Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi Mác Xít

Tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi Mác Xít: Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi mác xít Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng nhất về giải phóng xã hội và giải phóng con người. Trong quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn phải đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng đối lập, trào lưu tư tưởng XHCN phi Mác xít. Cách mạng Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng đã không ngừng phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin chống lại các tư tưởng phản Mác xít. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam đã đóng góp hết sức to lớn vào cuộc đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, phi Mác xít trong phong trào cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu, kế thừa, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cuộc chiến đấu chống lại các quan điểm, tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin là việc là...

pdf32 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi Mác Xít, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi mác xít Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng nhất về giải phóng xã hội và giải phóng con người. Trong quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn phải đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng đối lập, trào lưu tư tưởng XHCN phi Mác xít. Cách mạng Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng đã không ngừng phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin chống lại các tư tưởng phản Mác xít. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam đã đóng góp hết sức to lớn vào cuộc đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, phi Mác xít trong phong trào cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu, kế thừa, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cuộc chiến đấu chống lại các quan điểm, tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin là việc làm bổ ích, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước đang có những biến động sâu sắc thì việc nghiên cứu, kế thừa đó lại càng có ý nghĩa quan trọng và mang tính thời sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ngôi sao sáng chói trên bầu trời cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới cho nên đã có không ít các nhà khoa học trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, về tư tưởng của Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Hồ Chí Minh thường tập trung tìm hiểu tư tưởng của Người về đường lối cách mạng, về CNXH, về xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, về văn hóa, đạo đức cách mạng... Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với các trào lưu CNXH phi Mác xít, đối với các quan điểm, tư tưởng sai trái, phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam. Đối với sinh viên chuyên ngành CNXH khoa học, vấn đề tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam là vấn đề thiết thực và bổ ích nhằm trước hết nâng cao nhận thức trong quá trình học tập các môn học thuộc chuyên ngành CNXH. Mặt khác làm rõ hơn các tư tưởng về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. 3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài Do hạn chế về khả năng nghiên cứu và tài liệu tham khảo nên trong tiểu luận này giới hạn của việc nghiên cứu là chỉ " Tỡm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xó hội phi Mỏc xớt ". Trong tiểu luận này, ngoài phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tiểu luận còn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để nghiên cứu đề tài. 4. Bố cục của tiểu luận - Mở đầu - Nội dung 1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Hồ Chí Minh đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam. 2.1. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa Tờ-rôt-xkít. 2.2. Hồ Chí Minh phê phán khuynh hướng "giáo điều", "khuynh hữu", "khuynh tả" trong Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.3. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm nghi ngờ vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam. 2.4. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm nghi ngờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ gián tiếp phủ nhận bọn "nhân văn - giai phẩm". 2.6. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. 3. ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu CNXH phi Mác xít. 3.1. ý nghĩa lý luận 3.2. ý nghĩa thực tiễn - Kết luận. Nội dung 1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Tất Thành sinh năm 1890 trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước tại Nam Đàn, Nghệ An. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị đặt dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân lao động sống trong cảnh lầm than, cực khổ của những người nô lệ mất nước, chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, tinh thần yêu nước của dân tộc nên ngay từ thuở thanh niên, Nguyễn Tất Thành đã nung nấu một ý chí, quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi cảnh nô lệ, đem lại cho những người lao động cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân tộc được độc lập, tự do. Trước sự thất bại của các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc, tháng 7 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lên tàu đi bôn ba thế giới để tìm cho ra con đường đúng đắn nhất nhằm giải phóng dân tộc mình. Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nước trên thế giới từ các nước thuộc địa đến các nước tư bản chủ nghĩa, từ châu á đến châu Phi, châu Mỹ và châu Âu, ở đâu người cũng nhận thấy một điều là xã hội luôn chia làm hai hạng người. Một bên là những người lao động nghèo khổ, bị bóc lột và một bên là những kẻ giàu có, bọn bóc lột, ngay cả ở những nước tư bản chủ nghĩa được coi là tiến bộ nhất, văn minh nhất thì cũng như vậy, do đó Người càng quyết tâm tìm cho ra con đường thực sự để giải phóng dân tộc mình. Năm 1920, Người bắt gặp bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin, trong bản sơ thảo đó, Người đã tìm thấy con đường cách mạng để giải phóng dân tộc mình và từ đó người hướng các tìm hiểu, học tập chủ nghĩa Lênin, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và phong trào công nhân quốc tế. