Tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay và một số kiến nghị: Tiểu luận
Đề tài: "Tình hình viện trợ
ODA của Nhật Bản cho Việt
Nam từ năm 1992 đến nay và
một số kiến nghị"
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc
trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cho nên cần rất
nhiều nguồn vốn. Trong đó viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. ODA
của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thể
là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các
công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng
cơ sở nông thôn; phát triển giáo dục và đào tạo y tế; bảo vệ môi trường và đã
đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nguồn vốn ODA của Nhật Bản
hiện nay ở Việt Nam còn nhiều khó khăn trong sử dụng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng nêu trên, em đã lựa
chọn đề tài: "Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Vi...
29 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay và một số kiến nghị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Đề tài: "Tình hình viện trợ
ODA của Nhật Bản cho Việt
Nam từ năm 1992 đến nay và
một số kiến nghị"
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc
trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cho nên cần rất
nhiều nguồn vốn. Trong đó viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. ODA
của Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản, cụ thể
là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các
công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng
cơ sở nông thôn; phát triển giáo dục và đào tạo y tế; bảo vệ môi trường và đã
đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nguồn vốn ODA của Nhật Bản
hiện nay ở Việt Nam còn nhiều khó khăn trong sử dụng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng nêu trên, em đã lựa
chọn đề tài: "Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm
1992 đến nay và một số kiến nghị" làm đề tài tiểu luận thực tập tốt nghiệp.
Mục đích của đề tài là tập trung phân tích vai trò của nguồn viện trợ ODA đối
với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và tình hình quản lý, sử dụng
nguồn viện trợ ODA của Nhật Bản. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để tăng
cường thu hút nguồn vốn viện trợ này.
Nội dung tiểu luận: bao gồm 3 chương được trình bày theo bố cục
sau:
CHƯƠNG I: Vai trò của ODA.
CHƯƠNG II: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ
năm 1992 đến nay.
CHƯƠNG III: Triển vọng và một số kiến nghị để thu hút viện trợ ODA
của Nhật Bản.
Cuối cùng em xin bầy tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo Khoa Quan hệ
Quốc tế đã giảng dậy, dìu dắt em trong quá trình học tập. Đặc biệt em xin
chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Ngọc Lan, giảng viên Trường Đại học
Ngoại Thương đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tiểu luận
này.
Do sự mới mẻ của công tác nghiên cứu, cũng như sự hạn chế về thời
gian và trình độ nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được
sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 20 thàng 3 năm 2003
Sinh viên
Phạm Văn Quân
CHƯƠNG I
VAI TRÒ CỦA ODA
I. Khái niệm và các hình thức của ODA
Để hiểu được đúng đắn bản chất của ODA và vận dụng nó có hiệu
quả, chúng ta cần nghiên cứu kỹ hoàn cánh ra đời và quá trình phát triển của
nó. ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế họach Marshall,
để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn
phá. Đểc tiếp nhận viện trợ của kế họach Marshall, các nước Châu Âu đã đưa
ra một chương trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập một tổ chức
hợp tác kinh tế Châu Âu, nay là (OECD).
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước OECD đã lập ra những uỷ
ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các
nước đang phát triển trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu
tư. ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay. Lợi
thế khi vay nguồn viện trợ ODA là nguồn vốn khá lớn, điều kiện vay thuận
lợi, lãi xuất thấp. ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với các nước đang
phát triển.
Cho đến nay chưa có định nghĩa hoàn chỉnh về ODA, nhưng sự khác
biệt giữa các định nghĩa không nhiều, có thể thấy điều này qua một số ý kiến
sau:
Theo PGS. TS Nguyễn Quang Thái ( viện chiến lược phát triển): Hỗ
trợ phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho
vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ
quan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ (NGO).
Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: ODA là viện trợ
không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần
viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay.
Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là
nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cầp (hỗ trợ) cho các
nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các
nước này.
Măc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng ODA có các đặc điểm chính
đó là: Do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ
quan chính thức của một nước; không cấp cho những chương trình dự án
mang tình chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển
kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội
của nước nhận viện trợ; tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay.
Quá trình cung cấp ODA đem lại lợi ích cho cả hai phía: bên các nước
đang và kém phát triển có thêm khối lượng lớn vốn đầu tư từ bên ngoài để
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé của
mình. Phía còn lại cũng đạt được những lợi ích trong các điều kiện bắt buộc
kèm theo các khoản viện trợ cho vay, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuận
lợi cho họat động của các công ty của mình khi thực hiện đầu tư tại các nước
nhận viện trợ.
Mặt khác việnh trợ ODA mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩa vụ đồng
thời là sự quan tâm giúp đỡ của các nước giàu đối với các nước nghèo, tăng
cường thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa các quốc gia với nhau,
giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia.
Các hình thức của ODA được chia làm 3 loại chính, trong mỗi loại lại
được chia thành nhiều loại nhỏ.
Phân loại theo phương thức hoàn trả thì có: viện trợ không hoàn lại:
bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên
nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận giữa các bên; Viện
trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi): nhà tài trợ cho nước cần vốn vay
một khoản tiền( tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi
và thời gian trả nợ thích hợp; ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết
hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các
điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA
vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần
ưu đãi và một phần tín dụng thương mại.
Phân loại theo nguồn cung cấp thì có: ODA song phương: là các khoản
viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia ( nước phát triển viện trợ cho
nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giã hai chính
phủ; ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc
tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ một
nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương
như UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoản
viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận
viện trợ.
Phân loại theo mục tiêu sử dụng có: Hỗ trợ cán cân thanh toán; tín
dụng thương nghiệp; viện trợ chương trình; viện trợ dự án.
Hỗ trợ cán cân thanh toán là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân
sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao
tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá);
Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo
các điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhận
phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp;
Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều
kiện để được nhận viện trợ dự án là" phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng
mục sẽ sử dụng ODA"; Viện trợ chương trình là nước viện trợ và nước nhận
viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định
chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.
II. Vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.
Kể từ năm 1986 là thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam,
cho đến nay đất nước đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế
và ổn định xã hội. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để có những bước phát triển lớn hơn thì
vốn và công nghệ là những yếu tố không thể thiếu. Mặc dù đã trải qua hơn
một thập kỷ trong sự nghiệp đổi mới nhưng Việt Nam vẫn mới được coi bắt
đầu bước vào giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá. Do đó thu hút và
sử dụng các nguồn vốn bên ngoài không chỉ có FDI mà cả ODA, đặc biệt là
ODA Nhật Bản có vai trò rất quan trọng cho việc tạo đà phát triển của nền
kinh tế nước nhà.
ODA của Nhật Bản vẫn được coi là một nguồn vốn hết sức quý giá cho
tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế ở Viêt Nam. Chính sách ODA
của Nhật Bản trong khoảng một thập kỷ qua về cơ bản là đáp ứng được sự
mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, và nó đã hỗ trợ tích cực
cho sự phát triển hợp tác lâu dài giữa Viêt Nam và Nhất Bản đặc biệt trong
các quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế.
