Tài liệu Tiểu luận Kim loại nặng trong nước sinh hoạt: Tác hại, phương pháp xác định và ngưỡng cho phép: Tiểu luận
KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH
HOẠT: TÁC HẠI, PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 1
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sinh hoạt hàng ngày của đời sống con người, nước là yếu tố không thể
thiếu. Nước uống, nước rửa được gọi dưới một tên chung: nước sinh hoạt. Nước
sinh hoạt có thể được khai thác từ các nguồn: nước ngầm, nước bề mặt (ao, hồ,
sông, suối), nước mưa. Kết qủa đánh giá của chương trình KC12 ở Việt Nam cho
thấy: tổng lượng nước cần dùng cả năm của nước ta chiếm 8.8% tổng lượng dòng
chảy năm 1999, tăng lên 12.5% trong năm 2000, và được dự báo sẽ tăng 16,5%
vào năm 2010. [7]
Tốc độ đô thị hóa, quá trình công nghiệp hóa ngày càng diễn ra nhanh và
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao
thông vận tải… gây một áp lực ...
26 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Kim loại nặng trong nước sinh hoạt: Tác hại, phương pháp xác định và ngưỡng cho phép, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH
HOẠT: TÁC HẠI, PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 1
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sinh hoạt hàng ngày của đời sống con người, nước là yếu tố không thể
thiếu. Nước uống, nước rửa được gọi dưới một tên chung: nước sinh hoạt. Nước
sinh hoạt có thể được khai thác từ các nguồn: nước ngầm, nước bề mặt (ao, hồ,
sông, suối), nước mưa. Kết qủa đánh giá của chương trình KC12 ở Việt Nam cho
thấy: tổng lượng nước cần dùng cả năm của nước ta chiếm 8.8% tổng lượng dòng
chảy năm 1999, tăng lên 12.5% trong năm 2000, và được dự báo sẽ tăng 16,5%
vào năm 2010. [7]
Tốc độ đô thị hóa, quá trình công nghiệp hóa ngày càng diễn ra nhanh và
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số, sự phát triển mạnh mẽ của ngành giao
thông vận tải… gây một áp lực rất lớn đến môi trường nói chung và nước sinh hoạt
nói riêng. Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý; Ô nhiễm không khí (trong đó có
sự ô nhiễm chì – Pb, asen – As…); Nước thải từ khu khai thác quặng; Lạm dụng
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… là những nguyên nhân làm cho nguồn
nước sinh hoạt bị ô nhiễm kim loại nặng. (2,4tr m3/năm là lượng nước thải không
qua xử lý có hàm lượng khá lớn kim loại nặng tự do của 10 cơ sở khai thác quặng
ở Thái Nguyên [1])
Hàng năm có 2,2 triệu người chết do các căn bệnh liên quan đến nguồn nước
ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém, với 12.000 km3 nước sạch hiện bị ô nhiễm
nghiêm trọng[2.Tr9]. Việc con người phải hít thở bầu không khí ô nhiễm; Sử dụng
nước uống, nước rửa, lương thực, thực phẩm nhiễm kim loại nặng; Tiếp xúc trực
tiếp với các vật liệu có chứa kim loại nặng (sơn tường có hàm lượng chì cao)…
dẫn tới sự tích tụ kim loại nặng trong cơ thể. Nếu vượt quá ngưỡng quy định, bất
cứ kim loại nào cũng có thể sẽ gây ngộ độc kim loại cho cơ thể dẫn tới nhiều ca tử
vong hoặc khiến con người mang di họa suốt đời [3]. Một số kim loại nặng trong
đó cadimi (Cd) khi thâm nhập được vào cơ thể người, được tích lũy trong thận và
xương gây phá hủy chức năng thận và làm biến dạng xương. Còn nhiễm độc asen
(As) có thể bị tổn thương thận, rối loạn chức năng tim mạch, suy hô hấp, gan to...
Vì vậy, việc xác định yếu tố kim loại nặng trong nước và hàm lượng của chúng có
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 2
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
nhiều ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn.
Có rất nhiều đối tượng kim loại nặng tồn dư trong nước sinh hoạt làm ảnh
hưởng tới sức khỏe và đời sống con người. Do điều kiện và khả năng có hạn vì vậy
trong chuyên đề này, chúng em xin đi sâu tìm hiểu ba đối tượng chính có ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất đến môi trường và sức khỏe con người đó là: Asen (As),
Chì (Pb) và Thủy ngân (Hg).
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 3
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
B – NỘI DUNG
1 Khái niệm chung về kim loại nặng
Theo từ điển KHKT do NXBKH&KT Hà Nội năm 2000, kim loại nặng là
những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Một số kim loại nặng có thể
cần thiết cho sinh vật, chúng được xem là nguyên tố vi lượng. Một số không cần
thiết cho sự sống, khi đi vào cơ thể sinh vật có thể không gây độc hại gì. Kim loại
nặng gây độc hại với môi trường và cơ thể sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt
quá tiêu chuẩn cho phép.
2 Xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước sinh hoạt
2.2 Các phương pháp phân tích công cụ xác định lượng vết ion kim loại nặng.
2.2.1 Các phương pháp điện hoá.
Phương pháp cực phổ
Phương pháp cực phổ cổ điển dùng điện cực giọt Hg rơi là cực làm việc
trong đó thể được quét tuyến tính rất chậm theo thời gian (thường 1-5mV/s), đồng
thời ghi dòng là hàm của thế điện cực giọt Hg rơi. Sóng cực phổ có dạng hình bậc
thang, dựa vào chiều cao của sóng có thể định lượng được chất phân tích. Tuy
nhiên, phương pháp cực phổ bị ảnh hưởng rất lớn của dòng tụ điện nên giới hạn
phát hiện kém, cỡ 10-5 - 10-6M.
