Tài liệu Tiểu luận Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
&
TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TRÁNH NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NỢ
Thực hiện : Nhóm 8 – TCNH – CH21D
Hồ Quỳnh Trang
Lê Thị Việt Tú
Đặng Huy Tùng
Đinh Thị Tươi
Lê Thanh Xuân
Hoàng Hải Yến
Đặng Thị Kim Yến
Hoàng Anh Linh
HÀ NỘI, THÁNG 12- 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và giải cứu nền kinh tế. Hy Lạp đã chìm ngập trong khủng hoảng nợ, kéo theo nhiều nước trong khu vực đồng tiền chung Euro cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Mức độ nợ của Việt Nam nếu tính trên GDP thì đang được đánh giá là vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên tấm gương khủng hoảng nợ của Argentina vẫn còn rất rõ ràng, mặc dù tỷ lệ nợ/GDP của Argentina còn thấp hơn so với ngưỡng an toàn nhưng do quản lý và sử dụng kém hiệu quả nên vẫn rơi vào khủng hoảng nợ.
Vì thế, vấn đ...
36 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
&
TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI TRÁNH NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NỢ
Thực hiện : Nhóm 8 – TCNH – CH21D
Hồ Quỳnh Trang
Lê Thị Việt Tú
Đặng Huy Tùng
Đinh Thị Tươi
Lê Thanh Xuân
Hoàng Hải Yến
Đặng Thị Kim Yến
Hoàng Anh Linh
HÀ NỘI, THÁNG 12- 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và giải cứu nền kinh tế. Hy Lạp đã chìm ngập trong khủng hoảng nợ, kéo theo nhiều nước trong khu vực đồng tiền chung Euro cũng có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Mức độ nợ của Việt Nam nếu tính trên GDP thì đang được đánh giá là vẫn ở mức an toàn. Tuy nhiên tấm gương khủng hoảng nợ của Argentina vẫn còn rất rõ ràng, mặc dù tỷ lệ nợ/GDP của Argentina còn thấp hơn so với ngưỡng an toàn nhưng do quản lý và sử dụng kém hiệu quả nên vẫn rơi vào khủng hoảng nợ.
Vì thế, vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam hiện nay là phải thực hiện quyết liệt việc nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn vay từ nước ngoài để tránh nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ. Chính vì thế nhóm 8 đã tìm hiểu đề tài: “Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ”.
Nội dung chính bao gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về nợ nước ngoài
Phần 2: Thực trạng quản lý và sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam
Phần 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nợ nước ngoài của Việt Nam.
Mặc dù nhóm đã rất cố gắng tìm hiểu để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, song vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để có thể hoàn thiện thêm đề tài này.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy!
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI
Khái niệm về nợ nước ngoài
Theo khái niệm thông thường: nợ nước ngoài là tổng số tiền mà 1quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải thanh toán cho các chủ thể có quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó.
Đối với Việt Nam, Nợ nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung han hoặc dài hạn (có hoặc ko phải trả lãi) do Nhà nước VN, Chính phủ VN, hoặc DN là pháp nhân VN, kể cả DN có vốn ĐTNN vay của tổ chức quốc tế, của CP, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (bên cho vay nước ngoài).
Theo Khoản 8 Điều 2 Quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”.
Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước trực tiếp vay nước ngoài.
Nợ nước ngoài của Chính phủ: là số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ.
Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân: là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân.
Nghĩa vụ nợ dự phòng: là các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, hiện tại chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra một trong các điều kiện đã được xác định trước (ví dụ: khi người được bảo lãnh không trả được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ, bị phá sản ).
Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình).
Trong cuốn Thống kê nợ nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng do nhóm công tác liên ngành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì khái niệm nợ nước ngoài được hiểu như sau: “Tổng nợ nước ngoài tại bất kỳ thời điểm nào là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tương cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú”. Theo khái niệm này, khái niệm nợ nước ngoài không tách rời khái niệm đối tượng cư trú.
Như vậy xét về bản chất không có sự khác biệt đáng kể trong định nghĩa nợ nước ngoài của quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên định nghĩa về nợ nước ngoài của quốc tế rõ ràng hơn.
Phân loại nợ nước ngoài
Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả.
Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh, nợ tư nhân.
- Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh
Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh.
Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó.
- Nợ tư nhân
Loại nợ này bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng. Về bản chất đây là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả.
Phân loại theo thời hạn vay: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống. Vì thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên nếu nợ ngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng. Đặc biệt khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ có xu hướng tăng phải hết sức thận trọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn cho nền tài chính quốc gia.
- Nợ dài hạn
Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đã gia hạn kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoản thanh toán cuối cùng. Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia.
Phân loại theo loại hình vay: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại
- Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chínhphủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên đáng kể.
- Vay thương mại: Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác.
Phân loại nợ theo chủ thể cho vay:
Nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB),Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ. Trong khi đó, nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chức OECD và các nước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
Vai trò của nợ nước ngoài
Đối với kinh tế - xã hội trong nước
Tác động tích cực
Vay nợ nước ngoài tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa và thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo thì việc vay nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu đó.
Góp phần hỗ trợ các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài. Do trình độ phát triển kinh tế- xã hội và gióa dục khoa học ở các nước đang phát triển rất thấp cho nên các nước này ít có khả năng phát triển công nghệ mới. Trong điều kiện đó, các nguồn công nghệ hiện đại được đưa vào thông qua nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng: IDC Việt Nam đã dẫn số liệu thống kê trong một nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), mang tựa đề "Dự báo và phân tích xu hướng công nghệ thông tin, viễn thông Myanmar năm 2012 - 2016: Tổng quan về cơ hội công nghệ thông tin, viễn thông sắp tới". Dự báo tổng giá trị trường công nghệ thông tin sẽ đạt 268,45 triệu đô la Mỹ vào năm 2016, tương ứng tỷ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm (CAGR) là 14% trong giai đoạn 2011-2016.
Việc vay nợ nước ngoài làm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở các nước phát triển. Phần lớn các nguồn vốn vay nợ nước ngoài được đầu tư để xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách kinh tế của các nước đi vay, tăng cường năng lực quản lý, do đó góp phần làm tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư của các nước con nợ. Đối với các nước đang phát triển, do tỉ lệ tích lũy trong nước thấp cho nên nguồn vốn sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản, hoàn thiện khung pháp lý chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.
Việc vay nợ nước ngoài còn là yếu tố góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Việc vay nợ thường được tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành công nghệ cao, các ngành cần vốn đầu tư lớn, hình thành nền tảng cho việc phát triển những ngành mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Việc vay vốn nước ngoài còn giúp vào việc bù đắp sự thâm hụt trong cán cân này nhằm bảo đảm cân bằng đối ngoại của các quốc gia.
Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp
Những hạn chế
Các khoản vay có thể làm tăng gánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai. Một nền kinh tế phát triển hướng ngoại đến mức phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực bên ngoài sẽ không được coi là một nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu đầu tư không hiệu quả thì không những hoạt động đầu tư đó không mang lại hiệu quả theo mục tiêu định trước mà còn làm mất thêm phần của cải mà xã hội tạo ra. Hậu quả là nợ nước ngoài sẽ làm cho mức sống dân cư của nước con nợ vốn đã thấp lại càng thấp hơn và uy tín của quốc gia sẽ bị giảm sút trong các quan hệ quốc tế.
Việc vay nợ nước ngoài nhiều sẽ làm giảm trách nhiệm của Chính phủ và dân cư. Khi xuất hiện nhu cầu về vay vốn nước ngoài, thay vì việc khai thác các nguồn nội lực, các Chính phủ đi vay sẽ dễ dàng chọn phương án dựa vào các nguồn ngoại lực. Ngoài ra, sau khi vay được nguồn vốn nước ngoài, các nước đang phát triển và kém phát triển lại chi tiêu một cách lãng phí.
Việc vay nợ tràn lan không được tính toán kĩ lưỡng còn có thể gây ra sự phụ thuộc của nước con nợ vào nước chủ nợ. Các khoản nợ nước ngoài nhất là các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn kèm theo những điều kiện ràng buộc về mục đích sử dụng, nguồn cung ứng, thời hạn…
Nguồn vốn đi vay nếu được sử dụng không có hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và còn gây ra tình trạng nợ nần trong tương lai. Như vậy việc vay nợ tràn lan sẽ làm cho các nước đang và kém phát triển phá hủy tài nguyên hữu hạn của mình, đánh mất lợi thế vốn có khi tham gia vào phân công lao động quốc tế.
Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư với nhau, bất ổn xã hội càng lớn.
Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, dịch bệnh.
