Tài liệu Tiểu luận Khái quát về công ty cổ phần gemadept: CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
1.1.1 Thông tin hoạt động của GEMADEPT
Trụ sở chính
CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
Cao ốc Gemadept, 6 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1,Tp.HCM, Việt Nam
Ðiện thoại: (84-8) 38 236 236
Fax: (84-8) 38 235 236
Email: info@gemadept.com.vn
Công ty Gemadept tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1990. Cùng với chính sách đổi mới kinh tế, năm 1993 Gemadept trở thành một trong ba công ty đầu tiên được cổ phần hóa và hiện nay đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Gemadept đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:
Khai thác cảng, kho bãi
Vận tải container chuyên tuyến Vận chuyển hàng công trình Đại lý hàng hải,giaonhận
Kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp Đầu tư tài chính
Gemadept đang phát triển thành một tập đoàn đa ngành nghề. Với qui mô 24 c...
58 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Khái quát về công ty cổ phần gemadept, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
1.1.1 Thông tin hoạt động của GEMADEPT
Trụ sở chính
CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT
Cao ốc Gemadept, 6 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1,Tp.HCM, Việt Nam
Ðiện thoại: (84-8) 38 236 236
Fax: (84-8) 38 235 236
Email: info@gemadept.com.vn
Công ty Gemadept tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1990. Cùng với chính sách đổi mới kinh tế, năm 1993 Gemadept trở thành một trong ba công ty đầu tiên được cổ phần hóa và hiện nay đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Gemadept đã phát triển nhanh, mạnh, bền vững và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:
Khai thác cảng, kho bãi
Vận tải container chuyên tuyến Vận chuyển hàng công trình Đại lý hàng hải,giaonhận
Kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp Đầu tư tài chính
Gemadept đang phát triển thành một tập đoàn đa ngành nghề. Với qui mô 24 công ty con, công ty liên kết, trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới trải rộng tại các cảng chính, thành phố lớn của Việt nam và một số quốc gia lân cận, Gemadept đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt nam.
Công ty đã đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Cam kết về chất lượng của công ty thể hiện ở việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tại mọi cấp, mọi phòng ban trong công ty. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, công ty đã và đang đầu tư đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên cũng như thường xuyên rà soát cải tiến qui trình hoạt động để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.
Sơ đồ các chi nhánh của GMD trong và ngoài nước:
1.1.2 Cơ cấu sở hữu và mức vốn hóa qua các năm.
Cơ cấu sở hữu tính đến 12-2010
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.3.1 Doanh thu
1.3.2 Lợi nhuận
TẦM NHÌN SỨ MẠNG CỦA GEMADEPT
Xây dựng GEMADEPT thành một tập đoàn kinh tế đa ngành; dẫn đầu trong lĩnh vực hàng hải; phát triển nhanh và bền vững dựa trên nền tảng kinh doanh cốt lõi là khai thác cảng, vận tải và logistics.
Tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và các cổ đông trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới, quản trị tốt nhất các nguồn lực.
Mở rộng mạng lưới và các hoạt động sản xuất kinh doanh ra thị trường thế giới.
Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo quyền lợi chính đáng và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1 Kinh tế
Giao nhận vận chuyển hàng hóa là một lĩnh vực hoạt động thiết yếu, phục vụ cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng năm tỷ trọng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm khoảng 80% toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đó sự thay đổi về khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Gemadept.
Sự tăng trưởng về xuất nhập khẩu luôn gắn liền với những chính sách phát triển kinh tế. Khi chính sách xuất nhập khẩu thay đổi, đặc biệt là về cơ cấu ngành hàng thì sẽ có tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Gemadept. Khi khối lượng những mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nhập khẩu như nguyên liệu gia công, thiết bị máy móc biến đổi thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng của Gemadept. Bởi vì đây là nguồn hàng chính của các loại dịch vụ mà Gemadept đang cung cấp.
Ảnh hưởng của giá dầu không ổn định:
Bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung cùng những cuộc biểu tình ở Libya (thành viên lớn thứ 9 trong khối OPEC) gần đây đang gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng. Giá dầu mỏ tăng cao đã và đang ảnh hưởng kinh doanh chứng khoán và vận tải. Giới phân tích tính toán nếu những cuộc bạo loạn hiện nay khiến cho giá dầu tăng thêm 40 đến 50 USD, và tình trạng này kéo dài 1 năm, thì tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ mất khoảng 2%.
Tuy nhiên, động đất tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới làm giá dầu giảm nhưng các nhà phân tích nhận định “Nhu cầu về dầu mỏ tại Nhật Bản có thể sẽ thấp hơn bình thường, ít nhất là tạm thời vì hậu quả của trận động đất”.
Tỷ giá hối đoái: Khách hàng của Gemadept chủ yếu là các đối tác nước ngoài, nên doanh thu tính bằng ngoại tệ của Công ty rất lớn (chiếm hơn 80% tổng doanh thu). Thêm vào đó, ngoại trừ những khoản đầu tư mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, hầu hết chi phí của Gemadept là đồng Việt Nam. Vì vậy nếu tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam tăng thì lợi nhuận của Công ty sẽ giảm theo.
Hoạt động của Gemadept gắn chặt với hoạt động của các hãng tàu lớn mà Công ty có quan hệ đối tác. Do đó, sự biến động của thị trường hàng hải thế giới nói chung và biến động kinh doanh của các hãng tàu này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Gemadept.
Theo xu hướng toàn cầu hóa và Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nhất là việc tham gia lộ trình gia nhập AFTA (từ năm 2003 đến năm 2006), các hãng tàu nước ngoài có thể mở chi nhánh và đảm nhận công việc khai thác tàu. Điều này có nghĩa là các hãng tàu nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện các loại dịch vụ mà Gemadept đang thực hiện. Như vậy, Gemadept có thể sẽ phải chịu thêm sự cạnh tranh về phía các hãng tàu.
Thị trường giao nhận vận chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng hải Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh do việc gia tăng về số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Ước tính cả nước đã có hơn 160 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải (133 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là doanh nghiệp liên doanh, tư nhân, cổ phần... ). Riêng lĩnh vực đại lý - môi giới hàng hải có hơn 68 đơn vị chủ yếu hoạt động ở các trung tâm thương mại hàng hải như TP.HCM - Vũng Tàu - Hà Nội - Hải Phòng...
Về lĩnh vực giao nhận hàng hóa (freight forwarding) từ chỗ chỉ có vài đơn vị quốc doanh kinh doanh dịch vụ này, đến nay trên phạm vi cả nước đã có gần 200 doanh nghiệp (khoảng 20 công ty liên doanh nước ngoài, hàng trăm công ty TNHH...), đấy là chưa kể nhiều hãng giao nhận nước ngoài đang hoạt động ở nước ta thông qua các hình thức đại lý. Đây cũng là yếu tố có thể tác động đến thị phần của Gemadept. Ngoài ra, hoạt động hợp tác kinh doanh liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp trong ngành gia tăng cũng làm xuất hiện nhiều đối thủ có khả năng cạnh tranh và làm giảm thị phần của Công ty.
Hiện nay theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam (đến năm 2015) là tập trung xây dựng một số cảng tổng hợp giữ vai trò chủ đạo ở các vùng kinh tế trọng điểm cho các tàu có trọng tải lớn (2.000 - 3.000 TEU). Chú trọng tới các cảng hoặc khu bến chuyên dùng cho hàng container và cảng trung chuyển container quốc tế, đặc biệt là khu vực TP.HCM - Đồng Nai - Vũng Tàu (ví dụ, hệ thống liên hợp Cảng Thị Vải - Vũng Tàu). Khi các cảng mới này ra đời (dự kiến vào khoảng năm 2006 - 2008) sẽ thu hút một lượng hàng hoá và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Gemadept.
Luật pháp
Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa cao. Thêm vào đó vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp chồng chéo trong lĩnh vực hành chính, nhất là những quy định về thủ tục hải quan và các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải của Công ty. Hiện tại Nhà nước đang thực hiện bảo hộ hoàn toàn lĩnh vực vận tải nội địa bằng tàu biển và dịch vụ đại lý hàng hải, chẳng hạn như không cho phép thành lập doanh nghiệp liên doanh, hay chuyển các cơ quan đại diện hàng hải nước ngoài tại Việt Nam thành các chi nhánh công ty; bắt buộc các chủ tàu nước ngoài phải chỉ định một công ty đại lý tàu biển Việt Nam làm tổng đại lý cho tàu của mình ra vào cảng Việt Nam... Tuy nhiên, khi thực hiện tự do hóa thương mại, dịch vụ thì các doanh nghiệp trong ngành có thể không còn sự độc quyền mà chỉ được bảo hộ hợp lý. Và khi đó sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh và có thể ảnh hưởng đến thị phần hiện tại của Gemadept.
2.1.3 Tự nhiên – Quốc tế
Vị trí hàng hải chiến lược: Với hơn 3260 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển. Theo dự đoán của các chuyên gia sẽ có 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới phải đi qua vùng biển Đông trong 5-10 năm tới. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá đóng container trong khu vực châu Á có thể tăng lên đáng kể.
Hệ thống giao thông đường bộ ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp: năm 2011 phấn đấu hoàn thành làm mới, nâng cấp, cải tạo hơn 800km đường bộ, xây mới 10.000m cầu đường bộ; thay ray, tà vẹt 40km đường sắt, xây mới 36.000m2 nhà ga hàng không, 600m đường cất hạ cánh... bàn giao hơn 10 dự án lớn như đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 (Pắc Bó-Cao Bằng, Mỹ An-Cao Lãnh…), Quốc lộ 2 (Đoan Hùng-Thanh Thủy giai đoạn 2), Quốc lộ 3, đường Láng-Hòa Lạc (hoàn thiện), cầu Hàng Tôm, cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cầu QL 1 giai đoạn 3 (Cần Thơ-Năm Căn)…
Việt Nam chưa có những cảng lớn, sâu đủ sức chứa những tàu có trọng tải lớn, thiếu những cảng biển lớn với dịch vụ hậu cần quy mô, thiếu những xưởng đóng và sửa chữa tàu biển quy mô, hệ thống những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ biển, các cơ sở dự báo thiên tai từ biển ... Ngoài ra, cảng biển Việt Nam còn có một số điểm hạn chế và thách thức do yếu tố lịch sử, các cảng lớn của Việt Nam đều nằm gần các thành phố lớn và ở sâu phía trong khu vực cửa sông - nơi chịu ảnh hưởng bởi sa bồi và thủy triều.
