Tiểu luận Kiểm toán khoản mục chi phí quản lý trong báo cáo tài chính của công ty tư nhân Hoàng Tuấn

Tài liệu Tiểu luận Kiểm toán khoản mục chi phí quản lý trong báo cáo tài chính của công ty tư nhân Hoàng Tuấn: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty, tập đoàn ngày càng mạnh mẽ. Để đứng vững trong thị trường, mỗi tổ chức phải nâng cao trình độ quản lý và kiểm soát bền vững, phát triển tiềm năng sẵn có và giảm thiểu những yếu kém của tổ chức. Do vậy công tác kiểm toán được xem là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của tổ chức doanh nghiệp. Xuất phát từ lợi ích thiết yếu đó của hoạt động dịch vụ kế toán – kiểm toán, trong những năm gần đây hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng không ngừng tiến bộ, ngày càng phát triển và khẳng định vị trí vững chắc của mình trong khu vực và trên thế giới. Đó cũng là xu thế phát triển tất yếu của một nền kinh tế đổi mới và đang trên đà phát triển như nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả của các p...

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kiểm toán khoản mục chi phí quản lý trong báo cáo tài chính của công ty tư nhân Hoàng Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với tình hình biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty, tập đoàn ngày càng mạnh mẽ. Để đứng vững trong thị trường, mỗi tổ chức phải nâng cao trình độ quản lý và kiểm soát bền vững, phát triển tiềm năng sẵn có và giảm thiểu những yếu kém của tổ chức. Do vậy công tác kiểm toán được xem là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của tổ chức doanh nghiệp. Xuất phát từ lợi ích thiết yếu đó của hoạt động dịch vụ kế toán – kiểm toán, trong những năm gần đây hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng không ngừng tiến bộ, ngày càng phát triển và khẳng định vị trí vững chắc của mình trong khu vực và trên thế giới. Đó cũng là xu thế phát triển tất yếu của một nền kinh tế đổi mới và đang trên đà phát triển như nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả của các phần hành, các chu trình khác nhau, từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tới giai đoạn kết thúc kiểm toán và phát hành Báo cáo. Mỗi phần hành, chu trình là một quá trình kiểm toán riêng biệt, song chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình của cuộc kiểm toán. Sau đây là phần hành việc kiểm toán khoản mục chi phí quản lý theo chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành tại một doanh nghiệp cụ thể. Nội dung chính của bài gồm hai phần: Phần I: Cơ sở lý luận về Chu trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý Phần II: Kiểm toán khoản mục chi phí quản lý trong BCTC của công ty Tư nhân Hoàng Tuấn. PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHU TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ QUẢN LÝ. 1.Kiểm soát nội bộ đối với chi phí quản lý Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu được nhà quản lý của mỗi doanh nghiệp rất quan tâm.Vì nếu chi phí được quản lý tốt đồng nghĩa rằng vấn đề chi tiêu đạt được hiệu quả cao, chi đúng mục đích, chi tiêu phù hợp, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường Một số thủ tục kiểm soát nội bộ áp dụng nhằm kiểm soát chi phí quản