Đối với việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
Việc vay nợ nước ngoài góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác và ràng buộc chặt chẽ giữa các quốc gia với nhau. Trước hết, đó là các quan hệ ràng buộc về mặt pháp lý giữa các quốc gia. Không phải các quốc gia nào cũng có thể dễ dàng vay nợ nước ngoài. Việc vay nợ thường kéo theo những cam kết chặt chẽ về mặt chính sách, tài sản hoặc các ràng buộc khác mà những cam kết này thường dễ dẫn các nước đi vay rơi vào tình trạng phụ thuộc vào các nước cho vay. Điều này đòi hỏi các nước đi vay phải có chiến lược vay nợ hợp lý. Đồng thời, các nước này cũng cần điều chỉnh các chính sách để phục vụ có hiệu quả cho việc vay trả nợ nước ngoài. Đây là quá trình gắn bó có hiệu quả các quan hệ kinh tế trong nước với các quan hệ kinh tế với bên ngoài, thúc đẩy việc phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng quá trình hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới.
Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài
Để đánh giá mức độ nợ của nước ngoài, các chỉ tiêu thường được các tổ chức quốc tế thường dùng là:
Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài
Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được Chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài. Những khó khăn khi sử dụng chỉ tiêu này là: Nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này sang năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác để nước con nợ có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu.
Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia
Nợ/GNI: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua thu nhập quốc dân được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài.
Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức.
Tỷ lệ trả nợ
Tổng nợ phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ nợ (nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị xuất khẩu). Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả so với năng lực xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đi vay.
Tỷ lệ trả lãi
Tổng lãi phải trả hàng năm/Kim ngạch thu xuất khẩu: Còn gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi hay tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả so với kim ngạch xuất khẩu. Một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu. Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều, hạn chế khối lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu. Đây là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá nợ vì không đề cập đến gánh nặng nợ mà còn chỉ ra chi phí vay nợ, điều này ngầm hiểu như hiệu quả sử dụng vốn vay có cao hơn chi phí lãi vay hay không.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài
Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ.
Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ thương mại và tỷ lệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu gồm:
- Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: Phản ánh tỷ trọng các khoản nợ cần thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn.
- Nợ ưu đãi/Tổng nợ: Tỷ lệ này càng cao, gánh nặng nợ nước ngoài càng nhẹ.
- Nợ đa phương/Tổng nợ: Các khoản nợ đa phương thường nhằm mục đích hỗ trợ, ít mưu cầu về lợi nhuận, do đó việc tăng cường nợ đa phuơng trong tổng nợ phản ánh tình hình nợ nước ngoài của một nước thay đổi theo chiều hướng tốt.
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam
2.1.1 Quy mô nợ
Trong cơ cấu nợ công Việt Nam thì có tới 30% vay nợ nước ngoài và 70% nợ nội địa. Theo Bản tin nợ nước ngoài số 7 do Bộ Tài chính vừa ban hành, Yên Nhật là đồng tiền vay chính của Việt Nam. Tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh năm 2010 hơn 32,5 tỷ USD, tăng 4,6 tỷ USD so với năm 2009. Trong đó, nợ của Chính phủ là 27,86 tỷ USD, bằng 85,7% tổng dư nợ.
So với GDP 2010, tổng dư nợ nước ngoài chiếm 42,2%, tăng so với con số 39% của năm 2009. Đây cũng là tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP lớn nhất từ 2006. Trong cơ cấu nợ nước ngoài, nợ của khu vực công chiếm phần lớn và chiếm tới 31,1% GDP 2010.
Cũng theo bản tin này, dự trữ ngoại hối năm 2010 chỉ bằng 187% tổng dư nợ ngắn hạn. Trong khi đó, con số này của năm 2009 là 290%, năm 2008 la 2.808% và năm 2007 lên tới 10.177%.
Các khoản vay của nước ta chủ yếu có lãi suất cố định từ 1 - 2,99%/năm. Tuy nhiên, khoản vay có lãi suất cao từ 6 - 10%/năm trong năm 2010 đạt 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009.
Các chủ nợ chính của Chính phủ Việt Nam là Nhật Bản, Pháp, ADB, IDA... Trong đó, số nợ với những đơn vị nắm giữ trái phiếu Việt Năm năm 2010 đã tăng lên hơn 2 tỷ USD so với hơn 1 tỷ USD của năm 2009.
Cũng theo bản tin này, tổng trả nợ 2010 của nước ta đạt 1,67 tỷ USD (con số năm 2009 là 1,29 tỷ USD), trong đó trả nợ lãi và phí là 616,2 triệu USD.
Tổng NNNG / GDP = 41.5 % (Nguồn: Bộ Tài Chính) tính đến 31/12/2011
Tổng NNNG khu vực công/GDP >30% (Khu vực chính phủ và được chính phủ bảo lãnh.
So với GDP tỷ lệ NNNG tăng chậm đến 2007 và giảm xuống chạm đáy vào 2008 là 25.1%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng TC từ Mỹ lan dần ra toàn thế giới, các nguồn vay trở nên khó khăn hơn hay bị cắt giảm đáng kể trong khi GDP vẫn tăng nhẹ.
Tuy nhiên, cùng với nhu cầu phục hồi kinh tế thế giới thì lượng vốn vay đã tăng trở lại do các nhà đầu tư tin tưởng hơn và cũng phải kể đến những nỗ lực của chính phủ trong mối quan hệ song , đa phương.
Nhưng từ 2010 đến nay tỷ lệ NNN có xu hướng giảm: 1 phần do GDP vẫn tăng trưởng mức 5%, ngoài ra tỉ lệ giải ngân ngày một thấp hơn do ... nc ta chuyển từ nc nghèo lên trung bình mức cam kết tài trợ giảm dần. Một nguyên nhân nữa do dự trữ ngoại hối đang trong těnh trạng thấp 187% so với
Như vậy việc nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới 65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP).
“Theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ (HIPCs)”- Bộ Tài chính cho biết.Theo Ngân hàng Thế giới (tài liệu dùng cho cuộc họp Hội nghị các nhà tài trợ ngày 7 tháng 12 năm 2010),. Như vậy nợ công theo cách tính của Việt Nam nằm vào ranh giới của ngưỡng an toàn 50 %.
2.1.2 Cơ cấu nợ
Theo chủ nợ:
Nợ song phương và nợ đa phương chiếm tỷ trọng tuyệt đối. Theo báo cáo 31/12/2010 nợ song phương là 46,66%, nợ đa phương là 44,59%, người nắm giữ trái phiếu 7,26%, các ngân hàng thương mại 1,2 %, các chủ tư nhân khác là 0,3%.
Chủ nợ song phương (Đơn vị: Triệu USD)
2005
2006
2007
2008
2009
Angeri
158.3
127.82
96.71
42.6
66.6
Trung Quốc
128.25
141.53
169.94
186.41
359.08
Nhật Bản
3,945.55
4,526.02
5,449.99
6,773.66
8,290.94
Hàn Quốc
123.38
136.03
133.28
113.55
186.48
Hoa Kỳ
103.68
100.46
97.24
94.02
92.06
Pháp
676.05
784.03
1,009.36
911.72
1,112.52
Nga
641.21
636.54
626.3
607.45
589.09
Tổng
5776.42
6452.43
7582.82
8729.41
10696.77
Trong số 28 nhà tài trợ song phương thường xuyên thì Nhật Bản luôn là nhà tài song phương lớn nhất cho VN trong hơn 17 năm qua. So sánh với các chủ nợ khác thì Nhật Bản là chủ nợ lớn hơn hẳn. Xét về mặt quan hệ ngoại giao dễ dàng nhận thấy Đảng và Nhà nước ta xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng nhất và lâu dài. Mặt khác Nhật Bản cũng coi Việt Nam là đối tác chiến lược lâu dài đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên.
Bên cạnh đó Pháp, Trung Quốc liên tục cho Việt Nam vay với số lượng ngày một lớn hơn trong việc tăng cường quan hệ về mọi mặt giữa 2 bên.
Chủ nợ đa phương (Đơn vị: Triệu USD)
Khác với nợ song phương để đánh giá xu hướng ngoại giao thì nợ đa phương phản ánh uy tín của một quốc gia trong khu vực nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng lượng cho vay của các tổ chức trên thế giới cho Việt Nam vay ngày một tăng chứng tỏ uy tín của Việt Nam đang ngày một cải thiện.
2006
2007
2008
2009
2010
ADB
2009.66
2421.22
2623.58
3860.99
4174.44
IBRD
700
IDA
3593.14
4608.97
4863.11
6441.29
6930.41
IFAD
77.04
90.94
95.49
115.96
128.38
IMF
188.54
170.58
135.58
92.78
50.01
NDF
14.07
16.63
17.22
31.97
30.77
NIB
184.12
204.79
231.88
241.15
223.16
OPEC
33.55
37.69
40.15
46.12
52.71
EIB
48.09
68.62
131.33
Tổng
6100.11
7550.82
8048.07
10898.98
12421.25
(NgNgân Hàng làttên dùng cho Ngân Hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát Triển (IBRD) và Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế (IDA). Hiệp hội này là quỹ tín thác do IBRD quản lý để cung cấp các khoản vay không lãi suất và trợ cấp cho các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Các tổ chức này cùng cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp, tín dụng không tính lãi suất, và tiền trợ cấp cho các quốc gia đang phát triển.) Trong nhiều năm qua, ngân hàng thế giới trong đó chủ yếu là IDA luôn là tổ chức lớn nhất cho Việt Nam vay, tiếp đó là Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) với lượng vốn cho vay ngày càng tăng.