Nhằm loại trừ ảnh hưởng trên đồng thời tăng độ nhạy và độ chọn lọc, hiện
nay đã có các phương pháp cực phổ hiện đại: cực phổ xung vi phân (DPP), cực phổ
sóng vuông (SQWP)... cho phép phân tích lượng vết của nhiều nguyên tố.
2.2.2 Các phương pháp quang phổ.
• Phương pháp phổ hấp thụ phân tử (UV-VIS). [6]
Nguyên tắc: phương pháp xác định dựa trên việc đo độ hấp thụ ánh
sáng của một dung dịch phức tạo thành giữa ion cần xác định với một thuốc thử vô
cơ hay hữu cơ trong môi trường thích hợp khi được chiếu bởi chùm sáng. Phương
trình định lượng của phép đo là:
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 4
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
A= KxC
A: Độ hấp thụ quang.
K: Hằng số thực nghiệm.
C: Nồng độ nguyên tố phân tích.
Phương pháp này cho phép xác định nồng độ chất ở khoảng 10-5 - 10-7M và
là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến để xác định hàm
lượng các kim loại vì nó đơn giản và rất tiện lợi.
Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử (AES).
Khi ở điều kiện thường, nguyên tử không phát và không thu năng lượng
nhưng nếu bị kích thích thì các điện tử hoá trị sẽ nhận năng lượng chuyển lên trạng
thái có năng lượng cao hơn (trạng thái kích thích). Trạng thái này không bền,
chúng có xu hướng giải phóng năng lượng để trở về trạng thái ban đầu bền vững
dưới dạng các bức xạ. Chính các bức xạ này gọi là phổ phát xạ của nguyên tử.
Phương pháp phổ AES dựa trên sự xuất hiện phổ phát xạ nguyên tử tự do
của nguyên tố phân tích ở trạng thái khí khi có sự tương tác với một nguồn năng
lượng phù hợp. Hiện nay, người ta dùng một số nguồn năng lượng để kích thích
phổ AES: ngọn lửa đèn khí, hồ quang, tia lửa điện, tia laze, plasma cao tần cảm
ứng (ICP), tia X... trong đó, ngọn lửa đèn khí, hồ quang, tia lửa điện đã được dùng
từ lâu nhưng độ nhạy không cao. Còn ICP, tia laze là những nguồn mới được đưa
vào sử dụng khoảng hơn chục năm trở lại đây nhưng cho độ nhạy rất cao.
• Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Sự xuất hiện của phổ AAS:
Ở điều kiện thường, nguyên tử không thu hay phát năng lượng và gọi là
trạng thái cơ bản (nghèo năng lượng, bền vững). Nhưng khi ở trạng thái hơi tự do,
nếu ta kích thích chúng bằng một năng lượng dưới dạng chùm tia sáng có bước
sóng xác định thì các nguyên tử đó sẽ hấp thụ bức xạ có bước sóng nhất định ứng
đúng với tia bức xạ mà chúng có thể phát ra được trong quá trình phát xạ của nó.
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 5
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Khi đó, nguyên tử chuyển lên trạng thái có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản.
Quá trình đó được gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng
thái hơi và tạo ra phổ nguyên tử của nguyên tố đó. Phổ sinh ra trong quá trình này
được gọi là phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
2.3 Một số phương pháp tách và làm giàu lượng vết ion kim loại nặng.
Trong thực tế phân tích, hàm lượng các chất trong mẫu, đặc biệt là hàm
lượng các ion kim loại nặng, thường rất nhỏ, nằm dưới giới hạn phát hiện của các
công cụ phân tích. Vì vậy, trước khi xác định chúng cần phải tách và làm giàu.
Để tách và làm giàu các kim loại nặng trong nước thường dùng một số
phương pháp thông dụng như: phương pháp hoá học, phương pháp hoá lí hay
phương pháp sinh hoá. Dưới đây là một vài biện pháp chính để xử lí, thu hồi các ion
kim loại nặng đã được nghiên cứu, ứng dụng trên cơ sở các phương pháp hoá học.
2.3.1 Phương pháp cộng kết.
Cộng kết là phương pháp sử dụng các chất hữu cơ hay vô cơ đưa vào đối
tượng phân tích để cộng kết các nguyên tố khi hàm lượng của chúng rất nhỏ. Đây là
một trong những phương pháp hiệu quả để tách và làm giàu ion kim loại trong nước.
Bản chất của quá trình cộng kết cho đến nay mặc dù chưa được thống nhất
song có thể xem là sự hấp lưu và hấp phụ các ion cộng kết trên bề mặt các chất
cộng kết, tạo thành các dung dịch rắn giữa các cấu tử hay sự tạo thành các trung
tâm kết tinh. Ví dụ, có thể đưa vào nguồn nước một số chất như phèn nhôm, phèn
sắt để tạo thành các kết tủa keo của nhôm, sắt. Chính các kết tủa này sẽ hấp phụ
các ion khác, chất khác có mặt trong nước.
2.3.2 Phương pháp hấp phụ.
• Nguyên lý chung của phương pháp hấp phụ.