Nhân khẩu học
Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt nam đã bước vào giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng" hay "Cửa số cơ hội dân số" hoặc "Dư lợi dân số".Cửa số cơ hội nhân khẩu học được mở ra cho một quốc gia là giai đoạn khi tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi ít hơn 30% và tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên ít hơn 15% trong tổng dân số. với cơ cấu vàng như trên thì đây là thuận lợi lớn bởi nguồn nhân lực đông đảo và có một thị trường tiêu thị đầy tiềm năng. Chính vì thế nhu cầu luân chuyển hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu thị sản phẩn hứa hẹn một tỷ suất sinh lời lớn. vì thế GMD nên tận dụng cơ hội vàng này để phát triển mảng kinh doanh chính về dịch vụ logistics nhằm đón đầu xu thế và tận dụng tốt thời cơ hiện tại.
Khoa học – công nghệ
Cơ sở hạ tầng hàng hóa không đủ tải trọng, theo tiêu chuẩn thiết kế các tuyến đường quốc lộ của Việt Nam thì tải trọng cho phép xe container 30feet lưu thông nhưng chuẩn container của thế giới đang dùng là 35feet, chính vì thế cấu tạo kĩ thuất của đường sá không cho phép việc mở rộng vận tải siêu trọng trên đường bộ.
Cảng nước sâu chưa hoàn thiện và phát triển tại Việt Nam, tính đến thời điểm cuối 12-2010 thì chỉ có mọt số cảng nước sâu như cảng Cái Mép, Cam Ranh.. mới đủ tiêu chuẩn thiết kế cho tàu có tải trọng trung bình của thế giới cập cảng. thực trạng này cho thấy tình trạng yếu kém về kĩ thuật thiết kế xây dụng cnag403 tại Việt Nam, bên cạnh đó còn cho thấy tầm nhìn và mối quan tâm đến việc phát triển kinh tế cảng chưa thật sự chú trọng.
Công nghệ đóng tàu và các phương tiện vận tải khác chưa hoàn thiện và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, việc tập đoàn Vinashin đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính đang là một thách thức lớn đối với ngành đóng tàu Việt Nam, điều này sẽ làm cho việc nhập khẩu công nghệ đóng tàu từ các nước trên thế giới diễn ra chậm hơn và làm cho công nghệ của ta không theo kịp các nước trên thế giới.
MÔI TRƯỜNG VI MÔ
2.2.1 Khách hàng
Khách hàng của Gemadept rất nhiều bao gồm các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển trong và ngoài nước…năm 2010 GMD đã vận chuyển hàng ngàn lô hàng cho các hãng MHI, Siemens, Mitsui, Flsmidth, Alston ,Vatech… phục vụ cho nhiều nhà máy xi măng, điện, hóa chất và khu công nghiệp tại Việt Nam.
Khách hàng chủ yếu của GMD là những đơn vị, những cá nhân có nhu cầu về đại lý tàu bè, môi giới hàng hải, đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa. Đó là những chủ tàu, các hãng tàu, chủ hàng, những nhà xuất nhập khẩu, những cá nhân cần dịch vụ gửi hàng, kiểm đếm, v.v… Với châm ngôn “Khách hàng là thượng đế” và đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi các thượng đế ngày càng khó tính hơn trong các yêu cầu thì đòi hỏi chất lượng dịch vụ của GMD phải được ngày một nâng cao và phát triển thêm những loại hình dịch vụ mới, một mặt là giữ chân được các khách hàng lâu năm, quen thuộc; mặt khác, lôi kéo, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp mình. Thời gian sắp tới đây, GMD sẽ đương đầu với những khó khăn nhất định khi một số thân chủ sẽ không còn sử dụng dịch vụ của GMD vì họ tự lập riêng bộ phận dịch vụ hàng hải để hoạt động. hay như việc trước đây GMD Sài Gòn chuyên làm đại lý cho các tàu khách vào Cảng Sài Gòn nhưng hiện nay Cảng Sài Gòn cũng đã có phòng đại lý riêng để khai thác mảng dịch vụ này.
Trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và tài chính, áp lực từ khách hàng là rất cao khi hoạt động đầu tư tài chinh bất động sản không phải là lĩnh vực kinh doanh truyền thống của GMD, vi thế cạnh tranh từ thương hiệu không được cao như các c ông ty khác như: tập đoàn hoàng anh gia lai, ThuDuc House –Vinatex Land, đạm phú mỹ, ngân hang bảo việt, NKK( nhật), OrionCorp, Intesa sanpaolo bank, Chứng khoán Bảo Việt, cơ quan ngoại giao sứ quán Bỉ.
Mặt khác trong tình hình kinh tế hiện nay khả năng thanh toán cho công ty sẽ gặp một vài khó khăn do sự suy thoái của doanh nghiệp cũng như của nên kinh tế việt nam và thế giới.
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Từ lĩnh vực hoạt động chính của GMD là: đại lý tàu, vận tải container, và môi giới hàng hải, và các hoạt động tài chính chúng ta nhận ra được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với GMD là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực. Đó là các hãng giao nhận (Forwarder), đại lý hàng hải (Shipping Agency), đại lý giao nhận (Forwarding Agency), dịch vụ hậu cần (Logistics). Theo thống kê, trên cả nước hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải (gồm khoảng 100 DNNN, còn lại là doanh nghiệp liên doanh, tư nhân, cổ phần...). Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở các trung tâm kinh tế và thương mại về hàng hải như Tp HCM, Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Về lĩnh vực giao nhận hàng hóa (freight forwarding) và tiếp vận (logistics), hiện nay tính trên phạm vi cả nước đã có hơn 500 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 20 công ty liên doanh với nước ngoài.
Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các công ty làm dịch vụ hàng hải, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ đại lý tàu, đại lý vận tải đa phương thức là vấn đề không chỉ GMD mà mọi doanh nghiệp đều đang đối mặt. Số lượng các doanh nghiệp làm dịch vụ tăng nhanh, trong khi đó thị trường vận tải chỉ phát triển có mức độ nhất định. Một số công ty tư nhân sẵn sàng giảm giá dịch vụ xuống dưới mức cho phép của Nhà nước nhằm lôi kéo khách hàng. Ở những công ty này có một số là do những người hoạt động trong ngành, sau một thời gian làm ở công ty Nhà nước, tích lũy được một vài mối quan hệ khách hàng nhất định đã tách ra thành lập công ty tư nhân. Việc cạnh tranh không lành mạnh này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của GMD và uy tín của ngành dịch vụ hàng hải nói chung. Các doanh nghiệp mạnh hiện đang là đối thủ chủ yếu của Gemadept trong từng lĩnh vực như:
- Dịch vụ đại lý tàu biển: Kiến Hưng, Đông Á, Thiên Ý, Vietfracht, Vinamar, Vosa. v.v…
- Các công ty dịch vụ đại lý liner, đại lý vận tải và logistics: Vietfracht, Vosa, Saigon Ship, Vinatrans, Transimex, Safi, Vietranscimex, Ben Line Agencies và các công ty đại lý tư nhân
- Hoạt động tài chính, bất động sản: công ty phát triển nhà( ITC), ThuDuc House..)
Nhìn chung, những doanh nghiệp đối thủ đáng gờm nhất của GMD trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu có thể kể đến là: Vinatrans, một DNNN có tiếng tăm và rất mạnh trong các dịch vụ cung ứng tương tự các dịch vụ của GMD; Và, Ben Line Agencies là một doanh nghiệp nước ngoài, nổi tiếng trong lĩnh vực làm đại lý cho các hãng tàu và các hãng giao nhận (Forwarders) nước ngoài. Việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các hoạt động thương mại, dịch vụ được tự do hóa, các doanh nghiệp trong ngành có thể không còn sự độc quyền. Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành nghề vào thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sự cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của GMD.
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Đối thủ tiềm ẩn của GMD lại chính là các thân chủ, các đối tác thân quen của Gemadept như các hãng tàu, các hãng hàng không, các hãng chuyển phát nhanh. Bởi nếu xét đến lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, logistics thì có thể thấy rằng đây là những đơn vị mà khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng nghĩ đến đầu tiên và sự thật thì những khách hàng lớn trên thế giới có nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên ví dụ về quần áo hay giày dép thể thao như Adidas, Nike đều là những khách hàng trực tiếp của các hãng tàu chứ không giao dịch trung gian qua các hãng giao nhận (Forwarder) hay đại lý giao nhận.
Năm 2010, Ngân hàng Thế giới (WB) đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 53/155 quốc gia về chỉ số thực hiện logistics, đứng đầu nhóm quốc gia thu nhập thấp và ở mức trung bình trên thế giới. Thống kê cho thấy, hiện nay dịch vụ Logistics của Việt Nam chiếm khoảng 15 - 20% GDP trong khi ở các nước phát triển là 8 - 10%. Con số quá hấp dẫn này không chỉ kích thích các doanh nghiệp trong nước đua nhau làm Logistics mà còn khiến các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, tìm mọi cách xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường Logistics của ta. Con số mới nhất mà Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (Viffas) đưa ra đã cho thấy sự yếu thế của các doanh nghiệp “nội”.Cụ thể, theo Viffas, trong khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao nhận kho vận, logistics, thực chất chỉ có khoảng gần 10% doanh nghiệp thực sự cung cấp các dịch vụ Logistics. Trong đó, các doanh nghiệp nước ngoài (liên doanh, 100% vốn nước ngoài) đã giành được khoảng 70% thị trường nhờ tính chuyên nghiệp trong kinh doanh, mạng lưới rộng khắp và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng những dịch vụ đơn giản, với trình độ công nghệ hạn chế, thậm chí chỉ là “làm thuê” cho các công ty nước ngoài. Đại diện Viffas cũng thừa nhận rằng hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp giao nhận, kho vận, Logistics Việt Nam còn manh mún, nhiều trung gian, đại lý, cạnh tranh về giá là chủ yếu, thiếu đầu tư công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ... nên chưa tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng và khó được khách hàng tin tưởng.
Nhà cung cấp.
Với mảng kinh doanh dịch vụ vận tải thì nhà cung cấp của GMD là các tập đoàn chuyên sản xuất các phương tiện vận tải như xe container, tàu thủy và các thiết bị phục vụ cho việc chuyên chở khác.. Đối với mảng kinh doanh dịch vụ kahi thác cảng và kho vận thì nhà cung cấp chủ yếu của GMD là các doanh nghiệp chuyên về thiết kế và xây dựng cảng, kho bãi. Trong lĩnh vực bất động sản thì GMD phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp ngyên vật liệu xây dựng và phương tiện kĩ thuật trong xây dựng.
Nhà phân phối.
