Tài liệu Tiểu luận Tổng quan pháp luật kinh doanh: 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....
Tiểu luận
Tổng quan pháp luật kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn : ....................................
Sinh viên thực hiện : ....................................
Lớp : ....................................
MSSV : ....................................
2
MỞ ĐẦU
Trong các công ty cổ phần luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là
cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành
công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn. Những người quản lý thường
không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại là người điều hành mọi
hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi
nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đông. Do đó, luật về quản trị doanh nghiệp của các
quốc gia cũng như những quy định của các thị trường niêm yết thường yêu cầu trong cơ
cấu HĐQT công ty phải có sự tham gia của các thành viên ...
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổng quan pháp luật kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....
Tiểu luận
Tổng quan pháp luật kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn : ....................................
Sinh viên thực hiện : ....................................
Lớp : ....................................
MSSV : ....................................
2
MỞ ĐẦU
Trong các công ty cổ phần luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là
cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành
công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn. Những người quản lý thường
không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại là người điều hành mọi
hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi
nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đông. Do đó, luật về quản trị doanh nghiệp của các
quốc gia cũng như những quy định của các thị trường niêm yết thường yêu cầu trong cơ
cấu HĐQT công ty phải có sự tham gia của các thành viên HĐQT độc lập (Independent
directors – ID). Các thành viên này có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, làm
giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý công ty, góp phần bảo vệ lợi
ích chính đáng của cổ đông, nhất là những cổ đông nhỏ.
3
Chương 1. Cơ sở lý luận liên quan tới thành viên Hội đồng quản trị độc lập
trong công ty Cổ phẩn
1.1. Khái niệm.
Thành viên HĐQT độc lập có khi được gọi đầy đủ là thành viên HĐQT độc lập
không điều hành là thành viên HĐQT không có quan hệ vật chất với công ty, hay các
công ty con, công ty liên kết của công ty - dù là trực tiếp hay gián tiếp (với tư cách đối
tác, cổ đông, hoặc nhân viên của các tổ chức có quan hệ kinh doanh với công ty).
Từ định nghĩa trên có thể diễn giải thành các đặc trưng pháp lý sau (tùy theo quốc gia
và tùy theo công ty):
- Không phải là người lao động của công ty hay các công ty con, công ty liên kết
trong vòng ba năm gần nhất.
- Không có người trong gia đình là thành viên HĐQT, tổng giám đốc, người quản lý
khác, hay cổ đông lớn của công ty, công ty con, công ty liên kết trong ba năm gần nhất.
- Không sở hữu cổ phần ở công ty hay công ty con, công ty liên kết với công ty.
- Không nhận bất kỳ khoản thù lao nào khác từ công ty, ngoại trừ khoản thù lao được
trả cho vai trò thành viên HĐQT.
- Không tham gia vào các chương trình quyền chọn cổ phần (share option scheme)
hoặc bất kỳ chương trình nào khác của công ty liên quan đến việc trả thu nhập theo hiệu
quả làm việc.
- Không là thành viên của kế hoạch hưu trí (pension scheme) của công ty.
- Không có quan hệ lãnh đạo chéo hoặc có mối liên hệ đáng kể nào với các thành
viên HĐQT khác thông qua việc cùng tham gia vào các tổ chức, doanh nghiệp khác.
- Không là đại diện ủy quyền của một cổ đông lớn nào cả.
Ngoài ra, ở một số công ty, còn có thêm các điều kiện khác như:
- Thời gian tham gia vào HĐQT của công ty không quá 10 năm.
- Chưa từng làm việc tại công ty hoặc tham gia thành viên ban kiểm soát của công ty.
4
1.2. Cơ sở pháp lý và vai trò thành viên hội đồng quản trị độc lập.
Thứ nhất, cần tính khách quan
Một hội đồng quản trị, nếu chỉ bao gồm những người bên trong, có quan hệ lợi ích
bên trong công ty, rất khó có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến khách quan để dẫn đến
các quyết định có lợi cho đa số cổ đông, nhưng bất lợi, hoặc ít có lợi, cho bản thân mình.