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần nhân đạo cao cả cùng với ý chí và nghị lực phi thường đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với phong trào cộng sản quốc tế, dần dần Hồ Chí Minh đã chuyển hẳn từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Từ 1925, Hồ Chí Minh đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, đến năm 1930, Người đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Suốt từ năm 1930, Hồ Chí Minh khi ở trong nước, khi ở nước ngoài đã luôn luôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, năm 1954, thực dân Pháp đã phải rút khỏi Việt Nam sau khi thất bại trước cuộc "kháng chiến kiến quốc" của nhân dân Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Sự nghiệp giải phóng dân tộc đang còn dang dở thì Hồ Chí Minh mãi mãi ra đi khi người được 79 mùa xuân, năm 1969. Hồ Chí Minh ra đi là nỗi đau thương, mất mát vô cùng to lớn của cả dân tộc Việt Nam và của nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nén đau thương, nén mất mát lại, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phấn đấu để hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, nước nhà hoàn toàn thống nhất, độc lập năm 1975 và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu, Người cha già của dân tộc đã để lại cho nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân lao động trên thế giới nói chung một sự nghiệp to lớn, một kho tàng tri thức cách mạng phong phú, một tấm lòng nhân đạo cao cả. Là một "Anh hùng giải phóng dân tộc", một "danh nhân văn hóa thế giới", di sản Hồ Chí Minh để lại rất to lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều bài viết, lời nói, nhiều tác phẩm văn thơ chứa đựng tinh thần yêu nước, tư tưởng cách mạng của Người. Từ cuộc đời hoạt động, từ các tác phẩm sáng tác của Người, Đảng và nhân dân Việt Nam đã được kế thừa toàn bộ những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh, đó là cái vốn quý giá để Đảng và nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. "Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng và sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người" [7, 8]. Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh, có nhiều vấn đề chủ yếu như: tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng Cộng sản, về đoàn kết dân tộc, về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, về đạo đức, về văn hóa... Trong đó không ít lần Hồ Chí Minh đã đấu tranh, phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái trong cách mạng Việt Nam, các quan điểm cách mạng có tính chất phi Mác xít. Tư tưởng của Hồ Chí Minh đã soi sáng con đường cách mạng, đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chính vì vậy việc học tập, kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, về các quan điểm sai trái, phi Mác xít trong cách mạng nói riêng là điều tất yếu để đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Hồ Chí Minh đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam 2.1. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít Chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít là một trào lưu tư tưởng chính trị tiểu tư sản cơ hội chủ nghĩa thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, che đậy bản chất cơ hội chủ nghĩa bằng những lời lẽ cấp tiến tả khuynh. Trào lưu tư tưởng này xuất hiện đầu thế kỷ XX như một biến dạng của chủ nghĩa Men sê vích trong Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga mà lãnh tụ là nhà tư tưởng Tờ-rốt-xkít. Chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít hình thành như một phản ứng đối với giai đoạn phát triển Lê-nin-nít của chủ nghĩa Mác, đối với sự ra đời của một đảng cách mạng chân chính, kiểu mới ở Nga và nó phản ánh tâm trạng của một bộ phận trí thức tiểu tư sản thành thị ham thích cách mạng đầu lưỡi nhưng lại đứng ngoài những trận chiến đấu giai cấp và tiến hành tuyên truyền các quan điểm đầu hàng chủ nghĩa trên tất cả mọi vấn đề cơ bản đấu tranh cách mạng. Về mặt phương pháp luận và nhận thức luận thì chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít có đặc trưng là chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa duy ý chí, chủ nghĩa công thức thô bạo và lối ngụy biện. Trong nửa đầu thế kỷ XX, những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít bao gồm: không tin vào năng lực của GCCN có thể tập hợp xung quanh mình các bạn đồng minh; phủ nhận vai trò của giai cấp nông dân; xu hướng phiêu lưu cách mạng, muốn thúc cách mạng, bỏ qua giai đoạn chưa hoàn thành của cách mạng; phủ nhận các phong trào dân chủ chung; chủ trương phát triển những cuộc chiến tranh cách mạng; phủ nhận khả năng xây dựng thành công CNXH ở một nước; chủ nghĩa bài xô trắng trợn... Chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít đã tác hại không ít tới cách mạng Việt Nam, nhất là trong những năm 1936-1939. Cao trào cách mạng Việt Nam 1936-1939 là cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương. Lợi dụng các sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ này như "lãnh đạo không thật sát, cho nên nhiều nơi cán bộ phạm phải bệnh hẹp hòi, bệnh công khai, say sưa vì thắng lợi bộ phận, mà xao lãng việc củng cố tổ chức bí mật của Đảng" [25, 156], bọn Tờ-rốt-xkít ở Đông Dương ra sức phá hoại đường lối, chủ trương của Đảng ta lúc đó. Chúng lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng cán bộ của Đảng, hợp tác với chúng đề ra tờ báo công khai của chúng, tờ báo "La Lut te", một tờ báo phản động. Chúng tham gia tranh cử nghị trường, chống lại việc đưa cán bộ vào hoạt động nghị trường của Đảng. Do sự phá hoại của chúng mà trong cuộc tranh cử vào Hội đồng quản hạt Nam Kỳ tháng 4 năm 1939, "Mặt trận trân dân chủ không thắng lợi, trái lại bọn Tờ-rốt-xkít đã thắng ở quận nhì Sài Gòn [25, 157]. Ngay từ năm 1936, bọn Tờ-rốt-xkít ở Đông Dương đã ráo riết hoạt động chống chủ trương, chính sách của Đảng. Khi Đảng ta nêu khẩu hiệu: "ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp" thì chúng nêu khẩu hiệu "đả đảo mặt trận nhân dân" [25, 150]; khi Đảng vận động thành lập mặt trận dân chủ thì chúng "kêu gào chỉ lập mặt trận công - nông" [25, 150]. Khi Đảng chủ trương tổ chức công nhân vào các hội hữu ái để tiến tới thành lập nghiệp đoàn, thì chúng "ra sức bài bác hội hữu ái..." [2,150]. Thực chất của bọn Tờ-rốt-xkít là cơ hội chủ nghĩa, chống đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, phá hoại cách mạng song trong hàng ngũ của Đảng ta, có một số cán bộ, đảng viên mất cảnh giác, thỏa hiệp và hợp tác với bọn Tờ-rốt-xkít. Đối với bọn Tờ-rốt-xkít, Trung ương Đảng lúc đó cũng đã kiên quyết phê phán chúng, khẳng định lập trường, thái độ của Đảng đối với chúng. "Trung ương Đảng đã phê phán tư tưởng thỏa hiệp và hợp tác với bọn Tờ-rốt-xkít trong việc xuất bản báo La Lutte và coi đó là một điều lầm lỗi rất lớn [25, 150]. Không chỉ như vậy mà Trung ương Đảng còn nhấn mạnh: "Trong cuộc vận động dân chúng, chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít là nguy hiểm nhất, không triệt để chống chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít thì khó thi hành được chiến thuật lập Mặt trận nhân dân thống nhất Đông Dương" [25, 150]. Cần phải đấu tranh chống bọn Tờ-rốt-xkít ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào: "vô luận chỗ nào, nó thò đầu ra là đập ngay" [25, 150]. Quan điểm trên của Trung ương Đảng lúc đó cũng đồng thời là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với bọn Tờ-rốt-xkít. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó mang tên Nguyễn ái Quốc đang được "giam lỏng" ở Liên Xô. Năm 1938, Nguyễn ái Quốc được sự giúp đỡ của một số bạn bè trong Quốc tế cộng sản đã trở về Trung Quốc, từ đây Người lại tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tuy không trực tiếp vạch ra những quan điểm sai tría của bọn Tờ-rốt-xkít ở trong nước nhưng trong những ý kiến lãnh đạo đối với Đảng ta, Nguyễn ái Quốc khẳng định rõ rằng đối với bọn Tờ-rốt-xkít thì "không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về mặt chính trị" [25, 152]. Bản chất của bọn Tờ-rốt-xkít là cơ hội chủ nghĩa, chống đối chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm và hành động của chúng trong thực tiễn đều nhằm phá hoại cách mạng. Chính vì vậy Nguyễn ái Quốc khẳng định không thể nhượng bộ cũng như không thể thỏa hiệp với chúng. Mặt khác cũng như mọi trào lưu chủ nghĩa xã hội phi Mác xít khác, chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít cũng núp dưới bóng của chủ nghĩa Mác - Lênin, khoác cái áo cách mạng để hoạt động, tuyên truyền trong phong trào cách mạng. Cho nên quần chúng cũng như một số cán bộ đảng viên có thể bị chúng qua mặt, do đó trách nhiệm của Đảng là phải bằng "mọi cách để lột mặt nạ chúng". Cao hơn nữa, theo Nguyễn ái Quốc là phải "tiêu diệt chúng về mặt chính trị". Hơn hai mươi năm sau, sau phong trào dân chủ 1936-1939, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh một trong những khuyết điểm của Đảng trong cao trào dân chủ 1936-1939 là trong Đảng, có "một số đồng chí hợp tác vô nguyên tắc với bọn Tờ-rốt- xkít" [9, 156]. Khiến cho phong trào cách mạng lúc đó gặp thêm khó khăn. Tóm lại, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đấu tranh chống bọn Tờ-rốt-xkít, vạch mặt chúng, tiêu diệt chúng là một việc làm cần thiết. Trong phong trào cách mạng, nếu để cho những bọn cơ hội, bọn phản cách mạng như bọn Tờ-rốt-xkít hoạt động, phá hoại thì phong trào sẽ đi xuống cho nên phải đấu tranh với chúng, lột mặt nạ của chúng và tiêu diệt chúng. 2.2. Hồ Chí Minh phê phán khuynh hướng "tả", "hữu", "giáo điều" trong Đảng 2.2.1. Phê phán khuynh hướng giáo điều Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng nhất, khoa học nhất, nó mở ra và soi sáng con đường đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa LêniN" [11, 268]. Học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam là một trong những điều quan trọng hàng đầu. Theo Hồ Chí Minh, "thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì hành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông". Vậy mà trong thực tiễn cách mạng Việt Nam lại có những khuynh hướng hết sức sai lầm trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người chỉ ra hai khuynh hướng sai lầm là: "Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy họ chỉ học thuộc ít câu của Mác - Lênin, để loè người ta. Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc cách mạng" [16, 247]. Trong hai khuynh hướng sai lầm ấy của các đồng chí cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng khuynh hướng giáo điều là nguy hại hơn cả. "Hai khuynh hướng ấy đều sai lầm. Sai lầm nhất là khuynh hướng giáo điều, vì nó mượn những lời của Mác, Lênin, dễ làm cho người ta lầm lẫn" [16, 247]. Đối với Hồ Chí Minh, để sửa chữa những khuynh hướng sai lầm ấy, phương pháp tốt nhất là không ngừng học tập chủ nghĩa Mác - Lênin gắn liền với hoạt động thực tiễn của cách mạng. Học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là học một câu chữ, giáo điều máy móc, học tập như vậy sẽ lại dẫn đến sai lầm mà theo Hồ Chí Minh, độc lập lý luận không phải để biến "thành những người lý luận suông" [1, 138] mà học tập lý luận là để nhằm cho công tác thực tiễn được tốt hơn. Nghĩa là phải "học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng" [1, 138]. Nắm vững lý luận rồi lại phải vận dụng lý luận đó vào thực tiễn, đó là cách tốt để khắc phục khuynh hướng giáo điều. Bản thân lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận cách mạng song "lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra trong thực tiễn sinh động" [1, 137]. Do vậy mà Hồ Chí Minh viết: "Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch. Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc. Nhưng chúng ta phải học chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích và giải quyết vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta" [1, 138]. "Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta" [1, 138]. Vì không chịu hoạt động thực tiễn, lại chỉ học lý luận một cách máy móc mà sinh ra giáo điều, như thế rất nguy hại đối với cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lý luận và thực tiễn gắn bó rất chặt chẽ với nhau, lý luận và thực tiễn là một thể thống nhất. Người viết: "Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành" [16, 247]. "Thực hành, hiểu biết, lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng. Và nội dung của thực hành và hiểu biết lần sau cao hơn lần trước" [16, 257]. Đó chính là "nội dung vấn đề hiểu biết trong duy vật biện chứng" [16, 257] là vấn đề có thể khắc phục được khuynh hướng giáo điều trong cách mạng Việt Nam. 2.2.2. Phê phán khuynh hướng "khuynh hữu", "khuynh tả" Cách mạng là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, cách mạng lại không ngừng vận động và phát triển, vì vậy người cách mạng phải có vốn lý luận phong phú, có hiểu biết thực tiễn cách mạng sâu sắc, có như vậy mới đảm bảo đưa cách mạng đến thắng lợi. Tuy vậy không phải ai cũng tiến kịp với tiến trình cách mạng mà vì thế dẫn tới "khuynh tả" và "khuynh hữu" trong cách mạng. Hồ Chí Minh nhận định về vấn đề này, như sau: "Trong thời kỳ cách mạng, tình hình biến đổi rất mau. Nếu sự hiểu biết không theo kịp thì khó mà đưa cách mạng đến thắng lợi. Thường có khi tư tưởng không theo kịp thực tế. Đó là vì sự hiểu biết của người bị điều kiện xã hội hạn chế" [16, 255]. Từ sự không theo kịp tình hình thực tế đó mà dẫn đến sai lầm và Hồ Chí Minh kiên quyết phản đối cả khuynh hướng "tả" và khuynh hướng "hữu" trong cách mạng. "Phải phản đối những người khuynh hữu. Tư tưởng của hệ thống theo kịp sự biến đổi của tình hình khách quan. Tình hình đã tiến lên mà sự hiểu biết của họ cứ ở chỗ chủ, vì tư tưởng của họ xa rời thực hành" [16, 255]. Chính họ sẽ là người làm phương hại đến sự nghiệp của cách mạng. Hồ Chí Minh ví "Họ cũng như những người không đi trước xe để hướng dẫn, lại chạy sau xe và tránh xe chạy mau quá. Họ muốn gò xe lại, làm cho xe thụt lùi" [16, 255]. Còn đối với người tả khuynh, Hồ Chí Minh viết: "Lại cần phản đối những người khuynh tả. Họ chỉ biết nói cho sướng miệng. Tư tưởng của họ nhảy qua những giai đoạn phát triển nhất định. Họ cho ảo tưởng là sự thật. Họ xa rời thực hành của đại đa số nhân dân. Họ không thiết thực. Họ hành động một cách liều mạng" [16, 255]. Những người "khuynh hữu" làm lùi lại bánh xe cách mạng, còn những người "khuynh tả" thì không thực tế, rơi vào "ảo tưởng" và hành động liều mạng. Cả hai hạng người này, hai khuynh hướng này đều cần phải chống. Hồ Chí Minh viết: "Chúng ta chống sai lầm tả khuynh và hữu khuynh, vì nó trái với điều kiện lịch sử" [16, 256] và như thế sẽ làm tổn hại đến tiến trình cách mạng. Như vậy là trong quá trình cách mạng Việt Nam, khuynh hướng "giáo điều", "khuynh tả', "khuynh hữu" đều đa xnảy sinh và chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nếu không đấu tranh chống các khuynh hướng này sẽ rất nguy hiểm vì chúng có thể dẫn tới sự xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời hệ tư tưởng của GCCN một cách nhanh chóng hơn. Trong tác phẩm "Làm gì", Lênin viết: trong xã hội có giai cấp, không có hệ tư tưởng phi giai cấp, hệ tư tưởng trung gian. Mọi sự xa rời hệ tư tưởng của GCCN đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng của giai cấp tư sản. ý thức được ý nghĩa của việc đấu tranh chống các khuynh hướng sai lầm trong Đảng, Hồ Chí Minh đã phê phán các khuynh hướng đó, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến khuynh hướng sai lầm. Hoặc là do không chịu học tập lý luận, hoặc chỉ học tập lý luận một cách máy móc, không vận dụng vào thực tiễn hoặc do tư tưởng không theo kịp thực tiễn. Nói gọn lại các khuynh hướng sai lầm đó là do không gắn lý luận với thực tiễn, gắn "biết với làm" làm một. Khắc phục chúng phải bằng cách không ngừng học tập lý luận đồng thời phải vận dụng lý luận vào thực tiễn sinh động của cách mạng. Có như vậy mới làm cho lý luận và thực tiễn trở thành một thể thống nhất và có như vậy, cách mạng mới tiến lên. 2.3. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm nghi ngờ vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam Đối với Hồ Chí Minh, phê phán, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, quan điểm phi Mác xít là công việc cần thiết và quan trọng trong tiến trình cách mạng. Việc đấu tranh, phê phán đó không những đã loại bỏ được những phần tử xấu, phần tử phản động khỏi phong trào cách mạng, góp phần làm tăng thêm sức mạnh của cách mạng mà về mặt lý luận nó còn bảo vệ, khẳng định tính đúng đắn và phát triển thêm học thuyết cách mạng và khoa học. Người viết: "Đấu tranh một cách không điều hòa chống bọn cải lương và bọn xuyên tạc chủ nghĩa Mác đủ các loại, Lênin đã nâng chủ nghĩa xã hội khoa học lên một giai đoạn mới. Người đã làm phong phú chủ nghĩa Mác... Lênin đã xây dựng lý luận mới, hoàn chỉnh về cách mạng XHCN, đã chứng minh CNXH có thể thắng lợi ở một nước riêng lẻ" [1, 53]. Từ lẽ đó, trong quá trình cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng luôn luôn chú ý tới những quan điểm, khuynh hướng sai trái, xa rời nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, do đặc thù ra đời và phát triển của mình mà GCCN Việt Nam ra đời với số lượng ít và trình độ còn non yếu. Từ đó đã đưa tới quan điểm phủ nhận hay nghi ngờ về vai trò lãnh đạo của GCCN Việt Nam đối với cách mạng. Hồ Chí Minh viết: "GCCN Việt Nam số người còn ít, không lãnh đạo được cách mạng" [10, 212] và Người cũng trả lời ngay đối với sự nghi ngờ đó: "Nói vậy không đúng. Lãnh đạo được hay là không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp" [10, 212]. Để làm rõ thêm luận điểm này, Hồ Chí Minh đã luận giải thêm về đặc tính cách mạng, tổ chức cách mạng của GCCN Việt Nam và những đặc điểm của các giai tầng khác trong xã hội khiến cho chỉ có GCCN chứ không phải là một giai cấp nào khác có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Về đặc tính cách mạng của GCCN, Hồ Chí Minh viết: "Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm để chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, GCCN có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác, vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, GCCN đều giữ vai trò lãnh đạo" [10, 212]. Đó là xét về đặc tính, còn xét về hệ tư tưởng và tổ chức, "GCCN có chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin là Đảng lao động Việt Nam. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến. Lại có những phần tử trí thức tham gia cách mạng và vô sản hóa. Thành thử đội ngũ chính trị của GCCN ngày càng phát triển" [10, 212]. Phân tích về giai cấp nông dân, Người nhận xét: "Vì hoàn cảnh kinh tế mà nông dân thường có tính thủ cựu, rời rạc, tư hữu. Cho nên giai cấp công nhân phải đoàn kết họ, giúp tổ chức họ và lãnh đạo họ, thì họ là một lực lượng rất to lớn vững chắc" [10, 213]. Còn giai cấp tiểu tư sản, theo Hồ Chí Minh, họ có những nhược điểm như: "tự tư tự lợi, rời rạc, kém kiên quyết... cho nên đối với họ, GCCN cần phải tuyên truyền, tổ chức họ, giúp họ phát triển ưu điểm, sửa chữa nhược điểm, cần phải khôn khéo lãnh đạo họ, làm cho họ quyết tâm phụng sự nhân dân, cải tạo tư tưởng, cùng với công nông kết thành một khối, thì họ mới trở nên tác dụng to lớn trong công cuộc kháng chiến, cách mạng" [10, 214]. Giai cấp tư sản dân tộc, "một mặt thì họ bị đế quốc và phong kiến ngăn trở, cho nên họ cũng muốn chống đế quốc và phong kiến. Nhưng mặt khác họ là giai cấp bóc lột, cho nên họ cũng sợ giai cấp bóc lột nổi lên đấu tranh... Do đó mà tư sản dân tộc vừa muốn cách mạng vừa muốn thỏa hiệp. Bởi vậy GCCN vừa phải đoàn kết với họ vừa phải đấu tranh với họ để bảo vệ quyền lợi của công nhân" [10, 214-215]. Từ việc phân tích đặc điểm, vai trò, khả năng của các giai tầng xã hội trong cách mạng, Hồ Chí Minh đã làm toát lên vai trò to lớn của GCCN Việt Nam. Chỉ có GCCN mới là giai cấp cách mạng nhất, triệt để nhất, có tinh thần kỷ luật nhất, có tổ chức nhất nên họ sẽ là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Hồ Chí Minh viết: "Mai sau, công nghệ của ta ngày càng phát triển, thì số công nhân ngày càng tăng thêm. Tuy hiện nay ở nước ta GCCN còn nhỏ, song ở thế giới thì GCCN rất to lớn. Cho nên quyền lãnh đạo cách mạng chỉ do GCCN nắm" [10, 212]. Hồ Chí Minh cũng khẳng định, không có sự lãnh đạo của GCCN thì cách mạng không thể đi đến thắng lợi: "Để giành lấy thắng lợi, cách mạng nhất định phải do GCCN lãnh đạo... Cách mạng ở Liên Xô và ở các nước khác trong phe XHCN đã chứng thực điều đó, không ai chối cãi được" [17, 283]. Như vậy, bằng những luận điểm khoa học, bằng những chứng cứ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã hoàn toàn bác bỏ quan điểm nghi ngờ về vai trò lãnh đạo của GCCN trong cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn luôn tin tưởng và khẳng định vai trò cách mạng to lớn của GCCN, dưới sự lãnh đạo của GCCN, cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. 2.4. Quan điểm nghi ngờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, từ đó Đảng luôn luôn giữ vai trò tiên phong và lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn như cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến thắng lợi năm 1954, miền Bắc được giải phóng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển tổ chức và lãnh đạo cách mạng, Đảng cũng gặp không ít khó khăn và mắc phải một số sai lầm khuyết điểm. Đảng đã phải đổi tên mấy lần, Đảng đã có lúc phải tuyên bố giải tán mà thực chất là rút vào hoạt động bí mật, Đảng đã mắc sai lầm trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc năm 1954... từ những điều đó mà trong Đảng cũng như trong quần chúng nhân dân, nảy sinh sự nghi ngờ về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng. Sự hoài nghi đó là chính đáng. Trước vấn đề "có người hoài nghi sự lãnh đạo của Đảng, có đúng không?" [1, 143], Hồ Chí Minh để giải đáp một cách đơn giản và khoa học. Trước hết Hồ Chí Minh đã đặt thêm một số câu hỏi để người nghi ngờ tự trả lời và tự khẳng định về sự lãnh đạo của Đảng. "Nếu Đảng lãnh đạo không đúng thì cách mạng tháng Tám có thành công không? kháng chiến có thắng lợi không? hơn 8 triệu nông dân miền bắc có ruộng cày không? 