Tiểu luận Dự án bãi chôn lấp Đa Phước

Tài liệu Tiểu luận Dự án bãi chôn lấp Đa Phước: Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO Dự án bãi chôn lấp là một trong những án xây dựng các bãi chôn lấp để giải quyết vấn đề rác thải của thành phố Hồ Chí Minh. Bãi Đa Phước được xây dựng sẽ giải quyết lượng rác thu gom của các quận 5,6,8, huyện Bình Chánh, khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Vì dung tích chứa của bãi Gò Cát, Phước Hiệp sắp hết nên việc xây dựng các bãi rác mới là hết sức cần thiết. Lập dự án xây dựng bãi chôn lấp Đa Phước là một trong những nội dung của vấn đề rác thải đô thị cấp thiết. Tuy nhiên khi quyết xây xựng một bãi chôn lấp chất thải rắn, sẽ liên quan tới rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như là môi trường. Mục đích của bản báo cáo này là để nhận dạng và đánh giá được hết các tác động của dự án gây ra, phát họa ra được diễn biến môi trường khi thực hiện dự án, từ đó xem xét cân nhắc tất cả các mặt lợi và hại để đưa ra quyết định sau cùng. Đồng thời bản báo cáo cũng đề xuất các biện pháp để loại bỏ, giảm thiểu h...

doc79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Dự án bãi chôn lấp Đa Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO Dự án bãi chôn lấp là một trong những án xây dựng các bãi chôn lấp để giải quyết vấn đề rác thải của thành phố Hồ Chí Minh. Bãi Đa Phước được xây dựng sẽ giải quyết lượng rác thu gom của các quận 5,6,8, huyện Bình Chánh, khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Vì dung tích chứa của bãi Gò Cát, Phước Hiệp sắp hết nên việc xây dựng các bãi rác mới là hết sức cần thiết. Lập dự án xây dựng bãi chôn lấp Đa Phước là một trong những nội dung của vấn đề rác thải đô thị cấp thiết. Tuy nhiên khi quyết xây xựng một bãi chôn lấp chất thải rắn, sẽ liên quan tới rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như là môi trường. Mục đích của bản báo cáo này là để nhận dạng và đánh giá được hết các tác động của dự án gây ra, phát họa ra được diễn biến môi trường khi thực hiện dự án, từ đó xem xét cân nhắc tất cả các mặt lợi và hại để đưa ra quyết định sau cùng. Đồng thời bản báo cáo cũng đề xuất các biện pháp để loại bỏ, giảm thiểu hay khắc phục các tác động xấu của dự án. 2. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ BÁO CÁO Bản báo cáo được thự hiện trên cơ sở các văn bản pháp luật. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được thông qua ngày 17/1/1993. Chỉ thị số 199/ Tgg ngày 3/4/1997 của thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Thông tư số 490/1998/TTG-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của bộ khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp Đa Phước, xã Đa Phước, Bình Chánh. Các số liệu khí hậu , khí tượng, thủy văn, kinh tế , xã hội xã Đa Phước, Bình Chánh. 3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Vì điều kiện kinh phí và thời gian hạn hẹp, bản báo cáo được thực hiện bằng các phương pháp tham khảo là chính, bên cạnh đó còn thực hiện phương pháp khảo sát thực tế. Đánh giá các tác động được thực hiện bằng phương pháp liệt kê, ma trận tác động, mạng lưới tác động. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU1 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 4. TỔ CHỨC, THÀNH VIÊN, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BÁO CÁO Đây là đề tài nghiên cứu của sinh viên gồm các thành viên: Huỳnh Thanh Trung. Lê Hoài Nam. Đoàn Trần Đức Sinh. Với sự hướng dẫn của Phó giáo sư Tiến sĩ Vũ Chí Hiếu. Phương pháp thực hiện chủ yếu dựa trên lý thuyết. Báo cáo được thực hiện trong vòng 1 tháng từ 30/11-30/12/2004 GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU2 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước CHƯƠNG 1  MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN 1.1. 1.2.  TÊN DỰ ÁN: “XÂY DỰNG KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐA PHƯỚC ” VỊ TRÍ Dự án nằm trong khu vực xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh, trong khu vực cù lao, đất tương đối thấp và thường xuyên ngập triều được bao bọc bởi các hệ thống kênh rạch: rạch Ngã Cậy, rạch Chiếu, rạch Bà Lào. Khu vực có mật độ tập trung dân cư thấp. Diện tích đất chủ yếu dùng để canh tác lúa và để hoang. 1.3. MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI Mục tiêu của dự án là giải quyết vấn đề chất thải rắn ở thành phố hồ chí minh, cụ thể là sau khi hoàn thành bãi rác sẽ tiếp nhận rác từ các quận 5,6,8, huyện Bình Chánh, khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Áp dụng các công nghệ cao, hợp vệ sinh trong kỹ thuật chôn lấp chất thải rắn. Nâng cao trình độ trong công tác quản lý chất thải rắn. Mục tiêu quan trọng trước mắt là giải quyết một khối lượng rác lớn của thành phố đang ngày càng tăng nhanh. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN Với phạm vi phục vụ là khu vực Nam thành phố. Căn cứ nghị định 52 của chính phủ về việc ban hành qui chế quản lý đầu tư và xây dựng cùng các sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành thì qui mô công trình xây dựng Khu liên hợp xử lý rác Đa Phước thuộc nhóm B- loại 2 với tổng mức vốn đầu tư từ 20-400 tỉ đồng. v Qui mô chung của dự án · Diện tích xây dựng khu liên hợp xử lý rác Đa Phước · Diện tích đền bù, giải tỏa, tái định cư · Diện tích đầu tư xây dựng giai đoạn I · Công suất tiếp nhận và xử lý rác tấn/ngày đêm. · Thời gian hoạt động v Các hạng mục công trình: · Ô chôn rác · Đê bao chắn rác · Đê ngăn nước mưa · Hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ · Ống nhựa HDPE D150 & D300 GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU 73,64 ha 73,64 ha 34,14 ha 3000 4 năm 27,9 ha 4000m 1000m 200 m2 5.100m1.4. 3 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước · Trạm xử lý nước rò rỉ (công suất 800 m3/ngđ) m3/ngđ ü ü Giếng thăm Đường mương dẫn nước thải 6 cái 1000m · Hệ thống thu gom và xử lý khí ü ü Thiết bị đốt khí Ống nhựa HDPE D160 58 bộ 1500m · Công trình kỹ thuật phụ trợ · Đê chắn lũ · Sàn phân loại rác 4300m 8000m2 ü ü Mái che Mương thu nước rác 6300m2 6000m · Hệ thống quan trắc ü ü ü ü Giếng quan trắc nước mặt Giếng quan trắc nước ngầm Trạm quan trắc nước Trạm quan trắc khí 2 cái 6 cái 1 trạm 1 trạm · Công trình Hạ tầng kỹ thuật Đường giao thông ü Cầu cảng Hệ thống cấp điện Hệ thống cấp nước Hệ thống thoát nước mưa Phòng thí nghiệm · Khu hành chính và xưởng cơ khí 150m2 ü ü ü ü ü Khu hành chính-quản lý và phục vụ công nhân Bảo vệ Nhà kho + xưởng cơ khí Sàn rửa xe Trạm cân 1600m2 16m2 1000m2 1200m2 GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU800 ü ü ü ü ü 4 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước · Cổng, tường rào ü ü ü ü ü Tường gạch cao 6m Rào kẽm gai cao 2m Cổng chính cao 6m Cổng phụ cao 6m Hàng rào di động Hệ thống cây xanh 900m 4000m 10m 4m 100m 50000m2 · Trang thiết bị phục vụ ü ü ü ü ü ü ü ü ü ü Xe san đầm rác chuyên dùng, tải trọng 31,6 tấn Xe đào đất dung tích gầu 0,8m3 Xe xúc, ủi rác dung tích gầu 3m3 Cạp rác 1-1,5 tấn Máy phát điện loại 100kVA Máy bơm nước thải 20kVA Máy bơm nước cấp 5kVA Xe cẩu thùng 3 tấn Xe vận chuyển rác dung tích thùng 2 m3 Xe vận chuyển đất phủ dung tích thùng 12m3 1xe 1xe 3 xe 3 cái 2 cái 4 cái 1cái 1xe 27xe 1xe GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾUü 5 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước GIỚI THIỆU QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG Raùc sinh hoaït saøn phaân loaïi  Raùc coù khaû naêng taùi söû duïng Choân laáp Taùi sinh, taùi söû duïng Xöû lyù nöôùc roø Thaûi ra Thu hoài khí Ñoát boû Sô ñoà: Quaù trình xöû lyù raùc taïi baõi choân laáp. 1.4.1. Công tác chôn lấp rác Rác được tập kết đến công trường, sau khi qua cầu cân sẽ được đổ tại sàn kiểm tra phân loại rác. Qua kiểm tra (chủ yếu bằng cảm quan), nếu phát hiện các loại rác không hoặc chưa được phép chôn lấp sẽ được vận chuyển đến nơi xử lý khác theo quy định. Chỉ các loại rác được phép chôn lấp sẽ được xe xúc xúc từ sàn phân loại đổ lên xe tải ben chuyên dùng, vận chuyển đến ô chôn rác đã được lót đáy bằng tấm nhựa HDPE và lắp đặt ống PE thu gom nước rác. Tại mỗi ô chôn rác, rác được san phẳng thành từng lớp có chiều dày không vượt quá 60cm (để đạt được độ đầm nén tối đa) và được đầm nén kỹ bằng xe chuyên dùng Landfill Compactor 826G CAT (số lần đầm nén rác từ 6-8 lần qua 1 điểm) đảm bảo tỷ trọng tối thiểu sau đầm nén là 0,75 tấn/m3 Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày rác sau đầm nén đạt 2,2m sẽ được phủ một lớp đất trung gian dày 15cm (đã được đầm chặt). Dùng xe tải ben vận chuyển đất từ bãi dự trữ (cách 500m) đến ô chôn rác, dùng xe ủi san phẳng đất, lu lèn, tạo độ dốc thoát nước mưa. Mỗi ô rác sẽ được đổ 9 lớp rác (mỗi lớp dày 2,2m). Trên lớp rác sau cùng sẽ được hoàn thiện theo thứ tự: lớp đất sét dày 30cm; tấm nhựa VLDPE dày 1,5mm; lớp GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU 6 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước cát tiêu dày 20cm; lớp đất trên cùng dày 80cm để trồng cây xanh. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3-5% luôn đảm bảo được thoát nước tốt và không được trượt lở, sụt lún. Trong quá trình chôn lấp rác sẽ tiến hành đồng thời nối cao giếng đứng, lắp đặt lớp đá lọc và ống đứng PE thu khí bãi rác. Các ống dẫn thu gas theo hướng nằm ngang sẽ được nối vào các ống đứng này dẫn về nhà máy xử lý. Làm đường tạm và bãi xe tạm để xe chở rác vào mỗi ô chôn rác mà không làm rách lớp màng chống thấm HDPE (độ dốc tối đa 10%), dặm vá, duy tu, bảo dưỡng đường hằng ngày. Các biện pháp kĩ thuật phụ Vệ sinh công trường: Bao gồm công tác làm vệ sinh tại công trường và vùng đệm xung quanh. Rửa phương tiện vận chuyển. Quét dọn khu vực tiếp nhận rác và đường vận chuyển trong vòng bán kính 500m. Thu gom vật liệu rơi vải. Khử mùi: Phun xịt chế phẩm sinh học EM, EEM trong suốt thời gian tiếp nhận rác và phun bổ sung vào ban đêm. 1.4.2. Công tác xử lý khí cháy, nổ và nước rò rỉ Lượng khí cháy nổ này (chủ yếu là khí methal) sẽ được thu gom bằng hệ thống ống đặt trong mỗi ô chôn rác và dẫn về hệ thống xử lý. Nước rác ở các ô chôn tự chảy về hố tụ nước, được bơm chuyển tập trung về nhà máy xử lý nước rác. Hệ thống xử lý nước là hệ thống xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính là chủ yếu (USB), các giai đoạn tiền xử lý sử dụng phương pháp hoá lí. Nước rác sau xử lý, qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn xả thải(loại C) sẽ được xả vào rạch nước bao bọc xung quanh bãi chôn lấp. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU7 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước CHƯƠNG 2  HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 2.1.  VỊ TRÍ DỰ ÁN Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm phía Nam Thành phố thuộc ấp 1 và ấp 2 xã Đa Phước, huyện Bình Chánh có các mốc vị trí như sau: Phía Bắc giáp sông Rạch Chiếu; Phía Nam giáp rạch ngã Ba Đình; Phía Đông giáp sông rạch Bà Lào; Phía Tây giáp rạch Ngã Cạy. 2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.2.1. Điều kiện khí hậu Xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh nằm trong nội hạt Thành Phố Hồ Chí Minh, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, đặc trưng cơ bản là có bức xạ dồi dào, nền nhiệu độ cao tương đối ổn định và sự phân hóa mưa theo gió mùa. Khí tượng thay đổi theo hai mùa rõ rệt. 2.2.1.1. Nhiệt độ Điều đáng lưu ý nhất với nhiệt độ là sự dao động nhiệt độ trong ngày. Biên độ nhiệt đạt đến 100C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam từ 1,0 – 1,50C. 2.2.1.2. Lượng mưa Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 6, tháng 8 và tháng 11. Lượng mưa tháng cao nhất lên đến 466,6 mm (tháng 6). Mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tính mưa rào nhiệt đới: mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, thường một cơn mưa không kéo dài quá 3 giờ nhưng cường độ mưa khá lớn và dồn dập. Diễn biến lượng mưa các năm đo đạc tại trạm Tân Sơn Nhất được trình bày trong Bảng 2.1. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - - - 8 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Bảng 2.1 : Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm tại Trạm Tân Sơn Nhất 1996  1997  1998  1999  2000 Cả năm Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12  1607,9 0,1 - - 95,0 273,3 220,5 281,0 214,0 208,0 239,0 37,0 40,0  1794,9 0,1 1,6 - 77,5 253,4 186,9 475,3 193,4 281,0 235,7 55,0 35,0  2513,6 5,4 - - 83,0 219,5 466,6 240,7 400,9 349,4 208,3 422,4 117,4  2181,9 87,1 55 76,6 189,6 174,9 200,5 265,6 152,8 165,0 330,6 417,3 66,9  2729,5 74,0 27,3 86.0 187,6 478,0 270,7 371,3 343,3 158,2 428,0 182,1 123,0 Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ, năm 2001. 2.2.1.3.  