Thành viên HĐQT độc lập là người không có quan hệ lợi ích với công ty, không bị
“lấn cấn” bởi những suy nghĩ liên quan đến lợi ích riêng tư, nên sẽ đưa ra những ý kiến
khách quan, nhằm vào lợi ích tổng thể của công ty chứ không nhằm vào lợi ích riêng tư
của cá nhân hoặc một nhóm người. Nhờ tiếng nói khách quan này, HĐQT công ty tránh
được những quyết định mang tính “có ý đồ”, có thể gây xung đột lợi ích trong cổ đông,
và đôi khi, trong chính nội bộ HĐQT.
Có những công ty, tiếng nói của thành viên HĐQT độc lập mang tính quyết định vì
trong nội bộ HĐQT đang có hai nhóm lợi ích xung đột lẫn nhau và đang trong trạng thái
“cân bằng lực lượng”. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, để phát triển bền vững, một
công ty không chỉ quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông (shareholders) mà còn quan
tâm đến các chủ thể liên quan (stakeholders) khác như chủ nợ, người cung cấp, khách
hàng, người lao động...
Không có sự khách quan của các thành viên độc lập, có thể HĐQT sẽ chỉ đưa ra các
quyết định đem lại lợi ích trước mắt cho cổ đông mà không quan tâm đến các chủ thế
khác, dẫn đến việc công ty mất uy tín, khách hàng mất lòng tin, người lao động bỏ việc...
gây thiệt hại lâu dài cho công ty.
Thứ hai, cần có cái nhìn rộng hơn từ bên ngoài
Có thể xuất phát từ khát vọng kinh doanh, tham vọng làm giàu, từ cảm giác “say sưa
trong chiến thắng”... các thành viên HĐQT bên trong công ty - thường là các cổ đông lớn
- có thể không có được cái nhìn toàn diện về bức tranh thị trường và tình hình kinh doanh
của công ty.
Các quyết định mang tính chiến lược có thể được đưa ra từ sự lạc quan (hoặc bi
quan) quá mức, dẫn đến vội vàng, liều lĩnh, không tính hết các yếu tố rủi ro, và dễ dẫn
đến thất bại. Khi đó, với góc nhìn của người ngoài, thành viên HĐQT độc lập có thể có
nhiều thông tin hơn về thị trường, môi trường kinh doanh để đưa ra những phân tích,
5
nhận định sáng suốt hơn, giúp cho HĐQT “tỉnh táo” lại để đưa ra các quyết định đúng
đắn.
6
Thứ ba, cần thêm kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh và quản lý
Các thành viên HĐQT bên trong có thể rất giỏi, nhưng không thể giỏi hết mọi mặt.
Đó là chưa kể, trong nhiều trường hợp, các thành viên HĐQT bên trong chỉ quen với
cách làm ăn đơn giản ở quy mô nhỏ, không có đủ kiến thức, kinh nghiệm để tổ chức quản
lý công ty ở giai đoạn phát triển lớn mạnh. Khi đó, việc đưa những thành viên độc lập có
năng lực, kinh nghiệm từ bên ngoài vào để giúp lèo lái công ty là điều hết sức cần thiết.
Thứ tư, cần chứng tỏ sự minh bạch
Những công ty đại chúng và công ty niêm yết rất cần chứng tỏ sự minh bạch của
mình để làm an lòng cổ đông và thu hút thêm các nhà đầu tư. Một trong những cách thể
hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của công ty là sự có mặt của ít
nhất một phần ba số thành viên độc lập trong cơ cấu của HĐQT. Những thành viên
HĐQT độc lập, ngoài việc đóng góp kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh và quản lý và
đưa ra những ý kiến khách quan trong HĐQT, còn là người “để mắt” đến sự công bằng,
minh bạch trong hoạt động quản trị của công ty.