Theo chủ thể đi vay
Nợ nước ngoài của chính phủ và được chính phủ bảo lãnh 2005-2010 chiếm tỉ trọng lớn (Nguồn:Bộ Kế hoạch-Đầu tư)
Vốn vay nước ngoài của các vùng, miền
Từ đồ thị trên ta thấy nguồn vốn vay của địa phương chủ yếu là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ(34,4%).Nó phù hợp với quy hoạch phát triển vùng,miền trên địa bàn cả nước vì khu vực này có tiềm năng kinh tế lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả.
Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân: Tập trung hầu hết ở khu vực các doanh nghiệp FDI . Các dn này vay nước ngoài từ công ty mẹ hoặc từ ngần hàng FDI. Về con số tuyệt đối, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dư nợ cuối kỳ vay vốn nước ngoài của DN FDI năm 2009 là 4.275 triệu USD, năm 2010 là 4.545 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2011 là 4.800 triệu USD. giai đoạn 2009 - 2011, mức vay trung, dài hạn nước ngoài của các DN FDI chiếm 50 - 60% trong tổng số vốn vay trung, dài hạn nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ.
Tỷ trọng nợ nước ngoài của khu vực chính phủ bảo lãnh và khu vực tư nhân có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do các chủ thể đi vay năng động, chủ động hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay. Nó là tín hiệu tốt của giai đoạn tiếp theo trong quá trình hội nhập sâu của Việt Nam.
Theo thời hạn đi vay
Theo Bộ Tài chính, phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay có thời gian dài, từ 20-40 năm, thời gian ân hạn từ 5-10 năm, lãi suất khoảng từ 0,75%-2,5%/năm. Điển hình là các khoản vay của:
WB có thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, mức lãi suất là 0,75%/năm;
Các khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn, lãi suất 1%/năm; Các khoản vay của
Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1 đến 2%/năm).
Trong cơ cấu, nợ ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 2 tỉ USD tương đương khoảng 6% NNN khu vực công
Theo hình thức vay
Vay nợ ODA: Vốn hỗ trợ phát triển cho đến cuối năm 2011, tổng số tài trợ cam kết cho Việt Nam lên đến hơn 64 tỷ USD, số giải ngân hơn 34 tỷ, chiếm 53% tổng số ODA cam kết (theo Vụ Kinh Tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch Đầu tư). Theo hình thức vay: ODA chiếm 75%, vay thương mại (ngoài ODA) và các khoản vay khác chiếm 25%
Từ 1993-2010, tổng vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dành cho VN đạt tới hơn 64 tỉ USD. Riêng các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN (CG) năm 2010 vào đầu tháng 12.2010 là 7,88 tỉ USD, năm 2011 mặc dù ký cam kết trên 8 tỉ usd nhưng giải ngân được khoảng 3.6 tỉ USD. Trong số 51 nhà tài trợ thường xuyên, có 28 song phương và 23 đa phương, chủ yếu là Nhật Bản,Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đã ký kết. Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các tổ chức của Liên Hợp Quốc (UN), các tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhiều nhà tài trợ song phương khác.Nhật Bản đang là nhà tài song phương lớn nhất cho VN trong hơn 17 năm qua (trong 7,88 tỉ USD vốn cam kết đầu tháng 12.2010, Nhật Bản có mức cam kết là 1,76 tỉ USD). WB giữ vị trí là nhà cung cấp ODA đa phương lớn nhất. Mức cam kết trong hội nghị tháng 12.2010 đạt tới 2,6 tỉ USD. ADB là 1,5 tỉ USD.
Số liệu Cam kết, ký kết, giải ngân qua các năm.
Lượng ODA hằng năm vẫn ngày một tăng. Tỷ lệ ODA được giải ngân so với cam kết ban đầu có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể năm 2011 vừa qua Việt Nam được giải ngân 3.65 tỷ USD so với cam kết gần 8 tỷ USD.
Vay do phát hành trái phiếu quốc tế:
Đợt phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên tại Việt Nam: Năm 2005, thời cơ đã đến khi các yếu tố “thiên-thời-địa” chín muồi: Kinh tế trong nước phát triển, nợ nước ngoài ở mức an toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định cộng với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày một lớn. 27/10/2005, Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế (tại New York) đã thành công mỹ mãn với số tiền đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, cao gấp 6 lần trị giá chào bán là 750 triệu USD với lãi suất 7,125%/năm và có thời hạn là 10 năm. Ở đợt phát hành lần này, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là doanh nghiệp đầu tiên đã được lựa chọn giải ngân.
Đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần thứ 2 tại Việt Nam: Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế với kỳ hạn mở rộng 10-30 năm, lãi suất dưới 7% cũng rất thành công vào năm 2007. Số tiền này cho 4 đơn vị (Tập đoàn Dầu khí VN, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy VN) vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na.
Đợt phát hành trái phiếu quốc tế lần thứ 3 tại Việt Nam: Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu: Hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, Giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển). Hoàn thành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thông qua mua bán TPCP, tác động trực tiếp đến lượng cung tiền và các biến số kinh tế vĩ mô.
Mặc dù 3 lần phát hành trái phiếu với tổng giá trị 2.75 tỉ usd nhưng chỉ là con số rất nhỏ so với cùng các quốc gia đang phát triển VD như Indonesia , philipin thì còn quá nhỏ. Nhưng với mức lãi suất quanh mốc 7% rất cao như vậy thì đây lại là một điều đáng mừng. Việt Nam khó tiếp cận với mức lại suất thấp hơn nguyên do là trên thị trường thứ cấp trái phiếu của Việt Nam có tính thanh khoản rất kém.
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng nợ nước ngoài tại Việt Nam
2.2.1 Thực trạng quản lý nợ nước ngoài
Cơ quan quản lý
Hiện nay Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước đang là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nợ của Việt Nam.
Bộ Tài chính mà cụ thể là Vụ Tài chính đối ngoại thực hiện các chức năng như đàm phán các hiệp định vay nợ, ký kết hiệp định, theo dõi giải ngân và chuyển các đề nghị thanh toán chi trả nợ cho Kho bạc nhà nước... và chuẩn bị các báo cáo nợ trên cơ sở các thông tin được đăng ký khác và các báo cáo này về các khoản vay nợ trực tiếp, được bảo lãnh và cho vay lại.
Ngân hàng nhà nước: thay mặt Chính phủ, đàm phán các khoản nợ đa phương với 3 tổ chức tài chính quốc tế là ADB, IMF, WB và chuyển các hiệp định chính thức đã ký sang Bộ Tài chính; quản lý vay, trả nợ của các doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: sẽ lập dự thảo nhu cầu hàng năm về vay ODA, xây dựng danh mục các dự án chương trình được phê duyệt, đàm phán và ký kết các hiệp định khung về ODA và chuyển cho Bộ Tài chính để dàn xếp các hiệp định vay nợ cụ thể. Theo dõi đánh giá việc sử dụng ODA và tiến hành báo cáo về ODA.
Tuy nhiên, trách nhiệm và phạm vi quản lý của từng cơ quan lại chưa rõ ràng và có sự chồng chéo lẫn nhau. Điều đó thể hiện ở các điểm sau:
Việc xây dựng chiến lược và kế hoạch vay trả nợ:
Luật Ngân sách Nhà nước quy định Bộ Tài chính là cơ quan xây dựng chiến lược, kế hoạch vay trả nợ trong nước và nước ngoài.
Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài, đồng thời tổng hợp kế hoạch dài hạn về vay và trả nợ nước ngoài của cả nước.
Chồng chéo giữa các đơn vị của Bộ Tài chính:
Vụ Ngân sách Nhà nước: có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị thống nhất quản lý nợ quốc gia;
Vụ Tài chính đối ngoại: có trách nhiệm thống nhất quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ và của quốc gia.
Kho bạc Nhà nước: có nhiệm vụ “nghiên cứu xây dự thảo đề án, chính sách, chế độ về huy đông vốn trong nước và ngoài nước… thông qua phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ”.
Vụ Tài chính đối ngoại có nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các phương án huy động vốn nước ngoài trên thị trường vốn quốc tế của Chính phủ”.
Như vậy chúng ta thấy có sự chồng chéo giữa các đơn vị trong chức năng quản lý nợ nói chung cũng như nợ nước ngoài nói riêng. Chính vì thế nó làm mất đi tính thống nhất trong các chính sách quản lý nợ và giảm hiệu quả quản lý.