Nếu tính từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã luôn là nước đứng đầu về
viện trợ ODA dành cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết lên tới 509,804 tỷ
yên, tương đương trên 5 tỷ USD. Điều đó trước hết thể hiện đường lối mong
muốn tăng cường hợp tác trên lĩng vực kinh tế với Việt Nam. Vốn ODA của
Nhật Bản dành cho Việt Nam đã tăng năm sau lớn hơn năm trước. Điều đó có
một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước,
đặc biệt là quan hệ ngoại giao và kinh tế. Đồng thời nó cũng có tác độg
không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác của Việt Nam. Sau Nhật Bản thì
một loạt các nước phát triển khác, các tổ chức quốc tế khác cũng đã nối lại và
tăng cường viện trợ cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường của Việt Nam.
Nhìn một cách bao quát nhất, nguồn vốn ODA của Nhật Bản trước hết
có vai trò bổ sung nguồn vốn trong nước. Việt Nam bước vào quá trình thực
hiện cải cách với điều kiện cơ sở hạ tầng còn hết sức thấp kém. Việc cải tạo
và phát triển nó đòi hỏi trước hết phải có một nguồn vốn rất lớn, đọi hỏi này
mang tính tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở một nước
chậm phát triển như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc huy động và sử dụng
nguồn vốn trong nước còn rất nhỏ bé do mức tiết kiện trong nước còn thấp, tỷ
lệ huy động vồn nhàn rỗi cho đầu tư cũng ở mức rất khiêm tốn sẽ không đảm
bảo thoả mãn nhu cầu khách quan ấy.
Với ý nghĩa trên, ODA của Nhật Bản được xem như một trong các
nguồn vốn cơ bản từ bên ngoài có thể thu hút để thúc đẩy nhanh sự phát triển
kinh tế, xã hội của Việt Nam. Ví dụ trong nhiều năm, đặc biệt năm 1998 nền
kinh tề Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cơn bão tài
chính ở Châu Á, Chính phủ đã phải sử dụng tới cả ODA như là một nguồn tài
chính bổ sung cho ngân sách: 3% để hỗ trợ ngân sách, 17% dành cho giáo dục
và đào tạo, 35% cho xây dựng cơ bản, 45% cho vay lại các dự án.
Có thể nhận thấy rằng bước vào thời kỳ đổi mới, đặc iệt trong thập kỷ
90 vừa qua, trợ giúp phát triển chính thức dưới dạng viện trợ không hoàn lại
và trợ giúp kỹ thuật của Nhật Bản đã phần nào giúp Việt Nam tiềp thu những
thành tựu khoa học và công nghệ mới, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá rút
ngắn thông qua chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Đây được cho
là lợi ích căn bản, lâu dài mà ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thập
kỷ qua.
Mặt khác, việc thu hút ODA Nhật Bản đã có một tác dụng như lực hút
cho các nhà đầu tư tới thị trường Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng ở Việt Nam không chỉ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá ở Việt
Nam mà còn tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho phía Nhật Bản. ODA đã
tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam. Đây được xem như
một hệ quả tất yếu của mối quan hệ tương tác giữa ODA và FDI của Nhật
Bản tại Việt Nam.
Thực hiện theo các cam kết cấp cao giữa chính phủ hai nước, nguồn
vốn ODA này đã giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cải
cách doanh nghiệp quốc doanh, tự do hoá thương mại, cải tạo hệ thống tài
chính tiền tệ quốc gia đặc biệt là ngân hàng ở Việt Nam. Kết quả của những
cải cách đó sẽ giúp Việt Nam có thể hội nhập được với tiến trình phát triển
chung của khu vực và thế giới.
Tóm lại, viện trợ phát triển của nhật Bản cho Việt Nam trong giai đoạn
vừa qua về cơ bản là phù hợp với những ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam, đặc biệt là đã hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện và phát triển cơ sở hạ
tầng, từng bước nâng cao năng lực sản xuất và quản lý, góp phần chuyển giao
công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, từ đó Việt Nam từng bước nâng cao
vai trò của nền kinh tế và vị thế của đất nước.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH VIỆN TRỢ ODA CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT
NAM TỪ 1992 ĐẾN NAY
I. Tình hình tiếp nhận và giải ngân ODA ở Việt Nam
Về tiềp nhận: trong chiến tranh chống Mỹ Việt Nam đã thiết lập quan
hệ ngoại giao với các nước XHCN và nhận được nhiều khoản viện trợ. Sau
chiến tranh chúng ta vẫn tiếp tục nhận tài trợ ODA không những từ các nước
XHCN mà cả từ các nước TBCN, đặc biệt từ thập kỷ 90 đến nay viện trơ
ODA dành cho Việt Nam ngày càng tăng, có vai trợ quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của Việt Nam. Các nhà tài trợ song phương và đa phương chính
đó lạ:
Đa phương: Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB); Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và Liên hợp quốc…
Song phương: Nhầt Bản, Hàn Quốc, Úc, Thụy Điển, Đài Loan, Pháp,
Bỉ và Canađa…Trong đó Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam,
với những hình thức cung cấp đa dạng và ưu đãi. Bên cạnh đó WB, ADB
cũng là hai nguồn viện trợ lớn.
Bảng1: Tổng vốn ODA cam kết vào Việt Nam (Tỷ USD)
Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 tổng
Cam kết 1,88 1,94 2,26 2,43 2,40 2,40 2,70 2,8 18,81
Giải ngân 0,27 0,62 o,66 0,98 1,015 1,04 1,2 0,785 5,798
(Theo: Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - NXB giáo dục - 2000)
Về giải ngân ODA nói chung và ODA nhật Bản nói riêng trong thời
gian qua và hiện nay của chúng ta, qua các tư liệu tổng hợp cho thấy chiều
hướng viện trợ chính thức cho Việt Nam tiềp tục tiến triển thuận lợi ở một số
mặt quan trọng, song còn nhiều vấn đề thách thức.
Nếu tính từ tháng 11 năm 1992 tới năm 1997, trong gần 6 năm đầu Việt
Nam được nối lại viện trợ đa phương (trong đó nguồn ODA của Nhật Bản
đóng vài trò quan trọng nhất với tỷ trọng luôn chiếm trên 50%) với các mức
cam kết rất cao, trung bình trên 2 tỷ USD/năm. Mức giải ngân cho tổng gói
ODA nói chung đã tăng đáng kể khoảng 1 tỷ USD/năm trong các năm 1996,
1997 và 1998. Mặc dù chiều hướng giải ngân ODA tăng lên chủ yếu do
những tiến bộ trong việc thực hiện các dự án và nó được triển khai trên một
diện tương đối rộng, ở hầu hết các loại hình dự án ODA, kể cả các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên, so với thực tế thì việc giải
ngân còn nhiều vấn đề phải tính toán.
Xét riêng việc giải ngân vốn tín dụng ưu đãi ODA của Nhật Bản cho
Việt Nam trong thời gian qua mới đạt mức trung bình tăng khoảng 4% năm.