lý có hiệu quả là: * Thủ tục bất kiêm nhiệm: Thủ tục này cách ly thích hợp về trách nhiệm giữa bốn chức năng phê duyệt, thực hiện, giữ tài sản và ghi sổ. Đây là thủ tục có tác dụng kiểm soát tương đối hữu hiệu vì bản thân việc phân chia trách nhiệm là một yếu tố tạo nên sự kiểm soát hữu hiệu. * Thủ tục phê duyệt: Biện pháp này cho phép nghiệp vụ về chi phí được phát sinh khi có đầy đủ sự phê duyệt. Việc phê duyệt phải phù hợp với quy chế và chính sách của Công ty, phải đúng thẩm quyền. Khi phê duyệt cần tuân thủ các quy định như cấp phê duyệt chi phí, cơ sở của phê duyệt chi phí, dấu hiệu của phê duyệt chi phí, cấp ủy quyền. * Thủ tục đối chiếu: Khi phát sinh chi phí các phòng ban trong đơn vị tiến hành đối chiếu từ đó giúp phát hiện và ngăn ngừa các gian lận sai sót trong việc ghi nhận các nghiệp vụ chi phí đồng thời cũng góp phần tăng tinh thần trách nhiệm giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Một số bước nhằm kiểm soát chi phí quản lý mà kiểm tán có thể đưa ra như: - Lập định mức về chi phí: Định mức cho các khoản chi phí quản lý theo tỷ lệ với doanh thu năm trước… Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh, nghiên cứu những năm trước. - Phân tích biến động trong kỳ: Dựa vào các thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập, DN xác định được sự khác biệt giữa chi phí thực tế và định mức đã đề ra, từ đó để nhận thấy những nơi chi phí biến động. - Điều tra nguyên nhân biến động chi phí: Khi đã biết được nơi có biến động chi phí lớn, doanh nghiệp tiến hành xác minh nghuyên nhân biến động chi phí là do nguyên nhân nào? Chủ quan hay khách quan? Đồng thời tìm cách giải quyết vấn đề. 2.Thủ tục kiểm toán: Thủ tục phân tích: Các thủ tục phân tích có thể sử dụng trong kiểm toán chi phí quản lý bao gồm: Đánh giá tổng quát CPQLDN: Kiểm toán viên lập bảng so sánh BCKQHĐKD kỳ này với kỳ trước kết hợp với số liệu bình quân trong ngành, qua đó đánh giá tổng quát về sự thay đổi của chi phí và tỷ trọng chi phí trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Những khác biệt đáng kể đều cần phải tìm hiểu để giải thích nguyên nhân. So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán,chi phí kỳ này với chi phí kỳ trước : Việc thiết lập các dự toán chi phí có một ý nghĩa quan trọng đối với KSNB. Thông qua dự toán, các nhà quản lý hoạch định mức chi phí dự kiến sẽ xảy ra trong thực tế, nhờ đó phát hiện những trường hợp thực tế có sai biệt lớn so với dự kiến để có biện pháp xử lý kịp thời. Bảng dự toán cũng rất hữu ích cho KTV trong việc áp dụng thủ tục phân tích vì giúp nhận diện được các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân. Kiểm toán viên cũng thực hiện việc so sánh số liệu năm này với số liệu năm trước theo từng khoản mục chi phí. Một phương pháp khác cũng có thể áp dụng là so sánh chi phí theo từng tháng giữa kỳ này và kỳ trước. Kiểm toán viên còn có thể dùng các đồ thị để dễ phát hiện ra những tháng có biến động bất thường. Trong một số trường hợp, KTV có thể so sánh với các thông tin phi tài chính. Thí dụ, khi kiểm tra chi phí điện, KTV có thể thông qua các hóa đơn tiền điện để so sánh với số Kwh điện sử dụng. Thử nghiệm chi tiết. Điều tra về những khác biệt quan trọng hay bất thường : Mọi khác biệt bất thường được phát hiện trong quá trình phân tích trên, đều phải được KTV tìm hiểu và giải thích nguyên nhân. Phương pháp tìm hiểu là truy hồi về sổ sách kế toán và khi cần thiết sẽ phải kiểm tra chi tiết trên những chứng từ gốc có liên quan. Kiểm tra một số chi tiết đặc biệt : Cần chọn lựa một số khoản chi phí đặc biệt để phân tích và kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên thường chọn những loại chi phí có tỷ trọng đáng kể hoặc khi chúng dễ bị sai phạm như các chi phí về hoa hồng, quảng cáo, tiếp khách…. Khi kiểm tra chi tiết KTV sẽ kiểm tra chứng từ gốc của các chi phí này để xem xét chúng có thực sự xảy ra không. Nếu có nhiều nghiệp vụ, KTV sẽ ưu tiên lựa chọn các nghiệp vụ có số tiền lớn, có nội dung không rõ ràng, có liên hệ đến bên liên quan hoặc xảy ra vào những tháng có lợi nhuận tăng giảm bất thường. PHẦN II – KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG BCTC CỦA CÔNG TY TƯ NHÂN HOÀNG TUẤN I. THÔNG TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG TUẤN 1. Thông tin liên hệ. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG TUẤN Giám đốc: Ông Hoàng Anh Tuấn Văn phòng: Địa chỉ: Số 86 - Đường Lê Văn Hiến - Tp. Đà Nẵng Điện thoại: 0511 3.824.839 Di động: 0913. 403.138 & 0905. 95.89.89 Fax: 0511. 3.866.716 Email: hoangtuanadv@dng.vnn.vn & hoangtuanquangcao@gmail.com Phân xưởng sản xuất: Địa chỉ: Lô 2-3-4 Khu 26 - Đường Huỳnh Tấn Phát - TP Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3.746.579 2. Thông tin về lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Tuấn được thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 2002, theo giấy phép kinh doanh số 000935 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng cấp. Ngành nghề kinh doanh chính là quảng cáo: trang trí mỹ thuật. Dịch vụ thương mại quảng cáo và trang trí mỹ thuật. Hoàng Tuấn là doanh nghiệp tư nhân quảng cáo của Đà Nẵng có thời gian hoạt động lâu dài trong ngành quảng cáo, với nhiều năm kinh nghiệm và đầy đủ năng lực trong các lĩnh vực: 1/ Dịch vụ quảng cáo 2/ Thiết kế , thi công Showroom trưng bày 3/ Hội chợ triển lãm 4/ Trang trí nội, ngoại thất 5/ In ấn 6/ Art Gallery - ... 3. Báo cáo tài chính năm 2011 của doanh nghiệp a. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: BAÏO CAÏO LÆU CHUYÃØN TIÃÖN TÃÛ Chè tiãu Maî säú Thuyãút minh Nàm nay Nàm træåïc A B C 1 2 I. Læu chuyãøn tiãön tæì hoaût âäüng kinh doanh 1. Tiãön thu tæì baïn haìng, cung cáúp dëch vuû vaì doanh thu khaïc 01 4,374,882,606 4,508,542,888 2. Tiãön chi traí cho ngæåìi cung cáúp haìng hoaï vaì dëch vuû 02 3,483,401,556 3,611,663,787 3. Tiãön chi traí cho ngæåìi lao âäüng 03 708,796,502 666,344,599 4. Tiãön chi traí laîi vay 04 79,569,835 171,030,349 5. Tiãön näüp thuãú thu nháûp doanh nghiãûp 05 30,306,408 24,643,470 6. Tiãön thu khaïc tæì hoaût âäüng kinh doanh 06 2,383,299 62,745,061 7. Tiãön chi khaïc tæì hoaût âäüng kinh doanh 07 161,309,410 252,247,335 Læu chuyãøn tiãön thuáön tæì hoaût âäüng kinh doanh 20 -86,117,806 -154,641,591 II. Læu chuyãøn tiãön tæì hoaût âäüng âáöu tæ 1. Tiãön chi âãø mua sàõm , xáy dæûng TSCÂ, BÂS âáöu tæ vaì caïc taìi saín daìi haûn khaïc 21 193,756,773 149,700,772 2. Tiãön thu tæì thanh lyï, nhæåüng