Tài liệu Tiểu luận Tính kế thừa của phủ định biện chứng và vận dung, xem xét công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam: Tiểu luận triết.
Lời mở đầu.
Đổi mới là quá trình sáng tạo không ngừng, cách mạng là sáng tạo. Công cuộc đổi mới ngày càng đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần sáng tạo không ngừng của chủ thể. Trước hết là của đội tiên phong cách mạng.
Đại hội VI của Đảng( 1986) quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đây là sự lựa chọn hợp quy luật, tạo bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Sau 18 năm vừa tìm tòi vừa phải tự vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đổi mới tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đến nay bằng những thành tựu của mình đủ để chúng ta khẳng định tính đúng đắn của những đường lối, chiến lược của Đảng và nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay. Ngay từ đầu, Đảng ta xác định đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Coi đổi mới kinh tế là trọng tâm, Đảng ta chuyển cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gắn với thị ...
19 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tính kế thừa của phủ định biện chứng và vận dung, xem xét công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận triết.
Lời mở đầu.
Đổi mới là quá trình sáng tạo không ngừng, cách mạng là sáng tạo. Công cuộc đổi mới ngày càng đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần sáng tạo không ngừng của chủ thể. Trước hết là của đội tiên phong cách mạng.
Đại hội VI của Đảng( 1986) quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đây là sự lựa chọn hợp quy luật, tạo bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Sau 18 năm vừa tìm tòi vừa phải tự vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đổi mới tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đến nay bằng những thành tựu của mình đủ để chúng ta khẳng định tính đúng đắn của những đường lối, chiến lược của Đảng và nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay. Ngay từ đầu, Đảng ta xác định đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Coi đổi mới kinh tế là trọng tâm, Đảng ta chuyển cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gắn với thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mấu chốt của sự đổi mới này là thiết lập cơ chế mới, thừa nhận trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế ấy phát triển vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chính nhờ đường lối đó mà chỉ 18 năm đổi mới đã đem lại cho đất nước ta bộ mặt mới với sự rạng rỡ, phồn vinh làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế- xã hội, nhất là ổn định tình hình chính trị, kinh tế văn hoá phát triển quốc phòng vững chắc, mở rộng đối ngoại, vị thế đất nước ta không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
Điểm nhấn mạnh là công cuộc đổi mới của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp. Đảng ta chủ trương phải nhình thẳng vào sự thật, thấy rõ thực chất của những sai lầm chủ quan duy ý chí, không tôn trọng thực tế khách quan, không hành động theo quy luật của sự phát triển. Đảng ta yêu cầu phải khắc phục lối tư duy cũ, đổi mới tư duy, tìm kiếm những nhận thức và hành động mới cho chiến lược phát triển đất nước đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Sự đổi mới tư duy đã định hướng đúng cho sự phát triển về chiều sâu của suốt quá trình đổi mới về sau. Thực tiễn đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội vưà là kết quả của đổi mới tư duy lại vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc tiếp tục đổi mới tư duy ở giai đoạn tiếp cao hơn. Song đây là quá trình không đơn giản, nó diễn ra cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái mới và cái cũ, cái đúng và cái sai, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu để đi đến sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng toàn dân. Hơn lúc nào hết thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải đứng trên tinh thần phủ định biện chứng để nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề để từ đó đưa ra những đường lối, sách lược, chiến lược mang tính đúng đắn quyết định cả vận mệnh nền kinh tế, quyết định vận mệnh cả chế độ xã hội, cả đan tộc Việt Nam.
Mặt khác nước ta sau khi dành chính quyền và bắt tay vào xây dựng xã hội chủ nghĩa thực chất vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu chủ yếu là nền sản xuất nhỏ tự cấp tự túc. Nhưng khi khôi phục nền kinh tế lại không cho phép chúng ta gạt bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất cũ, như vậy là trái ngược với quy luật của sự phát triển. Mà đòi hỏi thiết yếu là phải sáng suốt để kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố tích cực, tiến bộ của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũ, những yếu tố tiến bộ không thể phủ nhận của nền kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản và đặc biệt phải phát huy, bảo tồn và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc để góp phần xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chịu sự quản lí của nhà nước. Đó là lí do tôi lựa chọn đề tài:
“Tính kế thừa của phủ định biện chứng và vận dung, xem xét công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam”
1: Phủ định biện chứng và tính kế thừa của phủ định biện chứng.
1.1: Phủ định biện chứng.
_Phủ định biện chứng là gì? Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới cũng đều trải qua quá trình sinh, trụ,dị, diệt với thời gian dài ngắn khác nhau .Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phat triển của sự vật. Không như vậy, sự vật không phát triển được.Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định.
Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
_Phủ định biện chứng là gì? Trong lịch sử triết học,tuỳ theo thế giới quan và phương pháp luận, các nhà triết học và các trường phái triết học co s quan niệm khác nhau về sự phủ định.Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên giữa các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.Đó là phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân,là mắt khâu quan trọng trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
1.2: Tính kế thừa của phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật,nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ đi những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải toạ và phát triển những yếu tố hợp lí, tiến bộ tích cực của cái cũ, cho tham gia vào cái mới.
Sự phát triển chẳng qua là sự biến đổi ttrong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trứoc, bổ sung thêm những mặt mới cho phù hợp với hiện thực. Điều đó nói lên rằng, phủ định biện chứng mang tính kế thừa.Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tôt, mặt tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu cái tiêu cực. Do đó, phủ định đồng thời cũng là khẳng định.