Mặc dù đây được thừa nhận là có sự cố gắng rất lớn của Việt Nam, năm 1992
mức giải ngân mới chỉ đạt khoảng 3%; năm 1996 đạt 6%; năm 1998 đạt
14,9%.
Trong thời gian qua đã có một số chương trình dự án ODA đã thực hiện
xong và hiện đang phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam như nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên Phú
Mỹ 2 -giai đoạn 1; một số đoạn đường, cầu trên các đường quốc lộ số 1, số 5;
nhiều bệnh viện ở các thành phố và thị xã như bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố
Hồ Chí Minh), Việt Đức (Hà Nội) và nhiều trường học cũng được xây dựng ở
nhiều nơi.
Bên cạng những kết quả đạt được trong công tác huy động, tiềp nhận
quản lý và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ không ít tồn
tại ảnh hưởng tới hiêụ quả sử dụng vốn. Tốc độ giải ngân đối với các dự án sử
dụng ODA các năm qua có tằng lên nhưng vẫn còn quá chậm do các nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, khâu khảo sát thiết kế, chuẩn bị dự án chất lượg không cao
nên giai đoạn thực hiện dự án phải khảo sát, thiết kế lại, hoặc phải bổ sung
thiết kế mất nhiều giời gian và chính sách giải quyết thủ tục về đất đai không
được đồng bộ với chíng sách tín dụng.
Thứ hai, yêu cầu của các nhà tài trợ về việc chấp hành nguyên tắc đấu
thầu khắt khe và phức tạp, nên việc triển khai đấu thầu chập, quy trình đấu
thầu, xét thầu, giao thầu kéo dài hơn so với kế họach do có sự khác biệt giữa
thủ tục trong nước và nước ngoài.
Thứ ba, năng lực của các cơ quan thực hiện dự án còn hạn chế, trình độ
năng lực quản lý nợ của các cán bộ còn yếu kém, chính sách của nhà nước
chưa đầy đủ, đồng bộ, thủ tục hành chính còn rườm rà. Chính vì vậy việc giải
ngân ODA thấp và gây ra một số bất lợi cho Việt Nam, đó là các công trình
thực hiện không đúng tiến độ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng tới thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
đã họach định. Từ thực tế trên, để tăng cường quản lý, tăng tốc độ giải ngân,
sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả, chúng ta cần có những biện phát hữu hiệu
hơn để phát huy được hiệu quả của nguồn vốn này trong phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
II. Viện trợ ODA Nhật Bản cho Việt Nam - những kết quả đạt
được và những khó khăn tồn tại.
Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm và
chính thức được phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đình
chỉ vốn ODA cho Việt Nam. Tháng 11 năm 1992 Nhật chính thức công bố
nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên
với lãi suất ưu đãi 1%/ năm trong vòng 30 năm, trong đó 10 năm đầu không
phải trả lãi.
Quyết định của Nhật Bản khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam có
một ý nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra một thời
kỳ mới trong quan hệ hợp tác trên rất nhiều lĩng vực giữa hai quốc gia.
Về phía Nhật Bản, quyết định này phản ánh ý chí mạnh mẽ của Nhật
nhằm đóng vai trò lớn hơn và độc lập hơn trong việc tạo lập một hệ thống mới
những mối quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới, một vai trò tương
ứng với tầm vóc kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Quyết định này cũng được xem như một dấu hiệu về việc công khai sự ủng hộ
của Nhật đối với chính sách đổi mới toàn diện của Việt nam, giúp Việt Nam
nhanh chónh hoà nhập với cộng đồng quốc tế mà trước hết là với tổ chức
ASEAN, thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam;
thiết lập các mối quan hệ về thương mại và đầu tư lâu dài với giới kinh doanh
Nhật Bản.
Về phía Việt Nam, trong thực tế việc Nhật Bản quyết định viện trợ
ODA trở lại cho Việt Nam vào thời điểm khi Mỹ vẫn chưa xoá bỏ lệnh cấm
vận của họ với Việt Nam và tiếp tục gây áp lực ngăn cản Nhật Bản mở rộng
viện trợ cho Việt Nam, do vậy nối lại viện trợ là một nguồn động viên hết sức
to lớn cho Việt Nam. Nhật Bản viện trợ ODA trở lại không những chỉ giúp
kích thích sự phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam, thu hút
nhiều nguồn viện trợ và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc củng cố và phát triển mở rộng quan hệ thương mại cũng như hợp
tác kinh tế giữa hai nước, mà còn đóng góp vào việc khái thác các nguồn viện
trợ đa phương, tạo ra những cơ hội cho liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam
và tạo ra động lực để cải thiện và mở rộng các mối quan hệ quốc tế của Việt
Nam.
Cùng với việc cấp trở lại ODA song phương cho Việt Nam, Nhật Bản
đã đóng vai trò tích cực trong việc giúp Việt Nam khai thác các nguồn viện
trợ khác từ các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế như Ngân háng Thế giới
(WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác. Nhật Bản là
nước cung cấp viện trợ lớn nhất trong số 23 nước và 17 tổ chưc quốc tế tham
dự Hội ghị các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên trong lịch
sử tại Paris vào tháng 11 năm 1993 nhằm mục đích thảo luận phương hướng
trợ giúp đối với quá trình khôi phục kinh tế ở Việt Nam.
Năm 1992 là năm đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản, đặc biệt thể hiện ở quan hệ viện trợ phát triển. Việt Nam trở thành 1
trong 10 nước đứng đầu danh sách nhận viện trợ ODA song phương của Nhật
Bản với số vốn là 281,24 triệu USD, đứng thứ 6 sau các nước như Inđônêxia
là 1356,71 triệu USD, Trung Quốc: 1050,76 triệu USD, Philippin: 1030,67
triệu USD, Ấn Độ: 425,29 triệu USD và Thái Lan: 413,97 triệu USD. Nhật
Bản cũng đã trở thành nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, tiếp theo
là Thụy Điển: 59,01 triệu USD, Italia: 26,35 triệu USD và Pháp: 19,62 triệu
USD.
Đến năm 1993, Việt Nam xếp thứ 9 trong số các nước nhận viện trợ
không hoàn lại của Nhật Bản với số tiền là 6720 triệu yên, sau Bănglađét với
19287 triệu yên rồi đến Philippin, Trung Quốc, Cămpuchia, Hylạp, Inđonêxia,
Nêpan và Pakistan.Trong năm 1993 nhật Bản đã cam kết các khoản cho vay
hàng hoá và cho vay dự án giúp Việt Nam xây dựng lại cơ sở hạ tầng về kinh
tế và ký văn bản nghi nhớ vào tháng 1 năm 1994.
tháng 11 năm 1993 một nhóm chuyên gia Nhật Bản được cử sang Việt
Nam giúp soạn thảo Bộ luật Dân sự và cải cách hệ thống quản lý điều hành
chính ở các chính quyền địa phương. Tháng 8 năm 1994, Thủ tướng Nhật Bản
Tomiichi Myazawa sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam đã ký các văn
kiện về việc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 7733 triệu yên.