Cơ chế quản lý
Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay đang được quản lý thông qua khung thể chế, chính sách và biện pháp kỹ thuật
Khung thể chế
Khía cạnh thể chế của quản lý nợ nước ngoài gồm ba phần gắn kết chặt chẽ với nhau: khung pháp lý hướng dẫn hoạt động vay và trả nợ, sắp xếp thể chế quản lý nợ và các chức năng mà các cơ quan quản lý cần đảm bảo nhằm quản lý nợ hiệu quả. Trong đó, khung pháp lý trong hệ thống quản lý nợ hiệu quả thể hiện ý chí, quan điểm của Chính phủ trong vay và trả nợ có thể chi phối cơ cấu tổ chức quản lý nợ, cơ chế trao đổi thông tin, cơ sở vật chất và con người nhằm đảm bảo thực thi chức năng quản lý nợ.
Khung pháp lý: bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý vay và trả nợ nước ngoài như Luật quản lý nợ công 2009, Luật Ngân sách Nhà nước, nghị định 134/2005 về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài, các Quyết định của Bộ Tài chính về quản lý nợ vay,…
Thể chế quản lý: hệ thống quản lý nợ bao gồm các cấp quản lý từ Trung ương xuống địa phương, bao trùm các hoạt động từ phân tích dữ liệu nợ đưa ra các dự đoán vĩ mô, hoạch định chính sách kế hoạch vay và trả nợ, thực hiện các hoạt động quản lý,…
Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nợ: hoạch định chính sách, điều tiết, theo dõi và phân tích nợ, thực hiện đàm phán vay nợ và giám sát các khoản nợ, dự đoán tình hình vĩ mô nhằm đưa ra các chính sách phù hợp.
Theo đánh giá khách quan thì khung thể chế, chính sách về quản lý nợ của chúng ta còn rất yếu kém. Thể hiện ở khung pháp lý còn chưa chặt chẽ, có những điểm còn chồng chéo; hệ thống quản lý nợ còn thiếu tập trung, không có tính thống nhất giữa các cơ quan quản lý, việc phân chia trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng.
Biện pháp kỹ thuật
Kỹ thuật quản lý nợ chú trọng vào quản lý quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài. Việc quản lý quy mô, cơ cấu nợ nước ngoài hiệu quả nhằm xác định một cơ cấu vay hợp lý, giảm gánh nặng trả nợ tập trung tại một thời điểm, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ sắp đến hạn. Quản lý quy mô và cơ cấu nợ bao gồm bốn vấn đề trong đó ba yếu tố then chốt và gắn kết với nhau chặt chẽ nhất là khả năng trả nợ, nhu cầu vay mượn và nguồn tài trợ. Cả ba vấn đề này đều thể hiện tính kế hoạch hóa của việc vay mượn.
- Nhu cầu vay vốn: được xây dựng phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ để đảm bảo sử dụng vốn vay theo đúng định hướng ưu tiên phát triển kinh tế đã đề ra. Nhu cầu vay mượn được dự đoán thông qua việc dự tính các khoản phải chi trong tương lai, đồng thời cũng phải tính toán đến khả năng trả nợ sau này. Nếu tính toán sai nhu cầu vay mượn thì sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ trong tương lai.
- Khả năng trả nợ: được tính toán dựa trên phân tích dư nợ hiện tại, nguồn trả nợ trong tương lai, cơ cấu nợ, các điều kiện kinh tế vĩ mô,…
- Nguồn tài trợ: các khoản vay hình thành từ các nguồn như viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi, vay thương mại. Các nước đang phát triển thường tìm kiếm những khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi để giảm gánh nặng trả nợ. Nước ta chủ yếu nhận nguồn tài trợ từ ODA với nhiều ưu đãi, tuy nhiên từ năm 2010 nước ta đã ra khỏi danh sách các nước nghèo nên sẽ không còn nhận được những khoản vay với điều kiện ưu đãi nữa. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm những nguồn tài trợ ưu đãi và đầu tư vào những dự án có hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ nước ngoài
Một quốc gia được coi là có công tác quản lý nợ tốt khi mức độ ổn định và bền vững của nợ cao, thỏa mãn mức giới hạn an toàn của các tổ chức thế giới.
Theo phương pháp của World Bank, để đánh giá mức độ ổn định và bền vững của nợ sẽ dựa vào các tiêu chí như: tỷ lệ nợ nước ngoài/xuất khẩu, tỷ lệ nợ nước ngoài/ thu Ngân sách Nhà nước, nợ/GDP.
Tiêu chí đánh giá tính bền vững của nợ của World Bank
Tiêu chí (%)
Không bền vững
Trung bình
Bền vững
Nợ/GDP
50
40
30
Nợ/Xuất khẩu
200
150
100
Nợ/thu NSNN
300
250
200
Tính bền vững của nợ của Việt Nam
Tiêu chí(%)
2006
2007
2008
2009
2010
Đánh giá
Nợ/GDP
31.4
32.5
29.8
39.0
42.2
Trung bình
Nợ/XK
62
63
65
76
79
Bền vững
Nợ/Thu NSNN
145
147
151
155
158
Bền vững
Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á, Bản tin nợ nước ngoài số 7
Theo như kết quả trên có thể nói nợ của Việt Nam có tính ổn định và bền vững, đáp ứng được ngưỡng an toàn của các tổ chức thế giới. Có thể nói trước mắt Việt Nam chưa thể xảy ra khủng hoảng nợ như Thái Lan, Mexico, Argentina,… Mặc dù vẫn có những tồn tại trong việc quản lý nợ nhưng đây có thể coi là sự cố gắng của các cơ quan quản lý trong việc nâng cao chất lượng quản lý nợ.
Tuy nhiên về sức mạnh thể chế và chính sách trong quản lý nợ của Việt Nam lại đang bị đánh giá ở mức yếu kém. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có khả năng chống đỡ được mức nợ cao hơn so với mức ổn định nợ cơ bản.
Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của một quốc gia. Dựa vào giá trị ngưỡng, World Bank phân loại ra 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa và mạnh.
Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế
Mức ngưỡng
Kém
Vừa
Mạnh
NPV/GDP
30%
45%
60%
NPV/XK
100%
200%
300%
NPV/thu NSNN
200%
275%
350%
Nguồn: World Bank
Theo đánh giá của WB thì từ năm 2006 – 2010 các tỷ lệ trên của Việt Nam đều năm trong mức ngưỡng kém, cho thấy khung chính sách và thể chế của nước ta ít có khả năng chống đỡ với mức nợ cao.
Nguyên nhân sự yếu kém trong vấn đề quản lý nợ là do chúng ta chưa có 1 cơ quan thống nhất về quản lý nợ dẫn đến sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý. Điều này gây ra sự thiếu nhất quán, không đồng bộ trong vấn đề quản lý nợ. Thêm vào đó, các văn bản pháp lý về quản lý nợ nước ngoài cũng chưa thống nhất, chưa điều chỉnh đầy đủ các đối tượng trong việc quản lý nợ nước ngoài.
2.2.2 Thực trạng sử dụng vốn vay
Nguồn vốn ODA
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao, phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. Về mặt xã hội các dự án góp phần xóa đói, giảm nghèo, gia tăng công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như giao thông vận tải, phát triển mạng lưới điện, phát triển nông nghiệp và nông thôn,… Tuy nhiên vấn đề là những nguồn vốn đầu tư này lại không được sử dụng hiệu quả. Những công trình giao thông mới đi vào hoạt động đã có dấu hiệu hỏng hóc, xuống cấp nghiêm trọng như: đại lộ Thăng Long, cao tốc HCM – Trung Lương.
Hay như cảng Vân Phong, có vốn đầu tư lên đến 3,6 tỷ đô la, lễ khởi công hoành tráng tiêu tốn 4144 tỷ đồng nhưng bây giờ chỉ còn lại 144 cọc thép và 1 xà lan toàn những máy móc rỉ.
Gần đây nhất là vụ xe Ben húc sập đập thuỷ điện Đăk Mek, trong khi nhà thầu cả quyết “ công trình đảm bảo chất lượng, lỗi là do tài xế xe Ben”. Tuy nhiên khi kiểm tra hiện trường thì thấy cả đập thuỷ điện dài hàng trăm mét, dày gần 2m đổ ngang xuống thân đập nhưng cách nhau phải đến gần chục mét mới thấy lòi ra 1 cây thép bé xíu. Theo thiết kế thì thân đập phải đổ bê tông cốt thép và đá hộc nhưng thực tế kiểm tra hiện trường thì thấy thân đập chỉ toàn đất cát. Với tình trạng tham nhũng, rút ruột công trình trầm trọng như ở nước ta thì công trình chưa kịp đưa vào sử dụng đã phải đổ thêm tiền vào để tu sửa, làm lại. Từ đó chúng ta có thể thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA không cao.
Vay thương mại
Bên cạnh vốn vay ODA, chính phủ còn cho vay lại bằng vay thương mại đối với các doanh nghiệp nhằm chiến lược phát triển kinh tế.
