Tài liệu Tiểu luận Kỹ năng làm việc nhóm và học tập part time sinh viên: Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh
Khoa Toán – Tin Học
--------oOo-------
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ HỌC TẬP
Part time Sinh viên
GVHD: PGS. TS Đặng Đức Trọng
Nhóm thực hiện: Điểm 10 Chất Lượng
1. Phan Thanh Liêm 0711123
2. Trịnh Thị Mỹ Linh 0711128
3. Phạm Thị Quyên 0711322
4. Nguyễn Duy Khương 0711111
5. Trần Minh Hoàng 0711099
6. Mai Hoàng Lộc 0711121
7. Phan Lê Trung 0711248
8. Trần Hữu Hồng 0711085
9. Phạm Thị Sang 0711191
10. Nguyễn Đình Khôi 0711110
11. Lê Đình Lĩnh 0711139
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 NĂM 2010
MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH – THỰC TRẠNG
1.1 Mục đích làm thêm
Có rất nhiều mục đích để sinh viên đi làm thêm, xin trao đổi 3 mục đích chủ yếu:
- Thứ nhất: vấn đề chi tiêu
Sinh viên có khá nhiều khoản phát sinh cần chi mà không thể gọi về nhà xin cha mẹ được, vì hoàn cảnh kinh tế, các bạn ấy phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí học tập cho gia đình. Hơn nữa, một người đã biết tự đi làm để trang trải cho cuộc ...
10 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kỹ năng làm việc nhóm và học tập part time sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh
Khoa Toán – Tin Học
--------oOo-------
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ HỌC TẬP
Part time Sinh viên
GVHD: PGS. TS Đặng Đức Trọng
Nhóm thực hiện: Điểm 10 Chất Lượng
1. Phan Thanh Liêm 0711123
2. Trịnh Thị Mỹ Linh 0711128
3. Phạm Thị Quyên 0711322
4. Nguyễn Duy Khương 0711111
5. Trần Minh Hoàng 0711099
6. Mai Hoàng Lộc 0711121
7. Phan Lê Trung 0711248
8. Trần Hữu Hồng 0711085
9. Phạm Thị Sang 0711191
10. Nguyễn Đình Khôi 0711110
11. Lê Đình Lĩnh 0711139
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 NĂM 2010
MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH – THỰC TRẠNG
1.1 Mục đích làm thêm
Có rất nhiều mục đích để sinh viên đi làm thêm, xin trao đổi 3 mục đích chủ yếu:
- Thứ nhất: vấn đề chi tiêu
Sinh viên có khá nhiều khoản phát sinh cần chi mà không thể gọi về nhà xin cha mẹ được, vì hoàn cảnh kinh tế, các bạn ấy phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí học tập cho gia đình. Hơn nữa, một người đã biết tự đi làm để trang trải cho cuộc sống bản thân (dù chỉ là một phần) thì cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc học.
- Thứ hai: rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm làm việc
Dù việc học là quan trọng nhất nhưng cũng phải biết tiếp thu thêm kinh nghiệm nhờ vào công việc làm thêm. Công việc làm thêm về ngành mình đang học sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc và cuộc sống, để không bị bỡ ngỡ khi ra trường (đặc biệt: rất tự tin khi đi phỏng vấn). Nếu kiếm được việc đúng chuyên ngành mình đang học là tốt nhất. Còn không thì cũng học hỏi được nhiều điều bổ ích, đó sẽ là kinh nghiệm, hành trang cho các bạn khi ra trường. Và đó cũng là: “Chúng ta còn trẻ tại sao lại sợ khó khăn- ngại đối diện thử thách?”
VD:
+ Nếu làm gia sư bạn sẽ tích lũy những kỹ năng về việc dạy học.
+ Nếu làm nhân viên tiếp thị, phát tờ rơi tích lũy kỹ năng giao tiếp, khảo sát thị trường.
- Thứ ba: ý thức hơn về giá trị của đồng tiền
Trong một chừng mực nào đấy, việc làm thêm của sinh viên sẽ giúp sinh viên học hỏi thêm rất nhiều điều từ cuộc sống, điều đó còn chứng tỏ sự chủ động và tích cực của sinh viên. Và với hành trang kinh nghiệm từ những việc làm thêm của mình, sinh viên sẽ tự tin hơn khi ra trường và xin việc làm.
VD:
+ Khi Quyên cần phải mua điện thoại, cậu ấy chọn chiếc khoảng 500 ngàn chứ không mua chiếc 3 triệu đồng như cô bạn Hải cùng phòng trọ.
Ngoài ra, 1 lý do đơn giản đó là: ngoài thời gian lên lớp, những lúc rảnh rỗi đi làm thêm cũng là 1 sự giải trí, công việc lao động chân tay cũng làm rèn luyện cơ thể.
