Tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu giáo dục học: GVHD : PGS.TS Đặng Đức Trọng
Nhóm : FIRE
TP.HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2010
DANH SÁCH NHÓM
Trần Phú Điền ( nhóm trưởng ) 0811030 princeofmadrid1@yahoo.com.vn
Nguyễn Minh Trí 0811177
Trần Thị Mai Phương 0811128
Nguyễn Thị Thùy Trang 0811317
Hoàng Hải Minh 0811272
Nguyễn Quốc Chiến 0811215
Nguyễn Thị Bảo Quyên 0811301
Hồ Xuân Nguyên 0811100
Lương Văn Khiêm 0511125
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, phát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Giáo dục quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” là khẩu hiệu thường thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nước Việt Nam ta cũng không ngoại lệ, Giáo dục đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Chúng ta đang nỗ lực để xấy dựng và thực hiện chương trình cải cách giáo dục, nhằm đáp ứng đòi hỏi về nhân lực của xã hội hiện đại ngày nay. song song với sự phát triển của giáo dục là sự phát triển của giáo dục học với tư cách là một môn khoa học về giáo dục ngư...
111 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu giáo dục học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD : PGS.TS Đặng Đức Trọng
Nhóm : FIRE
TP.HCM, ngày 19 tháng 12 năm 2010
DANH SÁCH NHÓM
Trần Phú Điền ( nhóm trưởng ) 0811030 princeofmadrid1@yahoo.com.vn
Nguyễn Minh Trí 0811177
Trần Thị Mai Phương 0811128
Nguyễn Thị Thùy Trang 0811317
Hoàng Hải Minh 0811272
Nguyễn Quốc Chiến 0811215
Nguyễn Thị Bảo Quyên 0811301
Hồ Xuân Nguyên 0811100
Lương Văn Khiêm 0511125
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, phát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Giáo dục quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” là khẩu hiệu thường thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nước Việt Nam ta cũng không ngoại lệ, Giáo dục đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Chúng ta đang nỗ lực để xấy dựng và thực hiện chương trình cải cách giáo dục, nhằm đáp ứng đòi hỏi về nhân lực của xã hội hiện đại ngày nay. song song với sự phát triển của giáo dục là sự phát triển của giáo dục học với tư cách là một môn khoa học về giáo dục người.
Vậy giáo dục, giáo trình dạy học là gì? Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là những vấn đề như thế nào? Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi dưới đây sẽ đưa ra định nghĩa cụ thể về giáo dục, giáo dục học, đối tượng nghiên cứu của giáo dục học, và những vấn đề về dạy và học.
I. Giáo dục học :
I.1 Định nghĩa khái quát :
Pedagogy (n) : ['pedəgɔgi] giáo dục học, khoa sư phạm
Pedagogics (n) : [,pedə'gɔdʤiks]Sound\p\presentation.wav
- Giáo dục học là một môn khoa học xã hội bao gồm kiến thức, niềm tin và kĩ năng về dạy và học. Những người giáo viên tốt là những người biết sử dụng tài liệu giảng dạy phong phú và vận dụng phương pháp một cách sáng tạo để truyền đạt kiên thức tới học sinh sinh viên. 1
I.2 Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học : 2
- Đối tượng của giáo dục học : Đó là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng, bao quát toàn bộ các tác động giáo dục và dạy học được định hướng theo mục đích xác định, được tổ chức một cách hợp lí, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người học.
- Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng) còn gọi là quá trình sư phạm tổng thể có các đặc điểm sau:
Là một dạng vận động và phát triển liên tục của các hiện tượng, các tình huống giáo dục và dạy học, được tổ chức thực hiện theo những quy trình xác định.
Là một dạng vận động xã hội, có quan hệ (gián tiếp) với các quá trình khác (kinh tế, chính trị, văn hóa.v.v..) nhưng được tổ chức một cách chuyên biệt (theo quy luật của giáo dục ).
Trong quá trình giáo dục luôn luôn có sự tác động qua lại của các thành phần tham gia : người dạy, người học, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chỉ đạo và người học là chủ thể hoạt động độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa khoa học kĩ thuật, đạo đức thẩm mĩ phù hợp với định hướng chung của mục đích giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển tiến bộ xã hội.- Quá trình sư phạm tổng thể bao hàm nhiều quá trình sư phạm bộ phận : Quá trình dạy học, quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) nhưng khi xem xét chúng với tư cách là đối tượng chung của giáo
1_ [Online]
2_ Th.S Đỗ Công Tuất – Giáo trình Giáo dục học đại cương 1 – Đại học An Giang – [Online]
dục học, người ta không đi vào chi tiết mà chỉ phản ánh những yếu tố thể hiện những quy luật chung của việc giáo dục của quá trình sư phạm chung. Quá trình sư phạm tổng thể cũng như quá trình giáo dục bộ phận đều được tạo bởi nhiều yếu tố như mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, các phương tiện, thiết bị giáo dục và dạy học, hiệu quả và chất lượng giáo dục… Để quá trình vận hành được phải có các lực lượng: Nhà sư phạm, học sinh, các lực lượng này hoạt động trong mối tương quan biện chứng của quá trình và trong những điều kiện không gian và thời gian xác định.- Tất cả đều bị chi phối bởi tính quy định của các quá trình kinh tế - xã hội, các nhân tố lịch sử xã hội cụ thể. Tất cả các thành phần, các yếu tố kể trên tham gia trong quá trình cũng đều là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học.
I.3 Nhiệm vụ của giáo dục học : 2
- Giáo dục học có các nhiệm vụ sau :
Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề thuộc phạm trù phương pháp luận khoa học giáo dục, đảm bảo tiếp cận với xu thế phát triển mới mẻ, đa dạng của giáo dục và khoa học giáo dục ở nước ta và của thế giới trong giai đoạn mới.
Nghiên cứu đổi mới, mở rộng nội dung và phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục như nội dung nghiên cứu về mục đích giáo dục, nâng cao tính khả thi, vận dụng lí luận về mục đích giáo dục vào các lĩnh vực giáo dục, giải quyết các mâu thuẫn, bất cập giữa lí luận và thực tế giáo dục đang đổi mới và phát triển.
Nghiên cứu các hoạt động giáo dục trong điều kiện cơ chế thị trường, từ đó phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, nêu bật được những yếu tố tái hiện tính quy luật của các hiện tượng giáo dục trong xu thế xã hội hóa, đa dạng hóa giáo dục, phát huy mọi tiềm tàng của xã hội và của từng cá nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu, các yêu cầu giáo dục.
II. Khái quát quá trình dạy học :
II.1 Khái niệm :
Quá trình dạy học là hệ thống những hành động của giáo viên và học viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học viên tự giác nắm vững hệ thống cơ sở khoa học, phát biểu được những năng lực nhận thức, năng lực hành động hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất nhân cách.3
II.2 Các yếu tố tham gia quá trình dạy học :
Các yếu tố tham gia quá trình dạy học có thể biểu diễn bằng một sơ đồ gồm sự tác động qua lại giữa : Giáo viên – học viên – tri thức .
Giáo viên
Học viên
Tri thức
II.3 Bản chất của quá trình dạy học 3 :
II.3.1 Xây dựng môi trường dạy:
Một môi trường không địng hướng dạy học ( tức một môi trường không được tổ chức dạy học ) không đủ để tạo ra cho chủ thể mọi kiến thức mà xã hội mong muốn chủ thể đó lĩnh hội. Giáo viên phải thiết kế môi trường để làm phát sinh sự mong muốn. Như vậy, hoạt động cuả giáo viên gồm nhiều chu trình, mỗi chu trình có 2 giai đoạn :
Thiết kế môi trường để phá hủy trạng thái cân bằng của chủ thể trên môi trường cũ. Nhờ đó mà người học phải tự thích nghi với môi trường mới được tạo ra và học được kiến thức mới.
Củng cố tình trạng cân bằng mới : rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo. Sau khi có được kỹ năng, kỹ xảo tốt giáo viên sẽ chuyển sang một chu trình mới.
3_ PGS.TS Đặng Đức Trọng – Tài liệu môn Giáo dục học – Lý luận dạy học năm 2009 – 2010 – Đại học Khoa học tự nhiên
II.3.2 Nhiệm vụ dạy học :
Quá trình dạy học nhằm thực hiện 6 nhiệm vụ đề ra :
Nhiệm vụ thứ 1: tổ chức điều khiển học viên lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn, đồng thời xây dựng cho học viên kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Nhiệm vụ thứ 2 : tổ chức, điều khiển học viên phát triển năng lực nhận thức và hành động.
Nhiệm vụ thứ 3 : hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng, phát triển nhân cách cho học viên nói chung.
Nhiệm vụ thứ 4 : hướng dẫn để học viên có mong muốn và tự nhận ra các giới hạn và tự chỉnh để thích nghi với trạng thái, môi trường mới.
Nhiệm vụ thứ 5 : có mục tiêu chuyển người học thành người tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống kiến thức của mình.
II.3.3 Cấu trúc logic của một quá trình dạy học :
Đề xuất gây ý thức về nhiệm vụ học tập, kích thích động cơ học tập. Nếu giảng dạy một môn thì trong khâu này giáo viên sẽ giới thiệu, mục đích, nội dung, phương pháp và cách đánh giá kết quả…Như vậy, giáo viên đang đưa ra một“ hợp đồng dạy học “.
Tổ chức, điều khiển học viên lĩnh hội tri thức mới.
Tố chức, điều khiển học viên củng cố, hòan thiện kiến thức, luyện tập và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Tổ chức, điều khiển học viên vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để giải quyết các vấn đề.
Tố chức, điều khiển học viện kiểm tra đánh giá.
Phân tích, đánh giá kết quả, đối chiếu mục đích đề ra, phát hiện ưu - khuyết điểm.
III. Nội dung :
III.1 Hợp đồng dạy học 3 :
Hợp đồng dạy học là tập hợp những quy tắc quy định quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên và học viên đối với một tri thức được giảng dạy. Đối với học viên còn nhỏ, một thành phần nữa tham gia vào hợp đồng là phụ huynh học viên.
Đặc điểm riêng :
Những điều khoản trong hợp đồng không được công bố hay chỉ công bố một số phần. Thông thường các quy tắc là ngầm ẩn.
Vì mục tiêu giúp học viên thu nhận được tri thức một cách tốt nhất, giáo viên có thể thương lượng hay áp đặt việc thay đổi các quy tắc hợp đồng.
Hợp đồng chi phối ứng xử của giáo viên và học viên trong quá trình dạy học.
Một số cách thiết kế điều khoản hợp đồng :
Các điều khoản về hành vi
Các điều khoản liên quan đến dụng cụ học tập
Các điều khoản liên quan đến việc học
Các điều khoản liên quan đến trình độ học viên : theo Perry ta có 4 mức độ 4
Nhị nguyên ( dualism ) : học viên thấy kiến thức đúng sai rạch ròi. Chỉ cần ghi bài giảng của giáo viên và tóm tắt khi làm bài thi. Nếu giáo viên giảng nhiều thì học viên cho rằng trong đó chỉ có 1 kiến thức đúng.
Tương đối luận ( relativism ) : khi học viên thấy nhiều cách lý giải, thực hiện vấn đề có lý, thái độ nhị nguyên đổ vỡ. Các lập luận đều có vẻ có lý.
Đa dạng ( Multiplicity ) : học viên bắt đầu biết khảo sát các vấn đề, xem xét các lý do và bằng chứng cho từng vấn đề.
Tận tụy ( Commitment ) : học viên biết cách chọn cách giải quyết vấn đề và bảo vệ nó. Học viên tích hợp được các kiến thức lý tính vào đời sống cảm tính của mình.
III.2 Cấu trúc nội dung dạy học vĩ mô 3 :
Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật và phương pháp nhận thức.
Tri thức là thông tin về đối tượng, được người học tiếp thu, vận dụng. Có thể phân làm sáu loại tri thức
* Có tính chất kinh nghiệm.
* Lý thuyết.
* Thực hành.
* Thiết kế sáng tạo.
* Phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học.
* Đánh giá: tiêu chuẩn về thái độ với các đối tượng khác nhau.
- Hệ thống kỹ năng, kỹ xão hoạt động trí tuệ và thực hành.
Kỷ năng: khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sở tri thức có được.
Kỷ xão: là kỹ năng lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành tự động hóa.
Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo : bao gồm một số dấu hiệu
* Chuyển tri thức, kỹ năng vào tình huống mới.
* Nhìn thấy vấn đề mới trong tình huống quen thuộc.
* Tổng hợp cách thức hoạt động cũ thành cái mới.
* Tối ưu các hoạt động cũ.
Hệ thống những kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới và con người. Thể hiện tính giáo dục của nội dung dạy học, bao gồm các vấn đề về thái độ của người học. Theo phân loại truyền thống ta có các loại thái độ
* Thích nghi. <= Tác động
* Phòng vệ.
* Chia sẻ. <= Hành vi
* Nỗ lực.
* Ổn định.
* Trí tuệ. <= Niềm tin, tán thành hay không tán thành
III.3 Nội dung dạy học cụ thể :
- Nội dung dạy học thể hiện cụ thể trong việc :
Xác định mục đích và đầu ra học tập.
Xây dựng đề cương môn học.
III.3.1 Chuẩn đầu ra hay đầu ra học tập ( Learning outcomes ) 4
Learning outcomes: năng lực đầu ra của người học, là cái nhìn ở cuối mỗi quá trình học tập. Khi học xong, làm được cái gì? Và phải có chứng cứ đánh giá về khả năng này.
Đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chuẩn đầu ra:
Jenkins và Unwin: "Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng LÀM được nhờ kết quả của quá trình đào tạo".
"Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo" (Univ. New South Wales, Australia).
Theo GS. Nguyễn Thiện Nhân :"Chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp làm được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên" ;......
III.3.1.1 Ý nghĩa chuẩn đầu ra 4 :
Chuẩn đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Cụ thể:
4_ Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Những hiểu biết cơ bản về chuẩn đầu ra – [Online]
Đối với nhà trường
Chuẩn đầu ra là cơ sở để trường xem xét, điều chỉnh xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; khắc phục một số tồn tại gắn với cách truyền thống coi trọng đầu vào trong phát triển chương trình đào tạo, giảng viên giảng dạy những gì mà mình có, nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục có đến đâu thì làm đến đó.
Thông qua chuẩn đầu ra để marketing nhà trường, marketing ngành học, chuyên ngành học mới;…
Tăng cường khả năng hợp tác giữa nhà trường với xã hội, với người sử dụng lao động, thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội;
Đối với giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục
Chuẩn đầu ra là cơ sở để thiết kế lại nội dung giảng dạy; lựa chọn phương pháp đánh giá, kiểm tra cho sinh viên. Là cơ sở để thúc đẩy các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục nhanh chóng thay đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý: lấy người học làm trung tâm; phấn đấu để đáp ứng với những yêu cầu chuẩn đầu ra cho sinh viên.