Vì GMD chủ yếu kinh doanh dịch vụ nên việc phân phối thường thông qua các đại lý, mạng đại lý.. tuy nhiên GMD vẫn chưa phát triển mạng lưới các daonh nghiệp làm đại lý cho mình vì trên thực tế GMD vẫn đang làm đại lý cho một số doanh nghiệp nước ngoài như Huyndai Việt nam, Sinokor, OOCL trong lĩnh vực vận tải, Gemadept đang là đại lý cho hơn 40 công ty Forwarder quốc tế, cung cấp với các dịch vụ giao nhận hàng không, giao nhận đường biển, dịch vụ đóng gói, dịch vụ door to door, thanh lý hải quan, dịch vụ vận chuyển bằng xe tải, sà lan đến các nơi trên lãnh thổ Vietnam … xét riêng lĩnh vực khai thác cảng và kho vận thì lĩnh vực vận tải chính là một phần trong kênh phân phối.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH CHIẾN LƯỢC CỦA GMD.
3.1 MẢNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI.
Năm 2010 là một năm đặc biệt khó khăn cho các hãng tàu trong nước. Báo cáo tài chính hàng quý của nhiều công ty niêm yết trong nhóm vận tải đã có con sỗ lỗ khá lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây nên: hàng hóa sụt giảm, giá nhiên liệu tăng nhanh vào cuối năm 2010; giá cước tiếp tục hạ ở một số tuyến, tình trạng dư thừa tải trọng có chiều hướng tăng ở một số tuyến ngắn…Đây là những tác nhân chủ yếu tác động tới kết quả kinh doanh của hoạt động vận tải của GMD. Mặc dù có khó khăn chung của thị trường, nhưng do thế mạnh của GMD và sự điều tiết phân phối tốt các nguồn lực nên Gemadept đã không phải neo đậu tàu tại chỗ ngừng khai thác, chấp nhận mức cước rất thấp…mà nhiều hãng tàu đã phải làm. Cụ thể về mảng vận tải trong năm 2010, Gemadept đã duy trì được hệ số sử dụng tàu ở mức 75%, sản lượng vận tải chung các tuyến đạt 214 ngàn Teu chỉ giảm 8.5%, doanh số cũng đạt 51 triệu USD giảm 4,5% so với năm 2008.
Với dự báo thị trường năm 2011 vẫn còn tiếp tục xấu, xu thế khó khăn và giảm cước đang dịch chuyển từ các tuyến vận tải đường dài sang hầu hết tuyến ngắn, nên GMD Shipping đã xác lập kế hoạch năm 2011 theo hướng thận trọng với sản lượng 251 ngàn Teu, doanh số cước vận tải 55 triệu USD và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho
hoạt động này. Là một doanh nghiệp vận tải container chuyên tuyến nối các cảng của Việt Nam với Đài Loan, Hongkong, Singapore, Malaysia, Philipine, Indonesia, Thailand, Campuchia… Gemadept Shipping là một trong những đơn vị vận tải chủ lực của Việt Nam và sẽ đóng góp phần quan trọngvào kết quả kinh doanh của GMD trong năm 2010. Vận tải container nội thủy trên các tuyến Bắc - Trung - Nam và đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia là một trong những thế mạnh của Gemadept.
Do tình hình sụt giảm vận tải trên thị trường quốc tế và khu vực nên nhiều hãng tàu đã tập trung tái chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm 2010 đã xuất hiện thêm nhiều tàu chạy tuyến nội địa, song cũng chứng kiến một số công ty phải ngừng dịch vụ trên tuyến này sau vài tháng hoạt động. Do những nỗ lực và lợi thế của mạng lưới vận tải nội thủy kết hợp vận tải quốc tế mà Gemadept đã duy trì được mức sản lượng đáng kể trên 50 ngàn TEU. Tuyến Bắc – Trung – Nam vượt 7% sản lượng, tuyến Cần Thơ tiếp tục đạt thị phần dẫn đầu. Cũng như Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Campuchia cũng bị ảnh hưởng mạnh. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Phnompenh năm 2009 ước chỉ đạt 42,293 Teus, bằng 89.25% so với cả năm 2009. Từ quý 3/2010, thị trường này đã có những dấu hiệu hồi phục sản lượng.
Các cảng nước sâu tại Cái Mép-Thị Vải đi vào hoạt động đã thu hút thêm hàng hóa Phnompenh, thêm tàu, thêm hãng vận chuyển.. Với sự chủ động về tải trọng tàu, kể cả lượng tàu S1, S2 Gemadept Shipping đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn về cả 4 chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và thị phần trên tuyến Campuchia trong năm 2011.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính, nhiều dự án lớn ở Việt Nam đã bị chậm hoặc ngừng triển khai trong năm 2010. Tình hình đó khiến mảng vận tải hàng siêu trường siêu trọng của Gemadept năm qua chủ yếu tập trung vào thực hiện các hợp đồng và dự án cũ. Năm 2010 Gemadept đã thực hiện vận chuyển thiết bị hạng nặng cho 18 công trình lớn. Trong đó có những dự án đòi hỏi trình độ kỹ thuật, thiết bị và tính chuyên nghiệp cao như: di dời hệ thống dây chuyền thiết bị nhà máy bánh kẹo Kinh Đô từ Tp.HCM ra Hải Dương, vận chuyển các thiết bị máy móc siêu trường siêu trọng gia công tại nhà máy thép Nam Vang, nhà máy Viglacera Bắc Ninh, nhà máy đóng tàu Sài Gòn, nhà máy Phân Đạm Ninh Bình, Nhiệt điện Hải Phòng, và 10 máy phát điện nặng 220T/máy của Nhà máy điện Diesel Cam Ranh được vận chuyển vượt qua mọi bất lợi về thời tiết, các địa hình phức tạp chuyển đến nơi lắp đặt an toàn tuyệt đối. Những năm gần đây, lĩnh vực vận tải hàng siêu trường siêu trọng đã có sự cạnh tranh mạnh, nhất là phân khúc vận tải hàng nặng dưới 100 tấn. Nhiều công ty mới được thành lập và chấp nhận mức giá thấp để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn là Gemadept, Viettranstimex, Tranaco. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận của nhóm ngành này không cao. Với những dấu hiệu hồi phục kinh tế và việc tái khởi động nhiều công trình lớn trong năm 2011, Gemadept sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp và cạnh tranh để có các hợp đồng vận chuyển cho các công trình thuộc lĩnh vực điện, đạm, xi măng, công nghiệp nặng, giao thông. Tăng hiệu quả sử dụng thiết bị đặc chủng; giữ vững vị trí hàng đầu; gia tăng lợi nhuận là những mục tiêu chính của Gemadept về lĩnh vực vận tải hàng siêu trường siêu trọng trong năm 2011.
3.1.1 Phân tích ma trận EFE
STT
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức độ quan trọng của các yếu tố
Phân loại
Số điểm quan trọng
1
Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước
0.10
3
0.3
2
Gia nhập WTO / AFTA
0.08
4
0.32
3
Tình hình kinh tế TG chưa ổn định
0.08
3
0.24
4
Vị trí địa lý thuận lợi
0.10
4
0.4
5
Đe dọa từ các thảm họa thiên nhiên
0.04
2
0.08
6
Giá dầu TG tăng cao
0.10
3
0.3
7
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài nước
0.10
4
0.4
8
Biến động tỷ giá
0.06
3
0.18
9
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
0.08
2
0.16
10
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
0.08
3
0.24
11
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
0.10
3
0.3
12
Tiềm năng thị trường
0.08
3
0.24
TC
3.16
Nhận xét: Với tổng điểm 3.16 cho thấy Gemadept phản ứng rất tốt với các yếu tố bên ngoài. Với cơ hội lớn là vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển lâu dài, cùng các chiến lược vận dụng tối đa chính sách ưu tiên của Nhà nước để tránh sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác sẽ giúp Gemadept tiến những bước dài hơn trong tiềm năng thị trường tương lai.
Với những biến đổi khí hậu ngày càng thất thường thì thông tin về khí hẫu càng ngày càng được coi trọng trong hoạt động vận tải của GMD. Cần có những mối quan hệ với các trung tâm khí tượng trong và ngoài nước để có những bước ứng phó trong hiện tại và kế hoạch trong tương lai.
Một doanh nghiệp vận tải muốn phát triển mạnh thì cơ sở hạ tẩng là một trong những nhân tố quyết định, đối với GMD cũng như những doanh nghiệp khác thì điều kiện đó chưa được đáp ứng, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì ngoài phát huy hết khà năng nội lực hiện có thì doanh nghiệp cần tận dụng và phát huy tối đa các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao trong hiện tại và dự báo tiếp tục phát triển trong tương lai thì chiến lược tăng trưởng tập trung cần được tính đến và phải sử dụng tối đa các nguồn lực nhằm đảm bảo sức tăng trưởng của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai
3.1.2 Phân tích ma trận IFE.
STT
Yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng của các yếu tố
Phân loại
Số điểm quan trọng
1
Đội ngũ quản lý
0.13
4
0.52
2
Tiềm lực tài chính
0.15
4
0.6
3
Chất lượng dịch vụ
0.12
3
0.36
4
Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
0.1
3
0.3
5
Uy tín thương hiệu
0.1
3
0.3
6
Bộ phận R&D chưa phát huy hết diểm mạnh.
0.08
3
0.24
7
Thị phần
0.12
3
0.36
8
Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn yếu kinh nghiệm, khả năng giao tiếp tiếng Anh chưa tốt
0.05
3
0.15
9
Quy mô và chất lượng đội tàu biển chưa lớn mạnh.
0.1
3
0.3
10
Hệ thống thông tin quản trị
0.05
2
0.1
Tổng cộng
3.23
Nhận xét: Qua phân tích môi trường bên trong như trên ta thấy thế mạnh của Gemadept là mạnh với tổng điểm 3.23. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam nên khả năng tài chính mạnh cũng như đội ngũ quản lý ở trình độ cao đã khẳng định uy tín thương hiệu vững mạnh. Với thế mạnh nổi bật là dịch vụ khép kín cùng với cạnh tranh về giá là bàn đạp đẩy Gemadept vươn cao hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, bước vào nền kinh tế hội nhập, công ty cần chú trọng kỹ hơn trong việc tuyển chọn, tìm kiếm nhân lực dày dạn kinh nghiệm cũng như đầu tư mạnh tay hơn nữa vào hệ thống thông tin quản trị và phủ sóng hình ảnh rộng hơn thông qua marketing. Việc huy động vốn từ trong và ngoài nước cũng cần được thực hiện tỉ mỉ và hiệu quả để tạo thế mạnh vững vàng hơn cho công ty.
Hệ thống thông tin quản trị chưa phát huy hết khả năng và vai trò của mình đã gây khó khăn cho việc truyền và tiếp nhận thông tin trong nội bộ cũng như thông của donh nghiệp đối với khách hàng và đối tác. Tiếp tục đầu tư, phát triển nhân lực cho bộ phận quản trị hệ thống thông tin là một bước mà doanh nghiệp cần hoàn thiện.
