Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh

Tài liệu Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh: PHẦN MỞ ĐẦU Trong các loại giấy tờ tùy thân, Giấy khai sinh là loại giấy tờ được cơ quan Nhàn nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người. Đối với mỗi người sau khai có giấy khai sinh – hộ tịch gốc – người đó có đủ quyền, nghĩa vụ theo pháp luật đối với Nhà nước và xã hội. Tất cả những thông số có liên quan đến cuộc đời cá nhân luôn bắt đầu từ hộ tịch gốc này. Với tầm quan trọng đó, nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót, và đặc biệt sẽ gây ra không ít những phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác sau này: hồ sơ đi học, xin việc làm hay xuất ngoại …. Nhận rõ tầm quan trọng của giấy tờ “hộ tịch gốc” đối với công tác quản lý cũng như gắn với quyền lợi chính đáng của mỗi công dân, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan tới công tác đăng ký và quản lý hộ tịch mà mới đây nhất là : Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/200...

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Trong các loại giấy tờ tùy thân, Giấy khai sinh là loại giấy tờ được cơ quan Nhàn nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người. Đối với mỗi người sau khai có giấy khai sinh – hộ tịch gốc – người đó có đủ quyền, nghĩa vụ theo pháp luật đối với Nhà nước và xã hội. Tất cả những thông số có liên quan đến cuộc đời cá nhân luôn bắt đầu từ hộ tịch gốc này. Với tầm quan trọng đó, nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót, và đặc biệt sẽ gây ra không ít những phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác sau này: hồ sơ đi học, xin việc làm hay xuất ngoại …. Nhận rõ tầm quan trọng của giấy tờ “hộ tịch gốc” đối với công tác quản lý cũng như gắn với quyền lợi chính đáng của mỗi công dân, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan tới công tác đăng ký và quản lý hộ tịch mà mới đây nhất là : Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (thay thế Nghị định số 83/1998NĐ-CP ngày 10/10/1998), và một số văn bản ban hành kèm theo hướng dẫn thi hành Nghị định 158 Nhìn chung mảng đề tài về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung từ trước tới nay đã có nhiều học giả tập trung nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng xét một cách khách quan, những đề tài đó còn mang tầm vĩ mô chưa sát hợp vào địa phương cụ thể. Với tư cách là sinh viên đang được nghiên cứu về khía cạnh này em xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Do thời gian có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế em chỉ xin đi sâu nghiên cứu mảng quản lý đăng ký khai sinh cho trẻ trên địa bàn xã Yên Đồng (Ý Yên - Nam Định) giai đoạn (2008-2009). Thông qua nội dung nghiên cứu này em xin khái quát về thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh trên địa bàn xã, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý đăng ký khai sinh của xã, đồng thời hướng tới khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những khó khăn mắc phải trong quá trình quản lý đăng ký khai sinh trên địa bàn xã. Vấn đề em nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô là bài học kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thiện về nhận thức. Em xin chân thành cảm ơn! Tiểu luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý đăng ký khai sinh cấp cơ sở. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh xã Yên Đồng (2008-2009). Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đăng ký khai sinh của xã Yên Đồng (2008-2009). Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KHAI SINH Ở CẤP CƠ SỞ Một số khái niệm cơ bản Khái niệm cấp cơ sở Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta. Đây là nơi thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã chỉ rõ “cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị cở sở có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống cộng đồng dân cư”. Từ những nội dung trên có thể khái quát về chính quyền cấp cơ sở như sau: Cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn, là đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất. Cấp cơ sở là cấp hành chính thấp nhất trong hệ thống hành chính của nước ta. 1.1.2. Quản lý xã hội cấp cơ sở Quản lý xã hội cấp cơ sở là sự tác động bằng quyền lực nhà nước và bằng các thiết chế xã hội khác điều chỉnh các quá trình xã hội ở cơ sở và hành vi của con người nhằm duy trì trật tự xã hội ổn định xã hội ở cấp cơ sở. 1.1.3. Khái niệm về Đăng ký khai sinh (ĐKKS) Giấy khai sinh (GKS) Quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân quan trọng của mỗi người được pháp luật quy định và bảo vệ. Điều 29 (Bộ luật Dân sự nước Việt Nam) quy định: Quyền được khai sinh Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh. Điều 7(Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em) quy định: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, có quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”. Nguyên tắc 3 trong Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh”. Ngoài ra quyền được khai sinh của trẻ cũng