Đối với sinh viên
Sinh viên có cơ sở để lựa chọn ngành nghề yêu thích. Sinh viên biết được điều gì mà mình cần phải đạt được một cách khá chi tiết; từ đó không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện theo các chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội. Giúp sinh viên định hướng được nghề nghiệp; biết được cơ hội việc làm, cơ hội học tập của bản thân trong tương lai.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp
Chuẩn đầu ra của các nhà trường là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá khả năng cung ứng nhân lực của các trường, biết được nguồn tuyển dụng theo nhu cầu, tuyển dụng đạt hiệu quả.
Xây dựng đối tác với các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
III.3.1.2 Mục đích xây dựng chuẩn đầu ra 3 :
Mục đích của một khóa học được xác định bằng cách khảo sát các yêu cầu của các bên liên quan như doanh nghiệp, học viên, cựu học viên, tổ chức tuyển dụng, yêu cầu của chương trình… Từ mục đích đó, người thiết kế chương trình có thể thiết kế các đầu ra học tập và trình độ năng lực cho đầu ra học tập. Phần này đã phân tích trong phần Giáo Dục học đại cương. Riêng đối với các môn học trong nhà trường phổ thông, việc xác định mục đích, mục tiêu đào tạo đó là bộ phận chuyên trách của Bộ GDĐT thực hiện.
Về mặt thực hành, để xác định mục đích và đầu ra học tập của một khóa học (hay môn học), chúng ta có thể nghĩ về nó dưới dạng các lời hứa 5 (Niềm vui dạy học, trang 60).
+ Những gì học viên sẽ hiểu và làm.
+ Giáo viên và học viên sẽ làm như thế nào để đạt những mục đích này (bài giảng, thảo luận, bài viết).
+ Giáo viên và học viên sẽ đo sự tiến bộ như thế nào (đánh giá, cho điểm).
Lời hứa đầu tiên “Những gì học viên sẽ hiểu và làm” xác định một điều khoản của hợp đồng dạy học về nội dung học tập. Nó bao gồm hai phần :
Những ý tưởng, chủ đề mà giáo viên muốn dạy?
Khóa học giúp học viên phát triển kỹ năng nào?
Ví dụ : Đề cương môn Nhập môn tâm lý chính trị, Niềm vui dạy học, trang 65 :
“Khóa học này giới thiệu bao quát về tâm lý chính trị, một lĩnh vực mới và có tính đa ngành. Nó khảo sát sự tương tác giữa các quá trình tâm lý và chính trị. Công dân suy nghĩ, cảm nhận và hành xử như thế nào trong lĩnh vực chính trị? Khóa học sẽ chú trọng đến tâm lý học và các lý thuyết chính trị, áp dụng cho vào việc tìm hiểu các hành vi chính trị của cả tầng lớp có vị thế cao trong xã hội lẫn của đại đa số dân chúng.
Khóa học cũng tìm cách phát triển các kỹ năng phân tích và diễn giải. Các bài đọc sẽ tăng cường khả năng của sinh viên trong việc tìm hiểu vấn đề ngữ cảnh của nó và trong việc giải thích bằng chứng. Thảo luận sẽ đóng vai trò đúng hạn và chuẩn bị tốt để tham gia thảo luận. Các bài viết được giao sẽ mài dũa khả năng của sinh viên trong việc phác thảo những lập luận rõ ràng, hợp lý, và được hỗ trợ bởi những chứng cớ phù hợp”…
5_ Peter Filene – Niềm vui dạy học ( The joy of teaching ) – NXB Văn hóa Sài Gòn – năm 2007
Khi viết các đầu ra học tập, cần sử dụng các động từ thể hiện trình độ năng lực mà giáo viên muốn học viên đạt được. Các mức trình độ nhận thức có thể sử dụng phân loại của Bloom.
Chẳng hạn đề cương trên có thể viết lại như sau:
Mục tiêu của khóa học là :
1. Giải thích sự tương tác giữa các quá trình tâm lý và chính trị (Trình độ năng học cấp 2: hiểu vấn đề).
2. Áp dụng vào việc tìm hiểu hành vi chính trị của tầng lớp có vị thế cao trong xã hội và của quần chúng (Trình độ năng lực cấp 3: áp dụng).
3. Phân tích các bài đọc để nâng cao khả năng tìm hiểu ngữ cảnh và giải thích bằng chứng (Trình độ năng lực cấp 4: phân tích).
4. Thảo luận các vấn đề tâm lý chính trị (Trình độ cấp 6: thẩm định).
5. Hướng dẫn phác thảo các lập luận rõ ràng, hợp lý và hỗ trợ bởi những chứng cớ phù hợp trong các bài viết (Trình độ cấp 6: thẩm định).
Bảng phân loại của Bloom
Trình độ năng lực học viên
Động từ sử dụng
Nhớ lại
Nhớ các dữ kiện
Định nghĩa, mô tả, liệt kê, gọi tên, nhận diện
Hiểu
Nắm bắt được định nghĩa của khái niệm
Trình bày theo cách của mình, thảo luận, giải thích, phân loại
Ứng dụng
Yêu cầu giải quyết vấn đề
Ứng dụng, minh họa, thể hiện, sử dụng
Phân tích
Hiểu cấu trúc và các thành phần
Phân tích, so sánh, đối chiếu, phê bình, xem xét
Thẩm định
Yêu cầu đưa ra các phán xét về giá trị
Khen ngợi, tranh luận, đánh giá tán thành, phê phán, đề nghị
III.3.1.3 Nội dung chuẩn đầu ra 4 :
Chuẩn đầu ra bao gồm các nội dung là kiến thức, kỹ năng, thái độ ngoài ra một số trường còn đưa thêm vị trí, khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp và khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường. Chuẩn đầu ra nhấn mạnh vào người học, Nhấn mạnh đến khả năng người học làm được việc gì đó.
Kiến thức: Những kiến thức cần có như kiến thức về chính trị, kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, trình độ tin học mức nào, tiếng Anh là bao nhiêu (nhiều trường lấy TOEIC làm chuẩn và thấp nhất là 350)...
Kỹ năng: các kỹ năng cần có như khả năng giao tiếp, làm việc độc lập, sử dụng tiếng Anh, sử dụng các kỹ năng chuyên môn...
Thái độ: có trách nhiệm, hoài bão nghề nghiệp, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tác phong, phẩm chất chính trị ra sao...
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp: sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành đó sẽ làm việc ở đâu, sở, công ty hoặc cơ quan, địa phương nào...
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường: sau khi làm việc kỹ sư ngành đó có thể học cao hơn ở mức nào ....
III.3.1.4 Các bước xây dựng chuẩn đầu ra 4 :
Trước hết cần phải tăng cường nhận thức trong toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường về việc xây dựng chuẩn đầu ra là tất yếu cần thiết để đánh giá chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; từ đó công việc xây dựng chuẩn đầu ra luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường; sự tập trung trí tuệ và trách nhiệm cao của các phòng ban có liên quan đặc biệt lãnh đạo và tập thể giảng viên ở các Khoa, Trung tâm, Bộ môn.
Thành lập các Ban biên soạn và các Nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng chuẩn đầu ra cho các chuyên ngành đào tạo thuộc các Khoa quản lý. Thành viên của Ban biên soạn là người am hiểu sâu ngành mà Ban được giao nhiệm vụ xây dựng chuẩn đầu ra; có thâm niên giảng dạy hoặc công tác từ 5 năm trở lên. Thành viên Nhóm chuyên gia là những cán bộ tham gia giảng dạy các học phần của chuyên ngành xây dựng chuẩn đầu ra, có chức danh từ giảng viên trở lên. Khuyến khích sử dụng các chuyên gia, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên làm đúng nghề xây dựng chuẩn đầu ra là thành viên của nhóm chuyên gia, của Ban biên soạn.
Tổ chức tập huấn, trao đổi về quy trình, phương pháp xây dựng chuẩn đầu ra; về các nội dung của chuẩn đầu ra. Cũng cần lưu ý là chuẩn đầu ra không phải luôn luôn cố định mà định kỳ phải có sự điều chỉnh, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Ban biên soạn chỉ đạo các nhóm chuyên gia tiến hành biên soạn chuẩn đầu ra cho từng chuyên ngành đào tạo; sau đó các Khoa tổ chức họp và thống nhất chuẩn đầu ra của các chuyên ngành đào tạo thuộc Khoa.
Hội đồng Khoa học nhà trường tổ chức nghiệm thu, đánh giá chuẩn đầu ra cho các cả các chuyên ngành đào tạo.
Dự thảo Quy định về chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp của trường được công bố trên website trường cho giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên toàn trường biết để thu thập thêm ý kiến từ các đối tượng có liên quan. Sau đó, điều chỉnh trên cơ sở thu thập và phân tích ý kiến phản hồi; trình Hội đồng xem xét, thông qua; Hiệu trưởng ký và ra quyết định công bố, tổ chức lễ công bố.
Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra là việc làm có ý nghĩa quan trọng - là một trong những tiêu chí và yêu cầu cần thiết đối với mỗi đơn vị đào tạo trong hệ thống giáo dục. Chuẩn đầu ra mang tính định hướng cho việc dạy và học, là cơ sở để người dạy biết mình cần dạy như thế nào, dạy vấn đề gì để sinh viên mình đạt chuẩn khi ra trường; để người học sẽ phải biết mình cần học gì để đạt chuẩn và sau khi học xong mình sẽ làm được gì. Chuẩn đầu ra là cơ sở để từng bước chuẩn hóa các mặt đào tạo của nhà trường. Xây dựng chuẩn đầu ra là công việc hết sức mới mẻ và phức tạp, nó không chỉ hình thành các Ban biên soạn, Nhóm chuyên gia tư vấn, mà còn nhiều vấn đề phức tạp khác như cần phải rà soát, đánh giá và hoàn thiện lại toàn bộ chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn từ các nhà tuyển dụng, với xu thế thời đại đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể nhà trường; các điều kiện đảm bảo để thực hiện chuẩn đầu ra: cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí thực hiện,…
III.3.1.5 Một số mẫu chuẩn đầu ra và đánh giá của nhóm :
CHUẨN ĐẦU RA
NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM VẬT LÝ – ĐH SƯ PHẠM TP.HCM
1. Kiến thức:
- Có kiến thức đầy đủ, chuyên sâu về vật lý đại cương và những kiến thức cơ bản về toán, vật lý lý thuyết, vật lý ứng dụng.
- Có những kiến thức về lý luận dạy học vật lý, về chương trình vật lý phổ thông và về các quan điểm dạy học hiện đại.
- Có các kiến thức cơ bản về giáo dục đạo đức và tổ chức các hoạt động của học sinh trong trường phổ thông.
- Có những hiểu biết cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng thực hành thí nghiệm vật lý, giải thích các hiện tượng vật lý và những ứng dụng của vật lý vào đời sống.
- Có khả năng dạy học vật lý, gioá dục trí tuệ và đạo đức cho học sinh phổ thông.
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vật lý.
- Có thể sử dụng tiếng Anh để đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cũng như giao tiếp thông thường.
- Có khả năng hợp tác chuyên môn với đồng nghiệp và làm việc nhóm.
3. Thái độ:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp, với học sinh.
- Có đầy đủ phẩm chất của một người giáo viên.
4. Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:
- Có thể làm giáo viên dạy vật lý của trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề.
5. Khả năng tự nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Có khả năng tiếp nhận và vận dụng các tri thức mới về chuyên môn và nghề nghiệp để đáp ứng các nhu cầu phát triển của giáo dục.
- Có khả năng học tập tiếp để nâng cao trình độ học vấn, bằng cấp.
CHUẨN ĐẦU RA
HỆ DƯỢC SỸ CHÍNH QUY 5 NĂM – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
1. Tên ngành đào tạo: Dược sỹ đại học – Bachelors of Pharmacy
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức
Kiến thức chung: Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
Kiến thức chuyên ngành: Vận dụng được những kiến thức cơ bản về khoa học cơ bản, y dược cơ sở và dược chuyên ngành trong công tác hướng dẫn, sử dụng thuốc, bào chế, sản xuất thuốc và quản lý, cung ứng thuốc. Vận dụng được phương pháp luận khoa học trong thực hành nghề dược.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Kỹ năng cứng: Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường để chữa một số bệnh thông thường.
Thực hiện được nghiên cứu quy trình cơ bản trong sản xuất thuốc và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Tư vấn được cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
Bào chế một số thuốc thông thường, chế biến được một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
Thực hiện được việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
Lập và triển khai thực hiện kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế và các hoạt động chuyên môn về dược.
Thực hiện được các văn bản pháp quy về dược.
Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, quản lý nhóm, năng lực giải quyết vấn đề độc lập.
5. Yêu cầu về thái độ
Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
Khiêm tốn học tập vươn lên.
Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,
Công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm,
Sở Y tế hoặc các trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác có liên quan tới ngành dược.
7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Dược sỹ chuyên khoa cấp I
- Dược sỹ chuyên khoa cấp II
- Thạc sỹ
- Tiến sỹ
8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
1. Chương trình đào tạo dược sĩ tại Việt Nam (Hội nghị thống nhất chương trình đào tạo dược của 6 trường có đào tạo dược sĩ tại Việt Nam).
2. Chương trình đào tạo dược sĩ tại trường Đại học Mahidol -Thái Lan. (Preprofessional Program Required Curriculum for pharmacy student at Mahidol -Thailand)
3. Chương trình đào tạo dược sĩ tại Đại học Groningen - Hà lan. (Bachelor's degree programmes for pharmacy at Groningen university-Netherland)
4. Chương trình đào tạo dược sĩ tại trường Đại học Strathclyde -Anh (The professional pharmacy program at Strathclyde university, England)
5. Chương trình đào tạo dược sĩ của Trường đại học Pais Descartes -Pháp. (professional pharmacy educational ciriculum at Pais Descartes university, France)
6. Chương trình đào tạo dược sĩ của Đại học Santo Tomas-Philippine. (Bachelor's degree programmes for pharmacy at Santo Tomas university -Philippine)
CHUẨN ĐẦU RA
CỬ NHÂN TOÁN TIN –TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM
Kiến thức :
§ Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;
§ Có kiến thức khoa học cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
§ Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học, bao gồm: Toán Giải tích, Toán Đại số, Toán Xác suất - Thống kê, và Toán ứng dụng;
§ Có kiến thức chuyên ngành về Tin học, bao gồm: Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, Cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Lập trình C và Lập trình hướng đối tượng, Mạng máy tính;
§ Có kiến thức ngoại ngữ tương đương trình độ B đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành Toán - Tin.
Kĩ năng :
§ Có khả năng tư duy lôgic, tư duy thuật toán; có phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tế mới nảy sinh một cách khoa học;
§ Có khả năng sử dụng các công cụ và phương pháp Toán học để giải quyết những bài toán đặt ra trong thực tiễn sản xuất và đời sống;
§ Có khả năng thuật toán hoá để giải quyết các bài toán trong thực tế;
§ Có phương pháp nghiên cứu khoa học ngành Toán - Tin học ứng dụng;
§ Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Thái độ :
§ Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỉ luật và tác phong làm việc cẩn thận, nghiêm túc, khoa học, chính xác;
§ Có ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn
§ Có ý thức xây dựng tập thể, có lối sống lành mạnh và cách ứng xử chuẩn mực.
