Tiểu luận Tình hình nguyên vật liệu gốm trong 10 năm lại đây

Tài liệu Tiểu luận Tình hình nguyên vật liệu gốm trong 10 năm lại đây: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH &œ TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU GỐM TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY HV : NGUYỄN THỊ PHƯỚC HÒA GVGD : TS. PHAN THỊ HỒNG TUYẾT LỚP : HÓA VÔ CƠ K19 TP.HCM, Tháng 06 – 2012 MỞ ĐẦU Công nghiệp gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền được phát triển rất sớm. Từ hơn 9000 năm trước công nguyên vật liệu gốm đã được con người biết đến và sử dụng. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vật liệu gốm càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt sự ra đời của nhiều loại gốm mới với nhiều đặc tính ưu việt đang trở thành đề tài được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Gốm sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là Ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…) sản phẩm Ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao. Phân loại theo công ...

doc38 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tình hình nguyên vật liệu gốm trong 10 năm lại đây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH &œ TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU GỐM TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY HV : NGUYỄN THỊ PHƯỚC HÒA GVGD : TS. PHAN THỊ HỒNG TUYẾT LỚP : HÓA VÔ CƠ K19 TP.HCM, Tháng 06 – 2012 MỞ ĐẦU Công nghiệp gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền được phát triển rất sớm. Từ hơn 9000 năm trước công nguyên vật liệu gốm đã được con người biết đến và sử dụng. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vật liệu gốm càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt sự ra đời của nhiều loại gốm mới với nhiều đặc tính ưu việt đang trở thành đề tài được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Gốm sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là Ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…) sản phẩm Ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao. Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liệu… chủ yếu là đất sét cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery), sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như: gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biệt. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công và giá trị của gốm đó là men gốm. Men gốm sứ là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng. Đây là một chất liệu chứa nhiều thành phần hóa học, được tạo ra dưới sự phối hợp nhiều loại hóa chất. Đồng thời, chất men tốt còn thể hiện được khả năng của người pha chế, pha trộn của nhiều chất hóa học dưới một tỷ lệ thích hợp, mà những người thực hiện công đoạn này cần phải nắm đầy đủ các nguyên tắc của các hóa chất, tạo ra một hỗn hợp có chất lượng cao, đạt tới những tiêu chí cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v.v… Chính vì vậy, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu gốm sứ rất được quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, tìm ra những vật liệu gốm mới, độc đáo đã được công bố. Thế nhưng, việc nghiên cứu hiện vẫn còn rất ít, chưa tập trung, số lượng vật liệu mới chưa thực sự nhiều nên sảm phẩm trong nước có tính cạnh tranh chưa cao trên thị trường. Do vậy, tôi đã chọn đề tài tiểu luận: “Tình hình nghiên cứu vật liệu gốm trong 10 năm gần đây” để chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu trong nước. Xâu chuỗi các hoạt động nghiên cứu sẽ giúp chúng ta đánh giá được ưu, nhược điểm của gốm sứ Việt Nam, để từ đó, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, góp sức cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ trong nước. II.NỘI DUNG Lịch sử đồ gốm Việt Nam: Nghề làm gốm là một trong những nghề có truyền thống lâu đời nhất tại Việt nam. Kết quả khảo cổ học cho biết đồ Gốm đã được người Việt chế tác, sử dụng cách đây khoảng 10.000 năm.  Trải qua năm tháng, Gốm sứ không chỉ còn là những đồ dùng thủ công phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người: chén, nồi, ấm, đĩa… mà còn hơn thế, gốm sứ đã trở thành một nét hồn dân tộc, trở thành một vẻ đẹp riêng, một niềm tự hào riêng nói lên cốt cách, tâm hồn của cả một đất nước. Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Đồ gốm sứ Việt Nam qua các thời đại: Gốm thời Lý (1010-1224) Đồ gốm tráng men thời Lý có: gốm men trắng ngà, men nâu và men ngọc màu xanh. Gốm men ngọc thời Lý rất tinh tế, xương đất được lọc kỹ, dày và chắc. Lớp men gốm dày phủ kín xương gốm, mịn, bóng, sờ có cảm giác mát tay. Xương gốm và lớp men bám vào nhau rất chắc. Men trong suốt, sâu thẳm, mịn, lấp lánh ánh sáng. Gốm men ngọc xanh có điểm thêm các sắc vàng chanh, vàng xám nhạt, vàng rơm. Gốm men trắng thời Lý có độ trắng mịn và óng mượt và phần nhiều về chất lượng đã đạt tới trình độ sứ. Sự khác nhau giữa gốm trắng thời Lý và gốm trắng Tống (Trung Quốc) chủ yếu được nhìn nhận qua sắc độ đậm nhạt của màu men hay xương gốm và kỹ thuật chế tác. Đây cũng là đặc điểm khó phân biệt giữa gốm trắng thời Lý với gốm trắng Tống. Gốm thời Trần (1225-1339) Gốm thời Trần tìm được khá nhiều trong các hố khai quật và thường được tìm thấy cùng với những đồ gốm trang trí kiến trúc cùng thời. Gốm thời kỳ này có rất nhiều loại, gồm các dòng gốm: men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam. Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện nay chúng tôi bước đầu đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. Về hoa văn trang trí cũng vậy, mặc dù có cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý. Tại hố đào ở khu D cũng đã tìm thấy mảnh khuôn in gốm thời kỳ này cùng nhiều mảnh bao nung, con kê và đồ gốm phế thải. Gốm thời Lê sơ (1428-1526) Chu Đậu Chu Đậu thời Lê Sơ là xã nhỏ ở huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Đây là trung tâm sản xuất gốm sứ cao cấp, xuất hiện từ cuối thời nhà Trần và đến thời Hậu Lê thì bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Chu Đậu chuyên sản xuất đồ gốm sứ cao cấp, đa dạng về các loại hình sản phẩm như chén, bát, hộp sứ, lọ, bình, tước… được trang trí bằng nhiều loại men màu, phổ biến là men trắng trong, hoa lam, men ngọc. Một số sản phẩm tráng tới 2 màu men. Hoa văn chủ đạo là sen, cúc dưới hình dạng phong phú; hình động vật là chim, cá, côn trùng và người. Bát Tràng Làng nghề nổi tiếng này hình thành từ thời Lý, Trần và thường cung cấp cống phẩm cho nhà Minh. Trước đây, người làng vốn ở làng Bồ Bát hay Bạch Bát (Thanh Hóa) di cư đến lập nghiệp, đặt tên làng mới là Bạch Thổ phường (phường đất trắng), sau đổi là Bá Tràng phường, cuối cùng mới lấy tên Bát Tràng phường (nơi làm bát). Sản phẩm của Bát Tràng gồm bát, đĩa, chậu, ấm, bình vôi, bình hoa, gạch, ngói… Men trang trí có phong cách đặc trưng riêng; hình dáng sản phẩm dày dặn chắc khỏe. Sản phẩm gạch Bát Tràng cũng rất nổi tiếng, dùng lát nhiều sân chùa và đường làng. Những đồ gốm sứ thời Lê Sơ trang trí rồng 5 móng, lòng ghi chữ Quan hay chữ Kính. Như vậy có thể tạm kết luận rằng: việc tìm thấy những đồ ngự dụng trong khu vực khai quật không những cung cấp nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long, mà còn góp thêm bằng chứng tin cậy để củng cố ý kiến cho rằng: các dấu tích kiến trúc lớn ở đây là những cung, điện của trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Gốm thời Hậu Lê (1593-1789) Nhìn chung, gốm thời Lê – Mạc và Lê Trung Hưng có chất lượng thấp, hoa văn trang trí đơn giản và phát triển mạnh theo xu hướng dân gian. Những sưu tập đồ gốm tìm được từ các hố khai quật phần nhiều là sản phẩm của các lò gốm vùng Hải Dương và Bát Tràng. Tình hình này có sự khác biệt lớn so với gốm thời Lê Sơ. Gốm thời Lê Sơ có bước phát triển đột biến với sự bùng nổ các trung tâm sản xuất gốm lớn, nhất là vùng Hải Dương. Thời kỳ này gốm hoa lam, gốm men trắng và gốm vẽ nhiều màu đạt đến đỉnh cao của sự tinh mỹ. Bằng chứng từ những phát hiện trên các con tàu đắm ở Hội An (Quảng Nam), Pandanan (Philippin)… cho thấy những đồ gốm này đã từng là mặt hàng chủ đạo trong việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Gốm thời nhà Mạc Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương “ức thương” như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu nhân… Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đồ sứ hoa lam thời các Chúa Nguyễn Giữa thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ XVIII các chúa Nguyễn truyền nhau cai trị vùng đất Nam Hà. Dựa theo tinh thần: “Cư trần lạc đạo” thời Lý-Trần, chúa Nguyễn đưa ra chủ trương: “Cư Nho mộ Thích”, để ổn định tâm lý xã hội đẩy mạnh việc phát triển đất nước vào phương Nam. Đạo Phật được triều đình lẫn quần chúng nhân dân tích cực ủng hộ. Trong vương phủ chúa kiến tạo chùa thờ Phật gọi là: “Giác Vương Nội viện”, thường thỉnh các vị cao tăng vào thuyết pháp để tu tập. Các chùa sắc tứ được xây dựng chư chùa Thiên Mụ, Thiền Lâm (ở Huế), Tam Thai (Quảng Nam), Thập Tháp Di Đà (Quy Nhơn), Kim Cương, Từ Ân (Gia Định)… Nam Hà thời này không có lò gốm chuyên môn có thể chế tác từ khí tốt đẹp như các lò gốm truyền thống ở Bắc Hà (Chu Đậu, Bát Tràng, Thổ Hà). Do đó, để phục vụ cho nhu cầu thờ cúng, trang trí cung điện, chùa chiền chúa Nguyễn đã gửi kiểu mẫu qua đặt lò gốm tại Giang Tây – Trung Quốc. Thuật ngữ đồ sứ ký kiểu (ĐSKK) trong sách này được dùng để chỉ những đồ sứ do người Việt Nam, gồm cả vua, quan và thường dân, đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh hoạ và hiệu đề. Những đồ sứ này, trước nay, được biết đến bởi hai tên gọi phổ biến: “bleus de Huê” (Tiếng Pháp) và đồ sứ men lam Huế (Tiếng Việt). Ngoài ra, từ năm 1994 tới nay, các nhà nghiên cúu trong và ngoài nước đã có những cuộc tranh luận trên báo chí về tên gọi cho nhóm đồ sứ này và đưa ra nhiều thuật ngữ khác nhau như: Đồ sứ men trắng vẽ lam, đồ sứ ngự dụng và quan dụng thời Lê – Nguyễn, đồ sứ ký kiểu của Triều Nguyễn, gốm men xanh trắng của triều Nguyễn, gốm lam Huế, đồ sứ đặc chế, đồ Lam Huế, đồ sứ đặt hàng, gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa…. Cách sản xuất gốm sứ và men sứ: 2.1 Men gốm sứ: Men gốm sứ là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng. - Công thức và nguyên liệu: Men gốm sứ tuy bản chất là thủy tinh nhưng phối liệu không hoàn toàn giống, bởi thủy tinh thông thường khi nấu có thể chứa trong bể khuấy cho đồng nhất và khử bọt. Men khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần một sự trợ giúp cơ học nào, nên phối liệu phải không có vật chất nào không thể tạo pha thủy tinh. Do đó, điều cần thiết đầu tiên là phải tạo được một hỗn hợp chảy lỏng đồng nhất ở nhiệt độ mong muốn. - Quy trình sản xuất xương men: Nguyên liệu gồm có cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các nguyên liệu trên được phối chế theo tỷ lệ nhất định, phù hợp với nhiệt độ nung theo yêu cầu sản xuất sản phẩm. Để đạt được nhiệt độ nung theo ý muốn, cơ sở sản xuất nguyên liệu xương men phải có các công thức phối chế phù hợp. Sau khi nguyên liệu được phối chế được đưa vào bình nghiền bi có công suất từ 8 – 12 tấn/mẻ và nghiền trong 48 giờ. Trước khi lấy nguyên liệu bột ra, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra độ nhỏ của hạt. Nếu đảm bảo các yếu tố kỹ thuật mới được ra bột. Nguyên liệu sau khi nghiền được đưa qua bộ phận múc lọc để loại bỏ tạp chất và những hạt có kích thước lớn. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra độ nhỏ của cỡ hạt nguyên liệu, nếu thấy đảm bảo mới được bơm qua bộ phận khử từ. Nguyên liệu sạch được đưa vào máy ép lọc khung bản, được lấy ra khi độ ẩm nguyên liệu chỉ còn 22 – 24%, đưa qua máy luyện và đưa vào phòng ủ ẩm ít nhất 15 ngày trước khi đưa vào sản xuất. Quá trình ủ có tác dụng làm tăng độ dẻo của nguyên liệu, dễ tạo hình trong quá trình sản xuất. Nguyên liệu sau khi ủ được đưa qua máy luyện và hút chân không sau đó đóng vào túi nilon để bảo quản và vận chuyển. Trước khi đưa vào sản xuất đại trà, phải nung thử nguyên liệu để kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu. Để đảm bảo tính ổn định, không xảy ra các sai sót, mỗi lô hàng được sản xuất từ 150 – 200 tấn và được kiểm tra kỹ về mặt chất lượng trước khi đưa vào sản xuất đại trà hoặc bán. Để có được nguyên liệu chất lượng cao, cơ sở sản xuất phải tuyển chọn cẩn thận nguyên liệu đầu vào và các nguyên liệu trên phải được mua từ các nhà cung cấp có uy tín, với số lượng lớn, chất lượng ổn định. Trong quá trình nóng chảy và ngay sau đó, các ôxít trong men phản ứng với bề mặt xương gốm để tạo nên một lớp trung gian. Phản ứng này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền cơ học của men, nó không chỉ phụ thuộc thành phần hóa học chung của men mà còn phụ thuộc từng ôxít riêng. Do đó, điều cần thiết thứ hai là thành phần hóa của men gốm sứ phải gần giống thành phần hóa của xương gốm. - Quá trình làm nguội (giảm nhiệt) xảy ra ngược với quá trình nung (tăng nhiệt). Nếu hệ số giãn nở nhiệt của men gốm sứ và xương không phù hợp nhau sẽ gây ra bong hoặc nứt men. Do đó, điều cần thiết thứ ba là hệ số giãn nở nhiệt của men và xương phải phù hợp nhau. Men nung xong phải cứng, nhẵn, bóng (ngoại trừ men mat). Bên cạnh đó, tính trong suốt, không màu, tính sáng bóng của men không phải lúc nào cũng như mong muốn. Nếu xương gốm có màu thì phải dùng men đục để che lấp màu của xương, ngoài ra có thể chế tạo men mat (bề mặt như sáp), men kết tinh và vô số men màu khác. Do đó, điều cần thiết thứ tư là thành phần hóa của men phải được điều chỉnh sao cho men có được các tính chất cơ-lý-hoá-quang mong muốn. 2.1 Sản xuất gốm sứ : Việc sản xuất gốm, sứ tuy khác nhau ở mỗi cơ sở sản xuất nhưng đều gồm những công đoạn chung trình bày trên Sơ đồ 1: quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ. Sự khác nhau về công nghệ chủ yếu được phân biệt ở khâu nung sản phẩm. Hiện có 3 loại lò nung đang được các doanh nghiệp sử dụng là lò thủ công truyền thống, lò tuynel và lò gas con thoi. Trong đó các doanh nghiệp quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng lò thủ công truyền thống; các doanh nghiệp quy mô vừa chủ yếu sử dụng lò gas con thoi. Đầu tư, năng suất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, mức độ sử dụng năng lượng và mức độ phát thải khí nhà kính lệ thuộc chủ yếu vào loại lò nung. Sử dụng lò thủ công truyền thống tuy chi phí sử dụng năng lượng thấp, nhưng phát thải khí CO2 lại rất cao, do sử dụng nhiên liệu chủ yếu là than cám, củi và các nhiên liệu phụ khác. Sơ đồ 1:Quy trình công nghệ gốm sứ Giới thiệu công nghệ sản xuất gốm sứ: Đất dẻo trước khi đưa vào tạo hình sẽ được đưa qua máy luyện và hút chân không lần hai và được đùn ra với các kích thước có đường kính khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm sản xuất. Sau đó được đưa qua bàn cắt và đưa vào máy ép lăn, sản phẩm tạo hình được đưa qua buồng sấy. Tiếp theo, sản phẩm được đưa qua các công đoạn: sửa, nung sơ (nhiệt độ nung là 700OC), chuốt hàng, trang trí sản phẩm, làm men, cắt chân, lò nung. Sản phẩm ra lò sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm phân loại chất lượng, mài chân, đóng gói trước khi đưa ra tiêu thụ. Quy trình nung đốt trong lò thủ công truyền thống: Quá trình chuẩn bị: Sản phẩm trước khi nung được đặt vào trong các bao nung bằng Samốt. Khi xếp vào trong lò, nhiên liệu than và bao nung sản phẩm được xếp xen kẽ. Quá trình chồng lò là một quá trình lao động nặng nhọc với hàng chục tấn hàng được đưa lên cao từ 6 đến 7 m. Kỹ thuật xếp lò do những người thợ giàu kinh nghiệm thực hiện. Trong quá trình nung đốt, người thợ không điều khiển được nhiệt lượng cung cấp cho lò nung. Môi trường nung không sạch, điều đó dẫn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất không cao. Theo tính toán, tỷ lệ sản phẩm thu hồi khi nung bằng lò thủ công truyền thống là 65 – 75%. Nhiên liệu chủ yếu là loại than cám 5, cám 6. Trước khi đưa vào lò nung đốt, than được pha trộn theo công thức 50% than cám, 50% chất độn bao gồm giả đất, xỉ than, bùn và nước. Sau đó đóng thành các bánh tròn có đường kính khoảng 13 đến 15 cm, phơi khô trước khi đưa vào lò đốt. Quá trình nung đốt: Công đoạn nung đốt là công đoạn tiêu hao năng lượng chủ yếu. Quá trình nung gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn sấy: Trước khi nung, sản phẩm được sấy từ 1 đến 3 giờ, tuỳ thuộc vào kích cỡ của sản phẩm. Các sản phẩm có kích cỡ lớn phải được sấy lâu hơn để tránh bị nứt trong khi nung. Mục đích của quá trình sấy là giảm độ ẩm trong sản phẩm nung, nhiệt độ sấy thường vào khoảng 200 OC. + Giai đoạn nung (nhiệt độ từ 200 – 12000C): Sau giai đoạn sấy, nhiên liệu được đưa thêm vào