Tiểu luận Đánh giá hiện trạng công trình kiến trúc nút giao thông cát linh -Văn miếu - Tôn Đức Thắng

Tài liệu Tiểu luận Đánh giá hiện trạng công trình kiến trúc nút giao thông cát linh -Văn miếu - Tôn Đức Thắng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ---------------------@------------------ Tiểu luận: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NÚT GIAO THÔNG CÁT LINH -VĂN MIẾU - TÔN ĐỨC THẮNG Sinh viên: Đỗ Mạnh Đức MSSV:426854 Lớp quản lý: 54CD8 Lớp Đăng ký : 54CD3 Đề số : 4-a Hà Nội, ngày .…tháng ….năm 2010 Là một trong những nút giao thông tiêu biểu và quan trọng của thủ đô Hà Nội, nút giao thông số 4 là nơi giao cắt của ba tuyến phố : phố Cát Linh , phố Quốc Tử Giám và phố Tôn Đức Thắng. Tuy nằm trong lòng thành phố Hà Nội nhưng diện tích mặt đường nút giao thông tương đối rộng và nhiều cây xanh, lượng giao thông qua lại dù khá đông nhưng ít khi xảy ra hiện tượng tắc đường. - Điểm nhấn của không gian xung quanh nút giao thông số 4 là công trình Văn Miếu Quốc Tử Giám đây là một công trình kiến trúc lịch sử văn hóa quan trọng của Hà Nội và cả nước. Văn miếu chiếm một phần tư không gian nút giao thông với nhiều cây xanh và công trình cổ kính này thực sự thu hút mọi người ...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá hiện trạng công trình kiến trúc nút giao thông cát linh -Văn miếu - Tôn Đức Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ---------------------@------------------ Tiểu luận: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NÚT GIAO THÔNG CÁT LINH -VĂN MIẾU - TÔN ĐỨC THẮNG Sinh viên: Đỗ Mạnh Đức MSSV:426854 Lớp quản lý: 54CD8 Lớp Đăng ký : 54CD3 Đề số : 4-a Hà Nội, ngày .…tháng ….năm 2010 Là một trong những nút giao thông tiêu biểu và quan trọng của thủ đô Hà Nội, nút giao thông số 4 là nơi giao cắt của ba tuyến phố : phố Cát Linh , phố Quốc Tử Giám và phố Tôn Đức Thắng. Tuy nằm trong lòng thành phố Hà Nội nhưng diện tích mặt đường nút giao thông tương đối rộng và nhiều cây xanh, lượng giao thông qua lại dù khá đông nhưng ít khi xảy ra hiện tượng tắc đường. - Điểm nhấn của không gian xung quanh nút giao thông số 4 là công trình Văn Miếu Quốc Tử Giám đây là một công trình kiến trúc lịch sử văn hóa quan trọng của Hà Nội và cả nước. Văn miếu chiếm một phần tư không gian nút giao thông với nhiều cây xanh và công trình cổ kính này thực sự thu hút mọi người khi tham gia giao thông ở nút giao thông . - Cụm công trình kiến trúc xung quang ngã tư chủ yếu là các công trình 3-4 tầng và các cửa hiệu kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt là dãy các cửa hàng phố Tôn Đức Thắng được quy hoach khá đồng bộ và có mỹ quan. - Ngã tư gồm 3 tuyến phố chính : phố Cát Linh, phố Quốc Tử Giám và phố Tôn Đức Thắng (hướng đi Nguyễn Thái Học và hướng đi Lam Đồng) - Xung quanh ngã tư có rất nhiều cây xanh đặng biệt là khu vực phía Quốc Tử Giám tạo ra một môi trường thẩm mỹ lành mạnh cho cư dân sinh sống nơi đây. - Không gian của các tuyến phố xung quanh ngã tư mở rộng các công trình kiến trúc không quá cao cộng them nhiều cây xanh khiến cho người tham gia giao thông cảm thấy yên tâm và thoải mái. 1.Phố Quốc Tử Giám: Phố Quốc Tử Giám dài 600 mét, nối từ phố Ngô Sĩ Liên, qua cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến phố Tôn Đức Thắng. Đây nguyên là đất các thôn Ngự Sử, Thanh Ngô, Minh Triết, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Ngày nay, phố Quốc Tử Giám thuộc các phường Văn Chương, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Thời Pháp thuộc có tên gọi là đường 238. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được đổi tên thành phố Quốc Tử Giám. (trích hanoi.vietnamplus.vn ) Phố Quốc Tử Giám, một con phố có lịch sử hình thành lầu đời gắn liền với công trình kiến trúc lịch sử tiêu biểu Văn Miếu Quốc Tử Giám. Vốn hình thành từ năm 1076 Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Công trình kiến trúc này nằm trên diện tích 54331km2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ đạo là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử. Đây là công trình tiêu biểu nhất là điểm nhấn của tuyến phố Quốc Tử Giám. Phố Quốc Tử Giám chỉ có làn đường 1 chiều rộng khoảng 600m với rất đông khách du lịch đến thăm quan Văn Miếu. Đối diện với Quốc Tử Giám là hồ Văn hay còn gọi là hồ Minh Đường hoặc hồ Giám. Dọc theo tuyến phố phía bên trái là dãy nhà dân và các cửa hiệu chủ yếu là cửa hiệu thuốc và kinh doanh dịch vụ. Các công trình ở đây chủ yếu là nhà dân 3-4 tầng lầu san sát nhau tầng 1 được sử dụng để kinh doanh và hầu như tất cả đều đã được xây dựng từ khá lâu rất ít công trình xây mới và khồng có những tòa nhà cao tầng như trung cư hay trung tâm thương mại.. Tuy nhiên đối diện với Văn Miếu có lịch sử lâu đời vẫn còn những bất cập cần cơ quan chức năng can thiêp như những đoạn đường ống không được thu dọn sau sử chữa làm mất mỹ quan đô thị hay những hộ gia đình phơi phóng quần áo …Ngoài ra còn có căn nhà đầu phố Quốc Tử Giám được hộ dân sinh sống cơi lới thực sự gây mất mỹ quan tạo ra sự tương phản với không gian xung quanh. Đường ống và dây cáp điên chằng chịt trên đoạn rẽ vào phố Quốc Tử Giám, các công trình kiến trúc chủ yếu là nhà 3-4 tầng.Ảnh:thu thập Căn nhà đầu phố Quốc Tử Giám được cơi lới xây thêm từ căn nhà cũ gây mất mỹ quan Nhìn chung thực sự phố quốc Tử Giám là một con phố rất đẹp với nhiều cây xanh và hồ Giám khiến cảnh quan con phố hài hòa với thiên nhiên người đi trên phố thực sự không còn nhận ra một Hà Nội ồn ã và bụi bặm. 2.Phố Tôn Đức Thắng: Phố Tôn Đức Thắng Kéo dài từ phố Nguyễn Thái Học đến phố Nam Đồng là một nhánh của ngã tư Cát Linh Văn Miếu Tôn Đức Thắng. Tên trước kia là hàng Bột sau tháng 7 năm 1988 đổi thành phố Tôn Đức Thắng như hiện nay. Phố Tôn Đức Thắng.ảnh:www.infoMap.vn Phố Tôn Đức Thắng có diện tích lòng đường rộng có giải phân cách, giao thông đi lại tấp lập. Các công trình kiến trúc chủ yếu là các cửa hàng dịch vụ các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Các công trình này được thiết kế khá đẹp và đồng bộ. Những ngôi nhà được quy hoạch sát nhau đồng bộ, tất cả tầng 1 được phục vụ cho việc kinh doanh nhìn chung các công trình đều khang trang và rất có mỹ quan. Xung quanh nút giao thông đoạn thuộc phố Tôn Đức Thắng chủ yếu vẫn là các công trình thấp tầng khoảng 3-4 tầng không có các trung cư hay tòa nhà cao tầng. Nhìn về phía Bắc ngã tư đoạn phố Tôn Đức Thắng là dãy các cửa hàng như cửa hàng nột thất, rèm cửa cửa hang đồ điện… Còn phía nam là các cử hàng chăn ga, dụng cụ điện cầm tay, giấy dán tường… Cây xanh ở khu vực này cũng khá nhiều góp phần là tăng mỹ quan cho con đường và giúp cư dân sinh sống thỏa mái hơn. Các công trình hai bến phố gần như nằm sát mặt đường diện tích vỉa hè rất ít gây khó khăn cho người đi bộ khi tham gia giao thông. Một số công trình hướng phố Tôn Đức Thắng(ảnh : thu thập) 3. Phố Cát Linh: Phố Cát Linh bắt đầu từ phố Quốc Tử Giám và kết thúc ở ngã tư Giảng Võ Giang Văn Minh. Là con phố vật liệu xây dựng các cửa hàng ở đây chủ yếu kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh. - Phố Cát Linh dài khoảng 1.3km rộng 20m lát nhựa phẳng lì con phố thoáng đãng hai bên là dãy nhà dân và hộ kinh doanh đây là con phố có rất nhiều cửa hàng buôn bán khá phát triển. Nhìn chung phố Cát Linh gồm đa phần là các ngôi nhà từ 4-5 tầng hai bên phố mặt đường rộng và nhiều cây xanh. Trên phố Cát Linh hiện đang có một trung tâm thương mại đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Các công trình xây dựng ở đây chưa được quy hoạch một cách có hệ thống. Do cơ chế thị trường kinh tế phát triển lại không có quản lý sát lên các hộ gia đình ở đây xây dựng một cách tự phát không quy hoạch làm mất mỹ quan đô thị . Tiêu biều là một số hộ dân xây ban công lấn chiếm không gian trên không hay sự tương phản giữa những căn nhà cũ và những căn nhà mới đôi khi lại có căn nhà cao vượt lên so với những căn nhà liền kề. Đang có một TT thương mại cao tầng được xây dụng ở phố Cát Linh (ảnh: thu thập)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctruong_dai_hoc_xay_dung_7184.doc
Tài liệu liên quan