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp :
§ Tham gia các vấn đề trong lĩnh vực đảm bảo Toán học của Tin học như vấn đề an toàn dữ liệu, nén dữ liệu, xử lí ảnh;
§ Nghiên cứu về lĩnh vực Toán ứng dụng, Công nghệ Thông tin tại các cơ quan quản lí nhà nước, viện nghiên cứu, các trường đại học;
§ Chuyên gia thiết kế tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh, xây dựng các phần mềm có tính chất hỗ trợ quyết định và xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh;
§ Lập trình viên, người phân tích tại các công ti lập trình và gia công phần mềm, phân tích, thiết kế hệ thống;
§ Giảng dạy môn Toán và Tin học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm);
§ Có khả năng lập nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp :
§ Tiếp tục học ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành tương ứng;
§ Học văn bằng hai về ngành thích hợp.
ĐÁNH GIÁ CHUẨN ĐẦU RA :
Nhớ + Hiểu :
+ Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng
+ Có kiến thức khoa học cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
+ Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Toán học, bao gồm: Toán Giải tích, Toán Đại số, Toán Xác suất - Thống kê, và Toán ứng dụng
+ Có kiến thức chuyên ngành về Tin học, bao gồm: Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, Cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Lập trình C và Lập trình hướng đối tượng, Mạng máy tính
+ Có kiến thức ngoại ngữ tương đương trình độ B đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành Toán - Tin.
Ứng dụng :
+ Có khả năng tư duy lôgic, tư duy thuật toán; có phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tế mới nảy sinh một cách khoa học.
Phân tích + Tổng hợp :
+ Có khả năng sử dụng các công cụ và phương pháp Toán học để giải quyết những bài toán đặt ra trong thực tiễn sản xuất và đời sống
+ Có khả năng thuật toán hoá để giải quyết các bài toán trong thực tế
+ Có phương pháp nghiên cứu khoa học ngành Toán - Tin học ứng dụng
+ Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
III.3.2 Đề cương môn học ( Syllabus ) 3 :
III.3.2.1 Trong chương trình phổ thông :
Trong chương trình phổ thông thì không có việc xây dựng đề cương môn học vì kế hoạch dạy học và chương trình dạy học đã được xác định từ cấp quản lý giáo viên chỉ cần soạn các chi tiết theo nội dung và kết hoạch đã định.
- Kế hoạch dạy học: là văn bản có tính pháp lệnh do Bộ giáo dục ban hành cho cả nước, trong đó quy định :
* Thành phần môn học cho từng cấp lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của năm học.
* Các chuyên đề các hoạt động giáo dục cơ bản và thời lượng cần thiết cho mỗi hoạt động, phù hợp với đặc điểm của từng loại trường, từng địa phương.
* Trình tự tiến hành các môn học, các hoạt động giáo dụ cở bản.
* Việc tổ chức năm học cho các môn học, chuyên đề hay các hoạt động giáo dục cơ bản.
- Chương trình dạy học: bản thiết kế tổng hợp, đồng bộ bao quát các hoạt động chính của một kế hoạch trong một thời gian xác định. Chương trình được xây dựng theo từng môn học, chương trình có các hoạt động giáo dục (hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp) và chương trình các nội dung tự chọn theo quy định của kế hoạch giáo dục. Chương trình môn học bao gồm :
* Mục tiêu học tập môn học.
* Số lượng, phạm vi, mức độ nội dung học tập môn học.
* Các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức môn học.
* Cách thức đánh giá kết quả học tập môn học.
Chương trình dạy học là căn cứ pháp lý để Nhà nước tiến hành công tác giám sát, chỉ đạo công tác dạy học trong nhà trường đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lí để nhà trường và các giáo viên tiến hành giảng dạy thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
Hướng dẫn viết đề cương môn học : Đề cương môn học do giảng viên hoặc nhóm giảng viên cùng dạy một môn học biên soạn dưới sự chỉ đạo của Chủ nhiệm bộ môn.
Mục 1: Thông tin về giảng viên
Cung cấp những thông tin cơ bản về giảng viên tham gia giảng dạy môn học, trợ giảng (nếu có) như họ tên, học hàm, học vị, các hướng nghiên cứu chính, địa chỉ liên hệ (cơ quan, email, điện thoại.. ), thời gian và địa điểm làm việc ở trường.
Mục 2: Thông tin chung về môn học
Ngoài những thông tin cụ thể như đã nêu trong mẫu Đề cương môn học, cần thông tin rõ về các môn học tiên quyết và môn học kế tiếp:
Môn học tiên quyết là môn học cung cấp kiến thức nền và phải được dạy trước môn học được xây dựng đề cương (môn học dạy trước không nhất thiết là môn học tiên quyết);
Môn học kế tiếp là môn học cần kiến thức nền của môn học được xây dựng đề cương.
Mục 3: Mục tiêu của môn học
Mục tiêu của môn học gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được sau khi học môn học:
- Mục tiêu về kiến thức người học cần đạt được như:
+ Nắm được kiến thức sâu rộng của ngành học;
+ Nắm được kiến thức cơ bản của các ngành học khác để hiểu và tiếp tục học tập;
+ Biết về sự thay đổi của xã hội, đặc biệt là xu hướng phát triển;
+ Biết về khu vực (regions) và biết cách nhận biết thế giới một cách có phân tích khoa học;
+ Nắm được kiến thức có thể phân tích, thảo luận và bình luận về những sự vật phức tạp.
- Mục tiêu về kỹ năng người học cần đạt được như :
+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được;
+ Có kỹ năng làm việc với người khác;
+ Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;
+ Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi;
+ Đánh giá được cách dạy và học.
- Mục tiêu về thái độ người học cần đạt được như:
+ Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;
+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;
+ Nhìn thấy thái độ của riêng mình;
+ Nhìn thấy giá trị của xã hội mình;
+ Nhìn thấy giá trị văn hoá của địa phương và giá trị văn hoá phổ quát;
+ Có chuẩn mực sống trong xã hội một cách có lý do và sự tự tin.
-Mục tiêu của từng bài học: Để xác định mục tiêu của từng bài học nên chia nội dung dạy học của cả môn học thành 12 - 13 vấn đề tương đối trọn vẹn ứng với 12 - 13 tuần của học kì (một học kì có 15 tuần, trừ hai tuần cho kiểm tra - đánh giá). Sau đó xác định mục tiêu mà sinh viên cần đạt được ở mỗi vấn đề ứng với mỗi môn học.
Mục 4: Tóm tắt nội dung môn học
Trong khoảng 150 từ viết tóm tắt nội dung môn học, bao gồm các khái niệm, lí thuyết phạm trù, lí thuyết chính của nội dung môn học, các công nghệ, các phương pháp nghiên cứu, thành tựu và triển vọng của môn học đó.
Mục 5: Nội dung chi tiết môn học
Nêu nội dung chi tiết của môn học theo chương, mục, tiểu mục hoặc theo các vấn đề chính của môn học.
Mục 6: Học liệu
- Tối thiểu là 3 học liệu bắt buộc
- Tài liệu tham khảo xác định cho từng nội dung và hình thức chính dạy – học . Có thể ghi rõ các phần hoặc các trang quan trọng trong tài liệu tham khảo giúp sinh viên thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu.
Mục 7: Hình thức tổ chức dạy học
Đây là thông tin rất quan trọng đối với giảng viên, sinh viên và người quản lí. Do đặc thù của hình thức tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ, mỗi nội dung kiến thức đều được tổ chức dưới các hình thức chủ yếu: lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm và tự học, tự nghiên cứu.
Do vậy ở mỗi nội dung, giảng viên/nhóm giảng viên phải xác định được số giờ tín chỉ sẽ thực hiện ở từng hình thức trên. Lưu ý rằng để chuẩn bị cho 1 giờ lí thuyết sinh viên cần 2 giờ chuẩn bị ở nhà, cho 2 giờ thực hành cần 1 giờ chuẩn bị, hoặc 3 giờ tự học, tự nghiên cứu (cho 1 giờ tín chỉ ở mỗi hình thức dạy học). Số giờ tín chỉ ứng với mỗi hình thức tổ chức dạy–học của môn học được ghi vào các ô của mục 7.1. Ở các ô trong mục 7.2, giảng viên ghi chi tiết thời gian, địa điểm tiến hành các hình thức dạy học, nội dung chính của hoạt động đó, công việc sinh viên cần làm trước khi đến lớp.
Để làm việc này, căn cứ việc chia nội dung môn học thành 12 –13 vấn đề và mục tiêu cần đạt được của mỗi vấn đề (mục 3) tìm các hình thức tương ứng để giải quyết vấn đề đó trong từng tuần.
Ví dụ: Vấn đề 1 tuần 1
Hình thức tổ chức dạy học
Thời gian, địa điểm
Nội dung chính
Yêu cầu SV chuẩn bị
Ghi chú
Lí thuyết
8.00 – 9.00
Thứ 2-4 /RĐ 101
1….
2. …
Đọc Q.1 tr. 15-20
Chuẩn bị câu hỏi 1, 2 và 3 .
Xêmina
9.00 – 11.00
thứ 2 /RĐ101
1. ….
2. ….
Làm bài tập
Làm thí nghiệm
Thảo luận
9.00 – 11.00
thứ 4 /RĐ101
1. ….
Theo phân công của nhóm
Khác …..
Tự học
Thư viện
1. ….
Có hướng dẫn riêng
KT - ĐG
Thứ Bảy hằng tuần 11-12/RĐ 101
Có hướng dẫn riêng
Tư vấn
9.00-10.00
Thứ 7/RĐ101
Tư vấn về môn học
Chuẩn bị câu hỏi
Tiếp tục cho đến vấn đề cuối cùng ở tuần cuối cùng của học kì.
Mục 8: Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
III.3.2.2 Trong các chương trình khác :
Trong chương trình đại học hay ở các khóa đào tạo trong các doanh nghiệp, các tổ chức… thì giáo viên phải xây dựng đề cương môn học.
- Việc xây dựng đề cương chia làm ba bước (Niềm vui dạy học, trang 81)
- Bước 1. Làm bản nháp.
* Xem lại lời phát biểu về mục đích và đầu ra học tập của khóa học.
* Chi tiết hóa các đầu ra học tập đó thành các chủ đề.
* Lấy lịch và liệt kê tất cả các ngày học và ngày nghỉ.
* Ghép các chủ đề vào các ngày học.
Tình trạng chung là có nhiều chủ đề chưa được ghép vào một ngày học nào hoặc có quá nhiều chủ đề được ghép vào một ngày học
- Bước 2. Lược bỏ chi tiết thừa
* Tô màu hay đánh dấu: những chi tiết đầu ra học tập nào trả lời cho cùng một chủ đề ta có thể tô cùng một màu.
* Xem xét sự phân bố của các màu để thấy sự phân bố chủ đề môn học trong các buổi học. Nó có đều không, thiếu hay thừa?
* Chia các chi tiết nội dung này thành bốn hay năm đơn vị. Sau đó, nếu có đơn vị nào quá dài hãy tìm cách cắt bớt nội dung.
* Cuối cùng, nếu vẫn còn quá dài, ta có thể cắt bỏ một số đầu ra. Câu hỏi trong phần này là “đầu ra nào bị bỏ đi thì môn học vẫn còn đáp ứng được yêu cầu chương trình” .
- Bước 3. Các yêu cầu đánh giá học viên
Học viên phải làm những điều gì trong khóa học? Đó là điều giáo viên phải dự kiến.
* Có bao nhiêu tài liệu phải đọc?
* Có bao nhiêu buổi thảo luận.
* Có bao nhiêu kỳ kiểm tra, bao nhiêu bài viết, đồ án…?
* Cách thức cho điểm?
* Quy định về vắng mặt/ có mặt?
Sau khi có thêm phần này, việc phải xem xét lại nội dung giảng dạy cho vừa đủ lại càng cần thiết. Chúng ta có thể sử dụng một kịch bản phân cảnh để làm rõ các nhiệm vụ từng buổi.
III.3.2.3 Một số điều chỉnh cho đề cương :
- Trong một học kỳ, giai đoạn cuối thường là giai đoạn mà học viên bận rộn. Ngoài ra việc giảng dạy có thể kém sinh động hơn. Do đó, trong nữa sau học kỳ có thể có những hoạt động như có giảng viên thỉnh giảng, sắp xếp để cả lớp có thể thảo luận, đi thực tế…
- Trong thời gian đầu nên chú ý đến những kỹ năng ở cấp độ thấp (trong bảng phân loại Bloom). Sau đó từ từ nâng lên mức cao hơn.
- Đối với việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông, giáo viên cần phải thực hiện công đoạn chi tiết hơn, bổ sung nội dung sách giáo khoa để thành nội dung thực tế cho công tác giảng dạy. Muốn vậy, giáo viên phải
* Phân tích nội dung và cấu trúc bài học.
* Bổ sung cá thành tựu mới trong khoa học, kỹ thuật…
* Soạn dàn bài chi tiết, đặt tên cho mỗi đơn vị kiến thức…
* Phân bố thời gian cho phù hợp với nội dung và chương trình dạy học.
* Phân hóa cho phù hợp với các đối tượng yếu, kém, khá, giỏi…
III.3.2.4 Mẫu đề cương môn học cho 13 tuần :
TRƯỜNG ĐH …………… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
(TÊN MÔN HỌC)
1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên:
Chức danh, học hàm, học vị:
Thời gian, địa điểm làm việc:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại, email:
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học
Mã môn học:
Số tín chỉ:
Môn học: - Bắt buộc:
Lựa chọn:
Các môn học tiên quyết:
Các môn học kế tiếp:
Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết:
+ Làm bài tập trên lớp:
+ Thảo luận:
+ Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...):
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học:
3. Mục tiêu của môn học
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ, chuyên cần
4. Tóm tắt nội dung môn học (khoảng 150 từ)
5. Nội dung chi tiết môn học (tên các chương, mục, tiểu mục)
6. Học liệu
Học liệu bắt buộc ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình,...)
Học liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình…)
Hình thức tổ chức dạy học
* Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, thực tập giáotrình, rèn nghề, …
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên : yêu cầu và cách thức đánh giá, sự hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, các qui định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài kiểm tra….
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học : phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá.
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì: Bao gồm các phần sau
Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận…)
Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân /tuần; bài tập nhóm /tháng; bài tập cá nhân/ học kì, …)
Hoạt động theo nhóm
Kiểm tra - đánh giá giữa kì
Kiểm tra - đánh giá cuối kì
Các kiểm tra khác
934. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
Giảng viên Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Hiệu trưởng đơn vị đào tạo
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên
III.3.2.5 Một số đề cương môn học của các trường :
CHƯƠNG TRÌNH HỌC 13 TUẦN MÔN SINH HỌC 11
TÊN CHƯƠNG TRÌNH: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỌC SINH:
Sách giáo khoa Sinh Học 11 ( NXB Giáo Dục).
Một số tài liệu tham khảo thêm sẽ bổ sung trong khoá học.
II. HÌNH THỨC CHO ĐIỂM:
- Chuyên cần: 1đ.
- Giữa kỳ: 2đ.
1 bài báo cáo: 2đ. (3 nhóm è 3 đề tài trong khoá học.)
1 bài thực hành: 2đ.
Cuối kỳ: 3đ.
III. ĐỀ TÀI :
Vận chuyển các chất trong cây?
Vai trò của các nguyên tố khoáng?
Quang hợp ở thực vật?
