Tiểu luận Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng

Tài liệu Tiểu luận Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng: Tiểu luận lịch sử đảng Đề tài: Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta. Trước sức mạnh quân sự của thực dân Pháp cùng với sự bất lực của mình, triều đình nhà Nguyễn đã lần lượt ký với Pháp các hiệp ước năm 1862, hiệp ước năm 1874, và hiệp ước Patơnôt năm 1884, chính thức công nhận Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ đây, nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một bậc nhân tài với một đường lối đúng đắn để giải phóng đất nước. Ngày 19 – 5 – 1890, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Bác Hồ đã ra đời trong một gia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân, với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Sinh ...

doc13 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận lịch sử đảng Đề tài: Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta. Trước sức mạnh quân sự của thực dân Pháp cùng với sự bất lực của mình, triều đình nhà Nguyễn đã lần lượt ký với Pháp các hiệp ước năm 1862, hiệp ước năm 1874, và hiệp ước Patơnôt năm 1884, chính thức công nhận Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ đây, nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một bậc nhân tài với một đường lối đúng đắn để giải phóng đất nước. Ngày 19 – 5 – 1890, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Bác Hồ đã ra đời trong một gia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân, với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy, 1862 – 1929) quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình nông dân, học trò của nhà nho Hoàng Xuân Đường. Đỗ Cử nhân năm 1894, đỗ Phó bản năm 1901. Tháng 5 – 1906, ông được bổ nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ, tháng 7 – 1909 được cử làm Tri huyện Bình Khê, Bình Định. Vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối bọn quan lại, tay sai và thực dân Pháp, bênh vực người nghèo, nên ngày 17 – 1 – 1910 ông bị triệu hồi về Huế. Ngày 19 – 5 – 1910 ông bị Hội đồng Nhiếp chính cách chức, xử phạt 100 trượng, sau đó án phạt được đổi thành giáng 4 cấp từ Tòng Thất phẩm xuống dân thường. Ông trở lại Huế dạy học và đi vào các tỉnh Nam Bộ, liên lạc với các sĩ phu bàn về việc nước. Năm 1927, ông về Cao Lãnh làm nghề bốc thuốc, sống cuộc đời thanh bạch đến ngày qua đời. Hiện nay mộ của ông được an tán tại Cao Lãnh – Đồng Tháp. Cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con của nhà nho Hoàng Xuân Đường, quê ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làm nghề nông và dệt vải, bà là người phụ nữ rất nhân hậu và đảm đang, suốt đời cần mẫn làm việc, nuôi chồng ăn học, nuôi dạy các con. Bà qua đời 10 – 2 – 1901. Hiện nay mộ của bà được an tán tại quê nhà. Bác có anh là Nguyễn Sinh Khiêm, chị là Nuyễn Thị Thanh, cả hai ông bà đã tham gia rất tích cực trong phong trào chống Pháp nên nhiều lần bị Pháp bắt tù khổ sai, cuối đời thì cả hai ông bà đều mất tại quê nhà. Và cậu em út là Nguyễn Sinh Xin nhưng đã mất khi tròn 1 tuổi. Bác Hồ là người con thứ ba trong gia đình, thuở nhỏ Bác rất thông minh, ham học. Lên 5 tuổi thì Bác theo cha mẹ vào Huế sinh sống, lên 8 tuổi gia đình khó khăn, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đưa hai con trai mình vào ở nhờ nhà ông Nguyễn Sĩ Quyến. Tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân trong vùng và Bác Hồ đã theo cha mình học chữ Hán. Vào năm 1901 khi mẹ Bác Hồ qua đời thì cha Bác Hồ đã đưa hai anh em về quê nội ở làng Sen sinh sống. Theo phong tục của làng, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên hai con trai mình, Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành, với mong muốn hai con sau này sẽ thành đạt. Năm 18 tuổi Nguyễn Tất Thành đã làm đơn xin vào học ở trường Quốc học Huế. Tháng 5 – 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế của nhân dân Trung kì. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm thông dịch viên tiếng Pháp cho phong trào cùng với anh trai của mình. Nhờ đó mà Nguyễn Tất Thành đã hiểu rõ nỗi nhục của một người dân mất nước khi chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, thậm chí là bắn giết người dân quê mình. Để rồi từ đó, Người nung nấu một ý định là đi ra nước ngoài để tìm hiểu những từ tự do, bình đẳng, bác ái mà mình đã học từ nền văn minh Pháp. Năm 1909 Nguyễn Tất Thành hoàn thành bậc trung học tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định. Sau đó Người bắt đầu vào Sài Gòn và dừng chân tại Phan Thiết năm 1910 và xin làm giáo viên cho trường tư thục Dục Thanh, tại đây Người dạy thể dục và tiếng Hán. Năm 1911, Người theo một con tàu buôn rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Đầu tháng 6 – 1911, Người đến cảng Nhà Rồng và xin làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp mang tên Amiral Lautouche Reville, Người lấy tên là Văn Ba. Ngày 5 – 6 – 1911, Người chính thức rời cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi qua rất nhiều nước. Ngày 6 – 7 – 1911 lần đầu tiên Người đến cảng Macxay của Pháp và ở lại đây khoảng 1 tháng. Ngày 15 – 9 – 1911 Người làm đơn xin vào học trường thuộc địa Pháp nhưng không được Pháp chấp nhận, đành đáp tàu từ Pháp trở về Đông Dương. Từ Sài Gòn Người đã đi tiếp qua các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, qua Châu Phi, qua các hải cảng Angiêri, Cônggô,…Năm 1912 Người đến đến New York và sống ở đây khoảng 1 năm. Cuối năm 1913, Người trở lại Pháp sau đó sang Anh sinh sống tại Luân Đôn. Tại đây, Người sống bằng nghề bồi bàn, cào tuyết. Cuối năm 1917 khi người nghe tin Cách mạng tháng Mười Nga thành công Người đã quyết định trở về Pháp sinh sống và hoạt động cách mạng. Người tham gia vào hoạt động của nhân dân lao động Pháp và tìm hiểu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của họ như thế nào. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành chính thức tham gia vào Đảng xã hội Pháp. Sau này, khi được hỏi tại sao tham gia vào đảng này thì người trả lời: “chỉ vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đảng cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.” Tháng 6 – 1919 Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc viết bản yêu sách tám điểm gửi đến hội nghị Vecxây đòi các quyền tự do, dân chủ, và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không được hội nghị Vecxây chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn trùm đế quốc. Người kết luận: những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập, tự do thực sự, trước hết phải dựa vào lực lượng của bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình. Lần đầu tiên một người Việt Nam thấp cổ, bé họng dám đưa vấn đề chính trị của nước mình – một nước thuộc địa đòi chính phủ Pháp trao trả quyền tự do độc lập. Lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, thực dân Pháp đã vô cùng lo sợ cho mật thám theo dõi ngày đêm. Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin trên báo Nhân Đạo – cơ quan ngôn luận của Đảng xã hội Pháp. Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Ngày 25 – 12 – 1920 Người tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua. Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ Ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành Đảng viên Đảng cộng sản dầu tiên ở Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặc quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người; từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam. Trong thời gian ở Paris, Người sống trong khu lao động nghèo nhất ở thủ đô Paris lúc bấy giờ. Căn phòng Người thuê chỉ vỏn vẹn có 9 m2, vừa đủ kê một cái bàn, một cái tủ, một cái giường con, không có điện và lò sưởi. Với cái giá lạnh của mùa đông lúc bấy giờ, hằng ngày mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Người dùng một viên gạch gửi vào lò sưởi của bà chủ nhà. Buổi tối đi làm về, Người lấy viên gạch ra đặt dưới gầm giường lấy hơi ấm ít ỏi tỏa ra từ viên gạch và vượt qua cái giá lạnh của mùa đông. Năm 1925 Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân, tác phẩm tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới những tội ác tài trời của đối với các nước thuộc địa và vạch rõ nguồn gốc bóc lột của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi “vô sản các nước đoàn kết lại”. Trong thời gian hoạt động ở Pháp từ năm 1921 – 1923, nhờ sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa năm 1921 và cho ra đời tờ báo “Người cùng khổ” (tháng 4 – 1922) là cơ quan ngôn luận của hội. Cuối năm 1921, Người tham gia Đại hội lần thứ nhất của Đảng cộng sản Pháp họp ở Macxay, với tư cách là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp. Và Người đề nghị hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp cho ra đời tờ báo tiếng Việt dành cho những người Việt Nam sống ở nước ngoài đọc. Năm 1922, hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đã cho xuất bản tờ báo “Việt Nam hồn” số ra đầu tiên. Năm 1923, Người sang Liên Xô. Tháng 10 – 1923 Người tham dự Đại hội quốc tế nông dân khai mạc tại Macxcơva với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. Người trình bày tham luận nêu lên tình cảnh thống khổ của người dân An Nam, khi phải chịu nhiều thứ thuế khóa nặng nề, nạn cho vay nặng lãi, đặc biệt là tình trạng nô lệ mất tự do. Cuối đại hội quốc tế nông dân, Người được bầu vào đoàn chủ tịch của hội Quốc tế nông dân và cùng với một số thành viên khác Người được giao nhiệm vụ phụ trách một số vấn đề của các nước Châu Á. Cuối năm 1923, Nguyễn Ái Quốc học tại trường đại học Phương Đông nơi bồi dưỡng chủ nghĩa Mac – Lênin cho các chiến sĩ cộng sản thuộc địa. Tháng 1 – 1924, Lênin mất để lại niềm thương tiếc vô hạn cho nhân dân Liên Xô và nhân dân tiến bộ trên thế giới cả những người cộng sản các nước. Người đã viếng tan của Lênin và sau đó viết bài báo đăng trên báo Sự thật – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô vào ngày 27 – 1 – 1924: “khi còn sống Người là cha, là thầy, đồng chí, cố vấn của chúng ta, ngày nay Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới Cách mạng xã hội. Lênin bất diệt! Sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”. Tháng 6 – 1924 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội V Quốc tế cộng sản, tại đây với tư cách là đại biểu Người đã đọc ba bản tham luận nêu lên hai vấn đề yêu cầu Quốc tế cộng sản quan tâm: vấn đề dân tộc và thuộc địa; nông dân và ruộng đất của người nông dân các nước thuộc địa. Người yêu cầu Quốc tế cộng sản đặc biệt phải chú ý quan tâm hai vấn đề này và cuối Đại hội, Quốc tế cộng sản giữ Nguyễn Ái Quốc lại và chính thức bổ nhiệm làm Ủy viên ban Phương Đông phụ trách cục Phương Nam. Ngoài ra, trong thời gian này Người còn tham gia nhiều Đại hội khác như: Đại hội Quốc tế Phụ nữ, Đại hội Quốc tế công đoàn, Đại hội Quốc tế Thanh niên,…để đánh giá vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân thuộc địa trên thế giới thì nhà thơ Oxip Man-Den-Stam Nga năm 1923 đã nói: “…Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, Không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ Là nền văn hóa của tương lai. Dân tộc Việt Nam là một Dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói Trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, Thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng Của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương.” Tháng 11 – 1924 Nguyễn Ái Quốc với tên là Lý Thụy được Quốc tế cộng sản cử sang Quảng Châu – Trung Quốc làm phiên dịch tiếng Trung Quốc cho phái đoàn cố vấn chính phủ Xô Viết sang Trung Quốc để giúp đỡ Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn. Tại