buồng đốt và đốt trong khoảng thời gian từ 4 – 5 giờ. Thời gian bảo ôn là 30 phút. Khi ngọn lửa trong gầm gi sáng trắng là lúc than trong lò đã cháy đều, lúc đó dừng đốt củi để than tự cháy trong lò. Quá trình này kéo dài từ 10 – 12 giờ. Quá trình nung đốt lò than thủ công được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nung đốt của các thợ lò. Quá trình cháy trong lò là một quá trình tự nhiên, nhiệt độ nung phụ thuộc vào chất lượng than cám, cách phối liệu, đấu chế và số lượng than chồng vào lò. Theo kinh nghiệm khi chồng lò thì lượng than chồng ở xung quanh tường lò và cửa lò nhiều hơn ở giữa lò. Than dùng trong gầm gi được đấu chế có tỷ lệ than cao hơn để dễ bén trong quá trình nung (tỷ lệ than 80%, chất độn 20%). Giai đoạn làm nguội: Quá trình làm nguội là một quá trình tự nhiên, thời gian từ khi chồng lò đến khi ra lò phải mất từ 4 – 5 ngày tuỳ theo sản phẩm nung đốt lớn hay nhỏ. Trong quá trình dỡ lò, vì sản phẩm và nhiên liệu được xếp chồng xen kẽ nên đây cũng là một khâu rất nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động do bụi than và hơi nóng. Quy trình nung đốt bằng lò gas con thoi: Giới thiệu về lò gas con thoi: Lò gas con thoi có dạng hình hộp vuông hoặc chữ nhật, lò có nhiều kích cỡ khác nhau, thể tích lò từ 1 – 36 m3. Lò được cấu tạo gồm vỏ lò, xe nung (xe goòng), phà trung chuyển, hệ thống đường ray, ống khói, hệ thống cấp nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ, đầu dò nhiệt (can nhiệt), hệ thống ống dẫn ga từ kho tới lò, van điều áp, đồng hồ đo áp suất, hệ thống bép phun liệu nằm hai bên sườn lò, bình bọt an toàn. Xe nung mặt trên có các kênh dẫn khói, kênh khói được thông với ống khói qua vách hậu lò, ống khói có hệ thống để điều chỉnh áp suất trong buồng nung. Nhiên liệu của lò gas con thoi là gas hoá lỏng LPG gồm 2 loại chính là butan 50% C4H10 + propan 50% ; nhiệt lượng = 11.827 kcal/kg. Quy trình vận hành lò gas con thoi: Các công đoạn làm mộc tương tự như lò thủ công truyền thống. Lò gas được trang bị các tấm kê nung bằng vật liệu chịu nhiệt cao. Công đoạn chồng xếp lò theo trình tự: từng lớp sản phẩm trên mặt xe, lớp nọ cách lớp kia bằng các cục kê giữa các tấm kê, sản phẩm được xếp ở dạng như các giá hàng. Lúc xếp sản phẩm, xe nung để ở ngoài. Khi xếp đủ sản phẩm, đủ chiều cao, xe được đẩy vào buồng lò. Sau khi kiểm tra an toàn, bắt đầu châm lửa một số bép phun để dấm sấy (chú ý chưa vội đóng cửa lò để tránh nổ khi lượng gas trong lò cao) khoảng 2 – 3 giờ hoặc dài hơn tuỳ theo sản phẩm dày mỏng. Khi đạt được nhiệt độ sấy như yêu cầu thì châm lửa toàn bộ bép và điều chỉnh áp theo quy định từng giai đoạn. Nâng nhiệt theo quy trình đường cong nung, đồng hồ báo tới nhiệt thiêu kết, tuỳ theo chủng loại sản phẩm mà điều chỉnh áp để bảo ôn dài hay ngắn nhằm làm cho sản phẩm kết khối. Nguyên lý cháy của lò gas là nhiên liệu được phun từ 2 hàng bép bố trí dọc hai bên sườn lò, cháy tự nhiên, chuyển động theo hướng lên nóc và cuộn ngang, chạy vào kênh dẫn khói theo nguyên lý lửa đảo, trên đường đi dòng khí cháy cấp nhiệt cho sản phẩm. Thời gian gia nhiệt và suất tiêu hao nhiên liệu cho một mẻ lò phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm và nhiệt độ thiêu kết. Khi nung xong, lò được làm nguội tự nhiên, nhiệt độ được hạ xuống đến 100 – 200 OC là an toàn đối với sản phẩm. Nguyên liệu và sản phẩm: Nguyên liệu chính cho sản xuất gốm sứ là cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1.130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2.130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn. Sản xuất gốm sứ ở Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ, các công thức sản xuất xương, men, màu vẫn là những bí quyết của các làng nghề. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, cùng với những bí quyết sản xuất lâu đời kết hợp với công nghệ hiện đại ngày nay đang tạo ra những sản phẩm gốm tinh xảo hơn, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng trong nước và quốc tế. Các sản phẩm gốm sứ hiện nay rất phong phú, gồm nhiều chủng loại khác nhau. Từ các sản phẩm truyền thống như các loại bình, lọ, ấm chén, bát đĩa... hiện nay đã phát triển thêm nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn như các sản phẩm gốm sứ trang trí nội ngoại thất, tranh gốm nghệ thuật, đồ trang sức, sứ kỹ thuật, sứ xây dựng.... 3. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành gốm sứ của Việt Nam trong 10 năm gần đây: 3.1 Khó khăn: Về nguyên liệu: Hiện nay nhiều nhà sản xuất gốm sứ trong nước vẫn còn phải nhập nguyên liệu cao lanh, đất sét, men, tràng thạch... trong khi trữ lượng nguyên liệu trong nước cao gấp nhiều lần nhu cầu. Riêng năm 2000, kim ngạch nhập khẩu các nguyên liệu trên khoảng gần 50 triệu USD. Nguyên nhân chính là do trong mấy năm qua, chúng ta chỉ tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất gốm sứ hiện đại với tốc độ sản lượng tăng chóng mặt nhưng lại chưa quan tâm đến đầu tư khai thác, chế biến nguyên liệu. Theo Hiệp hội gốm sứ Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp gốm sứ hiện nay, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2000 là 840.000 tấn nguyên liệu và 44.000 tấn men màu thì dự báo năm 2005 sẽ là 1,4 triệu tấn nguyên liệu, 80.000 tấn men màu và năm 2010 sẽ lên đến 17 triệu tấn nguyên liệu và 100.000 tấn men màu. Phần lớn mỏ nguyên liệu ở ta có trữ lượng lớn nhưng lại chưa được khai thác xử lý hợp lý. Công nghệ khai thác, chế biến còn quá lạc hậu, chủ yếu khai thác thủ công, bán cơ giới, phân tán và manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản xuất gốm sứ hiện đại. Phần lớn nguồn nguyên liệu khi đưa vào nhà máy sản xuất đều tiếp tục phải gia công xử lý. + Về cao lanh, ta có 105 mỏ với trữ lượng 639 triệu tấn, nhưng đến nay chỉ có 20 mỏ đang khai thác với công suất nhỏ từ 10.000 - 30.000 tấn/năm, với công nghệ khai thác, tuyển lọc cao lanh ở mức thấp, chất lượng chưa cao, lẫn nhiều tạp chất. + Về đất sét, ta có 39 mỏ sét trắng với trữ lượng 52 triệu tấn nhưng công nghệ khai thác và chế biến chưa tương xứng. Sét đổ có 184 mỏ, nhưng cho đến nay chưa có mỏ nào công nghệ đồng nhất gây khó khăn cho quá trình sử dụng. Về men màu, các cơ sở sản xuất trong nước tự sản xuất mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu và các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu với giá đắt ... Chính nguyên liệu không đáp ứng nhu cầu là một nguyên nhân đẩy giá thành gốm, sứ nước ta lên cao. Nếu giải quyết được vấn đề này ngành gốm sứ mới có thể nâng cao được chất lượng mà giá thành hạ. Vì vậy, mục tiêu xuất khẩu 100 triệu USD gốm sứ vào năm 2005 khó trở thành hiện thực. Năm 2001, ngành sản xuất gốm sứ xây dựng mới sản xuất có 68 triệu m2 gạch ốp lát (trong khi năng lực sản xuất là 104 triệu m2), làm được hơn 2,65 triệu sản phẩm sứ vệ sinh trên năng lực 2,8 triệu sản phẩm. Dự kiến, đến năm 2003, năng lực sản xuất gạch ốp lát Ceramic và Granite nhân tạo vào khoảng 120 triệu m2, nghĩa là cung vượt cầu ở tỷ lệ 10/4; sứ vệ sinh sẽ là trên 4,5 triệu sản phẩm, trong khi nhu cầu ở mức 3,5 triệu sản phẩm. Chỉ trong 7 năm, sản lượng gốm sứ xây dựng đã tăng gấp 90 lần. Mục tiêu xuất khẩu gốm sứ xây dựng vào năm 2005 là 100 triệu USD, thế nhưng cả năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chưa tới 9 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chỉ mới bằng 10% so với Malaysia, 7,4% so với Thái Lan. Nếu các Liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chạy hết công suất, Việt Nam đã cầm chắc 19 triệu m2 gạch ốp lát và 435.000 sản phẩm sứ vệ sinh xuất khẩu. Các doanh nghiệp còn lại phải xuất khẩu 11 triệu m2 gạch lát và hơn 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh khi đó mới có thể đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu này không dễ thực hiện, vì các nước xuất khẩu lớn trong khu vực vẫn chưa khai thác hết công suất. Thêm vào đó, các nước này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam như quan hệ bạn hàng rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã rẻ hơn, chi phí vận tải thấp hơn (chi phí vận tải của Việt Nam cao hơn các nước tới 1,5 lần). Các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam hiện nay đang bị các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc cạnh tranh mạnh. Số doanh nghiệp sản xuất nhỏ, với công nghệ lạc hậu đã giảm đáng kể do không thể cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp lớn có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ đang dần khẳng định được vị thế tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Sản lượng sứ gia dụng toàn ngành:          - Năm 2000:  247,1 triệu cái (doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất 227,4 triệu cái).          - Năm 2005: 439,9 triệu cái (doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất 346,2 triệu cái).  Về quy mô sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc tập trung tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, thành phố Hà Nội. ở miền Nam tập trung tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long. Các doanh nghiệp gốm sứ chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia đình có quy mô nhỏ, tập trung ở các làng nghề truyền thống. Hiện nay một số doanh nghiệp  đang có xu hướng chuyển dịch vào các khu công nghiệp để có thể mở rộng sản xuất. Thêm nữa, tình trạng sản xuất phân tán, manh mún. Các nhà máy đa phần đầu tư công suất nhỏ, khoảng 2 - 3 triệu m2/năm. Không ít nhà máy đầu tư đã lâu nên máy móc lạc hậu, cũ nát. Nếu có mở rộng nâng công suất tại các cơ sở này cũng chắp vá, rất khó cạnh tranh về công nghệ. Việc tổ chức thị trường nội địa chồng chéo lãng phí. Điều này cũng do đặc thù đầu tư nhỏ lẻ, phân tán. Nó kéo theo chi phí vận chuyển còn lãng phí kéo dài. Vấn đề "lối ra" của thị trường và cả vấn nạn hàng gốm sứ nhập lậu vào Việt Nam. Trong thời gian qua các công ty sản xuất sứ dân dụng như Hải Dương, Thái Bình, Bát Tràng... đã gặp không ít khó khăn hàng sứ Trung Quốc, Thái Lan nhập lậu trốn thuế vào thị trường Việt Nam bán với giá thấp, trong khi đó chất lượng sản phẩm của ta chưa cao, mẫu mã còn hạn chế. Mặt khác, sự phát triển và đầu tư các ngành trong gốm sứ không đông đều. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn. Nếu nói một cách nặng nhọc trên những chiếc xe đạp thồ cũ kỹ Làng nghề gốm thủ công Bát Tràng đang cố gắng trườn tới một hình ảnh thì trong khi “ông bạn” gốm xây dựng (phần lớn đều khởi nghiệp mới chỉ vài chục năm) đang tiếp tục “nhấn ga” chạy khá nhanh trên một chiếc ô tô, thì các làng nghề gốm thủ công với truyền thống mấy trăm năm đang cố gắng trườn tới một cách nặng nhọc trên những chiếc xe đạp thồ cũ kỹ. Làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng trong nước và cả nước ngoài vẫn chưa thể nhộn nhịp trở lại như thời hoàng kim. Để có được những sản phẩm gốm sứ độc đáo và đẹp, đến tầm nghệ thuật, trước tiên cần có nguyên liệu tốt. Lâu nay ta vẫn có gì dùng nấy, chưa ai nghĩ đến việc cải thiện chất lượng đất nguyên liệu”. Trong khi đó, các nghệ nhân gốm sứ Trung Quốc không chỉ có được nguồn đất nguyên liệu tốt hơn, mà còn rất biết cách “cơ khí hóa” một cách hợp lý nhiều khâu trong quá trình sản xuất nhờ các loại máy công cụ xuất phát từ Trung Quốc, rất đắc dụng và giá cả phải chăng. Về mẫu mã: Các hộ sản xuất chủ yếu làm theo phương thức cha truyền con nối, phục hồi vốn cổ, mẫu do khách đặt, tự thiết kế... nên sản phẩm còn đơn điệu. Việc đầu tư cho mẫu mã đa dạng, hiện đại vẫn chưa được chú trọng. Đa số sản phẩm vẫn còn đơn giản, thô sơ, cấp độ sản phẩm ở mức trung bình, khó hấp dẫn ngay ở thị trường nội địa chứ chưa nói xuất khẩu. Về thị trường: Các chuyên gia cho rằng, thị trường vật liệu xây dựng trong nước đang trong giai đoạn khó khăn. Nguyên nhân là do thị trường vật liệu xây dựng trầm lắng, chịu tác động từ việc thị trường bất động sản đóng băng. Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng cao. Các sản phẩm trong nước luôn chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ gốm sứ nhập ngoại. Gạch sứ Trung Quốc tràn sang bằng nhiều nguồn, và điều lo ngại là sản phẩm của họ hiện đại, đa dạng và chất lượng đang ngày càng tốt hơn. Những thách thức này ngày một lớn và còn kéo dài. 3.2 Thuận lợi: Về mặt kỹ thuật: Đến nay, cả nước có khoảng 500 dây chuyền sản xuất gạch, ngói bằng công nghệ Tuynel, đây là công nghệ được xem là tiên tiến nhất trong ngành sản xuất gốm sứ hiện nay của Việt Nam, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguyên liệu sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn 1/2 sản phẩm gạch, ngói tiêu thụ trên thị trường cả nước đã được sản xuất từ dây chuyền lò nung Tuynel. Qua khảo sát của hiệp hội, hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang chuẩn bị mở rộng quy mô sản xuất. Mục tiêu sản lượng tối thiểu mà các danh nghiệp đề ra là thấp nhất là 10 triệu m2/năm. Ngoài thị trường trong nước, các sản phẩm ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam đã xuất vào một số thị trường trên thế giới. Như ta thấy, từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Và ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không những nổi tiếng trong cả nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới từ năm 1990 như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước trong khối EU. Nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng đang được lưu trữ tại một số viện bảo tàng lớn trên thế giới như Viện bảo tàng Royaux-Bỉ, Viện bảo tàng Guimet-Pháp. Ông John S.Guy làm việc tại viện bảo tàng Victoria and Albert-London đã đánh giá cao về gốm Bát Tràng trong thời nhà Lý -Trần và cho rằng đồ gốm Việt Nam đã nói lên được tính độc lập của dân tộc Việt Nam. Ông còn nói, gốm cổ Bát Tràng quả là niềm tự hào của người Việt Nam và hình ảnh người dân Bát Tràng làm việc miệt mài sẽ là những kỷ niệm trong ký ức của ông.   Về nguyên liệu: Lợi thế lớn nhất của các ngành sản xuất gốm sứ Việt Nam là chủ động được nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực dồi dào và Việt Nam nay đã là thành viên của WTO nên thị trường giao thương đã được mở rộng. Vì vậy, Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ xây dựng cho rằng các doanh nghiệp cần đẩy mạnh song song với việc tận dụng những lợi thế và kết hợp với việc cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Chủ động được nguồn nguyên liệu là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Với đặc điểm ấy, hiện nay, các cơ sở sản xuất gốm, sứ xây dựng đang tập trung tại các địa phương có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu như tại phía Bắc có Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên; tại phía Nam là tập trung tại Bình Dương, Đồng Nai và trong tương lai chuyển về một khu vực mới là Bà Rịa - Vũng Tàu. Về thị trường: Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Những thành viên của hiệp hội không chỉ là những gia đình sản xuất gốm mà còn có cả các công ty kinh doanh gốm sứ. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng và tiến hành xây dựng thương hiệu "Bát Tràng Việt Nam -1.000 năm truyền thống".Về Bát Tràng bây giờ, du khách sẽ thấy một Bát Tràng-làng cổ tồn tại song song với một Bát Tràng - đô thị. Truyền thống và hiện đại đan xen cả trong tư duy sản xuất, kinh doanh của người làm gốm cũng như trong diện mạo của làng gốm Bát Tràng. Hàng năm, lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 (âm lịch) và thường kéo dài 7 ngày. Năm 2011, dòng tiền toàn xã hội đang bị thắt lại, sức mua giảm. Những tháng đầu năm nay các nhà máy sản xuất gốm sứ xây dựng chỉ phát huy được khoảng 70% công suất. Tổng công suất gạch ốp lát hiện xấp xỉ 400 triệu m2, trong số đó khoảng 300 triệu m2 có thể cung cấp ra thị trường. Đó là một tiềm năng rất lớn nhưng chưa được tận dụng đúng như năng lực. Nhu cầu của thị trường xuất khẩu vẫn còn rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của ngành gốm sứ Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động. 4. Tình hình nghiên cứu vật liệu gốm trong 10 năm gần đây: 4.1 Hiện trạng: Ngành gốm sứ Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước. Hiện nay sản phẩm gốm sứ gia dụng mới đáp ứng được gần 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm giá trị xuất khẩu của ngành đạt trên 260 triệu USD, chiếm 0,5% giá trị GDP. Ở làng nghề gốm sứ xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên giờ đã không còn ồn ào, tấp nập và bói bụi như trước bởi đã có tới 3/4 số lò nung gốm ngừng hoạt động. Nghề gốm sứ ở đây đang dần mai một. Đồng nghĩa với đó là hàng nghìn lao động của địa phương phải chuyển sang làm nghề khác. Khá nhiều lò đã bị phá bỏ, một số khác thì tạm ngừng hoạt động, cả