Cho vay lại của Chính phủ được thực hiện chủ yếu qua hai công cụ: Ngân hàng Phát triển Việt Nam VDB và các ngân hàng thương mại. Một số dự án thực hiện nhờ hoạt động cho vay lại của Chính phủ là dự án phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Vinashin (750 triệu USD), dự án nâng cao hiệu suất ngành điện ( hơn 30 triệu USD), dự án tài chính nông thôn 2 ( 93.7 triệu USD), điện Phú Mỹ(71.6 triệu USD).
Bảo lãnh chính phủ với các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng
Bảo lãnh chính phủ đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khi vay nước ngoài được thực hiện nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh trong khi nguồn lực còn có hạn. Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh bao gồm các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong các ngành Bưu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không, và dệt.
Dư nợ của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh 2006-2012
(Đơn vị: triệu USD, tỷ VNĐ)
Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài của Bộ tài chính
Vay thương mại hiện nay chiếm khoảng gần 7% vay nợ nước ngoài và hầu như là các khoản được CP bảo lãnh. Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh bao gồm các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong các ngành Bưu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không, và dệt.
Tuy nhiên khi các DN này làm ăn thua lỗ, không có khả năng hoàn trả thì gánh nặng nợ lại chuyển sang cho CP. Do ỷ vào việc được CP bảo lãnh nên các DNNN vung tay quá trán, lỗ không thể cứu vãn. Ví dụ Dự án ximăng Hạ Long do Công ty CP Ximăng Hạ Long - một thành viên của Tập đoàn Sông Đà - làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư gần 6.500 tỉ đồng, đã đi vào sản xuất từ đầu năm 2010. Tuy nhiên, do nợ vay để đầu tư, sản xuất và trả nợ vay của công ty rất lớn, dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2011 thua lỗ hơn 581 tỉ đồng và năm 2012 lỗ “kế hoạch” gần 496 tỉ đồng.
Bộ Xây dựng cho biết có tới 11 dự án ximăng được Chính phủ bảo lãnh vay nước ngoài với tổng số tiền lên tới gần 300 triệu USD và 445 triệu euro (tương đương 17.000 tỉ đồng). Đặc biệt, trong số 11 dự án này có sáu dự án ximăng thuộc Tổng công ty Ximăng VN (Vicem).
=> Việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn được bảo lãnh của các DNNN đã khiến cho gánh nặng nợ nước ngoài của VN ngày càng trở nên nặng nề.
Phát hành trái phiếu quốc tế
Sau một thời gian dài chuẩn bị , ngày 27/10/2005, chính phủ đã chính thức phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán New York với tổng số vốn huy động được là 750 triệu USD, lãi suất 7,125 % /Năm, thời hạn 10 năm. Toàn bộ số tiền huy động được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Do việc sử dụng vốn không hiệu quả, đến nay tập đoàn đã vỡ nợ. Hiện tỉ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Vinashin là 10,9 lần. Số nợ quá hạn của tập đoàn này là hơn 3.800 tỷ đồng (chiếm 91,4% tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn).
Lần thứ 2,3: Tổng phát hành 2 tỷ đôla với lãi suất 6.75% mục đích của khoản vay này được đầu tư vào nhà máy lọc dâu Dung Quất và các đơn vị khác. Như chúng ta đã biết thì Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngay từ khi chưa khởi công đã vấp phải những phản đối của các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế vì tính bất khả thi của nó. Và đến khi đi vào sử dụng thì liên tục gặp sự cố, phải tạm dừng hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục lỗ. Hiệu quả sử dụng vốn vay thấp dẫn đến lãng phí nguồn vốn, không tạo được nguồn trả nợ vì thế càng làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của chúng ta.
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn
Thông qua các chương trình đầu tư, nguồn vốn vay nước ngoài được chuyển tải vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn từ nợ lại chưa đạt hiệu quả. Điều này thể hiện ở các điểm sau:
Tốc độ giải ngân chậm
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay tốc độ giải ngân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm. Thanh toán nợ của Việt Nam chỉ chiếm 28% GDP. Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện. Việc chậm giải ngân đồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, các công trình dự án thi công dở dang, chậm tiến độ, thậm chí phải ngừng lại.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư tại cuộc họp, tiến độ giải ngân các dự án ODA tại Việt Nam chậm hơn so với tỷ lệ chung của quốc tế. Trong tổng vốn ODA đã ký kết của các chương trình, dự án đang thực hiện là 24,4 tỷ USD, hiện mới giải ngân được 8,8 tỷ USD. Các bộ ngành, địa phương có vốn chưa được giải ngân lớn là Bộ GTVT, Bộ Công thương (chủ yếu là các dự án do EVN làm chủ đầu tư), Bộ NN-PTNT.
Đáng lưu ý, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho biết, Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội tuy đã thực hiện được 5 năm, nhưng tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt 15% và mặc dù UBND TP Hà Nội có quan điểm khác, song WB vẫn kiên quyết đề nghị hủy vốn để sử dụng cho các dự án khác.
Những năm vừa qua, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giải ngân vốn ODA chậm ở Việt Nam là do thiếu vốn đối ứng. Tỷ lệ bình quân chung tại các dự án ODA là 80% vốn vay và 20% vốn đối ứng. Cho nên những dự án có kết cấu hạ tầng lớn như những đường cao tốc, quốc lộ... lên đến vài tỷ USD thì vốn đối ứng cũng cần đến hàng trăm tỷ đồng. Vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này để cải thiện tốc độ giải ngân, đảm bảo tiến độ của các dự án.
Hiệu quả đầu tư thấp
Điều này thể hiện ở chỉ số ICOR liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Chỉ số ICOR thể hiện tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Tỷ lệ này cao tức là cần số vốn nhiều hơn để tạo ra thêm 1 đơn vị sản lượng tăng thêm, cũng có nghĩa là hiệu quả đầu tư thấp dần.
So với các quốc gia khác trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa thì chỉ số ICOR của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.
Chỉ số ICOR của Việt Nam so với các nước trong thời kỳ đầu CNH
Quốc gia
Giai đoạn
GDP
Đầu tư/GDP
ICOR
Hàn Quốc
1961-1980
7,9
23,3
3,0
Đài Loan
1961-1980
9,7
26,2
2,7
Indonesia
1981-1995
6,9
25,7
3,7
Thái Lan
1981-1995
8,1
33,3
4,1
Trung Quốc
2001-2006
9,7
38,8
4,0
Việt Nam
2001-2006
7,6
39,1
5,1
Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á
Nguyên nhân hiệu quả đầu tư tại Việt Nam thấp là do các dự án hiện nay vẫn theo cơ chế xin – cho, mà đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và lợi ích nhóm. Ngoài ra thì còn do việc đầu tư dàn trải, thiếu trọng điểm dẫn đến thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư.
2.3 Đánh giá khả năng hoàn trả nợ của Việt Nam
Từ năm 2003 Việt Nam đã hết thời gian ân hạn 10 năm và bắt đầu phải trả cả gốc lẫn lãi. Lãi suất trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9% trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Bên cạnh đó, từ năm 2010, Việt Nam đã bước ra khỏi danh sách các nước nghèo kém phát triển và trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp, điều đó cũng có nghĩa là các khoản vay mới của Chính phủ sẽ tương đương với các khoản vay thương mại mà gần như không có thêm ưu đãi nào. Theo ước tính, đến năm 2016 thì Việt Nam phải trả 2.1 tỷ đô la tăng nhanh so với mức 1.67 tỷ đô la vào năm 2010 và 1.29 tỷ đôla năm 2009. Cùng với điều kiện cán cân thương mại thâm hụt thường xuyên, bội chi ngân sách thì gánh nặng trả nợ đang ngày một lớn.
Để đánh giá khả năng hoàn trả nợ cần phải xem xét nhiều yếu tố, tuy nhiên người ta thường chú trọng vào việc phân tích tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP và tỷ lệ nợ phải trả/xuất khẩu ròng và tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách.
Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài của Việt Nam
Chỉ tiêu (%)
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng nợ NN/GDP
31.4
32.5
29.8
39.0
42.2
Nợ NN khu vực công/GDP
26.7
28.2
25.1
29.3
31.1
Nghĩa vụ trả nợ trung dài hạn/XK ròng
1.0
3.8
3.3
4.2
3.4
Nghĩa vụ trả nợ NN/thu NS
3.7
3.6
3.5
5.1
3.7
Dự trữ ngoại hối/dư nợ ngắn hạn
6,380
10,177
2,808
290
187
Nguồn: Bản tin tài chính số 7 – Bộ Tài chính
Theo biểu trên ta thấy cả ba tỷ lệ nợ/GDP, nợ/thu NSNN và nợ/XK hàng hóa dịch vụ đều đang tăng cao trong những năm gần đây. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Việt Nam đang giảm dần.
