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, hoặc những chi tiết, khối lượng sản phẩm dịch vụ đến một điểm dừng thích hợp mà nhà quản lý cần thông tin về giá thành. 1.2.5 Mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất: Một đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sản xuất theo đơn đặt hàng. Một đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm... Nhiều đối tượng tổng hợp chi phí sẩn xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tính giá thành và đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất giúp kế toán thiết lập quy trình kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và phân bổ chính xác hơn chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. 1.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm: Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm. Việc xác định kỳ tính giá thành giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh để thu thập cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo, ra quyết định và đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý trong từng thời kỳ. 1.4 Kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Phương pháp trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng. Phương pháp phân bổ: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép riêng biệt được. Như vậy, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán. 1.4.1 Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục: 1.4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu (nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, năng lượng...) sử dụng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (ví dụ: Bông để kéo sợi, sắt thép sử dụng trong công nghiệp chế tạo máy...) hoặc liên quan trực tiếp đến quá trình cung cấp dịch vụ (ví dụ: Nhiên liệu sử dụng trong dịch vụ vận tải, nguyên liệu chế biến món ăn, thức uống trong dịch vụ nhà hàng...) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ kế toán, được xác định căn cứ vào: Chi phí NVLTT trong kỳ = Chi phí NVLTT đưa vào sử dụng __ Trị giá NVLTT còn lại cuối kỳ (chưa sử dụng, để lại nơi sản xuất) __ Trị giá NVLTT sử dụng vượt mức bình thường (số vật liệu phát sinh thêm do sử dụng lãng phí) Trong trường hợp nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, kế toán phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để phân bổ cho các đối tượng liên quan theo công thức sau: ∑ C Ci = Ti ∑ Ti Ci : Chi phí NVLTT phân bổ cho đối tượng i C : Tổng chi phí NVLTT đã tập hợp cần phân bổ Ti : Tổng tiêu chuẩn phân bổ Ti : Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, hóa đơn mua vật liệu, phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ, phiếu nộp kho vật liệu... Nguyên tắc hạch toán: 1. Chỉ hạch toán vào Tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (Gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh. Chi phí nguyên liệu, vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. 2. Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào bên Nợ Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này (Nếu khi xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, xác định được cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng); hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ (Nếu khi xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng). 3. Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (Nếu nguyên liệu, vật liệu đã được tập hợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào Tài khoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế toán. Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vào giá thành sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng. 4. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, nếu mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc nếu mua nguyên liệu, vật liệu không qua nhập kho đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thì trị giá nguyên liệu, vật liệu sẽ không bao gồm thuế GTGT. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, nếu mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thì trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, kinh doanh sẽ bao gồm cả thuế GTGT của khối lượng nguyên liệu, vật liệu mua vào sử dụng ngay không qua kho. 5. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để theo dõi tình hình tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất với nội dung và kết cấu như sau: Phát sinh nợ Tài khoản 621 Phát sinh có Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ. Trị giá nguyên vật liệu mua ngay dùng cho sản xuất Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho Kết chuyển chi phí NVL vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632 Kết chuyển, phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vào bên nợ TK154 Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 621 có thể được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí và quá trình tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh như sau: + Nếu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ ghi vào từng sổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được mở cho từng đối tượng. + Nếu liên quan nhiều đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí nguyên vật liệu chung theo từng loại hoặc từng nhóm sau đó chọn tiêu thức phân bổ và ghi mức phân bổ vào từng sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở cho từng đối tượng. Sơ đồ hạch toán: TK152 TK152 TK621 Xuất kho đưa vào sử dụng và còn lại đầu kỳ Nhập lại kho TK 632 Không sử dụng để lại nơi sản xuất (ghi âm) K/c chi phí vượt mức TK 154 (631) TK 111, 112, 331… Mua và đưa ngay vào sử dụng K/c chi phí trong mức TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về sử dụng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ. Gồm lương phải trả lao động trực tiếp, các khoản phụ cấp và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp trên tiền lương phải trả lao động trực tiếp. Đối với hoạt động sản xuất, khoản mục này bao gồm lương, các khoản trích trên tiền lương phải trả và các khoản phụ cấp cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp vượt mức xảy ra do sử dụng lao động lãng phí hoặc làm ra sản phẩm hỏng vượt định mức là khoản lỗ nhận thấy trước, không được tính vào giá gốc hàng tồn kho mà tính vào chi phí trong kỳ. Chứng từ sử dụng: Phiếu trả lương, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương, bảng chấm công... Nguyên tắc hạch toán: Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp…cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng. Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên quỹ lương phải trả nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công, nhân viên phân xưởng Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh. 4. Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất với nội dung và kết cấu như sau: Phát sinh nợ Tài khoản 622 Phát sinh có Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm; Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt mức bình thường vào TK 632 TK 622 không có số dư cuối kỳ. TK 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ hạch toán: TK 632 TK 622 TK 334 K/c chi phí vượt mức Lương công nhân trực tiếp sản xuất TK 154 (631) TK 338 K/c chi phí trong mức Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN TK 335 Trích trước lương nghỉ phép Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 1.4.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Đối với hoạt động sản xuất, đây là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng để phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất. Vì vậy chi phí sản xuất chung thường phải phân bổ cho các đối tượng hạch toán trong phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận cung cấp dịch vụ. Chi phí sản xuất chung được phân loại thành chi phí cố định (tính vào giá thành theo mức bình thường, phần vượt mức đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ) và chi phí biến đổi (tính vào giá thành theo chi phí thực tế phát sinh) Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn cước phí vận chuyển, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa… Nguyên tắc hạch toán: 1. Tài khoản 627 chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ. 2. Tài khoản 627 được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. 3. Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó: 3.1. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất… - Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường; - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh; - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ; 3.2. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. 4. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán. 5. Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” hoặc vào bên Nợ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. 6. Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng để phản ánh chi phí sản xuất chung trong kì, tài khoản 627 có các tài khoản cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Phân bổ chi phí sản xuất chung: Do cho phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành, vì vậy cần phân bổ chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức như: Theo giờ công của công nhân sản xuất, theo tiền lương của công nhân sản xuất… Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng x Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Kế toán sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung theo phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận cung cấp dịch vụ và chi tiết theo nội dung chi phí. Các bảng phân bổ, chứng từ là căn cứ hạch toán chi phí sản xuất chung. Kết cấu tài khoản: Phát sinh nợ Tài khoản 627 Phát sinh có Lương, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động phân xưởng, bộ phận Chi phí dịch vụ khác bằng tiền... Các khoản giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 (631) Kết chuyển biến phí sản xuất chung vượt mức vào tài khoản 632 Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi vào giá vốn hàng bán trong kì do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí TK 627 TK 111/152 TK 334/338 Sơ đồ hạch toán: Lương, các khoản trích theo Khoản thu giảm chi phí Lương của NVQL PX TK 152/153 (611) TK 632 Vật liệu, dụng cụ phục vụ Chi phí cố định vượt mức TK 142/242,335 Sản xuất TK 154 (631) Phân bổ chi phí trả trước Chi phí được tính vào TK 214 Và trích trước chi phí giá thành Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331 Dịch vụ mua ngoài Phục vụ sản xuất TK 111/112 Chi phí bằng tiền khác Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 1.4.2 Kế toán tổng hợp chí phí sản xuất: Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tài khoản sử dụng tổng hợp chi phí sản xuất là TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Nội dung và kết cấu của tài khoản này là: Phát sinh nợ Tài khoản 154 Phát sinh có Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cuối kỳ. Số dư: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sữa chữa được Trị giá nguyên liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho Giá thành thực tế của sản phẩm chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán Sơ đồ hạch toán: TK 154(chi tiết...) TK 152,138 TK 621 Giá trị phế liệu thu hồi, khoản thu phải bồi thường x x x K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 155 Nhập kho TK 622 K/c chi phí nhân công trực tiếp Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ TK 157 Gởi bán TK 627 K/c chi phí sản xuất chung TK 632 Tiêu thụ x x x Sơ đồ 1.8: Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất là TK 631 “Giá thành sản xuất”. Nội dung và kết cấu của tài khoản này là: Phát sinh nợ Tài khoản 631 Phát sinh có Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ của tài khoản 154 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cuối kỳ. Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sữa chữa được Trị giá nguyên liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho Giá thành thực tế của sản phẩm chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ vào tài khoản 154. TK 631 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ hạch toán: TK 154 TK 631(chi tiết…) TK 632 K/c CP SPDD đầu kỳ Giá thành SP hoàn thành trong kỳ TK 621 TK 611, 138 K/c chi phí NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi khoản thu phải bồi thường TK 622 TK 154 K/c chi phí NCTT K/c CP SPDD cuối kỳ TK 627 K/c chi phí SXC Sơ đồ 1.9: Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.4.3 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành: Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất thực tế phát sinh nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính. Những khoản điều chỉnh giảm giá thành như là chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng, giá trị phế liệu...Tùy theo tính chất trọng yếu của các khoản giảm giá thành, kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành vào giá bán, giá vốn...Khi hạch toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành kế toán phản ánh theo sơ đồ sau: TK 154 TK 111, 152, 138, 334... 1.5 Khái niệm, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 1.5.1 Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang cuối kỳ là sản phẩm còn nằm trên dây truyền sản xuất hoặc dưới chân máy vào cuối kỳ kế toán, cần phải gia công chế biến thì mới trở thành bán thành phẩm hoặc thành phẩm. Muốn tính giá thành sản phẩm trung thực, chính xác doanh nhiệp cần phải đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối kỳ. 1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 1.5.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại tính vào chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành. Ta có công thức sau: DĐK + Cn DCK = x QD * T QSP + QD* T Trong đó: DCK, DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kì và đầu kỳ Cn : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ QSP, QD : Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và dở dang cuối kỳ T : Tỷ lệ hoàn thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm dở dang qua các kỳ ít biến động. 1.5.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thể hiện tổng quát theo công thức sau: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì qui đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương * Chi phí sản xuất tính cho mỗi sản phẩm hoàn thành tương đương Trong đó: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ qui đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương có thể được tính theo phương pháp bình quân hoặc phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Theo phương pháp bình quân: Sản lượng hoàn thành tương đương = Số lượng thành phẩm trong kỳ + Sản lượng hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Theo phương pháp Nhập trước xuất trước ( FIFO) Sản lượng hoàn thành tương đương = Sản lượng hoàn thành tương đương để hoàn tất sản phẩm dở dang đầu kỳ + Số lượng đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Sản lượng hoàn thành tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kì khi đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương được tính như sau: Những chi phí sản xuất sử dụng toàn bộ ngay từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức độ được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kì theo công thức : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Những chi phí sản xuất sử dụng theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * Tỷ lệ hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * Tỷ lệ hoàn thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương tính toán phức tạp nhưng chi phí sản xuất dở dang cuối kì được tính tương đối chính xác. Vì vậy phương pháp này được áp dụng phổ biến trong đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở một số doanh nghiệp. 1.5.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức: Theo phương pháp này, cần chú ý là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức. Vì vậy phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. Công thức khái quát: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = å Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Tỷ lệ hoàn thành x Định mức chi phí 1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 1.6.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp): Phương pháp này áp dụng đối với những quy trình công nghệ giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành. Ví dụ sản xuất nước đá, sản xuất điện...Công thức tính giá thành được thực hiện như sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ ngắn. 1.6.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất... nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sản phẩm này có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là từng nhóm sản phẩm gắn liền với qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm. Trình tự tính giá thành theo công thức sau: Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của nhóm sản phẩm + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của nhóm sản phẩm - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của nhóm sản phẩm - Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành của nhóm sản phẩm Tổng sản phẩm chuẩn = ∑ Số lượng sản phẩm i hoàn thành x Hệ số qui đổi sản phẩm i Trong đó: i là loại sản phẩm trong nhóm. Hệ số qui đổi sản phẩm i = Giá thành định mức sản phẩm i Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại sản phẩm trong nhóm Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm chuẩn = Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm Tổng sản phẩm chuẩn Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i = Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm chuẩn x Hệ số qui đổi sản phẩm i Tổng Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i = Số lượng sản phẩm i hoàn thành x Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i 1.6.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ : Trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm chất, quy cách khác nhau, không có quan hệ kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Phương pháp này thực hiện theo quy trình sau: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của nhóm sản phẩm + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của nhóm sản phẩm - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của nhóm sản phẩm - Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành của nhóm sản phẩm Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoản thành trong nhóm x Giá thành định mức sản phẩm Tính tỷ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tỷ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm = Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch nhóm sản phẩm Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = å Tỷ lệ tính Giá thành của nhóm sản phẩm x Giá thành định mức sản phẩm Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm 1.6.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Áp dụng đối với những quy trình công nghệ có kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Công thức tính giá thành theo phương pháp loại trừ như sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Giá trị khoản điều chỉnh giảm giá thành - Giá trị ước tính sản phẩm phụ Sau khi tính được tổng giá thành thực tế của một loại hoặc nhóm sản phẩm chính thì giá thành thực tế đơn vị của một loại sản phẩm sẽ được tính tương tự như phương pháp giản đơn, phương pháp hệ số hoặc phương pháp tỷ lệ. 1.6.5 Phương pháp tính giá thành phân bước: Áp dụng đối với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Do đối tương tính giá thành có hai trường hợp khác nhau nên phương pháp tính giá thành phân bước cũng có hai phương án tương ứng. Phương án không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song): Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong giá thành sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ của giai đoạn 1 trong CPSXDD đầu kỳ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn n + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn 1 x Số lượng thành phẩm Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ từ giai đoạn 1 đến giai đoạn n Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong giá thành sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ của giai đoạn 1 trong CPSXDD đầu kỳ từ giai đoạn 2 đến giai đoạn n + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của giai đoạn 2 x Số lượng thành phẩm Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ từ giai đoạn 2 đến giai đoạn n Tương tự đến giai đoạn n. Xác định tổng giá thành thực tế thành phẩm theo từng khoản mục chi phí: Tổng giá thành thực tế thành phẩm = Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong giá thành thành phẩm + Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong giá thành thành phẩm +............+ Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong giá thành thành phẩm. Xác định giá thành thực tế đơn vị thành phẩm theo từng khoản mục chi phí. Phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự) Khi tính giá thành theo phương án này, giá thành sản phẩm được tính cho cả bán thành phẩm và thành phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất ở công đoạn 1 Đánh giá bán thành phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn 1 Tính giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1 Tổng giá thành thực tế bán thành phẩm giai đoạn 1 = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn 1 + Chi phí phát sinh trong kỳ giai đoạn 1 - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ giai đoạn 1 - Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành giai đoạn 1 Tính giá thành bán thành phẩm thực tế giai đoạn 2 và các giai đoạn tiếp theo tương tự như giai đoạn 1 Tính giá thành của thành phẩm giai đoạn cuối 1.6.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Áp dụng tính giá thành trong các trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng như gia công, xây lắp, dịch vụ...được tính theo công thức sau: Tổng giá thành thực tế sản phẩm từng đơn đặt hàng = Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng - Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.6.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống định mức về kinh tế, kỹ thuật tiên tiến. Hợp lý phù hợp với máy móc, thiết bị và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình tự tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức như sau: Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở các định mức về kinh tế, kỹ thuật và số lượng bán thành phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành. Bước 2: Xác định tỷ lệ giá thành. Tỷ lệ giữa giá thành thực tế và giá thành định mức (%) = Tổng giá thành thực tế * 100 Tổng giá thành định mức Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm. Giá thành thực tế = Giá thành định mức * Số lượng SP hoàn thành * Tỷ lệ giá thành CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM BẾN NGHÉ 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SX – TM BẾN NGHÉ 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 2.1.1.1 Sơ lược về công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Bến Nghé: Tên công ty: Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Bến Nghé. Tên viết tắt: Công ty TNHH Bến Nghé. Địa chỉ: 318 Trịnh Đình Trọng, P Hòa Thạnh, Q Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh Giấy phép kinh doanh số : 4102006091 - Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp Hồ Chí Minh cấp ngày 14/08/2001 Điện thoại : 08 38648788 - Fax: 08 38609542 Email : sales@bennghe.com Website : www.bennghe.com Mã số thuế : 0302382940 Hệ thống phân phối: Chi nhánh tại Hà Nội: 140 Hoàng Văn Thái, P Khương Mai, Q Thanh Xuân, Hà Nội. Tel: 04 5655776 Fax: 04 5657846. Chi nhánh tại Campuchia: No 56 CF2, 310 ST, Sang Khat Toul Svay Prey II, Khan Cham Kar Morn, Phnompenh, Cambodia. Tel: (0855) 23 996 310. Cùng với các trạm phân phối tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Logo của Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé: 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty TNHH Sản Xuất - Thương Mại Bến Nghé - tiền thân là cơ sở sản xuất Bút bi Đông Á (với thương hiệu Dong A) thành lập và hoạt động từ năm 1984, đến năm 1989 phát triển thành Doanh nghiệp tư doanh Bến Nghé với tên là Công ty TNHH Văn Phòng Phẩm và Bút Bi Bến Nghé. Đến ngày 20/04/2009 đổi thành Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Bến Nghé. Sản phẩm truyền thống của công ty là bút bi các loại, văn phòng phẩm và dụng cụ học tập. Với kinh nghiệm trên 20 năm trong lĩnh vực văn phòng phẩm cùng với chính sách đúng đắn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị và phát triển hệ thống phân phối trên toàn quốc, hiện nay các sản phẩm của Bến Nghé đã trở nên quen thuộc với mọi người, mọi gia đình Việt. Song song đó các sản phẩm của Bến Nghé còn được xuất sang các thị trường  Mỹ, Châu Âu và một số nước châu Á. Công ty đã được tổ chức TUV Rheinland của Hà Lan cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Với nỗ lực không ngừng, Bến Nghé liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong hơn 10 năm qua, Bến Nghé cũng được bình chọn là một trong 100 thương hiệu dẫn đầu do báo Tiếp Thị Sài Gòn tổ chức bình chọn năm 2006. Ngoài ra Bến Nghé còn đi đầu trong các chính sách về chiết khấu, chính sách sản phẩm. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội... Hiện nay, ngoài các sản phẩm truyền thống là Văn phòng phẩm và dụng cụ học tập, Bến Nghé đã mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác theo xu hướng đa ngành nghề như chăn nuôi theo mô hình trang trại, chế biến thực phẩm, sản xuất mũ bảo hiểm… 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.1.2.1 Chức năng: Sản xuất, mua bán văn phòng phẩm, dụng cụ học tập. Trong đó hàng chủ lực là bút bi với nhiều chủng loại khác nhau. 2.1.2.2 Nhiêm vụ: Với mong muốn “Vẽ nên mơ ước, tạo dựng tương lai” cho mọi người, Bến Nghé cam kết xây dựng và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm: Nâng chất lượng sản phẩm lên đỉnh cao khu vực Asean Liên tục nghiên cứu để phát triển sản phẩm phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Dù lớn, dù nhỏ không bỏ lỡ khách hàng 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty TNHH SX – TM Bến Nghé: BAN GIÁM ĐỐC ĐẠI DIỆN BAN GIÁM ĐỐC Trưởng phân xưởng lắp ráp Phòng Marketing Phòng Kinh doanh Phòng Thiết kế Quản đốc Phòng Nhân sự Phòng Hành chánh Tổ chức Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kinh tế Đối ngoại Bộ phận vật tư mua hàng Phòng Xuất nhập khẩu Các chi nhánh trạm Thủ kho thành phẩm Phân xưởng Lắp ráp Phân xưởng Đầu bi Phân xưởng in & mặt hàng phụ Phân xưởng cơ khí Phân xưởng cơ điện Phân xưởng Ép nhựa Thủ kho NVL & BTP Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối ứng Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 4 Phó Giám đốc. Chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Có quyền đề bạt và sắp xếp nhân sự cho các phòng ban lãnh đạo. Đại diện lãnh đạo: Là người chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về các chất lượng (ISO 9001: 2000) trong toàn công ty. Phòng Tài Chính – Kế Toán: Theo dõi tình hình tài chính của công ty, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá thành sản phẩm từ đó tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính cho công ty. Có nhiệm vụ hạch toán trong nội bộ công ty, mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch phân bổ chi tiêu hợp lý, hạch toán lãi, lỗ đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất và các hoạt động khác. Phòng Hành chánh – Tổ chức: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý văn phòng, lưu chuyển văn thư, lưu chuyển tài liệu hồ sơ, các vấn đề khác liên quan đến Bảo hiểm xã hội, công tác Đoàn, các cấp chính quyền, phòng cháy chữa cháy… Phòng Nhân sự: Chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự của công ty kết hợp với các phòng ban khác tổ chức sắp xếp phân công lao động hợp lý, chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương, bảo hộ lao động và các chế độ khác cho người lao động. Quản đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về hoạt động sản xuất và tài sản được giao. Phòng thiết kế: Thiết kế các mẫu mã sản phẩm mới theo nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, và theo đơn đặt hàng của khách hàng. Phòng Kinh doanh: Khai thác và tìm kiếm thêm khách hàng mới cho công ty. Lập kế hoạch kinh doanh, lên kế hoạch nhiệm vụ phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh cho kỳ tới, nắm bắt và tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh cho công ty. Chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh bán hàng của công ty. Phòng Marketing: Chịu trách nhiệm về các hoạt động Marketing, tiếp thị, phát triển thị trường, thương hiệu, phát triển sản phẩm mới, công tác quảng cáo, hội chợ, triển lãm… nhằm làm cho thương hiệu Bút Bi Bến Nghé ngày càng được nhiều người biết đến, tin cậy và tạo thuận lợi cho việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. Phòng Kinh tế đối ngoại: Chịu trách nhiệm về kế hoạch công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm của công ty sản xuất, cung cấp các loại vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế được nhập từ nước ngoài theo đúng tiêu chuẩn và nhu cầu phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Thủ kho: Chịu trách nhiệm trước Quản đốc sản xuất và Ban Giám Đốc về công việc quản lý từng kho nơi mình nhận trách nhiệm (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, hóa chất, bán thành phẩm) thực hiện xuất, vận chuyển hàng hóa theo quy định của công ty. Riêng kho thành phẩm do bộ phận kinh doanh quản lý để điều phối và đặt hàng. Trách nhiệm và quyền hạn của thủ kho thành phẩm như mọi thủ kho khác. Các chi nhánh, trạm: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám Đốc và Trưởng Phòng Kinh Doanh về các hoạt động Marketing, phát triển thị trường, đưa thương hiệu Bút Bi Bến Nghé đến gần với người tiêu dùng và trở thành sản phẩm quen thuộc cho mọi khách hàng. Bộ phận vật tư mua hàng: Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế theo đúng nhu cầu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Bộ phận Xuất – Nhập khẩu: Chịu trách nhệm về công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, thành phẩm do công ty sản xuất và cung cấp vật tư, nguyên liệu được nhập từ nước ngoài về theo nhu cầu sản xuất của công ty. Phân xưởng cơ khí: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến khuôn mẫu của sản phẩm. Đảm bảo máy móc phục vụ sản xuất, gia công và lắp đạt mộ số hạng mục cho nhu cầu sản xuất sản phẩm. Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiêm liên quan dến các vấn đề cơ khí chế tạo, bảo trì các thiết bị điện nước…Nắm bắt tình hình cung cấp điện phục vụ sản xuất, cung cấp đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt toàn công ty. Các phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. 2.1.4 Tổ chức công tác Kế toán tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé: 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán: KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán trạm Kế toán ngân hàng Kế toán công nợ 2 Kế toán công nợ 1 Kế toán thanh toán Kế toán bán hàng Kế toán giá thành Kế toán tổng hợp Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: Kế toán trưởng: Là người nắm rõ tình hình hoạt động và hạch toán tại công ty, chỉ đạo công tác kế toán, đôn đốc và quản lý các kế toán viên. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trong tổ chức kế toán. Kế toán trưởng luôn phải giám sát tình hình sử dụng nguồn vốn, và lập kế hoach tài chính cho công ty giúp giám đốc có quyết định đúng đắn, ký kết các hợp đồng và lên báo cáo thường niên. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo của các bộ phận kế toán trong phòng để lập báo cáo tổng hợp, báo cáo thuế, báo cáo tài chính. Kế toán giá thành: Xây dựng định mức giá thành, tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm và quản lý một số trạm. Kế toán bán hàng: Theo dõi ghi hóa đơn bán hàng hằng ngày, đặt hàng quảng cáo, xuất hàng cho các siêu thị, nhà sách… Kế toán thanh toán: Kiểm tra chi phí, thanh toán các khoản chi như tiền lương…, lập phiếu thu, phiếu chi. Thanh toán trong nội bộ của công ty. Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ các trạm, nhà phân phối, theo dõi công nợ các đại lý bán hàng của Bến Nghé, các nhà sách, siêu thị Metro, công nợ của các tiếp thị. Có trách nhiệm đôn đốc khách hàng để thu nợ. Kế toán Ngân hàng: Tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và bên ngoài qua tài khoản thanh toán ở Ngân hàng, đối chiếu với sổ kế toán tại Ngân hàng. Lập giấy nợ, lập ủy nhiệm chi, lãnh tiền mặt thu chi qua Ngân hàng. 2.1.4.3 Chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 và TT 244/2009/BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. Hình thức tổ chức sổ kế toán áp dụng là: Hình thức kế toán trên máy vi tính Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12). Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán: Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Trình tự ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé: Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Lemon 3 để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hàng ngày, kế toán dựa vào hóa đơn, chứng từ phát sinh nhập số liệu vào phần mềm kế toán và ghi vào Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại. Phần mềm sẽ tự động tổng hợp số liệu vào Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết và lên các báo cáo vào cuối kỳ kế toán. Chứng từ kế toán Sổ kế toán: + Sổ tổng hợp + Sổ chi tiết Phần mềm kế toán Lemon 3 Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Báo cáo tài chính Máy vi tính Nhập số liệu hàng ngày In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu Ghi hàng ngày Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán trên máy vi tính 2.1.5 Thuận lợi và khó khăn: 2.1.5.1 Thuận lợi: Là một đơn vị kinh doanh có tính năng động, tự chủ có bạn hàng và những mặt hàng truyền thống đã hình thành từ nhiều năm qua. Được sự quan tâm của các công ty bạn, tổ chức, cá nhân người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm của đơn vị trong công tác của mình thúc đẩy sự phát triển của công ty. Được sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành chức năng đã tạo điều kiện thuân lợi cho công ty trong việc kinh doanh và sản xuất sản phẩm mở rộng thị trường. Sự tham gia tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, quản lý sản xuất kinh doanh có hệu quả, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra các khu vực trên toàn quốc và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Công ty đã có đội ngũ lãnh đạo đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nên trong những năm qua công ty đã phát triển rất tốt, kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, ổn định việc làm, từng bước nâng cao đời sống ngừơi lao động trong doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn rất tốt và có dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại. 2.1.5.2 Khó khăn: Hội nhập kinh tế quốc tế là quy luật tất yếu của thị trường, không chỉ cạnh tranh mặt hàng, cạnh tranh thị trường mà nó còn cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế và giữa các quốc gia, khu vực với nhau. Điều này đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa trong quá trình hội nhập của mình. Giá cả các mặt hàng nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu, nguyên vật liệu, vật tư…đều tăng lên chóng mặt làm cho giá cả sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên. Điều đó gây khó khăn cho công ty trong việc giảm giá sản phẩm để tăng doanh thu, và các chính sách cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, mặt bằng nhà máy còn khá hạn chế gây khó khăn cho công ty trong việc sản xuất và tăng lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. 2.1.6 DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY: 2.1.6.1 Sản phẩm bút: BÚT BI BÚT LÔNG KIM BÚT CẮM BÀN BÚT MỰC NƯỚC RUỘT THAY THẾ 2.1.6.2 Dụng cụ văn phòng: BÚT LÔNG BẢNG KEO DÁN GIẤY DAO DỌC GIẤY KHAY ĐỰNG TÀI LIỆU BÚT XÓA BÚT DẠ QUANG BÚT LÔNG DẦU MỰC BÚT LÔNG BẢNG MỰC BÚT LÔNG DẦU 2.1.6.3 Học cụ: BÚT LÔNG MÀU BÚT SÁP MÀU THƠM BÚT SÁP DẦU THƯỚC KẺ BẢNG HỌC SINH MÀU NƯỚC 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX – TM BẾN NGHÉ THÁNG 04/2011 Hiện nay, Công ty sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có mẫu mã và quy cách khác nhau. Do bài khóa luận của em có giới hạn, em xin lấy sản phẩm chủ lực của Công ty là bút bi B-30 làm ví dụ minh họa. Trong tháng 04/2011 đã sản xuất được 729.100 sản phẩm bút bi B-30 hoàn thành nhập kho. 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là ba phân xưởng sản xuất sản phẩm: Phân xưởng ép nhựa : Sản xuất các bán thành phẩm được làm từ nhựa Phân xưởng in : In logo và thông tin sản phẩm lên các bán thành phẩm Phân xưởng lắp ráp : Lắp ráp các bán thành phẩm để có được sản phẩm hoàn thành nhập kho 2.2.1.2 Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành tính giá thành: Đối tượng tính giá thành: Từng loại sản phẩm Phương pháp tính giá thành áp dụng: Phương pháp tính giá thành theo định mức. Kỳ tính giá thành: Tháng Ví dụ: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm bút bi B-30 Phương pháp tính giá thành áp dụng là phương pháp tính giá thành theo định mức Kỳ tính giá thành: Tháng 04/2011 2.2.1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm: Sản phẩm Công ty sản xuất chủ yếu là văn phòng phẩm và dụng cụ học tập như bút bi, bút lông, thước kẻ, sáp màu, bảng vẽ…Hầu hết các sản phẩm này đều trải qua ba công đoạn lả: Công đoạn ép nhựa, công đoạn in và công đoạn lắp ráp. Ở công đoạn ép nhựa: Các bán thành phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu nhựa như: Nhựa ABS, AS, POM, PP… Ở công đoạn in: Các bán thành phẩm cần in logo và thông tin sẽ được in, phun logo, thông tin sản phẩm lên bề mặt từ các loại mực hoặc nhũ như: Mực in màu, nhũ bạc… Ở công đoạn lắp ráp: Các bán thành phẩm hoàn thành ở các công đoạn trước được chuyển sang và các bộ phận khác của sản phẩm từ kho nguyên vật liệu được lắp ráp thành sản phẩm hoàn thành. Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành được đóng gói và nhập kho thành phẩm. 1 2 PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 2 3 KHO BÁN THÀNH PHẨM KHO NGUYÊN VẬT LIỆU PHÂN XƯỞNG IN 4 4 PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4 5 KHO THÀNH PHẨM Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm Ví dụ: Sản xuất sản phẩm bút bi B-30 Bước 1: Xuất kho NVL nhựa ABS, POM sang phân xưởng ép nhựa để sản xuất các bán thành phẩm của sản phẩm B-30 Bước 2: Các bán thành phẩm của sản phẩm B-30 bao gồm: Cán, tiêm, giắt, chụp, bấm, khế, hoàn thành sẽ được chuyển qua: Phân xưởng in: Cán Kho bán thành phẩm: Tiêm, giắt, chụp, bấm, khế Bước 3: Xuất kho NVL là nhũ bạc để in logo Bến Nghé và các thông tin về sản phẩn lên “cán – B-30” Bước 4: Lắp ráp các bộ phận hợp thành sản phẩm B-30 hoàn thành bao gồm: Bán thành phẩm: Tiêm, giắt, chụp, bấm, khế, ca từ kho bán thành phẩm “Cán – B-30” đã được in hoàn thành từ phân xưởng in chuyển sang Các bộ phận khác: Ruột, lò xo, ống trong, từ kho nguyên vật liệu. Bước 5: Sản phẩm hoàn thành được đóng vào ca, rổ hoặc thùng carton và nhập vào kho thành phẩm. 2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất: 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.2.2.1.1 Nội dung: Là một công ty có quy mô lớn, hàng năm công ty phải sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Đặc biệt là học sinh, sinh viên và khối văn phòng là những đối tượng thường xuyên sử dụng các sản phẩm bút và dụng cụ văn phòng. Mặt khác, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 70% tổng chi phí sản xuất và bao gồm nhiều loại khác nhau. Do đặc thù của sản phẩm mà nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là các loại nhựa như nhựa PP, nhựa ABS, nhựa PE… được thu mua từ các nhà cung cấp trong nước. Ngoài ra, còn một số nguyên vật liệu khác phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài như đầu bút bi, đầu bút lông… 2.2.2.1.2 Chứng từ, tài khoản sử dụng và Sổ kế toán: Chứng từ sử dụng: Lệnh sản xuất, Bảng định mức bán thành phẩm, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng nhập xuất tồn nguyên vật liệu và Hóa đơn mua nguyên vật liệu. Tài khoản sử dụng: Tài khoản tổng hợp: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng phân xưởng (Lấy chữ cái đầu tên từng phân xưởng làm ký hiệu) TK 621E “Chi phí NVLTT – phân xưởng ép nhựa” TK 621I “Chi phí NVLTT – phân xưởng in” TK 621L “Chi phí NVLTT – phân xưởng lắp ráp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng sản phẩm (Lấy ký hiệu theo từng sản phẩm) TK 621B-30 “Chi phí NVLTT – sản phẩm bút bi