2: Vận dụng, phát huy tính kế thừa của phủ định biện chứng trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
2.1: Công cuộc đổi mới kinh tế ở Viêt Nam.
2.1.1: Bối cảnh lịch sử
Trong khoảng hai thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế thế giới co bước phát triển vượt bậc, với đặc điểm: Tốc độ tăng trưởng nhanh và khá ổn định; lạm phát được kiềm chế, tỷ lệ thất nghiệp giảm.Nhưng từ giữa những năm 70 đến đầu thập kỷ 80(thế kỷ XX) “ thế giới đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảngkinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử của mình”.
Từ thập kỉ 80, toàn cầu hoá là hiện tượng nổi bật và là xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới. Mỗi nước trong quá trình phát triển không thể tách rời sự tác động của thị trường khu vực và thế giới. Liên kết kinh tế và hội nhập trở thành một xu thế tất yếu của thời đại.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước trên thế giới đã có sự điều chỉnh hoặc cải cách kinh tế ở các mức độ và hình thức khác nhau. ở các nước tư bản phát triển, từ đầu những năm 80 đã bắt đầu tiến hành điều chỉnh kinh tế. Nội dung cơ bản của điều chỉnh kinh tế ở các nước này là điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, thực hiện điều tiết nền kinh tế chủ yếu thông qua công cụ chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Họ thực hiện tư nhân hoá nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, tăng cường vai trò kinh tế tư nhân.
Còn ở một số nước đang phát triển, quá trình điều chỉnh kinh tế cũng diễn ra nhất là ở một số nước Đông Nam á và Đông á. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ 20 các nước này đã thực hiện cải cách kinh tế và trở thành khu vực phát triến năng động của thế giới.
Ơ các nước xã hội chủ nghĩa, trước những khó khăn của nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Đông Âu , Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế. Cải cách ở các nước này đã diễn ra ở các thời điểm khác nhau song đều có nét chung là nhằm khắc phục sự trì trệ của nền kinh tế do hậu quả của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Cuộc cải cách đó ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1985 và các nước Đông Âu không đạt được kết quả như mong muốn, dần dần dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ cả chế độ kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, cải cách và mở cửa kinh tế ở Trung Quốc từ những năm 1978 đã đạt được những thành tựu to lớn: nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mức sống của nhân dân được nâng lên đáng kể Như vậy, làn sóng cải cách kinh tế rộng khắp ở các nước trên thế giới từ cuối thập kỷ 70 đã tạo nên áp lực mạnh mẽ cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trong bối cảnh phát triển sôi động của kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình đó.
2.1.2: Yêu cầu của đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
Bảo đảm sự thống nhất quan hệ về sở hữu với quan hệ về tổ chức quản lý và quan hệ về phân phối trong xây dựng quan hệ sản xuất mới trong quá trình đổi mới kinh tế. Việc tìm tòi, thử nghiệm,xây dựng chế độ công hữu diễn ra từng bước gắn liền với việc xoá bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu,bao cấp. Vận dụng sáng tạo nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là thực hiện phân phối chủ yêu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khácvào sản xuất, kinh doanh thông qua phúc lợi xã hội.
Tạo những hình thức kinh tế bảo đảm sự gắn bó sở hữu xã hội với sở hữu cá nhân trong chế độ công hữu.Thực tiễn đổi mới cho thấy, trong chủ nghĩa xã hội, sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất không chỉ tồn tại trong thành phần kinh tế cá thể mà cồn trong kinh tế công hữu.Đó cũng là tinh thần của C.Mac khi ông cho rằng: sở hữu tư nhân mà biểu hiện cuối cùng và hoàn bị nhất là sở hữu tư sản, là sự phủ định sở hữu cá nhân của người lao động. Vì vậy, chế độ công hữu khi phủ diịnh tư sản nó không khôi phục sở hữu tư nhân mà lại khôi phục sở hữu cá nhân người lao động.
Xây dựng chế độ công hữu từng bước và có bước đi thích hợp. Ph. Ănghen đã khẳng định, không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức như thể không thể làm cho lực lượng sản xuất phát triển ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu.
2.2: Tính kế thừa của phủ định biện chứng với công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
2.2.1: Kế thừa những yếu tố tích cực, hợp lý của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Trước thời kỳ đổi mới, suốt nhiều thập kỷ,Việt Nam cũng như các nước
xã hội chủ nghĩa khác, thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội hành chính bao cấp dựa trên quan niệm lúc bấy giờ là chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, viẹc áp dụng mô hình này đã thực sự mang lại những kết quả to lớn không thể phủ nhận. Chúng ta đã huy động mọi lực lượng, tập trung vừa đánh bại cuộc chiến tranh rất ác liệt do đế quốc Mỹ gây ra, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,tạo cơ sở vật chất-kỹ thuật quan trọng cho chủ nghĩa xã hội.
Thực tế mô hình chủ nghĩa xã hội này,nhất là thời kỳ 10 năm sau ngày giải phóng miền Nam (1976 – 1986) đã chứng tỏ những điều không phù hợp với quy luật đi lên chủ nghĩa xã hội. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung và sự thừa nhận chỉ có hai thành phần kinh tế ( quốc doanh, tập thể ) đã kìm hãm sức sản xuất, làm cho nhiều năng lực của xã hội không được phát huy,các vấn đề mấu chốt của đời sông nhân dân không được giải quyết.Vì thế chúng ta không tạo ra những thay đổi ;không tạo ra được sự bứt phá trong phương hướng phát triển bền vững; không tạo ra nguồn sinh lực mới cho xã hội. Tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng,nhân dân kém nhiệt tình lao động và mất đi những động lực sáng tạo. Tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực quý giá khác chậm được khai thác, sản xuất và đời sống ngày càng suy giảm …dẫn đến tình trạng trì trệ trong xã hội.