Xét về quy mô nợ nước ngoài/GDP: đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ trên thu nhập quốc dân, nói cách khác nó thể hiện khả năng hấp thụ vốn nước ngoài của nền kinh tế. Những năm gần đây tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng, từ 31.4% năm 2006 đến 42.2% vào năm 2010 và 41.5% vào năm 2011. Sở dĩ tỷ lệ này giảm 0.7% vào năm 2011 không phải là do quy mô nợ giảm mà do GDP danh nghĩa năm 2011 cao hơn so với 2010. Nếu chỉ xét về mặt số liệu thì tỷ lệ nợ của Việt Nam vẫn đang nằm trong giới hạn an toàn, tuy nhiên đặt trong điều kiện khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đang có nguy cơ gia tăng và nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang ở tình trạng khó khăn thì có thể nói Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro nợ.
Nghĩa vụ trả nợ trung, dài hạn/xuất khẩu ròng: tỷ lệ này tăng trong những năm gần đây từ 1% năm 2006 lên 4.2% năm 2009 và 3.4% năm 2010. Giá trị xuất khẩu ròng hàng hóa dịch vụ là nguồn thu ngoại tệ thể hiện khả năng trả nợ của 1 quốc gia. Chính vì thế khi tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng đã phản ánh khả năng hoàn trả của chúng ta giảm dần.
Nợ phải trả hàng năm/thu NSNN: Đối với những quốc gia đang phát triển, các khoản vay nước ngoài chủ yếu là vay nợ của chính phủ hoặc do chính phủ đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là khu vực tư nhân chưa đủ uy tín để có thể vay mượn trực tiếp các nguồn vốn từ bên ngoài. Do đó khả năng trả nợ của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào giá trị xuất khẩu mà còn phải căn cứ vào nguồn thu của chính phủ. Trong những năm gần đây thì nghĩa vụ trả nợ hàng năm thường chiếm khoảng 10% thu NSNN, nên vấn đề trả nợ cũng không gặp nhiều vấn đề. Tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng, cộng thêm việc thâm hụt NSNN thì khả năng trả nợ trong tương lai sẽ khó khăn hơn.
Thêm vào đó, tỷ lệ dự trữ ngoại hối/ nợ ngắn hạn của Việt Nam đang sụt giảm rất nghiêm trọng, từ 10,177% năm 2007 xuống chỉ còn 2808% vào năm 2008, 187% vào năm 2010 và đang có xu hướng sụt giảm hơn nữa, trong khi mức khuyến nghị của World Bank là 200%. Nguyên nhân dự trữ ngoại hối giảm là do thâm hụt cán cân thương mại duy trì ở mức độ cao trong nhiều năm. Vì thế nguồn ngoại tệ để trả nợ đang giảm dần và đe dọa đến khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai.
Một vấn đề lớn nữa là phần lớn các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đều đang hoạt động không có hiệu quả. Lãi từ các dự án chưa đủ để trả nợ vay, chưa kể đến nhiều dự án còn lỗ. Vì thế, gánh nặng trả nợ đang ngày càng đè nặng lên Ngân sách Nhà nước. Về dài hạn thì tình trạng này có thể dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán khi mà nguồn trả nợ của Việt Nam cũng đang ngày càng khó khăn.
Nhìn chung, khả năng hoàn trả của Việt Nam hiện tại vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên xét về mặt lâu dài, với tình hình kinh tế vẫn đang khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp, cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt, hiệu quả sử dụng vốn không cao… thì khả năng hoàn trả trong tương lai sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết là chúng ta phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn, vì đây là vấn đề mấu chốt quyết định 1 quốc gia có khả năng hoàn trả hay không. Vì Argentina tỷ lệ nợ/GDP chỉ có 35% đã rơi vào khủng hoảng nợ, trong khi đó Nhật Bản tỷ lệ này là hơn 200% nhưng do quản lý tốt và sử dụng hiệu quả nên vẫn vững vàng trước khủng hoảng nợ.
Những tồn tại và yếu kém trong vấn đề quản lý và sử dụng nợ nước ngoài đang đặt ra một yêu cầu cấp thiết là cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nợ từ đó tăng khả năng hoàn trả để tránh khủng hoảng nợ trong tương lai.
2.4 Nguồn trả nợ
2.4.1 Nguồn ngắn hạn
Phát hành trái phiếu trên thị trường nước ngoài: Việt nam là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển là rất cao. Trong bối cảnh này, phát hành trái phiếu quốc tế là một kênh huy động vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tận dụng để phục vụ cho nhu cầu phát triển, nhưng nhìn chung thì loại hình này còn khá mới mẻ và cần có được sự tín nhiệm trên thị trường quốc tế.
Thuế: một nước có đồng tiền chuyển đổi, được chấp nhận rộng rãi và được dùng làm tiền dự trữ như đồng Mỹ, đồng Euro hay đồng Yen thì các nhà nước này có thể có tỷ lệ nợ rất cao mà không ảnh hưởng gì đến khả năng trả nợ vì họ có thể bán trái phiếu dễ dàng trên thị trường thế giới, thay vì phải in tiền, hay phải tăng thuế ngay để trả nợ. Những nước như Việt Nam hay cả Hy Lạp hay Ireland thì việc tăng thuế để trả nợ nước ngoài rất khó thực hiện vì nếu tăng thuế sẽ là ảnh hưởng tới kinh tế trong nước.
Kiều hối: cũng là nguồn quan trọng có thể thu hút để trả nợ nước ngoài và đây là lợi thế của Việt Nam.
2.4.2 Nguồn dài hạn
Lập Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài
Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài là một biện pháp lâu dài và hiệu quả được Bộ Tài Chính hướng dẫn thành lập cách đây 4 năm. Theo quy định, mức dự trữ tối thiểu của quỹ được tính bằng 50% tổng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm của các khoản Chính phủ vay về cho vay lại.
Đây là quỹ được thành lập để tập trung các khoản thu hồi vốn cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ và các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ để bảo đảm việc trả nợ nước ngoài các khoản vay của Chính phủ, cũng như dự phòng bù đắp các rủi ro về tỷ giá, tín dụng, lãi suất... và xử lý các rủi ro có thể xảy ra khi Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nước ngoài.
Các khoản thu của quỹ bao gồm gốc, lãi cho vay lại từ nguồn vốn ODA và các khoản vay nước ngoài khác, phí vay phải trả nước ngoài, các khoản thu phí bảo lãnh và các khoản thu hồi nợ, lãi tiền gửi và các khoản thu khác từ sử dụng vốn nhàn rỗi của quỹ.
Theo hướng dẫn, phần chênh lệch giữa thu và chi là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, sẽ được sử dụng để tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước; cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay có kỳ hạn tối đa không quá 3 năm; dùng cấu lại nợ, hỗ trợ các dự án cho vay lại hoặc vay có bảo lãnh chính phủ gặp khó khăn. Ngoài ra, số tiền nhàn rỗi có thể được gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng Thương mại... để đảm bảo hiệu quả và thanh khoản.
Tăng cường hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động chính, quan trọng để thu ngoại tệ về trả nợ. Trong các nguồn thu ngoại tệ cho Ngân sách quốc gia có một số nguồn thu chính:
- Xuất khẩu hàng hoá - dịch vụ.
- Đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
- Vay nợ của Chính phủ và tư nhân.
- Kiều bào nước ngoài gửi về
- Các khoản thu viện trợ,...
Tuy nhiên, chỉ có thu từ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là tích cực nhất vì những lý do sau: không gây ra nợ nước ngoài như các khoản vay của Chính phủ và tư nhân; Chính phủ không bị phụ thuộc vào những ràng buộc và yêu sách của nước khác như các nguồn tài trợ từ bên ngoài; phần lớn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu thuộc về các nhà sản xuất trong nước được tái đầu tư để phát triển sản xuất, không bị chuyển ra nước ngoài như nguồn đầu tư nước ngoài, qua đó cho phép nền kinh tế tăng trưởng chủ động, đỡ bị lệ thuộc vào bên ngoài.
Do đó, đối với bất kỳ quốc gia nào, để tránh tình trạng nợ nước ngoài, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, con đường tốt nhất là đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ làm tăng tổng cung ngoại tệ của đất nước, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định kinh tế vĩ mô. Liên hệ với cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á (tháng 7/1997), ta thấy nguyên nhân chính là do các quốc gia bị thâm hụt cán cân thương mại thường xuyên trầm trọng, khoản thâm hụt này được bù đắp bằng các khoản vay nóng của các doanh nghiệp trong nước. Khi các khoản vay nóng này hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ và buộc tuyên bố phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp gây ra sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài, càng làm cho tình hình thêm căng thẳng, đến nỗi Nhà nước cũng không đủ sức can thiệp vào nền kinh tế, từ đó gây ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 9/2012 đạt 18,79 tỷ USD, giảm 8,6% so với tháng trước; trong đó, xuất khẩu đạt 9,48 tỷ USD, giảm 8% và nhập khẩu là gần 9,31 tỷ USD, giảm 9,2%.