Hấp thụ có thể diễn ra ở bề mặt ranh giới giữa 2 pha lỏng và khí, lỏng và rắn
hay khí và rắn. Bản chất của quá trình hấp phụ là hình thành liên kết giữa các phân
tử chất bị hấp phụ với bề mặt chất hấp phụ. Hiện tượng hấp phụ được chia thành
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 6
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
hai loại: hấp phụ vật lý, hấp phụ hoá học.
Hấp phụ vật lí hình thành liên kết bởi lực Vanderwaals yếu, không có sự
phân bố lại mật độ electron trên phân tử chất hấp phụ và bề mặt chất hấp phụ.
Hấp phụ hoá học hình thành liên kết hoá học, có sự sắp xếp lại mật độ
electron giữa chất bị hấp phụ và chất hấp phụ. Liên kết này có thể là hoàn toàn ion
hay cộng hoá trị.
• Quy luật chung của quá trình hấp phụ.
Hấp phụ là một quá trình thuận nghịch, nghĩa là sau khi chất bẩn đó bị hấp
phụ rồi có thể di chuyển ngược lại từ bề mặt chất hấp phụ vào dung dịch. Hiện
tượng này gọi là khử hấp phụ (giải hấp).
Với những điều kiện như nhau, tốc độ của quá trình thuận nghịch tương ứng
tỷ lệ với nồng độ chất hấp phụ trong dung dịch đạt giá trị cao nhất thì tốc độ hấp
phụ cũng lớn nhất. Khi nồng độ chất hấp trên bề mặt chất hấp phụ tăng, số phân tử
đó bị hấp phụ sẽ di chuyển trở lại dung dịch ngày càng nhiều hơn.
Người ta phân biệt giữa 2 kiểu hấp phụ: hấp phụ trong điều kiện tĩnh và hấp
phụ trong điều kiện động.
Hấp phụ trong điều kiện tĩnh: không có sự dịch chuyển của phân tử chất
lỏng (chất chứa hấp phụ) so với phân tử chất hấp phụ.
Biện pháp thực hiện là cho chất hấp phụ vào nước và khuấy trộn trong
một khoảng thời gian đủ để đạt được trạng thái cân bằng. Tiếp theo, cho lắng
hoặc lọc để giữ lại chất hấp phụ và tách nước ra.
Hấp phụ trong điều kiện động: là có sự chuyển động tương đối của phân tử
chất lỏng so với phân tử chất hấp phụ.
Biện pháp thực hiện là cho chất lỏng (chứa chất bị hấp phụ) chảy qua
lớp vật liệu hấp phụ.
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 7
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
• Các phương trình hấp phụ
Dung lượng hấp phụ q: số mg kim loại bị hấp phụ trên 1 gam vật liệu hấp
phụ ở thời điểm t
V
m
CCq
ads
t0
t ×
−
= (1)
C0 và Ct là nồng độ kim loại trong pha lỏng ở thời điểm ban đầu và ở thời
điểm t (mg/l).
mads : là lượng vật liệu hấp phụ (g).
V : thể tích dung dịch (lít).
Đường đẳng nhiệt hấp phụ:
Phương trình cân bằng hấp phụ thường được sử dụng là phương trình
Langmuir nhận được bằng cách kết hợp phương trình tốc độ hấp phụ và giải hấp.
dt
dθ
= kads . Ce . N . (1 – θt) – kd . N . θt (2)
N : phần vật liệu đã hấp phụ kim loại.
θt =
m
t
q
q
Khi quá trình hấp phụ đạt cân bằng:
eL
emL
e
c.k1
c.q.kq
+
= (3)
Với kL =
d
asd
k
k
kL là hằng số Langmuir; qm là dung lượng
hấp phụ cực đại (mg/g); qe là dung lượng hấp phụ kim loại ở trạng thái cân bằng
(mg/g).
Biến đổi phương trình (3) ta thu được phương trình:
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 8
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
m
e
mLe
e
q
C
q.k
1
q
C
+= (4)
Phương trình (4) được áp dụng để xác định các hằng số Langmuir: qm, kL.
• Một số vật liệu hấp phụ
Than hoạt tính:
Than hoạt tính được coi là một trong những chất hấp phụ được sử dụng rộng
rãi trong công nghiệp do có diện tích tiếp xúc bề mặt riêng khoảng 300 – 1000
(m2/g), lỗ xốp bé có đường kính lỗ từ 30 – 90A0.
Than hoạt tính được ứng dụng nhiều trong quá trình xử lí dòng chảy, xử lí
nguồn nước uống, thu hồi dung môi, xử lí tách loại các ion kim loại nặng trong
nước thải, hấp phụ các chất màu, các chất hữu cơ độc hại.
Hầu hết, các vật liệu cacbon đều xốp dễ thấm nước. Để mở rộng thêm cấu
trúc bề mặt, người ta thực hiện quá trình hoạt hoá than với hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Cung cấp lượng nhiệt lên tới 6000C trong sự thiếu không khí
gọi là giai đoạn than hoá.
Giai đoạn 2: Than hoạt tính này được hoạt hoá với hơi nước ở 10000C hoặc
được xử lý hoá học đối với axit hay muối axit.
Một số vật liệu hấp phụ khác
* Sợi lignin cenlulo sau khi được oxi hoá để chuyển nhóm hydroxyl thành
nhóm cacboxyl trở thành một loại vật liệu hấp phụ tốt có khả năng tách loại các ion
Ni(II), Zn(II), Fe(II) từ dung dịch nước. Sự hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir
với dung tích là 4.33mg Ni/g; 7.88mg Zn/g; 7.49mg Fe/g. Dung lượng hấp phụ
giảm khi pH giảm. Khả năng giải hấp và tái sử dụng cũng đã được nghiên cứu, cơ
chế hấp phụ là trao đổi ion.