Năm 1994 Việt Nam đứng số 12 trong số các nước nhận viện trợ không
hoàn lại của Nhật Bản với số tiền là 58,76 triệu USD. Ngoài ra, Nhật còn viện
trợ hợp tác kỹ thuật cho Việt Nam trị gia 24,46 trriệu USD. Việt Nam đứng
thứ 16 trong số các nước nhận viện trợ song phương của Nhật Bản. Đến đầu
năm 1995, Nhật Bản đã cho Việt Nam vay 165 tỷ yên, bao gồm cả 97,8 tỷ yên
từ khi khôi phục viện trợ vào năm 1992.
Đi đôi với việc nối lại viện trợ ODA song phương cho Việt Nam, Nhật
Bản còn đóng vai trò tích cực giúp Việt Nam khai thác nguồn viện trợ từ các
tổ chức quốc tế. Ngân hàng xuất khẩu Nhật Bản cùng với 8 ngân hàng khác
và Ngân hàng Thương mại của Pháp đã cho Việt Nam vay 85 triệu USD để
thanh toán các khoản nợ tín dụng của Quỹ Tiền tệ quốc tế, do vậy Việt Nam
đã được Quỹ Tiền tệ quốc tế cho vay 223 triệu USD vào năm 1993.
Năm 1995 khi Việt Nam đã thực sự hội nhập vào các quan hệ hợp tác
khu vực, những cải cách thị trường đã trở nên hớp dẫn hơn đối với các nhà
đầu tư Nhật, ví dụ độ rủi ro cho các khoản đầu tư trực tiếp ít đi và Nhật Bản
đã thúc đẩy mạnh mẽ ODA cho Việt Nam. Ngày 21 - 4 - 1995, trong chuyến
thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nhật Bản và Việt Nam đã ký một
hiệp định tín dụng trị giá 58 tỷ yên cho 8 dự án của Việt Nam, bao gồm: các
dự án về xây dựng nhà máy nhiện điện và thuỷ điện. Viện trợ không hoà lại
để cải tạo hệ thống cấp nước khu vực Gia Lâm là 6,5 triệu yên, trang bị lại
Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ là 788 triệu yên, trang bị máy
móc y tế cho thành phố Hà Nội 590 triệu yên. Đây là khoản tín dụng ưu đãi
với lãi suất 1,8%/ năm, thời gian vay 30 năm, trong đó 10 năm đầu không
phải trả lãi. Hai nước cũng đã ký được một hiệp định viện trợ văn hoá với trị
giá 42 triệu yên để trang bị cho phòng học tiếng Nhật của Trường Đại học
Ngoại thương. Đồng thời Nhật Bản cũng cam kết viện trợ không hoàn lại 3 tỷ
yên để hỗ trợ công cuộc cải cách ở Việt Nam.
Tháng 6 năm 1995, trong chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng
Ngoại giao Nhật Bản, phía Nhật Bản đã cam kết viện trợ không hoàn lại cho
Việt Nam 1947 triệu yên ( khoảng 23 triệu USD) để thực hiện giai đoạn hai,
xây dựng cảng cá Vũng Tàu; 238 triệu yên (khoảng 2,6 triệu USD) để thực
hiện chương trình tiêm chủng mở rộng; và 85000 USD hỗ trợ cho Việt Nam
tham gia một số họat động của ASEAN. Tính chung trong năm 1995, Nhật
Bản đã thoả thuận cho Việt Nam vay 70 tỷ yên.
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao
Nhật Bản vào ngày 27 - 7 - 1996, phía Nhật Bản đã cam kết viện trợ không
hoàn lại cho Việt Nam 3,557 tỷ yên (khoảng 35 triệu USD) cho dự án xây
dựng cầu nông thôn và miền núi phía bắc, và 45,1 triệu yên (khoảng 450.000
USD) viện trợ văn hoá nhằm cung cấp thiết bị nghe nhìn cho Khoa tiếng Nhật
Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
Nhìn chung viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam
đã tăng khá nhanh. Trong thời gian 8 năm, từ 1992 đến 1999 Nhật Bản đã
cam kết cho Việt Nam vay 6.335 triệu USD, đặc biệt năm 1998 và 1999, mặc
dù vẫn còn rất khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế, nhưng Nhật Bản vẫn cam kết cho Việt Nam vay 835 triệu USD (năm
1998) và 1,1 tỷ USD (năm 1999, chiếm hơn một nửa trong tổng số 2,1 tỷ
USD mà các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết cho Việt Nam vay).
Bảng 2: Quy mô ODA của Nhật Bản cug cấp cho Việt Nam
(đơn vị tính:100 triệu yên)
Năm/ Loại hình 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Viện trợ không hoàn lại 19,19 75,86 80,47 121,48 125,47 125 143
Tín dụng ưu đãi 455 523,04 580 700 810 850 880
Lãi suất 1% 1% 1,8% 2,3% 2,3% 2,3% 2,3%
(Theo: Hỗ trợ phát triển chính thức ODA…NXB giáo dục - 2000)
Bước sang thế kỷ XXI, trong năn 2001 Chính phủ Nhật Bản đã chính
thức ký Hiệp định tài trợ cho các dự án quan trọng như đường dây tải điện
500KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm (114,15 triệu USD), cầu Cần Thơ
(216,04 triệu USD), viện trợ không hoàn lại 13,63 triệu USD…cũng trong
năm 2001 do nền kinh tế bị suy thoái và ý kiến trong nước phản đối việc gia
tăng lượng ODA ngày một cao, đồng thời nhằm hạn chế bớt khoản nợ chính
phủ vốn đã rất cao (130% GDP), Chính phủ Nhật Bản buộc phải cắt giảm
ngân quỹ dành cho ODA. Tuy vậy mức ODA cam kết cho Việt Nam trên cơ
sở đồng yên vẫn tăng 8% với mục đích nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng các
công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Sân bay Tân
Sơn Nhất, cầu Bãy Cháy, cầu Thanh Trì, nhà máy nhiệt điện Ômôn v
v…Tổng số ODA trong năm 2001 gần 700 triệu USD.
Trong bài phát biểu của Thủ Tướng Nhật hồi giữa năm 2001, Nhật Bản
đã cam kết thúc đẩy viện trợ cho Việt Nam. Ngày 28 - 11 - 2001, nhân lễ kỷ
niệm lần thứ 10 Nhật nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, hai bên đã thoả
thuận 5 lĩnh vực cơ bản mà nguồn vốn ODA sẽ tẩp trung vào: 1- Đào tạo con
người và xậy dựng cơ chế thúc đẩy việc dịch chuyển sang nền kinh tế thị
trường; 2 - Nâng cầp cơ sở hạ tầng kinh tế như điện lực, vận tải; 3 - Phát triển
nông nghiệp nông thôn; 4 - Giáo dục và chữa bệnh; 5 - Môi trường.
Nhìn chung hình thức chủ yếu trong viện trợ ODA của Nhật Bản cho
Việt Nam là dạng tín dụng ưu đãi, chiếm 90%. Tỷ lệ viện trợ không hoàn lại
trong ODA của Nhật Bản cho Việt Nam còn tương đối thấp, khoảng 10%.