Quảng Châu Nguyễn Ái Quốc thông qua tổ chức Tâm tâm xã của những người thanh niên Việt Nam yêu nước sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào tháng 6 – 1925 và cho ra đời tờ báo Thanh niên – tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Từ năm 1925 – 1927 Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một số cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau khóa huấn luyện này , một số cán bộ ưu tú được Nguyễn Ái Quốc gửi vào học ở trường đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản, một số được cử đi học ở trường quân sự Hoàng Phố của Trung Quốc, còn phần lớn trở về nước để hoạt động và xây dựng lực lượng cách mạng. Tháng 4 – 1927 Tưởng Giới Thạch đảo chính gây tổn hại cho Đảng cộng sản Trung Quốc và cách mạng Việt Nam, chúng đã đàn áp những đảng viên cộng sản và những người cách mạng. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc phải rời Quảng Châu sang Liên Xô và đi một số quốc gia như Đức, Ý, Bỉ, Pháp sau đó trở về Châu Á. Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối năm 1928 với chủ trương “vô sản hóa” phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam: An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. Nhưng trước tình hình cách mạng bức thiết đòi hỏi phải có một chính đảng để lãnh đạo cách mạng. Ngày 27 – 10 – 1929 Nguyễn Ái Quốc rời Thái Lan trở về Trung Quốc để chuẩn bị cho hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất. Trong thời gian này ngày 10 – 10 – 1929 tại tòa án Nam triều ở Vinh – Nghệ An, thực dân Pháp đã kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc. Ngày 3 – 2 – 1930 Nguyễn Ái Quốc đến bán đảo Cửu Long – Hong Kong để chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất với tên gọi Đảng cộng sản Việt Nam. Sau năm ngày từ ngày 3 – 2 đến 7 – 2 – 1930 Hội nghị đã thông qua những văn bản do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Tháng 10 – 1930 dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, Đảng cộng sản Việt Nam chính thức đổi tên là Đảng cộng sản Đông Dương, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư đầu tiên. Đảng ra đời đã kịp thời lãnh đạo cách mạng mà đỉnh cao là cao trào xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931, phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939. Sau sự kiện thành lập Đảng và cao trào xô viết Nghệ Tĩnh Pháp đã tập trung lực lượng khủng bố trắng, đàn áp cách mạng dã man. Ngày 6 – 6 – 1931 cảnh sát Anh ở Hong Kong bất ngờ bao vây ngôi nhà số 186 phố Tam Cung Hong Kong bắt trái phép Nguyễn Ái Quốc với tên gọi lúc bấy giờ là Tống Văn Sơn. Thực dân Pháp đã âm mưu với chính phủ Anh là trao Nguyễn Ái Quốc cho thực dân Pháp đem về Đông Dương thực hiện bản án tử hình vắng mặt mà Pháp đã tuyên và Pháp sẽ trao cho chính phủ Anh một số vàng. Nhưng âm mưu của thực dân Pháp không thực hiện được nhờ có sự giúp đỡ của luật sư Lôđơbai chủ tịch hội luật gia Hong Kong lúc bấy giờ cùng với những người bạn của mình đã bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc và Người đã được trả tự do năm 1933 trên một con tàu bí mật do thống đốc Hong Kong sắp xếp để rời Hong Kong trở về Liên Xô. Trở về Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế cộng sản đưa đi an dưỡng ở miền Nam Liên Xô cũ. Tháng 10 – 1934, Người vào học ở trường đại học Quốc tế Lênin đồng thời người còn tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản. Tại đây Người với tư cách là ủy viên ban Phương Đông phụ trách cục Phương Nam đã giúp đỡ tận tình cho đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do đồng chí Lê Hồng Phong làm trưởng đoàn. Sau Đại hội Quốc tế cộng sản chính thức công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là một bộ phận của Quốc tế cộng sản và bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm ủy viên ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Thời gian này Quốc