được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch” (khoản 1, điều 5). Có thể nói, quyền được khai sinh là quyền đầu tiên khẳng định mỗi trẻ em là một công dân một quốc gia, một công dân bình đẳng như mọi công dân khác. Sự quan trọng của GKS thể hiện: - Điều 5 Nghị Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch có hiệu lực từ ngày 1/4/2006 khẳng định “GKS là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về: họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc gia, quê quán, quan hệ cha mẹ, con phải phù hợp với GKS của người đó”. GKS là một “chứng từ gốc” của con người khi mới sinh ra, làm cơ sở cho việc cấp các giấy tờ tùy thân khác, xác định các mối quan hệ ràng buộc về mặt pháp lý của con người trong quá trình sống. Đăng ký khai sinh Là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận sự kiện pháp lý liên quan tới nhân thân của một cá nhân. Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ về …quy định: - Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Việc khai sinh cho trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. - UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung UBND cấp xã) có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ; vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Trong trường hợp thiếu hồ sơ, thủ tục, người có thẩm quyền đăng ký khai sinh phải hướng dẫn, không được gây phiền hà đối với người đi khai sinh. - Cán bộ hộ tịch tư pháp có trách nhiệm giúp UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ, xác minh, kiểm tra, làm thủ tục ĐKKS; thường xuyên kiểm tra, ĐKKS kịp thời; phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; thực hiện việc báo cáo tình hình; sử dụng biểu mẫu theo quy định, lưu trữ sổ sách, hồ sơ về ĐKKS. Đối với những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn, người dân còn bị chi phối bởi những phong tục tập quán, cán bộ hộ tịch tư pháp phải có loichj định ký đến tận nhà dân để ĐKKS cho trẻ em. - Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí ĐKKS. UBND cấp xã xác định gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định chuẩn nghèo hiện hành được áp dụng trong từng thời kỳ. - Cơ quan dân số, gia đình và trẻ em các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp tuyên truyền hướng dẫn, giúp đỡ cha mẹ, người giám hộ để họ khai sinh cho trẻ đúng thời hạn. Vai trò việc ĐKKS: Không ĐKKS thì trẻ thật khó có thể được hưởng những dịch vụ thiết yếu như: chăm sóc y tế, giáo dục và hỗ trợ pháp lý. Việc không có giấy khai sinh cũng phủ nhận quyền bầu cử, ứng cử, tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội … Trẻ em không được ĐKKS rất dễ bị xâm hại và bị đối xử tệ, trở thành nạn nhân của nạn buôn người, mại dâm, cưỡng ép tảo hôn …. 1.1.4. Khái niệm quản lý ĐKKS Đây là công việc quan trọng, diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở mọi nơi mọi lúc. Là việc chính quyền cấp cơ sở dựa trên quyền lực công quản lý sự kiện pháp lý liên quan sự kiện sinh của các công dân trên địa bàn mình quản lý. 1.2. Vai trò của công tác quản lý ĐKKS Công tác quản lý ĐKKS có vai trò to lớn đối với Nhà nước, xã hội và bản thân mỗi cá nhân. 1.2.1. Đối với Nhà nước, xã hội Hoạt động quản lý ĐKKS ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong tiến trình xây dựng một xã hội phát triển và được Chính phủ xác định là một trong những lĩnh vực trong tâm trong xây dựng nền hành chính phục vụ. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các cấp chính quyền tới người dân mà ở đây là những mầm non - chủ nhân tương lai của đất nước. Đảm bảo quyền được khai sinh của đứa trẻ và nghĩa vụ trách nhiệm phải đi khai sinh cho con em mình của bậc cha mẹ và những người thân khác. Tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động quản lý dân cư trên địa bàn cả nước cũng như từng địa phương để từ đó có biện pháp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân số, chính sách y tế - giáo dục, an ninh quốc phòng phù hợp đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân gia đình. Phát hiện những sai sót, khó khăn trong công tác đăng ký, quản lý khai sinh của các cấp chính quyền từ đó có giải pháp, phương hướng giải quyết kịp thời. Là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của một cá nhân với tư cách là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: xác định tuổi được hưởng những phúc lợi xã hội dành cho trẻ; xác định tuổi đi học; phát sinh quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân trên các lĩnh vực đặc biệt quyền được tham gia bầu cử, ứng cử của công dân; thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội… Tạo trật tự xã hội ổn định hướng tới mục tiêu “xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” 1.2.2. Đối với bản thân công dân Đây là quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ và quy định rõ tại Điều 29 Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công dân được hưởng quyền, lợi ích chính đáng của mình thông qua hệ thống chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đồng thời đó cũng là căn cứ làm phát sinh các nghĩa vụ khác của công dân với Nhà nước và xã hội. Đánh dấu sự kiện pháp lý