IV. BỐ CỤC CHƯƠNG TRÌNH:
NGÀY THÁNG
TÊN BÀI
BÀI ĐỌC
THẢO LUẬN/ BÁO CÁO
BÀI VIẾT
GHI CHÚ
04/10/2010
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Bài 1 (SGK/6)
Không
Không
11/10/2010
Vận chuyển các chất trong cây
Bài 2 (SGK/10)
Báo cáo của học sinh
Không
18/10/2010
Thoát hơi nước
Bài 3 (SGK/15)
Thảo luận nhóm
Kiểm tra ngắn
25/10/2010
Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 4 (SGK/20)
Báo cáo của học sinh
Không
1/11/2010
Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
Bài 5 (SGK/25)
Thảo luận nhóm
Không
8/11/2010
Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật (tt)
Bài 6 (SGK/28)
Không
Không
15/11/2010
Thực hành
Bài 7 (SGK/32)
Không
Không
22/11/2010
Thi giữa kỳ
29/11/2010
Quang hợp ở thực vật
Bài 8 (SGK/36)
Báo cáo của học sinh
Không
6/12/2010
Quang hợp ở thực vật các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
Bài 8 (SGK/36)
Thảo luận nhóm
Kiểm tra ngắn
13/12/2010
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp của thực vật
Bài 8 (SGK/36)
Thảo luận nhóm
Không
20/12/2010
Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 8 (SGK/36)
Không
Không
27/12/2010
Hô hấp ở thực vật
Bài 8 (SGK/36)
Thảo luận nhóm
Không
3/1/2011
Ôn tập
THI CUỐI KỲ
V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
Nhận xét quá trình học và làm việc của học sinh.
Đánh giá học sinh theo thang điểm đề nghị ở mục II.
Đề cương môn Lý Thuyết Biên Phiên Dịch
Văn Hóa Học – Văn Hóa Khmer Nam Bộ - Đại Học Trà Vinh
Giảng Viên
Hồ Đắc Túc, Ph.D. E-Mail: hodactuc@gmail.com Mobile: 0918 007 347 - Website: hodactuc.wordpress.com
Giờ lên lớp
7:30 - 11:00 am; 1:30 – 4:30 pm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hiến Lê. 2006. Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê III: Ngữ Học. Nguyễn Quyết Thắng tuyển chọn. Hà Nội: Nxb Văn Học.
Ngoài ra, các tài liệu khác do giảng viên phát hoặc có thể tải từ Internet do giảng viên giới thiệu trong buổi học đầu tiên.
Trang web hữu ích:
thảo luận của các thông dịch viên chuyên nghiệp, thuật ngữ chuyên ngành, các mẫu đơn thường gặp.
tạp chí điện tử chuyên ngành phiên dịch thảo luận về cả lý thuyết phiên dịch đương thời lẫn kinh nghiệm thực tế trong công tác chuyển ngữ.
MÔ TẢ MÔN HỌC : khi dịch từ một ngôn ngữ gốc (L1) qua ngôn ngữ đích (L2), làm thế nào để dịch một khái niệm có trong L1 nhưng không có trong L2? Khi chuyển ngữ thì người phiên dịch ưu tiên dịch từ ngữ hay “dịch” văn hóa? Đâu là cơ sở để đánh giá một bản dịch?
Tất cả các vấn đề này có trong đời sống hàng ngày. Môn học nhằm giúp sinh viên giải quyết các vấn đề trên bằng nền tảng lý thuyết và thực hành biên phiên dịch.
Môn học này gồm 60 tiết và có 3 tín chỉ.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong môn này sinh viên:
• Có thể giải thích bản chất và sự tương đương trong dịch thuật và văn hóa
• Làm quen với một số lý thuyết phiên dịch và ứng dụng vào thông phiên dịch
• Có khả năng áp dụng lý thuyết phiên dịch trong công tác dịch thuật hàng ngày
• Biết cách tìm và sử dụng tài liệu cho công tác dịch thuật (tự điển, mạng internet)
• Có khả năng đánh giá và thảo luận về một tác phẩm dịch
• Hiểu biết phương pháp học đại học kể cả kỹ năng nghe, đọc, nói và ghi chép
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Đây là môn học ứng dụng, vì vậy lý thuyết chỉ là phần phụ, thực hành là hoạt động chính trong lớp. Quá trình đánh giá sẽ căn cứ trên thảo luận nhóm, thuyết trình, tranh luận, viết luận. Lớp học tổ chức theo hình thức thảo luận tập huấn (workshop).
Tham dự lớp (20% - 2 điểm):
Sinh viên phải tham dự tất cả các giờ lên lớp và tham gia thảo luận. Vắng mặt hai lần sẽ bị trừ 10% tổng số điểm của toàn môn học. Hai lần đi trễ tương đương với một lần vắng mặt.
Luận văn (30% - 3 điểm):
Sinh viên viết một luận văn bằng tiếng Việt có nội dung so sánh hai nền văn hóa khác nhau, thí dụ giữa Khmer và Việt, Pháp hay Mỹ. Mục đích để ý thức sự khác biệt trong văn hóa (lối sống), từ đó dùng từ ngữ thích hợp khi chuyển ngữ.
Bài luận dài tối đa 1.000 chữ, nộp bản in và qua email. Hạn nộp: trước ngày 26.12.2006. Tôi sẽ giải thích qui cách trình bày bài nộp vào buổi học đầu tiên. Xem gợi ý đề tài bên dưới.
Bài kiểm tra (20% - 2 điểm):
Bài kiểm tra kỹ năng giải quyết các tình huống khó nhưng thường gặp trong phiên dịch. Bài kiểm không nhằm khảo sát vốn từ vựng, vì vậy sinh viên ĐƯỢC dùng từ điển.
Đề án nhóm (30% - 3 điểm):
Sinh viên tự chọn nhóm (từ 3 đến 5 người) để làm poster quảng cáo cho một lễ hội văn hóa của người Khmer Nam Bộ (thí dụ lễ hội Óc Om Bok, lễ hội Sen Đolta). Poster phải đủ ba (3) ngôn ngữ: Khmer, Việt và Anh ngữ.
Yêu cầu: nhóm tự thiết kế poster và chọn chữ thích hợp để quảng cáo cho lễ hội. Mỗi nhóm dùng PowerPoint và thuyết trình nội dung. Chú trọng khía cạnh ngôn ngữ.
QUY ĐỊNH LỚP HỌC
- Bài luận văn phải nộp đúng thời gian. Bài nộp trễ bị trừ một nửa số điểm. Bài nộp trễ hơn một tuần sẽ không được chấp thuận trừ trường hợp đặc biệt.
- Hình thức bài luận văn: Đánh máy và chừa khoảng cách đôi (double spaced), có số trang cuối mỗi trang. Nộp bài bản in (print copy) và bản điện tử (soft copy).
- Đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là sử dụng ý tưởng hay chữ của người khác mà không ghi xuất xứ. Cách ghi xuất xứ hay trích dẫn nguồn phải theo đúng hướng dẫn trong tài liệu được phát vào buổi học đầu tiên. Tôi không chấp nhận mọi hình thức đạo văn và khi bị phát hiện, sinh viên sẽ bị đánh rớt bài văn đó và tùy trường hợp, có thể bị đánh rớt trọn môn học.
- Gửi email cho tôi: Khi cần hỏi bất cứ điều gì liên quan đến môn học, sinh viên có thể gửi email cho tôi (hodactuc@gmail.com). Email là phương tiện truyền thông chuyên nghiệp, vì vậy cần lưu ý cách sử dụng từ ngữ, dấu chấm câu cho đúng.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Trọn môn học sẽ có 14 buổi, tổng cộng 60 tiết vừa lý thuyết lẫn thực hành.
1. (16.11.2009)
Giới Thiệu Môn Học: Lịch Sử, Định Nghĩa và Mục Đích của Phiên Dịch
Tài liệu đọc thêm: Trịnh Nhật. Nói chuyện phiên dịch.
Qui Uớc Đại Học: Phương Pháp Ghi Tham Khảo Theo Hệ Thống Tác Giả-Ngày (Hệ thống của Đại học Harvard)
Tài liệu: Hồ Đắc Túc (2009). Tóm tắt cách ghi tham khảo theo Hệ thống Harvard.
2.
Sự Tương Đương Trong Phiên Dịch
Tài liệu: Nguyễn Hiến Lê. 2006. Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê III: Ngữ Học. Nguyễn Quyết Thắng tuyển chọn. Hà Nội: Nxb Văn Học, tr. 1242-1268.
Thực hành dịch: Tập trung khía cạnh ngôn ngữ của bản dịch
đơn vị dịch (chữ, câu), mục lục, dịch thoáng, dịch sát
3.
Tương Đương Khuôn Mẫu & Chủ Động (Formal & Dynamic Equivalence)
Thực hành dịch: Tập trung yếu tố truyền đạt của văn bản trong một đoạn văn.
Tài liệu: Nida, Eugene A. and C.R.Taber (1982) The Theory and Practice of Translation, Leiden: E. J. Brill.
Download from:
4.
Tương Đương Khuôn Mẫu & Chủ Động (Formal & Dynamic Equivalence)
Tài liệu: Vanessa Leonardi. Equivalence in Translation: Between Myth and Reality.
Thực hành dịch: Tập trung mục tiêu của văn bản (e.g. diễn văn)
Phương pháp ghi chép bài giảng
Tài liệu đọc thêm: Hồ Đắc Túc. Kỹ năng ghi chép. Tải bài viết từ
5.
Tương Đương Văn Hóa & Ngữ Cảnh
Thực hành: Tập trung mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ đích.
Tài liệu đọc thêm: Cao Xuân Hạo. Suy nghĩ về dịch thuật.
6.
Cấu Trúc Văn Bản
Thực hành: Nhận dạng văn thể
7.
Trường phái Thông Dịch Paris
Thực hành: Dịch Ý hay Dịch Từ?
Tài liệu: Choi Jungwha. 2003. “The Interpretive Theory of Translation and Its Current Applications.” Interpretation Studies, No. 3, December 2003, pp 1-15.
8.
Nguyên Tắc Viết và Dịch Tựa Đề (Sách, Báo, Phim)
Thực hành: Áp dụng lý thuyết nào? Biên tập và Dấu chấm câu
Tài liệu:
NGHỈ GIỮA KỲ
9.(14.12.2009)
Các Thể Loại Văn Bản Dịch: Tổng quát và Chuyên ngành
Thực hành: Kinh doanh vs Đời sống
(áp dụng cách dùng một từ/nhóm từ trong các ngữ cảnh khác nhau)
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
10.
Phương tiện truyền thông trong kinh doanh
Thực hành: báo cáo, email, kỹ năng truyền đạt trong công việc
Tài liệu đọc thêm: Ngôn Ngữ Nhắn Tin Qua Điện Thoại Di Động: Anh ngữ
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
11.
Phương Pháp Tìm và Đánh Giá Thông Tin Trên Mạng
Thực hành: nhận diện nguồn tin đáng tin cậy
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
12.
Các Hình Thức Thông Dịch (Interpreting)
Dịch đuổi, dịch ca-bin (song song), dịch thầm, dịch thẳng
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
13.
Thuyết trình đề tài (2 nhóm)
Thi Kiểm Tra Bộ Môn (90 phút)
14.
Ôn Tập
So sánh phương thức dịch nghĩa và dịch diễn đạt
Đánh giá chương trình
GỢI Ý ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1. Mô tả, so sánh và bàn về đặc tính của hai ngôn ngữ mà bạn quen thuộc.
2. Mô tả, so sánh và bàn các nét tương đồng và khác nhau giữa hai lễ hội của hai nền văn hóa khác nhau (như ngày đầu năm).
3. Phê bình tính xác thực trong ngôn ngữ của một bài viết (báo in/báo mạng) nói về văn hóa của người Khmer Nam bộ.
4. Mô tả và phân tích những khó khăn trong việc tìm từ ngữ tương đương giữa hai ngôn ngữ với các thí dụ cụ thể.
5. Theo anh chị, chúng ta nên áp dụng lý thuyết dịch nào để dịch các văn bản chuyên ngành Kinh doanh Thương mại. Tại sao?
5. Các đề tài tự chọn khác.
Hạn nộp bài: trước ngày 17.12.2009
III.3.3 Giáo án môn học :
III.3.3.1 Giáo án 6 :
Giáo án là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết ( hay từng cụm tiết ). Nó không đơn thuần là một bản sao chép lại tri thức trong SGK. Nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian và điều kiện dạy học.
III.3.3.2 Lý do của việc soạn giáo án 7 :
Giáo án là một công cụ quan trọng mà giáo viên sử dụng trong lớp.
Giáo án cần được viết rõ ràng, linh hoạt và mang tính cá nhân hóa cao.
Giáo án giúp giáo viên nắm vững nội dung của tài liệu mà họ sẽ dạy, dự tính được những nguồn tài liệu mà họ sẽ sử dụng cho bài giảng của mình, chẳng hạn như những thiết bị và giáo cụ cần thiết, tiết kiệm được thời gian do đã chuẩn bị chu đáo trước, và tập trung vào nhu cầu của học sinh.
III.3.3.3 Đặc điểm: 7
1. Nêu được nội dung HS cần học
2. Chỉ rõ HS phải học tập như thế nào
3. Chỉ ra được những tiêu chí dùng để đánh giá thành tích của HS
4. Nêu ra được kết quả mong đợi
A. Khi soạn giáo án người Giáo viên cần phải suy nghĩ cẩn thận về 3 điều:
Tôi đang đi đâu? (Mục tiêu của tôi là gì?)
Tôi sẽ đi đến đó bằng cách nào? (Tôi sẽ đạt được mục tiêu của mình bằng cách nào?)
Làm thế nào tôi có thể biết được tôi đã đến đích? (Làm thế nào tôi có thể biết được tôi đã đạt được mục tiêu của mình?)
B. Việc soạn giáo án chi tiết sẽ giúp người GV những thuận lợi:
Nắm vững nội dung tài liệu mà họ sẽ phải giảng dạy.
Biết tất cả các nguồn mà họ sẽ cần để tiến hành bài học.
Tiết kiệm thời gian do đã được chuẩn bị tốt trước đó.
Tập trung vào những gì học sinh cần học
C. Những thành tố chính của một giáo án:
Thông tin về học sinh
Tiếp cận bài học
Phát triển bài học .
Tóm tắt bài học
Thông tin về học sinh ( thông tin cơ sở ban đầu)
Cho dù giáo án có hình thức thế nào đi chăng nữa, chúng cũng luôn phải cung cấp các thông tin cơ sở ban đầu ngay từ khi bắt đầu.
Các giáo án cần nêu rõ chủ đề của chúng là gì, đơn vị bài học/chương của sách giáo khoa mà bài học đang đề cập đến, và môn học đó là gì.
Những thông tin khác có thể bao gồm trong các giáo án là ngày tháng giảng dạy, cấp lớp, giờ học hoặc phần nào đặc biệt, nếu có thể, và tên của giáo viên. Khung thời gian được đề nghị như trong chương trình đã lên sẵn cũng nên được đưa vào.