Thực tế cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước đã lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng. Tuy vậy, xét cho cùng, khi nước ta bắt đầu bắt tay vào đổi mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gắn với thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước, theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa thì việc kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực hợp lý của cơ chế cũ là rất cần thiết và không thể phủ nhận.Chúng ta đổi mới nhưng không phủ định sạch trơn.
Trong sản xuất nông nghiệp, Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Đây là một hình thức quản lý tiến bộ, thích hợp với điều kiện lao động của ta – chủ yếu cồn là thủ công và là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ thị 100 có tác dụng gắn chặt trách nhiệm và lợi ích của người lao động với sản phẩm cuối cùng. Các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đã phát huy tốt hơn khả năng lao động, tạo ra được khí thế lao động sôi nổi, tận dụng được điều kiện về vốn, vật tư, chú trọngcác biện pháp thâm canh,tăng năng suất,tăng thu nhập, giải quyết tốt việc kết hợp 3 lợi ích ( lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân )cho nên chỉ thị đó nói chung đã là một động lực thúc đẩy đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Song, do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cộng với sự yếu kém về tổ chức, quản lý của hợp tác xã cũng ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện khoán sản phẩm.
Vì thế, giai đoạn đổi mới kinh tế trong sản xuất nông nghiệp kế thừa và hoàn thiện dần chế độ khoán sản phẩm. Kinh tế hợp tác vẫn được giữ lại nhưng hợp tác xã chỉ làm một số khâu dịch vụ đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm cho xã viên.Chuyển các hợp tác xã còn hoạt động kinh doanh thành các hợp tác xã cổ phần, hoạt động theo Luật Hợp tác xã (ban hành 1997).
Về đổi mới các công cụ và chính sách quản lý kinh tế kế hoạch hoá trong cơ chế cũ được coi là công cụ chủ yếu nhất để quản lý kinh tế. Thông qua hệ thống các cơ quan kế hoạch nhà nước từ Trung ương đến địa phương để xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu kế hoạch cho các cơ sở kinh tế ,điều hành, theo dõi thực hiện và xét duyệt việc hoàn thành kế hoạch mà nhà nước có thể “chỉ huy” được nền kinh tế. Việc thực hiện cơ chế đó đến đầu thập kỷ 80 đã trở thành lực cản của sự phát triển kinh tế.
Công tác kế hoạch hoá trong thời kỳ đổi mới được cải tiến dần theo hương chuyển từ kế hoạch hoá tập trung mang tính chất pháp lệnh trực tiếp sang kế hoạch hoá gián tiếp. Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển với các mục tiêu lớn, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và điều tiết kinh tế bằng các chính sách, các công cụ kinh tế vĩ mô để dẫn nền kinh tế theo định hướng đề ra cho từng giai đoạn…
2.2.2: Kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức,văn hoá truyền thống trong phát triển kinh tế mới.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội hiện nay được Đảng ta xác định là: “vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội”.
Thật vậy, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở một nước mà cho đến nay, có thể nói, vẫn đang là một nước nghèo lạc hậu thì trước tiên chúng ta phải chú trọng phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu. Song sẽ là sai lầm nghiêm trọng với những hậu quả khó lường một khi tăng trưởng kinh tế lại không gắn liền với phát triển văn hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Để có một nền kinh tế phát triển nhanh, lành mạnh và vững chắc, chung ta không thể chỉ trông chờ vào các động lực kinh tế thuần tuý, chỉ dựa vào các động lực kinh tế thuần tuý ấy. Bởi lẽ, thực tiễn cho thấy, môi trường văn hoá và cùng với nó, môi trường xã hội,chính trị và cả bối cảnh kinh tế cũng đã trở thành những tác nhân hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Với tư cách là cái phản ánh và thể hiện một cách tổng quát mọi mặt của đời sống con người, của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc, là thước đo: “trình độ người” trong các mối quan hệ xã hội. Văn hoá thể hiện vai trò động lực của nó qua việc làm cho con người phát triển toàn diện, trở nên phong phú về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, lối sống, mang lại cho con người nhân cách cao đẹp, giúp con người thực hiện khát vọng vươn tới hệ giá trị chân – thiện - mỹ. Văn hoá làm cho chất lượng con người ngày một hoàn thiện, khả năng hoạt động sáng tạo của con người ngày một nâng cao, phương thức ứng xử của con người ngày một cao đẹp.
Cùng với đó, bằng việc tham gia có hiệu quả vào quá trình “nâng cao cả mặt bằng dân trí và đỉnh cao dân trí”, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người,mang lại cho con người năng lực tư duy, khả năng tiếp thu cái mới, hiểu biết thực tiễn, văn hoá trở thành động lực không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Phát triển kinh tế thị trường, văn hoá kinh tế là cái không thể. Nó mang lại cho chúng ta kiến thức và sự hiểu biết về kinh tế thị trường, tạo ra ở chúng ta năng lực tư duy kinh doanh sáng tạo, hiệu quả. Nó còn là cái tạo ra môi trường tâm lý thuận lợi cho các hoạt độngkinh doanh làm giàu,phát triển các hoạt động giao tiếp xã hội về kinh tế. Văn hoá trong kinh doanh làm xuất hiện và phát triển tầng lớp kinh doanh giỏi, văn minh, có ý chí làm giàu, biết chấp nhận những rủi rổtng làm ăn chân chính để rồi thành đạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Đó chính là lý do để chúng ta phát huy, kế thừa các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thốngtrong đổi mới kinh tế:
_Kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tinh thần yêu nước truyền thống phải được kế thừa và phát huy một cách cao độ hơn bao giờ hết, nhưng tinh thần đó cũng cần phải được bổ sung những nội dung và hình thức mới cho phù hợp.
Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay,yêu nước luôn là ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trước tiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từ bao đời nay. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố gắng phấn đấu,học tập, tu dưỡng,rèn luyện, lao đọng để làm ra ngày càng nhiêù vật chất cho xã hội. Yêu nước thúc đẩy mỗi người đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân; Dù ở cương vị nào cũng phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiêm vụ của mình; Biết hưởng quyền lợi nhưng đông thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
_Kế thừa và phát huy đức tính cần cù.
Có thể nói, cần cù là một đức tính có truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Đức tính này được hình thành từ rất sớm, có nguồn gốc sâu xa và gắn với điều kiện hình thành và phát triển nhân dân và lối sống dân tộc. Hầu hết các từ điển Hán – Việt đều giải thích “cần cù”,có nghĩa là,dốc hết sức, chăm chỉ,siêng năng. Khi bàn về “ cần”,Bác Hồ trả lời: “cần tức là tăng năng suất trong công tá, bất kỳ công tác gì”. Còn theo GS. Trần Văn Giàu:” cần trước hết là làm việc. Phải làm việc siêng năng, làm việc có năng suất cao thì mới gọi là cần. Cần có nghĩa là siêng “.Như vậy khi nói đến khái niệm: “ cần cù”, cần chú ý đến mấy khía cạnh:
Thứ nhất, cần là khái niệm chỉ sự làm việc của con người trong lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như hoạt động tinh thần.Bác Hồ từng nói: “ cần trong vô luận nghề nghiệp, chức trách gì xưa gọi là cần nghiệp; cần trong lao động sản xuất xưa gọi là cần lao; Cần trong việc học hành xưa gọi là cần học”.
Thứ hai,cần chỉ sự chịu khó làm việc, chăm chỉ, siêng năng, và đạt hiệu quả cao. Do vậy không nên hiểu cần chỉ là hoạt động lao động sản xuất hay làm việc đơn thuần bởi lẽ nếu làm việc mà ít hiệu quả thì chưa gọi là cần. Do vậy cần cù là một phẩm chất riêng có của con người, nó mang tính người. Trong Kinh Dịch, “ cần” trước hết là đức lớn của trời đất chứ không phải chỉ là nghĩa, là bổn phận và đức tính của con người.
Như vậy cần cù là một phẩm chất không phải chỉ dân tộc Việt Nam mới có.Tuy nhiên, mỗi dân tộc đêù có đặc điêm tâm lý, điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau nên thái độ cần cù cũng khác nhau. Từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, con người Việt Nam đã vừa phải chống chọi với thiên tai, lũ lụt, hạn hán vừa phải chống giặc ngoại xâm. Chính hoàn cảnh này đã góp phần hình thành nên những nét độc đáo riêng cho đức tính cần cù của dân tộc , nó không giống với bất kỳ dân tộc nào khác.
Đất nước bình yên, cả nước đi vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhiệm vụ cách mạng trong xây dựng con người Việt Nam giai đoạn mới phải có 5 đức tính cơ bản mà hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương đảng khoá 8 đã đề ra, trong đó cần cù lao động và học tập là những đức tính lớn: “lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật , sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội…Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lưc”.
Trong điều kiện của một xã hội thông tin như hiện nay cần cù trong lao động đòi hỏi phải đi đôi với cần cù trong học tập. Bởi lẽ con người không có tri thức đặc biệt là tri thức khoa học thì khó có thể lao động đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cuả thời đại, của sự phát triển xã hội. Có lẽ câu nói của ông cha ta: “ học ăn, học nói, học gói, học mở” đủ cho thấy rằng nhân dân ta có nhân sinh quan và thái độ đúng đắn, toàn diện trong cuộc sống. Nếu như, V.I. Lê Nin có quan niệm rất hay là: “ học, học nữa, học mãi” thì ông cha ta từ lâu đã có một quan niệm để đời, thấm sâu vào tâm trí của người Việt là: học đến già. Rõ ràng đức tính cần cù là một đức tính lớn của dân tộc Việt Nam góp phần làm nên bản sắc của nền văn hoá.
Trong những năm qua, có thể nói đức tính cần cù được nhân dân ta kế thừa và phát huy một cách tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét trong lối sống của những cá nhân trong cộng đồng xã hội. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đặc biệt là kinh tế tư nhân thì đức tính cần cù, đặc biệt là lao động cần cù được nhân dân ta xem là một phẩm chất quý nhất và được kế thừa phát huy cao độ.
Theo số liệu điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu Văn học - Nghệ thuật và Trung tâm Công nghệ - Thông tin của Văn phòng Bộ Văn hoá- Thông tin về phẩm chất đáng quý của con người đối với 1120 công nhân và 498 nông dân với câu hỏi:
“xin ông(bà) cho biết phẩm chất nào ở con người là đáng quý”.
Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Phẩm chất
Số người chọn phẩm chất quý nhất
công nhân
nông dân
số lượng
tỷ lệ
số lượng
tỉ lệ
Thông minh, sáng tạo
619
55.26
236
47.4
lao động chuyên cần
552
49.28
313
62.9
chính trực, thật thà
543
48.48
232
46.5
trọng chữ tín, giữ lời hứa
536
47.85
167
33.5
tiết kiệm, giản di
287
25.62
155
31.1
đoàn kết, rộng lượng
267
22.83
184
36.9
lo việc chung
264
23.57
122
24.5
hay thương người, giúp người khác
271
24.19
142
28.5
cởi mở, hoà nhã
111
9.91
81
16.3
dũng cảm
112
10
66
13.3
Ta thấy trong bảng trên giá trị lao động cần cù chiếm tỉ lệ cao nhất 62.58%
Trong lao động sản xuất, kinh doanh người người thi đua nhau làm ăn, không ngại khó khăn nhằm tăng thêm thu nhập chính đáng, tích luỹ tiền của, xây dựng cuộc sống ổn định. Ngay cả những cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, ngoài giờ làm việc ở cơ quan, họ tranh thủ làm kinh tế phụ, mở thêm dịch vụ để tăng thu nhập cho gia đình, ngoài nguồn lương chính.
Trong học tập hay lao động trí óc nói chung cũng có không ít người cần cù nghiên cứu, làm việc tận tâm, học hành nghiêm túc, cầu tiến nhằm tích luỹ kiến thức, đảm dương công việc trong thời đại mới. Nhìn vào trường học, ở các thành phố lớn và các tỉnh đâu đâu ta cũng thấy tinh thần học tập hăng say cần mẫn. Có sinh viên tranh thủ học hai hay ba trường đại học cùng lúc. Không chỉ sinh viên, học sinh mà cả cán bộ, công nhân viên cũng đều ý thức được việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Họ nhận ra rằng trong quá trình hội nhập toàn cầu hôm nay việc nâng cao kiến thức là rất quan trọng.
Đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá bên cạnh những mặt tích cực của việc kế thừa phát huy đức tính cần cù, nhân dân ta cần phat huy tính năng động sáng tạo, chống lại lối sống xa hoa, lãng phí đua đòi, thực dụng.
Tóm lại, cần cù là một trong giá trị văn hoá truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam. Nó được hình thành từ rất sớm, được kế thừa và phát huy trong lối sống của bao thế hệ đi trước.Ngày nay,trong công cuộc đổi mới kinh tế, đức tính cần cù phải được mỗi cá nhân kê thừa và phát huy trong xây dựng lối sống của mình để góp phần đưa đất nước nhanh chóng tiến theo kịp sự phát triển của nhân loại.
2.2.3. Kế thừa những yếu tố tiến bộ của nền kinh tế TBCN
Khi thực hiện những tư tưởng chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếp thu những thành tựu mà loài người đã đạt được trong CNTB, thực hiện nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập với thế giới, đã nảy sinh các khuynh hướng sai lầm:
Thứ nhất, chỉ ca ngợi một chiều không nhận thấy những khuyết tật,những mâu thuẫn nội tại không thể khắc phục được của CNTB, từ đó đi đến sùng bái CNTB, không thấy sự cần thiết phải phủ định nó với tư cách một chế độ xã hội.
Thứ hai, chỉ nhìn nhận CNTB một cách đơn giản coi nó như là một cái gì đó lỗi thời, xấu xa nhất hoặc bao gồm những cái: “không thể chấp nhận được”. Do đó, khồng thể phát hiện ra những yếu tố tích cự, hợp lý cần phải kế thừa của CNTB.
Cả hai khuynh hương sai lầm đó đều trái với nguyên lý phát triển, trái với quan điểm phủ định biện chứng của chủ nghĩa Mác. Để khắc phục những sai lầm mắc phải, theo tôi cần nhận thức rõ hơn về các vấn đề sau đây:
Phải khẳng định CNTB đã phát triển đến đỉnh cao và chính nó đã tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cho sự ra đời của CNXH.
CNTB cũng chứa đựng những yếu tố tiến bộ so với các nước chưa phát triển, đặc biệt là các nước chưa qua giai đoạn CNTB khi tiến lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam.
Vì vậy, việc kế thừa những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đạt được là một tất yếu khách quan, là một biện pháp quan trọng để các nước đó có thể rút ngắn con đường phát triển của mình.Đối với những nước đang phát triển khi lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa phải bao gôm cả việc loại trừ cái xấu, kế thừa những yếu tố hợp lý, tiên bộ .Tuy nhiên, hai nhiệm vụ đó không ngang nhau. Cốt yếu cơ bản của quá trình đó chính là sự kế thừa, phát huy những thành tựu mà loài người đạt được trong chủ nghĩa tư bản để tạo dựng xã hội mới.Điều đó phù hợp với những tư tưởng của V.I.LêNin,cho rằng: phủ định biện chứng không phải là phủ định sạch trơn, không phải là sự phủ định không suy nghĩ, không phải là sự do dự, hay nghi ngờ.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, trong chế đôax hội chủ nghĩa,khoa học – công nghệ là tài sản của toàn nhân chỉ không phải của riêng một nhóm người nào. Dưới chủ nghĩa tư bản, khoa học chịu sự chi phối, thao túng của các nhà tư sản, tài phiệt.Vì thế, nó trở thành những công cụ làm giàu cho thiểu số người giàu,co quyền lửctong xã hội, đồng thời, trở thành phương tiện áp bức, bóc lột nhân dân lao động một cách ngày càng tinh vi,xảo quyệt hơn. Ngược laị, trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, tiến bộ của khoa học – công nghệ hướng về con ngưòi bởi vì mục đích cao cả và đầy tính nhân văn của chủ nghĩa xã hội – là giải phóng con người, phát triển con người toàn diện. Hơn nữa, xu thế toàn cầu hoá cùng với sức mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác dụng rút ngắn khoảng cách ngoại giao.