3.1.3 Phân tích ma trận CPM
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức quan trọng
GMD
Vinaship
VOSCO
Hạng
Điểm quan trọng
Hạng
Điểm quan trọng
Hạng
Điểm quan trọng
Sự trung thành của khách hàng
0.10
3
0.3
2
0.2
2
0.2
Khả năng phát triển loại hình chuyên chở
0.12
4
0.48
4
0.48
3
0.36
Thị phần
0.15
3
0.45
3
0.45
2
0.3
Cạnh tranh về giá
0.12
3
0.36
3
0.36
3
0.36
Chất lượng dịch vụ
0.08
3
0.24
3
0.24
3
0.24
Khả năng định vị thương hiệu
0.10
3
0.3
2
0.2
3
0.3
Trình độ quản lý
0.08
3
0.24
1
0.08
3
0.24
Khả năng hợp tác với các công ty nước ngoài.
0.10
4
0.4
4
0.4
3
0.3
Nguồn vốn từ công ty mẹ
0.15
4
0.6
4
0.6
3
0.45
Tổng cộng
1.0
3.37
3.01
2.75
Nhận xét: Với số điểm phân tích trên ta có thể xếp hạng các đối thủ cạnh tranh như sau: đứng đầu là Gemadept với 3.25 điểm, tiếp theo là Vinaship với số điểm 3.24 và với số điểm 3.1, VOSCO ở vị trí cuối cùng. Nhìn chung Gemadept vẫn có vị thế nhất định trong lĩnh vực vận tải biển với các chiến lược phát triển các lọai hình chuyên chở và khả năng nắm bắt thời thế qua việc hợp tác với công ty nước ngoài và hỗ trợ vốn từ công ty mẹ, Gemadept cần thực hiện các chiến lược chiếm lĩnh thị phần ở mức cao nhất để vượt qua đối thủ. Với số điểm 3.24, Vinaship là một đối thủ đáng chú ý trong nay mai với sự vượt trội về thị phần vận tải cũng như khả năng hợp tác, huy động vốn ở mức ngang bằng Gemadept. Đối thủ VOSCO với số điểm 3.10, Gemadept cần đề ra chiến lược tăng cường hợp tác với các công ty nước ngoài uy tín để nâng cao vị thế của mình trong ngành.
3.1.4 Phân tích IE
3.1.5 Phân tích BCG
3.1.6 Phân tích SOWT
Những điểm mạnh
Strengths
S1: Đội ngũ quản lý tốt
S2: Tiềm lực tài chính mạnh
S3: Chất lượng dịch vụ
S4: Uy tín thương hiệu
S5: Thị phần cao
S6: R&D
Những điểm yếu
Weaknesses
W1: Mạng lưới kho vận và cảng
W2: Giá dịch vụ cao
W3: Quản trị marketing
W4: Hệ thống thông tin quản trị
Những cơ hội
Opputinities
O1: Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước
O2: Vị trí địa lý thuận lợi
O3: Tiềm năng thị trường lớn
O4: Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
O5: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
Kết hợp SO
S1,2,3,4 ,6+ O1,2,3,4→ Thâm nhập thị trường, Phát triển thị trường.
S2,6 + O5 → Đa dạng hóa hàng ngang.
Kết hợp WO
W1 + O1,2,3 → Kết hợp về phía trước, Liên doanh, liên kết.
W2 + O1,4 → Chiến lược cạnh tranh về giá.
Những đe dọa
Threats
T1: Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
T2: Biến động tỷ giá
T3: Đối thủ cạnh tranh
T4: Đe dọa từ các thảm họa thiên nhiên
T5: Gia nhập WTO / AFTA
T6: Tình hình kinh tế TG chưa ổn định
T7: Giá dầu TG tăng cao
Kết hợp ST
S2 + T1 → Kết hợp về phía sau.
S1,2,3,4,5 + T3,5 → Liên doanh, liên kết.
Kết hợp WT
W1 + T1,5 → Liên doanh, liên kết.
W2 + T2,3,5 → Cắt giảm chi phí để giảm giá.
W4 + T3,5 → Tái cấu trúc lại tổ chức của hệ thống thông tin quản trị.
W3+ T3 ---> Tăng cường hoạt động Marketing
3.1.7 Phân tích QSPM
Yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại
Thâm nhập thị trường
Phát triển thị trường
AS
TS
AS
TS
Đội ngũ quản lý
4
4
16
3
12
Tiềm lực tài chính
4
4
16
4
16
Chất lượng dịch vụ
3
4
12
3
9
Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
3
3
9
4
12
Uy tín thương hiệu
3
4
12
3
9
Bộ phận R & D phát huy tốt vai trò và ngày càng hoàn thiện
3
3
9
4
6
Thị phần
3
3
9
2
6
Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn yếu kinh nghiệm, tay nghề chưa cao, chưa được tăng cường các lớp tập huấn
3
3
9
2
6
Quy mô và chất lượng đội tàu biển ổn định và ngày càng hoàn thiện
3
4
12
3
9
Hệ thống thông tin quản trị
2
2
4
2
4
Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước
3
4
12
3
9
Gia nhập WTO / AFTA
4
3
12
3
12
Tình hình kinh tế TG chưa ổn định
3
2
6
1
3
Vị trí địa lý thuận lợi
4
2
8
3
12
Đe dọa từ các thảm họa thiên nhiên
2
1
2
1
2
Giá dầu TG tăng cao
3
1
3
1
3
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài nước
4
1
4
1
4
Biến động tỷ giá
3
1
3
1
3
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
2
1
2
-
-
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
3
3
9
2
6
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
2
4
8
3
6
Tiềm năng thị trường lớn
3
3
9
2
6
186
161
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung
Kết luận: với số điểm tổng kết của chiến lược thâm nhập thị trường là 186, so với chiến lược phát triển thị trường là 161, để thưc hiện chiến lược này thành công GMD nên nêu cao tinh thẩn chất lượng dịch vụ, an toàn trong vận chuyển nhằm lấy được niềm tin của các doanh nghiệp như ICD phước long: “Nhanh chóng – chất lượng-hiệu quả”, ngoài ra GMD nên tập trung vào phân khúc siêu trường siêu trọng của mình chuyên chở >100 tấn, và khu vực miền nam trong thời kì phát triển như vũ bão ngay nay,tăng cường maketing,
ngoài ra GMD còn đang mỡ rộng tuyến vận tải xuống các tỉnh miền tây, tây nguyên .
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tăng trưởng thông qua sự tập trung bên ngoài
Yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại
Cạnh tranh về giá
Tăng trưởng Marketing
AS
TS
AS
TS
Đội ngũ quản lý
4
3
12
4
16
Tiềm lực tài chính
4
4
16
4
16
Chất lượng dịch vụ
3
3
9
4
12
Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
3
3
9
2
6
Uy tín thương hiệu
3
3
9
4
12
Bộ phận R&D phát huy tốt vai trò và ngày càng hoàn thiện
3
3
9
4
12
Thị phần
3
2
6
3
9
Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn yếu kinh nghiệm, tay nghè chưa cao, chưa được tăng cường các lớp tập huấn
3
-
-
Quy mô và chất lượng đội tàu biển ổn định và chất lượng
3
1
3
1
3
Hệ thống thông tin quản trị
2
1
2
2
4
Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước
3
2
6
3
9
Gia nhập WTO / AFTA
4
1
4
2
8
Tình hình kinh tế TG chưa ổn định
3
1
3
1
3
Vị trí địa lý thuận lợi
4
-
3
12
Đe dọa từ các thảm họa thiên nhiên
2
-
-
Giá dầu TG tăng cao
3
1
3
1
3
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài nước
4
1
4
1
4
Biến động tỷ giá
3
1
3
1
3
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
2
-
-
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
3
3
9
2
6
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
2
3
6
4
8
Tiềm năng thị trường lớn
3
4
12
4
12
125
155
Với 155 điểm cho chiến lược tăng cường phát triển Marketing. GMD sử dụng những thế mạnh về đội ngủ quản lý, tiềm lực tài chính, uy tín thương hiệu và thế mạnh về chất lượng dịch vụ, nhờ vào tiềm năng thị trường lớn cùng với đội ngũ R&D thì GMD đang đầu tư cho Marketing ngày càng nhiều và trong tương lai khi Marketing được cải thiện và phát triển thì GMD sẽ vượt qua những khó khăn trong tình hình ngày càng khắc nghiệt.
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tập trung vào công tác marketing
Yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại
Liên doanh
Mua lại
AS
TS
AS
TS
Đội ngũ quản lý
4
3
12
4
16
Tiềm lực tài chính
4
4
16
3
12
Chất lượng dịch vụ
3
4
12
-
Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
3
3
9
4
12
Uy tín thương hiệu
3
4
12
-
Bộ phận R&D chưa phát huy hết diểm mạnh.
3
2
6
2
6
Thị phần
3
4
12
-
Lực lượng sĩ quan, thuyền viên còn yếu kinh nghiệm, tay nghè chưa cao, chưa được tăng cường các lớp tập huấn
3
3
9
-
Quy mô và chất lượng đội tàu ổn định và chất lượng
3
3
9
-
Hệ thống thông tin quản trị
2
2
4
2
4
Chính sách ưu tiên phát triển của nhà nước
3
4
12
4
12
Gia nhập WTO / AFTA
4
3
12
3
12
Tình hình kinh tế TG chưa ổn định
3
1
3
1
3
Vị trí địa lý thuận lợi
4
2
8
2
8
Đe dọa từ các thảm họa thiên nhiên
2
-
-
Giá dầu TG tăng cao
3
-
-
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài nước
4
3
12
3
12
Biến động tỷ giá
3
1
3
1
3
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
2
2
4
2
4
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
3
3
9
2
6
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
2
3
6
4
8
Tiềm năng thị trường lớn
3
4
12
4
12
182
130
Nhận Xét: với số điểm của chiến lược liên doanh là 182 cao hơn so với chiến lược mua lai với 130, vì thế doanh nghiệp nên ưu tiên thực hiện chiến lược liên doanh hơn là chiến lươc mua lại, thực tế cũng đã chứng minh GMD hiện tại đang đẩy mạnh việc liên doanh hơn là mua lại như: liên doanh với MISC của petronas, OOLC, ISS của anh quốc…….
Trong 3 chiến lược được ưu tiến phát triển: tăng cường marketing, liên doanh, thâm nhập thị trường thì thâm nhập thị trường là thích hợp với điều kiện hiện tại. thích hợp với nguồn nội lực của GDM là tài chính vững, 20 năm tồn tại, chất lượng sản phẩm và trình độ càng ngày càng cao, cùng với xu thế hội nhập ngày càng rộng và sâu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Và trong tương lai, với chính sách ưu tiên thâm nhập thị trường thành công thì chiến lược liên doanh và tăng cường marketing sẽ tiếp tục được triển khai và tầm nhìn đến 2020, GMD sẽ là donh nghiệp vận tải hàng hóa lớn nhất Việt Nam và nâng tầm khu vực và quốc tế.