Tiếp cận bài học
Phần tiếp cận bài học trong một giáo án nói lên mục tiêu hoặc mục đích của một bài học và cung cấp phần giới thiệu cho giáo án
Giáo viên cần quyết định mục tiêu cụ thể của mình cho một bài học cụ thể nào đó để họ không bị lạc đề trong suốt tiến trình giảng dạy.
GV có thể cho học sinh biết khái quát về các chủ đề mà HS học trong một tuần và hỏi HS xem chúng muốn biết những nội dung gì khác về chủ đề đó. Dựa vào các thông tin này, các giáo viên có thể viết các mục tiêu cụ thể cho các giáo án hàng ngày của mình mà vẫn liên quan đến các nhu cầu của HS.
Phát triển bài học
Hãy quyết định xem sử dụng phương pháp nào sẽ là hiệu quả nhất để phổ biến thông tin được mong đợi đến học sinh. Việc quyết định bản chất của các kinh nghiệm học tập mà giáo viên muốn các học sinh của mình trải qua sẽ rất có ích ở đây. Những kinh nghiệm học tập này sẽ cho phép học sinh không những chỉ thu thập được thông tin mà còn có thể ứng dụng chúng trong đời sống thực tế nữa
Tóm tắt bài học
Hai hoạt động cơ bản cần phải có trong phần này là :
Tóm tắt bài học .
Hoạt động đánh giá .
Phần Tóm tắt bài học
Tổng kết bài học, bao gồm tất cả các hoạt động trong bài học.
Đưa ra kết luận.
Hình thành các điều khái quát.
Ôn lại các khái niệm chính đã dạy.
Liên hệ bài học với các kinh nghiệm học tập của học sinh cũng như với các bài học trước đó và các bài học sắp tới.
Phần Hoạt động đánh giá
Giúp GV xác định câu trả lời cho câu: ”Làm thế nào tôi có thể biết được tôi đã đạt được mục tiêu của mình?” Giúp cho chúng ta biết được về những gì HS tiếp nhận được một cách cụ thề. Khi chuẩn bị các hoạt động đánh giá, trước tiên, giáo viên cần đảm bảo rằng chúng phải thích hợp.
Có rất nhiều phương pháp đánh giá: Một bài kiểm tra ngắn hoặc một bài đánh giá dưới dạng bài kiểm tra là thông dụng nhất. Giáo viên có thể quyết định dùng các câu hỏi gợi nhớ, đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm, điền vào chổ trống, hoặc các câu hỏi kiểu liệt kê. Họ cũng có thể lựa chọn các kiểu câu hỏi viết luận hoặc kiểm tra miệng.
6_ Th.S Trần Sơn Quân – Tài liệu Phương pháp giảng dạy 2 - Chương IX ” Kế hoạch dạy học” – Đại học Khoa học tự nhiên
7_ [Online] www.tranthily.com/sb1/upload/52/files/2579_Module%205.ppt
8_ TS Trần Thị Hương(chủ biên) - TS Nguyễn Thị Bích Hạnh - TS Hồ Văn Liên - TS Ngô Đình Qua - Giáo trình Giáo dục học đại cương - bộ môn Giáo dục học khoa Tâm lý giáo dục – NXB đại học sư phạm – trang 217 - 218 - 219
III.3.3.4 Mẫu giáo án của Intel 8 :
MẪU KẾ HOẠCH BÀI DẠY
I. Người soạn bài:
Họ và tên:
Địa chỉ E-mail
Khoa
Khóa
Tên khóa học
Tên giảng viên hướng dẫn
Tổng quan bài dạy
Tiêu đề kế hoạch bài dạy
Mô tả tên bài dạy của bạn
Bộ câu hỏi xây dựng bài
Câu hỏi khái quát
Câu hỏi bao quát toàn diện có thể liên quan đến nhiều bài học và môn học. Xem như mục các câu hỏi khái quát trong CD-ROM chương trình.
Các câu hỏi bài học
Các câu hỏi hướng dẫn cho bài dạy của bạn. Xem như mục các câu hỏi khái quát trong CD-ROM chương trình.
Câu hỏi nội dung
Các câu hỏi nội dung hay các câu hỏi định nghĩa
Tóm tắt bài dạy:
Một cái nhìn tổng quan súc tích bài dạy của bạn bao gồm: các chủ đề trong môn học sẽ được trình bày, một mô tả các khái niệm chính đã được học, và một giải thích ngắn gọn các hoạt động giúp học sinh trả lời các câu khái quát và câu hỏi hỏi bài học.
Lĩnh vực môn học (Liệt kê tất cả các môn học)
Bao gồm tất cả các môn học mà bài dạy hướng tới
Câp độ [ Chọn tất cả các mức độ mà bài dạy hướng tới
□ 1-2 □ 3-5
□ 6-9 □ 10-12
□ Học sinh tiếp thu trung bình □ học sinh tiếp thu chậm
□ Học sinh giỏi/ năng khiếu □ Khác:
Khung công việc/ các chuẩn nội dung/ các điểm chuẩn
Một danh mục đã phân mức ưu tiên các tiêu chuẩn được nắm tới trong bài dạy
Mục tiêu bài dạy/ Kết quả học tập
Một danh mục đã phân mức ưu tiên các mục tiêu nội dung mà học sinh sẽ nắm được sau khi kết thúc bài học
Các bước tiến hành bài dạy
Một bức tranh rõ ràng của chu kì giảng dạy. Một mô tả về phạm vi và trình tự hoạt động của học sinh và giải thích các hoạt động này sẽ thu hút học sinh trong việc lập kế hoạch của họ.
Ước tính thời gian cân thiết:
VD: 8 tiết trên lớp, 6 tuần, 3 tháng…..
Kỹ năng cần có:
Kiến thức và kỹ năng công nghệ mà học sinh cần có để tham gia bài dạy này
Trang thiết bị
Công nghệ - Phần cứng ( Chọn các phần cừng cần thiết)
□ Máy ảnh □ Đĩa CD-ROM □ Đầu Video
□ Máy tình □ Máy in □ Máy quay phim
□ Máy ảnh KTS □ Máy chiếu □ Thiết bị hội thảo truyền hình
□ Đầu đọc DVD □ Máy quét ảnh □ Khác
□ Kết nối Internet □ Tivi
Công nghệ - phần mềm ( Chọn lọc các phần mềm cần thiết)
□ Cơ sở dữ liệu/Bảng tính □ Xử lý ảnh □ Xây dựng trang Web
□ Chế bản □ Trình duyệt Internet □ Soạn thảo văn bản
□ Phần mềm E-mail □ Đa phương tiện □Khác
□ CD-ROM Microsoft Encarta
Tài liệu in sẵn
Sách giáo khoa, chuyện đọc, tải liệu hướng dẫn, tài liệu tra cứu
Cung cấp
Những gì bạn muốn đặt hàng hoặc thu thập để thực hiện bài dạy của bạn
Tài nguyên Internet
Địa chỉ Web hỗ trợ thực hiện bài dạy của bạn. Nên bổ sung thêm những từ khóa giáo viên cần gợi ý cho học sinh sau khi tra mạng
Khác
Khách mời, tư vấn……
Điều chỉnh cho các đối tượng học khác nhau
Học sinh tiếp thu chậm
Yêu cầu bị thay đổi, nội dung giảng dạy và tiêu chí đánh giá thay đổi, thời gian dài hơn, có các mẫu hướng dẫn, các cấu trúc hỗ trợ và nhân sự
Học sinh không ở các nước nói tiếng Anh
Internet và các tài nguyên bằng tiếng mẹ đẻ, Có nhiều cách thể hiện mức độ học của học sinh, nhân sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh năng khiếu, giỏi
Nhiều công việc nhỏ hơn, mở rộng tới mức độ chuyên sâu, tìm hiểu, mở rộng tới các chủ đề liên quan đến học sinh, đố án mở.
Đánh giá học sinh
Mô tả cách đánh giá. Ngữ cảnh vá các thủ tục cụ thể đánh giá việc học của học sinh. Việc đánh giá có thể thông qua phỏng vấn, quan sát, nhật ký, viết bài luận, thi vấn đáp, kiểm tra và đồ án. Những đánh giá có thể do giáo viên hoặc giữa học sinh với nhau thưc hiện.
III.3.3.5 Một số giáo án mẫu :
Ngày soạn: 11/08/2008
Số tiết: 02 Chương I §2 CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ
I. Mục tiêu:
+ Về kiến thức:
Qua bài này học sinh cần hiểu rõ:
- Định nghĩa cực đại và cực tiểu của hàm số
- Điều kiện cần và đủ để hàm số đạt cực đại hoặc cực tiểu.
- Hiểu rỏ hai quy tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số.
+ Về kỹ năng:
Sử dụng thành thạo quy tắc 1 và 2 để tìm cực trị của hàm số và một số bài toán có liền quan đến cực trị.
+ Về tư duy và thái độ:
- Thái độ: tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của Gv, năng động, sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, thấy được lợi ích của toán học trong đời sống, từ đó hình thành niềm say mê khoa học, và có những đóng góp sau này cho xã hội.
- Tư duy: hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên: Bảng phụ minh hoạ các ví dụ và hình vẽ trong sách giáo khoa.
+ Học sinh: làm bài tập ở nhà và nghiên cứu trước bài mới.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, kết hợp thảo luận nhóm và hỏi đáp.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Xét sự biến thiên của hàm số: y = -x3 + 3x2 + 2
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
10’
- Gọi 1 học sinh lên trình bày bài giải.
- Nhận xét bài giải của học sinh và cho điểm.
- Treo bảng phụ 1 có bài giải hoàn chỉnh.
- Trình bày bài giải
(Bảng phụ 1)
3. Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cực trị của hàm số
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
8’
- Yêu cầu học sinh dựa vào BBT (bảng phụ 1) trả lời 2 câu hỏi sau:
* Nếu xét hàm số trên khoảng (-1;1); với mọi x thì f(x) f(0) hay f(x) f(0)?
* Nếu xét hàm số trên khoảng (1;3); ( với mọi x thì f(x)f(2) hay f(x) f(2)?
- Từ đây, Gv thông tin điểm x = 0 là điểm cực tiểu, f(0) là giá trị cực tiểu và điểm x = 2 là gọi là điểm cực đại, f(2) là giá trị cực đại.
- Gv cho học sinh hình thành khái niệm về cực đại và cực tiểu.
- Gv treo bảng phụ 2 minh hoạ hình 1.1 trang 10 và diễn giảng cho học sinh hình dung điểm cực đại và cực tiểu.
- Gv lưu ý thêm cho học sinh:
Chú ý (sgk trang 11)
- Trả lời : f(x) f(0)
- Trả lời : f(2) f(x)
- Học sinh lĩnh hội, ghi nhớ.
- Định nghĩa: (sgk trang 10)
Hoạt động 2: Điều kiện cần để hàm số có cực trị
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
12’
- Gv yêu cầu học sinh quan sát đồ thị hình 1.1 (bảng phụ 2) và dự đoán đặc điểm của tiếp tuyến tại các điểm cực trị
* Hệ số góc của tiếp tuyến này bằng bao nhiêu?
* Giá trị đạo hàm của hàm số tại đó bằng bao nhiêu?
- Gv gợi ý để học sinh nêu định lý 1 và thông báo không cần chứng minh.
- Gv nêu ví dụ minh hoạ:
Hàm số f(x) = 3x3 + 6
, Đạo hàm của hàm số này bằng 0 tại x0 = 0. Tuy nhiên, hàm số này không đạt cực trị tại x0 = 0 vì: f’(x) = 9x2nên hàm số này đồng biến trên R.
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra kết luận: Điều nguợc lại của định lý 1 là không đúng.
- Gv chốt lại định lý 1: Mỗi điểm cực trị đều là điểm tới hạn (điều ngược lại không đúng).
- Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu và trả lời bài tập sau:
Chứng minh hàm số y = không có đạo hàm. Hỏi hàm số có đạt cực trị tại điểm đó không?
Gv treo bảng phụ 3 minh hoạ hinh 1.3
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
* Tiếp tuyến tại các điểm cực trị song song với trục hoành.
* Hệ số góc của cac tiếp tuyến này bằng không.
* Vì hệ số góc của tiếp tuyến bằng giá trị đạo hàm của hàm số nên giá trị đạo hàm của hàm số đó bằng không.
- Học sinh tự rút ra định lý 1:
- Học sinh thảo luận theo nhóm, rút ra kết luận: Điều ngược lại không đúng. Đạo hàm f’ có thể bằng 0 tại x0 nhưng hàm số f không đạt cực trị tại điểm x0.
* Học sinh ghi kết luận: Hàm số có thể đạt cực trị tại điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm. Hàm số chỉ có thể đạt cực trị tại những điểm mà tại đó đạo hàm của hàm số bằng 0, hoặc tại đó hàm số không có đạo hàm.
- Học sinh tiến hành giải. Kết quả: Hàm số y = đạt cực tiểu tại x = 0. Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời: hàm số này không có đạo hàm tại x = 0.
- Định lý 1: (sgk trang 11)
- Chú ý:( sgk trang 12)
Hoạt động 3: Điều kiện đủ để hàm số có cực trị
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
15’
- Gv treo lại bảng phụ 1, yêu cầu học sinh quan sát BBT và nhận xét dấu của y’:
* Trong khoảng và , dấu của f’(x) như thế nào?
* Trong khoảng và , dấu của f’(x) như thế nào?
- Từ nhận xét này, Gv gợi ý để học sinh nêu nội dung định lý 2
- Gv chốt lại định lý 2:
Nói cách khác:
+ Nếu f’(x) đổi dấu từ âm sang dương khi x qua điểm x0 thì hàm số đạt cực tiểu tại điểm x0.
+ Nếu f’(x) đổi dấu từ dương sang âm khi x qua điểm x0 thì hàm số đạt cực đại tại điểm x0.
- Gv hướng dẫn và yêu cầu học sinh nghiên cứu hứng minh định lý 2.
- Gv lưu ý thêm cho học sinh : Nếu f’(x) không đổi dấu khi đi qua x0 thì x0 không là điểm cực trị.
- Treo bảng phụ 4 thể hiện định lý 2 được viết gọn trong hai bảng biến thiên:
- Quan sát và trả lời.
* Trong khoảng, f’(x) 0.
* Trong khoảng , f’(x) >0 và trong khoảng , f’(x) < 0.
- Học sinh tự rút ra định lý 2:
- Học sinh ghi nhớ.
- Học nghiên cứu chứng minh định lý 2
- Quan sát và ghi nhớ
- Định lý 2: (sgk trang 12)
Tiết 2
Hoạt động 4: Tìm hiểu Quy tắc tìm cực trị
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
20
- Giáo viên đặt vấn đề: Để tìm điểm cực trị ta tìm trong số các điểm mà tại đó có đạo hàm bằng không, nhưng vấn đề là điểm nào sẽ điểm cực trị?
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại định lý 2 và sau đó, thảo luận nhóm suy ra các bước tìm cực đại, cực tiểu của hàm số.
- Gv tổng kết lại và thông báo Quy tắc 1.
- Gv cũng cố quy tắc 1 thông qua bài tập:
Tìm cực trị của hàm số:
- Gv gọi học sinh lên bảng trình bày và theo dõi từng bước giải của học sinh.
- Học sinh tập trung chú ý.
- Học sinh thảo luận nhóm, rút ra các bước tìm cực đại cực tiểu.