Mặt khác, chúng ta cũng không hề phủ nhận những thành công trong quản lý của chủ nghĩa tư bản, kể từ hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước đến hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tôi chỉ xin đưa ra một số vận dụng điển hình trong hoạt động quản lý kinh doanh có hiệu quả cao:
Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế, tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh ghiệp Việt Nam noi riêng đêu cần coi trọng hoạt động quản trị nhân lực,hoạt động nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh,xét cho cùng, cũng là quản trj con người. Con người chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp và là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghệp đó. Phát huy có hiệu quả nguồn lực này là yếu tố dẫn đến thành công của mọi doanh nghiệp.
Thật vậy,yếu tố giúp ta nhận biết được một doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không tốt, thành công hay không thành công chính là nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó,những con người có lòng nhiệt tình và óc sáng tạo. Mọi thứ còn lại : may moc,thiết bị, của cải, vật chất, công nghệ,kĩ thuật…đều có thể mua được, học hỏi được,sao chép được,nhưng con người thì không thể .
Trong những năm qua, công tác quản trị nhân lực đã được cac doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn trước. Mặc dù con nhiều bỡ ngỡ nhưng họ đã đạt được một số tiến bộ đáng khích lệ. Tuy vậy, để có thể xây dựng được một chiến lược quản trị nguồn nhân lực tối ưu, phù hợp với điều kiện thực tiễn của một doanh thì việc tham khảo các mô hình quản trị nhân lực của các tập đoàn lớn, những mô hình đẫ đi vào lịch sử được coi là nghệ thuật quản trị nhân lực của thế giới, là một việc làm hết sức cần thiết. Vẫn biết rằng, không có mô hình nào là hoàn hảo và có thể áp dụng thành công ở tất csr mọi doanh nghiệp nhưngcác doanh ngiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thu thập những ưu điểm từ những mô hình quản trị nhân lực ấy, để từ đó xác định cho mình một hướng đi thích hợp. Việc áp dụng có chọn lọc,có cải tiến một số phương pháp sao cho phù hợp nhất với tình hình của doanh nghiệp mình có thể được xem là cách thức hữu hiệu nhất khi các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tiếp cận với nền kinh tế thị trường.
Trong bài viêt này, tôi muôn giới thiệu kinh nghiệm của một mô hình quản trị nhân lực thành công,là mô hình quản trị của tập đoàn nổi tiếng General electrics trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam.
General electrics (GE) là một tập đoàn lớn của Hoa Kỳ. Trong năm liên tiếp từ 1996 – 2001, GE luôn là công ty đứng đầu danh sách “ những công ty được ngưỡng mộ nhất” do tạp chí Fortune bình chọn,đồng thời cũng đứng đầu danh sách nay của tạp chí Financial Times trong 4 năm liên tiếp. Có được thành tích đó có phần đóng góp không nhỏ của công tác quản trị nhân sự vốn đã trở thành nghệ thuật của công ty này.
Nói đến nghệ thuật quản trị nhân sự của GE, không thể không nhắc đến cựu Tổng giám đốc điều hành Jack Welch, người được coi là một trong những CEO tai ba nhất thế giới. Trong hơn hai thập kỷ nắm giữ vai trò CEO của GE, Welch đã làm tăng giá trị thị trường của GE từ 13tỷ USD lên gần 500 tỷ,ông cũng là người có công xây dựng những phương pháp quản trị nhân lực mới và đã áp dụng rất thành công tại GE – một tập đoàn khổng lồ với hơn 300,000 ngàn nhân viên ở nhiều nước trên thế giới.
Nghệ thuật quản trị nhân sự của Jack Welch bắt đầu từ sự nhận biết điểm khác biệt giữa các nhân viên . Theo ông, đây là điểm cơ bản trong nghệ thuật quản trị nhân sự. Với việc nhận biết điểm khác biệt trong hoạt độngu của các thành viên, công ty có thể khen thuêỏng nhưnngx người giỏi, sa thải những người làm việc không có hiệu quả. chính điều này đã giúp GE phát hiện những tài năngvà những tài năng này đã góp phần xây dụng nênmột GE vĩ đại.
Welch đã dần biến GE thành một “ công ty của con người” theo cách gọi của ông.Welch luôn mong muốn đưa con người trở thành trung tâm của GE,ông coi đay là nguồn lực quý giá cua công ty. Việc đanh giá các nhân viên của GE dược tiến hành hết sức nghiêm túc.
Ngoài ra, GE cũng là một công ty không ngừng khuyến khích các ý tưởng mới từ phía nhân viên. Đối với một tập đoàn lớn, đa dạng như GE ,ý tưởng mới là yếu tố đảm bảo sự thành công.Một châm ngôn của GE là: “ mỗi người một ý kiến” .GE luôn tạo cơ hội cho nhân viên được nói lên tiếng nói của mình, lắng nghe,tôn trọng những ý kiến đó và sẵn sàng biến bất kì những ý tưởng, giấc mơ nào có tính khả thi thành hiện thực.