B-30” TK 621M-07 “Chi phí NVTT – sản phẩm bút lông M-07” TK 621T-20 “Chi phí NVLTT – sản phẩm thước kẻ 20 cm” … Sổ kế toán: Sổ tổng hợp: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Sổ chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất: TK 621E “Chi phí NVLTT – phân xưởng ép nhựa” TK 621I “Chi phí NVLTT – phân xưởng in” TK 621L “Chi phí NVLTT – phân xưởng lắp ráp” Sổ kế toán chi tiết theo từng sản phẩm: TK 621B-30 “Chi phí NVLTT – sản phẩm bút bi B-30” TK 621M-07 “Chi phí NVTT – sản phẩm bút lông M-07” TK 621T-20 “Chi phí NVLTT – sản phẩm thước kẻ 20 cm” … 2.2.2.1.3 Phương pháp hạch toán: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá xuất kho nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân bổ theo phương pháp định mức. Trình tự xuất nguyên vật liệu: Bước 1: Phòng kinh doanh dựa vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã ký kết trước đó, sẽ đề xuất số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng. Bước 2: Quản đốc và Trưởng phòng kinh doanh sẽ thống nhất số lượng sản xuất căn cứ vào khả năng sản xuất, tồn kho nguyên vật liệu và lập “Lệnh sản xuất, Bảng nhu cầu vật tư bán thành phẩm” Bước 3: Giám đốc sản xuất xem xét và ký duyệt “Lệnh sản xuất, Bảng nhu cầu vật tư bán thành phẩm”, sau đó chuyển xuống Phân xưởng sản xuất và kho nguyên vật liệu Bước 4: Trưởng ca sản xuất cử người sang kho nhận nguyên vật liệu về phân xưởng sản xuất theo từng ca. Sơ đồ trình tự xuất NVL Người thực hiện Phân xưởng sản xuất và kho nguyên vật liệu Phê duyệt (Xem xét hàng tồn kho nguyên vật liệu) Lập lệnh sản xuất, lập bảng nhu cầu vật tư Nhu cầu thị trường & Hợp đồng ký kết Trưởng phòng kinh doanh Trưởng ca sản xuất, thủ kho Giám đốc sản xuất Trưởng phòng kinh doanh và Quản đốc Sơ đồ 2.5: Trình tự xuất nguyên vật liệu Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phần mềm kế toán Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Hóa đơn Hàng ngày, nhân viên phòng kế toán xuống kho nguyên vật liệu, kho bán thành phẩm nhận các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho về phòng kế toán. Tại đây, kế toán tiến hành nhập số liệu trên phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và hóa đơn mua nguyên vật liệu vào phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ tự động tính toán đơn giá bình quân xuất kho và đưa số liệu vào các Sổ tổng hợp, sổ chi tiết và báo cáo tài chính. Mẫu phiếu xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm B-30: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 04 năm 2011 Khách hàng: Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé Nội dung: Xuất NVL cho phân xưởng ép nhựa (Lệnh sản xuất số: 12) Kho xuất: KH01 – Kho nguyên vật liệu nhựa STT Tên vật tư Mã vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1) (2) (3) (4) (5) (6) 5 x 6 = (7) 1 Nhựa ABS ABS KG 35 56.800 1.988.000 2 Nhựa ABS sủi ASS KG 20 18.300 366.000 3 Nhựa POM POM KG 12 43.700 524.000 4 5 6 TỔNG CỘNG 2.878.000 Người nhận Thủ kho Kế toán Thủ trưởng Mẫu “Lệnh sản xuất số 12” (Xem phụ lục 3) Phiếu xuất kho được lập nhiều lần trong ngày, vào đầu mỗi ca sản xuất. Trưởng ca sản xuất sẽ cử người lên nhận nguyên vật liệu cho ca sản xuất dựa vào số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho 1 ca sản xuất đã được phân bổ từ trước. Thủ kho đối chiếu số lượng yêu cầu và lệnh sản xuất để xuất nguyên vật liệu. BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NVLTT SẢN PHẨM B-30 Tháng 04/2011 STT BỘ PHẬN TÊN BTP Loại NVL Đơn giá định mức đồng/KG Số lượng định mức /KG Định mức CP NVLTT đồng/1BTP 1 ÉP NHỰA Cán ABS 57.000 238 239,50 2 Tiêm 355 160,56 3 Giắt 560 101,79 4 Chụp ABS sủi 19.000 1.325 14,34 5 Bấm POM 45.000 1.715 26,24 6 Khế 2.110 21,33 7 IN Cán NBA 245.000 120.000 2,04 8 LẮP RÁP + KHO Ruột RBB 358.000 1.400 255,71 9 Lò xo đen LXĐ 182.000 2.600 70,00 10 Ống trong OTG 170.000 2.100 80,95 TỔNG CỘNG 972,46 BẢNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC NVLTT THEO SẢN LƯỢNG THỰC TẾ CÁC SẢN PHẨM Tháng 04/2011 STT TÊN SẢN PHẨM SL YÊU CẦU SL SẢN XUẤT ĐỊNH MỨC NVLTT đồng/1SP TỔNG ĐM CP NVLTT PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 2.119.794.000 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 239,50 174.619.450 2 Tiêm B-30 728.000 729.600 160,56 117.144.576 3 Giắt B-30 728.000 729.900 101,79 74.296.521 … PHÂN XƯỞNG IN 1.192.865.000 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 2,04 1.487.364 2 Cán B-34 dương 140.000 138.200 2,07 286.074 3 Cán BT7 đen 260.000 270.400 2,09 565.136 … PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4.235.962.000 1 Bút bi B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 406,66 296.495.806 2 Bút bi B-34 dương 140.000 138.200 347,28 47.994.096 3 Bút bi BT7 đen 260.000 270.400 358,92 97.051.968 Căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các phân xưởng từ phần mềm kế toán và bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 04/2011 có số liệu như sau: THỰC TẾ ĐỊNH MỨC PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 2.032.122.353 2.119.794.000 PHÂN XƯỞNG IN 1.150.911.026 1.192.865.000 PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4.063.643.067 4.235.962.000 TỔNG CỘNG 7.246.676.446 7.548.621.000 BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO CÁC PHÂN XƯỞNG Tháng 04/2011 STT TÊN NVL MÃ NVL ĐVT TK 1521 TK 1522 Tổng Cộng Só lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền PHÂN XƯƠNG ÉP NHỰA 1.836.622.184 195.500.169 2.032.122.353 1 Nhựa ABS ABS KG 12.377 472.318.697 472.318.697 2 Nhựa AS AS KG 10.765 465.069.530 465.069.530 3 Bột màu BM KG 264 6.407.280 6.407.280 … … … … … … … … … PHÂN XƯỞNG IN 916.426.868 234.484.158 1.150.911.026 1 Mực in màu MIN KG 1.681 369.820.000 369.820.000 2 Nhũ bạc NBC KG 90 2.218.500 2.218.500 3 Acid Stearic ASR KG 11 313.500 313.500 … … … … … … … … … PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 4.018.327.875 45.315.192 4.063.643.067 1 Ruột bút bi RBB KG 1.028 35.980.000 35.980.000 2 Lò xo LX KG 40,5 14.175.000 14.175.000 3 Màng co MCO KG 178 27.961.096 27.961.096 … … … … … … … … … TỔNG CỘNG 6.771.376.927 475.299.519 7.246.676.446 Phân bổ chi phí NVLTT cho 729.100 sản phẩm bút bi B-30 đã hoàn thành nhập kho: Định mức chi phí NVLTT để sản xuất 1 sản phẩm B-30 là: 972,46 đồng/1SP 7.246.676.446 Tỷ lệ CP NVLTT thực tế/định mức = = 0,96 7.548.621.000 Phân bổ chi phí NVLTT thực tế dùng để sản xuất 729.100 sản phẩm B-30 hoàn thành nhập kho là: 729.100 * 0,96 * 972,46 = 680.659.762,56 (đồng) Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Căn cứ vào bảng phân bổ NVL cho các phân xưởng tháng 04/2011 và phần phân bổ CP NVLTT thực tế theo phương pháp định mức cho sàn phẩm bút bi B-30, ta có các định khoản sau: Tại phân xưởng ép nhựa: Nợ TK 621E : 2.032.122.353 Có TK 1521 (chi tiết) : 1.836.622.184 Có TK 1522 (chi tiết) : 195.500.169 Tại phân xưởng in: Nợ TK 621I : 1.150.911.026 Có TK 1521 (chi tiết) : 916.426.868 Có TK 1522 (chi tiết) : 234.484.158 Tại phân xưởng lắp ráp: Nợ TK 621L : 4.063.643.067 Có TK 1521 (chi tiết) : 4.018.327.875 Có TK 1522 (chi tiết) : 45.315.192 Phân bổ CP NVLTT thực tế cho sản phẩm bút bi B-30: Nợ TK 621B-30 : 680.659.762,56 Có TK 621 : 680.659.762,56 Sổ kế toán sử dụng: (Xem phụ lục 1) Sổ tổng hợp TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Sổ chi tiết TK621E “Chi phí NVLTT – phân xưởng ép nhựa” Sổ chi tiết TK 621I “Chi phí NVLTT – phân xưởng in” Sổ chi tiết TK 621L “Chi phí NVLTT – phân xưởng lắp ráp” Sổ chi tiết TK621B-30 “Chi phí NVLTT – sản phẩm bút bi B-30” BẢNG NHẬP – XUẤT – TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 04/2011 STT Tên NVL Mã NVL ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Nhựa ABS ABS KG 56 2.137.016 12.368 471.975.248 12.377 472.318.697 47 1.793.567 2 Nhựa AS AS KG 24 1.036.848 10.759 464.810.318 10.765 465.069.530 18 777.636 3 Nhựa POM POM KG 34 689.724 1.028 20.854.008 1.035 20.996.010 27 547.722 4 Bột màu BM KG 18 436.860 258 6.261.660 264 6.407.280 12 291.240 5 SapParafin SPR KG 20 303.920 125 2.425.000 128 2.408.978 17 319.942 6 Mực in MIN KG 02 440.000 1.680 369.600.000 1.681 369.820.000 01 220.000 7 Nhũ bạc NBC KG 06 147.900 86 2.119.900 90 2.218.500 02 49.300 8 Acid Stearic ASR KG 01 28.500 12 342.000 11 313.500 02 57.000 9 Sasol wax SAX KG 08 110.000 46 632.500 49 673.750 05 68.750 10 Ruột bút bi RBB KG 80 2.800.000 1.280 44.800.000 1.028 35.980.000 332 11.620.000 11 Ruột bút lông RBL KG 04 160.000 910 38.220.000 906 38.044.070 08 335.930 12 Lò xo LX KG 02 700.000 42 14.700.000 40,5 14.175.000 3,5 1.225.000 13 Ống ruột OR KG 09 2.295.000 1.124 281.000.000 1.124.500 281.125.000 40 100.000 14 Màng co MCO KG 52 8.241.158 168 26.317.500 178 27.961.096 42 6.597.562 … … … … … … … … … … … … TỔNG CỘNG 107.908.828 7.259.762.892 7.246.676.446 120.995.274 Tp. HCM, ngày 31 tháng 04 năm 2011 Người lập Quản đốc sản xuất 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 2.2.2.2.1 Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, thưởng và tiền phụ cấp như: phụ cấp cấp bậc, phụ cấp độc hại… Chứng từ, TK sử dụng và Sổ kế toán: Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng đơn giá tiền lương, Bảng kê tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương Tài khoản sử dụng: Tài khoản tổng hợp: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng phân xưởng (Lấy chữ cái đầu tên từng phân xưởng làm ký hiệu) TK 622E “Chi phí NCTT – phân xưởng ép nhựa” TK 622I “Chi phí NCTT – phân xưởng in” TK 622L “Chi phí NCTT – phân xưởng lắp ráp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng sản phẩm (Lấy ký hiệu theo từng sản phẩm) TK 622B-30 “Chi phí NCTT – sản phẩm bút bi B-30” TK 622M-07 “Chi phí NCTT – sản phẩm bút lông M-07” TK 622T-20 “Chi phí NCTT – sản phẩm thước kẻ 20 cm” … Sổ kế toán: Sổ tổng hợp: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Sổ chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất: TK 622E “Chi phí NCTT – phân xưởng ép nhựa” TK 622I “Chi phí NCTT – phân xưởng in” TK 622L “Chi phí NCTT – phân xưởng lắp ráp” Sổ kế toán chi tiết theo từng sản phẩm: TK 622B-30 “Chi phí NCTT – sản phẩm bút bi B-30” TK 622M-07 “Chi phí NCTT – sản phẩm bút lông M-07” TK 622T-20 “Chi phí NCTT – sản phẩm thước kẻ 20 cm” 2.2.2.2.3 Phương