* Sự tách loại các ion Pb (II), Ni (II), Cr (III), Cu (II) từ dung dịch nước bởi
khoáng pagorskite đã được nghiên cứu. Với mô hình hấp phụ Langmuir có hệ số
tương quan R2 nằm trong khoảng 0.953 – 0.994. Dung lượng hấp phụ là 62.1
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 9
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
mgPb/g, 33.4 mgNi/g, 58.5 mgCr/g, 30.7 mgCu/g ở pH = 7, nhiệt độ 250C với các
hạt có kích cỡ 125µm. Theo một số nghiên cứu, khả năng tách loại tăng khi tăng
thời gian hấp phụ, lượng chất hấp phụ và pH của dung dịch. Trật tự hấp phụ là Pb>
Cr > Ni > Cu.
2.3.3 Phương pháp chiết lỏng – lỏng.
• Nguyên tắc: phương pháp dựa trên sự rút chất bằng các dung môi hữu cơ.
Điều kiện chủ yếu để tách được chất phân tích là độ tan của chất cần được chiết rút
trong dung môi hữu cơ. Chất được chiết thường được tạo thành do phản ứng xảy ra
trong môi trường nước, trong đó các ion cần xác định tương tác với thuốc thử mà
phần lớn là thuốc thử hữu cơ. Trong trường hợp này, dung môi hữu cơ phải không
trộn lẫn nước.
Sự tách và làm giàu chất bằng phương pháp chiết lỏng – lỏng có nhiều ưu
điểm hơn so với một số phương pháp làm giàu khác và sự kết hợp giữa phương
pháp chiết với các phương pháp xác định tiếp theo (trắc quang, cực phổ...) có ý
nghĩa rất lớn trong phân tích.
Một số hệ chiết thường dùng trong tách làm giàu Cu, Pb, Cd:
Hệ chiết Cu, Pb, Cd- dithizonat trong CCl4 hoặc CHCl3, sau đó xác định
chúng bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử (UV- VIS).
Có thể chiết phức halogenua hoặc thioxianat cadimi vào dung môi hữu cơ:
Xiclohexanol; Metyl isobutyl xeton-MIBK; Dietyl ete...
Tạo phức chelat với Na (natri dietyl dithiocacbarmat) từ dung dịch đệm
amoni xitrat ở pH= 9,5, dung môi chiết là MIBK. Cuối cùng thu phần chiết
để xác định các kim loại theo phương pháp khác nhau.
2.3.4 Phương pháp chiết pha rắn (SPE).
Định nghĩa về chiết pha rắn
Chiết pha rắn (SPE) (Solid- Phase Extraction) là quá trình phân bố chất tan
giữa hai pha lỏng- rắn. Pha rắn có thể là các hạt silicagel xốp, các polime hữu cơ
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 10
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
hoặc các loại nhựa trao đổi ion hay than hoạt tính. Quá trình chiết có thể thực hiện
ở điều kiện tĩnh hay điều kiện động. Các chất bị giữ lại trên pha rắn có thể được
tách ra bằng cách rửa giải với dung môi thích hợp. Thông thường thể tích cần thiết
để rửa giải hoàn toàn chất phân tích luôn nhỏ hơn rất nhiều so với thể tích của
dung dịch mẫu ban đầu, vì thế mà mẫu được làm giàu.
Các cơ chế chiết pha rắn
Về cơ bản thì SPE cũng giống với HPLC có các cơ chế chính, đó là: Cơ chế
hấp thụ pha thường, cơ chế hấp thụ pha đảo và cơ chế trao đổi ion. Tuy nhiên SPE
khác với HPLC là: Trong HPLC sự tách chất phân tích ra khỏi nhau trong hệ dòng
chảy liên tục của pha động còn SPE giữ chất phân tích lại trên pha rắn sau đó rửa
giải chất phân tích ra khỏi pha rắn với dung môi phù hợp. Các chất phân tích sẽ
được tách khỏi dung dịch ban đầu với nồng độ đậm đặc hơn và tinh khiết hơn.
3 Ngưỡng cho phép về hàm lượng một số kim loại nặng trong nước
sinh hoạt [8]
STTTên chỉ tiêu Ðơn vịGiới hạn tối đa
Hàm lượng nhôm mg/l 0,2
Hàm lượng Antimon mg/l 0,005
Hàm lượng Asen mg/l 0,01
Hàm lượng Bari mg/l 0,7
Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boricmg/l 0,3
Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003
Hàm lượng Crom mg/l 0,05
Hàm lượng Ðồng mg/l 2
Hàm lượng Sắt mg/l 0,5
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 11
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Hàm lượng Chì mg/l 0,01
Hàm lượng Mangan mg/l 0,5
Hàm lượng Thuỷ ngân mg/l 0,001
Hàm lượng Molybden mg/l 0,07
Hàm lượng Niken mg/l 0,02
Hàm lượng Selen mg/l 0,01
Hàm lượng Natri mg/l 200
Hàm lượng kẽm mg/l 3
4 Tác hại của một số kim loại nặng phổ biến (Asen; Chì: Thủy ngân)
4.1 Asen – Hiệu ứng hóa sinh và tính độc
4.1.1 Hiệu ứng hóa sinh của Asen[4. Tr 222]
Về mặt hóa học Asen là một á kim, trong danh mục các hóa chất cần kiểm
soát được xếp cùng hàng với kim loại nặng. Asen thường nằm trong thuốc trừ sâu,
thuốc trừ nấm (fungicide) và thuốc trừ cỏ (herbicide). Trong các hợp chất có asen
thì hợp chất chứa As+3 là độc nhất. As+3 tác động vào nhóm –SH của men do vậy
ức chế hoạt động của men:
Men pyruvate dehydrogenaz trong chu trình acid citric tạo phức với As+3
ngăn cản việc tạo ATP:
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 12
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Vì As giống P về mặt hóa học, As can thiệp vào các quá trình sinh hóa có sự
tham gia của nguyên tố lân.
