Tài liệu Tiểu luận Quản lý thông tin đất ở Việt Nam và thế giới hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯƠNG
Môn: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT
BÀI TIỂU LUẬN
“Quản lý thông tin đất ở việt nam và thế giới hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương”.
Gv hưóng dẫn:Ks.Ngô Hồng Gấm
Sinh viên: Nguyễn Văn Tuyển
Lớp :38B_QLĐĐ
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng. Vì vậy việc bảo vệ tài nguyên đất đai là vô cùng quan trọng”.
Trong những năm trước đây để ghi nhận, mô tả và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sự phân bố đô thị, phân bố dân cư, phân bố sản xuất...người ta sử dụng hệ thống bản đồ địa lý, bản đồ chuyên đề, bản đồ giải thửa...vẽ trên giấy cùng các bảng biểu thống kê được lưu trữ thủ công. Các bản đồ này mức độ sử dụng còn hạn chế do có độ chính xá...
33 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Quản lý thông tin đất ở Việt Nam và thế giới hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯƠNG
Môn: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT
BÀI TIỂU LUẬN
“Quản lý thông tin đất ở việt nam và thế giới hiện nay như thế nào và liên hệ ở địa phương”.
Gv hưóng dẫn:Ks.Ngô Hồng Gấm
Sinh viên: Nguyễn Văn Tuyển
Lớp :38B_QLĐĐ
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng. Vì vậy việc bảo vệ tài nguyên đất đai là vô cùng quan trọng”.
Trong những năm trước đây để ghi nhận, mô tả và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sự phân bố đô thị, phân bố dân cư, phân bố sản xuất...người ta sử dụng hệ thống bản đồ địa lý, bản đồ chuyên đề, bản đồ giải thửa...vẽ trên giấy cùng các bảng biểu thống kê được lưu trữ thủ công. Các bản đồ này mức độ sử dụng còn hạn chế do có độ chính xác thấp, nội dung không phong phú, khó khăn cho việc lưu trữ, nhân bản, bảo quản, cập nhật và chỉnh sửa.
Trong giai đoan hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học tin học, điện tử viễn thông, ngành Địa chính có những ứng dụng kỹ thuật mới làm thay đổi nhiều vấn đề về công nghệ. Cho phép số hóa các thông tin không gian mã hóa các thông tin thuộc tính, tổ chức lưu trữ một khối lượng thông tin lớn, nhanh chóng và dễ tổng hợp, phân tích, cung cấp, cập nhật thông tin.
Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, ngành địa chính đang phải đối mặt với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ.Những khái niệm mới, hệ thống mới, kỹ thuật mới xuất hiện, đã được ngành Địa chính ứng dụng có hiệu quả vào công tác quản lý đất đai, và thành lập bản đồ địa chính ở dạng số.
Song song với mỗi giai đoạn phát triển của loài ngừơi, các ngành khoa học nói chung và ngành địa chính nói riêng cũng có những bước phát triển rõ rệt. Ngày nay, những thành tựu to lớn của nhiều ngành như: toán học, khoa học, địa lý học, kỹ thuật điện tử, tin học...đã ứng dụng nhiều vào ngành địa chính.
Thể hiện ở việc quản lý các thông tin đất đai bằng các phần mềm tin học như: Famis, Vilis, cisParcel, ViREG, giúp chúng ta có thể dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa bổ sung và tìm kiếm nội dung về các thửa đất một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề: “Quản lý thông tin đất ở Việt Nam và thế giới hiện nay như thế nào? Liên hệ với địa phương.”
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Khái niệm về quản lý thông tin đất
1.1 khái niệm hệ thống thông tin đất
-Hệ thống thông tin đất (LIS_land Information System) là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin về đất đai.Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư,phát triển quản lý và sử dụng đất.
+ Con người
+ Công nghệ
+ Dữ liệu
Hệ thống thông tin đất
Các quyết định đúng hơn trong việc quản lý sử dụng tài nguyên
Sơ đồ 1: Các thành phần của LIS
Tổ chức thực hiện thông qua phần mềm
Hệ thống thông tin đất
Thu thập Nhập Lưu trữ Xử lý Quảng bá và sử dụng
Sơ đồ 2: Sơ đồ vận hành của LIS
Nguồn dữ liệu
Nguồn lực kĩ thuật
Nguồn lực con người
1.2. Khái niệm quản lý thông tin đất
-Quản lý thông tin đất là một hoạt động thiết yếu của con người trong hệ thống thông tin nhằm thiết kế và duy trì một môi trường làm việc bên trong và bên ngoài hệ thống, để làm sao hệ thống có thể hoàn thiện các nhiệm vụ và mục tiêu đã định,trên cơ sở sử dụng tốt nhất các nguồn tài liệu,dữ liệu hiện co.
- Quản lý thông tin đất là quá trình xác định một loạt các hoạt động của hệ thống được định hướng theo các mục tiêu ,trong đó các hành động cơ bản là:xác định mục tiêu,lập kế hoạch để xác định mục tiêu đó,tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.Chẳng hạn các việc như chăm sóc,bảo trì các thông tin.Nó bao gồm các hoạt động từ khi nhập dữ liệu vào hệ thống,kiểm tra,sắp xếp,phân loại thông tin.
1.3. Chức năng
-Quản lý thông tin đất là nhằm lưu trữ một cách an toàn hạn chế thấp nhất những sự cố làm thông tin bị thay đổi,hỏng thiết bị kỹ thuật gây ra,sự cạnh tranh không lành mạnh của con người,do thời gian gây nên.
-không cho phếp cá nhân xâm phạm bản quyền,thay đổi nội dung của dữ liệu.
-Xây dựng các khuôn dạng dữ liệu cho phép,có khả năng phân tích và xử lý dữ liệu, để tạo ra các sản phẩm khi có các yêu cầu về thông tin.
-Cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác để giúp các nhà quản lý phục vụ cho công tác quản lý đất đai
1.4. Các dạng thông tin được quản lý trong các hệ thống thông tin đất
-Dữ liệu dạng chữ_số:Các dữ liệu dạng chữ số có thể lưu trong các hồ sơ sổ sách hoặc văn bản và trong máy tính
-Dữ liệu đồ hoạ (bản đồ hay ảnh hoặc ảnh chụp máy bay, ảnh vệ tinh):Dữ liệu đồ hoạ được lưu trữ bằng bản đồ,dữ liệu số được lưu trữ trên băng từ đĩa từ…Thông thường hệ thống máy tính cung cấp khả năng lưu trữ,nén,và hiển thi nhanh chóng một khối lượng dữ liệu rất lớn.dữ liệu không gian số dạng Vecter hay Raster.