Độ ẩm tương đối Các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Năm 2000, độ ẩm trung bình vào các tháng mùa mưa giao động trong khoảng 79 – 86%, cao nhất là các tháng và 11 (trung bình 83%). Các tháng mùa khô có độ ẩm thấp hơn, thường chỉ vào khoảng 67 – 73%. Trong đó tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 1 và tháng 3 (73%). 2.2.1.4. Lượng bốc hơi Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn khoảng 1,40 m. Lượng bốc hơi lớn trong các tháng mùa khô, bình quân trong các tháng nắng: 5 – 6 mm/ngày (tháng 3, 4). GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU9 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Bảng 2.2 : Cán cân nước trong các tháng Tháng Cán cân  1 -162  2 -195  3 -235  4 -213  5 +20  6 +138 nước Tháng Cán cân  7 +128  8 +107  9 +189  10 +128  11 -21  12 -3,3 nước Nguồn: Trạm đo Tân Sơn Nhất, năm 2001. 2.2.1.5.  Gió, bão, lũ lụt Trong năm thịnh hành 2 hướng gió: mùa khô Đông – Đông Nam (còn gọi là gió chướng) và gió mùa mưa gió Tây – Tây Nam, vận tốc trung bình 3 – 4 m/s. Gió thường thổi mạnh từ trưa sang chiều. Gió chướng thổi mạnh làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa trong mùa khô và gia tăng mực nước đỉnh triều lên vài mét. Thành Phố Hồ Chí Minh ít có bão, thường thời tiết chỉ bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc chịu ảnh hưởng của bão từ các khu vực miền Trung. Các số liệu theo dõi cho thấy trong thời gian quan trắc (100 năm), vị trí này không xảy ra lũ lụt. 2.2.1.6. Bức xạ Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày trong cả năm 365, 5 calo/cm2. Tổng bức xạ mặt trời các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100 calo/cm2/ngày, cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng 3 tháng 4 trong năm từ 0,8 – 1,0 calo/cm2/phút, xảy ra từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều. 2.2.1.7. Số giờ nắng Năm 1998 có tổng cộng là 2.224,6 giờ nắng, cao hơn năm 1997 là 89,1 giờ và cao hơn năm 1996 là 138,3 giờ. Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm 1998 là tháng 10 (chỉ khoảng 117,6 giờ) và tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm 1998 là tháng 3 (vào khoảng 300,5 giờ). 2.2.1.8. Áp suất không khí Áp suất không khí quyển trung bình 1.006 – 1.012 mbar. Các tháng mùa khô áp suất khá cao, giá trị cao tuyệt đối xảy ra vào tháng 12 (1.020 mbar), còn các tháng mùa mưa áp suất thấp (chỉ ở mức xấp xỉ 1.000 mbar). 2.2.2. Địa hình, địa chất thủy văn khu vực 2.2.2.1. Địa hình khu vực Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước dự kiến xây dựng trên khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ao hồ và rạch nước chảy ra sông lớn, vùng đất trũng thấp. Độ cao trung bình của toàn khu vực dự án 73,64 ha (cho cả 2 giai đoạn) tương đối bằng phẳng có cao độ dao động trong khoảng 0,1 – 0,5 m so với mực GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- 10 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch nối ra các sông lớn như rạch Ngã Cạy, Rạch Chiếu, rạch Bà Lào, rạch Cần Giuộc. Khu vực dự án thường xuyên bị ngập nước khi thủy triều lên. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn bán nhật triều: · Mực nước cao nhất: · Mực nước ròng thấp nhất: +1,35 m. -1,80m. 2.2.2.2. Địa chất thủy văn khu vực Về mặt địa chất thủy văn, mực nước ngầm trong khu vực này chịu nhiều ảnh hưởng của mực nước sông. Qua kết quả khảo sát mực nước xuất hiện ở độ sâu từ 0,50 – 1,0 m. Mực nước ổn định ở độ sâu cách mặt đất hiện hữu từ 0,3 – 0,6 m. Tầng nước trên mặt phong phú do có sông Cần Giuộc và các kênh chạy qua. Qua kết quả thu thập từ Đề án “Địa chất đô thị vùng thành phố Hồ Chí Minh” do Liên Đoàn Địa Chất Nam Bộ thực hiện trong 6 năm 1993 – 1999 ở 2 mùa tại đoạn sông Cần Giuộc chảy ngang qua khu vực cho thấy: pH: 4,7 – 7,0. Tổng khoáng hóa M: 63 – 2.171 mg/L. Hàm lượng Cl: 12 – 118 mg/L. 2.2.2.2.1. Mực nước ngầm Mực nước ngầm là một yếu tố quan trọng trong vấn đề thiết kế nền móng, nhất là việc lựa chọn cao trình đặt đáy ô chôn rác. Mực nước ngầm cao nhất vào giữa mùa mưa là +0,1 m, cuối mùa khô có thể hạ xuống còn -0,4 m so với cốt mặt đất. 2.2.2.2.2. Đặc điểm địa tầng Theo kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất khu vực được cấu tạo bởi các trầm tích hỗn hợp song – biển – đầm lầy tuổi Holoxen với thành phần gồm bùn sét, cát pha sét. Bề dày trầm tích này đạt đến 45 m. Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã khảo sát là 25 m, cấu tạo địa chất khu vực dự án có 7 lớp đất chính. Đặc điểm cơ lý của địa tầng khu vực: (1) Lớp đất số 1: Trên mặt là lớp bùn chảy nhão có chiều dày từ 0,5 – 0,7 m, kế đến là lớp đất sét lẫn chất hữu cơ có màu xám đen và đất sét lẫn bột màu xám nâu vàng, độ dẻo cao, trạng thái mềm. Lớp này có chiều dày 2,00 – 2,40 m. Tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau: + Độ ẩm: + Dung trọng tự nhiên + Dung trọng đẩy nổi + Sức chịu nén đơn + Lực dính đơn vị GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU : W = 45,7 %. : ﻻw = 1.700 g/cm3. = 0,732 g/cm3. : Qu = 0,297 kg/cm2 : C = 0,129 kg/cm2- - + + + : ﻻ 11 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước + Góc ma sát trong + Hệ số thấm đứng + Hệ số thấm ngang  : φ = 6030’ : Kd = 6,66 x 10-7 cm/s : Kn = 7,81 x 10-7 cm/s (2) Lớp đất số 2: Đất sét hữu cơ lẫn bột: Màu xám nhạt, độ dẻo cao, trạng thái rất mền. Chiều dày của lớp đất này từ 3,30 – 5,00 m. Tính chất cơ lý của lớp này như sau: + Độ ẩm: + Dung trọng tự nhiên + Dung trọng đẩy nổi + Sức chịu nén đơn + Lực dính đơn vị + Góc ma sát trong + Hệ số thấm đứng + Hệ số thấm ngang : W = 3,20 %. : ﻻw = 1.363 g/cm3. = 0,414 g/cm3. : Qu = 0,195 kg/cm2 : C = 0,079 kg/cm2 : φ = 3030’ : Kd = 1,26 x 10-7 cm/s : Kn = 1,62 x 10-7 cm/s (3) Lớp đất số 3: Đất sét pha cát lẫn ít sỏi sạn laterite: Màu nâu vàng, nâu đỏ, xám trắng, độ dẻo trung bình, trạng thái rắn vừa. Lớp này có chiều dày 1,60 – 3,50 m. Tính chất đặc trưng của lớp đất này như sau: + Độ ẩm: + Dung trọng tự nhiên + Dung trọng đẩy nổi + Sức chịu nén đơn + Lực dính đơn vị + Góc ma sát trong + Hệ số thấm đứng : W = 27,0 %. : ﻻw = 1.879 g/cm3. = 0,927 g/cm3. : Qu = 0,581 kg/cm2 : C = 0,165 kg/cm2 : φ = 9000’ : Kd = 1,26 x 10-7 cm/s (4) Lớp đất số 4: Đất sét lẫn bột và ít cát mịn: Màu nâu vàng xám xanh, độ dẻo cao, trạng thái rắn vừa đến rất rắn. Lớp đất này có chiều dày 3,20 – 4,50 m. Tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau: + Độ ẩm: + Dung trọng tự nhiên + Dung trọng đẩy nổi + Sức chịu nén đơn + Lực dính đơn vị + Góc ma sát trong GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU : W = 24,9 %. : ﻻw = 1.947 g/cm3. = 0,978 g/cm3. : Qu = 1,205 kg/cm2 : C = 0,205 kg/cm2 : φ = 11035’: ﻻ : ﻻ : ﻻ 12 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước (5)  Lớp đất số 5: Đất sét pha cát: Màu xám trắng nâu vàng nhạt, độ dẻo trung bình, trạng thái vừa đến rất rắn. Lớp này có chiều dày từ 3,50 – 4,20. Tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau: + Độ ẩm: + Dung trọng tự nhiên + Dung trọng đẩy nổi + Sức chịu nén đơn + Lực dính đơn vị + Góc ma sát trong : W = 24,1 %. : ﻻw = 1.939 g/cm3. = 0,979 g/cm3. : Qu = 1,138 kg/cm2 : C = 0,278 kg/cm2 : φ = 15037’ (6) Lớp đất số 6: Cát vừa đến mịn lẫn bột và ít sét: Màu xám nhạt đến xám trắng, nâu vàng, nâu đỏ, trạng thái bời rời đến chặc vừa. Lớp đất này dày từ 8,00 – 14,80 m. Tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau: + Độ ẩm: + Dung trọng tự nhiên + Dung trọng đẩy nổi + Lực dính đơn vị + Góc ma sát trong : W = 23,7 %. : ﻻw = 1.947 g/cm3. = 0,984 g/cm3. : C = 0,026 kg/cm2 : φ = 29022’ (7) Lớp đất số 7: Đất sét lẫn bột: Nằm từ độ sâu 24,10 m, có màu xám trắng nâu đỏ vàng, độ dẻo cao, trạng thái đất rắn. Tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau: + Độ ẩm: + Dung trọng tự nhiên + Dung trọng đẩy nổi + Sức chịu nén đơn + Lực dính đơn vị + Góc ma sát trong : W = 22,3 %. : ﻻw = 2,046 g/cm3. = 1,050 g/cm3. : Qu = 2.500 kg/cm2 : C = 0,612 kg/cm2 : φ = 15040’ Vấn đề về địa chất không ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình (mặc dù đây là khu vực có nền đất yếu) nếu có các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm đến mức tối thiểu khả năng gây ô nhiễm từ ô chôn rác đến tầng chứa nước ngầm, đất cũng như khả năng sụp lún. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU: ﻻ : ﻻ : ﻻ 13 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Toàn xã Đa Phước năm 2000 có 1991 hộ, với 11535 nhân khẩu, dân trong tuổi lao động 7300 người (chiếm tỷ lệ 63,28 %). Xã Đa Phước là xã chuyên canh nông nghiệp, phần lớn dân trong xã sống bằng nghề nông, số còn lại phân bố vào các lĩnh vực như tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch (năm 2000 xã có 6 doanh nghiệp tư nhân và 77 hộ buôn bán nhỏ) và một số lao động phổ thông khác. Hiện xã có một trạm y tế, một trường tiểu học chính, hệ thống giao thông xã có khoảng 34930 m đường đê bao kết hợp giao thông trải sỏi đỏ phục vụ thuận lợi cho bà con trong xã. Cơ bản toàn xã đã hoàn thành điện khí hóa, xây dựng được 46700, đường dây trung hạ thế, đáp ứng nhu cầu 80% điện thắp sáng và sản xuất. Ngoài hệ thống giếng UNICEP, bà con cũng tự khoang giếng cung cấp đủ nước sinh hoạt. Khu vực Dự án có mật độ dân cư thưa , đây là vùng ngoại thành chưa phát triển. Đa số dân cư trú trong khu vực này có thời gian cư trú lâu dài, đặc biệt có một số hộ gia đình có 3 đời định cư tại đây, với nghề nghiệp chủ yếu là trồng trọt, lao động giản đơn hoặc buôn bán nhỏ. Nguồn nước cung cấp chính cho khu dân cư ở đây là nước mưa và nước ngầm (chủ yếu là nước ngầm). Các hộ gia đình có cầu tiêu dạng đơn giản nhất. Hầu hết là nhà xây không có tầng. Toàn xã Đa Phước,năm 2000 số hộ gia đình có tầng hầm tự hoại có 88, cầu tiêu trên ao cá là 321, cầu trên sông là 5, cầu tiêu công cộng hợp vệ sinh là 2 và cầu tiêu công cộng không hợp vệ sinh là 2. Nhiều hộ sử dụng đất sau vườn là nơi thải bỏ chất thải. Kết quả khảo sát cho thấy các bệnh phổ biến của cộng đồng dân cư là phổi và mắt, và tầng suất xuất hiện hơi cao bất thường so với các bệnh khác. Khi thực hiện dự án, vấn đề sức khỏe cộng đồng đối với người nhặt rác cũng như đối với dân cư xung quanh cũng cần chú ý đến vấn đề bệnh tật đang hiện diện này. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC 2.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí Hiện tại, không khí trong khu vực dự án chỉ chịu ảnh hưởng nhỏ từ các nguồn gây ô nhiễm do giao thông hay các hoạt động kinh tế nhỏ. Những chỉ tiêu về không khí ô nhiễm được đo đạc ở đây là các thông số cơ bản đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh: + Các hợp chất khí trong không khí xung quanh và ảnh hưởng từ giao thông: SO2, NO2, CO2, CO, Pb, tiếng ồn, bụi, … + Các hợp chất khí sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động xử lý rác : CO2, CH4, H2S, NH3, SO2, NO2, CO, tiếng ồn, bụi, … + Vi sinh vật sẽ tạo ra do rác thải: tổng vi khuẩn, và tổng nấm mốc trong không khí. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU2.3. 2.4. 14 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 2.4.2. Mạng lưới lấy mẫu Mạng lưới lấy mẫu và đo đạc chất lượng môi trường không khí được lựa chọn là các vị trí đại diện cho hiện trạng môi trường không khí của khu vực dự kiến xây dựng Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước. Mạng lưới lấy mẫu được thiết lập dựa trên các yếu tố và đặc điểm của khu vực nghiên cứu như sau: + Vị trí, địa hình khu vực dự án; + Khí hậu (chủ yếu là hướng gió và tốc độ gió); + Hoạt động giao thông bên ngoài và trong khu vực dự án; + Hoạt động của dân cư: hiện trạng dân cư và diễn biến dân cư sau khi dự án đi vào hoạt động; + Sự phát sinh các chất thải từ quá trình hoạt động của các công trình sẽ lắp đặt trên toàn bộ diện tích của dự án bao gồm: ô chôn rác giai đoạn I, khu xử lý nước thải, thu gom khí và trạm phát điện, … Trên cơ sở đó, các vị trí lấy mẫu không khí được xác định như trong Bảng 2.3. Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn tại khu vực dự án và đường giao thông Kí hiệu  Vị trí mẫu Chính giữa khu vực dự án – Gần nơi đang đổ chất thải thủy sản Trong khu vực dự án gần rạch Bà Lào – gần khu vực 1 nhà dân và hồ nước Trong khu vực dự án rìa Đông Khu qui hoạch Nghĩa Trang Dọc QL50 nơi ngã ba vào khu vực dự án Dọc QL50 cách ngã ba vào khu vực dự án 300 m về hướng miền Tây Dọc QL50 cách ngã ba vào khu vực dự án 400 m về hướng Cầu Nhị Thiên A8 Đường Dọc QL50 cách ngã ba vào khu vực dự án 1000 m về hướng Cầu Nhị Thiên Đường Nguồn: Báo cáo khả thi dự án bãi xử lý chất thải rắn Đa Phước GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾUA1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 15 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 2.4.3. Các phượng pháp đo đạc và phân tích mẫu Các phương pháp đo đạc và phân tích mẫu chất lượng không khí sử dụng trong báo cáo này được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế: + TCVN – 1995 và một số tiêu chuẩn của Mỹ. + Methords Air Sampling and Analysis – third edition do APHA – USA (American Public Health Association) Việc đánh giá hiện trạng chất lượng không khí dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu các số liệu phân tích chất lượng môi trường không khí với tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 2.4.4. Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án 2.4.4.1. Điều kiện khí hậu Bảng 2.4. Kết quả vi khí hậu môi trường khu vực Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước năm 2000 Điểm lấy  Nhiệt độ (0C)  Độ ẩm (%)  Tốc độ gió  Hướng mẫu (m/s) A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8  31,2 32,3 32,4 34,5 34,6 35,2 35,4 36,0  64,7 – 65,8 64,2 – 70,3 61,7 – 62,3 63,3 – 64,0 64,2 – 74,0 80,1 – 81,4 80,2 – 81,8 81,2 – 84,0  0,1 – 1,4 0,2 – 1,8 0,0 – 2,6 0,0 – 2,4 0,0 – 2,5 0,2 – 2,8 0,0 – 2,8 1,5 – 3,6  T–N T–N Đ –N Đ –N Đ –N Đ –N N N Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước 2.4.4.2.  Chất lượng không khí Do khu vực dự án nằm xa đường giao thông (1 km) nên môi trường không khí trong khu vực dự án không bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm từ giao thông trên quốc lộ 50. Kết quả khảo sát lưu lượng xe lưu thông trên đoạn đường này (Bảng 2.7) cũng cho thấy mật độ xe không lớn (53 ôtô/h ở khu vực quốc lộ 50 – đường ra vào khu vực dự án và 460 xe ô tô/h qua cầu Nhị Thiên Đường vào giờ cao điểm) vì vậy lượng khí thải sinh ra từ các loại phượng tiện vận chuyển trên không lớn. - Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các vị trí A6, A7, A8 nằm gần đường giao thông có mức ồn không cao (41 – 65 dBA). Nồng độ bụi giao động trong khoảng 0,22 – 0,29 mg/m3 thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường khi GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU16 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước xung quanh (nồng độ cho phép trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3). Ở tất cả các vị trí khác trong khu vực dự án các chỉ tiêu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Bảng 2.5. Lưu lượng xe giao thông trên đường sẽ sử dụng cho hoạt động của dự án ngay tại khu vực dự án năm 2000 Lưu lượng xe trung bình (chiếc/giờ) Thời điểm  Xe máy  Xe du lịch, xe khách, xe tải Qua cầu Nhị Thiên Đường hướng từ trung tâm thành phố 6h 11h 16h 21h  2900 8800 8000 7600  225 460 160 240 Quốc lộ 50 – địa điểm ngay đường rẽ ra vào dự án 6h 11h 16h 21h  4900 3500 4800 1400  29 53 33 16 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát tiếng ồn năm 2000 Thời gian Điểm  9h – 10h  20h – 21h  4h30 – 5h30 TB  Max  Min  TB  Max  Min  TB  Max  Min A1 A2 A6 A7 A8 44 41 56 55 56 49 43 64 44 42 41 40 46 44 42 42 41 56 54 50 49 43 62 64 64 40 40 44 42 45 43 41 57 57 42 50 44 64 64 61 40 40 44 41 40 Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU17 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước - Chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án (vị trí A1, A2, A3) chưa có dấu hiệu ô nhiễm do các khí NH3, NOx, H2S. Vi sinh vật trong không khí chỉ ở mức 50 – 480 KL/m3, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Giá trị CH4 trung bình dao động khoảng 0,2 mg/m3 đến 0,5 mg/m3. Các số liệu đo đạc cho thấy nồng độ CH4 thấp, chưa ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí xung quanh. Kết quả khảo sát chất lượng không khí khu vực bãi rác Đa Phước được trình bày trong Bảng 2.7. Bảng 2.7. Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại khu vực bãi rác Đa Phước năm 2000 Điểm SO2 NOx CO CO2 NH3 H2S Pb  CH4 Bụi Tổng số lấy mg/m3 mg/m3 mg/m3 (%) mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m vi số nấm mẫu khuẩn mốc kL/m3 kL/m3 A1  0-0,02  Vết  2 – 11 0,046 0,10 0,002 KPH 0,2– 0,4 0,10  50  60 A2 A3 A4 A5 Vết 0-0,2 0-0,4 0-0,4 Vết Vết Vết Vết 2 – 13 0,035 0,20 3 – 8 0,036 0,06 2 – 11 0,045 0,06 2 – 12 0,046 KPH Vết Vết Vết Vết KPH 0 – 0,3 KPH 0 – 0,4 KPH 0 – 0,3 KPH 0 – 0,3 100 150 150 180 80 120 150 150 A6 A7 A8 0-0,3 0-0,03 2 – 14 0,080 KPH 0-0,3 0-0,04 3 – 8 0,070 KPH 0-0,25 0-0,05 2 – 8 0,060 KPH Vết Vết Vết Vết Vết Vết 0 – 0,3 0 – 0,4 0,1 6 0 – 0,5 250 300 450 250 250 50 TCVN 0,5 0,4 40 0,2 0,008 0,005 0,3 <4375 <312 Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA KHU VỰC 2.5.1. Hiện trạng chất lượng nước ngầm Số liệu khảo sát các giếng khoang xung quanh khu vực dự án cho thấy chất lượng nước ngầm mạch sâu rất tốt. Chỉ có chỉ số sắt tổng hơi cao so với tiêu chuẩn. Do các tầng nước nông hơn không thể sự dụng được cho mục đích sinh hoạt, hầu hết các giếng khoang hiện sử dụng đều khai thác ở độ sâu hơn 200 m. Để đánh giá một cách tương đối chính xác hiện trạng chất lượng nước ngầm trong khu vực, các dữ liệu được đánh giá theo phượng pháp thống kê trên cơ sở kết quả phân tích các mẫu nước ngầm được thu tại các giếng nước của các hộ gia đình cách xa khu vực dự án (hiện tại trong khu vực dự án không có giếng khoang). GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU3 2.5. 18 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Vị trí lấy mẫu: 1: Giếng sâu 230 m, A3/87 Ấp 1 – Xã Đa Phước 2: Giếng sâu 218 m, E11/312 Ấp 5 – Xã Đa Phước 3: Giếng sâu 223 m, E13/379 Tổ 13 – Ấp 5 – Xã Đa Phước 4: Giếng sâu 220 m, E12/356 Tổ 12 – Ấp 5 – Xã Đa Phước 5: Giếng sâu 218 m, Tổ 14 – Ấp 4 – Xã Đa Phước 6: Giếng sâu 207 m, A10/280 Ấp 2 – Xã Đa Phước. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án cho thấy nồng độ các kim loại nặng, độ cứng và sulfate trong tất cả các mẫu nước phân tích đều thấp hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm (TCVN 5944 – 1995) Vị trí của mực nước ngầm khá cao nên nước rò rỉ sinh ra từ các ô chôn rác có thể ảnh hưởng đến nước ngầm nếu vật liệu lót và công nghệ thiết kế không đạt tiêu chuẩn. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU19 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Bảng 2.8. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm STT  Kết quả Ph Chỉ tiêu Đơn vị -  1 6,8  2 7,2  3 6,6  4 6,4  5 6,0  6 6,2 2  Chất rắn hòa  mg/l  101  86  117  106  86  82 tan 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20  Độ cứng Cl- N-NH3 N-NO2 N-NO3 SO42- Ca Mg Fe tổng Cu Al Cr6+ Ni Pb Cd Mn tổng Ecoli Coliform  mgCaCO3/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l (MPN/100ml) (MPN/100ml)  62 7 0,62 Vết 0,04 3 8,8 9,7 9,20 0,02 0,05 0,00 0,008 0,020 0,018 0,365 <3 <3  60 4 0,29 Vết 0,06 2 8,0 9,7 0,24 0,01 0,00 0,00 0,003 0,010 0,002 0,006 1100 1109  46 5 1,05 0,01 0,08 3 7,2 6,8 7,70 0,02 0,01 0,00 0,006 0,020 0,003 0,324 <3 <3  64 17 0,47 Vết 0,04 3 6,4 11,7 16,10 0,00 0,02 0,00 0,005 0,025 0,034 0,348 <3 <3  60 15 0,32 Vết 0,03 3 6,4 10,7 15,60 0,00 0,04 0,00 0,005 0,029 0,045 0,568 9 4  60 9 0,71 0,00 0,03 3 8,8 9,2 8,80 0,02 0,02 0,00 0,006 0,027 0,040 0,328 150 210 Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU20 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 2.5.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt 2.5.2.1. Mạng lưới lấy mẫu nước mặt Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trong khu vực dự án, nhóm đo đạc khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường – CENTEMA đã tiến hành lấy mẫu và phân tích tính chất nước dọc theo hệ thống rạch Bà Lào, rạch Chiếu, và rạch xen kẽ trong khu vực dự án. Mạng lưới lấy mẫu được bố trí trình bày trong Bảng 2.9. Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu nước mặt Điểm 1,7 2,8 3,9 4,10 6 14 15 2.5.2.2.  Vị trí hiện tại Rạch Ông Bảy Kẹo Rạch Chiếu Rạch Dơi Cuối rạch Bà Lào Bờ phải rạch Bà Lào Ngõ cụt Ngã ba (trong vùng đất ngập nước) Ngã ba đi vào ( trong vùng đất ngập nước) Ngã ba đi vào ( trong vùng đất ngập nước) Cống Đá Bến Chất lượng nước mặt trong khu vực dự án Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước mặt trong khu vực dự án (rạch Bà Lào, rạch Chiếu, nước mặt ở các vị trị ngập) cho thấy tất cả các nguồn nước mặt trong khu vực ít bị ô nhiễm chất hữu cơ. Các mẫu phân tích có nồng độ COD = 17 – 43 mg/L và BPD5 = 2 – 4 mg/L, thấp hơn so với các giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN 5942 – 1995). Nồng độ oxy hòa tan trong các mẫu phân tích không cao 3 – 4 mg/L. Nồng độ ammonia trong các mẫu phân tích thấp (từ 0,0 – 2,69 mg/L). Các chỉ tiêu tổng chất rắn hòa tan, độ cứng, và độ đục khá cao, chứng tỏ nguồn nước khu vực này ảnh hưởng nhiều bởi chất vô cơ rửa trôi. Các số liệu về kim loại nặng cũng như dư lượng thuốc trừ sâu thấp. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU5 11 12 13 21 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN Khu đất Đa Phước hiện nay là một vùng nông nghiệp. Diện tích tự nhiên toàn xã là 1.610 ha, trong đó một phần lớn đất được sử dụng cho nông nghiệp như trồng dừa nước, mãng cầu và một phần diện tích rất nhỏ để trồng lúa nước (1vụ/năm), tuy nhiên, thường xuyên thất thu do ảnh hưởng của triều mặn. Khu vực Dự án có khá nhiều lau sậy và một số loại cỏ cây nhưng không nhiều về chủng loại, đại diện cho vùng nước lợ, ngoài ra còn có đất thổ vườn, đất công trình công cộng và một ít đất hoang chưa sử dụng. Về hệ động vật, có xuất hiện gà nước, vịt trời với số lượng ít. Thủy động vật không nhiều. Nhìn chung, hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nghèo nàn về số lượng, tuy nhiên khi thực hiện dự án, các vấn đề về môi trường vẫn phải được quan tâm đặc biệt, để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên xung quanh. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU2.6. 22 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH (Do nhóm sinh viên thực hiện) Bảng 2.10.Các vị trí khảo sát hộ gia đình: Khoảng cách so với BCL dự kiến Ngay tại vị trí BCL 200m 300m 400m 500m 700m 1000m  Số hộ khảo sát 1 1(ngoài vùng giải toả) 2 4(1 ngoài vùng giải toả) 1 2 Tổng số hộ 12. trong đó có 2 hộ nằm ngoài vùng giải toả, 1 hộ nằm ngay tại vị trí bãi chôn lấp dự kiến, còn lại nằm trong vùng giải toả đền bù. Bảng 2.11 kết quả khảo sát. Số người đã nghe tin về dự án số người không nghe Số người chấp thuận xây dựng BCL Số người chấp thuận xây dựng BCL Số người không có ý kiến Chấp thuận nếu có điều kiện Người dân nghe tin về dự án trong thời gian khoảng 5 năm Số người chấp thuận là do họ có một phần tin tưởng vào cách chôn lấp có vệ sinh của dự án. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU1 11 1 3 2 6 1 23 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Số người không chấp thuận xây dựng bãi chôn lấp vì theo họ sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới kinh tế và sức khỏe của người dân. Số người không có ý kiến vì không tin ý kiến của bản thân có giá trị, tuỳ thuộc vào sự quản lý và quyết định của nhà nước, chỉ có yêu cầu là đền bù cho hợp lý. Số người chấp thuận có điều kiện, họ chỉ chấp thuận khi biết cách thực hiện dự án đảm bảo vệ sinh, không tổn hại tới người dân Mức độ hiểu biết về các ảnh hưởng của việc xây dựng bãi chôn lấp Có:6 (50%) Không:6 (50%). Số hộ hiểu biết về các ảnh hưởng của BCL là 50% nhưng mức độ hiểu biết rất ít. Yêu cầu đền bù Số người yêu cầu đền bù thì có 10 người nằm trong vùng giải tỏa. 6 người chưa quyết định mức giá đền bù. 4 người yêu cầu các mức đền bù như sau: Bảng 2.12. Yêu cầu mức đền bù của hộ dân Mức giá yêu cầu đền Bù( triệu /1000m2) 100 100-200 150 200  Số người 1 1 1 1 Người dân trong vùng giải tỏa hầu hết đều không đồng ý với giá của nhà nước đưa ra vì họ cho rằng với giá dưới 70 triệu cho 1000m2 thì không giải quyết tốt cho bà con tái định cư và tái hoạt động kinh tế, và cách làm việc của chủ dự án cũng không được minh bạch, rõ ràng. Hiện trạng môi trường và xã hội qua khảo sát của nhóm: 1. Điều kiện kinh tế địa phương Nhân dân xã Đa Phước cũng như phần lớn dân sống quanh vị trí bãi chôn lấp dự kiến hoạt động nông nghiệp là chủ yếu trong đó cây lúa là chủ đạo, ngòai ra còn có nuôi cá nước ngọt và trồng cây ăn quả. Nhìn chung điều kiện kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều vào chế độ thuỷ văn, chất lượng nước, đất, nếu chất lượng nước thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế địa phương. 2. Thuỷ văn Khu vực dự án có nhiều kênh rạch. Đặc biệt bãi rác dự kiến được bao quanh bởi 4 con rạch: rạch Bà Lào, rạch Chiếu, rạch Ngã Cạy. Chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, một ngày có 2 lần triều lên xuống với thời gian không cố định. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU24 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Tình trạng nước ngập do triều và mưa, xảy ra vào các tháng 9,10,11,12 nhưng mức ngập không cao, chỉ cao hơn mặt đất nền tại vị trí bãi chôn lấp 1-2 tấc, các vùng ven không ngập vì có hệ thống đê bao. Kết quả cho thấy rất dễ xảy ra các hiện tượng tràn, thấm nước vào bãi chôn lấp, cho nên phải xây dựng đê bao với độ cao cần thiết và có lớp chống thấm tốt. 3. Địa chất và thổ nhưỡng Mặt đất tại vị trí bãi chôn lấp là đất bùn nhão có độ nén không tốt. Đây là lớp đất trầm tích của hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai. Nền đất yếu, khảo sát 7 giếng khoang, có các độ sâu như sau: 180, 250, 220, 220, 180, 208, 200m. Tầng đất phân bố từ 0-khoảng 180m . Khảo sát các nền đất nhà xây ở các vùng ven khoảng cách 200-1000m so với vị trí bãi chôn lấp dự kiến cho thấy tất cả các nhà bê tông( không có lầu) đều phải gia cố nền móng bằng cừ tràm 4-6m và một lớp kiềng bê tông phía trên. Điều đó cho thấy nền đất rất yếu, phải gia cố nền thật chắc chắn để tránh các sự cố sụp lún. 4. Nuớc sinh hoạt Tỷ lệ dùng nước sinh hoạt từ giếng khoang trên số hộ khảo sát là 7/12 các hộ còn lại dùng nước mua nhưng cũng cũng từ các giếng khoang từ các hộ gia đình khác. Nước sinh hoạt cùa bà con phụ thuộc hoàn toàn vào nươc ngầm, các giếng tương đối sâu nên khó chịu ảnh hưởng của nước mặt nhưng với điều kiện nền đất không được tốt nên rất có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân nếu có nước rò rỉ trong thời gian dài. Kết luận Vùng này dân cư tương đối thưa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, mức độ tập trung công nghiệp còn thấp, do đó thuận lợi cho việc lựa chọn vị trí xây dựng bãi xử lý rác, tuy nhiên cần thực hiện công tác tuyên truyền, giải quyết đền bù hợp lý với các thủ tục rõ ràng, tái định cư tốt, ổn định kinh tế sau định cư, khi xây dựng cần chú ý nhiều đến nền móng công trình, cần có hệ thống xử lý nước rỉ tốt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU25 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước CHƯƠNG 3  DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHẬN DẠNG TÁC ĐỘNG Nhận dạng tác động được mô tả trong Bảng 3.1. CÁC TÁC ĐỘNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN 3.2.1. Giải tỏa mặt bằng Anh hưởng đến việc định cư sau giải tỏa: không có đất định cư sau giải tỏa, giá đất cao, chỗ ở mới không đảm bảo cuộc sống như ở hiện tại. nảy sinh các vấn đề xã hội nan giải như: Kinh tế gia đình, Tập quán sinh sống. Sức khỏe, An ninh,Giáo dục… Tất cả các tác động trên sẽ gây một sự xáo trộn xã hội mạnh mẽ từ đời sống kinh tế đến văn hóa, phong tục tập quán, vui chơi giải trí và cả giáo dục của họ… 3.2.2. Giai đoạn thực hiện xây dựng các công trình 3.2.2.1. San lấp mặt bằng Phá hủy lớp phủ thực vật, phá hủy tòan bộ hệ sinh thái cũ, kết hợp với nước mưa sẽ tạo nước chảy tràn, nước sông làm sạc lở bờ làm bồi lắng bùn đất ở vùng hạ lưu dẫn đến xáo trộn hệ sinh thái dưới nước, trầm trọng hơn là ô nhiễm trên diện rộng theo dòng các con sông kênh, rạch. Vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của dân địa phương, trong điều kiện bình thường người dân có thu nhập từ 50000- 60000/người/tháng từ đánh bắt thủy sản. Anh hưởng do tập trung máy móc san ủi gây ra: tiếng ồn, khí thải chứa các chất có hại như NOX, SOX, CO, bụi…xăng dầu chảy tràn xuống các dòng chảy. 3.2.2.2. Vận chuyển vật liệu Do công cụ lao động: bụi, khói, tiếng ồn, dầu nhớt… Do vật liệu: rơi vãi ra đường, xuống dòng chảy… Phá hủy hệ sinh thái và ô nhiễm đất, nước, khí… ở nơi lấy vật liệu… 3.2.2.3. Xây dựng Bao gồm các công trình: đường, xây cầu, đê bao, nền, hệ thống xử lý nước, khí, nhà chứa xe, trạm tiếp nhận rác, trạm cân, sàn phân loại, văn phòng, nhà ở cho công nhân… Giai đoạn này gây ra các tác động cũng như san lấp và vận chuyển vật liệu nhưng với mức độ và phạm vi gây ra lớn hơn nhiều, đặt biệt viêc làm tích tụ vật liệu quá nhiều sẽ làm tắt nghẽn dòng chảy gây ngập úng các vùng xung quanh, tích tụ phèn, mặn ở các vùng trũng… Đặt biệt qua khảo sát thực tế với những người dân ở vùng lân cận, việc xây dựng con đường từ quốc lộ 51 vào bãi đã làm cho một vùng trồng lúa hai bên đường không còn khả năng cầnh tác như xưa, một số phải bỏ hoang… GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU3.1 3.2 26 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Trong giai đoạn ây dựng các công trình một tác động đáng lưu ý nữa là việc tập trung số lượng lớn công nhân gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, vi sinh vật gây bệnh, các vấn đề xã hội khác… 3.2.3. Giai đoạn hoạt động 3.2.3.1. Hoạt động tiếp nhận, phân loại rác Gây ra tiếng ồn, các khí của động cơ chuyên chở. Mùi hôi do khí phát ra từ rác hữu cơ. Phát tán vi sinh vật từ rác hữu cơ. Rác rơi vãi trong lúc vận chuyển, phân loạ,i tiếp nhận. Hoạt động rửa xe cuốn các vật liệu dơ bẩn xuống dòng chảy. 3.2.3.2. Hoạt động chôn lấp Anh hưởng tiến ồn khí thải của động cơ đưa rác vào ô chôn lấp, xe đầm nén rác, xe chở vật liệu che lấp rác.. Việc lấy và chuyên chở vật liệu lấp rác từ nơi khác đến (do kông có nguồn vật liệu tại chỗ) gây ảnh hưởng đến vùng cung cấp vật liệu: mất thảm thực vật, xói mòn đất, bồi tụ bùn đất vào vùng trũng… Trong quá trình chôn lấp gặp trời mưa khi chưa hoàn tất các công đoạn , thì nước chảy tràn sẽ cuốn các chất ô nhiễm xuống dòng chảy. 3.2.3.3. Quá trình phân hủy rác Tác hại gây ra là do các chất phân hủy từ rác: Chất khí: sinh ra rừ phân hủy chất hữu cơ: CH4, NH3, H2S, …gây mùi khó chịu, gây các căn bệnh đường hô hấp,… Nước rỉ từ rác:các chất hữu cơ, kim loại, các hợp chất hóa học độc hại, khó phân hủy, chất phóng xạ, các vi sinh vật gây bệnh… 3.2.4. Giai đọan đóng cửa bãi Giai đoạn này không tiếp nhận rác nữa nhưng sản sinh các sản phẩm phân hủy với cường độ mạnh nhất, thời gian kéo dài 10-15 năm cho nên tác động đến môi trường nhiều nhất. Có nhiều nguy cơ xảy ra các sự cố nhất, khi lượng nước rác quá nhiều gây rò rỉ ra môi trường, hay khí quá nhiều gây cháy nổ, mặt khác các hệ thống xử lý đã qua thời gian sử dụng có thể đã giảm chất lượng sẽ tăng khả năng xảy ra sự cố. 3.2.5. Giai đoạn tái sử dụng mặt bằng Trên nguyên tắc giai đọan này mọi quá trình trong bãi rác: tiếp nhận, phân hủy, xử lý… đã ngưng hoạt động. Người ta sử dụng mặt bằng bãi rác vào các mục đích khác như: làm công viên, sân phơi, bãi đậu xe… Tuy nhiên vẫn có các khả năng có hại như vẫn còn các chất độc phân hủy chưa hoàn toàn, các sinh vật gây bệnh, các khí vẫn còn phát ra, nước rác vẫn còn rỉ ra. Nhưng xác xuất các tác hại trên rất thấp. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU27 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG LÊN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG 3.3.1. Tác động lên môi trường nước Một trong mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại nơi bãi rác là khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Nhất là tại bãi rác Đa Phước dự kiến xung quanh được bao bọc bởi các con sông và kênh rạch nên ô nhiễm nước càng phải quan tâm hơn nữa. Quá trình ô nhiễm nước là do những tác động như: - Sự phân hủy vi sinh của rác hữu cơ sẽ tạo ra các loại khí CO2, H2S làm giảm độ pH từ đó làm cho nước rác có độ acid cao hơn. Sau đó thải ra nguồn tiếp nhận là kênh rạch, làm cho nước ở đây có pH giảm mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thủy sinh của vùng. Hơn thế nếu lượng nước bị rò rỉ ra từ quá trình vận chuyển cũng như chôn lấp rác sẽ cung cấp một lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cho nguồn tiếp nhận từ đó làm tăng hiện tượng phú dưỡng hóa dẫn đến việc giảm hàm lượng Oxy hòa tan trong nước thúc đẩy nhanh quá trình ô nhiễm nước. Trong quá trình thiết kế xây dựng những công trình cũng như sau khi đào đất để chôn lấp thì dòng nước sẽ bị ngăn chăn bởi các vật liệu. Do vậy sự thoát nước chậm hơn do vậy chất lượng nước cũng bị thay đổi. Trong quá trình thẩm thấu của nước xuyên qua rác hữu cơ, nước sẽ hút các chất hữu cơ và vô cơ, đưa đến hậu quả ô nhiễm nếu nước bị rò rỉ do hệ thống nhựa lót không đảm bảo, nước ngầm bị ô nhiễm nếu hiện tượng này xảy ra. Mức độ ô nhiễm bị ảnh hưởng bởi: + Loại rác + Cách hấp thụ các chất trong bãi rác. + Quá trình sinh học và hóa học của bãi rác. 3.3.2. Tác động lên môi trường đất Giai đoạn xây dựng Tác động rõ nhất là lấy đi một phần lớn lớp thổ nhưỡng, vì vùng đất có phèn tiềm tang, khi tiếp xúc với không khí, các ổ phèn sẽ hoạt động mạnh, làm đất nhiễm sắt, nhôm, lưu huỳnh, pH giảm, các ion hòa tan theo nước sẽ xâm nhập vào tầng thổ nhưỡng ở các vùng lân cận. Giai đoạn vận hành Đây là thành phần môi trường ít chịu ảnh hưởng của quá trình xây dựng bãi chôn lấp do có hệ lớp màng địa chất ngăn cách che chắn làm cản trở các quá trình trao đổi vật liệu giữa bãi rác và môi trường đất. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại các khả năng gây ra ô nhiễm. Các tác động có thể xảy ra cho môi trường đất có thể liệt kê ra như sau: Gây bẩn thành phần của đất do rác rơi vải và tích tụ lâu ngày. Đưa các chất ô nhiễm từ nước rỉ rác vào đất do các quá trình rò rỉ. Gây các hiệu ứng sụt lún do tải trọng và sức nén của bãi rác. Đối với ảnh hưởng này có thể nghiêm trọng khi nền đất ở đây là nền đất yếu và quá trình sụt lún đó có thể gây ra thủng rách lớp màn địa chất làm tiêm nhiễm chất ô nhiễm vào môi trường đất và môi trường nước mặt, nước ngầm. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU3.3 - - o o o 28 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Các vi sinh vật gây bệnh tăng trưởng mạnh trong đất do tính chất khí, nước tiếp xúc với đất có nhiều chất hữu cơ và các thành phần ức chế các vi sinh vật không gây bệnh nhưng thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh. Giai đoạn đóng cửa bãi rác Đây là giai đoạn có thể xảy ra nhiều sự cố trong lớp màng địa chất do đó có thể dân đến sự thâm nhập các chất từ rác vào đất gây ra các nguy cơ ô nhiễm.Qui mô và mức độ ô nhiễm: Ảnh hưởng có tính chất cục bô, môi trường đất bị ảnh hưởng chủ yếu là trong khu vực bãi chôn lấp, tại nơi tiếp nhận rác và đường vận chuyển rác vào bãi chôn lấp. Mức độ nhiễm bẩn là không lớn , tuy nhiên tính chất ô nhiễm sẽ kéo dài do đất không có điều kiện để tự làm sạch do môi trường tiếp xúc không thoáng khí và thường xuyên tiếp xúc với tải lượng của rác. Trong điều kiện bãi chôn lấp, nhiễm bẩn đất không ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái hiện tại, cũng như sức khỏe cộng đồng. 3.3.3. Tác động lên môi trường không khí Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể xuất phát từ các nguồn sau: Khí sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ và chất độc hại khác. Khí thải ra từ khu vực đổ rác tạm thời Khí thải ra từ quá trình xử lý bằng phương pháp đốt. Khí thải và tiếng ồn do xe chở rác và các loại xe máy vận hành. Bụi và chất thải rắn bị cuốn theo gió Bụi từ các hoạt động đào đắp và vận chuyển đất đá Tiếng ồn và rung do hoạt động của các thiết bị thi công và xe vận chuyển. Quá trình ô nhiễm môi trường khí có thể dẫn đến các hậu quả thứ cấp, lan rộng trong một phạm vi rộng do tính linh động của không khí. Các thành phần hạt trong bụi đất, lẫn các khí trong rác giàu chất hữu cơ là môi trường lan truyền mạnh của các vi khuẩn trong không khí. Các khí gây mùi làm giảm chất lượng không khí khu vực dân cư lân cận. Các khí độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân Tác động cộng gộp của các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng cũng như công nhân viên trong khu liên hợp trong quá trình làm việc. Qui mô và mức độ tác động Có tính chất rộng lớn, không chỉ trong khu vực bãi chôn lấp mà còn lan truyền ra ngoài khu vực với bán kính lớn. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾUo o o o o o o o o o o 29 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và gây ra môi trường có tính chất cực đoan cho hệ sinh thái: thuận lợi cho các loại vi khuẩn bệnh, ức chế hoạt động các vi khuẩn phân hủy có lợi. Nếu không có biện pháp khống chế nó dễ trở thành môi trường có tính nguy hại. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRỌNG YẾU CỦA DỰ ÁN 3.4.1. Tác động đến vấn đề định cư trong giai đoạn giải phóng mặt bằng Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đã và đang song song thực hiện rất nhiều các dự án cần tới nhiều mặt bằng như các đại lộ: Đông Tây, Quốc Lộ 1A, mở rộng đường Nam Kì Khởi Nghĩa…các dự án môi trường như giải tỏa, nạo vét kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, công trình cấp nước và xử lý nước thành phố, các bãi chôn lấp cũ như Gò Cát, Tam Tân…Các dự án đều cần giải tỏa một số lượng lớn các hộ dân, số tiền phải đền bù giải tỏa lớn hơn nhiều tiền thực hiện dự án. Một mặt nó làm giảm chất lượng công trình, mặt khác điều kiện sống của người dân bị xáo trộn. Thực tế cho thấy sau khi giải quyết đền bù, định cư cho người dân đã nảy sinh rất nhiều vấn đề xấu. Người dân được đền bù không thỏa đáng , nơi ở mới không đảm bảo chất lượng, một số lượng lớn hộ gia đình bị bỏ mặt rất khó khăn để tìm ra nơi ở mới. Không những thế còn kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: Kinh tế gia đình: các nghề chính trong gia đình có thể bị thay đổi, mất việc làm hiện tại do không còn đất nông nghiệp, mua đất ở vùng mới giá thành cao hay không được, tiêu tốn tiền bạc và thời gian để thích nghi với một nghề mới. Hoặc do tâm lý của người nông dân khi có số tiền lớn sẽ tiêu xài phung phí hậu quả khó khăn cho tương lai. Tập quán sinh sống: từ vùng sông nước chuyển tới vùng cao sẽ có những thay đổi về cách sống tạo khó khăn cho người mới đến. Sức khỏe: sự thay đổi khí hậu thổ nhưỡng, nguồn nước làm cơ thể người không thích nghi kịp gây nên bệnh tật, hay do tập trung dân vào một vùng nào đó quá đông mà không đảm bảo vệ sinh, các sinh vật gây bệnh, các mầm bệnh sẽ phát sinh và lây lan nhanh. An ninh: người tái định cư sẽ tạo một sự bất đồng lớn trong cộng đồng gây ra các xung đột không mong muốn, hay khi có tiền sẽ sinh chuyện ăn chơi dẫn tới các bất đồng, trộm cắp, đánh nhau… Giáo dục: sự thay đổi chỗ ở sẽ khó đảm bảo được cho các em nhỏ được đến trường lớp một cách chu đáo… Y thức của người dân trong diện bị giải tỏa: do không được rõ nội dung của dự án, do cách thức tuyên truyền không thích hợp, hay do thực hiện cam kết giữa chủ dự án và người dân không đúng … sẽ gây ra sự bất cộng tác của người dân, tạo ý thức phản kháng bất lợi cho cả đôi bên… Tất cả các tác động trên sẽ gây một sự xáo trộn xã hội mạnh mẽ từ đời sống kinh tế đến văn hóa, phong tục tập quán, vui chơi giải trí và cả giáo dục. Cho nên trước khi thực hiện dự án phải tính toán rất chặt chẽ giải quyết cho dân nằm trong GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU3.4 30 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước vùng quy hoạch đảm bảo tốt nơi tái định cư và các vấn đề liên quan trong cuộc sống của họ. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU31 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 3.4.2. Tác động đến hệ sinh thái trong giai đoạn xây dựng. Khu vực Đa Phước hiện nay là một vùng nửa hoang hóa. Diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 1610 ha, trong đó một phần đất với diện tích khoảng 1274 ha được sử dụng cho nông nghiệp như trồng dừa nước, mãng cầu và một phần rất nhỏ để làm lúa nước (1 vụ/năm), tuy nhiên thường xuyên thất thu so ảnh hưởng triều mặn. Khu vực Dự án có khá nhiều lau sậy và một số loại cỏ cây nhưng không nhiều về chủng loại, đại diện cho vùng nướclợ, ngoài ra còn có đất thổ vườn, đất sông trình công cộng và khoảng 203 ha đất hoang chưa sử dụng. Khi dự án hình thành, khu đất được qui hoạch và di dời dân cư ra khỏi phạm vi khu vực dự án. Trong khu vực dự án có khoảng 20 hộ gia đình cư trú . Nhìn chung khu vực dự án là khu vực dân cư thưa thớt, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Về hệ động vật cũng tương tự, có xuất hiện gà nước, vịt trời với số lượng ít. Thủy động vật cũng không nhiều. Dân cư trong vùng không có hoạt động đánh bắt nào đối với nguồn lợi này. Nhìn chung, hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nghèo nàn về số lượng, tuy nhiên khi thực hiện dự án, các vấn đề môi trường vẫn phải được quan tâm đặc biệt, để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên xung quanh. Quá trình tiến hành giải toả và san lấp mặt bằng sẽ làm toàn bộ hệ sinh thái trong khu vực bị xáo trộn. Thực vật: Bảng 3.1: Khả năng bị ảnh hưởng của thực vật. Loại cây  Tỉ lệ(%)  Tầm quan trọng  Khả năng bị ảnh hưởng Dừa nước Mắm  Điều hoà vi khí hậu, giữ đất. Không quan trọng  Lớn, toàn bộ diện tích bị đốn. Đốn toàn bộ Lúa  20  Làm nguồn lương thực, cây canh tác  Phá huỷ toàn bộ diện tích. chủ yếu Cây ăn trái Cây dại khác  Không quan trọng. Tạo sinh cảnh, thứ yếu  Ảnh hưởng nhẹ Ảnh hưởng nhẹ GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU60 5 5 10 32 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước thảm thực vật trong khu vực chủ yếu là dừa nước, mắm, lúa, cây ăn trái và một số loài cây dại khác. trong quá trình xây dựng toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực sẽ bị phá huỷ toàn bộ. Tuy nhiên diện tích cây ăn trái bị ảnh hưởng nhẹ vì nằm ngoài khu vực xây dựng dự án, mặt khác diện tích cây ăn trái cũng chiếm tỉ lệ nhỏ. Ảnh hưởng nhiều nhất là diện tích dừa nước và diện tích canh tác lúa do hai yếu tố chủ yếu: Khu đất sinh trưởng bị san ủi. Thay đổi môi trường sinh sống do xây dựng các công trình và thải các chất gây hại không thể sinh trưởng hoặc có hại cho người khi thu hoạch. Tóm lại tác động đáng kể nhất khi xây dựng bãi chôn lấp đối với hệ thực vật ở đây là phá huỷ sinh cảnh, cảnh quan. từ đó có thể dẫn đến thay đổi vi khí hậu, thay đổi hệ sinh thái canh tác nông nghiệp, làm mất khả năng canh tác. Động vật: Động vật ở đây chủ yếu hệ thuỷ sinh, trong đó chủ yếu là cá, cá trong môi trường tự nhiên và cá được nưôi trong ao và ruộng. Vịt trời, gà nước với số lượng ít. Khi xây dựng, môi trường nước sẽ bị thay đổi tính chất và động lực dòng chảy, do vậy môi trường sống của thuỷ sinh sẽ bị thay đổi. Số lượng cá sẽ bị suy giảm do môi trường sống không thích hợp và diện tích sống bị thu hẹp. Ngược lại khả năng suy giảm về chủng loài không đáng kể do khu vực không có loài đặc chủng và số lượng loài không đa dạng. Các tác hại tên Chủ yếu từ nước rỉ rác có thành phần chất hữu cơ cao, tập trung nhiều nitơ và photpho. Đôi khí có lẫn hàm lượng các kim loại nặng. Cộng thêm khả năng khó phân huỷ của chúng làm cho tính nguy hại của chúng tăng lên. Chính môi trường tập trung các chất ô nhiễm khá cao như vậy làm cho sinh vật không thể sống được, trong nước rỉ rác thành phần sinh vật chiếm ưu thế là các vi khuẩn gây bệnh hoặc có tính chất nguy hiểm sinh sống, chỉ có một số ít vi sinh vật phân huỷ tồn tại. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - 33 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 3.4.3. Tác động lên các thành phần môi trường trong giai đoạn hoạt động 3.4.3.1. Thành phần và tính chất của chất thải rắn 3.4.3.1.1. Thành phần Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Bảng3.2: Thành phần chủ yếu của chất thải Hợp phần  % trọng lượng  Độ ẩm (%)  Trọng lượng riêng (kg/m3) Khoảng  Trung  KGT  TB  KGT  TB giá trị (KGT) bình Chất thải thực phẩm Giấy Catton Chất dẻo Vải vụn Cao su Da vụn Sản phẩm vườn Gỗ Thủy tinh Can hộp Kim loại không thép  6-25 25-45 3-15 2-8 0-4 0-2 0-2 0-20 1-4 4-16 2-8 0-1 1-4 0-10  15 40 4 3 2 0.5 0.5 12 2 8 6 1 2 4  50-80 4-10 4-8 1-4 6-15 1-4 8-12 30-80 15-40 1-4 2-4 2-4 2-6 6-12  70 6 5 2 10 2 10 60 20 2 3 2 3 8  128-80 32-128 38-80 32-128 32-96 96-192 96-256 84-224 128-20 160-480 48-160 64-240 128-1120 320-960  228 81.6 49.6 64 64 128 160 104 240 193.6 88 160 320 480 Kim loại thép Bụi, tro, gạch Tổng hợp  100  15-40  20  180-420  300 GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU34 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Thaønh phaàn nguy haïi trong chaát thaûi raén: Baûng3.3. Caùc chaát höu cô ñoäc haïi trong nöôùc raùc – baõi raùc ñoâ thò Thành phần 1,1,1 – Trichloroethane 1,2 – Dichloroethane 2,4 – Dichloroethane Benzo[a]pyrene Benzene Chlorobenzene Chloroform Chlorophenol Dichloroethane Endrin Ethylbenzene 2 – Ethyltoluene Hexachlorobenzene Isophorone Naphtalene PCBs Pentachlorophenol Phenol 1 – Propenylbenzene Tetrachloromethane Toluene  Nồng độ(mg/l) 0,086 0,01 0,13 0,00025 0,037 0,007 0,029 0,00051 0,44 0,00025 0,058 0,005 0,0018 0,076 0,006 0,00073 0,045 0,38 0,003 0,2 0,41 Nguồn : Intergrated Solid Waste Management :A Lifecycle Inventory Blackie Academic and Professional, London 1995 GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- 35 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Chất thải rắn nguy hại từ các bệnh viện và các khu công nghiệp. Bảng3.4. Thành phần chất thải rắn nguy hại từ các cơ sở y tế Thành phần Các chất hữu cơ Chai nhựa PVC, PE, PP Bông băng Vỏ hộp kim loại Chai lọ thủy tinh, xilanh thủy tinh, ống thuốc thủy tinh Kim tiêm, ống tiêm Giấy loại, catton Các bệnh phẩm sau khi mổ Đất, cát, sành, sứ và các chất rắn khác Tổng cộng Tỉ lệ chất nguy hại cao  Tỷ lệ (%) 52,9 10,1 8,8 2,9 2,3 0,9 0,8 0,6 20,9 100  Mức độ nguy hại Thấp Cao cao Thấp Cao Cao Thấp Cao Thấp 22,6 Nguồn: Bộ y tế 1999. Bảng3.5. Lượng chất thải nguy hại tại Tp Hồ Chí Minh Công nghiệp điện tử  Công nghiệp cơ khí  Công nghiệp hóa  Công nghiệp nhẹ  Chế biến thực  Các ngành khác  Tổng cộng chất phẩm Khối  27  7506  5571  25002  2026  6040  46172 lượng(tấn/năm) Nguồn:Cục môi trường 1999. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- 36 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 3.4.3.1.2. Tính Chất Thứ nhất: chất thải rắn bản thân nó chứa nhiều chất hữu cơ (30-60%), độ ẩm cao (50-70%) là môi trường lý tưởng cho các loài vi khuẩn sinh sống, đặc biệt là các loài hiếu khí và gây bệnh vi trùng thương hàn (salmonellatyphi a&b), lỵ (shatellaspp), tiêu chảy (escherichia), lao (mycobacterium tubecudis), bạch hầu (coryner bacterium doptheriac), giun sán (ascaric lumbricos distaciasaginata). các loại ký sinh trùng này tồn tại và phát triển nhanh chóng. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn kiết lỵ, trực khuẩn lao tồn tại từ 4-42 ngày trong rác, riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày. Thứ hai: các chất hữu dễ phân huỷ thành các khí hôi, khí độc làm ô nhiễm môi trường không khí khu vực xung quanh. Thứ ba: ngoài ra trong rác thải còn chứa nhiều chất độc hại khó phân huỷ có khả năng thâm nhập vào trong môi trường đất và nước gây ô nhiêm. đặc tính ô nhiễm của chúng là phân huỷ lâu và tính độc cao đối với sinh vật và con người. 3.4.3.2. Nước rỉ rác Nước rỉ rác (còn gọi là nước rác) là nước phát sinh trong quá trình phân hủy kị khí rác trong bãi chôn lấp. Nước rỉ rác bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo các chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp. Quá trình hình thành nước rác: Nước rác được hình thành khi nước thấm vào ô chôn lấp. Nước có thể thấm vào rác theo một số cách sau đây: ü Nước sẵn có và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong bãi chôn lấp. ü Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn rác. ü Nước có thể rỉ vào qua các cạnh (vách) của ô chôn rác. ü Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm xuống ô chôn rác ü Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp rác trước khi được phủ lớp đất và trước khi ô rác đóng lại. ü Nước mưa rơi xuống khu vực bãi chôn lấp sau khi ô rác đầy (ô rác được đóng lại). Nước có sẵn trong rác thải là nhỏ nhất. Nước từ những khu vực khác chảy qua bãi chôn lấp cần phải thu gom bằng hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước không chỉ bảo vệ những khu vực chôn lấp rác khỏi bị xói mòn trong thời gian hoạt động mà còn tiêu thoát lượng nước thừa ngấm vào ô rác và tạo ra nước rác. Nước mưa là không có cách nào để ngăn chặn không cho chảy vào ô rác. Có thể hạn chế lượng nước mưa ngấm vào ô rác bằng cách trồng lại thảm thực vật sau khi bãi đã đóng. Thành phần của nước rác Việc tổng hợp và đặc trưng hóa thành phần nước rác là rất khó vì một loạt các điều kiện tác động lên sự hình thành của nước rác. Thời gian chôn lấp, khí hậu, mùa, độ ẩm của bãi rác, mức độ pha loãng với nước mặt và nước ngầm và loại rác chôn lấp, tất cả đều tác động lên thành phần của nước rác. Độ nén, loại và độ dày của nguyên GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- 37 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước liệu phủ trên cùng cũng tác động lên thành phần của nước rác. Thành phần và tính chất của nước rác được trình bày trong bảng dưới: Bảng 3.6. Các thành phần nước rỉ rác từ bãi rác Đô thị Thành Phố Chæ tieâu pH BOD5 (200C) COD SS Asen Cadmi Chì Crom toång Daàu toång Ñoàng Keõm Mangan Niken Toång phosphat Saét Tetrachlorethylen Thieác Thuyû ngaân Toång nitô Trichlo ethylen  Ñôn vò mg O2/l mg O2/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l  Keát quaû 7.3 32386 34505 5700 0.026 0.220 0.400 0.05 606 7.6 5.2 7.54 1.72 19.5 303 0 4.77 0.093 1960 0 GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU38 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước N-NH3 Florua Phenol Sulphur Xyanua ToÅng phoÙng xaÏ Coliform ChaÁt hoaÏt ñoäng beà  mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MNP/100ml  1764 0.1 15.15 10 1.3 0 406*103 0.34 maËt Nguoàn: Coâng ty xöûû lyù chaát thaûi Tp. coù söû duïng cheá phaåm E. Bảng 3.7. Số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác từ các bãi chôn lấp mới và lâu năm Bãi mới dưới 2 năm  Bãi lâu Thành phần Nhu cầu oxy hóa sinh hóa (BOD5) mg/l Tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC),mg/l Nhu cầu oxy hóa hóa học , (COD), mg/l Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), mg/l Nitơ hữu cơ, mg/l Amoniac, mg/l Nitrat, mg/l Tổng lượng photpho, mg/l Orthophotpho, mg/l Độ kiềm theo