baïn TSCÂ, BÂS âáöu tæ vaì caïc taìi saín daìi haûn khaïc 22 3. Tiãön chi cho vay, mua caïc cäng cuû nåü cuía âån vë khaïc 23 22,261,901 38,093,530 4. Tiãön thu häöi cho vay, baïn laûi caïc cäng cuû nåü cuía âån vë khaïc 24 5. Tiãön chi âáöu tæ gäúp väún vaìo âån vë khaïc 25 6. Tiãön thu häöi âáöu tæ goïp väún vaìo âån vë khaïc 26 7. Tiãön thu laîi cho vay, cäø tæïc vaì låüi nhuáûn âæåüc chia 27 Læu chuyãøn tiãön thuáön tæì hoaût âäüng âáöu tæ 30 216,018,674 187,794,302 III. Læu chuyãøn tiãön tæì hoaût âäüng taìi chênh 1. Tiãön thu tæì phaït haình cäø phiãúu, nháûn väún goïp cuía chuí såí hæîu 31 2. Tiãön chi traí väún goïp cho caïc chuí såî hæîu, mua laûi cäø phiãúu cuía doanh nghiãûp âaî phaït haình 32 3. Tiãön vay ngàõn haûn, daìi haûn nháûn âæåüc 33 1,555,000,634 850,000,000 4. Tiãön chi traí nåü gäúc vay 34 1,668,800,000 472,000,000 5. Tiãön chi traí nåü thuã taìi chênh 35 6. Cäø tæïc, låüi nhuáûn âaî traí cho chuí såí hæîu 36 Læu chuyãøn tiãön thuáön tæì hoaût âäüng taìi chênh 40 -113,799,366 378,000,000 Læu chuyãøn tiãön trong nàm ( 50 =20+30+40) 50 16,101,502 35,564,107 Tiãön vaì tæång âæång tiãön âáöu nàm 60 53,435,702 17,871,595 Aính hæåíng cuía thay âäøi tyí giaï häúi âoaïi quy âäøi ngoaûi tãû 61 Tiãön vaì tæång âæång tiãön cuäúi nàm ( 70=50+60+61) 70 69,537,204 53,435,702 b. Bảng cân đối tài khoản BAÍNG CÁN ÂÄÚI TAÌI KHOAÍN NÀM 2009 SÄÚ HIÃÛU TÃN TAÌI KHOAÍN Säú dæ âáöu nàm Säú phaït sinh trong nàm Säú dæ cuäúi nàm TKHOAÍN Nåü Coï Nåü Coï Nåü Coï 1 2 3 4 5 6 7 8 111 Tiãön màût 5,794,690 5,375,860,963 5,378,333,830 3,321,823 112 Tiãön gåíi ngán haìng 47,641,012 4,641,159,976 4,622,585,607 66,215,381 131 Phaíi thu cuía khaïch 200,519,605 3,603,323,800 3,238,387,011 565,456,394 133 Thuãú GTGT âæåüc kháúu træì 12,224,186 226,101,124 226,101,124 12,224,186 138 Phaíi thu khaïc 5,051,106 45,025,800 17,280,200 32,796,706 142 Chi phê traí træåïc 20,388,597 31,985,539 30,182,727 22,191,409 152 Nguyãn liãûu , váût liãûu 2,572,940,599 2,572,940,599 153 Cäng cuû , duûng cuû 13,460,000 22,261,901 31,985,539 3,736,362 154 Chi phê SX-KD dåí dang 273,269,864 3,500,384,824 3,374,960,432 398,694,256 155 Thaình pháøm , haìng hoïa 3,500,000 3,500,000 211 Taìi saín cäú âënh 1,232,476,296 263,457,545 698,040,671 797,893,170 214 Hao moìn taìi saín cäú âënh 309,469,256 188,230,029 105,289,702 226,528,929 241 1 Xáy dæûng cå baín (nhaì haìng) 113,366,273 113,366,273 241 2 Xáy dæûng cå baín (xæåíng) 39,700,772 110,390,500 150,091,272 242 Chi phê traí træåïc daìi haûn 510,000,000 80,000,000 430,000,000 311 Vay ngàõn haûn 800,000,000 1,445,000,000 645,000,000 341 Vay daìi haûn 868,800,000 868,800,000 110,000,634 110,000,634 331 Phaíi traí ngæåìi baïn 214,867,040 351,582,317 826,258,464 689,543,187 338 Phaíi traí khaïc 28,796,000 28,796,000 3338 Thuãú Män baìi phaíi näüp 3,000,000 3,000,000 3334 Thuãú TNDN taûm näüp 5,747,959 30,306,408 46,925,514 10,871,147 3333 Thuãú GTGT phaíi näüp 5,252,476 391,340,860 436,822,081 50,733,697 334 Phaíi traí ngæåìi lao âäüng 708,796,502 708,796,502 411 Nguäön väún kinh doanh 280,000,000 280,000,000 4211 Thu nháûp chæa phán phäúi năm trước 47,985,175 12,887,418 35,097,757 4212 Thu nháûp chæa phán phäúi năm nay 133,400,140 