về sự sinh của một cá nhân. Nếu không có sự quản lý ĐKKS thì công dân nghiễm nhiên bị tước những quyền chính đáng mà Nhà nước ghi nhận: quyền đi học, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em tại các cơ sở y tế Nhà nước, quyền bầu cử, ứng cử … Đặc biệt với trẻ em cha mẹ mất sớm nếu không có công tác đăng ký và quản lý ĐKKS thì rất có thể em đó sẽ không biết cha mẹ mình là ai, tên tuổi, năm sinh thế nào, như thế rất thiệt thòi cho đứa trẻ. Việc quản lý ĐKKS đó cũng tạo thuận lợi khi cá nhân đánh mất các giấy tờ tùy thân khác hay muốn xin cấp lại GKS bản gốc hay bản sao căn cứ vào hồ sơ lưu trữ cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ giải quyết đơn giản hơn. Nội dung quản lý ĐKKS cấp cơ sở Chính quyền cơ sở thực hiện ĐKKS theo thẩm quyền của cấp mình quản lý. Thẩm quyền ĐKKS của cấp xã được quy định cụ thể tại Nghị Định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân từ biết, đến hiểu, làm đúng các quy định của pháp luật về ĐKKS Quản lý, sử dụng sổ ĐKKS, biểu mẫu ĐKKS theo quy định của Bộ Tư pháp. Thực hiện công tác lưu trữ và quản lý giấy tờ sổ sách, biểu mẫu liên quan tới công tác khai sinh. Cấp bản sao GKS từ sổ ĐKKS. Căn cứ vào quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành cải chính, bổ sung, thay đổi những nội dung liên quan tới GKS: họ tên đệm, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa điểm thường trú, cha, mẹ, nghề nghiệp của công dân khi yêu cầu của họ là chính đáng và có căn cứ pháp luật. Tổng hợp, thống kê số liệu về tình hịnh ĐKKS ở địa phương cho UBND huyện theo định kỳ (6 tháng một lần). Giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, có biện pháp xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm. Nội dung công tác ĐKKS Căn cứ pháp lý Quyết định 01/2006/QĐ-BTP về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch. Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Về thẩm quyền ĐKKS: UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc ĐKKS cho trẻ em. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc ĐKKS. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cả cha lẫn mẹ, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc ĐKKS. Trẻ em bị bỏ rơi thì ĐKKS tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng đứa trẻ đó. Về thời hạn đăng ký khai sinh Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con. Nếu cha mẹ không thể đi khai sinh cho con thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Về thủ tục đăng ký Nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Giấy chứng sinh ra cơ sở y tế, nơi sinh trẻ em cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu có). Trong trường hợp cán bộ hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. Cán bộ hộ tịch tư pháp sau khi kiểm tra các giấy tờ, nếu thấy hợp lệ thì tiến hành ghi vào Sổ ĐKKS và bản chính GKS, chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính GKS. Bản sao GKS được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ ĐKKS để trống. Nếu vào thời điểm ĐKKS có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 2 THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI XÃ YÊN ĐỒNG (2008-2009) 2.1. Khái quát chung về Yên Đồng Xã Yên Đồng là một xã nằm ở phía Nam huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định với diện tích đất tự nhiên là 7071,6 ha, dân số 14,625 người. Phía Bắc giáp xã Yên Thắng, phía Tây giáp xã Yên Khang, phía Đông và phía Đông Nam giáp xã Yên Nhân, phía Tây Nam giáp xã Yên Trị cùng thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Xã gồm 8 thôn: Tiến Thắng, Khang Giang, Cốc Dương, La Ngạn, An Hạ, Đại Duyệt, Đồi, An Trung. Xã Yên Đồng là nơi dân cư đông đúc, kinh tế khá phát triển và có nhiều di tích lịch sử như chợ Nấp, nhà thờ Nấp, phủ Nấp, có công trình thủy lợi lớn là cống Mỹ Tho, trạm bơm Ấp Bắc. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền cũng như các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội nhân dân trong xã tích cực hưởng ứng, thực thi các quy định của pháp luật trên tất cả mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tư pháp mà cụ thể ở đây là công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. 2.2. Thực trạng công tác quản lý ĐKKS của xã Yên Đồng (2008 -2009) 2.2.1. Thành tựu Quản lý hộ tịch nói chung và quản lý ĐKKS nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến đổi về dân số, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách kinh tế, an ninh quốc phòng, dân số, kế hoạch hóa gia đình. Sau Cách mạng tháng 8/1945, việc quản lý hộ tịch nói chung và quản lý ĐKKS nói riêng đã được Nhà nước tổ chức lại theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp. Tiêu biểu nhất là điều lệ đăng ký hộ tịch kèm theo Nghị định số 764/1956/NĐ-CP ngày 08/5/1956 và hiện nay là văn bản điều chỉnh về đăng ký hộ tịch là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Sau 7 năm tổ chức thi hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, những cố gắng của toàn bộ hệ thống tổ chức, quản lý và đăng ký hộ tịch từ trung ương tới địa phương đã tạo được những bước chuyển biến tích cực trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung quản lý ĐKKS nói riêng. Việc ban hành Nghị định số 158 chính phủ đã khẳng định quyết tâm thực hiện xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo đăng ký và quản lý “kịp thời, đầy đủ, chính xác” mọi sự kiện phát sinh trong đời sống. Với tinh thần đó, ban tư pháp xã phối hợp với UBND xã thực hiện công tác quản lý đăng ký giấy khai sinh trên địa bàn mình quản lý cụ thể: Về công tác tuyên truyền, ban tư pháp xã đã tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện tổ chức triển khai, quán triệt nội dung các văn bản luật do Nhà nước ban hành liên quan tới công tác đăng ký và quản lý hộ tịch cho các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, chính quyền, cán bộ chuyên môn có liên quan, hiệu trưởng các trường đóng trên địa bàn xã, cán bộ các ban ngành, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn, ban chi ủy các thôn, làng …, đồng thời chỉ đạo, củng cố, kiện toàn cán bộ tư pháp hộ tịch, trang bị phương tiện, kỹ thuật làm việc phục vụ cho công tác hộ tịch nói chung và quản lý ĐKKS nói riêng, niêm yết công khai các thủ tục và mức lệ phí, bố trí kịp thời cán bộ tiếp dân, giải quyết các yêu cầu về ĐKKS cho công dân. Xác định rõ đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống của cán bộ, nhân dân trên địa bàn xã, ban tư pháp còn phối hợp với Hội Phụ nữ, ngành Công an, cơ sở giáo dục, trạm y tế … đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân trong địa bàn xã bằng nhiều hình thức, với nhiều nội dung phong phú đa dạng: phát thanh trên đài truyền thanh xã (2 lần/ tuần vào buổi sáng), tổ chức các cuộc nói chuyện, hội thảo, chuyên đề tuyên truyền quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý ĐKKS tới người dân. Nhờ thực hiện tích cực công tác tuyên truyền tới người dân về vai trò quan trọng của việc ĐKKS cho trẻ, công tác quản lý ĐKKS ngày càng đi kỷ cương, nề nếp. Tính trong 2 năm (2008-2009) trên địa bàn xã đã tiến hành cấp giấy khai sinh cho 479 trẻ em, trong đó đăng ký đúng hạn là 452 cháu (chiếm 93,52% tổng số sinh), quá hạn là 13 cháu (chiếm 2,50%), đăng ký lại 14 trường hợp (chiếm 2,92%), con ngoài giá thú 9 cháu (chiếm 0,02%), trong giá thú là 470 cháu. Để đánh giá rõ hơn thành tựu đạt được trong công tác quản lý ĐKKS cho trẻ trên địa bàn xã chúng ta sẽ đi so sánh kết quả đạt được những năm trước khi ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và sau khi ban hành nghị định này. Cụ thể ở đây so sánh số liệu năm (2008-2009) so với năm (2004-2005) Tổng số sinh Đăng ký đúng hạn Đăng ký quá hạn Đăng ký lại Năm (2004-2005) 420 376 39 5 Năm (2008-2009) 479 452 13 14 Bảng thống kê công tác quản lý ĐKKS xã Yên Đồng (2004-2009) Qua bảng thống kê trên ta thấy: Trẻ em được ĐKKS đúng hạn trong hai năm (2008-2009) (chiếm 54,49%) tăng so với giai đoạn (2004-2005) (chiếm 45,51%) tăng 7,26%. Số trẻ em đăng ký quá hạn giảm 26 trẻ (ứng 25%) Số trẻ đăng ký lại tăng 9 trường hợp so với giai đoạn (2004-2005) Sở dĩ có tình trạng trên bởi: Việc ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký hộ tịch đã quy định đầy đủ, chi tiết và ưu việt hơn trong việc khai sinh cho trẻ. Nếu như trước đây theo Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch, thì thẩm quyền ĐKKS được quy định tại nơi có hộ khẩu thường trú, tạm trú của người mẹ nên gây ra nhiều vướng mắc cho việc ĐKKS, đặc biệt khi không xác định rõ nơi cư trú của người mẹ hoặc quá xa so với nơi ở hiện tại nên tỷ lệ trẻ đăng ký quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số trẻ được ĐKKS (2004-2005: 9,29%). Theo quy định mới thẩm quyền cấp giấy khai sinh thuộc UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã nơi cư trú của người cha thực hiện việc ĐKKS. Việc mở rộng thẩm quyền ĐKKS cho trẻ theo nơi cư trú theo nghị định 158 đã góp phần làm tăng tỷ lệ trẻ đăng ký đúng hạn, giảm tỷ lệ đăng ký quá hạn trong 2 năm (2008-2009) so với năm (2004-2005). Cũng theo quy định mới việc khai sinh, nếu không có giấy chứng sinh của trẻ thì chỉ cần giấy cam đoan của người đi khai sinh và xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ (nếu có). Như vậy, vơi việc thực thi Nghị định 158, nếu cha mẹ không thể đến các cơ quan chức nămg để khai sinh cho con thì ông bà, hoặc những người thân thích khác có thể khai sinh cho trẻ. Bên cạnh đó, Nghị định còn tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp lại bản chính giấy khai sinh, con nuôi được đổi GKS… tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho trẻ được khai sinh đúng hạn, giảm phiền hà, rắc rối khi phải thực hiện thủ tục qua nhiều khâu trung gian. Số trẻ em đăng ký khai sinh lại giai đoạn (2008-2009) tăng so với giai đoạn (2004-2005) bởi: so với quy định trước đây thì việc khai sinh đã giảm bớt những yêu cầu về sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú của người mẹ, đồng thời giảm bớt các điều kiện đối với người làm chứng cho việc sinh của trẻ. Nếu quá thời hạn 60 ngày, GKS cũng vẫn được cấp nhưng ghi vào đó là đăng ký quá hạn. Với quy định thông thoáng như thế tạo điều kiện thuận lợi giúp những gia đình ở xa không có người thân tại nơi cư trú hoặc do điều kiện