1.5. Đặc điểm của quản lý thông tin đất
Quản lý thông tin đất mang đầy đủ các đặc điểm của công tác quản lý về dữ liệu và quản lý về hồ sơ
-Quản lý các thông tin về quá khứ,thông tin hiện tại và có thể có các thông tin về tương lai.
-Quản lý các thông tin gốc, thông tin sao chép…
-Quản lý các sản phẩm phản ánh trực tiếp hoạt động của nghành theo một thể thống nhất ở tất cả các quốc gia
-Quản lý thông tin đất mang tính kinh tế,tính kỹ thuật và tính xã hội đặc trưng
-Quản lý đầy đủ các thông tin về điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội,pháp lý.
-Quản lý thông tin đất có khả năng cập nhật,bổ xung những biến động về thông tin một cách thường xuyên và liên tục.
-Quản lý thông tin đất mang tính nhân dân
2.các phần mềm quản lý thông tin đất
Hiện nay các phần mêm quản lý thông tin đất đang được sử dụng để quản lý các thông tin vể đât đai bao gôm:
Microstation
Mapinfo
Famis
Foxpro
Arcview Gis
Elis
3.Nội dung,chức năng, ứng dụng của các phần mềm
.Chức năng của một số phần mềm trong quản lý thông tin đất
-Famis là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính.Famis có khả năng xủ lý số liệu đo ngoại nghiệp ,xây dựng xử lý và quản lý bản đồ dịa chính sô,Cở sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất.
-Phần mềm Famis có chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất và với bản đồ địa chính.
+ Làm việc với số liệu đo đạc mặt đất:Quản lý khu đo, đọc và tính toán toạ độ của dữ liệu trị đo,giao diện hiển thị sửa chữa tiện lợi và mêm dẻo,xuất dữ liệu,quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ.
+ Làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính:Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau,quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn,tạo vùng tự động tính diện tích,hiển thị chọn sửa chữa các đối tượng bản đồ,tạo hồ sơ thửa đất,xử lý bản đồ,liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
-MapInfo Professional là phần mềm chạy trên môi trường Windows, có chức năng kết nối với các ứng dụng Windows khác (chẳng hạn như Microsoft Office). Trên nền một văn bản Office có thể tạo một bản đồ MapInfo cho phép người dùng tương tác được
Mapinfor là một trong các phần mềm đang được dung như là một hệ GIS trong quản lý thông tin bản đồ
-CiLIS là một trong những sản phẩm phần mềm của CIREN. Sản phẩm này là một hệ thống quản lý thông tin đất đai. Hệ thống đã được thử nghiệm tại một số địa phương trên cả nước phục vụ nhu cầu quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả tốt.
Lơi ích của một hệ thống thông tin có dữ liệu số (dữ liệu điện tử) được khai thác sử dụng trên các hệ thống máy tính là một điều không cần phải bàn cãi. Hơn nữa trong thời đại bùng nổ thông tin và yêu cầu hội nhập như hiện nay. Việc nâng cao năng lực làm việc, hiệu quả công việc, tiết kiện chi phí là một yêu cầu cấp thiết. Để làm được việc này thì có một yêu cầu hết sức quan trọng đó là việc xây dựng được các hệ thống thông tin có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý, của từng ngành, từng lĩnh vực, thỏa mãn tốt các yêu cầu về sử dụng khai thác, và phân phối các thông tin vốn có trong hệ thống phục vụ cho công tác quản lý của ngành, lĩnh vực đó đồng thời cho các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan hay thậm chí là đáp ứng được các đòi hỏi về thông tin của nhân dân
ViLIS không chỉ là một phần mềm chuyên ngành thuần túy mà là một giải pháp tương đối toàn diện cho mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý đất đai ở nước ta.Mục tiêu tổng quát của phần mềm ViLIS là tạo ra một môi trương làm việc mới và hiện đại cho các mặt của công tác quản lý nhà nýớc về đất đai và là công cụ khai thác thông tin đất đai phục vụ nhu cầu toàn xã hội. ViLIS cung cấp đầy đủ những công cụ, chức nãng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý đất đai, bao gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun bao gồm các chức nãng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Mô đun quản lý cơ sở toán học của bản đồ, hệ thống lưới tọa độ-độ cao các cấp, mốc địa giới hành chính.
- Mô đun quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: bản đồ địa chính, hồ sõ địa chính, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật .v.v;
- Mô đun đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, bản đồ địa chính và kê khai đăng ký, in GCNQSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai;
- Mô đun hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính;
- Mô đun hỗ trợ quản lý qui hoạch đất đai, tính toán đền bù giải tỏa tái định cứ theo quy hoạch;
- Mô đun trợ giúp quản lý tài chính về đất đai;
- Mô đun quản lý nhà ở và in GCNQSHN&QSDĐ;
- Mô đun quản lý hệ thống tài liệu đất đai;
- Mô đun trao đổi và đồng bộ dữ liệu giữa các cấp của công tác quản lý đất đai;
- Mô đun hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai, giao dịch đất đai trên mạng internet/intranet theo giao diện web;
- Mô đun quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai. Các mô đun của VILIS để cung cấp các chức năng giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dýới ở các cấp quản lý. VILIS liên tục được nâng cấp, cập nhật theo kịp các quy định mới trong công tác quản lý đất đai ở Việt nam hiện
- ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
ELIS được xây dựng như là một giải pháp tổng thể cho thông tin ngành Tài nguyên và Môi trường
ELIS là một hệ thống tích hợp rất nhiều phân hệ. Mỗi phân hệ có những chức năng và mục tiêu riêng nhưng đều chạy trên một nền tảng công nghệ và được tích hợp trên một cơ sở dữ liệu tập trung thông nhất.
Hệ thống ELIS giúp Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai... thông qua hệ thống máy tính. Ngoài ra, hệ thống ELIS còn cung cấp tiến trình xử lý hồ sơ cho người dân. Điểm nổi bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu đã qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các hồ sơ. Các chuyên gia của nhóm chuyên đề ELIS đã giới thiệu và hướng dẫn quy trình quản lý hồ sơ, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý biến động đất đai và quản lý điểm nóng môi trường
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quan trắc.
Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương thích của các dữ liệu địa lý dạng số. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển các nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ GIS. Các nguồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết hợp của GIS với GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám, đã cung cấp các công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn. GIS đã được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong các công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn trong các công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến tài nguyên môi trường
4.Quản lý thông tin đất ở trên thế giới
Hàn Quốc Hệ thống thông tin quản lý đất đai (LMIS) đã được thiết lập vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung cấp thông tin đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai của MOCT. Ban đầu, cơ sở dữ liệu đất đai được thiết lập sử dụng ArcSDE. Cơ sở dữ liệu này bao gồm một lượng lớn dữ liệu không gian như các bản đồ địa hình, địa chính, và vùng sử dụng đất.
Dự án đầu tiên được đảm nhiệm bởi LMIS đã giải quyết được các vấn đề. Khi các mảnh bản đồ độc lập được số hoá vào trong cơ sở dữ liệu, thỉnh thoảng các đường biên của các mảnh bản đồ gần kề không trùng khớp với nhau. Điều này xảy ra khi các bản đồ giấy nguồn được mở rộng, thu nhỏ lại, bị mòn theo thời gian hoặc do những người không có chuyên môn thực hiện việc số hoá dữ liệu. Thêm vào đó, một vài đối tượng trên các bản đồ không được sắp xếp một cách thích hợp. Điều này xảy ra bởi các bản đồ địa hình, địa chính và sử dụng đất được tạo ra theo các tham chiếu không gian khác nhau. Thêm vào đó, các bản đồ khu vực sử dụng đất đều dựa trên các bản đồ sai. Các bản đồ giấy đã được vẽ theo nhiều tỷ lệ khác nhau và mối quan hệ giữa các các khu vực sử dụng đất cũng không được định rõ.
Các khu vực sử dụng đất có mối quan hệ không gian theo kiểu rời rạc, cận kề, cắt ngang, nằm trong và chồng lấp. ArcGIS 8.3 Desktop cung cấp các phép toán hình học giúp giải quyết những vấn đề trên. Ngoài ra, thông qua các trường hợp nghiên cứu, các nguyên tắc làm việc đã được thiết lập cho việc phát triển cơ sở dữ liệu không gian và đang tiếp tục được bổ sung và cải thiện khi các vấn đề mới được xác định và giải quyết.
Hiện thời, mỗi chính quyền địa phương đang quản lý máy chủ dữ liệu của họ, những chiếc máy chủ này được mua từ ngân sách của địa phương hoặc từ dự án thông tin quốc gia. Thêm vào đó, từ năm 2000, các nhân viên trực thuộc chính quyền đã được cung cấp máy tính để bàn chạy nhiều hệ điều hành khác nhau. Trong hệ thống thông tin quản lý đất đai, kỹ thuật thông tin mở được áp dụng để có khả năng truy cập tự do giữa các chương trình ứng dụng khác nhau làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên nhiều nền khác nhau và để truyền thông tin giữa máy chủ dữ liệu với máy tính để bàn thông qua Internet hoặc Intranet. Về mặt này, hệ thống thông tin quản lý đất đai chọn và ứng dụng công nghệ 3 lớp client/server với CORBA - một trong những chuẩn thực thi được đưa ra bởi OGC. Hiện nay các học viện quốc gia có thể truy cập các cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thông qua một hệ thống mạng thông tin điều hành bởi chính phủ, và cộng đồng có thể truy cập nó thông qua Internet.
Các hệ thống ứng dụng cho quản lý đất đai hiện nay đang được chia theo chiều dọc theo quan hệ phân cấp giữa các đơn vị khác nhau trong chính phủ (ví dụ, MOCT - thành phố/tỉnh chính - thành phố/hạt/quận). Những hệ thống này bao gồm hệ thống hỗ trợ chính sách đất đai của MOCT, nó hỗ trợ việc thiết lập quy hoạch và chính sách đất đai, thu thập và phân tích các số liệu thống kê thông tin đất đai; Hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất và hệ thống quản lý hành chính đất đai của các tỉnh/thành phố chính; và Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai của các thành phố, hạt và quận. Hệ thống hỗ trợ chính sách đất đai và hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất được phát triển sử dụng ArcInfo và MapObjects để tích hợp và phân tích dữ liệu không gian và dữ liệu thống kê. Các hệ thống hiện thời chứa các số liệu thống kê cơ bản, các phân tích, và yêu cầu trên các tập dữ liệu không gian và thông tin phụ thuộc.
Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai thì được chia nhỏ ra thành các hệ thống ứng dụng cho Quản lý giao dịch đất đai, Quản lý giá đất đã niêm yết, Quản lý thu hồi lợi nhuận phát triển, Quản lý môi giới kinh doanh bất động sản, Quản lý Dữ liệu không gian, và Dịch vụ thông tin đất đai. Hệ thống dịch vụ thông tin đất đai cung cấp thông tin đất đai cho các nhân viên và người dân thông qua Intranet và Internet, đem lại lợi ích cho cả nhân viên và cư dân địa phương.
Hyunrai Kim, giám đốc của Bộ phận Quản lý đất đai của thành phố Seoul nói: “Bằng các công cụ của Hệ thống dịch vụ thông tin nhà đất, cư dân thành phố có thể nhận được các thông tin đất đai một cách dễ dàng tại nhà. Họ không phải đến văn phòng, nơi mà nằm cách xa nhà họ”. Hệ thống này đã tiết kiệm thời gian và chi phí. Với Hệ thống quản lý giá đất niêm yết đã phát triển, nó có thể tính toán giá đất trực tiếp. Ông Kim tiếp tục “Chúng tôi đang tiết kiệm chi phí cho việc thuê gia công bằng việc sử dụng Hệ thống quản lý giá đất niêm yết, hệ thống này cho phép chúng tôi in các bản đồ thể hiện giá đất trực tiếp.”