154,854,196 288,254,336 511 Doanh thu 4,368,220,961 4,368,220,961 515 Doanh thu hoaût âäüng taìi chênh 2,383,299 2,383,299 632 Giaï väún haìng baïn 3,344,960,432 3,344,960,432 642 Chi phê quaín lyï kinh doanh 699,267,071 699,267,071 635 Chi phê hoaût âäüng taìi chênh 79,569,835 79,569,835 821 Chi phê thuãú TNDN 46,925,514 46,925,514 911 Xaïc âënh kãút quaí kinh doanh 4,311,310,036 4,311,310,036 Täøng cäüng 1,859,774,087 1,859,774,087 37,252,635,526 37,252,635,526 2,336,029,687 2,336,029,687 c. Báo cáo kết quả kinh doanh BAÏO CAÏO KÃÚT QUAÍ HOAÛT ÂÄÜNG KINH DOANH Âån vë tênh :âäöng CHÈ TIÃU MAÎ SÄÚ THUYÃÚT MINH NÀM NAY NÀM TRÆÅÏC A B C 1 2 1. Doanh thu baïn haìng vaì cung cáúp dëchvuû 01 IV.08 4,308,926,737 3,851,227,777 2. Caïc khoaín giaím træì doanh thu 02 3. Doanh thu thuáön vãö baïn haìng vaì cung cáúp dëch vuû ( 10=01-02) 10 4,308,926,737 3,851,227,777 4. Giaï väún haìng baïn 11 3,344,960,432 3,101,366,072 5. Låüi nhuáûn gäüp vãö baïn haìng vaì cung cáúp dëch vuû( 20=10-11) 20 963,966,305 749,861,705 6. Doanh thu hoaût âäüng taìi chênh 21 2,383,299 1,406,461 7. Chi phê taìi chênh 22 - Trong âoï: Chi phê laîi vay 23 79,569,835 171,030,349 8. Chi phê quaín lyï doanh nghiãûp 24 699,077,713 520,125,302 9. Låüi nhuáûn thuáön tæì hoaût âäüng kinh doanh( 30=20+21-22-24) 30 187,702,056 60,112,515 10. Thu nháûp khaïc 31 11. Chi phê khaïc 32 12. Låüi nhuáûn khaïc( 40=31-32) 40 13. Täøng låüi nhuáûn kãú toaïn træåïc thuãú ( 50=30+40) 50 IV.09 187,702,056 60,112,515 14. Chi phê thuã thu nháûp doanh nghiãûp 51 32,847,860 16,831,504 15. Låüi nhuáûn sau thuãú thu nháûp doanh nghiãûp( 60=50-51) 60 154,854,196 43,281,011 II. KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ QUẢN LÝ THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU DO VACPA BAN HÀNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG TUẤN. 1. Thử nghiệm kiểm soát với chu trình quản lý doanh nghiệp. 1.1 – Đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn - Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. - Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng …. - Thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác - Chi phí dự phòng như dự phòng phải thu khó đòi Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa TSCĐ, tiền thuê nhà làm văn phòng … Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tổ chức hội nghị, hội họp, công tác phí, chi phí kiểm toán… Do tính chất là một công ty tư nhân, quy mô nhỏ nên cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản, dễ quản lý nên mọi hoạt động của công ty đều do giám đốc quản lý. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nghề nên mọi hoạt động từ bộ phận quản lý đến phân xưởng đều được bố trí rất rõ ràng và chặt chẽ. Do vậy kiểm soát nội bộ của công ty được đánh giá là tương đối tốt. Sau đây là bản tường thuật nghiệp vụ tính lương và chi trả lương cho cán bộ công ty tư nhân Hoàng Tuấn: Cuối tháng cán bộ tổ chức nhân sự lập bảng chấm công nhân viên thành 2 bản, một bản cán bộ tổ chức nhân sự giữ, một bản đưa cho kế toán tính lương. Kế toán dựa vào bảng chấm công cùng quyết định nâng lương, hợp đồng lao động để tính lương và các khoản trích theo lương chi tiết cho nhân viên thành 2 bản, 2 bản được