3 năm khôi phục kinh tế có hoàn thành được không? Và ngày nay, đang vào thời kỳ quá độ lên CNXH có được không? [1, 143]. Về vai trò và tính tất yếu lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng, trong nhiều bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh đã luận giải rất rõ ràng. Hồ Chí Minh viết: "Có Đảng lãnh đạo, cách mạng và kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công. Vì sao? "[10, 228]. Người trả lời, dù trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong xây dựng đất nước cũng đều phải cần có sự lãnh đạo của Đảng. Không có Đảng, các cuộc đấu tranh của nhân dân chỉ là tự phát và sẽ thất bại. "Kinh nghiệm thế giới và trong nước chứng tỏ rằng: Những cuộc đấu tranh "tự phát" của nhân dân, thường không có mục đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Vì vậy mà lực lượng rời rạc, nơi này lên thì nơi khác xẹp. Kết quả là thất bại" [10, 228]. Muốn thắng lợi thì sao? "Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một Đảng lãnh đạo. Đảng phải làm cho quần chúng giác ngộ vì đâu mà họ bị áp bức bóc lột, phải dạy cho quần chúng hiểu các quy luật phát triển của xã hội, để họ nhận rõ vì mục đích gì mà đấu tranh; chỉ rõ con đường giải phóng cho quần chúng, cổ động cho quần chúng kiên quyết cách mạng; làm cho quần chúng tin chắc cách mạng nhất định thắng lợi" [10, 228]. Hồ Chí Minh cũng nói rõ, cách mạng là "phức tạp", "gian khổ" cho nên phải có Đảng lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi. Người viết: "Cách mạng là cuộc đấu tranh rất phức tạp. Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định hướng phương châm cho đúng" [10, 228]. "Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền" [10, 228-229]. Ngay cả khi cách mạng đã thắng lợi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo vì: "Dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn. Vì phải xây dựng kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội cho nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng, để đưa nhân dân đến thắng lợi hoàn toàn" [10, 229]. Và để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo của mình, lãnh đạo nhân dân kháng chiến và kiến quốc thì "Đảng phải thật mạnh mẽ, trong sạch, sáng suốt, thống nhất" [10, 229]. Vai trò lãnh đạo của Đảng là to lớn, tổ chức của Đảng là chặt chẽ, kỷ luật, đường lối của Đảng là sáng suốt, đúng đắn song không phải là Đảng không có những sai lầm khuyết điểm. Hồ Chí Minh không phủ nhận điều đó vì "Đảng là người, Đảng là cán bộ, là đảng viên, tất nhiên có sai lầm" [1, 143]. Nhưng sai lầm của Đảng là có thể khắc phục, sửa chữa được và do vậy vai trò lãnh đạo của Đảng không thay đổi. Hồ Chí Minh viết: "Nhưng sai lầm của Đảng và của chúng ta khác hẳn với sai lầm của những bọn khác. Đảng thấy sai thì quyết tâm sửa chữa. Thời đế quốc, tư bản có bao giờ nói có sai lầm, xin sửa chữa đâu. Đảng là người, nên có sai lầm nhưng vì có chủ nghĩa Mác - Lênin, có mục đích phục vụ nhân dân, có phê bình và tự phê bình, cho nên kiên quyết sửa chữa" [1, 144]. Khi Đảng đã kiên quyết sửa chữa và đã sửa chữa được những sai lầm và khuyết điểm của mình thì Đảng nhất định sẽ lãnh đạo thành công cách mạng Việt Nam. Đó là lời giải thích của Hồ Chí Minh đối với sự nghi ngờ về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng. 2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ gián tiếp phủ nhận bọn "Nhân văn - giai phẩm" "Nhân văn - giai phẩm" là tên gọi được viết tất cả tờ báo "nhân văn" và các tác phẩm "Giai phẩm mùa thu", "giai phẩm mùa đông", "giai phẩm mùa xuân" dùng để chỉ một liên minh những phần tử phản động, có tư tưởng chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Nhóm "nhân văn - giai phẩm", chúng là ai? "Nhân văn - giai phẩm" là một thứ liên minh gồm những phần tử phức tạp, những phần tử đó hoặc đã có lịch sử làm tay sai cho đế quốc và phong kiến, hoặc do quyền lợi giai cấp mà thù địch với địch (xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội), hoặc là những phần tử phản cách mạng Tờ-rốt-xkít, lại cũng bao gồm cả một số phần tử phản động trong giai cấp tư sản, một số văn nghệ sĩ bị nhiễm sâu tư tưởng của các giai cấp bóc lột. Khi tờ báo "Nhân văn" ra đời, tờ báo này chỉ ra được 5 số và bị đóng cửa ngày 15-12-1956, các phần tử này đã tập hợp, hình thành một nhóm chính trị phản động, hoạt động có kế hoạch, có chỉ đạo. Xuất hiện từ đầu năm 1956, tồn tại đến giữa năm 1958, hoạt động của bọn "Nhân văn - giai phẩm" diễn ra theo các bước: Bước một, từ mặt trận văn nghệ đả kích Đảng và chế độ ta. Bước hai, lợi dụng lúc khó khăn, ra mặt phản cách mạng đánh thẳng vào chế độ và sự lãnh đạo của Đảng, chống lại nền chuyên chính dân chủ nhân dân, âm mưu gây biến động, chúng lợi dụng không khí phê bình, tự phê bình để phá hoại cách mạng. Bước ba, giấu mặt phá hoại, đưa người vào các cơ quan nghệ thuật, hội nhà văn để lũng đoạn, gây rối, xây dựng pháo đài chống cách mạng ở ở trường Đại học. Các quan điểm của nhóm "Nhân văn - giai phẩm" trên lĩnh vực văn nghệ thực chất quan điểm phản động, quan điểm nghệ thuật tư sản. Một là, chúng phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, đòi tự do độc lập của văn nghệ, "nghệ thuật vị nghệ thuật", thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động. Chúng đặt văn nghệ sĩ ra ngoài giai cấp, coi như văn nghệ sĩ tự thân cách mạng, là đã có sẵn cái gốc thiện, trong người đã sẵn khuynh hướng về cái tốt, đẹp, cái thật cho nên chỉ cần người văn nghệ sĩ tự do và chân thành nghe nội tâm mình thì sẽ thấy hết được cái tốt đẹp, cái thật ở đời. Chủ nghĩa cộng sản là thiên đường của tự do tư tưởng cho nên muốn là cộng sản chân chính phải để cho văn nghệ sĩ được tự do triệt để, chỉ nghe theo nội tâm của mình. Chúng lờ đi vấn đề giai cấp, làm như trong xã hội không có giai cấp, đấu tranh giai cấp. Người văn nghệ sĩ không dính dáng gì đến đấu tranh giai cấp. Hai là, nhóm "nhân văn - giai phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ công - nông - binh, chúng chỉ nêu lên văn nghệ phục con người trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về với chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy. Ba là, hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Văn học XHCN là giả tạo, công chức, không có tác phẩm vĩ đại, không coi là nền văn nghệ tiên tiến trên thế giới. Thực chất là chúng phản đối XHCN, đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Bốn là, bọn "nhân văn - giai phẩm" phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ mà chính xác là chúng đòi đưa quyền lãnh đạo vào tay bọn phản cách mạng. Đối với sự kiện nổi lên chống phá của nhóm "nhân văn - giai phẩm", Đảng ta đã kịp thời đấu tranh, phê phán các quan điểm, hành động phản cách mạng của chúng. Đã tự chấn chỉnh sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn nghệ, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng nhằm nâng cao tính Đảng trong các văn nghệ sĩ. Hồ Chí Minh mặc dù không có một tác phẩm nào, hoặc không trực tiếp đưa ra các quan điểm phê phán trực diện những luận điệu của bọn "nhân văn - giai phẩm" (có thể người viết chưa tìm thấy, hay chưa nghiên cứu kỹ) nhưng thông qua những tư tưởng của Người về văn hóa