3.2 MẢNG KINH DOANH DỊCH VỤ KHAI THÁC CẢNG VÀ KHO BÃI.
Do tốc độ phát triển mạnh của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành vận tải biển, khai thác và dịch cụ cảng cũng có tốc độ tăng trưởng đều đặn, bình quân khoảng 16% trong suốt thập niên qua, cá biệt có 1 số doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng ấn tượng đạt khoảng 50% năm. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành, chính phủ đã đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển, phát triển các ngàng công nghiệp phụ trợ như đóng mới, sửa chữa tàu biển… nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển, đội tàu..trong nước. Tuy nhiên, hiện tại thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành vận tải biển.
Ngành hàng hải thế giới đang có cơ hội tăng lớn nhờ sự phát triển kinh tế và thương mại toàn cầu, trong đó Châu Á là khu vực năng động nhất. Thương mại châu Á chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng xuất nhập khẩu thế giới. Ngành vận tải biển Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển do sự hội nhập kinh tế ngày càng tăng (gia nhập WTO) và tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Thách thức lớn nhất cho ngành hàng hải Việt Nam là phải cạnh tranh ngay trên sân nhà với các hãng vận tải lớn trên thế giới khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Thế mạnh của GMD là có hệ thống dịch vụ vận tải khép kín bao gồm đại lý tàu biển, đại lý vận tải container, khai thác cảng, vận tải, kinh doanh kho bãi, giao nhạn ngoạii thương, bảo hành container lạnh;;; Đây là cơ sở để GMD định hướng phát triển hệ thống Logistic Supply Chain trong tương lai. GMD đứng hàng thứ 2 ở Việt Nam về vận tải siêu trường siêu trọng, có khả năng vận chuyển các loại máy móc thiết bị đặc biệt nặng hàng trăm tấn như dàn khoan, turbin, thiết bị điện hạng nặng. Trong lĩnh vực khai thác cảng, đối thủ cạnh tranh của GMD là công ty Tân Cảng Sài Gòn và công tyliên doanh phát triển tiếp vận số 1 (FLDC). Hai đối thủ này có ưu thế là các cảng đường sông nên tàu có thể cập trực tiếp vào cảng, tiết kiệm được chi phí trung chuyển so với ICD Phước Long của GMD. Trong lĩnh vực đại lý tàu biển và đại lý giao nhận hàng hóa, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của GMD là Vetfracht, Vinatrans, Safi, Sotrans, Inlaco. Đây là hoạt động chính và là nguồn thu chủ yếu của hãng này, trong khi đó GMD phát triển các dịch này không phải dịch vụ chủ chốt mà nhằm mục đích cugn cấp các dịch vụ trọn gói. Trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, GMD có thế mạnh của hệ thống dịch vụ vận tải khép kín nên có khả năng giảm chi phí kinh doanh, tạo nên sức cạnh tranh cao. TỔNG QUAN VỀ CẢNG VÀ KHO VẬN
Việt Nam sở hữu gần 3.200km bờ biển và khoảng 198.000km sông ngòi dọc theo khắp miền đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải biển phát triển. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại hàng hóa, lĩnh vực khai thác cảng là một hoạt đọng kinh doanh hấp dẫn ở Việt Nam. Lĩnh vực này thường có mức sinh lời cao so với các ngành sản xuất và dịch vụ công nghiệp khác. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động Logistics tại Việt Nam được đánh giá là kém phát triển và chưa đáp ứng nhyu cầu thị trường. Theo Cục hàng hải Việt Nam, cả nước có hơn 150 cảng nhưng đa số là cảng nhỏ. Đối với cảng Cái Mép của Gemadept thì trọng tải tàu cho phép là 9000 TEUs và năng lực bốc dỡ là o,6 triệu TEUs/năm ( so với Tân cảng – Cát Lái: trọng tải tàu cho phép 2000 TEUs nhưng năng lực xếp dỡ đạt 2,5 triệu TEUs/năm). Đầu năm 2010, theo quyết định của Bộ tài chính, Gemadept đã trả lại phần diện tích cảng ICD Phước Long 2 trong khi phần cảng ICD 3 chưa kịp mở rộng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu mảng kinh doanh cảng cạn vốn là thế mạnh của Gemadept trong khu vực phía Nam. Tuy nhiên việc triển khia và mở rộng cảng ICD 3 theo dạng cuốn chiếu từ 5,5 ha lên 12 ha (ICD 3 được cho là có vị trí thuận lợi hơn nhiều so với ICD 2 vì ICD 3 là cảng sông, tàu có thể ra vào được còn ICD 2 là rạch sông chỉ cho phép xà lan vào) sẽ góp phần đem lại doanh thu cho Gemadept. Tuy nhiên Gemadept đang sở hữu hơn 60% vốn của cảng quốc tế Dung Quất – Quảng Ngãi và gần 50% vốn của cảng Nam Hải - Hải Phòng cũng đang hoạt động tương đối thuận lợi với công suất vào khoảng 150% dự kiến sẽ góp phần tăng lợi nhuận của Gemadept trong năm 2010. Ngoài ra tháng 9/2010 Gemadept đã khánh thành và đưa vào hoạt động Cảng quốc tế hàng không Tân Sơn Nhất tại Tp. Hồ Chí Minh (Gemadept chiếm 23% vốn) thu về 23 triệu USD trong năm đầu. Hoạt đọng này khả năng sẽ mang lại một phần nhỏ lợi nhuận cho Gemadept trong năm 2010 và nhiều hơn trong các năm tiếp theo khi cảng đi vào vận hành ổn định.
Đầu tư kho bãi cũng là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng song hành cùng với khai thác cảng. Hiện nay 90% kho bãi thuộc quyền quản lý của Nhà Nước nhưng vịệc sử dụng các kho này không có hiệu quả. Gemadept đã đầu tư hệ thống kho bãi đáp ứng nhu cầu lưu giữ và vận tải hàng hóa ngày càng gia tăng. Để cung cấp cho khách hàng các giải pháp sang tạo, toàn diện về quản lý chuỗi cung ứng và tiếp vận, Gemadept cùng hợp tác vbowis công ty Schenker Việt Nam xây dựng Trung tâm tiếp vận Schenker Gemadept (SGL) với diện tích 10.000m2 tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 cung cấp dịch vụ kho vận, tiếp vận và thông quan cho các doanh nghiệp.
Gemadept Logistics đang khai thác 2 kho hàng ngoại quan tại tỉnh Bình Dương với diện tích hơn 60 ngàn mét vuông. Các dịch vụ chính là: gia công chế biến hàng hóa, café, bốc xếp, lưu kho, đóng gói, phân loại, sắp xếp, giao nhận, vận chuyển xuất nhập khẩu cho các khách hang trong ngoài nước.
Dịch vụ Logistics cho hàng cà phê xuất khẩu năm 2009 đạt sản lượng thông qua kho trên 55.000 tấn, chủ yếu là các hợp đồng với những công ty buôn bán cafe lớn trên thế giới.
Sản lượng hàng có bị giảm do mùa vụ café vừa qua của cả nước bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Đối với hàng bách hóa, năm 2009 sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đã tăng vào những tháng cuối năm. Kho hàng luôn đạt công suất khai thác 100% với các mặt hàng chính là nguyên liệu công nghiệp, hàng tiêu dùng, cao su, đồ gỗ xuất khẩu. Năm 2010, với việc phục hồi kinh tế trong nước, các ngân hàng Châu Âu nới lỏng tín dụng cho vay trữ hàng, kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng trở lại và sự cố gắng của Gemadept Logistics tìm kiếm thêm khách hàng mới, tăng cường mảng thị trường nội địa, phát triển mảng forwarding Công ty đặt kế hoạch tăng sản lượng kho café lên thêm 40% và tăng sản lượng kho hàng bách hóa thêm 12% so với năm 2009.
3.2.1 Phân tích ma trận EFE
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức quan trọng
Phân loại
Số điểm quan trọng
Thủ tục hành chính hải quan rườm rà
0,10
2
0.2
Hạ tầng cảng và kho vận chưa hoàn thiện
0,12
4
0.48
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
0,07
2
0.14
Định hướng thành lập hiệp hội logistics Việt Nam
0,10
3
0.3
Hệ thống thông tin cho dịch vụ 3PL kém phát triển
0,07
3
0.21
Vị trí trung chuyển hàng hóa
0,12
3
0.36
Sản xuất công nghiệp trong nước và thương mại quốc tế tăng nhanh
0,10
3
0.3
Sự gia tăng đầu tư của nước ngoài trong ngành
0,07
4
0.28
Định hướng phát triển của ngành do chính phủ đề ra
0,10
3
0.3
Sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung
0,07
3
0.28
11. Xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics
0,07
3
0.21
TC
1,00
3.06
Nhận xét: Với mức điểm 3.06 cho thấy GMD phản ứng tốt với sự thay đổi của các yếu tố mội trường. trong đó GMD phản ứng rất mạnh với sự đầu tư của yếu tố kinh tế nước ngoài thông qua việc bán cổ phần, tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài; đối với vấn đề hạ tầng cảng kho vận chưa hoàn thiện thì GMD cũng tăng cường liên doanh, mua cổ phần dự án và hợp tác xây dựng cảng và kho vận mặc dù những dự án này vẫn chưa hoàn thiện và hoạt động hết công suất thiết kế. bên cạnh đó GMD phản ứng rất yếu với những yếu tố sau:
- Thủ tục hải quan rườm rà phức tạp: GMD chưa tăng cường công tác R&D để tạo gói sản phẩm vượt trội( có thể là dịch vụ trọn gói) giải quyết vấn đề này thông qua uy tín và thế mạnh của mình do đó GMD cần thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm để thích ứng với yếu tố này.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành cao : GMD chưa tập trung đa phần vốn cho lĩnh vực này,GMD đang đầu tư lượng vốn lớn cho các dự án bất động sản, đầu tư tài chính –lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình. Do đó GMD cần thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung để tận dụng cơ hội này.
3.2.2 Phân tích ma trận IFE
STT
Yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng của các yếu tố
Phân loại
Số điểm quan trọng
1
Chất lượng đội ngũ quản lý cao
0.1
4
0.4
2
Tiềm lực tài chính mạnh
0.15
4
0.6
3
Chất lượng dịch vụ tốt
0.11
3
0.33
4
Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
0.1
3
0.3
5
Uy tín thương hiệu
0.09
3
0.27
6
Mạng lưới kho vận và cảng yếu
0.12
2
0.24
7
Thị phần
0.1
3
0.3
8
Giá dịch vụ cao
0.08
2
0.16
9
R&D mạnh
0.1
3
0.3
10
Hệ thống thông tin quản trị
0.05
2
0.1
Tổng cộng
1,00
3.00
Nhận xét: với tổng điểm đạt 3.00 chứng tỏ GMD có môi trường nội bộ tương đối mạnh, đặc biệt mạnh về tài chính và đội ngũ quản lý. tuy nhiên vẫn còn tồn đọng 3 yếu tố gây trở ngại lớn cho công ty.