1.2 Thực trạng
Chi phí bình quân để một sinh viên có thể sống và học tập tại TP.HCM hiện nay là khoảng 1.500.000 đồng (không tính học phí). Kết quả điều tra cho thấy có khá ít sinh viên nhận được hơn 1.500.000 đồng/tháng từ gia đình (32,5%). Như vậy sẽ có khoảng 67,5% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi nếu chỉ nhận trợ cấp từ gia đình, và đa số những sinh viên thuộc dạng này sẽ phải đi làm thêm.
Yếu tố thu nhập là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi chọn việc làm cũng như loại hình việc làm thêm. Tuy vậy, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vì nhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế.
II. NHỮNG VIỆC SINH VIÊN THƯỜNG LÀM
Khảo sát về việc làm thêm cho sinh viên
“Loại công việc được ưa chuộng nhất là dạy kèm cho học sinh các khối lớp (41,5%) vì dễ kiếm, tốn ít thời gian, chi phí và công sức bỏ ra không nhiều. Kế đến là việc tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp (22%). Có sự sụt giảm tỉ lệ sinh viên đi dạy kèm cũng như có sự gia tăng tỉ lệ chọn các công việc khác. Lý do được ghi nhận như sau:
- Sự gia tăng các loại chi phí thuê nhà, sinh hoạt hằng ngày, học thêm... trong khi thu nhập của việc dạy kèm còn khiêm tốn.
- Yêu cầu của các nhà tuyển dụng khuyến khích sinh viên tìm các công việc để tích lũy kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm giao tiếp.
- Sự xuất hiện phong phú các loại việc bán thời gian với thu nhập cao, ổn định, phù hợp.”
2.1 Gia sư
Đây là công việc đầu tiên các bạn sinh viên nghĩ đến khi định đi làm thêm. Bởi nó dạy và học cũng tương đối gần gũi với nhau. Gia sư luôn là lựa chọn phù hợp của các bạn sinh viên nhưng lại chủ yếu là cho các bạn sinh viên năm nhất. Có khoảng 60% trong tổng số sinh viện đi làm thêm chọn làm gia sư. Sinh viên có thể làm gia sư thông qua các trung tâm hỗ trợ sinh viên trường, nhưng đa số đều từ các trung tâm môi giới việc làm, các trung tâm gia sư, đại đa số các trung tâm này thì sinh viên phải đóng phí, phí nhận lớp từ 30-40% mức lương lớp đó.
- Gia sư có những mức luơng khác nhau, tùy vào nơi, tùy từng trung tâm, nhưng mức gia sư đối với sinh viên thì 800 ngàn trở xuống, tùy vào từng cấp dạy, dạy lớp càng lớp thì lương càng cao.
- Làm gia sư cũng không mất nhiều thời gian tuần dạy 3 buổi, một buổi khoảng 1h30 đến 2h.
2.2 Nghiên cứu thị trường
Công việc này cũng được khá nhiều bạn sinh viên ưa thích, nhất là các bạn sinh viên năng động, nhạy bén . Hiện tại có rất nhiều công ty như Uni, TNS, FTA,IAM…làm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và đội ngũ nhân viên đắc lực của họ có đến 80% là các bạn sinh viên. Ngoài các kỹ năng mềm các bạn sinh viên có được ,các bạn cũng có 1 nguồn thu nhập kha khá (hiện tại công ty trả khoảng 70-100 ngàn/bài phỏng vấn).
2.3 Tiếp thị sản phẩm
Công việc này cũng thu hút khá nhiều các bạn sinh viên tham gia, nhưng cũng có muôn vàn câu chuyện cũng như nỗi nhọc nhằn khi tham gia công việc này. Ngoài sự nhiệt tình, nhanh nhẹn thì đôi khi ngoại hình cũng phải xét đến khi tham gia công việc này. Môi trường làm việc thì cũng khá đa dạng, từ các đại lý tạp hóa, siêu thị, các địa điểm công cộng hay có khi là cả các nhà hàng ăn uống ,các bar, hay club… Do vậy là lương thu nhập cũng tính theo ca, giờ làm việc, hay với chỉ tiêu sản phẩm bán được hàng ngày. Khó khăn lớn nhất với các bạn sinh viên khi tham gia công việc này mà theo nhiều bạn sinh viên tâm sự lại là ở sự đánh giá của gia đình và mọi người
2.4 Kinh doanh đa cấp
Đây cũng là 1 công việc mà các bạn sinh viên tham gia cũng nhiều, hơn nữa luôn là do người quen giới thiệu nên các bạn luôn cảm thấy dễ hòa đồng, khi làm việc thời gian không bắt buộc mà sức ép ban đầu là không có nên đây cũng là ưu tiên lựa chọn của nhiều sinh viên. Nhưng có lẽ sự cảm nhận ban đầu về công việc là dễ của các bạn sinh viên sớm bị gạt bỏ, nói chung không có ngành nào.