không về được ĐKKS cho con em họ đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ được sinh ra. Với việc ban hành Nghị định 158/2005/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch, những quy định, sửa đổi quan trọng trong việc phân công, phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong ĐKKS cho trẻ đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả người dân lẫn cán bộ tư pháp hộ tịch trong việc cấp GKS và quản lý ĐKKS. Về cán bộ tư pháp: thời gian qua, đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch xã thường xuyên được tập huyến chuyên sâu về nghiệp vụ (1 lần/năm) nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, đồng thời dưới sự chỉ đạo của phòng tư pháp huyện, UBND phối hợp với các xã lân cận tổ chức những buổi thảo luận, chuyên đề, cuộc thi tìm hiểu pháp luật về quản lý hộ tịch vừa trang bị, trau dồi kiến thức cho cán bộ tư pháp hộ tịch đồng thời bàn luận tháo gỡ những vướng mắc gặp phải trong quá trình thực thi nhiệm vụ được Đảng, chính quyền, nhân dân giao phó. Cũng với sự giúp đỡ của phòng tư pháp huyện, UBND xã đã cung cấp đầy đủ các loại sổ sách, biểu mẫu giấy khai sinh mới, loại dấu (theo quy định mới của Nghị định 158) phục vụ cho công tác quản lý ĐKKS. Công tác thống kê tư pháp hộ tịch thực hiện thường xuyên (6 tháng/lần), chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý cũng như ban hành chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã. Việc lưu trữ thực hiện tốt, có cơ sở khoa học, đã trang bị một máy vi tính phục vụ cho công tác thống kê và kiểm tra hộ tịch, việc giải quyết khiếu nại tố cáo những hành vi sai trái của cán bộ, công dân được tiến hành kịp thời, tạo niềm tin của cán bộ, công dân với hoạt động quản lý của UBND. Nhìn chung thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định, UBND huyện Ý Yên, đặc biệt là sự chỉ đạo của UBND xã, công tác quản lý ĐKKS xã đã có nhiều chuyển biến tịch cực, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi chính quyền, ban ngành, bộ phận chuyên môn xã xây dựng, hoạch định những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, kế hoạch hóa gia đình, phù hợp với yêu cầu khách quan của xã, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng nhân dân. 2.2.2. Hạn chế Thứ nhất, nhiều trẻ em sinh ra vẫn chưa được ĐKKS luôn theo quy định của pháp luật (60 ngày sau khi trẻ em sinh ra) Thứ hai, tình trạng khai sinh quá hạn vẫn còn nhiều (13 trường hợp) Thứ ba, quy định của pháp luật: Thực hiện việc đăng ký và quản lý GKS theo quy định tại Nghị định số 158 ngày 27/12/2005 của Chính phủ đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc mà Nghị định số 83 ngày 10/10/1998 chưa giải quyết được tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc dưới đây cần phải điều chỉnh và hướng dẫn kịp thời. Quy định không rõ ràng về thẩm quyền giải quyết ĐKKS dẫn tới tình trạng khó áp dụng. Nếu chấp nhận cho trẻ khai sinh tại nơi mẹ thường trú sẽ xảy ra trường hợp một người có tới 2 GKS do hai nơi khác nhau cấp. Quyền được khai sinh là quyền của trẻ em đã được Luật Dân sự bảo vệ và công ước Liên hiệp quốc công nhận nhưng với trường hợp trẻ em sinh ra tại các trại giam thì phần ghi các thông tin cho trẻ tiến hành ra sao? Nếu ghi đúng nơi sinh là “trại giam …” và người đi khai sinh là “cán bộ quản giáo” thì ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của đứa trẻ. Đấy là chưa tính tới việc không xác định được nơi cư trú của cha (mẹ) đứa trẻ hoặc xác định được nhưng đã bị xóa đăng ký thường trú. Việc đăng ký quá hạn, tại khoản 1 điều 44 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 quy định thì trong trường hợp những người đã thành niên ĐKKS quá hạn cho mình thì có thể đăng ký tại UBND cấp xã nơi có thẩm quyền ĐKKS theo quy định của pháp luật tài điều 13 Nghị định này hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú. Quy định này là chưa phù hợp với thực tế vì theo quy định của pháp luật về giáo dục thì phải đi học mới được cấp văn bằng, chứng chỉ và khi đi học phải có giấy khai sinh để xác định họ tên, tuổi … và theo quy định của pháp luật về cư trú thì khi đi đăng ký hộ khẩu thường trú phải xuất trình giấy khai sinh. Mẫu giấy khai sinh quá sơ sài, đặc biệt phần nội dung khai về cha mẹ lại không hề có thông tin cha mẹ làm nghề gì, bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu … mà vẻn vẹn chỉ có họ tên cha mẹ “dân tộc Kinh, quốc tịch Việt Nam” là hết. Với cách khai như vậy thì việc “tên trùng tên” là điều khó tránh khỏi …. Sau này lúc các bé lớn lên không biết rõ quê quán cha mẹ ở đâu, lúc sinh ra mình cha mẹ bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, ngụ ở đâu …. Với thông tin chung chung về cha mẹ như thế rất khó khăn phân biệt về dõng dõi, thân thế. Nói chung GKS mới được cải tiến hóa ra lại quá sơ sài, gây phiền hà cho nhân dân, dẫn tới tình trạng nhiều người dân phải thủ sẵn trong người những giấy tờ tùy thân khác sẵn sàng bổ sung cho những nội dung còn thiều trong GKS. Nhiều người nhận xét “GKS trước đây đúng kích thước, nội dung kê khai đầy đủ, nay được cải tiến nhưng lại dở hơn” Chưa hết, quy định ĐKKS còn chưa xác định