Nghề thành viên độc lập và nhu cầu sử dụng thành viên độc lập tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã bắt đầu manh nha có nghề thành viên HĐQT độc lập. Một số ít
công ty cổ phần tại Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được nhu cầu phải tăng cường năng
lực quản trị cho công ty, đặc biệt là năng lực tư duy và hoạch định chiến lược. Nhiều
công ty bỏ tiền ra thuê tổng giám đốc (CEO), với mức lương rất cao, nhưng lại không
biết cách “ra đề” cho CEO và không biết cách đánh giá năng lực của CEO này.
Do CEO mới không biết rõ mong đợi và “đầu bài” của HĐQT, nên cứ vạch con
đường dài hạn 5-10 năm của mình, trong khi HĐQT thì mong muốn có được kết quả sau
1-2 năm. CEO cứ làm theo cách của mình, còn HĐQT thì lờ mờ, không biết CEO đang
làm gì, liệu có kết quả không, cũng không biết đánh giá CEO thế nào, chỉ biết các chương
trình của CEO đưa ra sao tốn tiền quá.
Khi đó, sự xuất hiện của một thành viên HĐQT độc lập có kinh nghiệm quản lý ở
tầm cao sẽ giúp HĐQT xem xét, đánh giá lại các kế hoạch dài hơi của CEO xem “dài” cỡ
nào, có khả thi không, và cách làm có sức thuyết phục không... Trong nhiều trường hợp,
thành viên HĐQT độc lập vừa đóng vai trò “ra đề” cho CEO, vừa hỗ trợ, giám sát CEO
thực hiện các chương trình theo đúng định hướng do HĐQT quyết định.
7
Vấn đề đặt ra là đến khi nào các công ty cổ phần Việt Nam mới nhận thức rõ và chấp
nhận có sự thay đổi trong quản trị công ty bằng việc mời các cựu quản lý cấp cao, các
chuyên gia kinh tế, chuyên gia tư vấn quản lý, các luật sư, nhà nghiên cứu... tham gia vào
HĐQT công ty với tư cách thành viên độc lập để góp phần gia tăng giá trị của công ty.
1.3. Các tiêu chí xác định thành viên HĐQT độc lập.
Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các quốc gia trong quy định về ID, nhưng
tựu chung có thể thấy là bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tính độc lập như sau:
1.3.1. Độc lập trong quan hệ nhân thân
- Không từng là nhân viên, người quản lý điều hành của công ty, người đại diện vốn
của công ty mẹ tại công ty trong vòng 3-5 năm trước đó.
- Không có mối quan hệ, liên kết với người quản lý điều hành, nhân sự cấp cao của
công ty, cổ đông lớn (sở hữu một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty trở lên) .
- Không là người làm tư vấn, kiểm toán cho công ty, công ty liên quan trong một
khoảng thời gian nhất định trước đó với tư cách cá nhân hoặc là người quản lý điều hành,
nhân viên, đối tác, chủ sở hữu, . . . của hãng cung cấp các dịch vụ này.
- Thời gian tham gia làm thành viên HĐQT của công ty không quá một số năm nhất
định kể từ ngày được bổ nhiệm lần đầu tiên. Chẳng hạn, 9 năm theo luật Anh, Hongkong,
. . .
1.3. 2. Độc lập trong quan hệ về sở hữu và kinh tế
- Không phải là người sáng lập, là cổ đông lớn của công ty hay là người đại diện của
cổ đông lớn. Một số nơi còn quy định tỷ lệ tối đa cổ phiếu của công ty niêm yết mà ID
được phép nắm giữ, chẳng hạn 1% theo quy định niêm yết (Lisling Rules - LR) tại
Hongkong.