Tính đến hết quý III/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 166,96 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: xuất khẩu đạt 83,55 tỷ USD, tăng 18,6% và nhập khẩu là gần 83,41 tỷ USD, tăng 6,1%. Kết quả này đã đưa cán cân thương mại của Việt Nam trong 9 tháng năm 2012 thặng dư 143 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy tình hình xuất khẩu tuy có tăng qua các năm, nhưng vẫn nhỏ hơn nhập khẩu, và lượng tăng xuất khẩu là nhỏ, chưa đủ để chi trả cho các khoản vay nợ nước ngoài.
PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HOÀN TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
Nhóm giải pháp chung
Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố:
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật: là xương sống của hệ thống pháp luật, là hệ thống nguồn luật, bao gồm không chỉ hệ thống các văn bản pháp luật mà có án lệ, thậm chí gồm cả các học thuyết pháp lý. Nếu thiếu các yếu tố khác, có thể chúng ta vẫn có một hệ thống pháp luật dù không hoàn chỉnh nhưng nếu thiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thì không thể nói đến sự tồn tại của một hệ thống pháp luật.
Các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật: gồm các tổ chức, các cơ quan hoặc các định chế cần thiết khác được hình thành một cách tương ứng với hệ thống văn bản pháp luật, để bảo đảm cho việc thực thi có hiệu quả hệ thống văn bản pháp luật. Nếu có một hệ thống các văn bản pháp luật đầy đủ nhưng thiếu các thiết chế cần thiết để thực thi các quy định của pháp luật, để áp dụng vào thực tế thì hệ thống văn bản pháp luật đó cũng trở nên ít ý nghĩa và kém hiệu quả.
Tổ chức thi hành pháp luật: Nếu có một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ nhưng không hoặc ít chú ý đến việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là việc bảo đảm những nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện pháp luật không tương xứng với những quy định của pháp luật, thì cũng làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.
Nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác pháp luật và nghề luật: là cơ sở bảo đảm cho việc hiện thực hóa tất cả các yếu tố trong hệ thống pháp luật, từ đội ngũ các chuyên gia xây dựng pháp luật đến đội ngũ những người làm công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, những người làm công tác xét xử, hoạt động tư pháp khác, luật sư, công chứng…
- Từ quan niệm về một hệ thống pháp luật như trên, chúng ta cần xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện với đủ bốn yếu tố trên. Một số giải pháp cụ thể như sau:
Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh. Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Các cơ quan có trách nhiệm phải ra các văn bản hướng dẫn thực hiện; thực hiện nghiêm chỉnh quy định không xem xét dự thảo luật, pháp lệnh nếu không kèm theo văn bản hướng dẫn thực hiện. Tập trung xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực thi hành.
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ kịp thời những quy định không còn phù hợp, tránh chồng chéo nhất là các quy định về hồ sơ, thủ tục đất đai, đầu tư, đăng ký kinh doanh, mã số thuế, giải thể, phá sản doanh nghiệp….; đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác pháp luật và nghề luật
Cải thiện môi trường đầu tư
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là rào cản lớn đối với những dự án xin vay vốn nước ngoài cần điều kiện tiên phong là cơ sở hạ tầng. Giải pháp được đưa ra là: khuyến khích vốn nước ngoài được sử dụng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án này nên có sự tham gia của tư nhân bởi đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân.
Muốn kéo được các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng giao thông rất cần phải tạo ra cơ chế phù hợp:
Các cơ chế như là: khi tham gia dự án doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án, được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án…. Cơ chế này sẽ góp phần đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư bởi lợi nhuận, xét về lâu dài chính là yếu tố đảm bảo để nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư.
Đồng thời nên thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi để tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư.
Vấn đề giải phóng mặt bằng cũng cần được triển khai nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Xúc tiến thương mại
Về việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nên làm tập trung để giới thiệu môi trường đầu tư một cách chủ động, thống nhất, thay vì giao cho các địa phương tự tổ chức như hiện nay. Đề xuất Bộ Kế hoạch Đầu tư lựa chọn khoảng 30 tập đoàn xuyên quốc gia về lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo để tiếp cận và giới thiệu dự án cụ thể.
Sửa đổi các chính sách đầu tư
Cần phải thực hiện việc sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư; chấn chỉnh; hoàn thiện quy trình liên quan đến việc kiểm soát máy móc, thiết bị nhập khẩu và môi trường; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đầu tư; nghiên cứu lập Ban Chỉ đạo đầu tư nước ngoài tầm quốc gia để đủ thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc.
Các biện pháp hỗ trợ khác
Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.
Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tốt hơn, đặc biệt là việc cấp giấy phép trong các lĩnh vực.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và xử lư nghiêm các trường hợp vi phạm IPR.
Nâng cao chất lượng lực lượng lao động Việt Nam.
Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, làm giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Gia tăng hệ số tín nhiệm
Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đánh giá chi phí vay mượn của Việt Nam tại thị trường vốn quốc tế. Thông qua việc tiếp xúc với các công ty đánh giá xếp hạng tín nhiệm sẽ góp phần thúc đẩy, tuyên truyền và giới thiệu sâu rộng hơn về tình hình Việt Nam cho các nhà đầu tư quốc tế.
Vì vậy cần có những giải pháp để gia tăng hệ số tín nhiệm cho Việt Nam, cụ thể như sau:
Tiếp tục nâng cao nội lực của nền kinh tế, tăng cường chủ động và chuyên nghiệp trong công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Cần đáp ứng một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như là:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.
Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội duy trì ở mức 33-35% GDP, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 - 12%/năm thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm, 2016 – 2020 11%/năm.
Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020.
Tăng mức dự trữ ngoại hối nhà nước đạt ít nhất 12 tuần nhập khẩu, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống dưới 4,5% GDP (năm 2015) và 4% GDP ( 2016-2020)
Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài
Chính sách nợ gắn với liền với phát triển kinh tế
Việc làm này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà mức độ nợ nước ngoài đang ngày càng gia tăng và hiệu quả sử dụng vốn vay chưa thật hiệu quả.
Trong chiến lược quản lý nợ nước ngoài, cần xác định rõ mục đích vay, những kết quả mong đợi, nhu cầu và khả năng huy động vốn vay, đối tượng sử dụng các khoản vay, các hình thức huy động vốn, mức lãi suất và các phương án sử dụng vốn vay hiệu quả. Tránh tình trạng vốn vay không được sử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu và hiệu quả sử dụng kém.
Bên cạnh đó, cần chủ động tổ chức hội thảo, hội nghị đối thoại với các nhà tài trợ, cập nhật và thông báo tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cùng cơ chế nhất quán về đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho họ hiểu và giúp đỡ Việt Nam trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược nợ nước ngoài.
Đồng thời, thực hiện cam kết của Chính phủ với các nhà tài trợ, ứng xử linh hoạt với nhà tài trợ dành cho Việt Nam mức cam kết ODA lớn và ổn định.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, tập trung vào các dự án trọng điểm
- Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và chỉ tập trung vào các dự án trong điểm sẽ giúp đầu tư đúng trọng tâm, giảm rủi ro, có chọn lọc và đạt được hiệu quả.
- Trong việc đa dang hóa danh mục đầu tư cần chú trọng công tác quản lý rủi ro với danh mục đó, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán và hoạt động. Trong thời gian qua, danh mục nợ của Chính phủ đã gặp phải rủi ro từ các biến động bất lợi về tỷ giá, ảnh hưởng tới chi phí trả nợ nước ngoài và giá trị danh nghĩa của nợ nước ngoài theo đồng nội tệ. Các rủi ro này bao gồm sự mất giá của đồng Việt Nam so với các loại ngoại tệ của khoản vay và biến động về tỉ giá giữa các loại tỷ giá dẫn đến việc tăng giá của các loại ngoại tệ so với đồng tiền Việt Nam. Đồng thời cần tiến hành phân tích tính bền vững của nợ cũng như điều chỉnh cơ cấu dư nợ để hình thành những đối sách phù hợp.
Tập trung vào các dự án trọng điểm: Đẩy mạnh cơ chế hợp tác Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các dự án PPP như đã trình bày ở trên và chọn trong số danh mục đầu tư những dự án trọng điểm để tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển
Kiểm soát nợ nước ngoài
a) Giảm chi phí vay nợ
Chính giá tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả đối ngoại của đồng tiền, có quan hệ hữu cơ với nợ nước ngoài và công tác quản lý nợ.