GE cũng xây dựng trong tập đoàn mình một môi trường học tập không biên giới. GGE tận dụng lợi thế về quy mô và sự phân tán trong các ngành kinh doanh khác nhau như một nguồn không giới hạn cơ hội học tập, một kho kiến thức ý tưởng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu mà khó một công ty nào khác có thể có được.Trung tâm của môi trường này là sự nhận thức rõ ràng rằng, công ty luôn mong muốn học hỏi không ngừng và sẵn sàng đưa ra các ý tưởng đó vào thực tiễn một cách mau chóng. Đây chính là lợi thế cạnh tranh rất lớn của GE.GE luôn khuyến khích mọi nguời nghĩ rằng, ở đâu đó đang có một người có những ý tưởng hay hơn và họ phải tìm cho ra người đó và đưa chúngvào thực hiện. Một công ty toàn cầu, kinh doanh đa dạng tất nhiên có thể có nhiều kinh nghiệm cũng như ý tưởng; nhưng những kinh nghiệm ,ý tưởng này chỉ có thể chuyển thành lợi thế cạnh tranh quan trọng của công ty đó luôn khao khát có được ý tưởng ,có trách nhiệm chia sẻ chúng và nhanh chóng đua chúng vào thực hiện.
Có thể nói, quản trị nhân lực luôn là một công việc hết scs khó khăn và phức tạp của mọi nhà quản trị, bởi lẽ nó gắn vơi những con người cụ thể ,với những hoành cảnh cụ thể, nguyện vọng,sở thích,năng lực và cảm xúc riêng biệt. Muốn lôi cuốn, đọng viên và khai thác khả năng của những con người nay,nhà quản lý phải tìm hiểu thế giới nội tâm của họ, phải nhạy cảm và tế nhị trong giao tiếp, phải biết cách lắng nghe,biết đánh giá con người một cách chính xác,khách quan và phải biết đối xử thật công bằng.
Mô hình quản trị của GE cho thấy, con người chính là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp nói riêng, của đất nước nói chung.Vì vậy, muốn xây dựng đát nước, đổi mới kinh tế trước hết cần quan tâm xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ,hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết như đã nêu trong Đại hội của ban chấp hành trung ương Đảng lần 5.
Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã quan tâm đén hoạt động quản trị nhân lực. Tuy nhiên, để xây dựng được một chiến lược quản trị nhân lực thì trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiến hành cải cách chế độ tiền lương.Rất nhiều doang nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vẫn tănglương cho nhân viên của mình sau một thời gian nhất định, theo một bảng lương quy định sẵn. Điều này, xét ở một khía cạnh nào đó, không khác mấy so với “ mức tăng tiêu chuẩn” của GE trong thập niên 60 mà Jack Welch đã phê phán. Chế độ tăng lương như vậy đã phần nào làm giảm động cơ phấn đấu của nhân viên, vì họ biết rằng sau một thời gian nhất định họ sẽ được tăng lươngnếu chỉ cần đảm bảo thực hiện công việc theo đúng yêu cầu, cho dù có làm việc tốt hơn thì họ cũng không thể có mức lương cao hơn trong bảng lương đã quy định sẵn.Như vậy, vấn đề đặt ra là, các doanh ngiệp phải đưa tiền lương thực sự trở thành động cơ làm việc của nhân viên. Muốn làm được điều đó, tiênf lương nên được gắn liền với năng lực, với kết quả công việchơn là thâm niên công tác hay quyền lực. Hệ thống tiền lương, tiền thưởngnên được trình bày một cách rõ ràng, minh bạch, bảo đảm tất cả các nhân viên có thể hiểu và nắm được những tiêu chuẩn để họ có thể phấn đấu đạt được mức lương, mức thưởng đó.
Thứ hai là, các doang nghiệp cần khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo của đội ngũ nhân viên, có chế đọ khen thưởng nhanh chóng, kịp thời, điều này góp phần tạo dựng đựơc một môi truờng không ngừng phấn đấu vươn lên trong công việc.Các doanh nghiệp cũng cần cung cấp cho nhân viên mình những cơ hội học tập và rèn luyện để nâng cao hơn nữa kỹ năng và kinh ngiệm của mình. Hiện nay, công tác đào tạo và đào tạo lại ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đa số các doanh nghiệp,việc đào tạo nhân viên mới chỉ được tiên hành đối với đội ngũ nhân viên mới, còn việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hiện có vẫn chưa được chú trọng. Trong các doanh ngiệp, các nhân viên có tay nghề cao tuy vẫn chưa có ý thức truyền nghề cho những nhân viên tay nghề thấp, song điều này vẫn chủ yếu mang tính tự phát, chưa được tổ chức một cách có quy củ và hiệu quả. Việc nâng cao tay nghề của nhân viên vẫn hầu hết là tự đào tạo. Trong điều kện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ như hiện nay, việc coi nhẹ công tác đào tạo có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam trở nên tụt hậu, khó có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả trên thị trường.