- Ngoại trừ thù lao từ việc làm thành viên HĐQT, không hưởng bất kỳ lợi ích vật
chất nào khác (như quyền mua cổ phiếu, các khoản trợ cấp,... ) từ công ty.
- Trong vòng 3 năm trước đó không nhận các khoản bồi thường, đền bù, ... từ công ty
(trừ lương hưu, thù lao do tham gia các ủy ban, ...) trên mức quy định, chẳng hạn 100.000
8
USD theo LR của Sở Giao dịch chứng khoán NewYork (NewYork Stock Exchange -
NYSE).
- Không có quan hệ kinh tế (với danh nghĩa cá nhân hay với tư cách là người quản lý điều
hành, chủ sở hữu, ...) dưới dạng hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với công ty và công ly
liên quan trong vòng 2 (Hongkong, Malaysia, ...) hoặc 3 (Mỹ, Úc, …) năm trước có giá
trị cao hơn mức quy định. Ví dụ: 120.000 USD hoặc 2% tổng doanh thu gộp hợp nhất
theo quy định ở Mỹ, 1 triệu Ringgit hoặc 5% doanh thu theo quy định của Malaysia, ...
Ví dụ: Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009do Thủ tướng Chính Phủ ban
hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại
Điều 22. Tiêu chuẩn, điều kiện về tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị độc
lập
1. Không phải là người đang làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của
ngân hàng hoặc đã làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng bất kỳ
thời gian nào trong 03 năm liền kề trước đó.
2. Không phải là người đang hưởng lương và thù lao, phụ cấp khác của ngân hàng
ngoài những khoản được hưởng theo tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị.
3. Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người
đó không thuộc một trong các trường hợp sau: sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu
quyết trở lên đối với ngân hàng thương mại cổ phần; là người quản lý, thành viên Ban
Kiểm soát của ngân hàng hoặc công ty trực thuộc của ngân hàng vào thời điểm hiện tại
hoặc bất kỳ thời gian nào trong 03 năm liền kề trước đó.
4. Không phải là người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát của ngân hàng tại bất kỳ
thời điểm nào trong 05 năm liền kề trước đó; không trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1%
vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
5. Không cùng người có liên quan theo quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định này
sở hữu từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của ngân hàng thương mại cổ phần
1.4. Quyền và trách nhiệm.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị theo đúng quy chế
nội bộ của hội đồng quản trị và sự phân công của chủ tịch hội đồng quản trị một cách
trung thực vì lợi ích của công ty và cổ đông.
9
Xem xét báo cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập chuẩn bị, có kiến hoặc yêu cầu
người điều hành công ty, kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nội bộ giải trình các
vấn đề có liên quan đến báo cáo.
Tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị, thảo lung và biểu quyết các vấn đề
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị theo quy định pháp luật, trừ trường hợp
không được biểu quyết vì vấn đề xung đột lợi ích với thành viên đó, chịu trách nhiệm
trước đâị hội đồng cổ đông và trước hội đồng quản trị về quyết định của mình.
Triển khai thực hiện nghị quyết, quyết định của đại hội đồng cổ đông và của hội
đồng quản trị.
Có trách nhiệm giải trình trước đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị về việc thực
hiện nhiệm vụ được giao khi được yêu cầu.
Đề nghị chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập họp hội đồng quản trị bất thường.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ
công ty.
Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất
nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;
Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin,
bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty
để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và
người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo
này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.
1.5. Trách nhiệm của thành viên HĐQT độc lập
Chúng ta phải khẳng định rằng ID (thành1.5 viên Hội đồng quản trị độc lập) đóng
một vai trò quan trọng trong công ty, với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo lợi ích hài hòa
giữa các cổ đông lớn và nhỏ, đưa ra bản đánh giá chính xác và khách quan với các hoạt
động của thành viên HĐQT, để từ đó đưa công ty phát triển một “Văn hóa công ty” lành
mạnh, hợp tác cùng phát triển, phấn đấu cho mục tiêu phát triển lợi ích cho công ty.