CaCO3, mg/l pH Canxi, mg/l Clorua, mg/l Tổng lượng sắt, mg/l  Khoảng 2000-20000 1500-20000 3000-60000 200-2000 10-800 10-800 5-40 5-100 4-80 1000-10000 4,5-7,5 50-1500 200-3000 50-1200  Trung bình 10000 6000 18000 500 200 200 25 30 20 3000 6,0 250 500 60 năm trên 10 năm 100-200 80-160 100-500 100-400 80-120 20-40 5-10 5-10 4-8 200-1000 6,6-7,5 50-200 100-400 20-200 GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU39 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Sunfat, mg/l  50-1000  300  20-50 Thành phần của nước rác thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh học. Sau giai đoạn háo khí ngắn (một vài tuần), tiếp đến là hai giai đoạn phân hủy: Giai đoạn phân hủy yếm khí tùy tiện tạo ra axit và giai đoạn phân hủy yếm khí tuyệt đối tạo ra khí metan. Trong giai đoạn tạo axit các hợp chất đơn giản được hình thành như axit béo, amino axit và carboxilic axit. Giai đoạn axit có thể kéo dài vài năm sau khi chôn lấp, phụ thuộc vào bản chất không đồng nhất của rác. Đặc trưng của nước rác trong giai đoạn này: o Nồng độ cao các axit béo dễ bay hơi; o pH nghiêng về tính axít; o BOD cao; o Tỷ lệ BOD/COD cao; o Nồng độ NH4 và nitơ hữu cơ cao. Tính Chất nước rỉ rác Nước rác có chứa hàm lượng hữu cơ rất lớn, giàu N, P đây là môi trường lý tưởngcho vi sinh vật sống. Trong các loại vi sinh vật đó thì chiếm ưu thế là các vi sinh vật gây bệnh, coliform cao. Đặc tính quá cao các hàm lượng chất hữu cơ và có lẫn các chất độc gây nguy hại cho các VSV hiếu khí cũng như kị khí phân hủy các chất hữu cơ, chính vì vậy quá trình phân hủy tự nhiên nước rỉ rác xảy ra rất chậm và chủ yếu theo pha kị khí nên tạo nên những chất rất có hại cho môi trường. Tính nguy hại của nước rỉ rác do các nguyên sau: o Khó phân hủy o Là môi trường có nồng độ sinh vật gây bệnh cao o Tồn tại nhiều chất khó phân hủy và độc hại o Tính dễ lan truyền và dễ thẩm thấu và đất của nước Tác hại của các vi sinh vât từ nước rỉ rác Các nhóm vsv dễ lây lan và gây bệnh nhất là các vsv gây bệnh hô hấp và đường ruột, sau nay là một số loài và bệnh phổ biến trong rác thải. Trực khuẩn đại tràng Escherichia coli (E. coli), loài này tồn tại nhiều trong môi trường, xâm nhập qua đường ăn uống. Bình thường E. coli sống trong ruột người không gây bệnh, khi cơ thể suy yếu chúng gây ra các bệnh như ỉa chảy, kiết lỵ, nguy hiểm hơn là viêm đường tiết niệu, viêm gan, viêm phế quản, viêm màng phổi… Trực khuẩn lỵ Shigella, gây ra bệnh lỵ và thường gây thành dịch vào mùa hè do ăn uống mất vệ sinh. Shigella từ phân người vào môi trường gặp điều kiện thích hợp như ở vùng nhiệt đới, chúng tồn tại rất lâu rồi xâm nhập vào cơ thể ngừơi khỏe qua đường tiêu hóa. Nó có thể gây viêm dạ dày, ruột ở trẻ em , bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính… GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - 40 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, loài này khi xâm nhập vào cơ thể có thể khu trú và gây bệnh ở rất nhiều cơ quan như như phổi, ruột, bàng quang, màng não, xương, khớp…nhưng phổ biến là gây bệnh phổi. Độc tố của chúng gây bệnh lao phổi, lao hạch, lao xương, lao thận… Mycobacterium tuberculosis lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa. Cầu khuẩn phổi Diplococus pneumoniae, là vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng và bệnh ở nhiều cơ quan khác. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, khu trú tại yết hầu làm loét thành hầu và thanh quản, tạo thành màng bao phủ khắp niêm mạc, che kín khí quản gây khó thở. Đồng thời tiết độc tố làm liệt các dây thần kinh sọ não và làm xung huyết tuyến thượng thận. Ngoài các loài phổ biến trên còn các loài khác như trực khuẩn thương hàn Salmonella, cầu khuẩn màng não Neisseria meningitides, trực huẩn dịch hạch Pasteurella pestis… Tác hại của kim loại từ nước rỉ rác Các kim loại sinh ra từ nước rỉ rác rất nhiều như sắt, đồng, chì, thủy ngân, cadimium, kẽm, niken , thạch tín… xin được đưa ra vì kim loại điển hình, phổ biến, có tính gây hại cao. Cadimium ( Cd ): Cadimium được sử dụng rộng rãi trong mạ kim loại, làm tấm bảo vệ cho thép, được sử dụng trong những hợp kim khác, trong những chất màu (cho các chất nhựa, lớp men, tráng men và lắp kính), tạo chất làm chắc cho nhựa, lớp men và tráng men, ngoài ra Ni-Cd làm pin khô, trong phim ảnh,... Sự tiêu hủy những vật bằng nhựa và pin dẫn đến sự xuất hiện của cadimium dưới dạng các hơi độc. Tác hại của cadimium với con người rất nghiêm trọng, nó có khả năng tích lũy trong thận, trong đó phải kể đến là bệnh huyết áp, làm suy thận, phá hủy mô tinh hoàn và các tế bào hồng cầu. Người ta đã khẳng định rằng những tác động sinh lý của cadimium xuất phát từ sự tương đồng về hóa học của nó với kẽm. Đặc biệt là cadimium có thể thay thế kẽm trong một số enzim do đó làm biến đổi cấu hình enzim và làm suy yếu chức năng xúc tác của nó cùng triệu chứng rối loạn bên trong. Chì ( Pb ) Chì vô cơ được dùng làm sơn công nghiệp, trong các nhà máy pin, chất dẻo tổng hợp, ắc quy chì trong xe hơi, nguyên liệu trong luyện kim chì, làm chất xúc tác trong sản xuất polimer. Một đặc tính nổi bật của chì là tích lũy trong cơ thể với nồng độ cao lên theo thời gian. Nhưng chì trong tự nhiên lại không linh động, ít tồn tại dưới dạng hòa tan trong nước mà chỉ ở dạng keo đặc thù, dễ bị lắng đọng. Đối với sức khỏe của người và động vật thì chì là nguyên tố rất độc. Nó tác động đến tủy xương, hình thành huyết cầu và thay thế calci trong xương. Thực vật phát triển trên đất giàu Pb sẽ hấp thụ, tích lũy trong cơ thể sau đó thâm nhập vào động vật ăn cỏ. Theo nước rỉ rác chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nước ngầm hay nước mặt. Khi đốt rác chì có thể theo khí xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp… Tác hại nghiêm trọng của chì đối với cơ thể con người là làm giảm chức năng thận, giảm chức năng hệ thống sinh sản, gan, não và hệ thống thần kinh, gây ốm yếu và tử vong. Nó tác động đến các hệ enzim liên quan tới quá trình tạo máu và liên kết với sắt trong máu. Nhiễm độc từ chì ngoài môi trường có thể làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Nhiễm đoc chì nhẹ gây ra bệnh thiếu máu, bệnh nhân có thể đau đầu, đau cơ, cảm thấy mệt mỏi và dễ cáu kỉnh. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- 41 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Thủy ngân ( Hg ) Thủy ngân có nguồn gốc nhân tạo đi vào môi trường có liên quan có liên quan đến việc sản xuất và sử dụng các nguyên tố này gồm các hóa chất thí nghiệm bị thải bỏ, pin, nhiệt kế bị vỡ, thuốc diệt nấm, hỗn hợp thuốc trám răng và các dược phẩm khác. Vì vậy khi thiêu hủy rác y tế sẽ phát tán thủy ngân vào không khí, dạng tự do thủy ngân có thể bay hơi ở nhiệt độ thường. Thủy ngân là kim loại rất độc, đặc biệt khi ở dưới dạng methyl thủy ngân được tạo ra từ quá trình methyl hóa thủy ngân . 3.4.3.3. Khí phát sinh Khí thải phát sinh từ quá trình phân huỷ rác chủ yếu bao gồm hydro và cacbondioxit (CO2) trong giai đoạn đầu và methan và cacbonic ở trong các giai đoạn tiếp theo. Thành phần của khí bãi chôn lấp dao động khá rộng và thay đổi theo suất quá trình hoạt động của bãi chôn lấp. Lượng khí phát sinh chủ yếu trong giai đoạn IV của quá trình phân huỷ rác. Thành phần chính của khí của bãi chôn lấp là CH4 và CO2 nhưng ngoài ra còn chứa rất nhiều các loại khí khác. Thành phần nồng độ đặc trưng có thể tham khảo trong các bảng sau: Bảng3.8.Thành phần chính của khí của bãi rác  Formatted: Centered Thành phần CH4 CO2 N2 H2S H2 CO  Nồng độ đặc trưng (%V) 45 – 60 40 – 60 2–5 0,1 – 1,0 0 – 0,2 0 – 0,2 Nguồn : Intergrated Solid Waste Management – Mc Graw – Hill, Inc. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU42 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Bảng 3.9. Thành phần đặc trưng của khí thải của bãi rác Thành Phần CH4 CO2 O2 H2 N2 CO C2H6 C2H4 CH3CHO C3H8 C4H12 He2 Alkan mạch dài Hydrocacbon không no Hợp chất Halogene H2S Hợp chất sunphua hưu cơ  Nồng Độ Đặc trưng (%V) 63,8 33,6 0,16 2,4 0,05 0,001 0,005 0,018 0,005 0,002 0,003 0,00005 <0,05 0,009 0,00002 0,00002 0,00001  Nồng độ cao nhất quan sát được (%V) 88,0 89,3 20,9 87,0 21,1 0,09 0,0139 0,0171 0,023 0,07 0,048 0,032 35 0,028 Nguồn : Waste Management Paper 27, Landfill Gas, Departerment of the Environment, HMSO, London 1994. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - - 43 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Tính chất của khí phát sinh Tính chất chủ yếu của các khí phát sinh ở bãi rác là gây mùi hôi trong khu vực. Song song với quá trình phát tán mùi hôi, khí bãi rác sẽ giúp phát tán các sinh vật gây bệnh. Tác hại của các chất khí phát ra từ rác Các khí phát ra nhiều và gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhất là các khí được đề cập sau đây Methane (CH4), rất dễ cháy, khi cháy cho ngọn lửa không màu. Nồng độ CH4 trong không khí từ 45% trở lên gây ngạt thở do thiếu oxy. Khi hít phải khí này có thể gập các triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi. Khi hít thở không khí có chứa chất hydroccbon ở nồng độ trên 40.000 mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, nôn (say). Khi hít thở nồng độ trên 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện các co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử vong. Hydro sulfur (H2S), là khí không màu, mùi thối đặc trưng. H2S có tác dụng nhiễm độc toàn thân. Khí này ức chế men hô hấp Warburg (men cytochrom oxydaze) có thể gây tử vong. H2S có tác dụng kích thích tại chỗ lên niêm mạc vì tiếp xúc ẩm, hình thành các loại sulfur. Các sulfur được tạo thành có thể xâm nhập hệ tuần hoàn, tác động đến các vùng nhạy cảm, mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh và thần kinh hering.Ở nồng độ thấp (0,24 – 0,36 mg/l) H2S có tác động lên mắt và đường hô hấp. Chỉ một phần nhỏ (<6%) lượng hấp thu được đào thải qua khí thở ra. Các chất chuyển hoá của H2S (Sulfate, Hydro Sulfide) được thải qua nước tiểu. Một số người cảm thấy mùi rất khó chịu khi H2S ở nồng độ 5 ppm. Với nồng độ 150 ppm có thể gây tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy. Trực tiếp tiếp xúc với khí H2S ở nồng độ 500 ppm trong khoảng 15 – 20 phút sẽ sinh ra bệnh tiêu chảy và viêm cuống phổi. Tiếp xúc ngắn với khí H2S ở nồng độ 700 – 900 ppm thì H2S sẽ nhanh chóng xuyên qua màng túi phổi và thâm nhập vào mạch máu và có thể gây tử vong. 3.5 ĐÁNH GIÁ RỦI RO. Các rủi ro về sự cố có khả năng xảy ra như sau: Vỡ tường bao o Do quá tải khối lượng rác, o Không đánh giá hết các lực phát sinh trong quá trình thiết kế xây dựng, o Xây dựng không đảm bảo chất lượng, o Nền đất yếu dễ gây biến dạng nền móng, Khi vỡ tường bao sẽ làm thất thoát cả rác và nước rác ra các vùng lân cận, hậu quả ô nhiễm rất nghiêm trọng và để lại hậu quả xấu lâu dài. Sụp lún nền làm rò rỉ nước rác o Do nền tự nhiên yếu, o Do xây nền không đúng kỹ thuật: gia cố nền không đủ độ chắc,… o Quá tải khối lượng rác… GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - - - 44 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Nước rò rỉ ra sẽ xâm nhập vào đất, các nguồn nước mặt, nước ngầm … gây ô nhiễm các hóa chất độc hại, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh… Sự cố cháy nổ o Do rò rỉ đường ống dẫn khí, o Sét đánh, o Cháy nổ hệ thống xử lý khí, o Do vận hành không đúng kỹ thuật, o Sơ xuất trong sinh họat của công nhân. Gây thiệt hại nhân mạng, vật chất: trang thiết bị kỹ thuật, phát tán khí độc. Nguy cơ bùng nổ mầm bệnh o Do khử trùng không triệt để, o Môi trường cục bộ thuận lợi cho vi sinh vật phát triển: tập trung nhiều rác hữu cơ, o Không phân lọai hết rác chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh: rác bệnh viện,… ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC TÁC ĐỘNG Dùng phương pháp ma trận. được trình bày trong các ma trận tác động bên dưới. Nhận xét ma trận tác động o MA TRẬN 1 Nhìn chung các tác động đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người, chỉ ít mặt có lợi như việc làm và- dịch vụ. Các tác động mang tính dài hạn, phạm vi tác động trên quy mô địa phương là chủ yếu một số ảnh hưởng rộng do sự chịu ảnh hưởng của dòng chảy và gió, uy nhiên cũng không lớn lắm. Một vài yếu tố ảnh hưởng không thể khắc phục được liên quan đến vấn đề xã hội như tập quán yếu tố lien quan đến môi trường tự nhiên nguyên thủy như động vật và thực vật thủy sinh. Các yếu tố còn lại đều có thể khắc phục được ờ mức độ nhiều hay ít. o MA TRẬN 2 Điểm tổng kết để đánh giá tác động ü Theo giai đoạn: Giai đoạn giải tỏa, đền bù, tái định cư : 17/10 Giai đoạn thi công : Giai đoạn vận hành và đóng cửa: Giai đoạn tái sử dụng: 57/47 88/57 9/13 Giai đoạn vận hành và đóng cửa tác động nhiều nhất, giai đoạn đầu chỉ tác động nhiều về mặt kinh tế, xã hội. ü Theo yếu tố bị ảnh hưởng Xã hội: Kinh tề: Tự nhiên: 35/27 30/21 106/80 Môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng nặng nề nhất. ü Theo thành phần môi trường bị ảnh hưởng GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - 3.5. 