Thứ ba là, các doanh nghiệp cần chú ý đến công tác đào tạo cán bộ quản trị. Có một thực tế ở các doanh nghiệp Việt Nam là, một số nhân viên trong các bộ phận, đặc biệt là bộ phận sản xuất, sau một thời gian công tác tốt được đề bạt làm quản lý, nhân viên này thường không có những kiến thức về quản trị, nhưng lại không được qua một lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý nào. Và đương nhiên, sau một thời gian công tác, họ có thể tự bổ túc kiến thức, tích luỹ thêm kinh nghiệm cho mình, nhưng điều này cần nhiều thời gian và nhiêu khi không hiệu quả. Sẽ là tốt hơn, nếu các doanh ngiệp quan tâm đào tạo những nhân viên này về mặt quản lý, điều nay sẽ giúp họ nhanh chóng làm quen với các công việc mới cũng như nhanh chóng xây dựng được nhưng phương pháp quản trị phù hợp với bộ phận của mình. Nội dung đào tạo cũng nên được xây dựng phong phú, không chỉ bao gồm những nội dung liên quan đến kỹ năng, rèn luyện tay nghề, mà nên có cả những nội dung liên quan đến việc tạo dựng các mối quan hệ, làm việc theo nnhóm sao cho có hiệu quả nhất…
Làm tốt công tác đào tạo cũng góp phần xây dựng một môi trường học tập không ngừng trong doanh ngiệp, khuyến khích nhân viên liên tụcphấn đấu vì lợi ích của doanh ngiệp và của chính bản thân họ.
Thứ tư là, các nhà quản trị cũng phải lưu ý rằng, mỗi con người là một sự khác biệt. Nhận biết sự khác biệt đó để khai thác và phát triển có hiệu quả là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của nhà quản trị. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biêts được sự khác biệt ấy lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như môi trường kinh doanh, đặc điểm doanh nghiệp, đặc điẻm và mối quan hệ của nhân viên… và đặc biệt là tài năng của nhà quản trị. Nhà quản trị phải như một nhạc rưởng biết phối hợp hoạt động của đội ngũ nhân viên một cách hài hoà nhằm đem lại hiệu quả tối ưu.
Vấn đề đặt ra cho các doanh ngiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hện naylà, phải thay đổi được quan niệm của mình về nguồn nhân lực, xem đây thực sự là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp của doanh ngiệp. Con người Việt Nam vốn chăm chỉ, cần cù sáng tạo. Bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào biết khai thác tốt những yếu tố này của con người Việt Nam thì đều có cơ hội thành công rất cao không chỉ trên thị trường nội địa, mà cả trên thị trường quốc tế. Điều quan trọng là, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được cho mình một chiến lược dài hạn để có thể tìm ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực phf hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Có được một cái nhìn toàn diện sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ riêng trong các hoạt động quản trị nhân sự, mà trong tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp, giúp đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Không chỉ trong hoạt động của các doanh nghiệp, biết cách quản trị nhân lực, biết phát huy nguồn lực con người sẽ giúp chúng ta vững vàng tiến lên trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay.
Kết luậN
Thành tựu lý luận về nền kinh tế thị trường ở nước ta được kết tinh trong văn kiện các Đại hội Đảng. Đó cũng là sự phản ánh thành tựu chung của giới lý luận nước ta trong đổi mới kinh tế – vận dụng sáng tạo tính kế thừa của phủ định biện chứng trong xây dựng các đường lối, chính sách kinh tế – xã hội.
Tuy vậy, nhớ lại những năm đầu sau đổi mới, ngay trong giới lý luận nước ta còn tranh luận về những vấn đề của kinh tế thị trường. Có thể nói, chúng ta đã đặt chân vào nền kinh tế thị truờng, nhưng hiểu biết về nó và hành động theo nó còn rất sơ khai, nhận thức còn chưa thống nhất. Chỉ sau 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhận thức của chúng ta về nền kinh tế thị trường mới rõ dần. Không thể học tập qua sách vở hoặc thông qua khảo sát kinh nghiệm của nước ngoài có thể đưa lại cho chúng ta nhận thức đầy đủ và sâu sắc về nền kinh tế thị trường, chừng nào chúng ta còn chưa bắt tay vào tổ chức công tác thực tiễn về nó.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình: Lịch sử kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội – 2004.
2. Giáo trình: Triết học Mac – Lênin, NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội –
- 2003.
3. Trần Văn Giàu, “ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”
NXB Tp. Hồ Chí Minh,1993.
4. Tạp chí cộng sản, số 16, năm 2004.
5. Tạp chí cộng sản, số21, năm 2004.
6. Tạp chí cộng sản, số24, năm 2004.
7. Tạp chí cộng sản, số4, năm 2005.
8. Tạp chí cộng sản, số6, năm 2005.
9. Tạp chí khoa học – xã hội, số 2, năm2001.
10. Tạp chí khoa học – xã hội, số 5, năm2001.
11. Tạp chí khoa học – xã hội, số 4, năm2003.
12. Tạp chí khoa học – xã hội, số 5, năm2004.
13. Tạp chí khoa học – xã hội, số 3, năm2005.
14. Tạp chí triết học, số11, năm 2004.
15. Tạp chí triết học, số12, năm 2004.
16. Tạp chí triết học, số3, năm 2005.
Mục lục
STT Nội dung Trang
Mở đầu. 1
1. Phủ định biện chứng và tính kế thừa.
1.1. Phủ định biện chứng. 3
1.2. Tính kế thừa của phủ định biện chứng 3
2. Vận dụng và phát huy tính kế thừa của phủ định
biện chứng trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
2.1. Công cuộc đổi mới kinh tế ở việt Nam 4
2.1.1.Bối cảnh lịch sử. 4
2.1.2. Yêu cầu của đổi mới kinh tế 5
2.2.. Tính kế thừa của phủ định biện chứng với công cuộc đổi mới kinh tế ở việt nam
2.2.1. Kế thừa những yếu tố tích cực, hợp lí của cơ
chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung. 5
2.2.2.Kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức, văn hoá
truyền thống trong phát triển kinh tế mới 7
2.2.3. Kế thừa những yếu tố tiến bộ của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa 11
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60189.DOC