pháp hạch toán: Hàng tháng tại Công ty TNHH SX – TM Bến Nghé tiền lương được tính thành hai kỳ. Kỳ I: Từ ngày 01 đến ngày 15 hàng tháng. Kỳ II: Từ ngày 16 đến ngày cuối tháng. Lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo sản phẩm, dựa vào báo cáo tổng hợp số lượng sản phẩm hoàn thành của mỗi người trong tháng. Cách tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm như sau: Tổng lương = (Số lượng BTP, SP hoàn thành * Đơn giá/1BTP, SP hoàn thành) Tổng thành tiền = Tổng lương + phụ cấp Khấu trừ lương = Tổng thành tiền * Tỷ lệ khấu trừ theo quy định Thực lĩnh = Tổng thành tiền – Khấu trừ lương. Các khoản trích theo lương: Theo chế độ hiện hành, ngoài chi phí về lương Công ty còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định. Ngoài ra, Công ty phải khấu trừ lương trước khi thanh toán tiền lương cho người lao động để đóng BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành. BẢNG TỶ LỆ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ KHẤU TRỪ LƯƠNG Trích vào chi phí sx – kd Khấu trừ lương người lao động BHXH 16% 6% BHYT 3% 1,5% KPCĐ 2% BHTN 1% 1% Tổng cộng: 22% 8,5% Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Phần mềm kế toán Bảng thanh toán tiền lương CNSX Bảng kê CP NCTT các phân xưởng Bảng kê các khoản trích theo lương Ví dụ: Chị Lâm Thị Cúc là công nhân sản xuất tại bộ phận lắp ráp, trong tháng 04/2011 có các số liệu như trong Bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất (Xem phụ lục 2). Tiền lương của chị Cúc sẽ được tính như sau: Tổng lương = 7.720 * 69,6 + 2.080 * 93,9 +…+ 9.800 * 96,3 = 3.793.783 (đồng) Tổng thành tiền = 3.793.783 + 0 = 3.793.783 (đồng) Khấu trừ lương = 3.793.783 * 8,5% = 332.471 (đồng) Thực lĩnh = 3.793,783 – 332.471 = 3.471.312 (đồng) Các khoản trích theo lương và khấu trừ lương sẽ được tính như sau: Tổng lương phải trả cho chị Cúc là : 3.793.783 đồng Trích vào chi phí sản xuất trong kỳ : 3.793.783 * 22% = 834.632 (đồng) Khấu trừ lương : 3.793.783 * 8,5% = 332.471 (đồng) BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NCTT SẢN PHẨM B-30 Tháng 04/2011 STT BỘ PHẬN TÊN BTP Loại NVL Số lượng định mức /KG Đơn giá CP NCTT /1KG BTP Định mức CP NCTT đồng/1BTP 1 ÉP NHỰA Cán ABS 238 18.500 77,73 2 Tiêm 355 12.200 34,37 3 Giắt 560 11.400 20,36 4 Chụp ABS sủi 1.325 9.700 7,32 5 Bấm POM 1.715 8.700 5,07 6 Khế 2.110 7.200 3,41 7 IN Cán NBA 120.000 41.200 0,34 8 LẮP RÁP + KHO Ruột RBB 1.400 6.300 4,50 9 Lò xo LX 2.600 4.600 1,77 10 Ống trong OTG 2.100 4.900 2,33 TỔNG CỘNG 157,20 BẢNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC NCTT THEO SẢN LƯỢNG THỰC TẾ CÁC SẢN PHẨM Tháng 04/2011 STT TÊN SẢN PHẨM SL YÊU CẦU SL SẢN XUẤT ĐỊNH MỨC CP NCTT đồng/1SP TỔNG ĐM CP NCTT PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 200.592.000 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 77,73 56.672.943 2 Tiêm B-30 dương + đỏ 728.000 729.600 34,37 25.076.352 3 Giắt B-30 dương + đỏ 728.000 729.900 20,36 14.860.764 … … … … … … PHÂN XƯỞNG IN 166.746.000 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 0,34 247.894 2 Cán B-34 dương 140.000 138.200 0,36 49.752 3 Cán BT7 đen 260.000 270.400 0,32 86.528 … … … … … … PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 595.322.000 1 Bút bi B-30 728.000 729.100 8,60 6.270.260 2 Bút bi B-34 140.000 138.200 7,25 1.001.950 3 Bút bi BT7 260.000 270.400 6,72 1.817.088 … … … … … … Căn cứ bảng định mức chi phí NCTT theo sản lượng thực tế các sản phẩm tháng 04/2011 và số liệu thực tế phát sinh từ phần mềm kế toán, trong kỳ chi phí NCTT phát sinh tại các phân xưởng như sau: THỰC TẾ ĐỊNH MỨC PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 200.247.526 200.592.000 PHÂN XƯỞNG IN 152.396.977 166.746.000 PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 571.509.902 595.322.000 TỔNG CỘNG 924.154.405 962.660.000 Chi tiết CP NCTT thực tế bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương công nhân sản xuất các phân xưởng tháng 04/2011, được trình bày chi tiết dưới bảng sau: BẢNG KÊ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP THỰC TẾ CÁC PHÂN XƯỞNG Tháng 04/2011 STT PHÂN XƯỞNG TỔNG CP NCTT TỔNG LƯƠNG BHXH, BHYT… 1 ÉP NHỰA 200.247.526 164.137.316 36.110.210 2 IN 152.396.977 124.915.555 27.481.422 3 LẮP RÁP 571.509.902 468.450.739 103.059.163 TỔNG CỘNG 924.154.405 757.503.610 166.650.795 Ví dụ minh họa cách tính của bảng kê CP NCTT các phân xưởng như sau: Tại phân xưởng ép nhựa: Tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất thống kê được là: 164.137.316 (đồng) Các khoản trích theo lương = Tổng tiền lương phải trả * Tỷ lệ trích theo quy định = 164.137.316 * 22% = 36.110.210 (đồng) Tổng cộng CP NCTT: 164.137.316 + 36.110.210 = 200.247.526 Các phân xưởng khác cách tính tương tự. BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CÁC PHÂN XƯỞNG Tháng 04/2011 STT PHÂN XƯỞNG TỔNG CỘNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG BHXH BHYT KPCĐ BHTN 1 ÉP NHỰA 36.110.210 26.261.971 4.924.119 3.282.747 1.641.373 2 IN 27.481.422 19.986.489 3.747.467 2.498.310 1.249.156 3 LẮP RÁP 103.059.163 74.952.118 14.053.522 9.369.016 4.684.507 TỔNG CỘNG 166.650.795 121.200.578 22.725.108 15.150.073 7.575.036 Ví dụ minh họa cách tính của bảng kê các khoản trích theo lương các phân xưởng như sau: Tại phân xưởng ép nhựa: Tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất thống kê được là: 164.137.316 (đồng) Trích BHXH = Tổng lương phải trả * 16% = 164.137.316 * 16% = 26.261.971 (đồng) Trích BHYT = Tổng lương phải trả * 3% = 164.137.316 * 3% = 4.924.119 (đồng) Trích CPCĐ = Tổng lương phải trả * 2% = 164.137.316 * 2% = 3.282.747 (đồng) Trích BHTN = Tổng lương phải trả * 1% = 164.137.316 * 1% = 1.641.373 (đồng) Tổng trích các khoản theo lương công nhân sản xuất: 26.261.971 + 4.924.119 + 3.282.747 + 1.641.373 = 36.110.210 (đồng) Các phân xưởng khác cách tính tương tự. Phân bổ chi phí NCTT cho 729.100 sản phẩm bút bi B-30 hoàn thành nhập kho: Định mức chi phí NCTT để sản xuất 1 sản phẩm bút bi B-30 là 157,20 đồng/1SP 924.154.405 Tỷ lệ CP NCTT thực tế/định mức = = 0,96 962.660.000 Chi phí NCTT thực tế để sản xuất 729.100 sản phẩm bút bi B-30 là: 729.100 * 0,96 * 157,20 = 110.029.939,20 (đồng) Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Tại phân xưởng ép nhựa: Nợ TK 622E : 200.247.526 Có TK 3341 : 164.137.316 Có TK 3382 : 3.282.747 Có TK 3383 : 26.261.971 Có TK 3384 : 4.924.119 Có TK 3389 : 1.641.373 Tại phân xưởng in: Nợ TK 622I : 152.396.977 Có TK 3341 : 124.915.555 Có TK 3382 : 2.498.310 Có TK 3383 : 19.986.489 Có TK 3384 : 3.747.467 Có TK 3389 : 1.249.156 Tại phân xưởng lắp ráp: Nợ TK 622L : 571.509.902 Có TK 3341 : 468.450.739 Có TK 3382 : 9.369.016 Có TK 3383 : 74.952.118 Có TK 3384 : 14.053.522 Có TK 3389 : 4.684.507 Phân bổ CP NCTT cho sản phẩm bút bi B-30: Nợ TK 622B-30 : 110.029.939,20 Có TK 622 : 110.029.939,20 Sổ kế toán sử dụng: (Xem phụ lục 1) Sổ tổng hợp TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Sổ chi tiết TK 622E “Chi phí NCTT – phân xưởng ép nhựa” Sổ chi tiết TK 622I “Chi phí NCTT – phân xưởng in” Sổ chi tiết TK 622L “Chi phí NCTT – phân xưởng lắp ráp” Sổ chi tiết TK 622B-30 “Chi phí NCTT – sản phẩm bút bi B-30” 2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Nội dung: Những chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ phân xưởng được xem là chi phí sản xuất chung bao gồm các loại sau: Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng phục vụ sản xuất, khấu hao TSCĐ sử dụng tại phân xưởng sản xuất, các dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, tiền điện thoại và chi phí bằng tiền khác có liên quan đến phân xưởng sản xuất. Chứng từ sử dụng: Bảng kê tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Hóa đơn tiền điện, nước, Phiếu chi… Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng phân xưởng (Lấy chữ cái đầu tên từng phân xưởng làm ký hiệu) TK 627E “Chi phí SXC – phân xưởng ép nhựa” TK 627I “Chi phí SXC – phân xưởng in” TK 627L “Chi phí SXC – phân xưởng lắp ráp” Tài khoản chi tiết cấp 2: Chi tiết theo từng sản phẩm (Lấy ký hiệu theo từng sản phẩm) TK 627B-30 “Chi phí SXC – sản phẩm bút bi B-30” TK 627M-07 “Chi phí SXC – sản phẩm bút lông M-07” TK 627T-20 “Chi phí SXC – sản phẩm thước kẻ 20 cm” … Sổ kế toán: Sổ tổng hợp: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Sổ chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất: TK 627E “Chi phí SXC – phân xưởng ép nhựa” TK 627I “Chi phí SXC – phân xưởng in” TK 627L “Chi phí SXC – phân xưởng lắp ráp Sổ kế toán chi tiết theo từng sản phẩm: TK 627B-30 “Chi phí SXC – sản phẩm bút bi B-30” TK 627M-07 “Chi phí SXC – sản phẩm bút lông M-07” TK 627T-20 “Chi phí SXC – sản phẩm thước kẻ 20 cm” Phương pháp hạch toán: Hàng ngày, dựa vào những chứng từ phát sinh, kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán theo từng đối tượng cụ thể. Những khoản mục chi phí không thể tách biệt sẽ được khai báo chung và phân bổ đều cho ba phân xưởng sản xuất. Phần mềm sẽ tự động tổng hợp số liệu vào Sổ tổng hợp, sổ chi tiết và lên các báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung: Bảng lương nhân viên phân xưởng Bảng KH TSCĐ tại phân xưởng Phiếu xuất kho Hóa đơn Phiếu chi Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Phần mềm kế toán 2.2.2.3.1 Chi phí lương nhân viên phân xưởng: Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng ghi nhận tăng ca để tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương Cách tính lương theo ngày công (Lương thời gian): Tại công ty, áp dụng hình thức trả lương cho nhân viên theo thời gian (trả theo ngày công: 24 ngày công/tháng; một tuần làm việc có 5,5 ngày công từ thứ 2 đến thứ 6 và gồm nửa ngày thứ 7). Lương của mỗi nhân viên được quy định theo hợp đồng thỏa thuận giữa người lao động và Giám đốc công ty. Những người lao động thuộc đối tượng này sẽ hưởng một mức lương cố định theo thỏa thuận trong hợp đồng từ khi Hợp đồng lao động có giá trị đến khi hợp đồng hết hạn. Lương thời gian cho một nhân viên phân xưởng = Lương cơ bản * Số ngày làm việc thực tế của một nhân viên Số ngày công trong tháng (24 ngày) Ngoài ra, nếu nhân viên làm thêm giờ sẽ được tính theo tiền lương tăng ca bằng 150% tiền lương chính. Các khoản trích theo lương được tính theo chế