Đến tận bây giờ chúng tôi vẫn tập trung chính vào công việc hành chính quản lý dữ liệu và sự phát triển của nó, tuy nhiên, trong tương lai điểm nhấn sẽ được mở rộng và phát triển thành hệ thống hỗ trợ ra quyết định sử dụng các bản phân tích dữ liệu khác nhau. Nó cũng có kế hoạch cung cấp hệ thống thông tin đất đai 3 chiều để thể hiện bề mặt đất đai hiện thực hơn. Thêm vào đó, Hệ thống dịch vụ thông tin pháp lý đất đai sẽ được phát triển để phổ biến các quy định trong việc sử dụng đất cho người sử dụng. Nó sẽ có khả năng sử dụng các dịch vụ quản lý mở trực tuyến để cung cấp thông tin đất đai cho mọi người tại mọi thời điểm. Hệ thống thông tin quản lý đất đai không chỉ được dùng để phát triển phương pháp luận mới giải quyết các vấn đề đặc biệt bằng GIS mà còn xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin không gian quan trọng và có ý nghĩa cho chính phủ điện tử, nơi cung cấp các giao tác và thông tin tích hợp trong tương lai
BANGKOK LAND INFORMATION SYSTEM PROJECT BANGKOK ĐẤT DỰ ÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN
The City of Bangkok is an excellent case study to examine the problems and strategies in developing an integrated land information system in a large Third World city. Thành phố Bangkok là một trường hợp tuyệt vời để học tập và kiểm tra các vấn đề về chiến lược trong việc phát triển một hệ thống thông tin đất đai trong một thành phố lớn thứ ba thế giới. The Bangkok Land Information System (BLIS) Project builds on the success of the previously mentioned larger Royal Thai Government/World Bank/Australian funded Thailand Land Titling Project since 1983. Các hệ thống thông tin đất đai Bangkok (BLIS) Dự án được xây dựng trên sự thành công của việc trước đó đã đề cập lớn hơn của Chính phủ Hoàng gia Thái / Ngân hàng Thế giới / Úc tài trợ cho Thái Lan Titling đất dự án từ năm 1983. As stated above this project has the objective of upgrading the cadastral mapping base, improving the land titles records and improving the valuation base for the City. Như đã nêu ở trên dự án này có mục tiêu của các cadastral lập bản đồ, nâng cấp cơ sở, việc cải thiện các tiêu đề hồ sơ đất đai và nâng cao giá cơ sở cho thành phố. One of the most important aspects of this project is the institutional arrangements for its establishment and management. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của dự án này là sự sắp xếp cho các thể chế thành lập và quản lý. The project exhibits an exceptionally high level of cooperation and collaboration between the key participating agencies including the Bangkok Metropolitan Administration (BMA), the Metropolitan Water Authority (MWA), the Metropolitan Electricity Authority (MEA), Telephone Organisation of Thailand (TOT) and the Department of Lands (DOL). Dự án cuộc triển lãm một exceptionally cao mức độ hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan chính tham gia trong đó có Bangkok Metropolitan Administration (BMA), các nước Metropolitan Authority (MWA), các Metropolitan Điện Phép (MEA), Tổ chức Điện thoại của Thái Lan (TOT), và Sở Lands (DOL). Each of these organisations has invested money and people into the joint project. Mỗi của các tổ chức đã đầu tư tiền bạc và nhân dân vào các dự án chung. The project is also being supported by the Australian International Development Assistance Bureau (AIDAB). Dự án này cũng đang được hỗ trợ bởi Quốc tế Úc hỗ trợ phát triển của Cục (AIDAB). See Williamson and Mathieson (1992 and 1993) for details. Xem Williamson và Mathieson (1992 và 1993) để biết thêm chi tiết.
Bangkok Metropolis, the capital of Thailand, is located on a low flat plain of the Chao Phraya River extending to the Gulf of Thailand. Bangkok Metropolis, thủ đô của Thái Lan, tọa lạc trên một căn hộ thấp của đồng bằng sông Chao Phraya kéo dài đến Vịnh Thái Lan. Since established in 1782 as the new capital of Thailand, Bangkok Metropolis has been promoted as the centre of commerce, industry, national culture, national and international transportation and most of the central government administration. Từ thành lập năm 1782 như là vốn đầu tư mới của Thái Lan, Bangkok Metropolis đã được thúc đẩy như là trung tâm thương mại, công nghiệp, văn hóa quốc gia, quốc gia và quốc tế giao thông vận tải và hầu hết các trung tâm hành chính của chính phủ. The total area of the Metropolis now covers 1568 square kilometres. Tổng diện tích của Metropolis hiện nay bao gồm 1568 km vuông.
Bangkok has many if not most of the problems facing cities in developing countries. Bangkok có rất nhiều nếu không phải là hầu hết các vấn đề về mặt thành phố trong nước đang phát triển. There is rapid growth with which the city has difficulty coping. Có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mà thành phố đã gặp khó khăn đối phó. There is a major air and noise pollution and traffic problem. Có một không khí và tiếng ồn lớn gây ô nhiễm và lưu lượng truy cập vấn đề này. There is no mass transportation system. Không có khối lượng giao thông vận tải hệ thống. It takes most people at least two hours to get to work and another two hours to get home. Hầu hết mọi người phải mất ít nhất hai cách để có được để làm việc và một hai giờ để có được nhà. There is no significant sewerage system. Không có hệ thống thoát đáng kể. The many canals are often open sewers. Nhiều kênh rạch thường được mở sewers. The utility infrastructure is deteriorating, especially the electricity, telephone and water systems. Các tiện ích cơ sở hạ tầng là phá, đặc biệt là điện, điện thoại và hệ thống nước. There are long delays in getting connections. Có lâu dài sự chậm trễ trong việc kết nối. There are inequitable land and building taxation systems that mean the city has difficulty supplying and upgrading infrastructure. Hiện có inequitable đất đai và xây dựng hệ thống thuế có nghĩa là thành phố có khó khăn trong cung cấp và nâng cấp cơ sở hạ tầng. The result is a deteriorating urban environment and for many a poor quality of life in the city. Kết quả là một phá môi trường đô thị và cho nhiều người nghèo một chất lượng cuộc sống trong thành phố.
Yet the City of Bangkok is the engine of economic growth in Thailand. Tuy nhiên, các thành phố Bangkok là động cơ của tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan.
After many study tours, demonstrations by LIS/GIS vendors and numerous pilot projects undertaken by countries as part of their aid programs, the city believed that LIS offered some hope in helping to manage and provide adequate services and infrastructure for the future. Sau nhiều nghiên cứu du lịch, diễn của LIS / GIS và các nhà cung cấp rất nhiều các dự án thí điểm thực hiện của các quốc gia như là một phần của chương trình viện trợ của họ, thành phố tin rằng LIS cung cấp một số hy vọng trong việc giúp đỡ để quản lý và cung cấp đầy đủ các dịch vụ và cơ sở hạ tầng cho tương lai.