Hiện tại các khoản vay lớn nhất là khoản vay hàng hoá (53%), điện và khí đốt
(28%), giao thông vận tải và thông tin liên lạc (khoảng19%). Các hàng hoá
này được sử dụng cho mục đích ngắn hạn, nhưng việc trả nợ lại là dài hạn, do
đó chúng cần được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.
Các khoản ODA của Nhật Bản cũng như các tổ chức quốc tế khác đều
chủ yếu hướng vào các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng cơ sở
của Việt Nam như nâng cấp đường quốc lộ xuyên Việt, xửa chữa đường xe
lửa Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, nân cấp cảng Hải Phòng, cải tạo và
hoàn chỉnh các hệ thống cấp thoát nước của một số tỉnh và thành phố.
Bên cạnh những thành tựu đã nêu trên, Việt Nam cũng còn tồn tại
nhiều khó khăn bởi vì quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA ở Việt Nam còn
đang rất mới mẻ, chúng ta vừa học tập vừa thực hành trong điều kiện có nhiều
khác biệt về quy định giữa trong nước và nước ngoài, có nhiều khác biệt trong
thủ tục cung cấp ODA giữa các nhà tài trợ…chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót trong khâu tiếp nhận và sử dụng cụ thể là:
Cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ còn nhiều điểm chồng
chéo, rườm rà nên đôi lúc dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc thành lập các
Ban quản lý dự án. Ví dụ như một dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp khi đã có
hiệu lực 3 tháng mà vẫn không mở được taì khoản do thiếu nhân lực, sau 5
tháng dự án này mới rút được một khoản tiền tạm ứng để họat động.
Theo các chuyên gia nước ngoài, sự thống nhất giữa các cơ quan liên
quan với cấp Bộ và Ban quản lý dự án chưa được chú trọng; từng hiệp định cụ
thể thì do rất nhiều Bộ, ngành ký nhưng bộ tài chính lại không theo dõi chung
được các nguồn vốn vay hoặc viện trợ cũng như nội dung sử dụng từng
nguồn.
Thực tế cho hấy các thủ tục xem xét và trình tự duyệt dự án còn phức
tạp, phải qua nhiều cấp; nhất là khâu đấu thầu và chấm thầu khiến cho thời
gian thực hiện dự án bị chậm lại. Như dự án " Cảng Sài Gòn" có hai gói thầu
7 và 8 để mua cần cẩu được trình duyệt từ tháng 7 năm 1997, mà đến tháng 8
năm 1998 mới thực hiện được. Quá trình xem xét và lựa chọn nhà thầu của dự
án "Cung cấp nước ở Thành phố Hồ Chí Minh" cũng gặp khó khăn khi nhà
thầu tham gia không tuân thủ điều kiện của nhà tài trợ.
Nhìn chung thiếu dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định; hàng
ngàn cán bộ, công nhân Việt Nam được đào tạo hoặc tái đào tạo về những kỹ
năng chuyên môn hoặc quản lý thông qua các chương trình, dự án ODA có
kết qủa cao. Tuy nhiên nhìn một cách toàn diện nguồn viện trợ không hoàn lại
bị phân tán, dàn trải quá nhiều, chưa tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế
tương đối và có khả năng tác động thúc đẩy sự phát triển các ngành khác của
nền kinh tế.
Hơn nữa, nhiều người vẫn coi viện trợ là của "trời cho", vì vậy việc sử
dụng và quản lý các nguồn viện trợ thường không được đảm bảo đúng chế độ
tài chính, thậm chí còn rất lãng phí và tuỳ tiện. Điều đó cũng góp phần làm
giảm hiệu quả ử dụng nguồn vốn ODA.
Nhiều dự án do thiếu vốn đối ứng (Phần vốn trong nước tối thiểu phải
có theo yêu cầu của nhà tài trợ), nên việc cấp vốn của đối tác cho vay chưa
phù hợp với tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra giá đền bù để thực hiện công
tác giải phóng mặt bằng có thể bị thay đổi - vì một lý do nào đo so với tính
toán ban đầu càng gây khó khăn cho các dự án khi triển khai; hoặc gây tốn
kém thời gian, làm chậm khả năng rút vốn.
Về năng lực và khả năng làm việc của các nhân viên trong môi trường
ODA: theo đánh giá của nhiều nhà phân tích trong và ngoài nước, mặc dù ta
đã qua một thời gian khá dài tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển chính thức,
nhưng nhân sự và kỹ năng nhân sự trong công tác điều hành - sử dụng nguồn
vốn ODA ở những cấp khác nhau hiện đang thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng, họ còn quá yếu so với yêu cầu quốc tế và yêu cầu của các nhà tài trợ.
Đây là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm xem xét nhưng tốc độ khắc
phục những yếu kém này còn quá chậm.
Hậu quả là các khâu trong quá trình tiếp nhận và sử dụng viện trợ đều
có hững sai lầm lặp lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
vay và uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực huy động và tiềp nhận ODA. Đó là
những hạn chế nổi bật đòi hỏi Việt Nam từng bước khắc phục để nguồn vốn
ODA sử dụng có hiệu quả hơn.
Tóm lại quan hệ kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam đã có những bước
phát triển đáng mừng, đặc biệt là viện trợ phát chính thức ODA của Nhật Bản
đa giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế
nói riêng và trong quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản nói chung ngày
càng tôt đẹp.
III. Ý thức, trách nhiệm của Việt Nam trong quản lý, sử dụng và
hoàn trả vốn vay ODA.
Nhận thức rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài,
Chính phủ Việt Nam luôn luôn coi trọng quan tâm công tác quản lý và sử
dụng nguồn lực này. Ngay từ hội nghị đầu tiên các nhà tài trợ dành cho Việt
Nam (11 - 1993) Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố quan điển của mình về vấn
đề quản lý và sử dụng ODA. Điều quan trọng là nguồn vốn bên ngoài phải
sửdụng có hiệi quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng vay,
viện trợ nước ngoài với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam là người
phải gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được
sử dụng có hiệu qủa.
Trước năm 1993 việc quản lý và sử dụng ODA được điều tiết bởi từng
quyết định riêng lẻ của Chính phủ đối với từng chương trình, dự án ODA và
từng nhà tài trợ cụ thể . Để quản lý và trả nợ nước ngoài một cáh có hệ thống,
Nhà nước ban hành Nghị địng số 58/CP ngày 30 - 8 - 1993 về quản lý và trả
nợ nước ngoài, Nghị địng số 20/CP ngày 20 - 4 - 1994 về quản lý nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Đây là hai văn bản có hiệu lực pháp lý cao
nhất của Chính phủ trong trong lĩng vực quản lý nợ nước ngoài nói chung và
ODA nói riêng.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới quản lý năm 1997 -
1999, Chính phủ ban hành Nghị địng 87/1997/NĐ-CP ngày 05 - 08 - 1997 và
Nghị địng 90/1998/NĐ-CP ngày 07 - 11 - 1998 về quy chế vay và trả nợ nước
ngoài thay thế cho hai Nghị địng trên, đã góp phần nâng cào hiệu quả quản lý
của nhà nước, phân công rõ trách nhiệm giữa các cơ quan tổng hợp của Chính
phủ, các bộ, các ngành, địa phương và các tổ chức kinh tế trong việc quản lý,
sử dụng vốn vay nước ngoài và hướng dẫn thực hiện các Nghị địng trên của
Chính phủ. Các văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý trong việc quản
lý sử dụngvay nợ nước ngoài, nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ
các cơ quan có liên quan trong việc khai thác vốn nước ngoài, vì vậy chúng ta
đã đạt kết quả đáng khích lệ trong huy động vốn vay, viện trợ nước ngoài.