- Mạng lưới kho vận và cảng còn ít và yếu. ta cần thực hiện chiến lược hội nhập về phía sau thông qua các giải pháp như kiểm soát chặt chẽ các cảng và kho vận đang khai thác, liên doanh với các đối tác xây dựng thêm hệ thống cảng và kho vận.
- Giá dịch vụ cao. Ta nên thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm nhằm tăng giá trị của gói dịch vụ và giảm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. tuy nhiên GMD có thể gặp khó khăn trong chiến lược này vì bộ phận R&D chưa thực sự mạnh như các đối thủ đến từ nước ngoài
- Hệ thống thông tin quản trị kém, đều này thể hiện thông qua việc cung cấp thông tin về quy trình thủ tục và quản lý số hàng chưa tốt. GMD nên thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản trị thông tin cho công ty.
3.2.3 Phân tích ma trận CPM
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức quan trọng
GMD
Cảng Đình Vũ
DVP
Cty CP Vận tải biển VOS
Hạng
Điểm quan trọng
Hạng
Điểm quan trọng
Hạng
Điểm quan trọng
Hệ thống, chất lượng cảng biển và kho vận
0.1
2
0.2
2
0.2
3
0.3
Sự phản ứng từ các chiến lược của đối thủ cạnh tranh
0.08
3
0.24
3
0.24
4
0.32
Thị phần
0.05
3
0.15
2
0.1
3
0.15
Giá sản phẩm
0.08
2
0.16
3
0.24
3
0.24
Chất lượng dịch vụ
0.15
3
0.45
3
0.45
2
0.3
Uy tín thương hiệu
0.12
3
0.36
2
0.24
4
0.48
Sự đa dạng về các loại hình dịch vụ
0.05
2
0.1
2
0.1
2
0.1
Trình độ quản lý
0.12
3
0.36
4
0.48
4
0.48
Khả năng hợp tác với các công ty nước ngoài.
0.1
4
0.4
3
0.3
3
0.3
Tiềm lực tài chính của công ty
0.15
4
0.6
2
0.3
3
0.45
Tổng cộng
1.0
3.02
2.65
3.12
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của của công ty cp vận tải biển VOS là 3.12 cho thấy đây là đối thủ cạnh tranh rất mạnh, nếu xét theo khía cạnh Chiến lược thì công ty này ứng phó rất tốt với các yếu tố bên trong và bên ngoài đặc biệt là sức mạnh về thương hiệu và trình độ quản lý cao, Cảng Đình Vũ với mức điểm 2.65 thấp hơn GMD tuy nhiên có một số thế mạnh về trình độ quản lý tốt nhưng yếu về mặt thị phần do đây là công ty có mức vốn trung bình. Thông qua các đặc điểm phân tích như trên GMD nên tận dụng các điểm mạnh như khả năng liên kết với công ty nước ngoài để áp dụng chiến lược tấn công với VOS; bên cạnh đó giá sản phẩm còn cao và trình độ quản lý còn kém nên công ty nên nghiên cứu phát triển sản phẩm, cắt giảm chi phí để phòng thủ trước sự tấn công của DVP và VOS; GMD cần phải cải thiện về mặt quản lý nhằm phòng thủ trước sự tấn công cảu các đối thủ cạnh tranh.
3.2.4 Phân tích IE
3.2.5 Phân tích BCG
3.2.6 Phân tích SOWT
Điểm mạnh (S)
S1: Chất lượng đội ngũ quản lý cao.
S2: Tiềm lực tài chính mạnh
S3 Chất lượng dịch vụ tương đối tốt
S4: Uy tín thương hiệu
S5: Thị phần.
S6: R&D
Điểm yếu (W)
W1: Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
W2: Mạng lưới kho vận và cảng còn ít, yếu
W3: Giá dịch vụ cao.
W4: Hệ thống thông tin quản trị yếu.
Cơ hội (O)
O1: Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
O2: Định hướng thành lập hiệp hội logistics Việt Nam
O3: Vị trí trung chuyển hàng hóa
O4: Sản xuất công nghiệp trong nước và thương mại quốc tế tăng nhanh
O5: Định hướng phát triển của ngành do chính phủ đề ra
O6: Sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung
O7: Xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics
SO
O1, 4, 5, 7+S2, 3, 4, 6 → Thâm nhập thị trường.
O2+S1, 2 .6 → Hội nhập ngang (liên doanh cty nc ngoài).
O3, 6+S2, 4, 6 → Phát triển thị trường .
O1+S2, 6 → Đa dạng hóa.
O1, 2, 5, 7+S1.2.6 → hội nhập dọc cùng chiều
WO
W1, 3+O1, 2, 4, 5, 6, 7 → Hội nhập ngang (liên doanh).
W2+O 5, 6 → mua cổ phần dự án đầu tư xây dựng cảng biển.
W3+O1,4, 6 → Chiến lược cạnh tranh về giá.
W4+O2, 5 → Phát triển nguồn nhân lực.
Thách thức (T)
T1: Thủ tục hành chính hải quan rườm rà
T2: Hạ tầng cảng và kho vận VN chưa hoàn thiện
T3 Hệ thống thông tin cho dịch vụ 3PL kém phát triển
T4: Sự gia tăng đầu tư của nước ngoài trong ngành làm xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn
ST
T1+S1, 3, 4,6 → Phát triển sản phẩm, hội nhập dọc trái chiều.
T2+S1, 2, 6 → Hội nhập dọc trái chiều
T4+S1, 2, 5, 6 → liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài
WT
W1, 3+T 4 → bán cổ phần, làm đại lý cho DN nước ngoài.
W2+T 2 → Hội nhập dọc trái chiều.
W4+T1, 3 → Phát triển nguồn nhân lực, tham gia các hiệp hội có liên quan.
3.2.7 Phân tích QSPM
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tăng trưởng kết hợp.
Yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại
Kết hợp về phía trước
Kết hợp về phía sau
Kết hợp ngang
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
1. Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
2
3
6
3
6
4
8
2. Định hướng thành lập hiệp hội logistics Việt Nam
3
4
12
1
3
2
6
3. Sản xuất công nghiệp trong nước và thương mại quốc tế tăng nhanh
3
4
12
3
9
4
12
4.Định hướng phát triển của ngành do chính phủ đề ra
3
3
9
3
9
4
12
5.Sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung
3
4
12
4
12
4
12
6. Xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics
3
4
12
3
9
2
6
7.Hạ tầng cảng và kho vận VN chưa hoàn thiện
4
1
4
4
16
3
12
8. Thủ tục hành chính hải quan rườm rà
2
-
0
-
0
3
6
9. Hệ thống thông tin cho dịch vụ 3PL kém phát triển
3
-
0
-
0
2
6
10. Chất lượng đội ngũ quản lý cao.
4
4
16
4
16
4
16
11. Tiềm lực tài chính mạnh
4
4
16
4
16
4
16
12. Chất lượng dịch vụ tương đối tốt
3
1
3
-
0
2
6
13. R&D mạnh
3
4
12
4
12
4
12
14. Uy tín thương hiệu
3
3
9
2
6
3
9
15. Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
3
3
9
3
9
4
12
16. Giá dịch vụ cao.
2
4
8
4
8
2
4
TC
140
131
155
Nhận xét: với tổng điểm đạt 155 thì GMD nên tập trung nguồn lực cho chiến lược kết hợp ngang thông qua một số chiến lược như sáp nhập, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài, trong đó đặc biệt lưu ý đến chiến lược liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài để tận dụng sức mạnh về nhân sự, tài chính và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng và kho vận nhằm tăng cường sức mạnh của mình.
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung
Yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại
Thâm nhập thị trường
Phát triển thị trường
Phát triển sản phẩm
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
1. Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
2
4
8
1
2
4
8
2. Định hướng thành lập hiệp hội logistics Việt Nam
3
4
12
2
6
3
9
3. Sản xuất công nghiệp trong nước và thương mại quốc tế tăng nhanh
3
4
12
4
12
4
12
4.Định hướng phát triển của ngành do chính phủ đề ra
3
4
12
2
6
3
9
5.Sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung
3
3
9
4
12
3
9
6. Xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics
3
4
12
3
9
4
12
7.Hạ tầng cảng và kho vận VN chưa hoàn thiện
4
0
0
0
0
4
16
8. Thủ tục hành chính hải quan rườm rà
2
2
4
1
2
4
8
9. Hệ thống thông tin cho dịch vụ 3PL kém phát triển
3
1
3
2
6
1
3
10. Chất lượng đội ngũ quản lý cao.
4
3
12
3
12
3
12
11. Tiềm lực tài chính mạnh
4
4
16
4
16
4
16
12. Chất lượng dịch vụ tương đối tốt
3
4
12
3
9
2
6
13. R&D
3
3
9
4
12
4
12
14. Uy tín thương hiệu
3
4
12
2
6
4
12
15. Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
3
3
9
4
12
3
9
16. Giá dịch vụ cao.
2
2
4
1
2
4
8
TC
146
124
161
Nhận xét: với tổng điểm 161 thì trong nhóm chiến lược này GMD nên chọn chiến lược phát triển sản phẩm nhằm giảm chi phí và gia tăng giá trị sản phẩm từ đó tăng mức lợi nhuận cho GMD. Với chiến lược này GMD có thể tận dụng tối ưu thế mạnh về R&D, tài chính để gia tăng thị phần trong ngành và giữ thị phần vì thực tế các doanh ngiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác cảng và kho vận vẫn chưa lưu ý đến việc phát triển những gói sản phẩn toàn diện mà chỉ đơn thuần là mô phỏng dịch vụ từ nước ngoài để kinh doanh tại Việt Nam
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tăng trưởng đa dạng.
Yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế
Phân loại
Đa dạng hóa đồng tâm (4PL)
Đa dạng hóa hàng ngang
Chiến lược duy trì theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
Tốc độ tăng trưởng của ngành cao
2
3
6
4
8
3
6
Định hướng thành lập hiệp hội logistics Việt Nam
3
3
9
3
9
2
6
Sản xuất công nghiệp trong nước và thương mại quốc tế tăng nhanh
3
2
6
3
9
2
6
Định hướng phát triển của ngành do chính phủ đề ra
3
4
12
3
9
2
6
Sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung
3
3
9
4
12
2
6
Xu hướng thuê ngoài các dịch vụ Logistics
3
3
9
4
12
3
9
Hạ tầng cảng và kho vận VN chưa hoàn thiện
4
1
4
1
4
2
8
Thủ tục hành chính hải quan rườm rà
1
1
1
1
1
1
1
Hệ thống thông tin cho dịch vụ 3PL kém phát triển
3
2
6
2
6
4
12
Chất lượng đội ngũ quản lý cao.
