Tài liệu Tiểu luận Đa dạng sinh học ở Việt Nam; thành tựu và thách thức: TIỂU LUẬN MÔN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỀ TÀI: “ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC” GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai Nhóm 5: Đinh Thị Khuyên Nguyễn Văn Bình Nguyễn Hoàng Nam Nguyễn Thị Thanh Thảo Thách thức trong bảo tồn ĐDSH ở VN Thành tựu trong bảo tồn ĐDSH ở VN Chính sách của nhà nước VN với việc bảo tồn ĐDSH 1. Những thách thức trong bảo tồn đa dạng ở VN: Đa dạng sinh học giảm sút do số lượng các loài trong hệ sinh thái bị suy giảm và số lượng các cá thể trong quần thể loài cũng bị suy giảm do: + Mất hoặc giảm nguồn thức ăn (do các loài cạnh tranh nhau hoặc bị con người khai thác mất). + Mất hoặc giảm nơi cư trú (do các loài cạnh tranh nơi sống hoặc bị con người cướp mất). + Do môi trường thay đổi làm cho các loài bản địa không còn thích nghi với điều kiện môi trường. Ta có thể chia các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học loài ra là 2 nguyên nhân chính: - Nguyên nhân tự nhiên (cháy rừng, động đất, núi lửa, lũ lụt, hạn hán, bão...). - Nguyên nhân con người (chiến tranh, gi...
47 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Đa dạng sinh học ở Việt Nam; thành tựu và thách thức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỀ TÀI: “ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC” GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai Nhóm 5: Đinh Thị Khuyên Nguyễn Văn Bình Nguyễn Hoàng Nam Nguyễn Thị Thanh Thảo Thách thức trong bảo tồn ĐDSH ở VN Thành tựu trong bảo tồn ĐDSH ở VN Chính sách của nhà nước VN với việc bảo tồn ĐDSH 1. Những thách thức trong bảo tồn đa dạng ở VN: Đa dạng sinh học giảm sút do số lượng các loài trong hệ sinh thái bị suy giảm và số lượng các cá thể trong quần thể loài cũng bị suy giảm do: + Mất hoặc giảm nguồn thức ăn (do các loài cạnh tranh nhau hoặc bị con người khai thác mất). + Mất hoặc giảm nơi cư trú (do các loài cạnh tranh nơi sống hoặc bị con người cướp mất). + Do môi trường thay đổi làm cho các loài bản địa không còn thích nghi với điều kiện môi trường. Ta có thể chia các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học loài ra là 2 nguyên nhân chính: - Nguyên nhân tự nhiên (cháy rừng, động đất, núi lửa, lũ lụt, hạn hán, bão...). - Nguyên nhân con người (chiến tranh, gia tăng dân số, khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã…). Và hậu quả là làm suy giảm nguồn thức ăn, suy giảm nơi cư trú của các loài động thực vật và làm thay đổi môi trường. Sông Nhuệ ô nhiễm nghiêm trọng Chất thải công nghiệp, sinh hoạt gây ô nhiễm kênh rạch ở TP.HCM Nhà máy Xi măng Sài Sơn hoạt động, thôn Khánh Tân mù mịt trong khói bụi Khu rừng giàu trữ lượng gỗ thuộc thôn Bồng Lai 1 (Hưng Trạch, Quảng Bình) trong vùng đệm di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng bị “cạo trọc” Vụ cháy trong khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh Kiểm lâm đang lập hồ sơ xử lý 9 đối tượng trong đường dây săn bắt thú hoang ở vườn quốc gia Bidoup–Núi Bà Hai cá thể chà vá chân đen bị bắn chết tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Đăk Lăk Những con khỉ quý trở thành "thuốc bổ" như thế này Thú rừng bị xẻ thịt ngổn ngang II. Những thành tựu bảo tồn đa dạng sinh học ở VN: Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: - Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (In-situ conservation): gồm các phương pháp và công cụ nhằm bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Thường được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Kết quả là đã xây dựng và đưa vào hoạt động một số hệ thống rừng đặc dụng. Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Ex-situ conservation). Gồm các vườn thực vật, vườn động vật, bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. 1. Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam Ở Việt Nam, vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên được thành lập vào năm 1962. Đến năm 1998, đã có danh mục 105 khu bảo tồn thiên nhiên, chiếm diện tích 2.092.466 ha, trong đó có 10 vườn quốc gia, 61 khu dự trữ thiên nhiên, bảo vệ các hệ sinh thái và các loài và 34 khu di tích văn hoá và lịch sử. Đến năm 2008, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển. Vườn quốc gia Cúc Phương Được đánh giá là Vườn quốc gia thành công trong công tác bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt là bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm của Việt Nam. Tổng diện tích: 22.200ha. Hệ thực vật hết sức phong phú (2.192 loài thực vật chiếm 17,27% tổng số loài thực vật của Việt Nam) Hệ động vật rất đa dạng: 125 loài thú, 308 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá và trên 2.000 loài côn trùng Cúc Phương là thiên đường của loài bướm Cầy vằn Voọc chà vá chân xám (động vật quý hiếm trong sách đỏ VN và thế giới) Chim Gorsachius melanolophus Một chú rùa hộp trán vàng vài chục tuổi Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà Quy mô diện tích: 64.800 ha - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 28.731 ha - Phân khu phục hồi sinh thái: 36.059 ha - Phân khu dịch vụ, hành chính: 10 ha Một trong 28 vườn quốc gia nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam Suối Nước Moọc (nằm trong phân khu dịch vụ hành chính của Vườn) Thông năm lá Cây trội & cây con Thông lá dẹt Cây & lá Pơ mu Sồi ba cạnh Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) Sẻ bụi bụng vàng (Passer flaveolus ) Bò tót Bos gaurus Ếch xanh Odorana sp Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới Rộng hơn 4 vạn ha Tính đa dạng sinh học cao: - 568 loài thực vật - 876 loài động vật + 10 bộ linh trưởng (chiếm 50% số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam) + 113 loài thú lớn + 302 loài chim (35 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài trong Sách đỏ thế giới) + 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới) + 259 loài bướm + 72 loài cá (có 4 loài đặc hữu Việt Nam) Loài Kim giao núi đất Dầu rái Lan Hài đốm Những cây Bách xanh trên núi đá vôi hơn 500 năm tuổi Voọc Hà Tĩnh Gấu ngựa Rắn lục đầu sừng 1 trong 14 loài bò sát lưỡng cư được tìm thấy ở Phong Nha - Kẻ Bàng Báo lửa Vườn Quốc Gia Bạch Mã Diện tích: 22.031 ha Thực vật : 2.147 loài (chiếm 1/5 tổng số loài thực vật ở Việt Nam) + 86 loài được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tuyệt chủng + Trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sử dụng làm cây thuốc Động vật: 1.493 loài (68 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt) + 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam) + 358 loài chim + 31 loài bò sát + 21 loài ếch nhái + 57 loài cá + 894 loài côn trùng Tùng Bạch Mã Hoa Đỗ Quyên (Rhododendron simsii ) Cây dương xỉ thân gỗ Gà Lôi lam mào trắng Mang lớn ( Megamuntiacus vuquangensis) Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis) Trĩ sao (Rheinardia ocellata) 2. Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam Đây là nơi tạo điều kiện cho sự gặp gỡ giữa con người và thiên nhiên, hài hoà giữa nhu cầu phát triển và mục tiêu bảo tồn. Các khu dự trữ sinh quyển được xem là nơi lý tưởng để thử nghiệm và áp dụng các cách tiếp cận phát triển bền vững, tiếp cận hệ sinh thái, trong đó có sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, qua đó đảm bảo các yếu tố cho sự phát triển bền vững. Khái niệm khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO phê chuẩn năm 1995 Hiện tại Việt Nam, đến năm 2009 đã có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO Khu dự trữ sinh quyển thế giới theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận Khu dự trữ sinh quyển được tổ chức thành 3 vùng: Vùng lõi: nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái. Vùng đệm: nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi. Ở đây, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi. Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì bình thường trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự trữ sinh quyển đem lại. 2.1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (năm 2000) Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam Hợp lưu của sông Lò Rèn và sông Vàm Sát trong rừng Cần Giờ, nhìn phía xa hướng Đông có thể thấy Núi Lớn của tỉnh Bà rịa-vũng tàu Rừng ngập mặn ở Cần Giờ Nhìn từ cửa sông rừng ngập mặn ở Cần Giờ 2.2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, 2001. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai là một khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển này bao gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Khu bảo tồn vùng nước nội địa Trị An – Đồng Nai, Khu Ramsar Bàu Sấu và Khu di sản Thiên nhiên thế giới Cát Tiên.Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai nằm trên địa bàn giáp ranh giữa bốn tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Ðồng và Đăk Nông. Thác Đam Bri ở VQG Cát Tiên – Lâm Đồng 2.3. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, 2004 Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Quần đảo Cát Bà 2.4. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng, 2004 Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu. Khu dự trữ sinh quyển này có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, đồng quê và tắm biển. Vùng sinh thái phù sa ven biển đặc trưng ở bãi ngang - cồn nổi (Kim Sơn, Ninh Bình) Những bãi phù sa là nơi kiếm ăn và trú ngụ của nhiều loài chim di cư 2.5. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, 2006 Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc vùng ven biển và vùng biển Kiên Giang. Tại kỳ họp thứ 19 từ ngày 23 đến 27/10/2006 tại Paris, UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển này. Bến cá Ba Hòn, Kiên Lương. Bờ biển Phú Quốc Suối Tranh 2.6. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, 2007 Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1.303.285ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về habitas và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người tạo ra. Một cảnh vườn quốc gia Pù Mát. 2.7. Khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau, 2009 Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: Vùng lõi 17.329ha, vùng đệm 43.309ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha. Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Tượng đài cực nam ở khu dự trữ sinh quyển thế giới 2.8. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, 2009 Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người. Quang cảnh Cù Lao Chàm Khu bảo tồn thiên nhiên Ngôi chùa 400 năm Hiện vật vớt tại con tàu đắm gần Cù Lao Chàm Các khu đang đề xuất Khu dự trữ sinh quyển Cúc Phương- Ngọc Sơn - Pù Luông: thuộc địa bàn 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Khu dự trữ sinh quyển cửa sông Cửu Long: nằm ở ven biển 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Việc xây dựng khu DTSQ là nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: đó là làm thế nào để có thể tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hoá truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mô hình khu DTSQ vừa cung cấp cơ sở lý luận vừa là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về tác động qua lại giữa con người và sinh quyển. Về mặt phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản, khu dự trữ sinh quyển là: “Con người là một phần của sinh quyển”, là “Công dân sinh thái”. “Sinh quyển” là thuật ngữ đã trở nên quen thuộc trong đời sống quốc tế hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi 3. Chính sách của Nhà nước Việt nam với việc bảo tồn ĐDSH Ban hành luật đa dạng sinh học trong đó có luật quy hoạch và bảo tồn đa dạng sinh học, tập huấn về việc bảo tồn DDSH ở các khu bảo tồn ở vn, quản lý đa dạng sinh học Kết hợp việc bảo tồn đa dạng sinh học với việc xóa đói giảm nghèo cho người dân, nhằm mục đích khuyến khích người dân chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, ngay từ bước đầu của việc hoạch định các chiến lược bảo tồn, cần thiết phải tiến hành bàn bạc và thỏa thuận với người dân địa phương sống xung quanh các khu bảo tồn về cách thức bảo tồn có sự tham gia và các giải pháp nhằm tìm nguồn sinh kế thay thế và cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học của một khu bảo tồn được đảm bảo chỉ khi nào người dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn và ngược lại các hoạt động bảo tồn thực sự mang lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng xung quanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam; thành tựu và thách thức.ppt