Trong việc tạo ATP bước tổng hợp 1,3 diphosphoglyxerate từ glyxeraldehyd
3 phosphat là rất quan trọng. Tuy nhiên khi có mặt (AsO3)-3 thì (PO4)-3 bij chiếm
chỗ nên không hình thành 1,3 diphosphoglyxerat mà lại hình thành 1 Aseno 3
phosphoglyxerat sau đó chất này lại tự thủy phân chẳng cần sự tham gia của men
để lại tạo thành 3 phosphoglyxerat và Asenic chứ không thành ATP
4.1.2 Cơ chế tính độc của Asen lên cơ thể sinh vật và màng tế bào [9]
Cơ chế gây độc của asen lê cơ thể sinh vật
As tự do cũng như hợp chất của nó rất độc. Trong hợp chất thì hợp chất của
As(III) là độc nhất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp As vào nhóm độc loại A
gồm: Hg, Pb, Se, Cd, As. Người bị nhiễm độc As thường có tỷ lệ bị đột biến NST
rất cao. Ngoài việc gây nhiễm độc cấp tính As còn gây độc mãn tính do tích luỹ
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 13
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
trong gan với các mức độ khác nhau, liều gây tử vong là 0,1g ( tính theo As2O3)
Từ lâu, Asen ở dạng hợp chất vô cơ đã được sử dụng làm chất độc (thạch
tín), một lượng lớn Asen loại này có thể gây chết người, mức độ nhiễm nhẹ hơn có
thể thương tổn các mô hay các hệ thống của cơ thể. Asen có thể gây 19 loại bệnh
khác nhau, trong đó có các bệnh nan y như ung thư da, phổi.
Sự nhiễm độc Asen được gọi là Asenicosis. Đó là một tai họa môi trường
đối với sức khỏe con người. Những biểu hiện của bệnh nhiễm độc Asen là chứng
sạm da (melanosis), dày biểu bì (kerarosis), từ đó dẫn đến hoại thư hay ung thư da,
viêm răng, khớp... Hiên tại trên thế giới chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh
nhiễm độc Asen.
Asen ảnh hưởng đối với thực vật như một chất ngăn cản quá trình trao đổi
chất, làm giảm năng suất cây trồng. Tổ chức Y tế thế giới đã hạ thấp nồng độ giới
hạn cho phép của Asen trong nước cấp uống trực tiếp xuống 10 µg/l. USEPA và
cộng đồng châu Âu cũng đã đề xuất hướng tới đạt tiêu chuẩn Asen trong nước cấp
uống trực tiếp là 2-20 µg/l.
Con đường xâm nhập chủ yếu của Asen vào cơ thể là qua con đường thức
ăn, ngoài ra còn một lượng nhỏ qua nước uống và không khí.
Hàm lượng As trong cơ thể người khoảng 0.08-0.2 ppm, tổng lượng As có
trong người bình thường khoảng 1,4 mg. As tập trung trong gan, thận, hồng cầu,
homoglobin và đặc biệt tập trung trong não, xương, da, phổi, tóc. Hiện nay người
ta có thể dựa vào hàm lượng As trong cơ thể con người để tìm hiểu hoàn cảnh và
môi trường sống, như hàm lượng As trong tóc nhóm dân cư khu vực nông thôn
trung bình là 0,4-1,7 ppm, khu vực thành phố công nghiệp 0,4-2,1 ppm, còn khu
vực ô nhiễm nặng 0,6-4,9 ppm.
Độc tính của các hợp chất As → Asenat → Asenit → đối với sinh vật dưới
nước tăng dần theo dãy Asen hợp chất As hữu cơ. Trong môi trường sinh thái, các
dạng hợp chất As hóa trị (III) có độc tính cao hơn dạng hóa trị (V). Môi trường khử
là điều kiện thuận lợi để cho nhiều hợp chất As hóa trị V chuyển sang As hóa trị III.
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 14
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Trong những hợp chất As thì H3AsO3độc hơn H3AsO4. Dưới tác dụng của các yếu tố
oxi hóa trong đất thì H3AsO3 có thể chuyển thành dạng H3AsO4. Thế oxy hóa khử, độ
pH của môi trường và lượng kaloit giàu Fe3+…, là những yếu tố quan trọng tác động
đến quá trình oxy hóa - khử các hợp chất As trong tự nhiên. Những yếu tố này có ý
nghĩa làm tăng hay giảm sự độc hại của các hợp chất As trong môi trường sống.
Hình 2.1. Sự methyl hóa Asenic bởi tế bào động vật có vú trong cơ chế giảm độc Asenic của tếbào.
Trong quá trình này có sự tham gia tích cực của các chất nhường gốc methyl.