Tổng số vốn ODA đã cam kết dành cho Việt Nam thông qua các hội nghị của
các nhà tài trợ từ năm 1993 đến nay khoảng trên 17 tỷ USD.
Bên cạnh đó chúng ta cần phải khắc phục những quan điển cho là vốn
vay ODA như là một món quà tặng, cho không mà không ý thức rõ trách
nhiệm trong việc hoàn trả sau này, phải xác định rõ có vay là phải có trả. Trên
quan điểm đó sẽ tạo uy tín và thu hút ODA vào Việt Nam ngày càng nhiều
hơn.
CHƯƠNG III
TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THU HÚT VIỆN
TRỢ ODA CỦA NHẬT BẢN
I. Triển vọng.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển tốt đẹp như hiện nay, trước hết
là nhờ sự cố gắng nỗ lực của cả hai nước. Đồng thời xu thế hoà nhập, hợp tác
của khu vực và thế giới là điều kiện hết sức quan trọng, để khởi động thúc đẩy
và củng cố quan hệ này. Cơ sở chính để duy trì các quan hệ lâu dài đó chính
là xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai nước. Đây là nét nổi bật trong quan
hệ hai nước trong thời gian qua, mặc dù quan hệ hai nước đã có bước phát
triển khá toàn diện song tính bền vững và chiều sâu của nó cần phải được tăng
cường và nâng cao hơn nữa.
Việc nối lại viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt
Nam vào tháng 11 năm 1992 cũng được xem như một điểm mới trong quan
hệ kinh tế Việt - Nhật. Kể từ đó đến nay Nhật luôn là nước tài trợ lớn nhất cho
Việt Nam, việc nối lại viện trợ được nhìn như kết quả tổng hợp của nhiều
nhân tố. Đó là sự cởi mở trong chính sách đổi mới kinh tế của Việt Nam,là xu
hướng hoà dịu hợp tác trong khu vực từ khi chiến tranh lạnh kết thúc và đặc
biệt là thiện chí của Chính phủ Nhật Bản xuất phát từ lợi ích phát triển của
khu vực cũng như của chính bản thân Nhật. Bởi lẽ nền kinh tế Nhật là nền
kinh tế hướng ngoại, môi trường bên ngoại nhất là khu vực Châu Á có tác
động rất lớn đến sự thăng trầm của nền kinh tế, bởi vậy ta có thể tin tưởng
mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tương lai sẽ ngày càng phát
triển.
Bên cạch đó, ta cũng cần phải nhấn mạnh rằng những thành công trong
quá trình đổi mới ở Việt Nam, trên thực tế đã tạo ra một hình ảnh tích cực và
một niềm tin cho các đối tác, trong đó có Nhật Bản. Những thành công nhiều
mặt trong quá trình đổi mới ở Việt Nam và chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của nước ta đã tạo ra cơ sở cho sự thay đổi trong chính sách nối lại tài trợ
và nhữnh ưu tiên tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. Chúng ta biết Việt
Nam phấn đấu để tăng gấp đôi GDP/ đầu người và tăng gấp 5 kim ngạch xuất
khẩu vào năm 2000; kiểm soát lạm phát dưới mức hai chữ số và ổn định tỷ
giá hối đoái; Đạt mức tăng trưởng ổn định - mức tăng GDP trung bình hàng
năm tăng từ 5,5 - 6,5%; Mức tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp là từ 10
- 12% và phấn đấu giảm tỷ lệ tăng của dân số từ 0,04 - 0,06% hàng năm
(trong thời gian từ 1991 - 2000) để góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta, trong đó ODA có vai trò ngày càng lớn và luôn
được Chính phủ Việt Nam quan tâm.
Xét trên nhiều phương diện và từ những phân tích trên cho phép nhận
xét rằng tương lai của tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam hết sức sáng
sủa. Bởi trước hết đó vẫn là thiện chí của hai nước. Chẳng hạn, chúng ta còn
nhớ trong cuộc thăm lần đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản tới Việt Nam ngày
23/8/1994, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1973, Thủ tướng
Tomiichi Murayama trong cuộc hội đàm với Thủ tường Việt Nam Võ Văn
Kiệt, nói rằng "Tôi sẽ rất hành phúc nếu cuộc thăm này giúp mở ra một kỷ
nguyên mới cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản " và Thủ tướng Võ Văn Kiệt
nói "Tôi hy vọng hai nước sẽ đóng lại quả khứ, va cùng tiến về tương lai vì
lợi ích của nhân dân hai nước chúng ta" và gần đây hơn trong cuộc hội đàm
với Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại Hà Nội ngày 11/01/1997 Thủ tướng Nhật Bản
Hashimoto cũng nhấn mạnh tới việc Nhật Bản tiếp tục tài trợ cho Việt Nam
nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, phát
triển nông thôn, bảo vệ môi trường…
Thứ hai là Việt Nam từ tháng 7 năm 1995 đã trở thành một thành viên
chính thức của ASEAN và bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam -
Hoa Kỳ được thực hiện sau tuyên bố ngày 13/07/1995 của Tổng thống Mỹ
Bill Clintơn. Hai sự kiện này dường như đặt dấu chấm hết cho những "vướng
mắc" về sự phối hợp chính sách giứa Nhật Bản với các đồng minh đối với
Việt Nam, nhất là trong chính sách tài trợ ODA và hợp tác kinh tế. Những
điều này rất thuận lợi cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản sau này.
Hơn nữa ODA của Nhật Bản trong những năm tới sẽ hướng tới phạm vi
toàn cầu hay còn gọi là Nhật Bản sẽ thực thi chính sách toàn cầu hoá ODA,
khuynh hướng này diễn ra sẽ làm giảm khối lượng tài trợ ODA của Nhật Bản
cho các nước. Tuy nhiên do tầm quan trọng của đối tác và tính đa dạng trong
trình độ phát triển của các nước, Nhật Bản sẽ thực thi chính sách ODA mang
tính phân biệt, tức là Nhật Bản vẫn dành sự ưu tiên cho các nước có trình độ
phát triển thấp hơn như Việt Nam. Vì lý do đó Việt Nam cần tranh thủ thực
thi những chính sách nhằm thu hút viện trợ ODA của Nhật Bản trong thơì
gian tới.
Sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, bao gồm cả thương
mại, đầu tư trực tiếp và viện trợ ODA đã ngày càng tăng lên trong vài năm trở
lại đây có những dấu hiệu đáng khích lệ cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, tất cả các lĩnh vực viện trợ, thương mại và đầu tư trực tiếp
đều tăng lên nhanh chóng. Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn nhất trong
thương mại và là nhà tài trợ lớn nhất về ODA cho Việt Nam, đứng thứ 5 trong
danh sách các nước đầu tư trực tiếp và có thể sẽ dành vị trí cao hơn nữa ở Việt
Nam. Việc tăng tỷ lệ của Việt Nam trong tổng giá trị ngoại thương và đầu tư
trực tiếp của Nhật Bản là một biện pháp để giảm sự phụ thuộc một chiều về
kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản, mặt khác thúc đẩy mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau và cùng có lợi giữa hai nước.
Về chất lượng Việt Nam đã có bước chuyển từ thiếu hụt sang thặng dư
trong thương mại với Nhật Bản, không chỉ tăng xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp, khoáng sản, mà còn tăng nhanh xuất khẩu các sản phẩm côg nghiệp
chế biến và chế tạo như dệt và may mặc từ Việt Nam sang Nhật Bản. ODA
giúp cho Việt Nam thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một sợ
nghiệp mang lại lợi ích quốc gia lớn nhất của Việt Nam ít nhất trong 5 thập kỷ
tới, cho đến giữa thế kỷ 21.
Như vậy mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1992 đến
nay có bước phát triển mạnh mẽ so với thập kỷ 80 và cũng có thể kết luận
rằng từ năm 1992 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất của quan hệ kinh
tế Việt Nam - Nhật Bản nói chung, viện trợ ODA nói riêng trong lịch sử cho
đến nay. Hy vọng với dấu hiệu tích cực của việc phục hồi kinh tế Nhật Bản và
khu vực, cùng với quá trìng đẩy mạnh đổi mới kinh tế của Việt Nam, những
kết quả trên sẽ là bước quà quan trọng cho việc gia tăng hơn nữa quan hệ hai
quốc gia trong thế kỷ mới, góp phần và sự phát triển kinh tế của hai quốc gia
cũng như tạo ra bầu không khí hợp tác trong khu vực và thế giới.
II. Một số kiến nghị để thu hút viện trợ ODA.
Với tình hình của Việt Nam hiện nay, muốn thu hút nhiều hơn nữa vồn
ODA viện trợ của Nhật Bản nói riêng và ODA của các nhà tài trợ khác nói
chung thị chúng ta cần có một cơ chế chính sách gọn nhẹ và chặt chẽ; tổ chức
thực hiện mọt cách hợp lý và khoa học; sử dụng ODA có hiệu quả và tiết
kiệm. Để thực hiện được điều đó cần phải có những giải pháp phù hợp.
Thứ nhất, về cơ chế chính sách: phải tiến hành xây dựng chính sách
tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài được họach định trong
mối tương quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội ở tầm vĩ mô; việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài phải tính đến các chỉ
tiêu cơ bản về nợ nước ngoài như: khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài
(Tổng số nợ nước ngoài/ GDP), chỉ tiêu khả năng vay thêm từng năm; chỉ tiêu
khả năng hoàn trả nợ (Tổng nghĩa vụ trả nợ/ thu nhập xuất khẩu).
Phải nhanh chóng hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về vay và quản lý
vay nợ nước ngoài nói chunh và nguồn vốn ODA nói riêng. Rà sát lại định
mức, xoá bỏ các định mức lạc hậu, xây dựng các định mức đảm bảo tiên tiến
khoa học phù hợp với thực tiễn. Cần xem lại quy trìng đấu thầu, xét thầu, giao
thầu để giảm sự khác biệt giữa trong nước và nước ngoài, tuy nhiên nó phải
phù hợp với điều kiện Việt Nam, ngay thủ tục hành chính cũng phải đơn giản
hoá không rườm rà phức tạp ảnh hưởng tới tốc độ giải ngân.
Quản lý vay nợ cần xác định rõ trách nhiệm của người vay và người sử
dụng vốn vay, chống ỷ lại vào nhà nước. đồng thời phải quản lý chất lượng
các khoản vay ODA, đặc biệt là khâu xây dựng dự án; nâng cao trách nhiệm
cá nhân của người ra quyết định đầu tư như: ban hành các thông tư hướng dẫn
thật cụ thể để thực hiện tốt các Nghị địng của Chính phủ vế quản lý vay và trả
nợ, đảm bảo trả nợ đúng hạn không rơi vào nợ chồng chất, không có khả năng
thanh toán. Khuyến khích sự tham gia của các ngành, các địa phương các cơ
sở vào khai thác nguồn vốn ODA, nhằm khắc phục các điều kiện lộn xộn
hiện nay trong xác định các điều kiện cho vay lại.
Thứ hai, về tổ chức thực hiện: quản lý nguồn vốn ODA cho vay phải
được đồng bộ, thống nhất qua đầu mối là Bộ tài chính. Khi xây dựng các hạng
mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư của Nhà nước cần chỉ rõ thứ tự ưu
tiên theo từng chương trình, dự án để làm căn cứ vận động vốn nước ngoài.
Các nguồn vốn viện trợ cho từng lĩng vực cần phải phân bổ theo trật tự
ưu tiên với cơ cấu cụ thể, kết hợp với khả năng và nhu cầu vốn đối ứng có
tính toán cụ thể. Phải xác định rõ vốn đối ứng ngay từ khi bắt đầu để đảm bảo
tính khả thi. Nhà nước chỉ bố trí vốn đối ứng cho những dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Các dự án còn lại, chủ
đầu tư cần có phương án bố trí vốn đối ứng chắc chắn hơn mới đưa vào kế
họach sử dụng vốn ODA. Đây là vấn đề then chốt cho yêu cầu sử dụng hợp lý
có hiệu quả, từ đó thu hút nguồn vốn ODA từ nước ngoài.
Thứ ba, kiện toàn bộ máy quản lý bằng cách tăng cường đào tạo bồi
dưỡng kiến thức lập và quản lý dự án ở các bộ, ngành, địa phương nhằm đảm
bảo khả năng lập kế họach, lập dự án và quản lý dự án. Nâng cao trìng độ
thẩm định để xét duyệt, quyết địng đối với các dự án ngay ở từng bộ, ngành,
địa phương cũng như huy động nguồn vốn đối ứng trong nước nhằm làm cho
việc hấp thụ nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả cao.
Tăng cường hoàn thiện hệ thống thống kê, kế toán về nợ nước ngoài,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các đối tác tài trợ để họ hiểu thêm thể
chế điều phối và quản lý vay nợ nước ngoài về nguồn vốn ODA của Việt
Nam
Về sử dụng ODA: sử dụng vố vay ưu đãi ODA phải coi trọng hiệu quả
kinh tế, không được sử dụng hết tất cả các khoản thu nhập ròng đã có, cần
phải giữ lại một phần để hoàn trả lại vốn, lãi kịp thời nhằm đảm bảo uy tín
quốc tế.