- Học sinh ghi quy tắc 1;
- Học sinh đọc bài tập và nghiên cứu.
- Học sinh lên bảng trình bày bài giải:
+ TXĐ: D = R
+ Ta có:
+ Bảng biến thiên:
x
-2 0 2
f’(x)
+ 0 – – 0 +
f(x)
-7
1
+ Vậy hàm số đạt cực đại tại x = -2, giá trị cực đai là -7; hàm số đạt cực tiểu tại x = 2, giá trị cực tiểu là 1.
- QUY TẮC 1: (sgk trang 14)
Hoạt động 5: Tìm hiểu Định lý 3
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
22’
- Giáo viên đặt vấn đề: Trong nhiều trường hợp việc xét dấu f’ gặp nhiều khó khăn, khi đó ta phải dùng cách này cách khác. Ta hãy nghiên cứu định lý 3 ở sgk.
- Gv nêu định lý 3
- Từ định lý trên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để suy ra các bước tìm các điểm cực đại, cực tiểu (Quy tắc 2).
- Gy yêu cầu học sinh áp dụng quy tắc 2 giải bài tập:
Tìm cực trị của hàm số:
- Gv gọi học sinh lên bảng và theo dõi từng bước giả của học sinh.
- Học sinh tập trung chú ý.
- Học sinh tiếp thu
- Học sinh thảo luận và rút ra quy tắc 2
- Học sinh đọc ài tập và nghiên cứu.
- Học sinh trình bày bài giải
+ TXĐ: D = R
+ Ta có:
+ Vậy hàm số đạt cực đại tại các điểm , giá trị cực đại là -1, và đạt cực tiểu tại điểm , giá trị cực tiểu là -5.
- Định lý 3: (sgk trang 15)
- QUY TẮC 2: (sgk trang 16)
4.Củng cố toàn bài:2’
Giáo viên tổng kết lại các kiến thức trọng tâm của bài học:
a. Điều kiện cần, điều kiện đủ để hàm số đạt cực trị
b. Hai quy tắc 1 và 2 đê tìm cực trị của một hàm số.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà:1’
- Học thuộc các khái niệm, định lí
- Giải các bài tập trong sách giáo khoa
V. Phụ lục:
Bảng phụ 1:Xét sự biến thiên của hàm số y = -x3 + 3x2 + 2
+ TXĐ : D = R
+ Ta có: y’ = -3x2 + 6x
y’ = 0 x = 0 hoặc x = 2
+ Bảng biến thiên:
x
0 2
y’
- 0 + 0 -
y
6
2
Bảng phụ 2: Hình 1.1 sách giáo khoa trang 10
Bảng phụ 3: Hình 1.3 sách giáo khoa trang 11
Bảng phụ 4:
Định lý 2 được viết gọn trong hai bảng biến thiên:
x
a x0 b
f’(x)
- +
f(x)
f(x0)
cực tiểu
x
a x0 b
f’(x)
+ -
f(x)
f(x0)
cực đại
TOÁN 10
Chương IV : BẤT ĐẲNG THỨC VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH
Bài 5 : BAÁT PHÖÔNG TRÌNH VAØ
HEÄ BAÁT PHÖÔNG TRÌNH BAÄC NHAÁT HAI AÅN
I/ Muïc tieâu:
1. Kieán thöùc cô baûn: Hieåu, nhớ khaùi nieäm baát phöông trình, heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån, nghieäm vaø mieàn nghieäm cuûa noù.
2. Kyõ naêng, kyõ xaûo: Bieát caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình vaø heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån. Bieát caùch giaûi baøi toaùn quy hoaïch tuyeán tính ñôn giaûn.
3. Nhaän thöùc: Phaùt trieån tö duy lí luaän chaët cheõ vaø tö duy saùng taïo. Töø vieäc giaûi caùc baøi toaùn hoïc sinh lieân heä ñöôïc vôùi thöïc tieãn.
4. Veà thaùi ñoä : Reøn tính caån thận, chính xaùc
II/ Chuaån bò phöông tieän daïy hoïc:
a) Thöïc tieãn:
b) Phöông tieän daïy hoïc: Baûng phuï, maùy tính boû tuùi.
III/ Tieán trình tieát daïy:
a) Kieåm tra baøi cuõ: 15’
b) Giaûng baøi môùi:
Hoaït ñoäng 1: Ñònh nghóa baát phöông trình baäc nhaát hai aån vaø mieàn nghieäm cuûa noù.
TG
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
5’
_Töø vieäc kieåm tra baøi cuõ giaùo vieân daãn daét vaøo baøi môùi
_Goïi hai hoïc sinh phaùt bieåu ñònh nghóa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
_Chính xaùc laïi noäi dung vaø chieáu leân baûng.
_Laáy ñieåm O(0;0) thay vaøo baát phöông trình 2x-y+1 > 0.Ta coù O(0;0)laø moät nghieäm cuûa baát phöông trình 2x-y+1 > 0 .
__Ñieåm B(1;4) thay vaøo baát phöông trình 2x-y+1=-10
_Nhö vaäy trong maët phaúng toaï ñoä,moãi moät nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån ñöôïc bieåu dieãn bôûi moät ñieåm, taäp nghieäm cuûa noù ñöôïc bieåu dieãn bôûi moät taäp hôïp ñieåm vaø taäp hôïp ñieåm ñoù laø mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình.
HS1:Phaùt bieåu ñònh nghóa.
HS2:Phaùt bieåu laïi ñònh nghóa.
HS3:Phaùt bieåu ñònh nghóa nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
HS4:Phaùt bieåu laïi ñònh nghóa nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
I.Bpt baäc nhaát 2 aån
1.Bpt baäc nhaát hai aån vaø mieàn nghieäm.
Ñònh nghóa: Baát phöông trình baäc nhaát hai aån coù daïng:
ax + by + c > 0 (1)
ax + by + c < 0 (2)
ax + by + c ³ 0 (3)
ax + by + c ≤ 0 (4)
Trong ñoù x,y laø aån soá, a, b, c laø nhöõng soá thöïc sao cho a2 +b2 ≠0
·Moãi caëp soá(x0;y0) sao cho ax0+by0+c >0 laø moät nghieäm cuûa baát phöông trình (1)
Hoaït ñoäng 2: Caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
TG
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
9’
_Goïi hoïc sinh nhaän xeùt O(0;0) ; M(1;0) coù laø nghieäm cuûa baát phöông trình 2x-y+1 > 0.
_Vaán ñeà ñaët ra laø”Nöõa maët phaúng chöùa ñieåm O,M (khoâng keå bôø (d)) coù laø mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình 2x-y+1>0 khoâng”?Daãn ñeán ñònh lyù
_Giaùo vieân khaúng ñònh”Nöõa maët phaúng chöùa ñieåm O,M (khoâng keå bôø (d)) laø mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình 2x-y+1 > 0.
_Goïi hoïc sinh phaùt bieåu ñònh ly.ù
_ Chieáu noäi dung ñònh lyù
_Töø ñònh lyù,neáu M(x0;y0) laø moät nghieäm cuûa baát phöông trình (1) thì mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình (1) xaùc ñònh nhö theá naøo?
_Höôùng daãn hoïc sinh xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình 2x-y+1 > 0
_Goïi hoïc sinh ñöa ra caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c > 0
_Chieáu caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c > 0
_Ñoái vôùi baát phöông trình (3),(4) thì mieàn nghieäm cuûa noù xaùc ñònh nhö theá naøo?
_Cho hoïc sinh ghi chuù yù : Ñoái vôùi baát phöông trình (3),(4) thì mieàn nghieäm cuûa noù laø nöõa maët phaúng keå caû bôø.
HS5:O(0;0);M(1;0)ñeàu laø nghieäm
cuûa baát phöông trình 2x-y+1 =0.
HS6:Phaùt bieåu ñònh lyù.
HS7:Phaùt bieåu laïi ñònh lyù.
HS8: Neáu M(x0;y0) laø moät nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c >0 (hay ax+by+c <0) thì nöõa maët phaúng (khoâng keå bôø (d)) chöùa ñieåm M(x0;y0) laø mieàn nghieäm cuûa baát phöônh trình aáy.
HS9:Ñöa ra caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c > 0
HS10: Nhaéc laïi caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c > 0
HS11: Ñoái vôùi baát phöông trình (3),(4) thì mieàn nghieäm cuûa noù laø nöõa maët phaúng keå caû bôø.
2.Caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
a.Ñònh lyù:Trong maët phaúng toaï ñoä,ñöôøng thaúng (d):ax+by+c = 0 chia maët phaúng thaønh hai nöõa maët phaúng.Moät trong hai nöõa maët phaúng aáy (khoâng keå bô ø(d)) goàm caùc ñieåm coù toaï ñoä thoaû maõn baát phöông trình ax+by+c > 0 ,nöõa maët phaúng coøn laïi (khoâng keå bô ø(d)) goàm caùc ñieåm coù toaï ñoä thoaû maõn baát phöông trình ax+by+c < 0
* Töø ñònh lyù,ta coù
Neáu M(x0;y0) laø moät nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c >0 (hay ax+by+c <0) thì nöõa maët phaúng (khoâng keå bôø (d)) chöùa ñieåm M(x0;y0) laø mieàn nghieäm cuûa baát phöônh trình aáy.
b.Caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c > 0
· Veõ ñöôøng thaúng (d): ax + by + c = 0.
· Xeùt moät ñieåm M(x0;y0) khoâng naèm treân (d).
_ Neáu ax0+by0+c >0 thì nöûa maët phaúng (khoâng keå bôø (d)) chöùa ñieåm M laø mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình ax+by+c > 0
_ Neáu ax0+by0+c 0
Hoaït ñoäng 3: Cho ví duï caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm baát phöông trình baäc nhaát hai aån
TG
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
10'
_Chieáu ñeà cuûa ví duï leân baûng.
_Phaân coâng:Nhoùm I ;II caâu a)
Nhoùm III;IV caâu b
Nhoùm V;VI caâu c).
_Goïi ñaïi dieän nhoùm leân daùn keát quaû vaø thuyeát trình lôøi giaûi.
_Giaùo vieân chieáu keát quaû chính xaùc cuûa baøi toaùn.
_Hoïc sinh hoaït ñoäng theo nhoùm giaûi ví duï
_Hoïc sinh ñaïi dieän nhoùm leân daùn keát quaû vaø thuyeát trình lôøi giaûi.
Ví duï 1 : Xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa caùc baát phöong trình sau :
3x-y+3 > 0. (1)
-2x+3y-6 < 0. (2)
2x+y+4 > 0. (3)
Hoaït ñoäng 4: Heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
TG
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
4'
_Töø ví duï 1 lieân heä ñöa ra ñònh nghóa heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
_Goïi hoïc sinh neâu ñònh nghóa heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
_Chieáu noäi dung ñònh nghóa
_Goïi hoïc sinh nhaéc laïi caùch giaûi heä baát phöông trình baäc nhaát moät aån, lieân heä ñöa ra caùch giaûi heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
_Chieáu caùch giaûi heä bpt baäc nhaát hai aån.
HS12 :Neâu ñònh nghóa heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
HS13 :Neâu laïi ñònh nghóa heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
HS14 :Neâu laïi caùch giaûi heä baát phöông trình baäc nhaát moät aån.
II. HEÄ BAÁT PHÖÔNG TRÌNH BAÄC NHAÁT HAI AÅN.
· Ñònh nghóa: Heä baát phöông trình baäc nhaát hai aån laø moät taäp hôïp goàm nhieàu baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
· Caùch giaûi:
+Vôùi moãi baát phöông trình cuûa heä,ta xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa chuùng treân cuøng moät heä truïc toaï ñoä.
+ Mieàn coøn laïi khoâng bò gaïch chính laø mieàn nghieäm cuûa heä ñaõ cho.
Hoaït ñoäng 5: Cho bài tập ví dụ cách xác định miền nghiệm hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn
TG
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
7’
_Chieáu ñeà cuûa ví duï leân baûng.
_Cho hoïc sinh hoaït ñoäng theo nhoùm.
_ Goïi ñaïi dieän nhoùm leân daùn keát quaû vaø thuyeát trình lôøi giaûi.
_Giaùo vieân chieáu keát quaû chính xaùc cuûa baøi toaùn.
_Chieáu ñeà cuûa ví duï leân baûng.
_Höôùng daãn hoïc sinh veà nhaø töï giaûi
_Chieáu caâu hoûi traéc nghieäm
_Goïi hoïc sinh traû lôøi caâu hoûi traéc nghieäm.
_Hoïc sinh hoaït ñoäng theo nhoùm giaûi ví duï
Hoïc sinh töï giaûi
HS15: Hoïc sinh traû lôøi caâu hoûi traéc nghieäm.
Ví duï 2:Xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa heä baát phöông trình
Ví duï 3: Xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa heä baát phöông trình.
Caâu hoûi traéc nghieäm
Hoaït ñoäng 6: Cuûng coá kiến thức bài đã học
TG
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung
_Chieáu caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
_Goïi hoïc sinh phaùt bieåu laïi caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
HS16: Phaùt bieåu laïi caùch xaùc ñònh mieàn nghieäm cuûa baát phöông trình baäc nhaát hai aån.
BẢNG TÍCH HỢP :
Mục tiêu
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Hoạt động 5
Hoạt động 6
1/ Kiến thức
X
X
2/ Kỹ năng
X
X
X
X
3/ Nhận thức
X
X
4/ Thái độ
X
X
X
X
BLOOM
1.Nhớ
2.Hiểu
1.Nhớ
2.Hiểu
3.Ứng dụng
4.Phân tích
1.Nhớ
2.Hiểu
3.Ứng dụng
4.Phân tích
1.Nhớ
2.Hiểu
3.Ứng dụng
4.Phân tích
Điểm
IV. Quá trình kiểm tra và đánh giá 3 :
IV.1 Ý nghĩa và chức năng của việc đánh giá :
Ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá
Đối với giáo viên: năm được trình độ thực tế của học viên, có cơ sở để điều chỉnh việc giảng dạy của mình.
Đối với học viên: đánh giá được mức độ tri thức của mình, từ đó điều chỉnh việc học.
Đối với cấp quản lý, lãnh đạo: đánh giá được chất lượng dạy và học của giáo viên và học viên. Từ đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo thích hợp.
Giúp giáo viên và cơ sở đào tạo công khai hóa kết quả dạy học cho gia đình, xã hội biết.
Các chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá
Chức năng phát hiện điều chỉnh
Giáo viên xác định mức độ lĩnh hội của học viên.
Giáo viên nắm được cụ thể, chính xác năng lực của từng học viên để có biện pháp giúp đỡ thích hợp.
Giáo viên theo dõi được quá trình học tập của học viên, có sự nhắc nhở, động viên kịp thời.
Chức năng củng cố phát triển trí tuệ của học viên
Học viên có điều kiện học tích cực.
Học thêm kỹ năng về năng lực tự đánh giá, tự kiểm tra, ý thức tổ chức kỷ luật.
IV.2 Yêu cầu cơ bản của việc kiểm tra đánh giá :
Đảm bảo tính khách quan
Nội dung kiểm tra cần sát với yêu cầu, mức độ quy định của chương trình.