đưa cho giám đốc xét duyệt. Sau khi được xét duyệt, kế toán lưu trữ một bản, một bản được đưa cho thủ quỹ để chi trả lương. Thủ quỹ dựa vào bảng lương và danh sách thẻ ATM của nhân viên và ra ngân hàng thực hiện giao dịch trả lương cho nhân viên. Bản tường thuật nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý: TSCĐ được trích khấu hao đưa vào chi phí quản lý bao gồm nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng... Tất cả TSCĐ khi bắt đầu sử dụng đều được tính khấu hao ngay trong tháng đó và phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng theo thời gian bảo hành hay tuổi thọ TSCĐ được quy định trong giấy tờ xuất xứ TSCĐ cũng như thời gian quy hồi vốn được quy định cho một số TSCĐ khác. Kế toán dựa vào các giấy tờ có liên quan để tính khấu cho từng tháng và được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Bản tường thuật nghiệp vụ mua dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: Các bộ phận lập phiếu yêu cầu mua dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý như văn phòng phẩm, giấy in, thay mực in,... và các sửa chữa nhỏ các thiết bị cho bộ phận quản lý... mang cho giám đốc xét duyệt. Sau khi được xét duyệt, phiếu yêu cầu được chuyển đến cho người mua hàng, người mua hàng đưa phiếu yêu cầu cho kế toán để đề nghị ứng tiền mua hàng, kế toán lập giấy ứng tiền và chuyển sang cho thủ quỹ. Sau khi mua hàng, người mua hàng đưa hóa đơn mua hàng cho kế toán ghi sổ đồng thời ghi giảm khoản ứng trước của người mua hàng. .... Thông qua bản tường thuật các nghiệp vụ chủ yếu được tính cho chi phí quản lý trên, ta có thể thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp theo khách quan là tương đối tốt và hoàn thiện. 1.2 – Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát a) Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Do hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp tư nhân Hoàng Tuấn được đánh giá sơ bộ là tương đối tốt nên rủi ro kiểm soát là thấp. b)Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: * Phỏng vấn người quản lý về phân công phân nhiệm: Sau khi phỏng vấn người quản lý về phân công phân nhiệm thu được kết quả sau: Ông Trương Văn Bình – Trưởng phòng kỹ thuật, phụ trách mảng kỹ thuật chính của công ty. Ông Nguyễn Đình An – Kỹ thuật viên. Ông Hoàng Thái Hà – Kỹ thuật viên. Ông Thái Văn Út – Cán bộ tổ chức nhân sự, phụ trách theo dõi, kiểm soát nhân viên của công ty và điều hành công nhân phân xưởng. Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Kế toán trưởng. Bà Trần Thị Hoa – Kế toán viên. Bà Hoàng Thị Tuyết Nhi – Thủ quỹ. Ông Lê Đăng Hải – Thủ kho. Ông Phan Văn Nam – Nhân viên mua hàng, chịu trách nhiệm mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị... của công ty. * Phỏng vấn cán bộ tổ chức nhân sự, kế toán trưởng, thủ quỹ, nhân viên mua hàng về công việc của họ trong chu trình thì thấy họ đã nói rõ như bản tường thuật mà kiểm toán thu được. * Kiểm tra mẫu các nghiệp vụ: - Nghiệp vụ tính lương tháng 7/2011: + Số phát sinh TK 334, 338 trong sổ cái chi tiết cho chi phí quản lý trùng khớp với tổng lương cán bộ quản lý trong bảng lương là 32 triệu đồng và các khoản trích theo lương là 2 560 000 đồng. + Trong bảng tính lương có đầy đủ chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng, kế toán lập bảng. + Số liệu trên bảng lương trùng khớp với bảng kê chuyển lương do ngân hàng lập. + Kiểm tra hợp đồng lao động và các quyết đinh nâng lương thấy kế toán đã phản ánh đúng mức lương cho từng cán bộ và trong năm 2011 không có nhân viên nào chấm dứt hợp đồng hay ký kết hợp đồng mới. - Nghiệp vụ tính khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp tháng 6/2011. + Số phát sinh TK 214 trong sổ cái chi tiết cho chi phí quản lý trùng khớp với số phát sinh trong sổ chi tiết TK 642 khoản mục khấu hao TSCĐ là 15 620 000 đồng. + Các giấy tờ nguồn gốc xuất sứ TSCĐ đều đầy đủ và kế toán đã phản ánh đúng tỷ lệ khấu hao cho từng TSCĐ và đúng phương pháp tính khấu hao. + Trong năm không có mua sắm thêm một TSCĐ nào và không có TSCĐ nào quá thời gian sử dụng và được thanh lý. - Nghiệp vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý tháng 8: + Các chi phí mua ngoài như điện, nước, điện thoại, internet, truyền hình cáp,... đều có hợp đồng đầy đủ và chưa có dịch vụ nào chấm dứt trong năm. + Số liệu phát sinh được phản ánh đúng trong sổ chi tiết TK 642 và sổ cái tiền mặt. * Kiểm kê TSCĐ phục vụ cho bộ phận quản lý: TSCĐ đầy đủ như bảng kê tính khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. Thông qua các thử nghiệp kiểm soát đã thực hiện cho thấy hệ thống kiểm soát của công ty là đúng như đánh giá sơ bộ ban đầu. 2. Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình quản lý doanh nghiệp. 2.1 – Thử nghiệp phân tích. * Nghiệp vụ tính lương cho bộ phận quản lý. - So sánh chi phí tiền lương của bộ phận quản lý của năm 2011 với năm 2010 thì có sự biến động nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do hệ số lương của doanh nghiệp có sự thay đổi từ tháng 12 năm 2010. + Số dư cuối kỳ năm 2010: 371 100 000 đồng + Số dư cuối kỳ năm 2011: 389 600 000 đồng. - So sánh chi phí tiền lương giữa các tháng: Khoản mục Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Lương 32.000.000 32.000.000 32.000.000 32.000.000 32.000.000 32.000.000 Khoản mục Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Lương 32.000.000 32.000.000 32.000.000 32.000.000 32.000.000 37.600.000 Qua quan sát ta thấy chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý không có biến động từ tháng 1 đến tháng 11, riêng tháng 12 có sự biến động nhỏ, biến động này có thể hiểu là tiền thưởng cuối năm cho các nhân viên trong công ty. * Nghiệp vụ tính khấu hao TSCĐ: - So sánh mức tính khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý trong năm 2010 với 2011 thì thấy có biến động nhỏ, biến động này được giải thích là do trong năm 2010 có mua thêm TSCĐ phục vụ cho bộ phận quản lý. + Số dư cuối kỳ năm 2010: 176 400 000 đồng + Số dư cuối kỳ năm 2011: 187 440 000 đồng. - Trong năm không mua thêm TSCĐ nào cũng không thanh lý TSCĐ nào nên mức khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý không có biến động. * Các nghiệp vụ mua ngoài: So sánh các chi phí giữa các tháng Tháng Cước viễn thông Điện Truyền hình cáp Vệ sinh Nước Tháng 1 1 170 232 963 650 90 909 100 000 140 000 Tháng 2 1 230 714 862 330 90 909 100 000 123 560 Tháng 3 1 563 540 722 640 90 909 100 000 111 250 Tháng 4 976 536 1 023 665 