5. Quản lý thông tin đất ở Việt Nam.
Vilis - phần mềm quản lý thông tin đất đai thống nhất trên các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
Mô hình quản lý thông tin thửa đất trong Vilis
Ngày 14/02/2007, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Quyết định số 221/QĐ-BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai (Vilis) tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các địa phương. Vilis là một phần mềm chuyên ngành tương đối toàn diện cho mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý đất đai ở nước ta. Mục tiêu tổng quát là tạo ra một môi trường làm việc hiện đại cho các mặt của công tác quản lý nhà nước về đất đai và là công cụ phục vụ nhu cầu khai thác thông tin đất đai toàn xã hội. Vilis cung cấp đầy đủ những công cụ, chức năng để thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý đất đai với hai hệ thống sử dụng là:
- Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính;
- Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai.
Trên cơ sở hai hệ thống quản lý, Vilis được xây dựng bao gồm nhiều modul, mỗi modul bao gồm các chức năng hỗ trợ một nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai:
- Modul quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật .v.v;
- Modul đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, bản đồ địa chính và kê khai đăng ký, in GCNQSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai;
- Modul hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính;
- Modul hỗ trợ quản lý qui hoạch đất đai, tính toán đền bù giải tỏa tái định cư theo quy hoạch;
- Modul trợ giúp quản lý tài chính về đất đai;
- Modul trao đổi và đồng bộ dữ liệu giữa các cấp của công tác quản lý đất đai;
- Modul hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai, giao dịch đất đai trênmạng Internet /Intranet theo giao diện Web;
Các modul của Vilis đã cung cấp các chức năng giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý. Vilis liên tục được nâng cấp, cập nhật theo kịp các quy định mới trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay.
*Quản lý thông tin đất ở một số tỉnh thành.
Quảng Ngãi: Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đất đai.
Ông Tôn Long Hiếu, Phó Giám đốc Sở Khoa học-công nghệ tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Việc triển khai thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở các xã thuộc các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành đã phát huy hiệu quả tốt, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc của nhân dân về đất đai.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai đã giúp cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã làm tốt công tác báo cáo thống kê, kiểm soát được số liệu đất đai của từng vùng, từng loại đất và từng hộ gia đình cá nhân sử dụng đất, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tra cứu và báo cáo nhanh những biến động về đất đai trên địa bàn quản lý hàng năm; giải phóng một khối lượng công sức tính toán thủ công của cán bộ xã khi cần xử lý thông tin về đất đai. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hỗ trợ cho cán bộ địa chính cấp xã phát hiện nhiều sai sót trong công tác quản lý đất đai do lịch sử để lại, khắc phục các trường hợp sai sót thường gặp như: ghi trùng số chứng minh nhân dân chủ sử dụng, chung thửa, ghi trùng số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Tại huyện Sơn Tịnh, 21/21 xã, thị trấn đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai phù hợp với yêu cầu tại các xã, phường, năng suất và chất lượng công việc được nâng lên, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc về đất đai với công dân do giảm thiểu việc tra tìm sổ sách, từng bước khắc phục những bất cập tồn tại trong công tác quản lý đất đai ở cấp xã trước đây.
Tỉnh Đồng Nai.
Trong những năm qua việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác kỹ thuật địa chính nhà đất được Sở Tài nguyên và Môi trường giao cho Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất Đồng Nai triển khai thực hiện. Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đầu tư trang bị các phần mềm, trang thiết bị tin học vào hoạt động quản lý nhà đất.
Đến nay Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất đã ứng dụng thành công các phần mềm phổ biến trên thế giới (MicroStation, Mapinfo, AutoCad …) và các phần mềm do bộ Tài nguyên Môi trường chuyển giao(Famis và Caddb…). Song song với việc áp dụng công nghệ trên, Trung tâm không ngừng nghiên cứu thiết kế, cải tiến nhiều phần mềm có khả năng giúp cho việc thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ chính trị và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý Nhà nước về đất đai phù hợp với đặc điểm của tỉnh Đồng Nai. Thực tế, từ năm 2001 đến nay, Trung tâm Kỹ thuật Địa chính - Nhà đất đã xây dựng khá nhiều phầm mềm, trong đó đáng kể nhất là: Hệ thống Atlas điện tử Ðồng Nai nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, công tác quản lý, chỉ đạo việc phát triển mọi mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; phần mềm đánh số nhà tự động và quản lý thông tin số nhà; Phần mềm quản lý thông tin quy hoạch chi tiết; Hệ thống quản lý dữ liệu và tiến độ thực hiện hồ sơ công việc chạy trên mạng LAN; Website Trung tâm; Hệ thống cơ sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường bao gồm 07 Modul chính: Quản lý đất đai, quy hoach, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường, thanh tra - kiểm tra, văn bản pháp quy.
Ngoài ra Trung tâm còn xây dựng cải tiến một số modul: tự động trích vẽ hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã chồng ghép quy hoạch, vẽ hiện trạng nhà ở, lập hồ sơ địa chính nâng cấp phần mềm Caddb để đáp ứng các yêu cầu theo thông tư 29, chuyển tự động dữ liệu Tổng kiểm kê từ Excel vào phần mềm TK05 ,...Chính nhờ các phần mềm này, các loại bản đồ, hồ sơ địa chính từ đó đã được "chuẩn hóa" và chuyển thành các file dữ liệu có khả năng truy xuất, cập nhật khá nhanh, đáp ứng được yêu cầu quản lý và khai thác thông tin, phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao.
Những thành tựu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quả lý đất đai đã giúp Sở Tài nguyên và Môi trường ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động quản lý đất đai nói riêng và quản lý tài nguyên môi trường nói chung, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước, nhu cầu của nhân dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, xã hội hoá, phát triển bền vững của tỉnh nhà.
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của của đề tài là những biện pháp quản lý thông tin đất trên thế giới và ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các phương pháp quản lý thông tin đất trong và ngoài nước. Phương pháp tiên tiến nhất hiện nay là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin đất
2. Mục đích
- Xác định nhu cầu đối với thông tin đất.
