Tiểu luận Môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Tài liệu Tiểu luận Môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên: A.Khái quát về tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị I. TÀI NGUYÊN ĐẤT 1.1.1Hiện trạng sử dụng đất: Đất sử dụng cho nông nghiệp 68.928,94 ha. Đất trồng cây hàng năm: 40.898,69 ha. Đất vườn tạp: 9.323,40 ha. Đất trồng cây lâu năm: 18.037,54 ha. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 669,31 ha. Đất lâm nghiệp có rừng: 149.821,97 ha. Đất chuyên dùng: 18.255,97 ha. Đất ở: 3.590,15 ha. Đất chưa dụng: 233.985,53 ha. Đất bằng chưa sử dụng: 22.807,20 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng: 194.147,75 ha. Mặt nước chưa sử dụng: 2.458,17 ha. Sông suối, hồ, ao: 11.247,04 ha. Núi đá không có rừng cây: 992,49 ha. Đất chưa sử dụng khác: 2.332,89 ha. Tổng diện tích tự nhiên : 474.573,57 ha. 1.1.2 Đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tỉnh Quảng Trị Tổ hợp các đơn vị đất đai có cùng một kiểu thích nghi với các loại hình sử dụng đất, đã xác định tỉnh Quảng Trị có 25 kiểu thích nghi. Bảng kết quả phân hạng thích nghi đất đai tỉnh Quảng Trị. Loại hình sử dụng đất Mức độ thích ...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Khái quát về tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị I. TÀI NGUYÊN ĐẤT 1.1.1Hiện trạng sử dụng đất: Đất sử dụng cho nông nghiệp 68.928,94 ha. Đất trồng cây hàng năm: 40.898,69 ha. Đất vườn tạp: 9.323,40 ha. Đất trồng cây lâu năm: 18.037,54 ha. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 669,31 ha. Đất lâm nghiệp có rừng: 149.821,97 ha. Đất chuyên dùng: 18.255,97 ha. Đất ở: 3.590,15 ha. Đất chưa dụng: 233.985,53 ha. Đất bằng chưa sử dụng: 22.807,20 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng: 194.147,75 ha. Mặt nước chưa sử dụng: 2.458,17 ha. Sông suối, hồ, ao: 11.247,04 ha. Núi đá không có rừng cây: 992,49 ha. Đất chưa sử dụng khác: 2.332,89 ha. Tổng diện tích tự nhiên : 474.573,57 ha. 1.1.2 Đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tỉnh Quảng Trị Tổ hợp các đơn vị đất đai có cùng một kiểu thích nghi với các loại hình sử dụng đất, đã xác định tỉnh Quảng Trị có 25 kiểu thích nghi. Bảng kết quả phân hạng thích nghi đất đai tỉnh Quảng Trị. Loại hình sử dụng đất Mức độ thích nghi Không thích nghi - N (ha) S1 (ha) S2 (ha) S3 (ha) Tổng (ha) Lúa 2 vụ 17.607 26.145 2.911 46.663 415.662 Lúa màu 685 19.405 19.833 39.923 422.402 Màu CNNN 33.259 23.429 38.081 94.769 367.556 Cao su 22.139 20.279 43.237 85.655 376.670 Hồ tiêu 18.039 5.938 22.847 46.824 415.501 Cà phê 18.039 5.938 22.847 46.824 415.501 Cây ăn quả 36.251 6.613 25.596 68.460 393.865 Nuôi trồng thuỷ sản 1.848 - 2.407 4.255 458.070 Nông lâm kết hợp 6.677 32.154 18.662 57.493 404.832 S1 : Rất thích nghi. S2 : Thích nghi. S3 : ít thích nghi. N : Không thích nghi. Diện tích sông suối : 11.256 ha. Diện tích núi đá : 992 ha. Tổng diện tích tự nhiên : 474.573 ha. Đất trồng lúa : Trong điều kiện hiện tại, khả năng thích nghi tối đa 46.663 ha, chiếm 9,8 % diện tích tự nhiên. Mức rất thích nghi (S1) có 17.607 ha, chiếm 37,7% diện tích thích nghi cho lúa, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Đó là các vùng đất phù sa màu mỡ đã canh tác lúa nước lâu năm được tưới tiêu chủ động. Mức độ thích hợp trung bình (S2) có diện tích lớn nhất 26.145 ha, chiếm 56,0% diện tích thích nghi. Hạn chế bởi một phần do chất lượng đất nhưng cơ bản do tưới tiêu chưa hoàn toàn chủ động. Mức độ ít thích nghi (S3) có diện tích 2.911 ha, chiếm 