4
4
16
4
16
3
12
Tiềm lực tài chính mạnh
4
4
16
4
16
3
12
Chất lượng dịch vụ tương đối tốt
3
2
6
3
9
4
12
R&D
3
4
12
4
12
3
9
Uy tín thương hiệu
3
4
12
3
9
4
12
Khả năng huy động vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước
3
3
9
3
9
2
6
Giá dịch vụ cao.
2
1
2
2
4
4
8
TC
135
145
131
Nhận xét: với mức điểm 145 thì GMD nên chọn chiến lược đa dạng hóa hàng ngang trong nhóm chiến lược này.
Trong 3 chiến lược kết hợp ngang, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa hàng ngang thì GMD nên ưu tiên chọn chiến lược kết hợp ngan trong ngắn hạn ( giai đoạn 2011-2016 ) vì rào cản gia nhập ngành về mặt chính sách tương đối mạnh thông qua việc đến năm 2014 mới mở của hoàn toàn cho ngành khai thác cảng chính vì thế các doanh nghiệp ngoại muốn tham gia ngành này pahi3 thực hiện chiến lược liên doanh. Trong tầm dài hạn từ 2011-2020 thì GMD nên tập trung cho chiến lược phát triển sản phẩm thông qua sức mạnh nội tại của mình và những điều đã tiếp thu học hỏi từ chiến lược liên doanh trong gaii đoạn 2011-2016 vì chỉ khi phát triển dựa trên sức mạnh của nội bộ công ty thì mới tạo sự paht1 triển lâu dài. Trong tầm nhìn dài hạn này GMD cũng nên xem xét thực hiện cùng lúc hai chiến lược phát triển sản phẩm và đa dạng hóa hàng ngang nếu điều kiện nội tại mạnh và gặp các yếu tố thuận lợi.
3.3 MẢNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH.
Tóm tắt tình hình hoạt động qua từng năm:
Năm 2009
Đầu tư bất động sản:
Cho thuê cao ốc văn phòng:
Từ 6/2008, GMD đã có tên trong danh sách những nhà kinh doanh bất đống sản tại TPHCM với cao ốc văn phòng hiện đại 22 tầng. Cao ốc GMD được thiết kế bởi công ty DCM Studios (Hongkong) với nhiều tiện ích nổi trôi, được cung cấp các văn phòng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế bởi The Nomad, và đã được nhiều công ty lớn như Đạm Phú Mỹ, HSBC Insurance, Ngân hàng Bảo Việt, Petrovietnam, Chứng khoán Bảo Việt... cơ quan ngoại giao (Sứ quán Bỉ) thuê làm trụ sở,...
Tính đến hết năm 2009, Cao ốc văn phòng GMD Tower đã khai thác được 16 tháng. Mặc dù nguồn cung văn phòng tăng cao do xuất hiện thêm nhiều cao ốc mới, nhưng GMD Tower vẫn khai thác kín diện tích với giá thuê trung bình tương đối tốt so với những cao ốc đồng hạng.
Trong tình hình các mảng khác đều gặp khó khăn, hoạt động cho thuê văn phòng tại GMD Tower đã giúp duy trì được thu nhập. Hầu như 100% diện tích sàn cho thuê đã được ký hợp đồng thời hạn 3 năm với giá cố định 50USD/m2. Nguồn thu khoảng 100 tỷ này kỳ vọng sẽ ổn định trong vài năm tới. Nhờ chi phí đầu tư thấp ( khoảng 275 tỷ đồng), tỷ suất lợi nhuận gộp lên đến gần 90%. Vì vậy, 6 tháng đầu năm, bất động sản chỉ đóng góp 6.6% doanh thu nhưng lại chiếm đến hơn 33% lợi nhuận gộp.
Dự án Lê Lợi Plaza diện tích 5650m2 với giá trị sổ sách được ghi nhận là 800 usd/m2 nhưng giá thị trường hiện tại là hơn 20000usd/m2. Tổng kinh phí dự kiến 250 triệu usd, dự án dự kiến sẽ bắt đầu khởi công vào quý 1/2010, hoàn thành sau đó 2 năm và đưa vào khai thác như một trung tâm thương mại và cao ốc cho thuê văn phòng.
Từ năm 2004, với tổng chi phí 42.761 tỷ đồng, GMD đã sở hữa 45% trong cty TNHH Quả cầu vàng, cty này sở hữu lô đất gần 3600m2 tại đại lộ Lê Lợi. Cty Quả cầu vàng đã đàm phán hợp đồng hợp khối với các đối tác có đất liền kề dể thành lập cty mới, trong đó QCV chiếm 70% cổ phần, cty mới này sẽ sở hữu gần 5650 m2 tại đại lộ Lê lợi. Như vậy GMD sở hữu 31.5% trong công ty mới này.
Đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, góp vốn vào ngân hàng, cty chứng khoán, cty quản lý quỹ,...:
Với mục tiêu đa dạng ngành nghề kinh doanh, Gemadept đã đầu tư tài chính khoảng 525 tỷ đồng chiếm khoảng 21% giá trị tổng tài sản. Song, do tham gia thị trường tài chính với tư cách là “người ngoại đạo” nên Gemadept chưa thu được nhiều thành tựu.
GMD đầu tư ngắn hạn 236.99 tỷ đồng đầu tư vào chứng chỉ Quỹ đầu tư cân bằng Prudential.
Đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn, GMD trích lập dự phòng cho năm 2008 là 102.51 tỷ. Trong 9 tháng đầu năm 2009, GMD chưa trích lập dự phòng hoặc hoàn nhập dự phòng tài chính cho khoản đầu tư này. Danh mục đầu tư tài chính dài hạn của GMD ( theo số liệu báo cáo tài chính quý 3.2009) là hơn 765 tỷ, trong đó 163.53 tỷ đầu tư vào công ty con, 229.43 tỷ đầu tư vào công ty liên kết – liên doanh, 372.04 tỷ đầu tư dài hạn khác với hơn 350 tỷ đầu tư vào cổ phiếu.
Năm 2010
Đầu tư bất động sản:
Do ảnh hưởng của xu hướng giảm giá thuê văn phòng hạng A, GMD đã điều chỉnh giá cho thuê văn phòng từ mức 55-56 usd/tháng/m2 trong năm 2008 xuống còn 40-45usd/ tháng/m2 hiện nay nhằm giữ chân khách hàng. Doanh thu mảng kinh doanh bất động sản giảm do thị trường cho thuê văn phòng tại TPHCM diễn ra tình trạng thừa cung và GMD đã phải chiết khấu bình quân 10% cho khách hàng để duy trì được tỷ lệ lấp đầy là 95%. Tiền thuê tính bằng USD và tỷ giá đã tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 218 tỷ đồng, giảm 6% và tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ đạt 14.9%, giảm mạnh từ mức 17.6% đạt được trong cùng kỳ năm trước. Dự án xây khách sạn và trung tâm thương mại: trên mảnh đất nằm tại đại lộ trung tâm của thủ đô Vienchang Lào với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD dự kiến triển khai vào quý 4.2010 và hoàn thành vào quý 2.2012.
GMD dự kiến lập một liên doanh với một đối tác tại Lào để xây dựng một tòa nhà phức hợp bao gồm một khách sạn 5 sao, một trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp. Tỷ lệ đóng góp của các bên vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, có khả năng GMD sẽ là cổ đông thiểu số với cổ phần dưới 50%. Tổng số vốn đầu tư dự kiến là 35 triệu USD. Ba dự án trên sẽ chưa đem lại doanh thu lợi nhuận cho GMD ít nhất cho tới năm 2012. Do vậy trong năm 2011, sự tăng trưởng chủ yếu của công ty vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh hiện tại cộng thêm lợi nhuận bất thường nếu có.
Đầu tư tài chính:
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, từ 111 tỷ đồng lên 151 tỷ đồng từ lãi các liên doanh, chủ yếu là liên doanh Cảng Nam Hải và Schenker logistics (doanh thu từ hoạt động tài chính từ các liên doanh này tăng từ 8 tỷ đồng lên 41 tỷ đồng, tương đương tăng 413%).
Lãi từ đầu tư chứng khoán trong 9 tháng đầu năm là 45,783%
Lãi từ liên doanh liên kết là 40.876%
Lỗ từ đầu tư chứng khoán là 14.886%
GMD đã phát hành thành công 51.8 tr cổ phiếu phổ thông vào tháng 7, cty đã huy động tổng cộng khoảng 1389 tỷ đồng, trong đó 518 tỷ đồng là vốn điều lệ mới và 862 tỷ đồng là thặng dư.
3.3.1 Phân tích ma trận EFE
Các yếu tố môi trường bên ngoài
Trọng số
Phân loại
Điểm
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng
0.05
3
0.15
Thị trường cho thuê đang có xu hướng bão hòa tại TPHCM
0.10
1
0.10
Thị trường tài chính đầy biến động
0.10
2
0.20
Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh
0.15
3
0.60
Xu hướng liên doanh của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư BĐS
0.10
2
0.10
Mức lợi nhuận của ngành cao
0.15
2
0.30
Chính sách thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất
0.10
2
0.20
Sự điều hành chính sách vĩ mô chưa ổn định
0.05
2
0.10
Giá nguyên vật liệu ngày càng tăng
0.15
1
0.15
Xu hướng sáp nhập
0.05
2
0.10
Tổng cộng
1
1.95
Nhận xét: với mức điểm 1.95 chứng tỏ GMD phản ứng kém trước sự biến đổi của môi trường bên ngoài lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài chính . Việc thị trường cho thuê v8n phòng ở HCM đang dần bão hòa là một thách thức lơn, để thích ứng với trường hợp này GMD nên áp dụng chiến lược phát triển thị trường, tuy nhiên GMD ali5 phản ứng kém trước việc thắt chặt tín dụng cho lĩnh vực BDS nên khi phất triển thị trường sẽ gặp khó khăn rất lớn về huy động vốn. Để đối phó với giá nguyên vật liệu ngày càng tăng thì GMD nên áp dụng chiến lược hội nhập về phái trước để ổn định nguồn cung cho mình.