chủ lẫn thợ đi tìm kiếm nghề khác để chuyển đổi… Đã 3 năm nay, lò nung gốm của gia đình anh Nguyễn Văn Liễm, thôn 8, xã Xuân Quan đã trở thành chuồng nuôi gà và chứa đồ đạc. Anh Liễm cho biết vào thời điểm gốm sứ phát triển mạnh, sản lượng lò nung của gia đình anh lên tới hàng trăm nghìn sản phẩm/năm. Đây cũng là nơi làm việc của vài chục lao động. Tuy nhiên từ năm 2008 trở lại đây, do đầu ra không tiêu thụ được nên gia đình buộc phải ngừng sản xuất để đi tìm kiếm việc làm khác. Anh Liễm cho biết dẫu thế nào cũng sẽ không bỏ nghề, chỉ hy vọng thị trường phục hồi, làm ăn có lãi thì gia đình sẽ tiếp tục làm nghề nung gốm. Vì thế mọi đồ đạc làm gốm vẫn được giữ nguyên vẹn, sẵn sàng đi vào hoạt động nếu có điều kiện. Trước thực tế này, xã Xuân Quan đang tích cực tìm hướng mới để mở mang nghề khác cho các hộ dân. Đồng thời, với diện tích 18 hécta đã quy hoạch dành riêng cho khu làng nghề gốm sứ sẽ phải chuyển sang mục đích sử dụng khác. Vào thời điểm những năm 2000, các mặt hàng gốm sứ phát triển mạnh, làng nghề có tới gần 200 lò nung lớn nhỏ hoạt động ngày đêm, tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động địa phương và vùng lân cận. Tuy nhiên, đến nay toàn xã chỉ còn tồn tại khoảng 40 lò, trong đó, chỉ có vài lò làm hàng chất lượng cao tiêu thụ theo thị trường gốm sứ Bát Tràng Hà Nội là hoạt động thường xuyên, còn lại là sản xuất theo thời vụ. Chị Lê Thị Phương, một trong số ít những chủ lò còn lại của làng nghề gốm sứ Xuân Quan trăn trở: “Trước đây mỗi tháng xuất được 2- 3 chuyến hàng thì nay 1-2 tháng mới được một chuyến nên thu nhập không đảm bảo. Hiện giờ gia đình cũng chỉ làm nốt số nguyên liệu còn lại rồi cũng chuyển nghề khác để đảm bảo cuộc sống”. Theo nhiều hộ sản xuất gốm sứ ở đây thì nguyên nhân chính dẫn đến việc làng nghề bị mai một, một phần là do thị hiếu người tiêu dùng khắt khe hơn, sản phẩm của Xuân Quan không đáp ứng được, một phần là do giá các nguyên vật liệu và công lao động liên tục tăng cao, dẫn đến đầu vào tăng, khó cạnh tranh với sản phẩm của nhiều địa phương khác và gốm sứ của Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu vật liệu gốm sứ thời gian qua: 4.2.1 Về gốm Diopside : Cấu trúc của Diopside: Diopside có công thức CaO.MgO.2SiO2 hay CaMg[Si2O6]. Theo lý thuyết gồm có 18,51% MgO; 25,93% CaO và 55,55% SiO2 về khối lượng. Tinh thể đơn tà. Thuộc nhóm pyroxen của họ inosilicat. Có cấu trúc dạng chuỗi, các tứ diện SiO44- nối với nhau qua hai ion O2- tạo thành mạch dài, giữa các mạch đó phân bố các cation Ca2+, Mg2+, được thể hiện trên hình 1.5. Các ion này có thể được thay thế đồng hình bởi các ion khác như Co2+, Fe3+, Cr3+… Công thức khung có thể viết [SiO3]2- hoặc [Si2O6]4-. Cấu trúc của diopside, CaMgSi2O6 : (a) tế bào đơn vị chiếu xuống trục b; (b) tế bào đơn vị chiếu xuống trục c. Diopside thuộc hệ tinh thể lăng trụ ngắn, có thông số mạng a=0.95848mm, b=0,86365mm, c=0,51355mm, a= 900, b= 103,980, g=900, Z=4. Cấu trúc mạng lưới tinh thể diopside đều có ion Mg2+ nằm ở vị trí bát diện còn Ca2+ và Si4+ nằm ở vị trí tứ diện là chính. Vì vậy diopside có thể thay thế đồng hình các ion M2+, M3+, M4+ vào mạng lưới cấu trúc của nó tạo nên các dung dịch rắn thay thế hay xâm nhập. Theo nguyên tắc thay thế đồng hình Goldsmit, với cấu trúc của diopside có thể thay thế Mg2+, Ca2+ và Si4+, bằng những cation có bán kính ion chênh lệch không quá 15% và điện tích chênh lệch không quá 1 đơn vị. Các dung dịch rắn thu được bằng các thay thế hay xâm nhập làm thay đổi cấu trúc mạng lưới, tạo ra lỗ trống làm cho vật liệu có những tính chất đặc biệt và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tính chất của gốm Diopside Diopside công thức hóa học CaMgSi2O6 thường tồn tại ở dạng đá quý trong như pha lê. Độ cứng: 5-6, khá giòn, trọng lượng riêng của diopside là 3,40 g/cm3. Gốm diopside có đặc tính bền nhiệt, bền cơ, bền với môi trường oxy hóa - khử, bền với axit, kiềm, tính chất cách điện tốt, có hoạt tính sinh học … Ứng dụng của gốm Diopside: Diopside dựa trên nền gốm và gốm thủy tinh có nhiều tiềm năng ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau như y học, gốm phủ, gốm cách điện, bán dẫn, chịu nhiệt….Đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu sinh học, gốm diopside được sử dụng làm xương nhân tạo… Diopside (CaO.MgO.2SiO2) đôi khi được sử dụng trong lĩnh vực đá quý như là một mẫu vật khoáng sản. Diopside là một phần của một loạt giải pháp rắn quan trọng của nhóm đá pyroxen. Đặc biệt crome diopside màu xanh lá cây rất đẹp có giá trị kinh tế trong ngành đá quý trang sức. 4.2.2 Công nghệ mới giúp giảm giá thành và ô nhiễm trong sản xuất gốm sứ: Khi nhắc đến đồ gốm sứ, chúng ta có thể nghĩ ngay đến hình ảnh một khối đất sét được đặt trên chiếc bàn xoay và người nghệ nhân sẽ dùng đôi bàn tay tạo hình, trang trí rồi đưa vào lò nung thành thành phẩm. Nhưng trên thực tế, đồ gốm sứ còn bao gồm rất nhiều vật liệu và hình dạng của chúng cũng rất phức tạp. Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Bắc Carolina, Hoa Kì đã phát hiện một phương pháp tạo hình đồ gốm sứ vừa tiết kiệm được năng lượng sử dụng sản xuất, vừa giảm được giá thành và cũng rất thân thiện với môi trường. Theo viện gốm sứ Hoa Kì thì gốm sứ có thể được tạo thành từ mọi loại chất vô cơ, không có kim loại rắn, bằng cách nung nóng sau đó làm lạnh ngay. Các chất liệu cấu thành gốm sứ gồm có silicon cacbua, vonfam cacbua, titan cacbua và nhiều chất khác. Bên cạnh đồ gia dụng thì gốm sứ còn được sử dụng làm tấm cách nhiệt, điện, bu gi đánh lửa, pin nhiên liệu, áo giáp và giáp chống đạn cho phương tiện quân sự, tua bin gas, lõi phản ứng hạt nhân v.v... Có rất nhiều phương pháp tạo hình cho gốm sứ nhưng nhìn chung đều theo xu hướng sử dụng rất nhiều nhiệt. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách chế tác không dùng đến nhiệt mà thay vào đó là một dòng điện. Họ đã lợi dụng một khiếm khuyết về cấu trúc gọi là biên hạt - nơi những tinh thể với các nguyên tử được sắp xếp thành hàng theo nhiều hướng khác nhau bên trong vật liệu. Các biên hạt này đều có điện tích. Theo tiến sĩ Hans Conard: "Nếu chúng tôi đưa một điện trường vào vật liệu, nó sẽ tương tác với điện tích tại biên hạt và khiến các tinh thể trượt đối chiều nhau dọc theo biên. Từ đây, việc thay đổi hình dạng của gốm sứ sẽ trở nên dễ dàng hơn cũng như các ứng lực cần thiết để tạo hình cho sản phẩm sẽ xấp xỉ bằng 0." Trong một số trường hợp, đối với mỗi cm vật liệu chỉ cần một dòng điện có điện thế từ 25 đến 200 và chúng ta có thể lấy được dòng điện này từ các ổ cắm trên tường thông thường. Theo nhóm nghiên cứu, nếu quy trình này trở nên phổ biến thì các nhà sản xuất sản phẩm từ gôm sứ có thể thực hiện dây chuyền sản xuất của mình theo hướng hiệu quả nhất, ít tốn năng lượng, nhiên liệu, chi phí rẻ hơn và ít ô nhiễm môi trường. Một biên hạt là một bề mặt giữa 2 hạt trong vật liệu đa tinh thể. Các biên hạt sẽ phá vỡ chuyển động sai lệch của hạt tinh thể trong vật liệu. Vì vậy, để vật liệu trở nên cứng hơn thì buộc phải giảm kích thước vi tinh thể. Các biên hạt có xu hướng làm suy giảm tính dẫn điện và nhiệt của vật liệu. Biên hạt có năng lượng mặt phân giới cao nhưng liên kết khá yếu, do đó tính chất này của biên hạt còn được áp dụng trong các vật liệu cứng chống ăn mòn và kết tủa. 4.2.3 Công nghệ sản xuất gạch không nung bằng phương pháp Polyme hóa khoáng (Đất Hóa Đá) Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn hợp tác vói Viện Địa Lý Tài Nguyên Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất và các phế liệu công nghiệp, xây dựng, khai khoáng bằng phương pháp polyme hóa Cách đây khoảng 5000 năm Công nghệ Polymer đã được ứng dụng để xây dựng Kim Tự Tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới, một công trình tuyệt tác trường tồn với thời gian đến ngày nay. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp và hệ thống cơ chế đóng rắn này thành công nghệ hiện đại để sản xuất loại sản phẩm gạch không nung. Để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống, loài người đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều chủng loại vật tư, vật liệu. Trong trào lưu khoa học công nghệ phát triển vào những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều loại sản phẩm trong ngành xây dựng dưới dạng xi măng hay keo kết dính, được giới thiệu với những thương hiệu độc quyền thuộc khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. Các sản phẩm này được sử dụng trong lĩnh vực như: Gạch xây dựng, bê tông cường độ cao, tấm Pano cách nhiệt đến những sản phẩm Composit chịu lửa bền hóa học. Trên các nước đang phát triển, công nghệ Polymer được ứng dụng rộng rãi vào phát triển giao thông, thủy lợi xây dựng… các loại Gạch không nung loại bê tông siêu nhẹ bằng công nghệ phối bọt hoặc sinh khí loại gạch thứ hai là dựng vật liệu từ đất và sạn sỏi, tro bay ở Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Nam Phi. Đặc biệt công nghệ Polymer đã phát triển tới tầm cao dùng làm một số bộ phận có tính chịu lực trong các thiết bị máy móc (máy bay của hãng Boing). Cho đến nay sản phẩm Polymer dưới nhiều dạng khác nhau đã được giới thiệu và ứng dụng trong các ngành xây dựng và công nghiệp gốm sứ ở nhiều nước trên khắp các châu lục. Ở Đức đã phát minh ra công nghệ RRP, là một hợp chất của Axits Sunfuro phối trộn vào đất tạo ra một sự liên kết giữa các ion âm của đất với cation Na+, K+,Mg2+, Fe2+. Quá trình phối trộn ….đạt tới K95, K98 rồi thành con đường hoàn hảo, tốt đẹp có sự liên kết bền chắc. Ở Mỹ đã có hợp chất SA44/LS 40, cũng tương tự như hợp chất RRP ở Đức. Hợp chất SA44/SL 40 đã được đưa vào sử dụng ứng dụng làm đường. Ở một số nước phát triển trên thế giới như: Pháp,Mỹ, Đức, Bỉ và Nam phi đã sử dụng khoảng 70% - 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng công nghệ này. Gạch xây là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôi nhà hoặc 1 công trình kiến trúc. Một năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nước ta tiêu thụ từ 20-22 (tỉ viên), nếu cứ với đà phát triển này, đến năm 2020 lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên, một số lượng khổng lồ, để đạt được mức này, lượng đất sét phải tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3 đất sét tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Không những vậy, gạch nung còn tiêu tốn rất nhiều năng lượng: Than, củi, đặc biệt là than đá, quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta cơ bản là khí độc không chỉ ảnh hướng tới môi trường sức khỏe của con người mà còn làm giảm tới năng suất của cây trồng, vật nuôi. Có thể lấy một ví dụ điển hình về một làng nghề chuyên sản xuất gạch ngói nung ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chúng ta có thể thấy sự tàn phá thiên nhiên của nghề nung gạch ngói này. Gạch không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước ... mà không cần qua nhiệt độ. Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng như: Gạch papanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30-50kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực. Gạch Block: Gạch được hình thành từ đá vụn, cát, xi măng có cường độ chịu lực cao có thể xây nhà cao tầng. Nhược điểm của loại gạch này là nặng, to, khó xây, chưa được thị trường chấp nhận rộng rãi. Gạch xi măng - cát: Gạch được tạo thành từ cát và xi măng: Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bâzn. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ... Như vậy, gạch không nung hiện nay có nhiều chủng loại, nhưng vẫn chưa đưa vào thực tế một cách rộng rãi do các nguyhên nhân đã đưa ở phần trên. Để sản xuất gạch không nung từ đất. Theo công nghệ "đất hóa đá" nguồn đất để sản xuất gạch chiếm 50-70% phần nguyên liệu, sử dụng đa dạng các loại đất từ miền núi, đồng bằng, trung du và các vùng hải đảo ... đồng thời tận dụng được các nguồn phế thải xây dựng và công nghiệp góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp. Trên cơ sở những vấn đề trên Công ty Cổ Phần Công nghệ thương mại Huệ Quang thuộc Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn đã đưa ra dự án: "Ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung bằng công nghệ "đất hóađá", từ nguyên liệu là các loại đất và phế thải công nghiệp, xây dựng" được hình thành. Tiêu chí nghiên cứu dự án: Hiện nay, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, các lò gạch nung truyền thống ô nhiễm môi trường nặng nề đã được thế giới cảnh báo và nhà nước lên tiếng, nó tàn hại các sinh vật như: Cây cối, các cánh đồng đến con người và các loài động vật đều bị tổn hại. Bên cạnh đó, chúng ta tuy đã có một số công nghệ gạch không nung từ nước ngoài đưa vào song vẫn còn một số hạn chế. Chúng tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều các nhà công nghệ và nhà đầu tư về ngành vật liệu xây dựng nước ta thì chung quy đều có các ý kiến sau: Dây chuyền sản xuất gạch Bloc bằng cát, đá, xi măng tuy đã có song chưa được phát triển mạnh mà nguyên liệu đầu vào phải kén chọn là đất, cát sạch nên còn có hạn. Dây chuyền sản xuất gạch ép từ đá và xi măng cũng vậy, vật liệu có hạn, mẫu mã không đẹp, mịn; nơi xây dựng nhà máy có hạn vì phụ thuộc nguyên liệu. Dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ bằng phương pháp sủi bọt hoặc khí của Đức thì có ưu thế là gạch nhẹ, song nguyên liệu đầu vào cũng phải kén chọn là cát sạch + tro bay + xi măng + phụ gia. Mà phụ gia phải ngoại nhập phụ thuộc. Dây chuyền thiết bị ngoại nhập quá đắt nên khó phù hợp để đầu tư… Công nghệ sản xuất gạch không nung “Đất hóa đá” + Một số loại đất Việt Nam và đặc điểm cơ lý hóa : Số liệu tham khảo các loại đất tại các tỉnh phía bắc Việt Nam Sau khi xem xét, đánh giá chúng tôi chia ra các loại mẫu đất đặc trưng phù hợp với sản xuất gạch không nung cho khu vực Bắc Bộ đó là: Đất sét pha tại Hưng Hà – Thái Bình Đất sét đồi tại Mộc Châu – Sơn La Đất sét đồi tại Lục Ngạn – Bắc Giang Đất đá ong (Laterit): Ba Vì – Sơn Tây Tràng Thạch (Felspat Kali): Lập Thạch – vĩnh Phúc Tràng Thạch bán phong hóa – Phú Thọ Cao lanh: Chí Linh – Hải Dương Đất Puzolan: Thanh Mỹ - Sơn Tây Lấy 3 mẫu đất đặc trưng cho 3 vùng chính: Đất sét pha cát: Hưng Hà – Thái Bình (Đồng bằng) Đất đá ong: (Laterit): Ba Vì – Sơn Tây )Trung du) Đất sét đồi: Mộc Châu – Sơn La (Miền núi) + Các miền đất trên có cùng đặc điểm chung là hàm lượng cao lanh (Al203) trong đất chiếm tỷ lệ cao từ 15 – 30% phù hợp với công nghệ Polymer. Các nguồn đất sẵn có địa phương ít có giá trị về nông nghiệp Phù hợp với việc phát triển vùng vật liệu xây dựng, hạn chế vận chuyển. + Thành phần nguyên liệu để sản xuất gạch không nung: + Các loại vật liệu (làm nguyên liệu chính để sản xuất). + Nguyên vật liệu chủ yếu là tất cả các loại đất (trừ đất mùn), tận dụng các nguồn đất xấu,ít có giá trị kinht tế như đất đồi (các loại) tại các vùng trung du và miền núi, các loại đất sen pha ven sông, đất tải từ cá công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá phế phẩm tại các công trường khai thác quặng ... + Sử dụng vật liệu độn bằng các vật liệu trơ từ các nguồn phế thải rắn (không độc) như vật liệu xây dựng như bê tông, gạch vỡ, cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã thải quặng, bê tông hóa rác thải. + Nguyên liệu đầu vào: Đất hỗn hợp, cát, phế liệu xây dựng sử dụng để sản xuất; Phế Thải Rắn trong xây dựng; Đất đồi trung du, miền núi; Tro bay 4.3 Quy hoạch phát triển ngành sản xuất gốm sứ tới năm 2010 ở Việt Nam: Mục tiêu: Mục tiêu phát triển ngành gốm sứ 5 năm tới là đạt tốc độ tăng trưởng từ 20 – 25%/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ gia dụng cao cấp, gốm sứ mỹ nghệ và kỹ thuật. Do vậy, để ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam thực sự phát triển doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp gốm sứ nổi tiếng đang hướng đến thị trường xuất khẩu, tập trung vào lĩnh vực gốm sứ xây dựng. Ông Đinh Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Xây dựng Việt Nam cho hay: Hiện có 10 nước và vùng kinh tế nhập khẩu gạch ốp lát, sứ vệ sinh và nguyên liệu của Việt Nam với kim ngạch đáng kể, đó là Đài Loan, Nhật, Mỹ, Australia, Irac và cả một số nước trong khu vực cũng có ngành công nghiệp gốm sứ đang phát triển như Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Cũng theo ông Huy, xuất khẩu gạch ốp lát đạt khoảng 120 triệu USD, nhưng điều đáng nói là nhập khẩu cũng đạt 95,5 triệu USD (chưa kể tiểu ngạch). Như vậy có thể nói lượng nhập và lượng xuất gần tương đương nhau. Điều đó nói lên tiềm năng của thị trường và triển vọng của ngành gạch ốp lát còn điều kiện phát triển rất lớn. Quan điểm : a) Về công nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại làm nòng cốt, chú trọng đầu tư phát triển ngành theo chiều sâu. Đầu tư nghiên cứu, chọn lựa nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận với công nghệ cao nhằm sản xuất các sản phẩm mới tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, hiện tại trong ngành gốm sứ đã sản xuất thành công và đưa vào hoạt động 8 lò nung tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường (loại 5 khối và 10 khối). Qua thực tiễn sử dụng cho thấy tính ưu việt, hiệu quả: tiết kiệm được từ 30-50% lượng nhiên liệu gas so với lò nung Đài Loan cùng kích thước, rút ngắn thời gian nung sản phẩm từ 2-3 giờ, 4-5 giờ cho quá trình làm nguội và đặc biệt là giá bán rẻ hơn 30%. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất gốm xây dựng cao cấp: Dự báo từ năm 2000-2010, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất gốm sứ xây dựng cao cấp như sau: Đơn vị tính : 1.000 tấn Năm 2000 2005 2010 Nguyên liệu xương sứ vệ sinh 36 55,8 63 Frit để sản xuất men gạch 17,6-21,12 30-36 36-43,2 Men gạch ốp lát 35,2 60 72 Nguyên liệu xương gạch gốm ốp lát 806 1.260 1.500 Tình hình sử dụng năng lượng và phát thải khí CO2 năm 2005 Thông tin, số liệu đuợc trình bày trong phần này do Trung tâm CBC tổng hợp, phân tích căn cứ vào thông tin, số liệu thu thập được qua cuộc điều tra trong năm 2006 tại 500 DNNVV ở 10 tỉnh, thành phố tham gia dự án, 2 tỉnh, thành phố bổ xung và các số liệu thống kê. Phương pháp tính đã được thảo luận Với văn phòng dự án PECSME, một số chuyên gia có kinh nghiệm và được trình bày trong tài liệu riêng. Đối với toàn ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ năm 2005 : Những loại năng lượng được sử dụng phổ biến: điện, than, dầu (FO, DO), gas (LPG). Một số vùng còn sử dụng một số nhiên liệu khác như rơm, trấu, củi, vỏ hạt điều… Năng lượng được sử dụng để chạy động cơ điện, sấy và nung sản phẩm. Sản lượng gốm, sứ gia dụng toàn ngành sản xuất trong năm 2005: 439,9 triệu cái. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2005 tính theo giá so sánh 1994 là 16.980,14 tỷ VNĐ (tương đương 1.549,73 triệu USD theo tỷ giá giữa VNĐ với USD năm 1994). Năng lượng toàn ngành sử dụng năm 2005 tính theo tấn dầu quy đổi: 202.927,86 TOE. b) Về quy mô sản xuất: Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là sản phẩm xuất khẩu, cần đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất lớn, có công nghệ và trang thiết bị tiên tiến. Đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng. Trong thời gian gần đây, nhiều nhà sản xuất kinh doanh đồ gốm sứ đã tìm được thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia thương mại và các doanh nghiệp đã từng xuất khẩu hàng gốm sứ, để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này, các nhà sản xuất cần tăng cường khâu tiếp thị, đặc biệt là cần tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tiêu thụ ở từng thị trường cụ thể.Một quan chức của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) cho rằng: "Hàng gốm sứ của Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Song, hầu hết các nhà sản xuất hàng gốm sứ hiện nay đang thụ động trong việc tạo mẫu mã sản phẩm". Vẫn theo quan chức này, chất lượng hàng gốm sứ của Việt Nam không hề thua kém hàng của nhiều nước trên thế giới, trong khi giá bán bình quân chỉ bằng 2/3 hàng cùng loại của các nước, nên những mặt hàng được chấp nhận về mặt mẫu mã, hình thức và kiểu dáng được nhiều khách hàng quốc tế ký mua. Ông Thạch Quân Cương, Trưởng đại diện phía Bắc Công ty TNHH Minh Long I, cho biết, để xuất khẩu hàng gốm sứ vào những thị trường rất "kén chọn" như Đức, Nhật Bản, Thụy Điển, ngoài yêu cầu về chất lượng, nhà sản xuất cần đặc biệt chú ý đến việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nét đặc trưng về văn hóa của người tiêu dùng bản địa. Nếu người Nhật thiên về đồ gốm sứ mang phong cách châu á với màu trắng, hoa văn đơn giản, kiểu dáng cổ, thì người Đức, người Thụy Điển lại ưa chuộng những loại hàng có màu sắc sặc sỡ, kiểu dáng hiện đại, khoáng đạt. Cũng theo ông Cương, những sản phẩm gốm sứ mang đậm phong cách dân tộc Việt Nam với những hoa văn miêu tả một phiên chợ quê ở Đồng bằng Bắc bộ hay họa tiết đàn chim Việt, nhánh lúa... đã và đang được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng. Từ thực tế xuất khẩu đồ gốm sứ của Công ty Minh Long I với kim ngạch mỗi năm đạt trên 5 triệu USD, ông Cương cho rằng, các nhà sản xuất kinh doanh hàng gốm sứ nên chú trọng đến việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ. Trong thời gian gần đây, những mặt hàng như bộ đồ chơi của 54 dân tộc ở Việt Nam, bộ đồ cá cảnh... do Công ty sản xuất chiếm tới 30 - 40% giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, giám đốc của một công ty gốm sứ đã từng xuất khẩu sản phẩm ra nhiều nước cho rằng, ngoài các yếu tố kỹ thuật như độ trắng, thấu quang, sáng, bóng..., sản phẩm còn phải đáp ứng được yêu cầu về thời trang và văn hóa tiêu dùng của thị trường tiêu thụ. Do đó, muốn thành công, nhà sản xuất còn phải nghiên cứu sâu về công nghệ chế biến sứ cùng đặc điểm của các dòng sản phẩm sứ hiện nay trên thế giới để sản phẩm làm ra luôn luôn đồng bộ và có chất lượng cao. Thực tế cho thấy, những công ty thành công trong xuất khẩu hàng gốm sứ của nước ta như Công ty Cường Phát, Công ty Minh Long I, Công ty gốm sứ Hải Dương... đã rất quan tâm đến khía cạnh này. Còn theo các chuyên gia thương mại, ngoài việc đầu tư cho nghiên cứu, hiện đại hóa trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất hàng gốm sứ cần tăng cường tìm hiểu và khảo sát thị trường nước ngoài bằng cách tham dự các cuộc hội chợ, triển lãm quốc tế hoặc thông qua các cơ quan xúc tiến xuất khẩu. Các cán bộ phụ trách kinh doanh của Công ty Minh Long I cho biết, dịp tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế tổ chức tại Frankfurt (Đức) vừa qua đã giúp Công ty thu được rất nhiều thông tin về thị trường và người tiêu dùng nước ngoài. Nhờ đó, trong thời gian tới, sản phẩm của Công ty không chỉ sẽ thâm nhập sâu hơn vào các thị trường truyền thống, mà sẽ có mặt ở nhiều thị trường mới. Một số nhà kinh tế nhận xét rằng, Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu hàng gốm sứ, để khơi dậy và khai thác tốt tiềm năng này, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng này, đặc biệt là về thuế, nguồn vốn. Quy mô và mô hình hoạt động của Trung tâm Hợp tác KHKT và khuyến trương XK gốm sứ của Vinaceglass tại KCN Đồng An - Bình Dương. Ngoài hệ thống văn phòng, phòng thí nghiệm, kho chứa nguyên liệu, xưởng sản xuất, tại trung tâm này chúng tôi còn xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm gốm sứ rộng 1.000m2, hội trường đủ rộng để tổ chức những cuộc họp báo, tiếp tân quốc tế. Các công ty, cơ sở sản xuất gốm sứ hợp tác với Vinaceglass sẽ được ứng vốn và một số nguyên vật liệu chuyên ngành; các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư lò nung sẽ được chúng tôi cùng Incombank cho vay vốn trả chậm hoặc hình thức đổi sản phẩm để xuất khẩu... Ngoài ra, chúng tôi còn nhận mang mẫu sản phẩm miễn phí đi tiếp thị cho doanh nghiệp ở các hội chợ quốc tế, giúp làm thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký khách sạn, phiên dịch, cung cấp thông tin và quảng cáo sản phẩm trên trang web của Vinaceglass c) Về quy hoạch:  Vùng 1 tập trung phát triển sản xuất gốm sứ kỹ thuật, Vùng 2, Vùng 5 phát triển sản xuất gốm sứ gia dụng cao cấp, gốm sứ mỹ nghệ truyền thống, gốm sứ kỹ thuật,          Vùng 3, Vùng 4, Vùng 6 tập trung phát triển gốm sứ mỹ nghệ. d) Về đầu tư: Khuyến khích các thành phần kinh tế huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội để đầu tư phát triển ngành gốm sứ. Tập trung đầu tư phát triển ngành gốm sứ mỹ nghệ có khả năng xuất khẩu và ngành thuỷ tinh cao cấp trở thành sản phẩm mũi nhọn của ngành.Khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất gốm sứ dân dụng, khôi phục và phát triển làng Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ năm 2010 tăng 18,74% Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan,… là những thị trường chính Việt Nam xuất khẩu hàng gốm sứ trong năm 2010, trong đó Nhật Bản là thị trường đạt kim ngạch cao nhất với 37,8 triệu USD, chiếm 11,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng, tăng 11,33% so với năm 2009, tháng 12/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường Nhật Bản đạt trên 4 triệu USD, tăng 8,28% so với tháng 11/2010. Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch trong tháng cuối năm 2010 đạt 4,5 triệu USD, tăng 41,8% so với tháng liền kề, nâng kim ngạch cả năm 2010 xuất khẩu mặt hàng này Hoa Kỳ đạt trên 33 triệu USD, chiếm 10,4% trong tổng kim ngạch, tăng 12,67% so với năm trước đó. Đứng sau Hoa Kỳ là thị trường Đài Loan với kim ngạch đạt 2,9 triệu USD trong tháng 12/2010, tăng 46,68% so với tháng 11, nâng kim ngạch cả năm 2010 xuất khẩu hàng gốm sứ sang thị trường Đài Loan đạt 32,9 triệu USD, tăng 3,11% so với năm 2009. Đáng chú ý, thị trường Thái Lan tuy không đạt kim ngạch cao trong năm 2010 nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc so với các thị trường khác. Tuy tháng cuối năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trường Thái Lan giảm (giảm 12,44%) so với tháng 11, nhưng nếu tính cả năm và so với năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lại tăng trưởng cao nhất (tăng 99,04%). Thống kê thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ năm 2010 ĐVT: USD Thị trường KNXK Tháng 12/2010 KNXK năm 2010 KNXK năm 2009 (USD) % tăng giảm T12 T11/2010 % tăng giảm năm 2010 so năm 2009 Trị giá 36.243.045 316.933.450 266.912.031 -86,69 +18,74 Nhật Bản 4.016.748 37.857.542 34.005.216 +8,28 +11,33 Hoa Kỳ 4.527.284 33.035.918 29.321.547 +41,80 +12,67 Đài Loan 2.994.666 32.908.220 31.915.385 +16,07 +3,11 Đức 4.847.238 28.004.490 23.122.647 +46,68 +21,11 Pháp 1.631.246 17.703.291 18.101.338 -40,67 -2,20 Campuchia 1.117.919 15.858.484 8.245.196 -28,69 +92,34 Thái Lan 1.171.001 14.538.011 7.304.018 -12,44 +99,04 Oxtrâylia 1.034.827 14.446.436 13.411.855 +4,75 +7,71 Hàn Quốc 963.888 11.298.726 11.911.291 +3,19 -5,14 Malaixia 1.021.696 9.343.884 5.097.011 -14,74 +83,32 - Đã từ lâu, thị trường Việt Nam và các nước ASEAN tràn ngập hàng gốm sứ của Trung Quốc. Với năng lực sản xuất 1.500 triệu m2 gạch ốp lát 50 triệu sản phẩm sứ vệ sinh Trung Quốc không những cung cấp đủ nhu cầu thị trường nội địa với 1,3 tỷ dân, mà còn có thể xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu hàng năm của gốm sứ Trung Quốc đạt trên 150 triệu USD; gạch ốp lát xuất khẩu tới 20 triệu m2, trên 2 triệu sứ vệ sinh. Trước một đối thủ cạnh tranh lớn như vậy, các doanh nghiệp trong hiệp hội gốm sứ ASEAN CICA EXCOM (bao gồm 6 nước Thái Lan, Indonexia, Malayxia, Singapore, Philippin và Việt Nam) đã thống nhất với nhau những mục tiêu để hợp sức phát huy triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có trong khu vực, giảm tối đa nhập khẩu nguyên liệu sản xuất gốm sứ từ các nước phương Tây, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, 6 nước trên cùng nhất trí các biện pháp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí lưu thông và các chi phí đầu tư. Các nước này tin tưởng rằng, nếu giá bán lẻ gốm sứ ASEAN chỉ cần ngang bằng với giá bán lẻ gốm sứ Trung Quốc cùng loại, trên cùng thị trường thì hàng của các nước này sẽ được tiêu thụ mạnh hơn hàng của Trung Quốc, bởi chất lượng hàng gốm sứ ASEAN không thua kém và còn hơn chất lượng hàng gốm sứ được sản xuất tại các địa phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ những nhược điểm hiện nay của ngành gốm sứ ASEAN: Nhiều nguyên liệu quan trọng để sản xuất gốm sứ, các nước ASEAN còn phải nhập khẩu như frit, feldspar, kaolin, men mầu các loại...., kể cả mẫu mã, kiểu cách hoa văn, khuôn mẫu... đều do các đối tác nước ngoài chuyển giao. - Thứ hai, nhiều nguên liệu thô không ổn định, kém hẳn nguyên liệu nhập ngoại đã được tinh chế, phân loại, đóng bao, đề rõ các chỉ tiêu hóa học cụ thể và các đối tác có chiến lược hỗ trợ sau bán hàng rất tốt. Hàng gốm sứ Việt Nam, ngoài những nhược điểm chung như của các nước ASEAN kể trên, còn có điểm yếu là giá bán các sản phẩm còn cao hơn các nước trong khu vực. Đó là thách thức, khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ của Việt Nam khi tham gia chính thức AFTA. Mặt khác, cũng phải thấy những thuận lợi của gốm sứ Việt Nam là: một số sản phẩm gốm sứ Việt Nam (mang thương hiệu Thanh Trì, Thiên Thanh, Inax, Caesar, Đồng Tâm, Viglacera, Taicera...) cũng đã có mặt trên thị trường thế giới, công nghệ sản xuất gốm sứ Việt Nam hiện cũng không thua kém so với công nghệ sản xuất gốm sứ trong khu công nghệ sản xuất gốm sứ Việt Nam hiện cũng không thua kém so với công nghệ sản xuất gốm sứ trong khu vực. Chúng ta lại có bài học kinh nghiệm của Indonêsia là khi chính phủ nước này thực hiện cam kết AFTA, cắt giảm thuế suất xuống 5%, lúc đầu các DN gốm sứ nước này thực sự lo lắng và bối rối, thậm chí có phản ứng dữ dội, nhưng sau đó, vì lợi ích sống còn, họ vẫn tồn tại và phát triển tốt trong hòan cảnh hầu như không còn sự bảo hộ của nhà nước, giá bán sản phẩm của họ trong nội địa không hề tăng, lại còn ngang bằng so với giá của hàng gốm sứ nhập khẩu. Cuối cùng, các DN gốm sứ Việt Nam chắc chắn được sự hỗ trợ và hậu thuẫn của ASEAN CICA EXCOM, nhất là trong khâu tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm. Ngày 31.1.2011, tại Vĩnh Phúc, viện nghiên cứu công nghệ gốm sứ (thuộc hiệp hội Gốm sứ Việt Nam) chính thức ra mắt. Theo ông Lê Đình Quý Sơn, chủ tịch viện, hiện nay hiệp hội Gốm sứ Việt Nam tuy có 74 doanh nghiệp thành viên nhưng không có sự phối hợp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chế tạo, cải tiến thiết bị gốm sứ. Viện này ra đời sẽ góp phần thúc đẩy sự hợp tác, phát triển trong hoạt động khoa học công nghệ chuyên ngành. Theo ông Sơn, thời gian tới viện sẽ tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất nguyên liệu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu; nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý và tinh chế một số nguyên liệu có nguồn gốc từ khoáng sản trong nước, chế tạo, cải tiến. KẾT LUẬN: Gốm sứ là vật rất gần gũi với cuộc sống của con người, chúng đã được con người sử dụng và phát triển từ rất sớm. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các nước tập trung, đầu tư rất nhiều trong việc nghiên cứu vật liệu gốm sứ và tạo nhiều loại sản phẩm tốt. Các sản phẩm từ nước ngoài đang tạo ra sức cạnh tranh khá lớn với gốm sứ Việt Nam. Tuy nhiên, với những nổ lực của những làng gốm lâu đời, các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ đang cho ra đời nhiều sản phẩm tốt, an toàn, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng. Cùng với đó là những chiến lược quảng bá rộng rãi đến người dân trong và ngoài nước đã làm cho gốm sứ Việt Nam có chỗ đứng riêng trên thị trường. Điều đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu vật liệu gốm hiện nay. Đó là vấn đề sống còn của ngành công nghiệp gốm trong nước. Vì vậy, các nhà khoa học cùng với nhà sản xuất cần tiếp tục nổ lực hơn nữa để tìm ra nhiều loại vật liệu gốm mới, an toàn và đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, thẩm mỹ và quan trọng hơn là sẽ lưu giữ được những làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Tài liệu tham khảo. [1]. Iu.Đ.Trechiakov . Tvorđophaznưe reacxii Khimia 1987 [2]. Barin . J , Knacke E.G . Thermochemical properties of inorganic substances . Springer-Verlag 1973 [3]. V.I.Babushkin , G.M.Matvev . O.Pcsedlov-Petrocian Termodinamika silicatov Moscva-troizdat 1986 [4]. Phan Văn Tường Vật liệu vô cơ Hà Nội 1998 [5]. S.G.Tumanov .Sintez ceramisekie pigmentov v sisteme R12+R23+(PO4)2 Steclo i ceramika 1963 NO 7 (34-36) [6]. S.G.Tumanov,E.A. Philipova Steclo i ceramika 1968 No 4(37-39) [7]. G.N.Maclenhicova . Sleclo i ceramika 1981 No1 (23-24) [8]. Anthony R. West . Solid state chemitry and its applications Chichester-New York-Brisbane-Toronto-Singapore 1984 [9]. Cahn R.W., Metallic glasses, Contemp. Phisics 21,43, 1980 [10]. Parthasarathy R.. The Glasses Transition : Salient Factsand Models Chem.Soc.Revs 12-361-1984 [11]. Fels A. Amorphenưe i sterloopraznưe nheorganiseckie tovrđưe tela Mir 1986 [12]. Taylor.H.F.W Modern chemitry of cements 1981 [13]. Pachenko.A.A Teoria sementa Kiev 1991 [14]. J.Baron et J.P. Ollivier La durabilité des betons Paris 1992 [15]. Yves Malier . Les bestons à hautes performances Paris 1992 [16]. M.R,Rixom and N.P.Mailvagmam . Chemical admixture for concrete London 1986

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận- Tình hình nguyên vật liệu gốm trong 10 năm lại đây.doc
Tài liệu liên quan