As+3: Trong môi trường sinh thái, các dạng hợp chất As hoá trị 3 có độc tính
cao hơn hợp chất As có hoá trị 5. Môi trường khử là môi trường thuận lợi để cho
nhiều hợp chất As(V) chuyển sang As(III). Trong những hợp chất As thì H3AsO3
độc hơn H3AsO4. Dưới tác dụng của các yếu tố oxi hoá trong đất thì H3AsO3 có thể
chuyển thành H3AsO4. Thế oxi hoá khử, độ pH của môi trường và lượng kaolit
giàu Fe3+... là những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình oxi hoá – khử các
hợp chất Asen trong tự nhiên. Những yếu tố này có ý nghĩa làm tăng hay giảm sự
độc hại của các hợp chất Asen trong môi trường sống.
As+5: As+5 có thể được chuyển thành As+3 và gây độc giống như As+3, có cấu
trúc giống phosphate hữu cơ và có thể thay thế cho phosphate trong sự thuỷ phân
glucose và sự hô hấp của tế bào.
Sự nhiễm độc Asen hay còn gọi là Asenicosis xuất hiện như một tai hoạ môi
trường hiện nay đối với sức khoẻ con người trên thế giới. Các biểu hiện đầu tiên
của chứng nhiễm độc Asen là chứng sạm da (melanosis), dầy biểu bì (keratosis) từ
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 15
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
đó dẫn đến hoại da hay ung thư da. Hiện chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh
nhiễm độc Asen.
Nhiễm độc Asen thường qua đường hô hấp và tiêu hoá dẫn đến các thương
tổn da như tăng hay giảm màu của da, tăng sừng hoá, ung thư da và phổi, ung thư
bàng quang, ung thư thận, ung thư ruột...Ngoài ra, Asen còn có thể gây các bệnh
khác như: to chướng gan, bệnh đái đường, bệnh sơ gan...Khi cơ thể bị nhiễm độc
Asen, tuỳ theo mức độ và thời gian tiếp xúc sẽ biểu hiện những triệu chứng với
những tác hại khác nhau, chia ra làm hai loại sau:
Nhiễm độc cấp tính
Qua đường tiêu hoá: Khi anhydrit Asenous hoặc chì Asenate vào cơ thể sẽ
biểu hiện các triệu chứng nhiễm độc như rối loạn tiêu hoá (đau bụng, nôn,
bỏng, khô miệng, tiêu chảy nhiều và cơ thể bị mất nước...). Bệnh cũng tương
tự như bệnh tả có thể dẫn tới tử vong từ 12-18 giờ. Trường hợp nếu còn
sống, nạn nhân có thể bị viêm da tróc vảy và viêm dây thần kinh ngoại vi.
Một tác động đặc trưng khi bị nhiễm độc Asen dạng hợp chất vô cơ qua
đường miệng là sự xuất hiện các vết màu đen và sáng trên da.
Qua đường hô hấp (hít thở không khí có bụi, khói hoặc hơi Asen): có các
triệu chứng như: kích ứng các đường hô hấp với biểu hiện ho, đau khi hít vào,
khó thở; rối loạn thần kinh như nhức đầu, chóng mặt, đau các chi; hiện tượng
xanh tím mặt được cho là tác dụng gây liệt của Asen đối với các mao mạch.
Ngoài ra còn có các tổn thương về mắt như: viêm da mí mắt, viêm kết mạc.
Nhiễm độc mãn tính
Nhiễm độc Asen mãn tính có thể gây ra các tác dụng toàn thân và cục bộ.
Các triệu chứng nhiễm độc Asen mãn tính xảy ra sau 2 – 8 tuần, biểu hiện
như sau:
Tổn thương da, biểu hiện: ban đỏ, sần và mụn nước, các tổn thương kiểu
loét nhất là ở các phần da hở, tăng sừng hoá gan bàn tay và bàn chân,
nhiễm sắc (đen da do Asen), các vân trắng ở móng (gọi là đám vân Mees).
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 16
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Tổn thương các niêm mạc như: viêm kết giác mạc, kích ứng các đường hô
hấp trên, viêm niêm mạc hô hấp, có thể làm thủng vách ngăn mũi.
Rối loạn dạ dày, ruột: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và táo bón luân
phiên nhau, loét dạ dày.
Rối loạn thần kinh có các biểu hiện như: viêm dây thần kinh ngoại vi cảm
giác vận động, có thể đây là biểu hiện độc nhất của Asen mãn tính. Ngoài
ra, có thể có các biểu hiện khác như tê đầu các chi, đau các chi, bước đi
khó khăn, suy nhược cơ (chủ yếu ở các cơ duỗi ngón tay và ngón chân).
Nuốt phải hoặc hít thở Asen trong không khí một cách thường xuyên, liên
tiếp có thể dẫn tới các tổn thương, thoái hoá cơ gan, do đó dẫn tới xơ gan.
Asen có thể tác động đến cơ tim.
Ung thư da có thể xảy ra khi tiếp xúc với Asen như thường xuyên hít phải
Asen trong thời gian dài hoặc da liên tục tiếp xúc với Asen.
Rối loạn toàn thân ở người tiếp xúc với Asen như gầy, chán ăn. Ngoài tác dụng
cục bộ trên cơ thể người tiếp xúc do tính chất ăn da của các hợp chất Asen, với
các triệu chứng như loét da gây đau đớn ở những vị trí tiếp xúc trong thời gian
dài hoặc loét niêm mạc mũi, có thể dẫn tới thủng vách ngăn mũi.