văn nghệ, có thể thấy Hồ Chí Minh đã hoàn toàn phủ nhận các quan điểm của bọn "nhân văn - giai phẩm". Bọn "nhân văn giai phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, phản đốivăn nghệ phục vụ công, nông binh. Nhưng theo Hồ Chí Minh, văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Hồ Chí Minh viết: "Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong" [2, 437]. Đối với các văn nghệ sĩ, Hồ Chí Minh kêu gọi: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ từ" [2, 437]. Hoặc có lúc người viết: "Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông binh" [2, 437]. Bọn "nhân văn - giai phẩm" cho rằng văn nghệ sĩ là tự thân cách mạng, là đã có sẵn cái gốc thiện, trong người đã sẵn khuynh hướng về cái tốt, cái đẹp, cái thật. Chỉ cần người văn nghệ sĩ tự do và chân thành nghe nội tâm của mình thì sẽ thấy hết được cái tốt, cái đẹp, cái thật ở đời. Còn ở Hồ Chí Minh lại hoàn toàn ngược lại. Chỉ có thực tiễn cuộc sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ. Thực tiễn ấy cung cấp những chất liệu không bao giờ cạn cho văn nghệ sĩ, với tinh thần nhân văn và tài năng sáng tạo của mình, văn nghệ sĩ có thể nhào nặn, thăng hoa để tạo ra những tác phẩm có giá trị, có sức sống vượt qua giới hạn của không gian và thời gian. Hồ Chí Minh viết yêu cầu đối với chiến sĩ văn nghệ là phải "thật hòa mình với quần chúng" [2, 438] và không được quên rằng "... chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống" [2, 438]. Văn nghệ sĩ phải "liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân", để "hiểu thấu" tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, cuộ sống lao động và tranh đấu của nhân dân. Rõ ràng là tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ và quan điểm của bọn "nhân văn - giai phẩm" về văn hóa văn nghệ là hoàn toàn đối lập nhau. Quan điểm văn nghệ gắn liền và phục vụ cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, giành lấy hạnh phúc của nhân dân lao động, văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy,... đã hoàn toàn phủ nhận các quan điểm sai trái, phản cách mạng của nhóm "nhân văn - giai phẩm". 2.6. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là một trong những vấn đề quan trọng và nổi bật. ở rất nhiều nơi, nhiều lúc, trong rất nhiều bài viết, lời nói của mình, Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân, những tác hại, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, đồng thời Người cũng đề ra các biện pháp, phương pháp đấu tranh chống và khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là một trong những kẻ thù của cách mạng, Người viết: "Kẻ địch gồm có ba loại: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài. Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy. Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia [17, 287]. Nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân là do những tàn tích, ảnh hưởng của xã hội cũ, Hồ Chí Minh viết: "Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói quen... vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân" [17, 283]. Theo Người, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là một tất yếu trong cách mạng XHCN trong thời đại quá độ lên CNXH. Hồ Chí Minh viết: "Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng phải hòa bình trong tập thể, trong xã hội. Do đó, chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt" [17, 282]. "Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi CNXH thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân" [3, 260]. Hồ Chí Minh giải thích rất rõ tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với cán bộ, đảng viên, đối với cách mạng. Người phân tích, cán bộ đảng viên có đạo đức, phẩm chất còn thấp kém là do: "Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ "không lo" mình vì mọi người mà chỉ muốn "mọi người vì mình". Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hóa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đáon, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh cụ thể. Họ không có tinh thân cố gắng vươn lên, không chịu học tập tiến bộ. Cũng do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Tóm lại, cá nhân chủ nghĩa mà phạm sai lầm" [21, 438-439]. Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa cá nhân như là "một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm" [15, 255]. Và người đã phân tích các loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân như: bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; thiếu kỷ luật; óc hẹp hòi; óc địa phương; óc lãnh tụ; bệnh hữu danh vô thực; kéo bè kéo cánh; bệnh cận thị; bệnh cá nhân; bệnh tị nạnh; bệnh xu nịnh - a dua; bệnh ba hoa; bệnh quan liêu... Không chỉ vạch ra nguồn gốc, biểu hiện, tác hại của chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh còn nêu lên các biện pháp hữu ích nhằm chữa căn bệnh chủ nghĩa cá nhân. Đảng, cán bộ, đảng viên muốn chống chủ nghĩa cá nhân, muốn tẩy trừ các căn bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân thì trước hết phải: "Thực hành tự phê bình và phê bình đồng sự mình. Phê bình một cách thiết thực mà thân ái. Phê bình từ cấp trên xuống và cấp dưới lên. Phê bình nhau và giúp nhau sửa chữa [20, 509-510]. Trong việc tự phê bình và phê bình cũng có ba loại thái độ khác nhau. "Những đồng chí giác ngộ chính trị cao thì tự phê bình rất thật thà và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm... phải học tập tinh thần và tác phong của các đồng chí ấy" [19, 575]. "Có một số ít người thì phê bình, giáo dục mấy cũng cứ ỳ ra, không chịu sửa đổi. Đối với hạng người này, chúng ta cần phải nghiêm khắc, mời họ ra khỏi Đảng" [19, 575]. "Thái độ của một số khá đông cán bộ là: Đối với người khác thì phê bình đúng đắn, nhưng tự phê bình thì quá ôn hòa... chúng ta phải giúp đỡ các đồng chí này [19, 575-576]. Bên cạnh đó, để chữa căn bệnh chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh chú ý hơn cả đến việc phải "nâng cao trình độ giác ngộ" của cán bộ, cán bộ, đảng viên "phải học theo tinh thần tiên quyết, dũng cảm, hy sinh của nhân dân và chiến sĩ" [20, 509]. Chủ nghĩa cá nhân khiến cho cán bộ, đảng viên xa rời với quần chúng, xa rời tổ chức, xa rời đường lối, chính sách của Đảng, không chịu học tập nâng cao trình độ lý luận và năng lực hoạt động thực tiễn, trau dồi phẩm chất đạo đức cá nhân. Tất cả những điều đó đều có thể dẫn tới những quan điểm, hành động sai trái với lý tưởng cộng sản, với chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa cá nhân là miếng đất màu mỡ có thể làm nảy sinh những tư tưởng, quan điểm phi Mác - xít. Là điểm yếu mà kẻ thù rất dễ lợi dụng nhằm mua chuộc, lôi kéo cán bộ, đảng viên đi tới chỗ phản lại cách mạng. Chính vì vậy cần phải tẩy trừ, phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Hồ Chí Minh "chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt" [4, 29]. 3. ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến CNXH phi Mác xít 3.1. ý nghĩa về lý luận Đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng XHCN phi Mác xít là một trong những quy luật tất yếu khách quan của cách mạng XHCN. Bởi vì theo Lênin: Trong xã hội có giai cấp, không có hệ tư tưởng trung gian, hệ tư tưởng phi giai cấp mà chỉ có thể là hoặc hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, hoặc hệ tư tưởng của giai cấp tư sản. Chính vì vậy, mọi sự xa rời hệ tư tưởng của giai cấp công nhân tức là xa rời chủ nghĩa Mác đều đồng nghĩa với việc tăng cường hệ tư tưởng của giai cấp tư sản (tác phẩm "Làm gì?"). Trong quá trình cách mạng Việt Nam, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 đến nay, chủ nghĩa Mác - Lênin đã không ngừng được giáo dục, tuyên truyền, phổ biến trong Đảng, trong giai cấp công nhân và trong quần chúng cách mạng, song do tiến trình cách mạng có khi tiến, khi lùi, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong cách mạng Việt Nam không tránh khỏi nảy sinh các quan điểm sai trái, các tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin hay phản lại chủ nghĩa Mác - Lênin. Những quan điểm, tư tưởng đó mặc dù chưa trở thành các trào lưu tư tưởng, chưa có tính hệ thống, lôgíc chặt chẽ nhưng chúng cũng làm ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến tiến trình của cách mạng Việt Nam. Cho nên đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái đó là rất cần thiết và quan trọng. Là người lãnh tụ tư tưởng, người lãnh đạo thực hành cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rất quan tâm và coi trọng vấn đề tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc cũng như các quan điểm sai trái, các tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng. Không để lại một tác phẩm hoàn chỉnh và đồ sộ nào nói riêng về vấn đề đấu tranh chống trào lưu chủ nghĩa xã hội phi Mác xít nhưng từ sự tập hợp các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rõ được một số những quan điểm, tư tưởng sai trái, có tính chất phi Mác xít của cách mạng Việt Nam. Trước hết đó là tư tưởng và hành động chống phá của bọn Tờ-rốt-xkít Đông Dương vào những năm 1936-1939, cùng với nó là sự "thỏa hiệp vô nguyên tắc" của một số cán bộ, đảng viên với bọn Tờ-rốt-xkít... Một số ít quan điểm nghi ngờ tính đúng đắn và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như về vai trò lãnh đạo, tiên phong của giai cấp công nhân trong cách mạng. Sự xa rời lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, sự không theo kịp tiến trình cách mạng dẫn đến khuynh hướng "khuynh hữu" và "khuynh tả" khi tiên shành cách mạng. Quan điểm văn hóa, văn nghệ phi chính trị mà thực chất là phi Mác xít của bọn "Nhân văn - giai phẩm" trong những năm cuối của thập kỷ 60, thế kỷ XX. Chủ nghĩa cá nhân, một thứ tàn dư của xã hội cũ, một thứ vi rút gây ra đủ thứ bệnh trong cách mạng mà khoảng cách từ chủ nghĩa cá nhân đến chủ nghĩa cơ hội, xét lại là rất mong manh. Phương pháp đấu tranh, phê phán của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một điểm quan trọng mà chúng ta cần phải học tập. Thái độ phê phán, đấu tranh của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, khôn khéo và phù hợp. Đối với kẻ địch, đối với những người không thể cải tạo được, Hồ Chí Minh luôn dứt khoát và kiên quyết. Chẳng hạn đối với bọn Tờ-rốt-xkít, đối với kẻ địch thái độ của Hồ Chí Minh là cần phải "tiêu diệt" chúng. Đối với những đồng chí của mình, Hồ Chí Minh cũng chia ra ba loại thái độ. Những người giác ngộ nhưng mắc sai lầm và kiên quyết sửa chữa sai lầm thì phải học tập họ. Nhưng lo chậm mà mắc sai lầm thì cần gần gũi, giúp đỡ để họ tiến bộ. Còn đối với những người đã mắc sai lầm nhưng không chịu sửa chữa mặc dù đã được giáo dục thì cần mời họ ra khỏi Đảng. Quá trình phân tích các nguồn gốc, nguyên nhân của những quan điểm, tư tưởng sai trái trong cách mạng của Hồ Chí Minh cũng hết sức là rõ ràng. Người sử dụng ngôn ngữ, lối diễn đạt giản đơn mà lôgíc, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Khiến cho người mắc sai lầm không những có thể hiểu được sai lầm của mình, nguyên nhân của sai lầm đó, không cảm thấy bị bỏ rơi, mặc cảm mà còn có thể tự mình sửa chữa được một cách dễ dàng. Trong đấu tranh, phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái, Hồ Chí Minh luôn đề ra các yêu cầu, các biện pháp đấu tranh, sửa chữa hết sức cụ thể mà đầy đủ. Phương pháp đấu tranh, sửa chữa của người vừa cụ thể, vừa đơn giản nhưng rất hiệu quả. Đặc biệt, Hồ Chí Minh còn luôn là một tấm gương sáng trong việc thực hành các biện pháp đó. Khi đề cao sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bản thân Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình về niềm tin tưởng tuyệt đối về vai trò của giai cấp công nhân cũng như chính Đảng của nó. Trong hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng và phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng. Người ra sức xây dựng, củng cố và phát triển đảng viên trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao sức chiến đấu của Đảng. Đối với đường hướng văn hóa nghệ thuật phục vụ chính trị, phục vụ kháng chiến kiến quốc, phục vụ công nông binh thì trong nhiều tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét điều đó. Các tác phẩm của Người như "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Tuyên ngôn độc lập", "Nhật ký trong tù", "Thường thức chính trị", "Tự phê bình và phê bình", "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"... đều là những tác phẩm phục vụ cho mục đích đấu tranh giai cấp hay thể hiện lập trường của một người chiến sĩ cách mạng. Trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng ngời. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh luôn phấn đấu, hy sinh vì dân tộc, vì giai cấp những người cần lao. Không chỉ vậy, Người còn luôn không ngừng học hỏi, trau dồi năng lực, phẩm chất cách mạng của một chiến sĩ cộng sản. Nhân dân Việt Nam và cả thế giới đều tôn trọng và kính yêu Người bởi Người thật vĩ đại, cao cả, bởi ở Người có tinh thần cộng sản chân chính, có đạo đức, tác phong mẫu mực, có lòng nhân ái bao la. Như vậy, về mặt lý luận, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những tư tưởng, quan điểm sai trái trong cách mạng. Đồng thời Người cũng đã nêu lên các phương pháp đấu tranh có hiệu quả, thái độ đối xử đúng đắn đối với những quan điểm, tư tưởng sai trái. 3.2. ý nghĩa thực tiễn Đối với cách mạng Việt Nam, sự đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái có ý nghĩa quan trọng. Hồ Chí Minh đã phát hiện những quan điểm, tư tưởng sai trái trong cách mạng, kịp thời đưa ra các biện pháp đấu tranh, chấn chỉnh, khắc phục có hiệu quả, góp phần đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên và đi đến thắng lợi. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc đấu tranh chống các tư tưởng, quan điểm sai trái càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa. Trong thời đại khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa là không thể tránh khỏi, nền kinh tế tri thức hình thành, vai trò của đội ngũ trí thức trong xã hội được nâng cao thì vấn đề khẳng định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Sự thay đổi mới của tình hình cách mạng, sự chống phá, xuyên tạc của kẻ thù ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi khách quan phải xây dựng và phát triển Đảng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, nâng Đảng lên ngang tầm nhiệm vụ mới, khẳng định vai trò lãnh đạo tất yếu của Đảng trong sự nghiệp cách mạng. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải không ngừng học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Mặt khác nó cũng đòi hỏi phải học tập, vận dụng tư tưởng, phương pháp đấu tranh của Hồ Chí Minh đối với các trào lưu, các quan điểm phi Mác xít trong giai đoạn hiện nay. Trong các trào lưu tư tưởng chủ nghĩa hiện nay, nổi bật lên là trào lưu CNXH - dân chủ (con đường thứ ba) và lý thuyết ba nền văn minh của Alvil Toffler. Các trào lưu này đưa ra những quan điểm trái ngược với chủ nghĩa Mác - Lênin song nó cũng đặt ra các vấn đề mới, có tính thời sự cần phải giải quyết và giải đáp cụ thể nếu muốn tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh đối với các trào lưu này như thế nào là một vấn đề phức tạp và khó khăn. Trước tiên phải có thái độ xem xét đúng đắn với các trào lưu này, không giữ định kiến một cách thái quá, cần phân tích các nguyên nhân, điều kiện cụ thể ra đời của các trào lưu, phân tích những biểu hiện và tác động của nó trong bối cảnh lịch sử hiện nay để rút ra những phương pháp đấu tranh phù hợp đó là những điều rút ra từ việc học tập phương pháp đấu tranh của Hồ Chí Minh đối với các quan điểm, tư tưởng sai trái trong cách mạng. Nền kinh tế thị trường đang gây ra những xáo trộn lớn trong xã hội, sự giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài tạo ra những thời cơ và cả thách thức mới, chủ nghĩa cá nhân lại có cơ hội trỗi dậy. Tệ tham ô, quan liêu, tham nhũng, sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên đang là sự nhức nhối trong xã hội. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân như thế nào, bằng những phương pháp, cách thức như thế nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra rất rõ. Vấn đề là cần phải học tập, vận dụng linh hoạt tư tưởng của Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay. Tóm lại, đấu tranh chống các trào lưu CNXH phi Mác xít, chống những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong quá trình xây dựng CNXH hiện nay là tất yếu để đi đến thắng lợi. Về lý luận cũng như hành động thực tiễn cần không ngừng học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong quá trình đấu tranh. Có như vậy mới đảm bảo đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Kết luận Cách mạng XHCN là một vận động không ngừng. Không ngừng đấu tranh chống kẻ thù trực tiếp bên ngoài, không ngừng đấu tranh chống kẻ thù bên trong, chống những cái xét về hình thức chúng có vẻ như là bạn đồng minh của cách mạng nhưng thực chất là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng, chúng là các trào lưu CNXH phi Mác xít, các quan điểm, tư tưởng sai trái nảy sinh chính từ trong quá trình cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã rất chú tý và coi trọng việc đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái trong cách mạng. Bởi theo Người, những tư tưởng, quan điểm sai trái đó rất có hại cho cách mạng. Từ chúng sẽ dẫn đến những khuyết điểm, sai lầm của Đảng và của cách mạng, làm cho cách mạng thụt lùi. Không chỉ coi trọng mà Hồ Chí Minh còn đấu tranh có hiệu quả để phê phán, loại trừ các quan điểm sai trái, tư tưởng lệch lạc góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử mới, có không ít các trào lưu tư tưởng mới nảy sinh, không ít các quan điểm, các ý kiến mới xa rời với nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương hại tới thành quả của cách mạng XHCN. Chính vì lẽ đó, kế thừa sự nghiệp cách mạng, kế thừa và phát huy những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh, phê phán các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít là tất yếu để đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam! Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hồ Chí Minh, Về chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Sự thật, 1998. 2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Sự thật, 2003. 3. Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Thông tấn, 2004. 4. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Sự thật, 1985. 5. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Sự thật, 1997. 6. Hồ Chí Minh, Về công tác tư tưởng, Sự thật, 1985. 7. Tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi - đáp), Giáo dục, 2004. 8. Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý luận (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Sự thật, 2002. 9. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Sự thật, 1995. 10. thường thức chính trị, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Sự thật, 1996. 11. Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, Sự thật, 1995. 12. Tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Sự thật, 1995. 13. Cần kiệm liêm chính, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Sự thật, 1995. 14. Đời sống mới, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Sự thật, 1995. 15. Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Sự thật, 1995. 16. Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Sự thật, 1995. 17. đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Sự thật, 2000. 18. Phải tẩy sạch bệnh quan liêu, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Sự thật, 1995. 19. Tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Sự thật, 1996. 20. Chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Sự thật, 1995. 21. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Sự thật, 1996. 22. Cần và kiệm, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Sự thật, 1995. 23. Người đảng viên Đảng Lao động Việt Nam phải thế nào, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Sự thật, 1995. 24. Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Sự thật, 1995. 25. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1 (1920-1954), Nxb SGK Mác - Lênin, 1986. 26. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại trên mặt trận văn nghệ của chúng ta, Sự thật, 1958. 27. Bọn "Nhân văn - giai phẩm" trước Tòa án dư luận, Sự thật, 1959. Mục lục Trang - Mở đầu 1 - Nội dung 4 1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4 2. Hồ Chí Minh đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam 7 2.1. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa Tờ-rôt-xkít 7 2.2. Hồ Chí Minh phê phán khuynh hướng "giáo điều", "khuynh hữu", "khuynh tả" trong Đảng Cộng sản Việt Nam 10 2.3. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm nghi ngờ vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam 14 2.4. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm nghi ngờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam 17 2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ gián tiếp phủ nhận bọn "nhân văn - giai phẩm" 20 2.6. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân 23 3. ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu CNXH phi Mác xít 26 3.1. ý nghĩa lý luận 26 3.2. ý nghĩa thực tiễn 30 Kết luận 32 Danh mục tài liệu tham khảo 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi mác xít.pdf
Tài liệu liên quan