10
Thành viên Hội đồng quản trị độc lập thực sự, tức là có tính độc lập và có khả năng
độc lập thì ID đóng một vai trò rất quan trọng trong tổ chức của một công ty, như:
Khi có ID, Công ty phải thiết lập và công khai cơ chế để mọi tổ chức, cá
nhân quan tâm có thể liên hệ với ID để mọi thành viên trong công ty, từ ban quản
trị, thành viên trong Hội đồng quản trị, các cổ đông lớn nhỏ biết được thông tin
một cách chính xác và kịp thời cũng như cùng một thời điểm.
Các ID đánh giá hoạt động của HĐQT một cách khách quan và chính xác.
Các ID sẽ không phải “Há miệng mắc quai” khi đưa ra nhận xét và đánh giá hoạt
động của các thành viên, để từ đó, công ty biết được hiệu quả làm việc của từng
người.
Cổ đông có thể trực tiếp trao đổi về những quan tâm của họ với ID. Hơn
thế nữa, ID có thể đảm bảo lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi cổ đông như
nhau, nghĩa là cổ đông bé và cổ đông lớn đều được hưởng như nhau, có sự cạnh
tranh lành mạnh.
Trách nhiệm đánh giá việc thực thi nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT.
Lợi ích của các cổ đông nhỏ
Khả năng tiếp cận các thông tin một cách độc lập
Khả năng kiểm soát kỹ lưỡng và tính quyết đoán
Chương 2. Thực tiễn thành viên HĐQT độc lập ở Thế giới và Việt Nam
2.1. Quy định về thành viên HĐQT độc lập trên thế giới.
Trong thành phần HĐQT gồm 16 người của tập đoàn kỹ thuật điện hàng đầu thế giới
đồng thời là công ty lớn nhất thế giới theo xếp loại năm 2009 của tạp chí Forbes, là
General Electric (GE) lại có đến 14 người (trên ba phần tư) là thành viên độc lập.
Còn trong Berkshire Hathaway, một công ty đầu tư hàng đầu của tỉ phú Warren
Buffet, HĐQT có 12 người thì có đến 8 người là thành viên độc lập.1
1 Nguồn:
11
a. Theo quy định của NYSE (NewYork Stock Exchange ) hoặc SGD Chứng khoán
Úc (Australian Stock Exchange - ASX), công ty niêm yết phải có đa số thành viên HĐQT
là độc lập. Các ID phải họp thường kỳ (ít nhất mỗi năm 1 lần) không có sự tham gia của
những người quản lý hoặc các thành viên HĐQT điều hành/không độc lập để tăng cường
sự trao đổi và thông tin giữa các ID. Công ty phải thiết lập và công khai cơ chế để mọi tổ
chức, cá nhân quan tâm có thể liên hệ với ID. Công ty phải thành lập ủy ban bổ nhiệm có
nhiệm vụ giới thiệu các ứng viên tiềm năng tham gia HĐQT và đánh giá hoạt động của
HĐQT, Ban điều hành; phải thành lập Ủy ban thù lao, Ủy ban kiểm toán. Thành viên của
cả 3 Ủy ban trên phải bao gồm toàn bộ (NYSE) hay đa số (ASX) là ID.
b. Ở Anh, Luật hỗn hợp về quản trị công ty (Combined Code on Corporate
Governance - CCCG) quy định, các công ty khác phải có ít nhất 2 hoặc đa số thành viên
HĐQT là ID tùy số nào lớn hơn. HĐQT phải chỉ định một ID cao cấp để các cổ đông có
thể trực tiếp trao đổi về những quan tâm của họ; phải thành lập Ủy ban bổ nhiệm gồm đa
số các ID, Ủy ban thù lao bao gồm ít nhất 2-3 ID, Ủy ban kiểm toán bao gồm tất cả các
ID. Các ID định kỳ có trách nhiệm đánh giá việc thực thi nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT.
c. Tại Hongkong, Malaysia theo các quy định về niêm yết (LR) HĐQT công ty niêm
yết phải có ít nhất 1/3 hoặc 3 (Hongkong) hay 2 (Malaysia) ID tùy số nào lớn hơn, phải
thành lập Ủy ban kiểm toán do một ID làm chủ tịch với tất cả các thành viên không điều
hành và phần lớn trong số đó là ID. Các công ty niêm yết phải thành lập ủy ban nhân sự
và ủy ban thù lao bao gồm phần lớn là các ID.