- Kiểm tra xem một hệ thống thông tin đất trong thực tế hoạt động như thế nào trong việc gia quyết định, được chuyển giao ra sao từ người làm thông tin đến người sử dụng và các trở ngại trong việc chuyển giao thông tin đó.
- Xây dựng các chính sách cho việc ưu tiên phân phối các nguồn tài nguyên cần thiết, giao trách nhiệm để hoạt động và thiết lập các tiêu chuẩn và phương pháp điều hành hoạt động của các nguồn vốn đó.
- Tăng cường hệ thống thông tin đất đang có hoặc đưa vào các hệ thống thông tin đất mới .
- Sử dụng và thiết kế các thiết bị và kỹ thuật mới.
3. Nội dung của quản lý thông tin đất.
- Quản lý hồ sơ tài liệu: Bao gồm các hồ sơ liên quan đến công tác quản lý nguồn tài nguyên đất, quản lý nhà nước về đất đai, các tài liệu hoạt động nghiệp vụ, khoa học, hành chính,...các tài liệu có thể là:
- Các văn bản pháp quy của nhà nước: Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, Nghị quyết... về quản lý nguồn tài nguyên đất.
- Các tài liệu về quy phạm của ngành.
- Các tài liệu đo đạc, chỉnh lý bổ sung bản đồ các loại.
- Các loại hồ sơ.
- Hồ sơ địa chính.
- Các biểu mẫu trong công tác đo đạc bản đồ.
- Các biểu mẫu trong công tác đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính.
Thông tin đất
Quản lý dữ liệu
Sơ đồ 3: Các bước hoạt động của quản lý thông tin đất.
Các nguồn dữ liệu
Phân tích, xử lý
Nhập dữ liệu
CSDL
Quá trình hoạt động của công tác quản lý thông tin đất thông qua một số các bước sau:
* Nội dung:
+ Điều tra cơ bản :
- Tình hình quản lý thông tin đất ở Việt Nam, các nước trên thế giới và các địa phương
- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thông tin đất.
+ Ngoài ra quản lý thông tin đất còn quản lý theo dõi các biểu mẫu trong công tác đo đạc, các biểu mẫu trong công tác đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là tổng thể các cách thức tác động có chủ đích của các nhà quản lý lên hệ thống đất đai và chủ sử dụng đất nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nhất định.
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp điều tra cơ bản.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp toán học.
PHẦN IV. KẾT QUA ĐẠT ĐƯỢC
1.Tại Việt Nam
Trong thời gian qua công tác quản lý thông tin đất đã được chú trọng đầu tư và ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu và làm tốt công tác quản lý.việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý đã đạt được những kết quả nhất định đó là:
Sự ra đời và phát triển CNTT đi dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, Cách mạng thông tin. Cách mạng thông tin đã tác động sâu sắc vào tất cả các lĩnh vực khoa học, đời sống, kinh tế, xã hội, tạo nên sự chuyển biến về chất của nền văn minh xã hội loài người.Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường trong những năm qua đã tiến hành ứng dụng CNTT để chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ, hồ sơ ngành Tài nguyên và Môi trường, góp phần tích cực vào quá trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đất đai và môi trường. Từ năm 1997, Trung tâm Thông tin -Lưu trữ tư liệu địa chính (nay là Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường) đã đầu tư trang thiết bị công nghệ, đưa các phần mềm chuyên ngành như: SDR, MICROTATION, I/RACB, GEOVEC để thành lập và số hoá bản đồ địa chính bằng công nghệ số. Hàng năm, những sản phẩm đo đạc bản đồ trước đây bằng phương pháp truyền thống (bản đồ vẽ trên giấy) được quét ảnh và số hoá để chuyển về cơ sở dữ liệu số. Cho đến nay, tại Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường đã lưu trữ và quản lý hầu hết cơ sở dữ liệu bản đồ bằng file số gồm: Bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính các cấp của tỉnh, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp và các loại bản đồ chuyên đề khác.
Song song với CSDL bản đồ, CSDL thông tin đất đai (LIS ) được tích hợp để kết nối dữ liệu không gian (bản đồ) với thông tin thuộc tính của từng chủ sử dụng đất tạo nên hệ thống thông tin đầy đủ về đất đai. LIS cho chúng ta quản lý chi tiết về nguồn gốc, diện tích, loại đất, giá đất ... của từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Đồng thời với chức năng tìm kiếm, chỉnh lý, cập nhật bổ sung thuận lợi của LIS đã giúp người quản lý xử lý nhanh chóng trong công việc thuê đất, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và in ra các loại hồ sơ, bản vẽ, bảng biểu thống kê .... thay thế công tác lập bảng biểu, sao lục theo phương pháp cổ truyền. Năm 2005 Trung tâm Thông tin TNMT đã tích hợp CSDL cho 18 Phường, xã của Thành Phố Vinh trên phần mềm Cilis 3.0 và sản phẩm đã được đem vào sử dụng có hiệu quả tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Thành Phố.
Thực hiện Chương trình Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA/ Chương trình)- Chương trình hợp tác gữa Chính phủ Thuỵ Điển và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2004-2009, chuyên đề Hệ thống thông tin đất đai và môi trường( ELIS) đã được Ban quản lý chương trình SEMLA Tỉnh giao cho đơn vị thực hiện. Trong kế hoạch hàng năm của Dự án, Trung tâm thông tin Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thiết kế và tích hợp cơ sở dữ liệu thiết yếu đất đai, môi trường cho một số vùng trọng điểm trên địa bàn Tỉnh, tạo nền cơ sở dữ liệu để tiếp nhận và xây dựng CSDL theo mô hình dữ liệu thống nhất của ELIS do nhóm ELIS Trung ương xây dựng.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường còn thực hiện đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp Huyện. Hiện nay, 19 Phòng Tài nguyên và Môi trường trong tỉnh đã cơ bản sử dụng các phần mềm chuyên ngành vào công tác quản lý đất đai và môi trường.
Bắc Ninh là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tương đối đầy đủ. Bắc Ninh đã áp dụng CNTT vào việc quản lý và xây dựng các cơ sở dữ liệu địa chính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất và một số chuyên đề khác. Bắc Ninh đã sử dụng ELIS như hệ thống cơ bản quản lý toàn bộ số liệu địa chính (bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính) dạng số trên phạm vi toàn bộ địa bàn tỉnh (125/125 xã, phường, thị trấn).