6,2% diện tích thích nghi, rải rác ở các vùng ven biển, trung du thuộc các vùng đất canh tác lúa một vụ. Hạn chế cơ bản của hạng đất này là khó khăn cả về tưới, tiêu và nhiễm mặn, nhiễm phèn... Nếu giải quyết tốt được tưới tiêu sẽ nâng mức độ thích hợp đối với đất lúa. Đất trồng lúa - màu : Khả năng thích hợp tối đa 39.923 ha, chiếm 8,4% diện tích tự nhiên. Diện tích rất thích hợp (S1) cho lúa màu là 685 ha, chiếm 1,7% diện tích thích nghi; (S2) 19.405 ha, chiếm 48,6% diện tích thích nghi; (S3) 19.833 ha, chiếm 49,8% diện tích thích nghi. Đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN): Đây là loại sử dụng có phổ biến ở tất cả các vùng, trên nhiều loại đất với khả năng thích hợp tối đa 94.769 ha, chiếm 20,0% diện tích tự nhiên. Mức độ rất thích hợp (S1) 33.259 ha, phân bố rải rác ở các vùng, chủ yếu là các vùng đất ven sông (khu vực Ba Lòng thuộc huyện ĐăkRông) hoặc các vùng đất bazan màu mỡ hiện đang trồng màu. Mức độ thích nghi trung bình (S2) có diện tích 23.429 ha cũng phân bố rải rác khắp các vùng. Hạn chế chính là do chất lượng đất kém hơn. Mức độ thích nghi (S3) có diện tích 38.081 ha, do có hạn chế bởi nhiều yếu tố: ngập úng với các vùng đồng bằng; chất lượng đất kém và khô hạn; tầng đất mỏng và độ dốc cao ở các vùng đồi núi. Cây cao su : Tổng diện tích thích nghi có 85.655 ha. Trong các mức độ thích nghi, mức độ rất thích nghi (S1) có 22.139 ha thuộc các vùng đất đỏ bazan, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất thuộc khu vực Cồn Tiên - Dốc Miếu (thuộc huyện Gio Linh), nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), Tân Lâm (Cam Lộ), địa hình bằng, tầng đất dày. Mức độ thích nghi S2 : 20.279 ha, S3 : 43.237 ha. Hồ tiêu : Tổng diện tích thích nghi có 46.824 ha. Trong các mức độ thích nghi, mức độ rất thích nghi (S1) có 18.039 ha thuộc các vùng đất đỏ bazan thuộc khu vực Cồn Tiên - Dốc Miếu (thuộc huyện Gio Linh), Khe Sanh (huyện Hướng Hoá), Cam Lộ, Vĩnh Linh, địa hình bằng, tầng đất dày. Mức độ thích nghi S2 : 5.938 ha, S3 : 22.847 ha. Cà phê : Tổng diện tích thích nghi có 46.824 ha. Trong các mức độ thích nghi, mức độ rất thích nghi (S1) có 18.039 ha thuộc các vùng đất đỏ bazan ở khu vực Cồn Tiên - Dốc Miếu (thuộc huyện Gio Linh), Khe Sanh – Hướng Phùng (huyện Hướng Hoá), Tân Lâm - Cùa, Hồ Xá (trong vườn gia đình) địa hình bằng, tầng đất dày. Mức độ thích nghi S2 : 5.938 ha, S3 : 22.847 ha. Cây ăn quả : Tổng diện tích thích nghi có 68.460 ha. Mức độ rất thích nghi (S1) có 36.251 ha, mức độ thích nghi trung bình (S2) : 6.613 ha và mức độ ít thích nghi (S3) : 25.596 ha. Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS): Tổng diện tích thích nghi có 4.255 ha. Mức độ rất thích nghi (S1) có 1.848 ha, (S3) : 2.407 ha. Đây là diện tích đất mặn hiện đang canh tác lúa nước 1 vụ bấp bênh, kém hiệu quả. Chuyển đổi phần diện tích này sang nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Các cấp xói mòn tiềm năng đất tỉnh Quảng Trị. Các cấp xói mòn Lượng đất bị mất (tấn/ha/năm) Diện tích (ha) Tỷ lệ % so toàn tỉnh 1 Phần diện tích không có dữ liệu 12022 2.6 2 < 50 164320 35.4 3 50 - 300 72342 15.5 4 300 - 700 56693 12.2 5 700 - 1500 71598 15.4 6 1500 - 4500 77228 16.6 7 > 4500 10752 2.3 II. TÀI NGUYÊN RỪNG Rừng ở Quảng Trị đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do chiến tranh và tác động của con người nên tài nguyên này đang có xu hướng giảm dần: Rừng tự nhiên là 101467,76ha Rừng trồng 38832,85 ha Bảng diện tích các loại tài nguyên rừng Kiểu rừng Diện tích (ha) Phần trăm