2.5 Phát tờ rơi
Đa số những người phát tờ rơi đều là sinh viên, các bạn có thể tranh thủ các ngày thứ 7, chủ nhật, lương thì 20-50 ngàn/2h, địa điểm phát tại các trường học, bệnh viện, các hội chợ, các ngã tư đường…
2.6 Phục vụ
Một số lượng lớn phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, quán nhậu, quán café….đều là sinh viên. Thường phục vụ thì chia ra từng ca làm, hoặc làm ca tối từ 18h đến 22h nên sinh viên có thề sắp xếp ca thích hợp. Lương phục vụ từ 800-1,5 triệu/tháng. Khi làm phục vụ thì ngoài thời gian sinh viên học ở trường là phải tới ngay chỗ làm, nó chiếm hết thời gian tự học ở nhà.
III. VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN VỚI VIỆC LÀM THÊM
- Không phải công việc làm thêm nào cũng có thể mang tới cho sinh viên những điều tích cực như trên đã nói. Vấn đề là sinh viên phải biết lựa chọn công việc thích hợp với mình (nếu phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp tương lai của mình thì càng tốt). Khi chọn việc, bạn phải cân nhắc hệ số an toàn của công việc đó và phải hết sức thận trọng với những công việc nhạy cảm, với những công ty môi giới việc làm làm ăn mập mờ, không uy tín. Thứ nữa là phải sắp xếp thời gian biểu hợp lý để việc làm thêm không ảnh hưởng đến việc học tập.
- Trong một chừng mực nào đấy, việc làm thêm của sinh viên sẽ giúp sinh viên học hỏi thêm rất nhiều điều từ cuộc sống. Điều đó còn chứng tỏ sự chủ động và tích cực của sinh viên. Và với hành trang kinh nghiệm từ những việc làm thêm của mình, sinh viên sẽ tự tin hơn khi ra trường và xin việc làm.
- Nếu bạn chọn những công việc phù hợp với thời gian học trên lớp và có kế hoạch hợp lý, thì đa số các bạn đều cho rằng công việc làm thêm không ảnh hưởng đên việc học lắm.
- Bên cạnh đó, việc sắp xếp thời gian hợp lý thì không phải dễ ràng. Khi quyết định đi làm thêm sinh viên phải chấp nhận cuộc sống vất vả, bận rộn hơn thường lệ. Có người phải bỏ các buổi vào thư viện đọc sách, chơi thể thao để đi làm thêm. Nguyễn Thị Nhã Phương, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM, cho biết: “Em đi làm thêm nên mọi sinh hoạt của lớp, hoạt động của trường có khi phải bỏ”.
- Việc làm mùa cuối năm là cơ hội hấp dẫn cho sinh viên, nhưng cũng trùng với thời gian thi học kỳ. Nhiều sinh viên quá lao vào công việc kiếm tiền mà bỏ bê việc học. Đặng Văn Phong, sinh viên Trường Đại học Hùng Vương, phục vụ quán cà phê ở quận 3, cho biết: “Hằng ngày 15 giờ là em phải đi làm rồi. Có hôm đi làm mệt nên em phải nghỉ học. Kết quả học tập của em bị giảm sút nghiêm trọng”.
- Làm thêm là nhu cầu chính đáng của sinh viên nhưng phải biết phân bố thời gian hợp lý. Nếu quá ham làm thêm thì lợi bất cập hại.
IV. ĐỊA CHỈ SINH VIÊN TÌM VIỆC LÀM THÊM
4.1 Khảo sát về nguồn kiếm việc làm thêm của sinh viên
“62% sinh viên tìm được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè và 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường, số lượng tìm việc qua các phương tiện truyền thông rất ít (5,1%)”.
- Thống kê trên thể hiện một thực trạng là năng lực tự tìm việc làm của đa số sinh viên còn hạn chế, ít sử dụng kênh thông tin qua báo chí, Internet. Ngoài ra sinh viên cũng nhận được rất ít sự hỗ trợ từ các tổ chức Đoàn, Hội (khoảng 2,5%), các trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường hoạt động không hiệu quả về mảng này.