Theo Sở Tài nguyên – Môi trường Bắc Ninh, cho biết: Các dữ liệu liên tục được cập nhật, mỗi năm Sở Tài Nguyên Môi trường đều cấp kinh phí dưới dạng kinh phí thường xuyên cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để cập nhật số liệu này vào hệ thống. Hệ thống bản đồ địa chính dạng số đã phủ trùm toàn bộ địa bàn tỉnh và phục vụ trực tiếp cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất và tất cả các nhu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Tuy đã đạt được nhiều thành quả, song việc áp dụng CNTT vào quản lý đất đai vẫn còn một số hạn chế như: Mặc dù dữ liệu thông tin đất đai đã được xây dựng cho toàn bộ các đơn vị cấp xã trong tỉnh, nhưng chỉ có 50/125 đơn vị cấp xã có dữ liệu hồ sơ địa chính đồng bộ giữa bản đồ và sổ sách địa chính. Một số đơn vị cấp xã còn lại, dữ liệu được xây dựng theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính.
Tuy nhiên, toàn bộ số liệu này vẫn chưa được chuẩn hóa theo quy định của luật đất đai năm 2003, là số liệu lập hồ sơ địa chính ban đầu mà chưa cập nhật được những biến động thường xuyên nên cũng chưa phản ánh được hiện trạng sử dụng đất. Về công nghệ, hiện tại chưa đáp ứng được việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trong cùng một hệ thống. Tất cả dữ liệu được cập nhật theo kiểu chồng, đè lên dữ liệu cũ, chưa tra cứu được quá trình thay đổi (lịch sử) của biến động đất đai. Chưa đáp ứng được các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực CNTT như công nghệ mạng (chưa chạy được trên mạng), tra cứu trực tuyến.
Mặt khác, hệ thống này cũng mới lưu trữ sau khi đã xử lý, chưa lưu được các thông tin trong quá trình sử lý hồ sơ để phục vụ cho tra cứu hồ sơ sau này. Nhất là các thông tin trong quá trình xử lý hồ sơ hữu ích khi xử lý tranh chấp đất đai.
Mặt khác, hệ thống cũng chưa tích hợp dữ liệu địa chính với dữ liệu của các ngành khác trong ngành tài nguyên môi trường.
Ngoài ra, dự án xây dựng mô hình ELIS còn được thí điểm tại xã Long Khánh (Đồng Nai) từ 1/2007- 12/2008; Bình Định, Hà Giang, Bà Rịa Vũng tàu và cũng gặp không ít khó khăn về dữ liệu đồ họa thu thập được không thống nhất về cơ sở toán học, nên việc biên tập, chồng xếp bản đồ địa chính và các lớp bản đồ thể hiện yếu tố môi trường rất mất thời gian. Đồng thời, dữ liệu môi trường thu thập qua báo cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh định kỳ hàng năm (do các cơ sở tự làm gửi về sở tài nguyên môi trường) nên dữ liệu chưa khách quan, dữ liệu lưu ở nhiều khuôn dạng khác nhau, thời điểm khác nhau gây khó khăn và tốn kém trong việc huẩn hóa và tích hợp dữ liệu vào mô hình ELIS,…
Trước những hạn chế này, Sở Tài nguyên- Môi trường Bắc Ninh đã đề xuất với nhóm ELIS: Nhóm chuyên đề ELIS phối hợp với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Bắc Ninh xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin (máy tính, máy chủ, máy trạm, hệ thống mạng…) để triển khai ELIS. Mặt khác, Văn phòng quản lý sử dụng đất khảo sát hệ thống ELIS đã có (mức core), đưa ra các yêu cầu bổ sung phù hợp với tình hình số liệu thực tế tại Bắc Ninh. Nhóm ELIS cần thiết kế, lập trình, chỉnh sửa ELIS phù hợp với Bắc Ninh, xây dựng hệ thống công khai hóa thông tin tài nguyên – môi trường tại Bắc Ninh
QUẬN BÌNH TÂN Điển hình cho việc ứng dụng thành công HTTT ĐĐXD là quận Bình Tân, một đơn vị ven nội thành, so với nhiều quận/huyện đây là đơn vị được đầu tư sau.Đến Bình Tân thời điểm này sẽ thấy 100% chuyên viên xử lý hồ sơ thuộc phòng Quản Lý Đô Thị và phòng Tài Nguyên và Môi Trường đều sử dụng PM để xử lý hồ sơ. Việc nhận và luân chuyển hồ sơ đều qua PM. Đặc biệt, từ tháng 3/2008, Bình Tân đã ứng dụng CNTT để nhận, chuyển và xử lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở liên thông từ cấp phường. Cán bộ phường sử dụng PM để nhận hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và trả hồ sơ cho dân.
Hiện nay quận đang tiến tới ứng dụng CNTT với quy trình liên thông từ phường, quận, chi cục thuế, kho bạc quận nhằm giảm tối đa thủ tục hành chính. Với HTTT ĐĐXD, tốc độ xử lý hồ sơ tăng gấp 2 đến 3 lần. Quan trọng hơn là thông tin kết xuất từ hệ thống chính xác, thống nhất, dữ liệu được kế thừa và dùng chung cho các loại hồ sơ, các phòng/ban, đơn vị. CSDL được tích hợp và chuẩn hóa để phục vụ cho các ứng dụng phát triển sau này. Hiện tại, HTTT ĐĐXD Bình Tân đã lưu trữ gần 40.000 dữ liệu về giấy chứng nhận và hồ sơ cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở từ năm 2000, và hàng chục ngàn dữ liệu về giấy phép XD. Chỉ riêng lĩnh vực ĐĐXD với 10 PM ứng dụng đã hỗ trợ cho hơn 20 loại thủ tục hành chính, trong đó gần 100 người đang hàng ngày tham gia vào hệ thống để tác nghiệp, điều hành và tích hợp dữ liệu cho hệ thống. Có thể khẳng định HTTT ĐĐXD quận Bình Tân chỉ có thể thành công nhờ sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo quận, sự nhiệt tình và bền bỉ của tổ CNTT thuộc văn phòng UBND quận, sự quyết tâm của lãnh đạo các phòng, ban, sự kết hợp và điều phối chặt chẽ giữa tổ CNTT thuộc văn phòng UBND và các phòng/ban chức năng, với hình thức tổ chức triển khai dự án CNTT rất năng động. Đây là một mô hình đáng tham khảo trong việc đưa ứng dụng CNTT vào cơ quan quản lý nhà nước
2.Trên thế giới
Các hệ thống ứng dụng cho quản lý đất đai hiện nay đang được chia theo chiều dọc theo quan hệ phân cấp giữa các đơn vị khác nhau trong chính phủ (ví dụ, MOCT - thành phố/tỉnh chính - thành phố/hạt/quận). Những hệ thống này bao gồm hệ thống hỗ trợ chính sách đất đai của MOCT, nó hỗ trợ việc thiết lập quy hoạch và chính sách đất đai, thu thập và phân tích các số liệu thống kê thông tin đất đai; Hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất và hệ thống quản lý hành chính đất đai của các tỉnh/thành phố chính; và Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai của các thành phố, hạt và quận. Hệ thống hỗ trợ chính sách đất đai và hệ thống hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất được phát triển sử dụng ArcInfo và MapObjects để tích hợp và phân tích dữ liệu không gian và dữ liệu thống kê. Các hệ thống hiện thời chứa các số liệu thống kê cơ bản, các phân tích, và yêu cầu trên các tập dữ liệu không gian và thông tin phụ thuộc.
Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai thì được chia nhỏ ra thành các hệ thống ứng dụng cho Quản lý giao dịch đất đai, Quản lý giá đất đã niêm yết, Quản lý thu hồi lợi nhuận phát triển, Quản lý môi giới kinh doanh bất động sản, Quản lý Dữ liệu không gian, và Dịch vụ thông tin đất đai. Hệ thống dịch vụ thông tin đất đai cung cấp thông tin đất đai cho các nhân viên và người dân thông qua Intranet và Internet, đem lại lợi ích cho cả nhân viên và cư dân địa phương.
3. Liên hệ điạ phương
Ninh BìnhtuyNI là một tỉnh đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.Việc quản lý thông tin đất theo phương pháp thủ công là chủ yếu do trình đô dân trí còn thấp,cơ sở hạ tầng chưa phát triển,phương pháp tin hoc hoá chỉ đựoc phát triển ở thị trấn và thi xã,tuy nhiên công tác quản lý vẫn được thực hiện rất tốt, đảng bộ và chính quyền địa phương đang cố gắng và từng bước đưa tin học vào quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin.hiện nay đang sử dụng phần mềm mapintfor để quản lý các thông tin về đất đai và phần mềm này đã mang lai hiệu quả cao trong công tác quản lý và hiện phần mềm quản lý đất đai và môi trường (ELIS) đang đựoc xây dựng và tuyên quang sẽ áp dụng phần mềm này trong công tác quản lý.
ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình SEMLA do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hệ thống ELIS giúp Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố dễ dàng quản lý nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai... thông qua hệ thống máy tính. Ngoài ra, hệ thống ELIS còn cung cấp tiến trình xử lý hồ sơ cho người dân. Điểm nổi bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu đã qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các hồ sơ. Các chuyên gia của nhóm chuyên đề ELIS đã giới thiệu và hướng dẫn quy trình quản lý hồ sơ, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý biến động đất đai và quản lý điểm nóng môi trường
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay, thế giới công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh. Phần cứng cũng như phần mềm trở nên hiện đại và hoàn thiện hơn. Việc ứng dụng thành quả của công nghệ thông tin vào ngành địa chính là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin địa chính của các tổ chức kinh tế xã hội và của nhân dân.Vì vậy, các tỉnh, thành phố nói riêng và ở cả nước nói chung cần ứng dụng hơn nữa công nghệ thông tin vào việc quản lý thông tin đất nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình thu thập, xử lý, tìm kiếm, truy vấn các thông tin về đất đai một cách dễ dàng và nhanh chóng.
2.KIẾN NGHỊ
Một là, lãnh đạo các cấp, các ngành, các lĩnh vực chưa thực sự coi công nghệ thông tin là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chưa kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Các cơ quan Nhà nước chưa thực sự chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đổi mới lề lối làm việc, tăng cường hiệu quả công việc; chưa thể hiện rõ vai trò “đầu tàu” của mình trong ứng dụng công nghệ thông tin.
Hai là, công nghệ thông tin Việt Nam hiện đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển với tốc độ chậm. Thế giới đã vượt trước chúng ta hai, ba thế hệ công nghệ. Nước ta đang có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chưa đáp ứng được yêucầu cấp bách của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Ba là, việc cụ thể hoá các nghị quyết, chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa kịp thời, chưa phù hợp với thực tiễn; tổ chức triển khai thực hiện cụ thể chưa hiệu quả; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Chính vì thế, mặc dù xuất phát ở vị trí thuận lợi hơn, song chúng ta lại đang tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực.
Bốn là, thiếu chủ động và ráo riết trong việc chuẩn bị môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt để hình thành nền công nghiệp công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó, quá trình quan trọng này ở nước ta diễn ra quá chậm chạp.
Trong hệ thống viễn thông còn nhiều hạn chế về chất lượng, tốc độ truyền tin; giá cước các dịch vụ (Internet, điện thoại, fax...) còn rất cao so với giá khu vực và thế giới; chưa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều người sử dụng công nghệ thông tin; cách thức quản lý còn bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu bức xúc của thực tiễn. Chưa coi kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin là hạ tầng kinh tế - xã hội. Các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, xây dựng các khu công nghệ cao chưa được quan tâm đầu tư kịp thời và đúng tầm.
Năm là, thiếu một cơ quan cấp quốc gia đủ mạnh để tập trung chỉ đạo và thống nhất quản lý đối với việc ứng dụng, phát triển viễn thông và công nghệ thông tin trong cả nước.
Sáu là, về mặt xã hội, chưa hình thành được thói quen hoạt động dựa vào thông tin, trên cơ sở xử lý thông tin để đưa ra những chủ trương, quyết định. Công nghệ thông tin chưa được sử dụng như một công cụ đắc lực cho việc đưa ra các quyết định trong công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành đất nước. Trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh trong nhân dân ta nhìn chung còn thấp, kể cả ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, làm hạn chế khả năng và nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin thông qua mạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng '' Hệ thống thông tin đất'' của Ngô Thị Hồng Gấm, Trường Đại học Nông lâm, Thái nguyên.
2. Trang web: '' http//www google.com.vn''
3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- he_thong_thong_tin_dat_4544.doc