Thứ tư, lựa chọn lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA một cách phù hợp
với tình hình thực tế của đất nước. Hiện nay ở Việt Nam để nền kinh tế đạt
kết quả trên diên rộng dựa vào luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lâu dài,
thì việc cải thiện cơ sở hạ tầng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Do đó trong
thời gian đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam cần tập
chung vốn, đặc biệt là vốn ưu đãi nước ngoài ODA để đầu tư cho các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sở sản xuất tạo nhiều việc làm, các dự
án đầu tư quan trọng của Nhà nước trong từng thời kỳ: điện, xi măng, sắt
thèp, cấp thoát nước, dầu mỏ…Về lâu dài, chiến lược sử dụng vốn vay nước
ngoài phải kết hợp với công cuộc cải cách ngày càng sâu sắc hơn, tăng cường
xuất khẩu hàng hoá, điều chỉnh chiến lược thay thế mặt hàng nhập khẩu. Sử
dụng ODA có hiệu quả, nền kinh tế được cải thiện sẽ thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài ngày càng nhiều.
Thứ năm, xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá việc sử dụng guồn
vốn ODA: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thẩm định phê
duyệt, quán triệt phương châm vốn vay phải được sử dụng toàn bộ vào mục
đích đầu tư phát triển, không dùng trang trải nhu cầu tiêu dùng. Thủ tục quản
lý phải chặt chẽ, nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn
và sử dụng vốn, không gây phiền hà làm giảm tốc độ giải ngân, phải đặt các
hạn mức sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu theo dõi quá trìng thực
hiện và quản lý giải ngân dự án. Chính phủ nắm được đầy đủ các thông tin
phục vụ cho các họat động điều phối và giám sát đánh giá tính hiệu quả của
các chưng trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nhất là đánh giá sau dự án,
chuẩn bị cho các chương trìng, dự án tiếp theo
Giúp các doanh nghiệp huy động được sự giúp đỡ của bên ngoài và tạo
ra một nhận thức tốt về tác dụng của ODA. Ký kết những hiệp địng với đối
tác nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa cả về số lượng và chất lượng của
nguồn vốn thu hút được.
Trên đây chỉ là những kiến nghị cơ bản nhằm tăng cường công tác quản
lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, từ đó thu hút hơn nữa sự viện trợ
ODA của các nước cũng như các tổ chức quốc tế trong thời gian tới để đáp
ứng nhu cầu về vốn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tích luỹ của
nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong xu thế toàn cầu hoá
hiện nay của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Quan hệ kinh tế Nhật Bản - Việt Nam đã thực sự đi vào thế ổn định và
phát triển tứ năm 1992 và có nhiều triển vọng tốt đẹp, bao gồm cả thương mại
đầu tư và viện trợ, mang trong nó nhiều đặc trưng mới, điều mà không phải
thời kỳ nào cũng có được nếu không muốn nói là chưa bao giờ có. Với nhữnh
chuyển biến gắn bó không những về măt kinh tế mà còn cả về ngoại giao và
chính trị của hai nước.
Xu thế hoà nhập, hợp tác của khu vực và thế giới là điều kiện hết sức
quan trọng để khởi động thúc đấy và củng cố quan hệ Việt - Nhật. Do vậy
nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế
này. Trong tương lai mức viện trợ chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam sẽ
còn tăng nhanh hơn nữa khi nền kinh tế của Nhật đi vào thế ổn định và phục
hồi. Vê phía Việt Nam thực hiện đổi mới chuyển sang xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam từng bước hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, khắc phục những yếu kém về môi trường đầu
tư, về hạ tầng cơ sở, về môi trường pháp lý… tạo điều kiện cho dòng vốn
quốc tế nói chunh, của Nhật Bản nói riêng chảy vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên để xác định vị trí và củng cố quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
trong hoàn cảnh như hiện nay là điều họan toàn không dễ dàng. Do vạy hai
nước cần có chiến lược cụ thể trong quan hệ và cần tăng cường chiều sâu
bằng các cam kết, hiệp định song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Bài viết đã cố gắng làm sáng tỏ vai trò của viện trợ chính thức ODA
nước ngoài nói chung và ODA của Nhật Bản nói riêng vào quá trìng phát
triển kinh tế của Việt Nam. Đồng thới nêu lên những thành tựu cũng như chỉ
ra những vấn đề còn tồn tại trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn
ODA. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn
viện trợ của Nhật Bản hơn nữa trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Quan hệ Nhật Bản - ASEAN chính sách tài trợ ODA
PTS. Ngô Xuân Bình (chủ biên), PTS. Nguyễn Duy Dũng, Cử nhân. Nguyễn
Thị Kim Chi, ThS. Hoàng Quỳnh Chi
NXB KHXH - Hà Nội - 1999
2. Nhật Bản năm đầu thế kỷ XXI - Ngô Xuân Bình - Hồ Việt Hạnh
NXB KHXH - Hà Nội - 2002
3. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển - Đỗ Đức Định
NXB KHXH - Hà Nội - 1996
4. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 và triển
vọng - TS. Vũ Văn Hà
NXB KHXH - Hà Nộ - 2000
5. Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA - những hiểu biết căn bản và thực tiễn
ở Việt Nam - Hà Thị Ngọc Oanh
NXBGD - Hà Nội - 2000
6. Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ năm 1995 đến nay
- ThS. Nguyễn Anh Tuấn; ThS. Nguyễn Như Hoa
NXB TCQG - Hà Nội - 2001
7. Kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử - Lưu Ngọc Trịnh
NXB Thống kê - Hà Nội - 1998
8. An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản
NXB TCQG - Hà Nội - 2001
9. Thực trạng của viện trợ 1998 - 1999. Một sự đánh giá độc lập về giảm
nghèo và hỗ trợ phát triển
NXB CTQG - Hà Nội - 1999
10. Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác
NXB Giáo dục - 1995 - 1996
Tạp chí
1. Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Số 8 (291) Tháng 8 năm 2002
2. Tài liệu tham khảo đặc biệt
Số 234 - TTX - Ngày 9/10/2002
3. Tin tham khảo thế giới
Số 013 - TTX - Ngày 16/1/2002 và số 258 ra ngay 7/11/2002.
MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................... 1
Chương I: Vai trò của ODA ........................................................................ 3
I. Khái niệm và các hình thức của ODA........................................... 3
II. Vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam5
Chương II: Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ 1992
đến nay .......................................................................................................... 8
I. Tình hình tiếp nhận và giải ngana ODA ở Việt Nam ..................... 8
II. Viện trợ ODA Nhật Bản cho Việt Nam - những kết quả đạt được
những khó khăn tồn tại. ................................................................................ 10
III. Ý thức, trách nhiệm của Việt Nam trong quản lý, sử dụng và hoàn
trả vốn vay ODA .......................................................................................... 16
Chương III: Triển vọng và một số kiến nghị để thu hút viện trợ ODA của
Nhật Bản ..................................................................................................... 18
I. Triển vọng ...................................................................................... 18
II. Một số kiến nghị để thu hút viện trợ ODA .................................... 21
Kết luận....................................................................................................... 24
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Tình hình viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay và một số kiến nghị.pdf