2.2. Thực tiễn thành viên HĐQT độc lập tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Ở nước ta hiện nay thực tiễn hoạt động của thành viên HĐQT độc lập cho thấy khái
niệm còn rất mới và tồn tại nhiều hạn chế từ quy định pháp luật đến thực tiễn hoạt
động và vai trò trong HĐQT ở nước ta hiện nay.
2.2.1. Một số hạn chế qui định pháp luật Việt Nam về thành viên hội đồng quản trị
độc lập.
Thứ nhất: Theo khoản 1, điều 11, Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13-3-2007 về
việc ban hành quy chế quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các công ty niêm yết, quy định
số lượng thành viên HĐQT một đơn vị ít nhất là 5 người, nhiều nhất 11 người, trong đó
một phần ba là thành viên độc lập không điều hành. Khái niệm về thành viên độc lập theo
các văn bản pháp lý cho đến nay chỉ có thế. Ngoài ra không ở đâu, không văn bản nào
12
định nghĩa thành viên độc lập là gì, họ phải đáp ứng những tiêu chí nào, trình độ, kinh
nghiệm ra sao.
Không có tiêu chí, cũng chẳng có hướng dẫn, nhưng các công ty niêm yết vẫn phải
bầu cho được thành viên độc lập vào HĐQT cho nên sự bất cập ở đây là các quy định
của pháp luật về cách hiểu, quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT độc lập nhưng vẫn
phải thực hiện quy định pháp luật ở công ty Cổ phần.
Thứ hai: Hiện nay chưa có tổ chức nào đào tạo để trở thành thành viên HĐQT độc
lập có đủ năng lực và phẩm chất trong quá trình quản trị công ty.
Thứ ba: Theo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế), thành viên độc lập hoàn toàn không liên quan đến lợi ích công ty (mà một
trong số đó là không nắm giữ cổ phiếu). Nhưng luật pháp Việt Nam chưa quy định điều
này. Các công ty Việt Nam chọn thành viên độc lập theo hai xu hướng. Thứ nhất từ các
quỹ đầu tư, đối tác chiến lược, công ty chứng khoán… Những thành viên đó trên thực tế
không độc lập hoàn toàn vì họ đại diện cho một nhóm cổ đông hoặc cho tổ chức đầu tư
nơi họ làm việc. Thứ hai, những thành viên trước đây tham gia điều hành doanh nghiệp
(phó tổng, tổng giám đốc) nay không điều hành nữa, nghĩa là từ không độc lập trở thành
“độc lập”.
Thứ tư: Các văn bản pháp luật Việt Nam không xác định rõ vai trò của thành viên
độc lập là gì? chỉ quy định một cách rất chung chung và không có sự phân biệt với các
thành viên HĐQT khác cụ thể theo khoản 2-3, điều 25, Quyết định 15/2007/QĐ-BTC
ngày 19-3-2007 về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, vai trò của
thành viên độc lập cũng giống như những thành viên HĐQT khác.
Thứ năm: Hiện nay chưa có những qui định cụ thể về chế tài đối với các công ty vi
phạm các quy định pháp luật về thành viên HĐQT độc lập gây nên tâm lý chiếu lệ và
hình thức mà vai trò thì ít được phát huy.
2.2.2. Thực tiễn hoạt động của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong công ty
Cổ phần Việt Nam hiện nay.