- Kết quả khảo sát mức thu nhập cho thấy tỉ lệ cao nhất thuộc về các sinh viên có mức lương dưới 1 triệu đồng/tháng, trong đó phổ biến nhất là từ 500.000 - 800.000 đồng, đủ trang trải các nhu cầu sinh hoạt cũng như tiền học ngoại khóa. Có 12,5% sinh viên thu nhập từ 1,5 triệu đồng trở lên, cá biệt có những trường hợp trên 2 triệu, đây là những sinh viên có được những việc làm khá đặc thù như: thư ký, cộng tác viên thường xuyên của các báo, nhân viên chính thức tại một số doanh nghiệp nhưng được hưởng chế độ làm việc bán thời gian... dành cho sinh viên năng động, học giỏi. Ngày càng có nhiều sinh viên tìm được những công việc phù hợp và hấp dẫn, đây là nền tảng cho sự thành đạt nhanh chóng của những bạn trẻ có khả năng.
- Đa số đối tượng được thăm dò đều bày tỏ mong muốn về một trung tâm giới thiệu việc làm cho sinh viên. Thực tế, địa bàn TP.HCM có hàng triệu sinh viên đang theo học. Ba tiêu chí được quan tâm nhất gồm: tìm những việc phù hợp với điều kiện sống và học tập của sinh viên, tư vấn tập huấn cung cấp kỹ năng, có mối liên kết lâu dài với chuyên ngành sau khi ra trường. Việc hình thành những trung tâm với đầy đủ những chức năng như vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp từ nhà trường, Đoàn, Hội.”
4.2 Một số địa điểm tìm việc tin cậy cho sinh viên tại Tp Hồ Chí Minh
- Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên Thành Phố:
+ 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1.
+
- Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Thanh Niên:
+ 4A, Phạm Ngọc Thạch, Q1.
+
- Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Đại Học Nông Lâm :
+ Khu phố 6, P Linh Trung, Q Thủ Đức.
- Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm Vinhempic :
+ 189 Nguyễn Oanh, Phường 10, Q Gò Vấp.
+ Địa chỉ trên MaroStores :
- Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Viên ĐH Khoa Học Tự Nhiên:
+ 227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5.
V. MỞ RỘNG
5.1 Sốc cùng Part time
Ngoài một số công việc part time được các bạn sinh viên lựa chọn thì cũng có một số công việc khác, hiếm những vẫn có đó là:
- Viết thư tình thuê.
- Làm vợ bán thời gian.
5.2 Đối thoại Part time
- Part time tự tạo: chính bản thân các bạn sinh viên tự tạo ra cho bản thân mình thông qua quá trình học tập, rèn luyện, khả năng của mỗi người.
- Part time lừa đảo: những công việc làm thêm với thu nhập cao nhưng đằng sau đó là cả một mạng lưới lừa đảo, các bạn sinh viên phải cẩn thẩn.
- Part time vô giá: những công việc làm thêm không có giá trị cao tại thời điểm hiện tại nhưng lại có giá trị rất lớn đó là: kinh nghiệm. Và biết đâu vào một ngày đẹp trời nào đó chính công việc đó lại đem lại cho bạn những điều mà bạn cũng không thể nghĩ tới.
5.3 Chia sẻ kinh nghiệm tìm Part time
- Bạn học ngành nào thì hãy tìm kiếm trên website của những công ty, tổ chức liên quan, ở đó thường xuyên có những thông tin tuyển dụng mà biết đâu bạn tìm kiếm được cơ hội tốt
- Thời gian là cái bạn có, hãy cùng bạn bè tổ chức một CLB hoạt động vì cộng đồng. Có thể bạn không thấy ngay lợi ích của nó nhưng các tổ chức phi chính phủ trên thế giới thường xuyên tìm kiếm ý tưởng tốt và sẵn sàng tài trợ nhiều triệu đôla cho bạn phát triển nó.từ đó.
- Tham gia vào các cuộc thi cũng là cách nhanh nhất bạn giới thiệu bản thân với các nhà tuyển dụng. Tham gia vào các diễn đàn, CLB nguồn nhân lực của các trường. VD: các cuộc thi “Hồ sơ xin việc vàng”, “Ứng viên tài năng”, “Quản trị viên tập sự” cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội.
- Nếu muốn tìm công việc trong các tổ chức quốc tế thì báo (giấy) VietNam news thường xuyên đăng tin về các cơ hội việc làm, thực tập.
- Tìm việc tại các địa chỉ:
+ http:/www.ngocen-tral.org.vn
+ http:/www.svjob.net
+ http:/www.vietnamword.net
LỜI CẢM ƠN
Nhóm xin gởi cảm ơn đến thầy Đặng Đức Trọng, người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báo để nhóm có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Xin tri ơn đến thầy và xin gởi đến thầy những lời chúc tốt đẹp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4. http:/www.ngocen-tral.org.vn
5. http:/www.svjob.net
6. Báo Sinh viên Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tiểu luận part time.doc