Rừng có trữ lượng cấp III 20774.17 4.38 Rừng có trữ lượng cấp IV 65816.96 13.87 Rừng có trữ lượng cấp V 10716.47 2.26 Rừng non có trữ lượng 3956.42 0.83 Rừng non chưa có trữ lượng 3468.81 0.73 Rừng trồng 38832.85 8.18 III TÀI NGUYÊN BIỂN Bờ biển dài 75km, có nhiều bãi biển đẹp: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ, một vị trí chiến lược quan trọng. Vùng lãnh hải Quảng Trị rộng khoảng 8400km2 có nhiều hải sản quý: tôm hùm, mực nang, mực ống, cá chim, cá thu, cá ngừ, hải sâm, tảo, ... Theo đánh giá của FAO trữ lượng hải sản biển Quảng Trị vào khoảng 60.000 tấn, trong đó đặc sản chiếm 11%, cá nổi 57,3%, cá đáy 31,6%, ... hàng năm có thể khai thác 13000-18000 tấn. Khả năng nuôi trồng hải sản ven bờ khá lớn: tôm sú, tôm he, cua biển, rau câu, ... Từ bãi biển Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) nhìn ra phía tây có một hòn đảo xanh lam nổi lên giữa biển như một chiến hạm. Đó là Cồn Cỏ, còn có tên là Con Hổ, Hòn Mệ, một trong những hòn đảo đẹp hiếm có của miền Trung. Cực Bắc: 17010’01” vĩ bắc; 107020’05” kinh đông Cực Nam: 17009’04”vĩ bắc; 107020’13” kinh đông Cực Đông: 17009’25” vĩ bắc; 1070 20’33” kinh đông Cực Tây: 17009’38” vĩ bắc; 107019’34” kinh đông Đặc điểm tự nhiên của đảo Đảo Cồn Cỏ được hình thành do phun trào Bazan, nằm ở phía ngoài khơi cách Mũi Lạy về phía Đông-Đông Bắc khoảng 30 Km. Đảo có diện tích 4 Km2 và độ cao tuyệt đối là 101m. Đảo gồm 2 đồi có độ cao trung bình 63m và 37 m với độ dốc 15 - 25º. Tiếp theo đó là các bộ phận thấp, bằng phẳng ven các đồi có độ cao trung bình dao động từ 5-30 m, độ dốc khoảng 3-5º. Phần còn lại là bãi đá và cát cao từ 0-5 m. Nhiệt độ không khí trung bình năm ở đây là 25,3ºC; không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.278mm, các tháng mưa nhiều nhất là IX, X, XI với lượng mưa trung bình tháng trên 300mm, còn các tháng mưa ít nhất là tháng III (34,4mm), tháng IV (39,5 mm). Trên đảo Cồn Cỏ có các loại đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, còn ở các dạng địa hình thấp phát triển trên đất đen trên đá bọt bazan. Nhìn chung, nền đất và khí hậu trên đảo thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển thảm thực vật nhiệt đới ẩm, nhưng do sự khai thác của con người, đặc biệt là do bom đạn Mỹ tàn phá các năm 1964-1970, hiện nay thảm thực vật nhiệt đới ẩm không còn, trên đảo chỉ được che phủ bởi thảm rừngg thứ sinh (phổ biến là các loài chưng bầu, bàng, ma trá, trảng cây bụi và trảng cỏ...). Ngoài ra, trên đảo còn có thảm cây trồng như phi lao, dứa, chuối và rau xanh... IV.TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Trong phạm vi tỉnh Quảng Trị có nhiều loại khoáng sản từ kim loại đen, quý hiếm đến các loại vật liệu xây dựng với trên 80 điểm mỏ quặng đã được phát hiện. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu phát hiện, thăm dò các mỏ-điểm quặng lại rất khác nhau. Chỉ mới có một vài mỏ-điểm quặng đã được thăm dò đánh giá chất lượng-trữ lượng, một số đã được khai thác phục vụ cho công nghiệp địa phương. Trong khi đó nhiều điểm quặng, đới quặng mới chỉ được phát hiện trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất hoặc trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Vật liệu xây dựng là loại khoáng sản có sự phân bố rộng và nhiều. Đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng có trữ lượng khoảng 3,5 tỷ tấn, trong đó mỏ Tà Rùng (Hướng Hóa) 3 tỷ tấn, Cam Tuyền, Tân Lâm (Cam Lộ) 500 triệu tấn. Các mỏ đá vôi này có chất lượng tốt (CaO 50%, MgO 0,4-3%). Nguyên liệu sét và phụ gia