Một số hình ảnh biểu hiện các bệnh do nhiễm độc Asen gây ra
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 17
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Cơ chế gây độc của Asen lên màng tế bào
Màng tế bào được xem là một “bức tường” chống lại sự tấn công của các
độc chất. Để hiểu sâu hơn về các phản ứng của màng với độc chất, các thí nghiệm
được tiến hành bằng cách sử dụng liposome làm đối tượng nghiên cứu và độc chất
ở đây vẫn được sử dụng là Asenate. Các kết quả thí nghiệm cho thấy liposome bị
hóa lỏng và phá hủy bởi Asenate. Điều này được xem như là một bằng chứng cho
thấy Asenic đã liên kết với liposome và tác động trực tiếp lên chúng. Tuy nhiên,
liên kết hóa học của Asenic với các phân tử POPC liposome có thể đã diễn ra sau
khi chúng liên kết một cách lỏng lẻo với liposome. Asenic liên kết với màng ở
mức khá cao ngay khi bắt đầu quá trình tương tác cho thấy sự liên kết nhanh chóng
của Asenate trong dung dịch màng. Sự giải phóng sau khi liên kết nhanh cũng có
thể xuất phát từ động thái chuyển Asenic từ các vị trí ưu tiên trên màng đến các
dạng bền vững hơn ở trên màng và trong tế bào chất. Một báo cáo khoa học gần
đây về As (III) cho thấy Asenite có lẽ tạo các liên kết hydrogen trực tiếp với nhóm
phosphate của các phân tử dimyristoylphosphatidylcholine (DMPE) trong quá trình
cạnh tranh với các phân tử nước hydrate hóa cũng như các nhóm amino. Sự giảm
tương tác giữa các nhóm PE – PE sẽ làm giải phóng các nhóm phosphate và do đó
độ linh động của lipid sẽ tăng lên trên bề mặt màng liposome. Do đó, Asenic chèn
vào những chỗ trống để lại trên bề mặt ưa nước của màng tế vào.
4.2 Chì – Cơ chế hóa sinh và tính độc
Là kim loại có mầu xám tro, tỉ khối 11,33; Nhiệt độ nóng chảy 327,40C,
nhiệt độ sôi 17450C, các muối tan trong nước clorua, nitrat, axetat.
4.2.1 Cơ chế hóa sinh [4. Tr 225]
Chì tương đối có sẵn trong môi trường tự nhiên dưới dạng vô cơ hơn bất
cứ kim loại nặng nào khác. Nguồn chì quan trọng trong khí quyển là do khí xả
của động cơ đốt trong dùng xăng hay dầu có pha chì. Bùi thành phố, đô thị,
đường xá cao tốc rất giầu chì. Nồng độ chì ở các phố buôn bán sầm uất có thể
lên đến 1 – 4 g/kg khí bụi..
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 18
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Hiệu ứng hóa sinh quan trọng của chì là can thiệp vào việc tổng hợp
hemoglobin dẫn đến các bệnh về máu.
Chì ức chế nhiều loại men then chốt liên quan đến quá trình tổng hợp
hemoglobin. Do vậy làm cho các sản phẩm trung gian đó là acid delta levulinic.
Một pha quan trọng của việc tổng hợp hemoglobin là chuyển hóa delta amino
levulinic thành porphobilinogen.
Chì ức chế men amino levulinic dehydrat nên không thể chuyến hóa acid
delta amino levulinic thành porphobilinogen.
Cuối cùng chì ngăn cản việc dùng oxy và glucose vào việc sản xuất năng
lượng để duy trì cuộc sống.
Khi chì trong máu vượt quá 0.3ppm co thể sẽ thiếu máu do thiếu
hemoglobin.
Khi thiếu chì nhiều hơn 0.5 – 0.8ppm chức năng thận bị rối loạn và cuối
cùng ảnh hưởng đến thần kinh.
Do chì và canxin giống nhau về mặt hóa học nên chì có thẻ đổi chỗ cho
canxi nằm lại trong cơ thể, về sau chì này lại có thể theo đường lân từ xương ra
gây độc cho các mô mềm.
4.2.2 Tác hại [5]
• Khi nồng độ chì trong nước uống là 0,042 – 1,0 mg/l sẽ xuất hiện triệu chứng
bị ngộ độc kinh niên ở người ; nồng độ 0,18 mg/l động vật máu nóng bị ngộ độc.
Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động
lên hệ enzym có nhóm hoạt động chứa hyđro.
Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ
theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai
biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập
vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.
Ngoài ra, muối chì gây rối loạn tổng hợp hemoglobin, giảm thời gian sống
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 19
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
của hồng cầu, thay đổi hình dạng tế bào, gây xơ vữa động mạch, làm con nguời bị
ngu đần, mất cảm giác... Chì gây ung thư thận thông qua việc thay đổi hình thái và
chức năng của các tế bào ống thận làm giảm chức năng vận chuyển năng lượng là
tiểu đường, tiểu đạm. Chì ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh, sảy thai
và chết sơ sinh.
Với nồng độ chì cao hơn 80mg/dl sẽ xảy ra các bệnh về não do việc gây tổn
thương đến các tiểu động mạch và mao mạch não và phù não, tăng áp suất dịch não
tủy, thoái hóa các nơron thần kinh.
4.3 Thuỷ ngân – Hiệu ứng hóa sinh và tác hại
Là kim loại có mầu sáng bạc, dạng lỏng. Các muối tan trong nướclà clorua,
sunfat, nitrat, clorat.
4.3.1 Hiệu ứng hóa sinh [4. Tr 227]
Độc tính của thủy ngân phụ thuộc vào dạng hóa học của thủy ngân.