Lấy ví dụ, trước năm 1979, Việt Nam có sử dụng 20 tỷ Yên Nhật tương đương với 92 triệu USD (Tỷ giá 216 Yên= 1USD). Ngày 6/11/1992, chính phủ Nhật có mở quan hệ tín dụng với Việt Nam và cho Việt Nam vay 20 tỷ Yên Nhật tương đương với 125 triệu USD( Tỷ giá 160 Yên=1 USD). Đầu năm 1995, đồng Yên Nhật lên giá, 1USD chỉ đổi được 90 Yên, như vậy đồng Yên Nhật lên giá đã làm tăng gánh nặng gốc quy ra USD cho người đi vay.
Như vậy tỷ giá có tác động mạnh đến khả năng thanh toán của nợ nước ngoài của nước ta, việc cần làm là ổn định tỷ giá để đảm bảo khả năng chi trả nợ gốc và nợ lãi không bị tăng lên quá nhanh, ngoài sự kiểm soát của chúng ta.
Có thể nói chính sách ngoại hối nước ta có phần “tự do” quá mức cần thiết, nên tự nó đã tác động tiêu cực đến cân đối cung cầu ngoại tệ, tức tạo nên tình trạng thiếu hụt ngoại tệ một cách giả tạo trên thị trường ngoại hối chính thức có tổ chức. Và đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tình trạng bát nháo thị trường ngoại tệ. Giải pháp:
Cần xác định việc áp dụng chế tài cấm đô la hóa tiền mặt trong sở hữu cất giữ của dân cư chắc chắn sẽ có sự phản ứng, không dễ đồng thuận ngay của dư luận xã hội. Nhưng Nhà nước cần kiên trì, có chính sách thỏa đáng về tỷ giá khi dân chúng rút tiền gửi tài khoản ngoại tệ bằng tiền mặt hay chuyển khoản VNĐ để tiêu dùng, thay thế việc rút ra bằng tiền mặt ngoại tệ, chủ yếu là tiền mặt USD như hiện nay.
Kiều hối về Việt Nam cũng xử lý chuyển đổi ra VNĐ để chi tiêu trong nước; còn nguồn kiều hối chưa tiêu dùng họ vẫn có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại được phép bằng ngoại tệ hoặc bằng tài khoản VNĐ chuyển đổi…
Cần xóa bỏ cơ chế tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại được phép của mọi tổ chức kinh tế, lớn hoặc nhỏ của bất cứ thành phần kinh tế nào, kể cả các pháp nhân kinh tế có yếu tố đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chuyển hẳn sang cơ chế giao dịch mua, bán ngoại tệ.
Cải thiện lòng tin: Ngoài việc điều chỉnh thì cần phải cải thiện lòng tin của người dân, nhà đầu tư và thị trường, đó là yếu tố rất quan trọng. Tỷ giá hình thành từ cung cầu, nên có giá trị thực và những dao động lên xuống quanh giá trị thực, và dao động này được hình thành từ lòng tin và niềm tin. Việc NHNN mạnh tay điều chỉnh tỷ giá về gần thị trường tự do nhưng chưa có những biện pháp mang lại lòng tin cho người dân và nhà đầu tư, nên tỷ giá tự do vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng và tạo ra một vòng xoáy tăng giá giữa tỷ giá tự do và liên ngân hàng.Biện pháp để lấy lại lòng tin của người dân là phải cải thiện năng lực sản xuất, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng GDP với một mức lạm phát hợp lý hơn.
- Ổn định lạm phát
Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ. Lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gửi nội tệ so với ngoại tệ kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ, tức là lạm phát có tác động ngược chiều với giá trị của đồng nội tệ. Cần phải ổn định lạm phát để kiểm soát được diễn biến trên thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá hối đoái.
Tăng dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối: đảm bảo khả năng trả nợ khi thật sự cần thiết
Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện tương đương 50 tỉ USD, lớn gấp 3 lần so với dự trữ ngoại hối (dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay khoảng 14-15 tỉ USD) (So sánh với nước bạn Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc: 3,2 nghìn tỷ USD, trong khi nợ nước ngoài của Trung Quốc tính đến T6.2012 chỉ là hơn 750 tỷ USD)
- Biện pháp:
Cải thiện cán cân tài khoản vãng lai bằng cách tăng xuất khẩu
Cải thiện cán cân tài khoản vốn bằng thu hút vốn FDI
Tăng lượng kiều hối: trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn trong tình trạng đô la hóa ở mức cao, hơn nữa các nguồn đầu tư từ nước ngoài có thể sẽ bất ổn trong thời gian tới, khi môi trường kinh tế quốc tế thay đổi, các dòng kiều hối nên được xem là nguồn vốn dự phòng và mang tính điều tiết trong các trường hợp đột xuất.
Nhóm xin chỉ tập trung làm rõ các biện pháp tăng lượng kiều hối.
Các biện pháp tăng lượng kiều hối:
Theo WB VN đứng thứ 16/30 nước có lượng kiều hối chuyển về nước nhiều nhất , năm 2010 kỷ lục đạt 8 tỷ USD, tỷ lệ kiều hối trên GDP là 7,92%. Tuy nhiên kiều hối lại tập trung vào bất động sản tới 70% tổng nguồn kiều hối, vì vậy đã góp phần tạo nên bong bóng thị trường bất động sản. Để thu hút được hiệu quả :
Cần minh bạch thông tin về văn hóa kinh doanh ở Việt Nam cũng như các giao dịch vốn
Cần có chiến dịch quảng bá để cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách của Nhà nước nhằm giải tỏa tâm lý cho kiều bào ở nước ngoài, thu hút doanh nhân đầu tư về quê hương
Nhà nước cần có những định hướng, chính sách dẫn dắt kiều bào đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và phát triển , tránh mất cân đối trong danh mục đầu tư.
Xuất khẩu lao động: tập trung vào chất lượng nguồn nhân lực, như xuất khẩu các dịch vụ: giáo dục,… Ước tính chỉ cần mỗi lao động xuất khẩu gửi về cho người thân 2.500USD/năm, doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỷ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam. Hiện tại có khoảng 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại hơn 100 quốc gia khắp thế giới là đối tượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ kiều hối của các NHTM. Nhìn chung, do tỷ giá ổn định nên người thụ hưởng từ kiều hối thường gửi tiết kiệm USD hoặc quy đổi sang VNĐ, giúp nguồn cung ngoại tệ của các NHTM tăng lên, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái, tăng dự trữ ngoại hối
Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
3.3.1 Thành lập cơ quan quản lý nợ nước ngoài
Nhất thiết phải thành lập cơ quan quản lý nợ nước ngoài độc lập thống nhất trực thuộc Bộ Tài chính và chuyển chức năng chủ trì xây dựng và điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài về cho Bộ này cũng như chuyển nhiệm vụ vận động, chủ trì đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế về ODA từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư sang cho Bộ Tài chính.
a) Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ :
Giải quyết đảm bảo được các yêu cầu trong công tác quản lý nợ nước ngoài, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong cơ cấu nợ và dẫn đến nguy cơ rủi ro lãng phí trong hoạt động quản lý vay và sử dụng vốn vay.
Theo dõi, quản lý và giám sát nợ một cách sát sao, khách quan và độc lập.
Thực hiện và trình bày báo cáo tổng thể về quản lý nợ trước Quốc hội hằng quý.
Lập chính sách vay, trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm.
b) Các yêu cầu với cơ quan quản lý nợ:
Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ nước ngoài: Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ nước ngoài và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nợ nước ngoài. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ nước ngoài cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn xác nhận.
Tổ chức lại hệ thống thông tin về nợ nước ngoài: hệ thống thông tin về nợ nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn nghèo nàn, chưa đầy đủ và liên tục, chất lượng thông tin về nợ thiếu tin cậy. Bên cạnh đó, sự không công khai thông tin giữa các bộ, ngành dẫn đến hiện tượng bưng bít thông tin gây hậu quả xấu đối với công tác quản lý nợ. Các tác giả thực hiện dự án về quản lý nợ vay nước ngoài (dự án VIE 01/010) cũng đã từng khuyến cáo Việt Nam cần đảm bảo rằng các số liệu nợ được kiểm chứng thống nhất và cập nhật một cách nhất quán, thông tin từ các khoản vay cần được hoàn chỉnh để có thể có được các đầu ra và báo cáo cần thiết.
Đưa ra cơ chế giám sát mang tính thị trường đối với DNNN vay vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảm bảo khả năng trả nợ.
Đưa ra cơ chế gắn trách nhiệm sử dụng vốn vay với việc trả nợ để nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh, tạo cho doanh nghiệp ý thức sử dụng nguốn vốn vay có hiệu quả. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ nước ngoài. Bởi Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.
c) Cơ chế giám sát cơ quan quản lý nợ:
Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ nước ngoài thông qua đầu mối là cơ quan quản lý nợ nước ngoài. Cơ quan này sẽ giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực về tình hình nợ nước ngoài để đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai. Kiểm toán nợ nước ngoài cần được tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi ro trong quản lý.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng và hoàn trả nợ nước ngoài tránh nguy cơ khủng hoảng nợ.docx