rõ việc khai dân tộc cho trẻ thì phải theo dân tộc cha hoặc mẹ; việc ghi quê quán thì phải theo quê nội, nơi sinh của cha hay nơi thường trú của cha mẹ; nơi sinh của đứa trẻ nên ghi là tỉnh, thành phố hay tên bệnh viện nơi đứa trẻ sinh ra. Thứ tư, một số cơ quan, đơn vị, và bản thân người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký và quản lý ĐKKS nên chưa có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện, công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết sai sót hồ sơ giấy tờ liên quan tới khai sinh. Thứ năm, công tác phổ biến, giáo dục tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý khai sinh chưa thực sự sâu rộng dẫn tới số lượng khai sinh chậm, quá hạn vẫn còn nhiều, tình trạng cải chính ngày càng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều tra dân số. Thứ sáu, cán bộ tư pháp hộ tịch quá tải công việc trong khi trình độ, năng lực của một số cán bộ tư pháp hộ tịch còn hạn chế, chưa có cán bộ hộ tịch chuyên trách phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lại hay thay đổi công tác nên việc lưu giữ sổ sách, giấy tờ liên quan khai sinh không đảm bảo. Thứ bảy, công tác báo cáo thống kê tư pháp hộ tịch không thường xuyên, thiếu chính xác, một số nơi dùng biểu mẫu, sổ sách không thống nhất với quy định pháp luật. Thứ tám, việc ghi chép không đầy đủ nội dung, dữ kiện trong GKS và Sổ ĐKKS, nơi sinh trong GKS chỉ ghi địa danh xã và còn viết tắt; trong sổ đăng ký không ghi tên, chức vụ của người cấp GKS, họ tên, chữ ký của cán bộ tư pháp hộ tịch và không có chữ ký của người đi khai sinh; cột ghi chú không ghi đăng ký quá hạn, đăng ký lại, ghi chưa chính xác về quan hệ giữa người đi khai với người đăng ký sự kiện khai sinh.; tẩy xóa, ghi không thống nhất màu mực, không thực hiện ghi chú, không đóng dấu; không thống nhất giữa GKS và Sổ ĐKKS, gây rắc rối không nhỏ cho công dân sau này Thứ chín, nhiều cán bộ cố tình thu thêm lệ phí, đòi hỏi những giấy tờ trái với quy định pháp luật gây phiền hà cho dân chúng. Thứ mười, thủ tục rườm rà gây khó khăn cho công dân 2.2.3. Nguyên nhân ưu khuyết điểm 2.2.3.1. Ưu điểm Thành tựu UBND xã Yên Đồng đạt được trong công tác quản lý ĐKKS như trên là sự tổng hợp của các nguyên nhân: Đảng, Nhà nước kịp thời ban hành những quy định mới của pháp luật cụ thể ở đây là Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký hộ tịch và Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP ngày 31/12/2008 của Bộ Tư Pháp, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP. Những văn bản pháp luật đó đã tạo điều kiện tháo gỡ những vướng mắc, thủ tục rườm rà trong việc cấp và quản lý ĐKKS cho cán bộ cũng như người dân khi đi ĐKKS. Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền tỉnh, huyện, xã, của cán bộ tư pháp hộ tịch tới công tác quản lý ĐKKS. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thực pháp luật cho người dân, giải thích cho người dân hiểu được vai trò quan trọng của GKS, cũng như những quyền lợi chính đáng con em họ được hưởng, từ đó làm nâng cao ý thức của người dân, khiến người dân tự giác trong việc đi ĐKKS cho trẻ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đôn đốc nhân dân cũng như cán bộ tư pháp hộ tịch được tiến hành một cách sát sao, minh bạch và thường xuyên nên việc ý thức ĐKKS và quản lý ĐKKS của người dân và cán bộ tăng lên rõ rệt. 2.2.3.2. Khuyết điểm Quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, chưa xác định rõ ràng về thẩm quyền của các cơ quan, xảy ra tình trạng các cơ quan ỷ nại nhau không chịu giải quyết cho công dân. Dân trí thấp, người dân không hiểu rõ tầm quan trọng của việc đăng ký và quản lý GKS nên một số người làm mất giấy khai sinh, đi đăng ký chậm, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cán bộ. Cán bộ tư pháp hộ tịch năng lực có hạn, chủ yếu làm dựa theo kinh nghiệm chứ không phải qua đào tạo, có trình độ bằng cấp chuyên môn luật, không đủ năng lực trình độ thực hiện công việc được giao, gây tồn đọng công việc; tinh thần trách nhiệm của cán bộ tư pháp hộ tịch còn kém, chưa nhiệt tình với công việc, ghi thiếu, ghi sai trong GKS và Sổ ĐKKS. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của ban tư pháp, cán bộ tư pháp hộ tịch còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa khơi dậy lòng nhiệt tình hăng hái làm việc Kinh phí phân bổ cho hoạt động đào tạo, tập huấn cho cán bộ tư pháp hạn hẹp nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ tư pháp hộ tịch thấp. Công tác vận dộng tuyên truyền, trợ giúp pháp lý và quản lý khai sinh chưa sâu rộng. Công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành chưa chặt chẽ. Những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên đây đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, cán bộ tư pháp hộ tịch phát hiện và đang có những hướng giải quyết phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở. Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐKKS TẠI XÃ YÊN ĐỒNG (2008-2009) Nhìn chung công tác quản lý ĐKKS cho trẻ trên địa bàn xã Yên Đồng trong 2 năm (2008-2009) tuy vẫn còn mắc phải nhiều hạn chế nhưng đánh giá một cách tổng thể thì thành tựu vẫn là cơ bản. Để phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn trong cấp GKS và quản lý ĐKKS, Đảng, Nhà nước nói chung là chính quyền, cán bộ tư pháp hộ tịch xã nói riêng cần tập trung vào những vấn đề sau: Đảng, Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan, quy định rõ hơn thẩm quyền trách nhiệm của UBND nơi cư trú và thường trú của công dân tránh tình trạng ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm gây khó khăn cho công dân khi đi tiến hành đăng ký khai sinh cho con em mình. Có chế tài xử phạt với những việc làm sai quy định pháp luật của cán bộ tư pháp cũng như những công dân lợi dụng kẽ hở pháp luật tiến hành khai báo sai sự thật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện những sai sót của pháp luật về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch từ đó điều chỉnh cho phù hợp Các cấp, các ngành tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch nói chung và đăng ký, quản lý GKS, làm cho cán bộ, công chức, nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý khai sinh, nhận thức rõ giá trị pháp lý của GKS – “giấy tờ hộ tịch gốc” của mỗi xã nhân, mọi hồ sơ, giấy tờ khác phải phù hợp vơi giấy khai sinh của người đó. Từ đó mọi công dân sẽ tự giác thực hiện các nội dung về ĐKKS theo quy định, các cấp chính quyền mà đặc biệt cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ làm tốt công tác quản lý ĐKKS tại địa phương. UBND xã có trách nhiệm chỉ đạo ban tư pháp xã triển khai thực hiện nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Cấp kinh phí để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ tư pháp - hộ tịch; mua sắm các giấy tờ, sổ sách về khai sinh thay thế sổ sách, biểu mẫu cũ theo quy định của Bộ Tư pháp về sử dụng biểu mẫu GKS và Sổ ĐKKS mới. Có chính sách đãi ngộ, phụ cấp cho cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch. Kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm khắc những vi phạm trong các tác đăng ký và quản lý ĐKKS của công dân cũng như cán bộ tư pháp nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của họ. Triển khai thực hiện tốt đề án “cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và phân cấp việc in, phát hành số, biểu mẫu hộ tịch” theo quyết định 3924/QĐ-BTP ngày 18/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện nghiệp vụ về đăng ký và quản lý ĐKKS để kịp thời phát hiện uốn nắn sai sót trong công tác đăng ký và quản lý. UBND xã phối hợp với trưởng thôn, trưởng xóm lập danh sách, mẫu điều tra trẻ em chưa có GKS, lưu giữ phiếu kê khai khi ĐKKS đồng thời kịp thời tiến hành khai sinh theo thủ tục quá hạn cho các trường hợp này. Ban tư pháp phối hợp với các trường học, phòng giáo dục đào tạo, công an và các cơ quan có liên quan giải quyết sai sót về GKS của các đối tượng - Tổng hợp, kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong công tác đăng ký, quản lý ĐKKS. - Tổ chức tập huấn chuyên sâu, tập trung hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai thực hiện nghị định 158 của Chính phủ nhằm khắc phục bất cập trong công tác tư pháp hộ tịch. - Đảm bảo số lượng, chất lượng, bố trí cán bộ tư pháp - hộ tịch có trình độ trung cấp luật trở lên, có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại hoặc chuyển vị trí công tác khác đối với người chưa qua đào tạo chuyên ngành luật. Về cán bộ tư pháp - hộ tịch nâng cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm với công việc. Thường xuyên vận động nhân dân, làm họ hiểu được giá trị pháp lý của GKS để họ đi đăng ký kịp thời. Thực hiện tốt công tác lưu trữ giấy tờ, biểu mẫu, sổ ĐKKS theo quy định. Cần kiểm tra các giấy tờ theo quy định của pháp luật, không những đối chiếu các dữ kiện của người được khai sinh mà còn đối chiếu các dữ kiện phần khai về cha của người được khai sinh. Cần giải thích rõ cho người dân hiểu con được mang họ cha hoặc mẹ, dân tộc của cha hoặc mẹ, theo phong tục tập quán hoặc thỏa thuận. Nếu có những điều khác với phong tục tậpquan hoặc không bình thường thì cần kiểm tra, bổ sung cá giấy tờ cần thiết khác: giấy thỏa thuận của cha mẹ về họ tên, dân tộc, quốc tich theo quy định của pháp luật để tránh sai sót, khiếu nại sau này. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi việc ĐKKS đa số là quá hạn, lại không có giấy chứng sinh, nên người dân không nhớ chính xác năm sinh của con. Vì vậy cán bộ tư pháp cần lập một bảng tra cứu con giáp tương ứng năm sinh để hạn chế việc sai năm sinh do lỗi của người dân. Trường hợp cha, mẹ đặt tên con quá dài (cả họ và tên tới 6-7 chữ) thì phân tích sự bất lợi sau này khi ghi họ tên trong giấy tờ, giao dịch để họ có quyền lựa chọn. Trước khi trao các giấy tờ khai sinh cho đối tượng cần kiểm tra lại lần cuối tất cả các dữ kiện ghi trong đó, giải thích rõ giá trị pháp lý của GKS, giúp họ phân biệt đâu là bản chính đâu là bản sao, cách bảo quản, sử dụng bản chính, bản sao. Không được hách dịch, cửa quyền, nhận hối lộ, tự đặt thêm giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của pháp luật để hưởng lợi. Đối với người đi đăng ký khai sinh Cần có sự chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật về ĐKKS. Trước