sản xuất xi măng sẵn có đáp ứng đủ cho việc xây dựng nhà máy xi măng công suất lớn. Ngoài ra có thể sử dụng các đá carbonat cao calci và cao magiê cho sự phát triển các ngành công nghiệp gạch chịu lửa, và công nghiệp hoá chất khác. Các đá cát, sét, cuội sỏi quy mô không lớn nhưng phân bố khá đều, đủ để cung cấp cho nhu cầu xây dựng của địa phương. Các nguyên liệu cát thuỷ tinh, puzơlan là những nguyên liệu có tiềm năng lớn, kể cả quy mô và chất lượng. Mỏ Titan nằm dọc bờ biển Vĩnh Linh có trữ lượng 400.000 tấn, toàn tỉnh khoảng 1 triệu tấn, chất lượng Inmenhit, Zilicon, Rutin khá cao, dễ khai thác, giao thông thuận lợi. Nguồn kaolin của tỉnh đạt chất lượng cao có khả năng khai thác phục vụ cho công nghiệp sứ gốm đáp ứng nhu cầu của địa phương và xuất khẩu. Các nguồn nước khoáng tại Tân Lâm có 3 điểm xuất lộ chính ở phía bắc sông Cam Lộ, nhiệt độ 42oC, pH=7,1. Tại Đakrông có 2 điểm xuất lộ cạnh QL 9 và cầu Đakrông, nhiệt độ 78oC, pH=7,8. Chất lượng các nguồn nước này khá tốt, có thể dùng sản xuất nước giải khát, tắm chữa bệnh,.. B. Hướng sử dụng bền vững tài nguyên: Đứng trên cương vị lãnh đạo của tỉnh, chỉ thị các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng liên quan, UBND các huyện, thị xã để tăng cường năng lực tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến huyện, thị và hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này; tham mưu UBND Tỉnh kiến nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm chế tài, răn đe các hành vi vi phạm; triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải thường xuyên tại cửa xả của hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung tại các khu chế xuất, khu công nghiệp; tăng cường công tác thẩm định, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; kiểm tra, giám sát việc vận hành các Khu xử lý rác; nghiên cứu các cơ chế khuyến khích nhà đầu tư, đẩy nhanh việc xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường; chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường của khu vực; khẩn trương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh trong lưu vực hệ thống sông Ô lâu để xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lưu vực sông Ô lâu. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp phải chỉ đạo các Công ty Phát triển hạ tầng khu chế xuất, khu công nghiệp xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thu gom, đấu nối hệ thống thoát nước thải của tất cả các doanh nghiệp để đưa vào vận hành trạm XLNT tập trung trước ngày 31-12-2008; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại khu vực này. Sở Y tế phải tăng cường kiểm tra việc đầu tư xây dựng hệ thống XLNT, chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống XLNT y tế của các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh và huyện – thị xã; kiến nghị Bộ Y tế đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng hệ thống này tại các cơ sở y tế trực thuộc Trung ương quản lý. Sở Công Thương được giao khẩn trương xây dựng quy chế quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị kiểm tra, đo đạc môi trường cho lực lượng Cảnh sát Môi trường.  UBND các huyện – thị xã có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm môi trường theo thẩm quyền. Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước phải hoàn thành việc xây dựng Đề án giải quyết tình hình chống ngập nước trên địa bàn tỉnh và đẩy nhanh các dự án tiêu thoát nước, chống ngập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_nguyen_thien_nhien_qt_7618.doc