45 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Nước mặt: Nước ngầm: Đất mặt: Đất tầng sâu: Không khí:  18/14 8/7 17/13 8/5 14/12 Các yếu tố bị tác động đáng chú ý là nước mặt, đất mặt và không khí. MA TRẬN 3 Các yếu tố có thể ngăn ngừa được là các yếu tố xã hội hoặc yếu tố tự nhiên nhưng bị tác động ít. Các yếu tố còn lại chỉ có thể giảm thiểu ở các mức độ khác nhau. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU46 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước CHƯƠNG 4  CÁC BIỆN PHÁP LOẠI BỎ, GIẢM THIỂU, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG Khi các vấn đề môi trường phát sinh, biện pháp giải quyết đầu tiên là loại bỏ các ô nhiễm nếu có thể. Điều đáng nói ở đây là dự án bãi chôn lấp là một dự án để giải quyết vấn đề môi trường mà cụ thể là rác thải. Xét qua toàn bộ dự án ta thấy không thể loại bỏ một công đọan nào hay một tác động nào được cả. Vấn đề ở đây là ta phải thực hiện các biện pháp giảm tối đa các tác động của nó và có các phương án giải quyết khi có rủi ro, khắc phục các thiệt hại. 4.1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƯ Quá trình giải tỏa mặt bằng sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nhất là vấn đề tái định cư và tạo việc làm. Vì biện pháp khắc phục và giảm thiểu các tác động trong khâu giải tỏa phải gắn liền với các tác động xã hội. Khi tiến hành giải tỏa, số lượng dân cư di dời là không lớn nhưng do các xáo trộn về việc làm và thói quen canh tác do đó nếu không có biện pháp thỏa đáng sẽ gây ra nhiều tác động xấu. Các biện pháp di dời phải tính đến sự thích ứng với cách thức sản xuất mới: Các khả năng có thể xảy ra khi đa số dân cư ở đây quen cách thức sản xuất nông nghiệp trên diện tích lớn nay phải chuyển sang sản xuất khác trên qui mô diện tích nhỏ hơn. Nảy sinh các vấn đề xã hội: an ninh, y tế, giáo dục… Nhằm hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực đó, ban quản lý dự án phải có phương án phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành những biện pháp đền bù và tái định cư hợp lý cho người dân. Ký kết hợp đồng thực hiện công tác giải tỏa với cơ quan thực hiện công tác giải tỏa của địa phương nhằm đảm bảo việc giải tỏa triệt để và đền bù hợp lý. Phối hợp với cơ quan nhà nước ban hành các chính sách ưu tiên, hỗ trợ người mới tái định cư. Công bố kế hoạch tái định cư rộng rãi cho người dân chuẩn bị tinh thần cũng như kế hoạch khi tái định cư. Công bố kế hoạch tái định cư phải bao gồm: Khu vực tái định cư, giá cả nền đất, phương thức thanh toán, phương thức bố trí, chế độ ưu tiên… Qui hoạch các khu tái định cư phù hợp và thuận lợi cho người dân tái sản xuất. Bố trí sao cho điều kiện khu tái định cư phải tương đương hoặc tốt hơn nơi cũ . Các phương án tái định cư phải dựa trên nguyên tắc hỗ trợ, không kinh doanh. Áp dụng nhiều hình thức thích hợp với khả năng thanh toán của người bị ảnh hưởng như đổi nhà, bán đứt, bán trả góp và cho thuê với giá hợp lý. Hỗ trợ cho các hộ gia đình khó khăn: Xem xét các hình thức bán trả góp hoặc cho thuê. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU47 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Xây dựng hoàn chỉnh khu định cư mới đến đâu thì di dời đến đó, tránh nhập nhằng. 4.2. THIỂU TÁC HẠI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Để giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng Dự án, Ban quản lý dự án cần tuân thủ những biện pháp sau: Giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách: Không đốt chất thải trong khu vực dự án, Không tích lũy các chất dễ cháy trên công trường, loại chất thải này sẽ được chuyển đi đều đặn ra khỏi công trường đến nơi thích hợp. Kiểm soát việc sử dụng hóa chất, Các loại máy móc làm việc sẽ được bảo quản nhằm giảm bớt ô nhiễm khí thải. Tất cả các loại máy móc sẽ được trang bị các thiết bị giảm thanh để giảm tiếng ồn. Bảo vệ chất lượng đất và nước ngầm bằng các biện pháp Thiết kế quy trình chôn lấp rác có thể chống thấm nước rác xuống mạch nước ngầm theo chiều ngang. Xây dựng nhà vệ sinh tạm thời. Không chôn lấp các loại hóa chất (kể cả dầu mở) và những chất gây hại trên vùng đất trống. Các loại hóa chất được thu gom vào các thùng có nắp đậy và được vận chuyển đến nơi xử lý. Trong quá trình xây dựng bãi rác cần phải quan tâm đến việc trồng thêm cây xanh để làm giảm thiểu sự xói lở đất và hạn chế ô nhiễm vùng đất, nước, không khí. Vì nơi thiết kế bãi chôn lấp là nền đất yếu do vậy trong qúa trình xây dựng cần quan tâm đến đê bao và các công trình xây dựng khác. Thiết kế lớp đáy phải đủ dày đề không thể thấp nước rỉ rác trong quá trình chôn lấp. Giảm thiểu ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Có chính sách đền bù hợp lý. Đảm bảo nguyên tắc “Việc giải tỏa và tái định cư không làm điều kiện sống của những người bị giải tỏa trở nên khó khăn hơn”. Cường tăng cường công tác bảo vệ công trình để tránh mất mát nguồn nguyên liệu thiết kế công trình. Trong quá trình xây dựng bãi chôn lấp thì số lượng công nhân về đây đông do vậy cần phải triển khai với công nhân thiết kế tránh tình trạng xung đột với người dân địa phương. 4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - - - - - - - - - - - - - - 48 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Dự án Đa Phước là công trình xử lý chất thải phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ rác sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chính của dự án là chôn lấp rác sinh hoạt hợp vệ sinh và thu hồi các thành phần có khả năng tái sử dụng. Sơ đồ qui trình xử lý rác và thu hồi thành phần rác có khả năng tái sử dụng được trình bày trong sơ đồ sau. Sơ đồ vận hành của bãi xử lý chất thải rắn Raùc sinh hoaït saøn phaân loaïi  Raùc coù khaû naêng taùi söû duïng Choân laáp Taùi sinh, taùi söû duïng Xöû lyù nöôùc roø Thaûi ra Thu hoài khí Ñoát boû 4.3.1. Giảm thiểu tác hại của nước thải 4.3.1.1 Nước rò rỉ + Kiểm soát việc di chuyển của nước rò rỉ Thông thường, nước rò rỉ trong ô chôn rác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm khi di chuyển xuống phía dưới vào tầng chứa nước. Nhưng khi nước rò rỉ thấm qua lớp đáy, nhiều thành phần hóa học và sinh học có mặt trong nước rò rỉ được tách ra bằng quá trình lọc và hấp thụ của những loại vật liệu cấu tạo nên lớp đáy. Các quá trình này phụ thuộc vào tính chất của đất, đặc biệt là hàm lượng sét. Tuy nhiên, khả năng nguy hiểm rất cao khi nước rò rỉ thấm vào tầng nước ngầm nên tốt nhất là không cho nước thấm qua lớp đáy của ô chôn rác. Ngày nay, lớp lót đáy không thấm nước được sử dụng rộng rãi để hạn chế hoặc ngăn ngừa việc di chuyển của nước rò rỉ và khí vào môi trường xung quanh. Việc sử dụng đất sét làm vật liệu lót đã trở thành phương pháp thích hợp làm giảm khả năng thấm của nước rò rỉ từ ô chôn rác. Sét trở thành vật liệu thích hợp vì khả năng hấp thụ và giữ lại các thành phần hóa học có trong nước rò rỉ thấm qua. Tuy nhiên, việc sử GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU 49 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước dụng kết hợp lớp màng địa chất HDPE và lớp đất sét sẽ cho hiệu quả cao hơn, vì khả năng ngăn cản sự di chuyển của cả khí và nước rò rỉ vào môi trường. Trong dự án xây dựng Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước, lớp đáy nên được gia cố bằng lớp cát dày trên 0,6 m do nền đất tự nhiên tại khu vực yếu (chủ yếu là sình lấy) kết hợp sử dụng hai lớp cơ bản gồm lớp đất sét đầm chặt (0,6 m), lớp màng địa chất HDPE dày 2,0 mm và lớp cát/sỏi (0,3 m). Sau khi chôn rác xong ô chôn rác đạt chiều cao 24 m so với cốt mặt đất, sau đó lớp bề mặt được phủ bằng một lớp vật liệu che phủ trung gian (đất dày 0,3 m), lớp đất sét đầm chặt (0,3 m) và lớp đất màng địa chất loại VLD (Very Low Density) dày 2,0 mm. Mục đích của việc thiết kế lớp lót ô chôn rác là nhằm giảm thiểu khả năng thấm của nước rò rỉ vào môi trường, do đó loại bỏ khả năng làm ô nhiễm nước ngầm. Với cấu tạo như trên, lớp đất sét và lớp màng địa chất hoạt động như tấm chắn tổng hợp năng cản sự di chuyển của nước rò rỉ và khí từ ô chôn rác. Lớp lót đáy hỗn hợp sử dụng màng địa chất HDPE và đất sét cho khả năng bảo vệ cao hơn và có hiệu quả về thủy lực hơn là sử dụng một lớp. + Các phương án quản lý nước rò rỉ Quản lý nước rò rỉ là chìa khóa để chấm dứt khả năng làm ô nhiễm tầng nước ngầm do nước rò rỉ. Có rất nhiều phương án đã và đang được sử dụng để quản lý nước rò rỉ thu gom từ ô chôn rác, bao gồm: (1) tuần hoàn nước rò rỉ, (2) làm bay hơi nước rò rỉ, (3) xử lý sau khi xả vào nguồn nước, và (4) xả vào hệ thống thu gom nước thải đô thị. Tuần hoàn nước rò rỉ: Một trong những biện pháp có hiệu quả để xử lý nước rò rỉ là thu gom và tuần hoàn nước rò rỉ trở lại ô chôn rác. Trong những giai đoạn đầu vận hành ô chôn rác, nước rò rỉ sẽ chứa một lượng đáng kể các chất hòa tan TDS (Total Dissolved Solid), BOD5, COD, dinh dưỡng và kim loại nặng (nếu có). Khi nước được tuần hoàn, các thành phần này bị phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật có trong ô chôn rác và thông qua các phản ứng hóa học và lý học xuất hiện trong ô chôn rác. Ví dụ như các acid hữu cơ đơn giản có trong nước rò rỉ bị chuyển hóa thành CH4 và CO2. Vì pH trong ô chôn rác tăng khi CH4 được tạo thành, các kim loại nặng sẽ kết tủa. Lợi ích khác của việc tuần hoàn nước rò rỉ là tái sinh khí ô chôn rác có chứa CH4. Thông thường tốc độ sinh khí trong hệ thống tuần hoàn nước rò rỉ lớn hơn so với hệ thồng không tuần hoàn. Để tránh việc giải phóng không thể kiểm soát được của khí ô chôn rác khi trong nước thải rò rỉ được tuần hoàn để xử lý phải được lắp đặt hệ thống thu khí. Bên cạnh đó việc thu gom, xử lý nước rò rỉ và xả nước sau khi xử lý vào nguồn tiếp nhận là điều hết sức cần thiết. Làm bay hơi nước rò rỉ: Một trong những hệ thống quản lý nước rò rỉ đơn giản nhất là hệ thống làm bay hơi nước rò rỉ có lót đáy. Nước rò rỉ không bị bay hơi sẽ được tưới lên phần ô chôn rác đã hoàn thiện. Ở những nơi có lượng mưa lớn, các hồ chứa nước rò rỉ được phủ bằng lớp màng địa chất để tránh nước mưa. Nước rò rỉ tích tụ sẽ được bốc hơi trong các tháng mùa khô bằng cách tưới lên bề mặt của các ô chôn rác đang vận hành hoặc đã hoàn thiện. Các khí gây mùi hôi thối có thể tích tụ dưới các tấm che được xử lý trong các lớp compost (dăm bào, mạt cưa) hoặc lọc qua đất. Trong thời gian mùa hè không cần phải che đậy thì có thể dùng hệ thống thổi khí để kiểm soát mùi của nước rò rỉ. Xử lý nước rò rỉ: Khi phương án tuần hoàn và bay hơi không được áp dụng, đồng thời không có khả năng thải trực tiếp vào nhà máy xử lý nước thải đô thị, thì GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU50 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước phải tiến hành xử lý sơ bộ hoặc triệt để nước rò rỉ trước khi xả vào nguồn. Vì tính chất của nước rò rỉ thu gom thay đổi rất rộng, nên có nhiều phương án sử dụng để xử lý nước rò rỉ. Các quá trình xử lý được lựa chọn phụ thuộc rất lớn vào tính chất các chất ô nhiễm cần xử lý và thường là các quá trình sinh học, lý học hoặc hóa học. 4.3.1.2 Nước thải sinh hoạt Trong giai đoạn xây dựng, nước thải sinh hoạt thường là nước tắm rửa của công nhân sau giờ tan ca, nước làm vệ sinh và của căn tin (nếu có). Với số lượng công nhân và cán bộ làm việc trên công trường khoảng 100 – 150 người, lượng nước sinh hoạt ước tính khoảng 10 – 15 m3/ngđ. Trong giai đoạn vận hành, ngoài khối lượng nước thải trên, còn có thêm do 350 công nhân, các bộ vận hành Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước BCL và gần 300 lái xe, phụ lái sử dụng các công trình vệ sinh trong Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước. Lượng nước thải sinh hoạt ước tính đến 30 – 35 m3/ngđ. Nước thải sinh hoạt được chia làm hai loại: (1) loại nhiễm bẩn cao xả ra từ nhà xí, và (2) loại nhiễm bẩn ít hơn xả ra từ các chậu rửa. Đối với nước thải loại (1) có nhiễm phân được xử lý sơ bộ bằng hệ thống tự hoại 3 ngăn, sau đó xả vào mạng lưới thoát nước chung cùng với nước thải sinh hoạt loại (2) dẫn đến trạm xử lý nước rò rỉ. Trong thời gian đầu do chưa có các công trình vệ sinh hoàn chỉnh, trên cơ sở thực tế khu vực Dự án được bao bọc 4 hướng bởi các kênh rạch (rạch Ngã Cạy, rạch Chiếu, rạch Ngã Ba Đình, rạch Bà Lào, rạch Dơi), kiến nghị cho phép thải trực tiếp nước thải vào các kênh rạch để giảm ô nhiễm do khả năng tự làm sạch của các kênh rạch. Tuy nhiên phải tiến hành gấp rút việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho cán bộ và công nhân Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước. 4.3.1.3 Nước rửa xe Theo quy trình về quản lý Công trường xử lý rác, tất cả các xe ra khỏi Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước đều phải rửa xe đề tránh gây ô nhiễm môi trường trên đường vận chuyển, với lượng nước rửa xe mỗi ngày khoảng 100 – 200 m3. Lượng nước thải này chủ yếu nhiễm bẩn bởi các chất vô cơ (đất đá) và một phần chất hữu cơ do các loại chất thải hữu cơ bám vào bánh xe. Tuy nhiên, do yêu cầu chất lượng rửa xe không cao nên lượng nước rửa xe được tuần hoàn lại sau khi xử lý sơ bộ bằng quá trình lắng. Lượng bùn giữ lại trong bể lắng được bơm ra ô chôn rác đang hoạt động và không cần phải làm khô bùn. Mặc dù vậy, sau nhiều chu kì tuần hoàn lượng nước này cũng sẽ bị nhiễm bẩn bởi các chất hữu cơ hòa tan, là các chất không phải xử lý bằng quá trình lắng đơn giản. Để không phải xử lý một lượng nước lớn cùng một lúc, mỗi ngày 10% (hoặc hơn) lượng nước rửa xe, tuy sau khi lắng sơ bộ được bơm đến trạm xử lý nước rò rỉ và một lượng nước sạch tương đương được bổ sung vào hệ thống nước rửa xe. Tất cả các loại nước thải đều được xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn loại B trước khi xả vào nguồn là rạch Chiếu. Bên cạnh các loại nước thải (nước rò rỉ, nước thải sinh hoạt, nước rửa xe) để hạn chế lượng nước tràn trên bề mặt (nước mưa) mạng lưới thoát nước mưa đã được thiết kế để thu nước mưa hạn chế đáng kể lượng nước mặt tràn qua vào ô chôn rác. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU51 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước 4.3.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí 4.3.2.1. Khí sinh ra từ ô chôn rác Thành phần khí hình thành từ ô chôn rác được trình bày trong bảng 4.1. Bảng 4.1. Thành phần khí hình thành từ ô chôn rác Thành phần Methane (CH4) Carbon dioxide (CO2) Nitrogen (N2) Sulfide, disulfide, mercaptants, v.v. Ammonia (NH3) Hydrogen (H2) Carbon monoxide (CO) Khí vết khác Hơi nước (H2O)  Phần trăm (thể tích khô) 45 – 60 40 – 60 2–5 0,1 – 1,0 0 – 1,0 0 – 0,2 0 – 0,2 0,01 – 0,6 bão hòa Dựa vào bảng thành phần khí trên nhận thấy lượng khí CH4 và CO2 chiếm chủ yếu trong tồng số lượng khí sinh ra từ BCL. Sự tác động đến môi trường của các khí thải này chỉ có thể giải quyết bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Cho đến nay, việc giảm thiểu khí CO2, CH4 khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mức toàn cầu chỉ dừng ở mức quốc gia trên các hiệp ước. Trong khi đó, lượng khí sinh ra từ các ô chôn rác Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước ước tính khoảng 1,5 – 2.0 tỷ m3/20 năm, khí CH4 khoảng 0,5 – 0,9 tỷ m3/20 năm nếu không có biện pháp xử lý hợp lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường không khí do khí methane có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 21 lần so với khí dioxit carbon có cùng khối lượng. 4.3.2.2. Thiết kế, xây dựng, lắp đặt các hệ thống thu gom xử lý khí Hệ thống thu gom, xử lý khí phát sinh từ rác Hệ thống thu gom Có hai hệ thống thu gom khí thường được sử dụng:] (1)Hệ thống thu khí bị động Sử dụng cho bãi chôn lấp vừa và nhỏ, dựa trên quá trình tự nhiên để thoát tán khí vào khí quyển hay ngăn không cho khí vào khu vực không mong muốn. thực hiện bằng cách đắp các bức tường đất sét dày 0.7-1.0m, cao hơn lớp rác, luôn được giữ ẩm để không cho khí thoát qua, trong tường có đào các rãnh thoát khí, đáy rãnh phủ bằng đá sỏi. Khí từ các giếng thu khí được dẫn đến rãnh thoát khí bằng các ống nhựa, từ các rãnh khí được thoát vào không khí. Khu vực thoát khí phải tách biệt các khu dân cư, khu công nghiệp… Các yêu cầu đối với phương pháp này: Tường đất phải luôn được giữ ẩm. Hê thống mương rãnh phải sạch sẽ, khô ráo. Lớp sỏi đá, ống dẫn khí phải luôn được giữ khô. Ống thoát khí phải cao hơn lớp đất phủ tối thiểu 0.2m. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - - - - 52 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước (2)Hệ thống thu khí chủ động Thiết kế ở những bãi chôn lấp lớn, gần các khu dân cư. Khoảng cách đặt giếng thu gom từ 70-100m, giới hạn bán kính giếng thu được xác định theo công thức: R= sqrt(π.Q/D.h.q) Trong đó:  R: bán kính thu hồi.(m) Q: sản lượng khí(m3/h) D: tỷ trọng của rác thải(tấn/m3) h: chiều sâu lớp rác thải(m) q: tốc độ tạo khí(m3/tấn.h) Khi đặt giếng khoang có thể thực hiện 1 trong 2 cách: Giếng đứng: khi chôn xong rác, ta khoang lỗ và đặt ống thu bằng nhựa hay kim loại có các lỗ thu khí. Ống ngang: đặt nằm ngang thay vì đứng, nhưng cách này ít sử dụng. Hệ thống giêng được nối với nhau và nối với máy hút áp suất âm. Lượng khí hút ra phải không quá 70% lượng metan sản sinh để tránh sự xâm nhập của không khí vào ống thu gom. Kết hợp hệ thống phun nước để nâng cao hiệu suất tạo và thu khí nhưng không được quá ẩm. Khí gas sau khi thu gom sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý. Các chỉ dẫn an toàn đối với khí metan Không được để chỉ một người và phải có bảo hộ lao đông đầy đủ khi làm việc trên bãi chôn lấp. Phải có biển báo rào chắn các thiết bị phun, thu khí ga. Cấm hút thuốc hay đốt lửa trên bãi khi đã có giếng khoang hay các thiết bị thu, thoát khí. Khi đã có hệ thống thu hồi khí, phải kiểm tra nghiêm ngặt để xác định mức giảm ô nhiễm cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ. Những nơi có khả năng tập trung khí metan tới 5-15% cần có thiết bị đo. Các phương pháp xử lý khí (1)Xử lý mùi Dùng chất khử mùi: Thường dung chế phẩm EM để xử lý mùi và thực tế cho thấy có nhiều hiệu quả, mùi giảm đáng kể trong quá trình vận hành bãi chôn lấp. Công nghệ mới người ta có thể dùng các tinh dầu thực vật để khử mùi, các phân tử tinh dầu sẽ kết hợp với các phân tử gây mùi tạo ra chất mới không có mùi. Che phủ: Che phủ hàng ngày, che phủ trung gian, che phủ sau khi đóng bãi chôn lấp có thể giảm đáng kể mùi hôi. Vật liệu che phủ có thể là tấm nilon, giấy nghiền nhỏ trộn với nước, hay đất có hàm lượng Ca thấp. Thu khí: Ta cũng có thể thu lại hết các khí phát sinh sau đó dẫn vào hệ thống xử lý. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - - - - - - 53 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước (2)Đốt- sản xuất điện Khi lượng metan trong khí rác chiếm trên 54% về thể tích, người ta tận dụng đốt để tạo áp suất hơi phát điện, còn khi tỷ lệ này thấp hơn 54% thì đốt bỏ vì không đủ hiệu suất phát điện. (3)Oxi hóa khí mêtan Thực hiện qú trình oxi hóa sinh học khí metan được thực hiện bởi vi sinh vật Methanotrophic với điều kiện có đủ oxi. Phương pháp xử lý này có thể giảm 10-70% lượng metan phát sinh. Quá trình này được thực hiện trong đất, phụ thuộc vào độ ẩm và lượng chất hữu cơ, hiệu quả xử lý cao nhất ở độ ẩm vừa phải và có hàm lượng hữu cơ cao trong đất. Hiệu quả càng tăng cao khi trong đất có tập hợp nhiều vi sinh vật khác. Khí thải do các phương tiện cơ khí vận chuyển và phương tiện thủ công cơ giới Khí thải từ các phương tiện là nguồn phân tác, khó thu gom và xử lý. Các biện pháp giảm thiểu có thể thực hiện được chủ yếu ở mức quản lý: chính sách, luật lệ, tiêu chuẩn, và thanh tra. Các biện pháp này có thể trình bày như sau: + Không cho phép lưu hành các phương tiện giao thông cơ giới qúa cũ (trên 20 năm); + Sử dụng nhiên liệu chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm thấp; + Những quy định về mức ồn cho phép đối với các loại phương tiện; + Xe chở rác cần theo các quy chuẩn hay phải áp dụng các phương pháp như phủ bạt để tránh rơi vải rác, đất, bụi …; + Các quy định về thời gian lưu thông vận chuyển, tải trọng …; + Các biện pháp như phun nước trôi bụi trước khi vào thành phố. 4.3.2.3. Các biện pháp chống ồn và rung Tiếng ồn chủ yếu gây ra do xe vận chuyển và xúc ủi rác: các xe là nguồn gây ồn di động, với mức ồn tương tự như giao thông nên việc giảm mức độ ồn có thể thực hiện được là trang bị mũ che tai hoặc nút bịt tai cho công nhân . CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG Căn cứ vào dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, có thể đưa ra các phương án dự phòng sau: Tính toán kỹ các lực phát sinh trong quá trình chôn lấp, đánh giá giới hạn chịu lực của công trình, Giám sát tốt quá trình xây dựng và vận hành, bảo trì bảo dưỡng trong vận hành, Tuân thủ các giới hạn kỹ thuật của công trình, Xây dựng nền móng có khoảng chịu lực lớn, Chọn màng địa chất chất lượng tốt, Xây dựng cột thu lôi, Lựa chọn vật liệu đường ống thích hợp, GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU4.4. - - - - - - - 54 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước Giám sát tốt quá trình hoạt động, Nâng cao trình độ công nhân vận hành, Có hệ thống chữa cháy (báo động, ống dẫn nước, đội chữa cháy,…) Phân loại rác có chứa mầm bệnh xử lý riêng, Phối hợp với trung tâm y tế địa phương, Lập kế hoạch và nguồn nhân lực để khắc phục khi xảy ra sự cố, GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU- - - - - - 55 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 5.1. NHẬN XÉT Các quá trình có thể xảy ra ở bãi chôn lấp có thể được mô tả qua hình sau: Quá trình bay hơi  Sự lắng  Thoát nước bề mặt Quá trình sinh hóa Sự thấm nước ngầm Nước rò rỉ Các bãi rác luôn tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực cho môi trường và sức khỏe con người cho dù đã có các biện pháp để giảm tối đa các nguy hại đó, cho nên cần có một hệ thống với chương trình giám sát nghiêm ngặt. Chương trình này phaỉ được thiết kế và thực hiện từ trước khi thực hiện dự án cho tới một thời gian dài sau khi đóng cửa. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ thì các nôi dung của chương trình giám sát bao gồm: o Khối lượng và loại chất thải, và nếu có thể thì các chỉ số về tái chế và tái sử dụng. o Khối lượng và thành phần nước rỉ rác. o Lượng khí BÃI CHÔN LấP và đánh giá sự phát thải bên ngoài BÃI CHÔN LấP. o Chất lượng nước mặt và nước ngầm. o Tình trạng hoạt động của lớp lout đáy. o Độ ồn. o Mùi hôi. o Côn trùng và sinh vật. o Sự ổn định trên đỉnh BÃI CHÔN LấP và sạt lở. o Bụi và bùn. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU 56 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước o Những than phiền và khiếu nại của công chúng. Chương trình quan trắc phải cung cấp chi tiết về: o Những thông tin phả quan trắc, bao gồm cà các tiêu chí ngưỡng. o Vị trí, tần suất, thời lượng quan trắc. o Biên bản quan trắc và kiểm soát chất lượng. o Những biện pháp cần thực hiện nếu quan trắc chỉ ra sự không tuân thủ. o Báo cáo nội bộ và kết nối với các kế hoạch hành động và thực tế quản lý. o Các quy trình báo cáo cho cấp thẩm quyền. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Các thông số giám sát: 1 2 4 Bụi, Methane, Dioxit carbon, Ammonia, Sulphua hydro, Số điễm lấy mẫu phụ thuộc vào kích thước, vị trí và điều kiện môi trường BCL. Thông thường ít nhất là 5 điểm:1 trong khu vực bãi rác, 4 đặt theo 4 hướng cách 500m tính từ bãi rác. Tần suất giám sát thường được quy định trong luật, theo luật môi truờng của Việt Nam thì tần suất là 1lần/tháng. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU5.2. 3 5 57 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC RÒ RỈ Cần phải giám sát cả nước trước và sau khi xử lý. Bảng 5.1. Các thông số và tần số cần giám sá nước rỉ Thông số  Tần suất 1lần/ngày  1lần/tuần  1lần/tháng Thể tích Nhiệt độ Ph BOD COD SS N-NH4 Nitơ tổng Photpho tổng Cl- Tổng coliform  X X X  X X X X X X  X X Nguồn: báo cáo khả thi dự án khu xử lý chất thải rắn Đa Phước. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU5.3. 58 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM Việc này bắt buộc phải thực hiện để giám sát và kiểm tra tình trạng của lớp lót đáy và có biện pháp khắc phục cụ thể khi có sự rò rỉ. Các thông số và tần số quan trắc được trình bày trong bảng sau: Bảng 5.2. thông số và tần suất giám sát chất lượng nước ngầm STT  Thông số  Tần suất Tần suất  1lần/tuần  1lần/tháng  1lần/quí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21  Ph EC MÀU ĐỘ ĐỤC SS TỔNG CỨNG Cl- PHENOL DẦU MỠ BOD COD N-NO3- E.coli Fe Mn Zn Cr Pb Cd Hg CN-  X x  x x x  x x x x x x x x  x x x x x x x x Nguồn: báo cáo khả thi dự án khu xử lý chất thải rắn Đa Phước. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU5.4. 59 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Các chỉ tiêu giám sát nước mặt thường giống với nước ngầm cộng thêm chỉ tiêu oxi hòa tan. Vị trí là trước và sau điểm tiếp nhận nước rỉ rác. GVHD: PGS.TS. VŨ CHÍ HIẾU5.5. 60 Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước CHƯƠNG 6  KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ 6.1.  KẾT LỤÂN Lợi ích của dự án và mặt thuận lợi khi thực hiện Bãi chôn lấp được xây dựng ở địa phương có hoạt động công nghiệp còn ít, hoạt động nông nghiệp còn đơn giản,ít hộ dân so với đa số các địa phương khác trong thành phố do đó mức độ ảnh hưởng đến kinh tế xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTonghopDTM.doc