độ quy định như công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (đã được trình bày ở phần trên) Tiền lương tăng ca = Tiền lương tháng (theo hợp đồng) * 1,5 * Số giờ tăng ca Số ngày làm việc theo * 8( giờ) chế độ quy định trong tháng BẢNG CHẤM CÔNG NHÂN VIÊN PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA Tháng 04/2011 STT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Tổng cộng số ngày đi làm 1 2 3 4 5 6 … 28 29 30 1 Nguyễn T.Th Dung NV x x x x/2 CN x x x x 24 2 Lê Thị Hoa NV p p x x/2 CN x x x x 20 3 Phạm Thị Quỳnh NV x x x x/2 CN x p x x 23 4 Phan Văn Hùng NV x x x x/2 CN x x x x 24 5 Nguyễn Minh Tâm NV x x x x/2 CN x x x x 24 6 Trần Văn Hải NV x p x x/2 CN x x x x 23 7 Nguyễn Hải Phong QĐ x x x x/2 CN x x x x 24 … … … … … … … … … … … … … … Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thùy Dung là nhân viên quản lý phân xưởng tại phân xưởng ép nhựa có các thông tin sau: Hợp đồng lao động thỏa thuận giữa chị Nguyễn Thị Thùy Dung và Công ty với mức lương cố định là 2.640.000 đồng/tháng với chức vụ là nhân viên quản lý phân xưởng. Dựa vào bảng chấm công, ta tính được tổng số ngày công trong tháng của chị là 24 ngày công. Trong tháng 04/2011, chị Dung làm tăng ca thêm 40 giờ công. Lương thời gian tháng 04/2011 = 2.640.000 / 24 * 24 = 2.640.000 (đồng) Lương tăng ca = 2.640.000/ ( 24 * 8) * 1.5 * 40 = 825.000 (đồng) Phụ cấp chức vụ quản lý = 200.000 đồng/tháng Tổng tiền lương phải trả = 2.640.000đ + 825.000 + 200.000 = 3.665.000 (đồng) Khấu trừ lương = 3.665.000 * 8,5% = 311.525 (đồng) Thực lĩnh = 3.665.000 – 311.525 = 3.353.475 (đồng) 2.2.2.3.2 Chi phí khấu hao TSCĐ: Hiện tại, Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Chế độ quan lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư số 203/TT – BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài Chính. Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất. Trình tự thực hiện: Hàng tháng nhân viên kế toán khai báo các thông tin liên quan đến TSCĐ mua mới, thanh lý hoặc sửa chữa trong tháng (nếu có) vào phần mềm kế toán về nguyên giá, thời gian sử dụng, trị giá thu hồi hay chi phí phát sinh. BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ BỘ PHẬN SẢN XUẤT Tháng 04/2011 S T T Chỉ tiêu Tỷ lệ KH hoặc Thời gian sử dụng (năm) Nơi sử dụng / Bộ phận sản xuất TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Nguyên giá Số KH PX ép nhựa PX in PX lắp ráp A B 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 I/ Số khấu hao trích tháng trước: Máy ép cán bút bi... Máy ép tiêm bút bi 2.1 Máy in cán bút bi.. 3.1 Dây truyền lắp ráp bút bi... II/ Số KH TSCĐ tăng trong tháng III/ Số KH TSCĐ giảm trong tháng IV/ Số KH trích tháng này (I + II + III) 9 8 10 7 24.186.235.000 2.700.000.000 1.747.200.000 2.088.000.000 1.075.200.000 24.186.235.000 229.098.786 25.000.000 18.200.000 17.400.000 12.800.000 229.098.786 172.489.772 25.000.000 18.200.000 172.489.772 27.392.760 17.400.000 27.392.760 29.216.254 12.800.000 29.216.254 CỘNG 42.186.235.000 229.098.786 172.489.772 27.392.760 29.216.254 2.2.2.3.3 Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh tại phân xưởng: Chứng từ sử dụng: Hóa đơn tiền điện, tiền nước…phát sinh tại phân xưởng Trình tự thực hiện: Hàng tháng căn cứ vào hóa đơn tiền điện, tiền nước...phát sinh tại phân xưởng sản xuất, kế toán tập hợp và nhập số liệu vào phần mềm kế toán. Thông thường các hóa đơn tiền điện, tiền nước…phát sinh tháng này phải sang đầu tháng tới mới về tới Công ty. Do đó, kế toán được hạch toán chi phí điện, nước của tháng này căn cứ tình hình sản xuất tháng này vào chi phí sản xuất chung. Sang tháng, khi hóa đơn tiền điện, tiền nước về tới Công ty, kế toán tiến hành điều chỉnh theo đúng số ghi trên hóa đơn. 2.2.2.3.4 Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xướng sản xuất: Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ thực tế. Trình tự thực hiện: Hàng tháng, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ và Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ thực tế. Xuất dùng cho phân xưởng sản xuất để tập hợp vào chi phí sản xuất chung. BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ THỰC TẾ Tháng 04/2011 S T T TÊN CCDC MÃ CCDC ĐVT TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Tổng cộng PX ép nhựa PX in PX lắp ráp SL TT SL TT SL TT SL TT 1 QUẠT QUA CÁI 12 2.016.000 03 504.000 15 2.520.000 2 DECAL DCL KG 02 518.000 02 518.000 3 CARTON CAR CÁI 1.200 182.000 1.200 182.000 … … … … … … … … … … … … CỘNG 12.537.726 3.248.192 1.499.534 17.285.452 2.2.2.3.5 Chi phí bằng tiền khác: Chứng từ sử dụng: Hóa đơn, Phiếu chi. Trình tự thực hiện: Hàng tháng, dựa vào các Hóa đơn và Phiếu chi cho những chi phí phát sinh bằng tiền tại phân xưởng sản xuất, kế toán nhập số liệu vào phần mềm kế toán. Do loại chi phí này phát sinh trong tháng không thể thống kê riêng biệt cho từng phân xưởng sản xuất nên được Công ty tổng hợp và phân bổ đều cho ba phân xưởng sản xuất. Công ty đã xây dựng được Bảng định mức chi phí sản xuất chung cho từng bán thành phẩm, thành phẩm và phân xưởng sản xuất. BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN PHẨM B-30 Tháng 04/2011 STT BỘ PHẬN TÊN BTP Loại NVL Số lượng định mức /KG Đơn giá CP SXC /1KG BTP Định mức CP SXC đồng/1BTP 1 ÉP NHỰA Cán ABS 238 4.300 18,07 2 Tiêm 355 4.100 11,55 3 Giắt 560 5.040 9,00 4 Chụp ABS sủi 1.325 10.600 8,00 5 Bấm POM 1.715 10.290 6,00 6 Khế 2.110 8.440 4,00 7 IN Cán NBA 120.000 240.000 2,00 8 LẮP RÁP + KHO Ruột RBB 1.400 5.600 4,00 9 Lò xo LX 2.600 2.800 1,08 10 Ống trong OTG 2.100 2.900 1,38 TỔNG CỘNG 65,08 BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SXC THEO SẢN LƯỢNG THỰC TẾ SẢN PHẨM Tháng 04/2011 STT TÊN SẢN PHẨM SL YÊU CẦU SL SẢN XUẤT ĐỊNH MỨC CP SXC đồng /1SP TỔNG ĐM CP SXC PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 226.972.200 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 18,07 13.174.837 2 Tiêm B-30 728.000 729.600 11,55 8.426.880 3 Giắt B-30 728.000 729.900 9,00 6.569.100 … … … … … PHÂN XƯỞNG IN 54.118.000 1 Cán B-30 dương + đỏ 728.000 729.100 2,00 1.458.200 2 Cán B-34 dương 140.000 138.200 1,80 248.760 3 Cán BT7 đen 260.000 270.400 1,69 456.976 … … … … … PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 56.316.000 1 Bút bi B-30 728.000 729.100 6,46 4.709.986 2 Bút bi B-34 140.000 138.200 4,28 591.496 3 Bút bi BT7 260.000 270.400 5,24 1.416.896 … … … … … … Từ phần mềm kế toán ta có số liệu về chi phí sản xuất chung thực tế tháng 04/2011 như sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXC THỰC TẾ CÁC PHÂN XƯỞNG Tháng 04/2011 STT Đối tượng PX ép nhựa PX in PX Lắp ráp Tổng cộng 1 Lương của nhân viên phân xưởng Các khoản trích theo lương 10.267.172 2.258.778 4.278.940 941.367 12.236.581 2.692.048 26.782.693 5.892.193 2 Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng 12.537.726 3.248.192 1.499.534 17.285.452 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 172.489.772 27.392.760 29.216.254 229.098.786 4 Chi phí tiền điện, tiền nước 18.324.672 8.468.320 2.756.994 29.549.986 5 Chi phí bằng tiền khác 6.224.957 6.224.957 6.224.957 18.674.871 Cộng số phát sinh Nợ 222.103.077 50.554.536 54.626.368 327.283.981 Dựa vào hai bảng tổng hợp chi phí SXC định mức và thực tế phát sinh tại các phân xưởng ta có bảng tổng hợp sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXC THỰC TẾ VÀ ĐỊNH MỨC Tháng 04/2011 THỰC TẾ ĐỊNH MỨC PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 222.103.077 226.972.200 PHÂN XƯỞNG IN 50.554.536 54.118.000 PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 54.626.368 56.316.000 TỔNG CỘNG 327.283.981 337.406.200 Ví dụ: Phân bổ chi phí SXC theo phương pháp định mức cho 729.100 sản phẩm B-30: Định mức chi phí SXC để sản xuất 1 sản phẩm bút bi B-30 là: 65,08 đồng/1SP 327.283.981 Tỷ lệ CP NVLTT thực tế/định mức = = 0,97 337.406.200 Chi phí NVLTT thực tế để sản xuất 729.100 sản phẩm bút bi B-30 là: 729.100 * 0,97 * 65,08 = 46.026.333,16 (đồng) Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Tổng hợp chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627 : 327.283.981 Có TK 3341 : 26.782.693 Có TK 338 : 5.892.193 Có TK 153 : 17.285.452 Có TK 214 : 229.098.786 Có TK 331 : 29.549.986 Có TK 1111 : 18.674.871 Phân bổ tổng CP SXC thực tế cho từng bộ phận: Nợ TK 627E : 222.103.077 Nợ TK 627I : 50.554.536 Nợ TK 627L : 54.626.368 Có TK 627 : 327.283.981 Phân bổ chi phí SXC cho 729.100 sản phẩm bút bi B-30 Nợ TK 627B-30 : 46.026.333,16 Có TK 627 : 46.026.333,16 Sổ kế toán sử dụng: Xem phụ lục 1 Sổ tổng hợp TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Sổ chi tiết TK 627E “Chi phí SXC – phân xưởng ép nhựa” Sổ chi tiết TK 627I “Chi phí SXC – phân xưởng in” Sổ chi tiết TK 627L “Chi phí SXC – phân xưởng lắp ráp” Sổ chi tiết TK 627B-30 “Chi phí SXC – sản phẩm bút bi B-30” Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chứng từ sử dụng: Bảng trị giá SPDD cuối kỳ theo từng sản phẩm, Bảng trị giá SPDD cuối kỳ các phân xưởng Trình tự thực hiện: Vào cuối tháng, các phân xưởng tiến hành kiểm kê số lượng các bán thành phẩm, thành phẩm chưa hoàn thành ghi vào cột số lượng của bảng trị giá SPDD cuối kỳ từng sản phẩm và phân xưởng cụ thể. Tại phòng kế toán, số liệu được nhập vào phần mềm kế toán về mặt số lượng. Phần mềm sẽ tự động cập nhật về mặt giá trị dựa trên định mức CPSX và phần trăm hoàn thành của bán thành phẩm, thành phẩm đã được mặc định từ trước. Do NVL chính và phụ được bỏ vào ngay từ đầu quy trình sản xuất nên chi phí NVLTT nằm trong SPDD cuối kỳ là 100%, chi phí chế biến (bao gồm CP NCTT và CP SXC) phụ thuộc vào % ước lượng hoàn thành của từng bán thành phẩm, thành phẩm. Ví dụ: Trong tháng 04/2011 báo cáo từ các bộ phận sản xuất số lượng SPDD cuối kỳ của sản phẩm bút bi B-30 như sau: STT BỘ PHẬN TÊN BTP/TP SL SPDD cuối kỳ % Hoàn thành 1 ÉP NHỰA Cán 1.100 70% 2 Tiêm 800 70% 3 Giắt 750 70% 4 Chụp 900 70% 5 Bấm 1.460 70% 6 Khế 1.200 70% 7 IN Cán 1.300 80% 8 LĂP RÁP Bút bi B-30 1.400 60% Dựa vào định mức chi phí sản xuất của sản phẩm bút bi B-30, ta có bảng trị giá SPDD cuối kỳ sản phẩm bút bi B-30 như sau: BẢNG TRỊ GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ SẢN PHẨM B-30 Tháng 04/2011 STT BỘ PHẬN TÊN BTP/TP ĐM CP NVLTT /1SP ĐM CP NCTT /1SP ĐM CP