Thủy ngân nguyên tố hoàn toàn không độc, nếu chẳng may nuốt phải thì cơ
thể có thể thải ra ngoài.
Hơi thủy ngân thì lại độc nên phải bảo quản thủy ngân ở nơi thoáng mát, nếu
chẳng may thủy ngân bị đổ ra ngoài thì phải quét sạch càng nhanh càng tốt. Hơi
thủy ngân sau khi được hít vào cơ thể sẽ qua máu lan truyên lên não khiến cho hệ
thần kinh trung ương bị rối loạn.
Ion Hg+ tạo thành hợp chất thủy ngân không tan với Clo dù dạ dày có khá
nhiều Clo thì Hg+ cũng không độc.
Nhưng ion Hg+2 lại rất độc do ion Hg+2 có ái lực cao với lưu huỳnh, có thể
liên kết với các acid amin có chứa lưu huỳnh trong Protein làm nó không linh động
nữa nên rất độc. Hg+2 cũng liên kết với Hemoglobin và albumin huyết thanhh là
những hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. Tuy vậy Hg+2 cũng không vượt qua được
màng sinh học nên không thâm nhập vào CNS tế bào sinh vật.
Dạng độc nhất của thủy ngân là thủy ngân hữu cơ, đặc biệt là metyl thủy
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 20
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
ngân, nằm dưới dạng ion CH3Hg+. Ion metyl thủy ngân tan trong lipit nên có thể đi
vào phần lipit của màng mô não.
Liên kết hóa trị Hg – C rất chặt chẽ khó bẻ gãy và alkin thủy ngân nằm lại
trong tế bào rất lâu.
Dạng nguy hiểm nhất là R-Hg+ có thể lọt qua rào chắn thai bàn và đi vào mô
thai gây hậu quả cho thai nhi.
Thủy ngân nằm trong màng tế bào, ức chế việc chuyển vận đường qua màng
và không cho phép Kali chuyển qua màng. Đối với tế bào não việc này sẽ gây ra
thiếu năng lượng tế bào não và rối loạn xung lực thần kinh.
Ngộ độc metyl thủy ngân, chromosom trong cơ thể phân ly và ức chế việc
phân chia tế bào.
4.3.2 Tác hại của thủy ngân với cơ thể sinh vật
Thuỷ ngân và hợp chất của nó thường rất độc đối với cơ thể sống. Thuỷ
ngân sẽ gây độc cho người khi nồng độ trong nước của chúng là 0,005 mg/l, với cá
là 0,008 mg/l.
Thuỷ ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, nếu hít phải sẽ rất độc. Trẻ em bị
ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động. Trong nước, metyl thủy
ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản quá trình phân
chia tế bào.
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 21
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
C - KẾT LUẬN
Như vậy, qua một số tìm hiểu có thể kết luận: Kim loại nặng là yếu tố gây
độc hại cao đối với môi trường và cơ thể sống nếu dư lượng của nó vượt quá
ngưỡng cho phép.
Trong những năm gần đây khi sự gia tăng dân số chưa có dấu hiệu dừng lại;
Quá trình đô thị hóa, sự hình thành các khu công nghiệp ngày càng gia tăng. Bên
cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân, một bộ phận chủ các doanh
nghiệp và sự quản lý của các cơ quan chức năng về môi trường còn rất nhiều hạn
chế. Điều đó đã đặt môi trường sống nói chung và nước sinh hoạt nói riêng vào
tình trạng bị đe dọa ô nhiễm bởi kim loại nặng.
Vì vậy việc xác định hàm lượng và ngưỡng cho phép của một số kim loại
nặng trong nước sinh hoạt là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe
con người.
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 22
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
D - PHỤ LỤC
Figure. Các nguồn gây ô nhiễm nước sinh hoạt
Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm 11km sông
Thị Vải. Nguồn: pda.vietbao.vn ngày 11-12-2009
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 23
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Ô nhiễm con mương chảy qua khu dân cư phia sau khu CN Quang Minh-
V.Phúc. Nguồn Báo HN mới 30-5-2010
Công ty Tungkuang (Cẩm Giàng – Hải Dương) xả trực tiếp nước thải không
qua xử lý ra môi trường. Nguồn: bee.net.vn ngày 03-6-2010
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 24
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Rối loạn sắc tố da do nhiễm độc Asen
Nạn nhân của nhiễm dộc thủy ngân ở Minamata đầu những năm 1950.
Ảnh: W Eugnene Smith
Nhóm 5 - TTA. K19 Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trang 25
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ KIM
Chuyên đề LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT. TÁC HẠI CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI
SỨC KHỎE CON NGƯỜI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Tài nguyên – Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005;
2 Bùi Chí Bửu – Nguyễn Thị Lang. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với
thiệt hại do môi trường của cây lúa;
3 CAND 14-11-2010. Ô nhiễm kim loại nặng – nguy cơ thường trực;
4 Đặng Đình Bạch – Hóa học môi trường. 2005;
5 Hội thảo Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. 6-2010
6 Lê Thị Mùi. Tạp chí khoa học và Công nghệ. Số 433. 2009;
7 Lê Sâm. Mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ phát triển sản
xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái
duyên hải Miền Trung;
8 Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Ban hành theo QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế
số 1329/ 2002/BYT/QÐ ngày 18 / 4 /2002);
9 Trần Hữu Hoan. Asen trong nước uống và giải pháp phòng chống.
Một số website:
1
2
3
4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SINH HOẠT- TÁC HẠI, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ NGƯỠNG CHO PHÉP.pdf