Xét ở những yếu tố GMD pahn3 ứng tốt như tốc độ đô thị hóa thị trường tăng nhanh thì GMĐ đã tận dụng được cơ hội này nhanh chân nhảy vào lĩnh vực bất động sản, bắt đầu với phân khúc thị trường văn phòng cho thuê tại khu vực các trung tâm thành phố lớn (Chiến lược xâm nhập thi trường). Trước sức ép của nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản như ( HAGL , Bitexco, Vincom, Nam Cường, Geleximco,… ) GMĐ vẫn tìm được chỗ đứng cho bản thân mình khả năng thích với các đối thủ cạnh tranh là khá tốt .
Nhìn chung lĩnh vực bất động sản là một trong những lĩnh vực amng lại lợi nhuận cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro lớn và GMD lại phản ứng chưa tốt tốt với những biến đổi này do đó chiến lược tối ưu cho GMD ở lĩnh vục này là chiến lược duy trì : không nên tiếp tục đầu tư phát triển nhiều dự án bất động sản lớn nữa , chỉ đầu tư vào khâu quản lý các sản phẩm , đầu tư vừa phải vào ngành để phục vụ công tác quản trị rủi ro cho GMD.
3.3.2 Phân tích ma trận IFE
STT
Yếu tố bên trong chủ yếu
Mức độ quan trọng của các yếu tố
Phân loại
Số điểm quan trọng
1
Tiềm lực tài chính mạnh
0.15
3
0.45
2
Vị trí cao ốc thuận lợi, chất lượng cao
0.15
4
0.6
3
Giá cả cạnh tranh
0.08
3
0.24
4
Chi phí vận hành thấp
0.05
3
0.15
5
Thị phần nhỏ
0.1
2
0.2
6
Quản trị rủi ro chưa hiệu quả
0.05
2
0.1
7
Công tác R&D kém
0.1
2
0.2
8
Uy tín ở BĐS chưa cao
0.12
2
0.24
9
Chiến lược marketing yếu
0.1
1
0.1
10
Khả năng huy động vốn từ khách hàng cho các dự án còn yếu
0.1
1
0.1
Tổng cộng
1.00
2.38
Nhận xét: Qua kết quả phân tích, tổng số điểm đạt được là 2,38 cho thấy sức mạnh nội bộ của SBU Bất Động Sản và đầu tư tài chính ở dưới mức trung bình. Do đó, doanh nghiệp không những cần phải phát huy những điểm mạnh hiên có tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ mạnh mà còn phải khắc phục những điểm yếu.
Với điểm yếu về chiến lược marketing thì GMD cần áp dụng những biện pháp cải thiện năng lực marketing ( một phần trong chiến lược thâm nhập thị trường)
Đối với các yếu tố khác nhưng uy tín, quản trị rủi ro, R&D và việc huy động vốn khó khăn thì GMD nên áp dụng chiến lược liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua lợi thế của daonh nghiệp địa phương để tận dụng điểm mạnh từ dn nước ngoài khặc phục yếu kém nội tại.
3.3.3 Phân tích ma trận CPM
Nhân tố ảnh hưởng
Mức quan trọng
GMD
HAGL Group
Sacomreal
Hạng
Điểm quan trọng
Hạng
Điểm quan trọng
Hạng
Điểm quan trọng
1.Sản phẩm đa dạng
0.05
2
0.1
4
0.2
3
0.2
2.Chính sách thắt chặt tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất
0.04
2
0.08
3
0.12
3
0.12
3.Uy tín thương hiệu
0.2
2
0.4
4
0.8
3
0.6
4.Khả năng cạnh tranh về giá
0.1
3
0.3
3
0.3
3
0.3
5.Thị trường tài chính đầy biến động
0.1
2
0.2
3
0.3
3
0.3
6.Lợi thế về vị trí
0.08
3
0.24
4
0.32
3
0.24
7.Mức độ am hiểu thị trường
0.12
3
0.36
4
0.48
3
0.36
8.Chất lượng đội ngũ nhân sự
0.06
2
0.12
2
0.12
3
0.18
9.Phát triển thị trường
0.15
3
0.45
3
0.45
3
0.45
10.Thuận lợi trong việc cung ứng vốn từ ngân hàng và công ty mẹ.
0.1
4
0.4
4
0.4
4
0.4
Tổng cộng
1.0
2.65
3.49
2.85
Nhận xét:
GMD chọn kinh doanh bất động sản vì ngành này đầy tiềm năng ,có thể nói trong những năm 2010 thị trường bất động sản đã có nhiều chuyển biến tích cực .Bắt đầu sự hâm nóng dần lên là sự phân khúc của BĐS du lịch ,những chính sách của nhà nước đối với Việt kiều . Điều đó đã được chứng minh khi có nhiều dự án hàng tỷ đô la đầu tư khắp đất nước .Thu hút nhiều nhất là miền Trung mà điển hình là đà nẵng ,với ưu thế bờ biển đẹp , Đà Nẵng đã xuất hiện hàng loạt căn hộ, biệt thự cao cấp với nhiều khu nghĩ dưỡng giá trị vốn đầu tư hàng chục triệu USD như dự án Ocean Villas 260ha của VinaCapital, dự án Olalani Resort…
GMD mới tham gia vao kinh doanh bất động sản năm 2008 nên còn nhiều vấn đề khó khăn phải đối mặt với các công ty kinh doanh bất động sản khác . Bất động sản là ngành mới với GMD nên kinh nghiệm công ty không nhiều nhất là tuyển chọn chất lượng đội ngũ nhân sự ,uy tín ,loại hình đầu tư . Với hai công ty chủ yếu kinh doanh bất động sản lớn như HAGL Group và Sacomreal thực sự GMD không cạnh tranh ngang bằng trên thương trường . GMD chỉ mới đầu tư BĐS ở lĩnh vực đầu tư Cao Ốc văn phòng cho thuê với Cao ốc Gemadept Tower với mỗi năm mang lại lợi nhuận hơn 100 tỉ đồng mang lại tỷ lệ lợi nhuận gộp biên ở mức 86,4% năm 2008 . công ty đang góp vốn đầu tư vào dự án tổ hợp khách sạn và cao ốc văn phòng Lê Lợi Tower với vị trí gần chợ Bến Thành dự kiến khởi công vào năm 2011. Tổng giá trị đầu tư 75 triệu USD .Ta có thể nhận thấy BĐS là một ngành tiềm năng với GMD nhưng công ty gặp khó khăn rất nhiều , nếu không đầu tư sáng suốt và có hiệu quả mảng kinh doanh BĐS sẽ mang lại thiệt hại không nhỏ cho công ty
3.3.4 Phân tích BCG
3.3.5 Phân tích IE
3.3.6 Phân tích SOWT
O
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng
Xu hướng liên doanh của các doanh nghiệp nước ngoài trong đầu tư BDS
Mức lợi nhuận của ngành cao
Xu hướng mua lại và sáp nhập
T
Thị trường cho thuê đang có xu hướng bão hòa tại tp.hcm
Thị trường tài chính đầy biến động
Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh
Chính sách thắt chặt tín dụng đối với phi sản xuất
Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô chưa ổn định
Giá nguyên vật liệu ngày càng tăng
S
Tiềm lực tài chính mạnh
Vị trí cao ốc thuận lợi, chất lượng cao.
Giá cả cạnh tranh
Chi phí vận hành thấp
SO
O1,3 + S1,4 => Phát triển sản phẩm
O2 + S4,2 => liên doanh
O4+ S1 => mua lại
ST
T1,3,4 + S3,4,2 => phát triển sản phẩm
T1 + S1,3,4 => phát triển thị trường
T6+ S1 => kết hợp về phía sau
W
Thị phần nhỏ
Quản trị rủi ro chưa hiệu quả
Công tác R&D kém
Uy tín ở BĐS chưa cao
Chiến lược marketing yếu.
Khả năng huy động vốn từ khách hàng cho các dự án còn yếu
WO
W1 + O3 => chiến lược thâm nhập thị trường
W2,3 + O2,4 => Liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài
W1,4,5 + O1,3 => giải pháp hoàn thện marketing( một phần của chiến lược thâm nhập thị trường)
WT
W1+ T1,2,3 = Cắt giảm chi phí
W2,3 + T1,4,5,6 = Thu hồi vốn đầu tư
3.3.7 Phân tích QSPM
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược liên doanh và mua lại.
Các yếu tố
Phân loại
Liên doanh
Mua lại
Hội nhập về phía sau
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh
3
4
12
3
9
3
9
Thị trường tài chính đầy biến động
2
3
6
2
4
2
4
Xu hướng liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực BĐS
2
4
8
1
2
1
2
Xu hướng sáp nhập
2
1
2
4
8
1
2
Thị trường cho thuê đang có xu hướng bão hòa
1
3
3
3
3
1
2
Tiềm lực tài chính mạnh
3
3
9
4
12
3
9
Vị trí cao ốc thuận lợi, chất lượng cao
4
4
16
1
4
-
-
Thị phần nhỏ
2
3
6
3
6
2
4
Uy tín BĐS chưa cao
2
4
8
2
4
1
2
Quản trị rủi ro chưa hiệu quả
2
4
8
1
2
-
-
78
54
44
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung.
Các yếu tố
Phân loại
Phát triển sản phẩm
Phát triển thị trường
Thâm nhập thị trường
AS
TS
AS
TS
AS
TS
Tốc độ đô thị hóa cao
3
4
12
2
6
3
9
Mức lợi nhuận của ngành cao
2
3
6
2
4
4
8
Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh
3
3
9
4
12
2
6
Xu hướng liên doanh của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư bất động sản
2
3
6
4
8
1
2
Thị trường cho thuê đang có xu hướng bão hòa tại TPHCM
1
3
3
4
4
1
1
Tiềm lực tài chính mạnh
3
4
12
4
12
4
12
Thị phần nhỏ
2
2
4
2
4
4
8
Chi phí vận hành thấp
3
4
12
4
12
3
9
Giá cả cạnh tranh
3
2
6
3
9
4
12
Chiến lược Marketing yếu
1
1
1
1
1
1
1
TC
71
72
68
Phân tích QSPM cho nhóm chiến lược suy giảm
Các yếu tố
Phân loại
Thu hồi vốn đầu tư
Cắt giảm chi phí
AS
TS
AS
TS
Thị trường cho thuê đang có xu hướng bão hòa tại TPHCM
1
4
4
3
3
Thị trường tài chính đầy biến động
2
4
8
3
6
Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh
3
3
9
4
12
Sự điều hành chính sách vĩ mô chưa ổn định
2
4
8
3
6
Chính sách thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất
2
2
4
3
6
Công tác R&D kém
2
2
4
4
8
Chiến lược marketing yếu
1
1
1
4
4
Quản trị rủi ro chưa hiệu quả
2
3
6
2
4
Giá nguyên vật liệu tăng
1
1
1
3
3
Khả năng huy động vốn từ khách hàng cho các dự án còn yếu
1
-
-
-
-
TC
45
52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_quan_tri_chien_luoc_cty_gemadept_7673.docx