90 909 100 000 100 890 Tháng 5 1 350 550 933 580 90 909 100 000 150 580 Tháng 6 1 180 482 956 210 90 909 100 000 140 400 Tháng 7 1 440 894 971 230 90 909 100 000 168 700 Tháng 8 1 322 873 990 238 90 909 100 000 150 800 Tháng 9 1 356 803 856 760 90 909 100 000 137 900 Tháng 10 832 923 812 830 90 909 100 000 166 000 Tháng 11 1 052 456 965 925 90 909 100 000 145 800 Tháng 12 972 582 911 116 90 909 100 000 146 520 Qua quan sát sự biến động của các chi phí mua ngoài thì ta thấy chi phí truyền hình cáp và về sinh không có biến do đây là các dịch vụ trọn gói, các chi phí khác có biến động giữa các tháng nhưng các biến động này không đươc coi bất thường vì các chi phí này phụ thuộc vào mức sử dụng từng tháng không cố định, có lúc sử dụng nhiều, có lúc sử dụng ít. * Các nghiệp vụ khác như chi phí tiếp khách, chi phí xăng dầu chạy xe thi công.  Tháng Xăng dầu Tiếp khách Tháng 1 986 270 2 500 000 Tháng 2 1 263 950 2 460 000 Tháng 3 864 900 2 000 000 Tháng 4 950 800 2 350 000 Tháng 5 1 025 600 1 960 000 Tháng 6 865 000 1 890 000 Tháng 7 945 100 2 220 000 Tháng 8 923 900 1 760 520 Tháng 9 928 700 1 525 000 Tháng 10 964 000 1 880 000 Tháng 11 1 150 000 2 190 000 Tháng 12 1 325 000 2 500 000 Qua quan sát 2 khoản mục chi phí này ta thấy có sự biến đông giữa các tháng nhưng không đáng kể và có thể chấp nhận được vì các khoản mục này tùy thuộc vào số lượng khách hàng từng tháng và số công trình phải thi công. 2.2 – Thử nghiệm chi tiết. Qua thủ tục thử nghiệm phân tích ta thấy rủi ro kiểm toán được đánh giá nhỏ vì khối lượng công việc đã được giảm đi rất nhiều. Do vậy trong 12 tháng, kiểm toán quyết định chọn tháng 6 và tháng 12 để kiểm tra tất cả các nghiệp vụ xảy ra trong 2 tháng này để đánh giá chung cho 12 tháng vì 2 tháng này đánh giá được sự biến động là hợp lý hay không trong thử nghiệm chi tiết. * Với nghiệp vụ tính lương cho nhân viên quản lý: đối chiếu số dư của tài khoản có liên quan với sổ chi tiết, sổ cái. Tính toán lại bảng lương và đối chiếu với sổ chi tiết. Đối chiếu tên nhân viên, mức lương trên bảng lương, bảng chấm công và hồ sơ nhân sự. Nhận thấy đơn vị đã áp dụng đúng cách tính lương, tính chính xác và hạch toán đúng chế độ về chi phí lương nhân viên quản lý. * Với nghiệp vụ khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ phận quản lý: kiểm kê TSCĐ và đối chiếu với hồ sơ nguồn gốc TSCĐ, hóa đơn chứng từ mua hàng, quyết đinh phương pháp tính khấu hao TSCĐ, đơn vị đã phản ánh đúng khoản mục tính khấu hao TSCĐ cho bộ phận quản lý. Đồng thời so sánh số dư trên sổ chi tiết và sổ cái thì thấy số liệu đã trùng khớp. * Với các nghiệp vụ chi phí mua ngoài cũng như chi phí khác: đối chiếu hóa đơn, sổ chi tiết, sổ cái. Đơn vị đã không vi phạm sự đầy đủ, sự phát sinh, sự chính xác nào trong các nghiệp vụ này. Tính toán lại số dư tài khoản 642 và so sánh với số dư trên BC KQHĐKD thấy đã trùng khớp. Như vậy kiểm toán viên không tìm ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh đơn vị đã lập báo cáo tài chính với khoản mục chi phí quản lý là không trung thực. III. BÁO CÁO KIỂM TOÁN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài - Kiểm toán khoản mục chi phí quản lý trong BCTC của công ty Tư nhân Hoàng Tuấn.doc
Tài liệu liên quan