Đảm bảo tổ chức kiểm tra nghiêm túc theo đúng quy định chung, xử lý nghiêm túc trường hợp vi phạm.
Tổ chức chấm bài theo chuẩn đánh giá đúng đắn.
Đảm bảo tính toàn diện
Kiểm tra đánh giá tất cả đầu ra học tập của môn học.
Kiểm tra cả về kiến thức, kỹ năng, kỹ xão, thái độ trong nhiều đợt kiểm tra khác nhau.
Đảm bảo tính hệ thống
Đánh giá phải thường xuyên, đều đặn, có kế hoạch.
Thống nhất với quá trình học tập.
Kết hợp theo dõi thường xuyên với kiểm tra định kỳ.
Bảo đám tính phát triển
Quy trình kiểm tra cần xem xét cả quá trình và hướng phát triển trong tương lai của người học.
Thường xuyên động viên, tạo cơ hội cho học viên tiếp tục vươn lên.
IV.3 Các hình thức và phương pháp kiểm tra :
Hình thức :
Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra loại này xuất hiện ở mọi khâu của quá trình dạy: dạy bài mới, ôn bài cũ, vận dụng kiến thức… Nhờ vậy, học viên có thể điều chỉnh từ từ các kién thức, kỹ năng, thái độ của mình.
Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra loại này tiến hành sau khi kết thúc một chương, một phần hay sau một học kỳ theo kế hoạch. Khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xão tương đối nhiều.
Kiểm tra tổng kết
Thực hiện vào cuối học phần, cuối giáo trình. Loại kiểm tra này đánh giá kết quả chung, tổng kết được kiến thức toàn khóa.
Các phương pháp kiểm tra :
Viết hay vấn đáp
Phương pháp viết hay vấn đáp thường nằm trong các phương pháp thông dụng.
Phương pháp kiểm tra nói: giáo viên đưa ra một số câu hỏi và học viên trả lời trực tiếp với giáo viên. Kiểm tra nói có thể tiến hành cho từng cá nhân hay cho toàn bộ học viên.
Ưu điểm của phương pháp này là thu được nhanh chóng các tín hiệu phản hồi. Khuyết điểm của nó là chỉ kiểm tra được số ít học viên.
Phương pháp kiểm tra nhanh: trong trường phổ thông có loại kiểm tra 15 phút. Tuy nhiên có thể có những loại kiểm tra nhanh khác với thời gian ngắn hơn. Ta đưa ra một số hình thức như vậy.
Câu hỏi khái niệm: câu hỏi trắc nghiệm thực hiện trong vài phút để kiểm tra sự hiểu biết của học viên và điều chỉnh cách hiểu về các khái niệm. Các câu hỏi này xoay quanh các khái niệm, không thể giải được nếu chỉ dựa vào công thức ( Cải cách và xây dựng…, trang 164).
Bài luận 60 giây: lấy thông tin trong một thời gian học 20 phút .
Phương pháp kiểm tra viết theo kiểu tích lũy: có thể cho học viên làm các bài viết với thời gian tăng dần. Ví dụ trong tuần học thứ hai ra bài kiểm ra giữa kỳ yêu cầu trả lời ngắn để đánh giá mức độ hiểu của sinh viên. Trong tuần thứ 3, yêu cầu học viên diễn giải các thông tin trong 1 bài tiểu luận (250tr) hay 1 bài 15 phút. Như vậy giáo viên kiểm tra học viên ở mức độ hiểu trong phân loại Bloom…
Các phương pháp đa mục tiêu
Làm đồ án hay tiểu luận: phương pháp này cho phép kiểm tra nhiều mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên về làm việc nhóm, tính nổ lực, thích nghi, cẩn thận…
Nghiên cứu tình huống: phân tích các ví dụ mẫu và áp dụng các lý thuyết trừu tượng vào việc nghiên cứu tình huống.
IV.4 Đánh giá kết quả học tập :
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc trên cơ sở thông tin thu được và so sánh đối chiếu với các mục tiêu đề ra từ trước. Từ đó đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Quá trình đánh giá, bao gồm Đo - Lượng giá - Đánh giá - Ra quyết định.
IV.4.1 Đo – Lượng giá:
Đó là quá trình xác định các số cho các cá nhân hay cho các đặc điểm cá nhân theo những nguyên tắc đã định rõ. Công cụ đo là thang điểm. Ở Mỹ có thang điểm A, B, C, D trong đó cao nhất là A. Ở Nga thang điểm 5, 5 điểm là cao nhất. Ở Pháp thang điểm là 20. Ở Việt Nam 10 điểm là cao nhất.
Quá trình lượng giá là dựa vào số đo người ta đưa ra những số đo ước lượng trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Có 2 cách lượng giá, một là theo trình độ trung bình của lớp, phương pháp đó gọi là phương pháp cho điểm theo đường cong (“curve grading” hay “bell curve grading”). Phương pháp thứ hai là theo dựa vào một tiêu chí độc lập, còn gọi là phương pháp cho điểm theo đường thẳng (“ straigh grading”). Phương pháp cho điểm theo tiêu chí độc lập khuyến khích một sự học tập sâu.
IV.4.2 Đánh giá – Ra quyết định:
Đánh giá là việc giáo viên đưa ra những nhận xét phán đoán về vấn đề của học viên, những ưu khuyết điểm của học viên trong vấn đề lĩnh hộ: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm phản hồi cho học viên điều chỉnh.
Ra quyết định là việc đưa ra những biện pháp cụ thể để giúp học viên khắc phục những thiếu sót, phát huy những mặt mạnh và đạt kết quả tốt. Giáo viên cũng sẽ đưa ra các quyết định với cách giảng dạy của mình.
IV.4.3 Một số mẫu đánh giá theo tiêu chí 5 :
IV.4.3.1 Đánh giá bài viết :
Cần phải đưa ra tiêu chí để đánh giá bài viết, chẳng hạn :
Tập trung vào vấn đề (bài viết có xử lý vấn đề không?)
Chứng cứ (bài viết có bảo vệ quan điểm với các bằng chứng đầy đủ?)
Tính liên kết (các lập luận có gắn với nhau không?)
Phạm vi (có xử lý các khia cạnh quan trọng của vấn đề không?)
Sáng tạo
A = Thực hiện xuất sắc 5 tiêu chí trên
B = Đạt trên mức trung bình ở 4 tiêu chí hay xuất sắc ở một số tiêu chí và khuyết điểm ở một số tiêu chí
C = Đạt mức trung bình hay trên trung bình nhưng có khiếm khuyết nặng
D = Dưới trung bình ở tất cả các tiêu chí
Hay có thể đánh giá như sau :
Tối đa Trung bình Điểm số
1. Bài viết có trọng tâm rõ ràng 4,5 3,5
2. Lập luận tốt 4,5 3,5
3. Công phu, lập luận sâu 6,0 4,5
4. Dùng chính xác các khái niệm
trong khóa học 6,0 3,5
5. Dùng nguồn tham khảo phù hợp,
thể hiện sự hiểu biết về tài liệu 4,5 3,5
và sử dụng nó phù hợp
6. Văn phạm, văn phong, chính tả 4,5 3,5
Tổng cộng 30 23
IV.4.3.2 Đánh giá trình bày kỹ thuật và thuyết trình :
Chất lượng trình bày Tối đa Điểm số
Nêu bật mục tiêu 1
Quan sát tốt khán giả 1
Giọng nói hiệu quả 0,5
Tư thế tự nhiên 0,5
Kết thúc tốt 1
Nội dung kỹ thuật
Nội dung chính xác 1
Phát biểu đủ ý 1
Điểm chính được nhấn mạnh 0,5
Đồ thị và thuyết minh 0,5
Bình luận các phương án 1
Mức độ giải quyết vấn đề 1
Trả lời câu hỏi tốt 1
IV.4.3.3 Xét duyệt đồ án
Tiêu chí Điểm tối đa
Giao tiếp hiệu quả (viết, nói, 1
đồ họa)
Quản lý thời gian và nguồn lực 1,5
Khả năng sử dụng
công nghệ thông tin 1
Xử lý thông tin 2
Thể hiện kỹ năng để
giải quyết vấn đề 2
Làm việc và học tập độc lập 1,5
Giao tiếp hiệu quả với 1
các cá nhân khác
IV.4.3.4 Các quy định về đánh giá đồ án tốt nghiệp 9 :
1. Đồ án tốt nghiệp được đánh giá bởi hội đồng chấm tốt nghiệp do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của các Bộ môn và của Khoa.
2. Điểm đồ án tốt nghiệp bao gồm 3 thành phần: điểm đánh giá của cán bộ hướng dẫn tốt nghiệp, điểm đánh giá của cán bộ phản biện đồ án tốt nghiệp và điểm bảo vệ đồ án tốt nghiệp trước hội đồng. Nhận xét đánh giá của giảng viên hướng dẫn và cán bộ phản biện phải nộp cho Bộ môn trước ngày bảo vệ.
3. Điểm bảo vệ đồ án tốt nghiệp là điểm trung bình cộng điểm của các thành viên Hội đồng có mặt tham gia buổi bảo vệ, đánh giá đồ án. Điểm của các thành viên Hội đồng được chấm theo thang điểm 100 quy đổi về thang 10. Điểm trung bình cộng của Hội đồng được tính đến 02 số thập phân sau dấu phẩy. Chênh lệch về điểm giữa các thành viên trong Hội đồng không được vượt quá 02 điểm so với điểm trung bình cộng của Hội đồng hoặc chênh lệch điểm giữa các thành viên không được vượt quá 03 điểm. Nếu xảy ra trường hợp này thì Chủ tịch Hội đồng triệu tập cuộc họp giữa các thành viên Hội đồng và thống nhất cách xử lý. Trường hợp không thống nhất được điểm cuối cùng, Chủ tịch Hội đồng đề xuất giải pháp trình Trưởng Khoa ra quyết định.
9_ [Online]
4. Các thành viên hội đồng đánh giá đồ án tốt nghiệp theo các tiêu chí sau đây:
TT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
1
1. Chất lượng của đồ án tốt nghiệp
40
1.1 Trình bày đúng quy cách, quy định của bản hướng dẫn trình bày đồ án
10
1.2 Đồ án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm (mô phỏng hoặc thiết kế hệ thống thật). Nếu chỉ thuần tuý lý thuyết, điểm tối đa là 10
20
1.3 Đồ án có yếu tố mới chưa được thực hiện trong các đồ án tốt nghiệp đại học trước đó ở trong nước
10
2
2. Chất lượng của báo cáo đề tài bằng slide
30
2.1 Bố cục và chất lượng của slides
10
2.2 Chất lượng của bài thuyết trình (độ lưu loát, rõ ràng của bài thuyết trình)
10
2.3 Chất lượng của nội dung đồ án thể hiện qua bài thuyết trình
10
3
3. Chất lượng của các câu trả lời (tối thiểu 3 câu)
30
4
4. Điểm thưởng: Điểm thưởng được cộng vào điểm đánh giá của mỗi thành viên hội đồng trong các trường hợp sau:
a. Sinh viên có bài báo khoa học đăng trên kỷ yếu hội nghị hoặc tạp chí chuyên ngành
b. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và đạt giải từ cấp khoa trở lên
c. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học được báo cáo ở cấp khoa nhưng không được giải
Ghi chú: Có thể kết hợp nhiều điều kiện thưởng nhưng tổng điểm thưởng không được vượt quá 10 điểm.
10
10
10
5
5. Đồ án tốt nghiệp copy nguyên văn một phần hoặc toàn bộ tài liệu tham khảo mà không theo quy định về trích dẫn tài liệu tham khảo tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý từ trừ điểm đến bị đánh giá không đat.
6. Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp được tiến hành theo trình tự sau:
· Thư ký hội đồng đọc quyết định thành lập hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp
· Chủ tịch hội đồng điều khiển lễ bảo vệ tốt nghiệp
· Sinh viên trình bày thuyết minh đề tài tốt nghiệp trong vòng 15 phút
· Cán bộ phản biện đọc nhận xét phản biện và đặt câu hỏi
· Cán bộ hướng dẫn đọc nhận xét hướng dẫn
· Các thành viên hội đồng đặt câu hỏi cho sinh viên
· Sau khi sinh viên hoàn thành phần trình bày và trả lời câu hỏi, các thành viên hội đồng cho điểm vào phiếu cho điểm.
· Cuối buổi bảo vệ, hội đồng họp tổng kết và thông báo kết quả điểm tốt nghiệp cho các sinh viên trong hội đồng.
IV.5 Bảng đánh giá chi tiết trình bày kỹ thuật và thuyết trình của nhóm đề xuất :
Dựa vào những đặc điểm và tiêu chí đánh giá trên mà nhóm chúng tôi đã đề ra bảng đánh giá phần trình bày kỹ thuật và thuyết trình một cách cụ thể như sau :
Bảng đánh giá trình bày kỹ thuật và thuyết trình
Điểm
Đánh giá
Cho điềm
Bình luận
3
1
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
Chất lượng trình bày
Mục tiêu chính của sự trình bày được phát biểu rõ ràng :
Mục tiêu chính của bài được xác định rõ ràng, chính xác
Các điểm chính được nhấn mạnh
Các ý khai triển mạch lạc, rõ ràng, có sự liên kết và có tính thống nhất
Kết luận có sức thuyết phục
Người trình bày duy trì quan sát với khán giả
Có sự giao tiếp bằng mắt tốt, luôn hướng mắt về phía người nghe, không chăm chú nhìn slide rồi đọc
Khuôn mặt luôn vui vẻ, cảm giác thân thiện, gần gũi
Người trình bày dùng giọng nói hiệu quả ( âm lượng, sự rõ ràng, chuyển điệu )
Giọng điệu tự tin, nói rõ ràng, vừa đủ nghe
Phát âm chuẩn, âm điệu uyển chuyển, thu hút người nghe ( biết lên xuống giọng ở những chỗ thích hợp, nhấn mạnh những chi tiết quan trọng , không nói đều đều, có những khoảng lặng cần thiết cho người nghe)
Người trình bày đĩnh đạc và chuyên nghiệp ( vẻ bề ngoài, tư thế, cử chỉ )
Trang phục gọn gang, thoải mái, tự tin, lịch sự, thể hiện sự tôn trọng
Phong thái di chuyển nhẹ nhàng, đĩnh đạc, cử chỉ thân thiện, pha chút hài hước nhẹ nhàng
Sự chuyển tiếp sang người trình bày tiếp theo trơn tru và hiệu quả
Sự chuyển ý giữa các phần được thực hiện trôi chảy và có sự chuẩn bị
Sự chuyển đổi giữa các thành viên báo cáo được mạch lạc, rõ ràng, linh hoạt
7
2
0.5
0.5
0.5
0.5
1
0.25
0.25
0.25
0.25
1
0.25
0.25
0.25
0.25
1
0.25
0.25
0.25
0.25
1
0.25
0.25
0.25
0.25
1
0.25
0.25
0.25
0.25
Nội dung kỹ thuật
Nội dung kỹ thuật chính xác và có ý nghĩa
Nội dung kỹ thuật có độ chính xác
Những ví dụ, dẫn chứng trong bài phải có nguồn tin cậy
Những ý được nêu phải làm rõ được mục đích được xác định trong bài
Nội dung được nêu phải có ý nghĩa và có tính thực tế với người nghe
Nội dung kỹ thuật chứng tỏ đã được phát triển đủ ý
Thể hiện được sự hiểu biết
Nắm vững về vấn đề báo cáo
Khả năng làm chủ nội dung, tổng hợp, ứng dụng và suy luận
Vấn đề được nghiên cứu và trình bày rõ ràng, dễ hiểu
Các điểm chính thức được nhấn mạnh và mối quan hệ giữa các ý tưởng được rõ ràng
Các điểm chính được nhấn mạnh
Các luận điểm được trình bày rõ ràng, dễ theo dõi và có tính thuyết phục
Cách tổ chức cấu trúc bài tốt
Giữa các ý có mối liên hệ thống nhất với nhau
Các đồ thị và các thuyết minh được trình bày và cơ sở hợp lí cho các phương án được lựa chọn
Có sử dụng các tư liệu, các đồ thị, các thuyết minh
Các đồ thị được vẽ rõ ràng
Các thuyết minh có tính chính xác, dễ hiểu với người nghe
Trình bày hợp lý, có tính thuyết phục các cơ sở, phương án được lựa chọn trong bài để làm rõ vấn đề báo cáo
Các vấn đề chính được nêu ra và giải quyết
Xác định rõ và nêu được các vấn đề chính yếu
Có các ví dụ cụ thể để làm rõ vấn đề đó
Đưa ra được phương án giải quyết vấn đề một cách hợp lý, thuyết phục nhất
Phương hướng đề ra có tính thực tế
Các câu hỏi được trả lời chính xác và xúc tích
Các câu hỏi đặt ra được trả lời rõ ràng, chính xác
Không trả lời dài dòng mà phải đánh vào trọng tâm câu hỏi
Luôn chú ý tới các câu hỏi của người nghe để giải đáp
Những câu hỏi khó, chưa nghiên cứu thì hẹn người nghe vào một dịp khác, không bỏ qua vấn đề thắc mắc
V. Đánh giá chi tiết về mặt thái độ :
V.1 Phân tích chi tiết về 6 yếu tố trong thái độ :
1. Chia sẻ :
Không keo kiệt.