SXC /1SP ĐM CPSX /1SP SL SPDD cuối kỳ % Hoàn thành Trị giá SPDD cuối kỳ 1 ÉP NHỰA Cán 239,50 77,73 18,07 335,30 1.100 70% 337.216,00 2 Tiêm 160,56 34,37 11,55 206,48 800 70% 154.163,20 3 Giắt 101,79 20,36 9,00 131,15 750 70% 91.756,50 4 Chụp 14,34 7,32 8,00 29,66 900 70% 22.557,60 5 Bấm 26,24 5,07 6,00 37,31 1.460 70% 49.623,94 6 Khế 21,33 3,41 4,00 28,74 1.200 70% 31.820,40 7 IN Cán 2,04 0,34 2,00 4,38 1.300 80% 5.085,60 8 LẮP RÁP + KHO Bút bi B-30 406,66 8,60 6,46 421,72 1.400 60% 581.890,40 TỔNG CỘNG 972,46 157,20 65,08 1.195,74 1.274.197,64 Trị giá SPDD cuối kỳ của BTP/TP được tính như sau: Trị giá CP NVLTT nằm trong SPDD cuối kỳ: SL SPDD cuối kỳ * Định mức CPNVLTT * 100% Trị giá CP chế biến nằm trong SPDD cuối kỳ: SL SPDD cuối kỳ * Định mức CP chế biến * % Ước lượng hoàn thành Ví dụ: Bút bi B-30 có số lượng SPDD cuối kỳ 1.400 sản phẩm, định mức CP NVLTT: 406,66 đồng/cây, CP NCTT: 8,60 đồng/cây, CP SXC: 6,46 đồng/cây. Ước lượng % hoàn thành của bút bi B-30 là 60%, vậy trị giá SPDD cuối kỳ của bút bi B-30 được tính như sau: Trị giá CP NVLTT nằm trong SPDD cuối kỳ: 1.400 * 406,6 = 569.240 (đồng) Trị giá CP chế biến nằm trong SPDD cuối kỳ: 1.400 * (8,60 + 6,46) * 60% = 12.650,40 (đồng) Trị giá SPDD cuối kỳ của sản phẩm bút bi B-30: 569.240 + 12.650,40 = 581.890,40 (đồng) BẢNG TRỊ GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ CÁC PHÂN XƯỞNG Tháng 04/2011 STT TÊN SẢN PHẨM ĐM CP NVLTT ĐM CP NCTT ĐM CP SXC Tổng cộng SL SPDD cuối kỳ % Hoàn thành Trị giá SPDD cuối kỳ PHÂN XƯỞNG ÉP NHỰA 28.746.120,00 1 Cán B-30 dương + đỏ 239,50 77,73 18,07 335,30 1.100 70% 337.216,00 2 Tiêm B-30 160,56 34,37 11,55 206,48 800 70% 154.163,20 3 Giắt B-30 101,79 20,36 9,00 131,15 750 70% 91.756,50 … … … … … … … … … PHÂN XƯỞNG IN 24.260.135,00 1 Cán B-30 dương + đỏ 2,04 0,34 2,00 4,38 1.300 80% 5.085,60 2 Cán B-34 dương 2,07 0,36 1,80 4,23 1.250 60% 4.207,50 3 Cán BT7 đen 2,09 0,32 1,69 4,10 1.400 70% 4.895,80 … … … … … … … ... … PHÂN XƯỞNG LẮP RÁP 34.289.162,00 1 Bút bi B-30 406,66 8,60 6,46 421,72 1.400 60% 581.890,40 2 Bút bi B-34 402,58 7,82 5,35 415,75 1.100 70% 452.978,90 3 Bút bi BT7 404,26 7,49 5,47 417,22 1.000 70% 413.332,00 Tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ: 2.2.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất định mức các phân xưởng: CP NVLTT CP NCTT CP SXC Tổng CPSX PX Ép nhựa 2.119.794.000 200.592.000 226.972.200 2.557.358.200 PX In 1.192.865.000 166.746.000 54.118.000 1.403.729.000 PX Lắp ráp 4.235.962.000 595.322.000 56.316.000 4.887.600.000 Tổng CP định mức 7.548.621.000 962.660.000 337.406.200 8.848.687.200 2.2.4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế các phân xưởng: CP NVLTT CP NCTT CP SXC Tổng CPSX PX Ép nhựa 2.032.122.353 200.247.526 222.103.077 2.454.499.956 PX In 1.150.911.026 152.396.977 50.554.536 1.353.862.539 PX Lắp ráp 4.063.643.067 571.509.902 54.626.368 4.689.779.337 Tổng CP thực tế 7.246.676.446 924.154.405 327.283.981 8.498.141.832 Định khoản tổng hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ: Tại phân xưởng ép: Nợ TK 154E : 2.454.499.956 Có TK 621E : 2.032.122.353 Có TK 622E : 200.274.526 Có TK 627E : 222.103.077 Tại phân xưởng in: Nợ TK 154I : 1.353.862.539 Có TK 621I : 1.150.911.026 Có TK 622I : 152.396.977 Có TK 627I : 50.554.536 Tại phân xưởng in: Nợ TK 154L : 4.689.779.337 Có TK 621L : 4.063.643.067 Có TK 622L : 571.509.902 Có TK 627L : 54.626.368 Sổ kế toán sử dụng: (Xem phụ lục 1) Sổ tổng hợp: Sổ tổng hợp TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Sổ chi tiết theo từng phân xưởng: Sổ chi tiết TK 154E “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – phân xưởng ép nhựa” Sổ chi tiết TK 154I “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – phân xưởng in” Sổ chi tiết TK 154L “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – phân xưởng lắp ráp” Sổ chi tiết TK 621E, TK 622E, TK 627E – phân xưởng ép nhựa Sổ chi tiết TK 621I, TK 622I, TK 627I – phân xưởng in Sổ chi tiết TK 621L, TK 622L, TK 627L – phân xưởng lắp ráp Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức: Từ số liệu trị giá SPDD đầu kỳ từ cuối kỳ trước chuyển sang và số liệu tổng hợp được ở trên ta có bảng tính giá thành thực tế các phân xưởng như sau: Trị giá SPDD ĐK CP phát sinh TK Trị giá SPDD CK Tổng giá thành PX Ép nhựa 22.150.247 2.454.499.956 28.746.120 2.447.904.083 PX In 18.246.230 1.353.862.539 24.260.135 1.347.848.634 PX Lắp ráp 12.180.136 4.689.779.337 34.289.162 4.667.670.311 TỔNG CỘNG 52.576.613 8.498.141.832 87.295.417 8.463.423.028 Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm bút bi B-30: Từ các số liệu chi phí định mức và chi phí thực tế được phân bổ cho 729.100 sản phẩm bút bi B-30 đã được trình bày ở trên ta có số liệu như sau: CP NVLTT CP NCTT CP SXC Tổng CPSX Tổng CP thực tế 680.659.762,56 110.029.939,20 46.026.333,16 836.716.034,92 Tổng CP định mức 709.020.586,00 114.614.520,00 47.449.828,00 871.084.934,00 Tính giá thành 729.100 sản phẩm bút bi B-30 nhập kho: Căn cứ vào số liệu trị giá SPDD đầu kỳ sản phẩm bút bi B-30 cuối kỳ trước chuyển sang (Số lượng: 300 cây; Trị giá: 353.369,84 đồng), tổng chi phí sản xuất ở bảng trên và trị giá SPDD cuối kỳ sản phẩm B-30 đã tính ở trên ta có bảng tính giá thành thực tế như sau: Trị giá SPDD ĐK CP phát sinh TK Trị giá SPDD CK Tổng giá thành Bút bi B-30 353.369,84 836.716.034,92 581.890,40 836.487.514,36 Dựa vào bảng tính giá thành trên, ta có giá thành thực tế 1 cây bút bi B-30: 836.487.514,36 = 1.147,29 (đồng/cây) 729.100 Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Tổng cộng nhập kho thành phẩm trong kỳ: Nợ TK 155 (chi tiết) : 8.463.423.028 Có TK 154E : 2.447.904.083 Có TK 154I : 1.347.848.634 Có TK 154L : 4.667.670.311 Chi tiết cho sản phẩm bút bi B-30: Tập hợp chi phí sản xuất cho 729.100 sản phẩm B-30: Nợ TK 154B-30 : 836.716.034,92 Có TK 621B-30 : 680.659.762,56 Có TK 622B-30 : 110.029.939,20 Có TK 627B-30 : 46.026.333,16 Nhập kho 729.100 sản phẩm bút bi B-30: Nợ TK 155B-30 : 836.487.514,36 Có TK 154B-30 : 836.487.514,36 Sổ kế toán sử dụng: (Xem phụ lục 1) Sổ tổng hợp: Sổ tổng hợp TK 155 “Thành phẩm” Sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 154E, TK 154I, TK 154L, TK 154B-30 Sổ chi tiết TK 155E “Thành phẩm – phân xưởng ép nhựa” Sổ chi tiết TK155I “Thành phẩm – phân xưởng in” Sổ chi tiết TK 155L “Thành phẩm – phân xưởng lắp ráp” Sổ chi tiết TK 155B-30 “Thành phẩm – sản phẩm bút bi B-30” Xử lý các trường hợp chi phí sản xuất vượt định mức: Phương pháp tính giá thành theo phương pháp định mức mà Công ty hiện tại đang áp dụng giúp Công ty quản lý tốt hơn hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất sản phẩm. Trong tháng 04/2011, tỷ lệ thực tế/ định mức của các khoản mục chi phí NVLTT, NCTT, SXC lần lượt là 0,96; 0,96; 0.97 cho thấy công tác quản lý và sử dụng chi phí sản xuất vẫn hiệu quả. Tuy nhiên, không phải kỳ sản xuất nào Công ty cũng có thể duy trì được tỷ lệ thực tế/ định mức nhỏ hơn 1 của các khoản mục chi phí. Hàng tháng, kế toán thống kê, đối chiếu chi phí thực tế phát sinh và chi phí định mức để phát hiện những khoản vượt định mức. Trị giá khoản vượt định mức sẽ được theo dõi riêng và đến cuối kỳ sẽ được Công ty xử lý như sau: + Nếu toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho, hoặc không nhập kho đã tiêu thụ hết trong kỳ, thì phần chi phí vượt định mức sẽ được phân bổ vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”. Nợ TK 632 : Trị giá chi phí vượt định mức Có TK 621; 622; 627 : Trị giá chi phí vượt định mức + Nếu khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, khối lượng sản phẩm hoàn thành tồn kho có giá trị lớn; thì phần chi phí vượt định mức sẽ được phân bổ vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 155 “Thành phẩm” và TK 632 “Giá vốn hàng bán” theo tỷ lệ tương ứng. Nợ TK 154 : Trị giá chi phí vượt định mức, theo tỷ lệ tương ứng Nợ TK 155 : Trị giá chi phí vượt định mức, theo tỷ lệ tương ứng Nợ TK 632 : Trị giá chi phí vượt định mức, theo tỷ lệ tương ứng Có TK 621; 622; 627 : Trị giá chi phí vượt định mức Để minh họa cho việc xử lý các trường hợp chi phí vượt định mức của Công ty em xin lấy mẫu sản phẩm bút bi B-30: Theo số liệu do Công ty cung cấp về sản phẩm bút bi B-30 như sau: + Tháng 09/2010 sản phẩm bút bi B-30 sản xuất được 824.000 cây với các thông tin về chi phí sản xuất: Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng cộng Thực tế (1) 801.578.649 128.980.148 52.854.128 983.412.925 Định mức (2) 801.307.040 129.532.800 53.625.920 984.465.760 Chênh lệch (1-2) 271.609 (552.652) (771.792) (1.052.835) Nguyên nhân gây vượt định mức NVLTT mà Công ty phát hiện được trong tháng 09/2010 là do sử dụng NVLTT ở phân xưởng ép nhựa chưa hiệu quả, số lượng sản phẩm tái chế nhiều gây lãng phí NVL. Trong tháng 09/2010 số lượng sản phẩm bút bi B-30 sản xuất được đã được tiêu thụ toàn bộ nên phần chi phí NVLTT được Công ty xử lý như sau: Nợ TK 632 : 271.609 Có TK 621 : 271.609 + Tháng 11/2010 sản phẩm bút bi B-30 sản xuất được 428.000 cây với các thông tin về chi phí sản xuất như sau: Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng cộng Thực tế (1) 415.824.142 66.763.482 28.427.139 511.014.763 Định mức (2) 416.212.880 67.281.600 27.854.240 511.348.720 Chênh lệch (1-2) (388.738) (518.118) 572.899 (369.957) . Nguyên nhân gây vượt định mức chi phí SXC mà Công ty tìm ra là do giá của các dịch vụ mua ngoài như điện, nước…tăng lên. Dẫn đến chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh cao hơn sao với định mức. Trong tháng 11/2010 số lượng sản phẩm bút bi B-30 sản xuất được 428.000 cây trong đó: 342.400 cây (tương đương 80%) nhập kho; 85.600 cây (tương đương 20%) đã tiêu thụ trong kỳ và không có SPDD cuối kỳ. Phân bổ chi phí SXC vượt định mức trong kỳ như sau: Phân bổ vào thành phẩm nhập kho : 572.899 * 0,8 = 458.319,20 Phân bổ vào giá vốn hàng bán : 572.899 * 0,2 = 114.579,80 Định khoản như sau: Nợ TK 155 : 458.319,20 Nợ TK 632 : 114.579,80 Có TK 627 : 572.899,00 Tóm lại: Do Công ty đã tự xây dựng cho mình định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho các bán thành phẩm ở các công đoạn và từng sản phẩm hoàn thành. Nên có thể dễ dàng phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
Tài liệu liên quan