khi đi ĐKKS vợ chồng cần có sự bàn bạc về họ tên, dân tộc cho đứa trẻ (nếu cha mẹ không cùng dân tộc). Lưu ý việc đặt tên con cần rà soát tên ông, bà, chú bác (những người thân) hai bên hoặc tên gọi tục tĩu gọi lên nghe chướng tai để tránh tình trạng cải chính sau này. Trước khi nhận lại GKS từ cán bộ tư pháp - hộ tịch cần kiểm tra kỹ lưỡng lại một lần xem thông tinh ghi trong đó đã đầy đủ và chính xác chưa (số lưu, đóng dấu, chữ ký …), phát hiện sai sót thì yêu cầu cán bộ tư pháp - hộ tịch bổ sung hoặc cấp lại cho đúng. Nếu chưa rõ giá trị pháp lý, cách sử dụng, bảo quản, phân biệt bản chính, bản sao thì phải hỏi ngay cán bộ tư pháp - hộ tịch để tránh nhẫm lẫn sai sót khi sử dụng. Với tư cách là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường và đã được tìm hiểu về công tác đăng ký - quản lý hộ tịch nói chung và công tác quản lý ĐKKS nói riêng em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương trong việc quản lý ĐKKS: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về việc đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung, GKS nói riêng tới người dân, nêu rõ vai trò quan trọng của “giấy tờ hộ tịch gốc”, những quyền lợi chính đáng con em họ được hưởng khi có sự xác định sự kiện sinh với tư cách một công dân của nước Việt Nam, để nâng cao ý thức pháp luật cũng như trách nhiệm đi ĐKKS cho con em mình của người dân. Tổ chức những cuộc hội thảo, báo cáo, chuyên đề, những cuộc thi tìm hiểu quy định pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, về dân số, kế hoạch hóa gia đình, quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em, luật Hôn nhân - gia đình, các quy định của Nhà nước về đăng ký và việc quản lý ĐKKS cho trẻ…. Đối với cán bộ tư pháp hộ tịch cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kiến thức tin học văn phòng nhằm nâng cao chất lượng sử dụng, quản lý các số liệu, biểu mẫu giấy khai sinh, con dấu, cũng như công tác lưu trữ. Trong quá trình tập huấn cần đi sâu vào nội dung nghiệp vụ, tuyền truyền phổ biến những quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý ĐKKS cũng như những quy định khác về công tác quản lý hộ tịch. Cần trang bị kỹ thuật hiện đại đi đôi với đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn cán bộ tư pháp hộ tịch, ưu tiên những cán bộ có trình độ, nhiệt huyết với công việc, có chế độ đãi ngộ thích hợp để họ yên tâm công tác. Ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, cần tổ chức những lớp đào tạo ngắn hạn hướng dẫn cán bộ tư pháp hộ tịch sử dụng và sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý hộ tịch. Trong biểu mẫu giấy khai sinh nên thêm phần ghi chi tiết về cha (mẹ) người được khai sinh như: tuổi, nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân … để đứa trẻ khi lớn lên cũng có thể biết khi sinh ra mình cha (mẹ) bao nhiêu tuổi. C. KẾT LUẬN Là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện, của các ngành Trung ương, đặc biệt từ sau năm 1983 thực hiện chuyển giao công tác đăng ký quản lý hộ tịch nói chung của công an sang cơ quan tư pháp, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung và quản lý ĐKKS nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực. Cơ qua tư pháp đã có nhiều cố gắng giúp cho UBND các cấp thực hiện việc ĐKKS đạt kết quả khá tốt, góp phần quan trọng trong việc thống kê, điều tra dân số, từ đó xây dựng kết hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng địa phương. Việc ban hành Nghị định 158/2005 thay thế Nghị định 83/1998 đã tạo “chuyển biến” mới khi mở rộng thẩm quyền ĐKKS cho trẻ của cấp cơ sở. Trên cơ sở thực thi những điểu khoản của Nghị định mới UBND cấp cơ sở, cán bộ tư pháp hộ tịch nói chung trên địa bàn cả nước nói chung và UBND xã Yên Đồng nói riêng đã tiến hành ĐKKS và quản lý ĐKKS cho trẻ trên địa bàn mình quản lý. Thông qua công tác quản lý ĐKKS đó sẽ là cơ sở chính quyền địa phương ban hành những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, có những biện pháp hỗ trợ pháp lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho trẻ và gia đình. Để phát huy hơn nữa hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý ĐKKS, UBND xã cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của người dân; có chính sách biên chế, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp hộ tịch, trang bị phương tiện, kỹ thuật đầy đủ, hiện đại phục vụ công tác chuyên môn. Đồng UBND thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực thi pháp luật của cán bộ tư pháp cũng như người dân về công tác quản lý ĐKKS, thông qua đó phát hiện những sai sót uốn nắn kịp thời, phối hợp với cán bộ tư pháp tháo gỡ những khó khăn, nâng cao hiệu lực quản lý trong ĐKKS trên địa bàn xã. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Quản lý xã hội cấp cơ sở - Học viện báo chí và tuyên truyền. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Trang điện tử www.baodatviet.vn. Bài viết Tiến sĩ Lê Quốc Hùng - theo Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia. Website Bộ Tư pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận thực trạng công tác quản lý đăng ký khai sinh.doc
Tài liệu liên quan