+ Chia sẻ tài vật ( vật chất )
an tâm ( bỏ thời gian làm việc cho người khác )
kiến thức ( giúp giải bài cho bạn, thông tin, tài liệu,…)
+ Chia sẻ với những người đáng kính : cha mẹ, thầy cô, người có tư cách, đạo đức,…
Ví dụ : không chia sẻ - không muốn đóng tiền khi đi học.
+ Giúp đỡ và tư vấn cho cộng đồng
Không ghen tị.
Thích nghi :
Thông cảm.
+ Lắng nghe ( không cãi, không tránh né, không đổ thừa, không giấu giếm, không chửi mắng, không ngắt lời,…)
+ Không có ác cảm
Thích nghi với hoàn cảnh.
+ Thích nghi với môi trường sống
+ Có giao thiệp với người đáng kính
+ Biết đền đáp
Thích nghi với bản thân.
+ Nhu cầu vừa đủ
+ Không so sánh hơn thua ( hơn, bằng, thua)
Phòng vệ :
Phòng vệ bản thân.
+ Lời nói : nói ác ý, nói sau lưng, nói dối, không giữ cam kết, nói linh tinh,…
+ Hành động : xử sự thô bạo ( đánh đập, trộm cắp, quan hệ tình cảm không đúng…)
+ Suy nghĩ : muốn hại người, ghét, ham muốn quá mức,…
Phòng vệ nghề nghiệp.
+ Quy định tập thể, luật lệ của xã hội (làm nghề gì thì phải tuân theo luật của nghề đó)
+ Không làm các việc sai, xấu ( buôn lậu, buôn hàng cấm,…)
Nỗ lực :
Cải tiến liên tục.
+ Tăng điều tốt
+ Tạo ra điều tốt
+ Giảm điều xấu
+ Phòng ngừa điều xấu
Ví dụ : cải tiến xe máy của Nhật
Động cơ đúng đắn.
+ Nhu cầu đúng đắn
+ Kết nối đúng đắn
Ví dụ : kết nối không đúng đắn => viết đơn xin việc vào nghành sư phạm mà ghi chuyên môn là lập trình C
Ổn định :
Không thụ động.
+ Năng lực ghi nhận
+ Không trì trệ ( tâm lí )
+ Không rã rời ( cơ thể ) không uống rượu bia,…
Không kích động.
+ Không mất sự tự kiểm soát
+ Không nuối tiếc
+ Cân bằng
Sự nhạy bén.
+ Quan sát
+ Truy cập
Trí tuệ :
Hiểu biết về lỗi.
+ Thấy lỗi
+ Thấy nguy hại của lỗi
+ Không che giấu lỗi
Tư duy phản biện.
+ Nghi ngờ đúng mức
+ Tin tưởng trên cơ sở có kiểm tra
+ Thẩm định
Điều phối.
+ Định hướng mục đích
+ Tố chức hành động
+ Đánh giá công việc
Liên tưởng.
V.2 Một số mẫu đánh giá thái độ :
- Căn cứ vào những phân tích chi tiết trên và sự khác nhau trong thái độ mà nhóm chúng tôi đã xây dựng nên các bảng đánh giá thái độ trong các trường hợp về : tinh thần tập thể, tôn trọng – hiểu biết lẫn nhau, ý thức phục vụ cộng đồng, hoài bão – ước mơ, tinh thần sáng tạo và ý chí tiến thủ .
V.2.1 Tinh thần tập thể
Bảng đánh giá thái độ
Có tinh thần tập thể Đánh dấu cho điểm
1.1: Tham gia ít nhất một nhóm , một tập thể (1đ)
1.2: Tuân thủ quy định đã đề ra của tập thể (1đ)
1.3: Có ý thức trách nhiêm với tập thể (4đ)
1.3.1: Tham gia đầy đủ các hoạt động của tập thể (1đ)
1.3.2: Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch của tập thể (1đ)
1.3.3: Hoàn thành nhiệm vụ được giao (1đ)
1.3.4: Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm (1đ)
vụ đã được giao khi tập thể cần
1.4: Có thái độ chia sẻ với các thành viên khác trong tập thể (4đ)
1.4.1: Chia sẻ về vật chất ( phương tiện, đồ dùng, vật chất) (1đ)
với các thành viên khác
1.4.2: Trao đổi thông tin, kiến thức kinh nghiệm ( 1đ )
với các thành viên khác
1.4.3: Bỏ thời gian để làm việc giúp đỡ thành viên trong tập thể (1đ)
1.4.4: Không ghen tị,so đo với các thành viên khác (1đ)
V.2.2 Ý thức phục vụ cộng đồng
Bảng đánh giá thái độ
2. Có ý thức phục vụ cộng đồng Đánh dấu cho điểm
Chia sẻ (4đ)
Không keo kiệt
Chia sẻ vật chất, tinh thần với cộng đồng (1đ)
Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động từ thiện,
hoạt động xã hội (1đ )
Giúp đỡ và tư vấn cho cộng đồng (1đ)
Không ganh tị, so đo mà biết chia sẻ công việc,
các vấn đề của cộng đồng (1đ)
Thích nghi (4đ)
Thông cảm
Biết lắng nghe ý kiến của cộng đồng ( không đổ thừa,
không né tránh,…) (1đ)
Thích nghi hoàn cảnh
Thích nghi với mọi môi trường sống (1đ)
Có quan hệ tốt với mọi người, biết đền đáp ơn nghĩa với người giúp mình (1đ)
Thích nghi bản thân
Tự thỏa mãn với nhu cầu bản thân, không vụ lợi,tham lam (1đ)
Phòng vệ (2đ)
Lời nói không ảnh hưởng tới người khác hay cộng đồng
(nói ác, nói sau lưng,…) (1đ)
Có hành động phục vụ lợi ích cộng đồng, không gây hại
(hại người, trộm cắp,…) (1đ)
V.2.3 Tôn trọng – hiểu biết lẫn nhau
Bảng đánh giá thái độ
3. Tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau Đánh dấu cho điểm
.Tôn trọng bản thân (5đ)
Nghiêm túc thực hiện các quy định của tập thể (1đ)
Không ngủ gục trong khi đang làm việc với tập thể (1đ)
Không nói chuyện gây ảnh hưởng đến tập thể (1đ)
Không làm việc riêng (nghe điện thoại,nhắn tin,
đọc truyện,ăn uống,..v.v..) (1đ)
.Tôn trọng mọi người (5đ)
Không kỳ thị, koi thường mọi người (1đ)
Không trêu chọc, châm chích trong tập thể (1đ)
Chia sẻ và thảo luận vấn đề và phát biểu suy nghĩ
chia sẻ cùng mọi người (1đ)
Lắng nghe ý kiến của bạn (1đ)
Giải đáp câu hỏi của bạn đặt ra (nếu có thể) (1đ)
Giúp đỡ bạn bè trong tập thể (1đ)
V.2.4 Hoài bão – ước mơ
Chia sẻ :
Không keo kiệt.
+ Chia sẻ kiến thức ( giúp đỡ, trao đổi với mọi người, thông tin, tài liệu,…)
+ Chia sẻ với những người đáng kính : cha mẹ, thầy cô, người có tư cách, đạo đức,…để đóng góp ý kiến cho mình
+ Giúp đỡ và tư vấn cho cộng đồng từ đó học hỏi, bổ sung them cho bản thân
Không ghen tị.
Thích nghi :
Thông cảm.
+ Lắng nghe ( không cãi, không tránh né, không đổ thừa,không giấu giếm, không chửi mắng, không ngắt lời,…)
+ Không có ác cảm
Thích nghi với hoàn cảnh.
+ Thích nghi với môi trường sống
+ Có giao thiệp với người đáng kính
+ Biết đền đáp nhữn sự giúp đỡ, đóng góp
Thích nghi với bản thân.
+ Nhu cầu vừa đủ
+ Không so sánh hơn thua ( hơn, bằng, thua)
Phòng vệ :
Phòng vệ bản thân.
+ Lời nói : nói ác ý, nói dối, không giữ cam kết, nói linh tinh,…
+ Hành động : xử sự thô bạo ( trộm cắp, …)
+ Suy nghĩ : ham muốn quá mức,…
Phòng vệ nghề nghiệp.
+ Không làm các việc sai, xấu
Nỗ lực :
Cải tiến liên tục.
+ Tăng điều tốt
+ Tạo ra điều tốt
+ Giảm điều xấu
+ Phòng ngừa điều xấu
Ví dụ : thu thập ý kiến, giúp đỡ từ mọi người để hoàn thiện cho hoài bão của mình
Động cơ đúng đắn.
+ Nhu cầu đúng đắn
+ Kết nối đúng đắn
Ví dụ : hoài bão đúng đắn, có thực tiễn,…
Ổn định :
Không thụ động.
+ Năng lực ghi nhận
+ Không trì trệ ( tâm lí )
+ Không rã rời ( cơ thể ) không uống rượu bia,…
Không kích động.
+ Không mất sự tự kiểm soát
+ Không nuối tiếc
+ Cân bằng
Sự nhạy bén.
+ Quan sát
+ Truy cập
Trí tuệ :
Hiểu biết về lỗi.
+ Thấy lỗi
+ Thấy nguy hại của lỗi
+ Không che giấu lỗi
Tư duy phản biện.
+ Nghi ngờ đúng mức
+ Tin tưởng trên cơ sở có kiểm tra
+ Thẩm định
Điều phối.
+ Định hướng mục đích
+ Tố chức hành động
+ Đánh giá công việc
Liên tưởng.
V.2.5 Tinh thần sáng tạo
Chia sẻ :
Không keo kiệt.
+ Chia sẻ tài vật ( vật chất )
kiến thức ( giúp giải bài cho bạn, thông tin, tài liệu,…)
+ Chia sẻ với những người đáng kính : cha mẹ, thầy cô, người có tư cách, đạo đức,…
+ Giúp đỡ và đóng góp cho cộng đồng
Không ghen tị.
Thích nghi :
Thông cảm.
+ Lắng nghe
+ Không có ác cảm
Thích nghi với hoàn cảnh.
+ Thích nghi với môi trường sống
+ Có giao thiệp với người đáng kính
Thích nghi với bản thân.
+ Nhu cầu vừa đủ
Nỗ lực :
Cải tiến liên tục.
+ Tăng điều tốt
+ Tạo ra điều tốt
+ Giảm điều xấu
+ Phòng ngừa điều xấu
Ví dụ : sáng tạo ra điều tốt, giảm đi cái xấu
Động cơ đúng đắn.
+ Nhu cầu đúng đắn
+ Kết nối đúng đắn
Ổn định :
Không thụ động.
+ Năng lực ghi nhận
+ Không trì trệ ( tâm lí )
+ Không rã rời ( cơ thể ) không uống rượu bia,…
Không kích động.
+ Không mất sự tự kiểm soát
+ Không nuối tiếc
+ Cân bằng
Sự nhạy bén.
+ Quan sát
+ Truy cập
Trí tuệ :
Hiểu biết về lỗi.
+ Thấy lỗi
+ Thấy nguy hại của lỗi
+ Không che giấu lỗi
Tư duy phản biện.
+ Nghi ngờ đúng mức
+ Tin tưởng trên cơ sở có kiểm tra
+ Thẩm định
Điều phối.
+ Định hướng mục đích
+ Tố chức hành động
+ Đánh giá công việc
Liên tưởng.
V.2.6 Ý chí tiến thủ
Thích nghi :
Thông cảm.
+ Lắng nghe ( không cãi, không tránh né, không đổ thừa, không giấu giếm, không chửi mắng, không ngắt lời,…)
+ Không có ác cảm
Thích nghi với hoàn cảnh.
+ Thích nghi với môi trường sống
+ Có giao thiệp với người đáng kính
+ Biết đền đáp
Thích nghi với bản thân.
+ Nhu cầu vừa đủ
+ Không so sánh hơn thua ( hơn, bằng, thua)
Phòng vệ :
Phòng vệ bản thân.
+ Lời nói : nói ác ý, nói sau lưng, nói dối, không giữ cam kết, nói linh tinh,…
+ Hành động : không được xử sự thô bạo
+ Suy nghĩ : muốn hại người, ghét, ham muốn quá mức,…
Phòng vệ nghề nghiệp.
+ Quy định tập thể, luật lệ của xã hội (làm nghề gì thì phải tuân theo luật của nghề đó)
+ Không làm các việc sai, xấu
Nỗ lực :
Cải tiến liên tục.
+ Tăng điều tốt
+ Tạo ra điều tốt
+ Giảm điều xấu
+ Phòng ngừa điều xấu
Động cơ đúng đắn.
+ Nhu cầu đúng đắn
+ Kết nối đúng đắn
Ổn định :
Không thụ động.
+ Năng lực ghi nhận
+ Không trì trệ ( tâm lí )
+ Không rã rời ( cơ thể ) không uống rượu bia,…
Không kích động.
+ Không mất sự tự kiểm soát
+ Không nuối tiếc
+ Cân bằng
Sự nhạy bén.
+ Quan sát
+ Truy cập
Trí tuệ :
Hiểu biết về lỗi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI TIEU LUAN GIAO DUC HOC.doc