13
Hiện nay việc sử dụng thành viên HĐQT độc lập trong quá trình quản trị công ty
ngày càng được các công ty Cổ phần sử dụng nhằm vừa nhằm tăng cường vai trò của
HĐQT của công ty, tăng cường tính khách quan, trí tuệ cho công ty. Bên cạnh đó là thu
hút vốn đầu tư, quảng cáo hình ảnh cho công ty của mình…
Một số ID là người được nhiều người biết đến như Chuyên gia kinh tế cao cấp T.S
Lê Đăng Doanh làm ID cho Công ty CP Rạng Đông, Ông Trần Xuân Giá nguyên Bộ
trưởng Bộ KH-ĐT là ID của ACB và mới đây được bầu là Chủ tịch HĐQT của ngân
hàng này,… )
Ở đa số các công ty cổ phần khác, ID hoặc chưa có hoặc tính độc lập không rõ nét
hoặc vai trò rất mờ nhạt. Bởi xét cho cùng, nếu không có quy định pháp lý thì những ông
chủ của các công ty này (cổ đông lớn đồng thời cũng là người quản trị, điều hành) chẳng
có động lực gì để bổ nhiệm một ID tham gia vào HĐQT để "soi xét", "giám sát" mình.
Đó là các công ty cổ phần thực thụ.
Còn ở các công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN thì khó lòng kiếm được ID
trong cơ cấu HĐQT bởi lẽ phần lớn họ đều là người đại diện vốn, người điều hành hoặc
những "công chức" của DNNN cũ. Ở các công ty này Nhà nước thường chiếm tỷ lệ sở
hữu cổ phần chi phối do vậy thực chất việc Đại hội cổ đông bầu HĐQT cũng chỉ là chính
thức hóa danh sách đã được cơ quan chủ quản Nhà nước phê duyệt mà thôi. Và với cơ
chế cổ phần "nửa mùa" (hoạt động theo cơ chế cổ phần nhưng ngoài sự tham gia quản lý
của đại diện vốn Nhà nước vẫn có sự tham gia quản lý của các Bộ ngành), nhất cử nhất
động của HĐQT vẫn chịu sự giám sát, chi phối, thậm chí can thiệp của các cơ quan nhà
nước.
Vì thiếu vắng ID trong thành phần HĐQT nên lợi ích của các cổ đông nhỏ ở các
công ty cổ phần có lúc, có nơi vẫn còn bị xem nhẹ. Mặt khác, bản thân các công ty cũng
gặp khó khi muốn đăng ký niêm yết ở nước ngoài. Do vậy, việc ban hành các quy định
pháp lý về thành viên HĐQT độc lập đối với các công ty cổ phần, nhất là công ty đại
chúng và công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay xem ra đang là đòi hỏi cấp bách từ thực
tiễn.
3. Khuyến nghị
14
Thứ nhất: Cần làm rõ cách hiểu về thành viên HĐQT độc lập là gì, vai trò, nghĩa vụ,
quyền hạn như thế nào. Bên cạnh đó cần có một văn bản pháp luật thống nhất quy định
chung về thành viên HĐQT độc lập tránh quá nhiều văn bản gây ra sự chồng chéo, và
nhầm lẫn cho doanh nghiệp.
Thứ hai: Nên có những qui định về chế tài đối với các công ty không thực hiện đúng
các qui định pháp luật về thành viên HĐQT độc lập.
Thứ ba: Cần tách riêng với các quy định pháp luật về thành viên HĐQT vì sẽ có
nhiều nhầm lẫn và tranh cãi để phát huy được vai trò của thành viên HĐQT độc lập.
Thứ tư: Tiếp đến cần khuyến khích các tổ chức đào tạo về thành viên HĐQT độc lập
có đủ năng lực và phẩm chất để phát huy vai trò trong quá trình quản trị của công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Tổng quan pháp luật kinh doanh.pdf