tế cộng sản không còn tin vào Nguyễn Ái Quốc nên Người xin vào làm việc ở viện nghiên cứu Các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Tại đây, Người trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh chuyên nghành lịch sử, Người đã hoàn thành suất sắc các môn học của mình. Cuối năm 1937, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào viết luận án tiến sĩ với đề tài Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Á. Nhưng luận án tiến sĩ của Người chưa hoàn thành thì cuối năm 1938 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đe dọa nền hòa bình của các dân tộc trên thế giới Nguyễn Ái Quốc được sự chấp thuận của Quốc tế cộng sản rời Macxcơva trở về Phương Đông. Hè năm1939 Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc với bí danh là Hồ Quang, Người được bố trí phụ trách bộ phận cơ yếu điện đài và viết báo. Người đã viết nhiều bài báo với tiêu đề Thư từ Trung Quốc đăng trên tờ Dân chúng – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản ta ở Sài Gòn, Người còn gửi thư cho trung ương Đảng nêu rõ Tân hồng nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Đảng ta lúc này lợi dụng việc Đảng cộng sản Pháp thắng lớn trong nghị viện và lãnh đạo chính quyền và cử Godard đến Sài Gòn để điều tra về Đông Dương, Đảng đã phát động nhiều phong trào đấu tranh công khai nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp. Tháng 9 – 1940 khi Nhật nhảy vào Đông Dương hất cẳng Pháp, Nguyễn Ái Quốc thấy rằng đây chính là thời cơ mình trở về nước. Ngày 28 – 1 – 1941 Nguyễn Ái Quốc cải trang thành một cụ già người dân tộc Nùng trở về tổ quốc qua cột mốc 108 biên giới Việt – Trung sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Ngay khi trở về nước Người đã sống ở hang Pác Pó, tranh thủ thời gian này Người dịch cuốn sách Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cho Đảng viên và viết tác phẩm Cách đánh du kích mà ngày nay là tài liệu huấn luyện chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1941 Người viết tác phẩm Lịch sử nước ta, nhưng cuối tác phẩm Người có ghi: “năm 1945 nước Việt Nam độc lập”. Ngày 13 – 8 – 1942, Nguyễn Ái Quốc với tên gọi Hồ Chí Minh đã lên đường sang Trung Quốc nhằm phối hợp với nhân dân Trung Quốc chống phát xít. Ngày 29 – 8 – 1942 Bác đến tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, nhưng bị Tưởng Giới Thạch bắt giam vì bị tình nghi là Việt gian. Người bị giải đi hơn 30 nhà giam, nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng Tây, thời gian này Bác cho ra đời tập thơ Nhật ký trong tù nổi tiếng gồm 133 bài thơ. Ngày 10 – 9 – 1943, Bác được trả tự do nhờ sự vận động của Đảng và các lực lượng tiến bộ trên thế giới như Công hội đỏ. Sau đó Người trở về hang Pác Pó trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Tháng 8 – 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, ngày 13 – 8 – 1945 Hồ Chí Minh quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc và Đại hội quốc dân tại Tân Trào, kịp thời phát động tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và giành được nhiều thắng lợi liên tiếp trong cả nước. Ngày 30 – 8 – 1945 vua Bảo Đại trao ấn thoái vị kết thúc chế độ thực dân-phong kiến ở nước ta. Ngày 2 – 9 – 1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau cách mạng tháng Tám, đất nước ta đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc: giặc ngoại xâm; nền tài chính kiệt quệ, ngân khố trống rỗng với hơn 1 triệu đồng tiền giấy rách nát không sử dụng được; với chính sách ngu dân mà thực dân Pháp đã áp đặt đối với nước ta làm cho hơn 95% dân số mù chữ; nạn đói diễn ra liên tiếp ở nhiều nơi làm cho hơn 2 triệu người dân miền Bắc chết đói. Để đối phó với các tình hình trên Hồ Chí Minh ký các sắc lệnh thành lập bình dân học vụ, kêu gọi quyên góp cho quốc gia, tăng gia sản xuất, hủ gạo đồng tâm, nhường cơm xẻ áo. Sau một thời gian ngắn nạn đói, nạn dốt từng bước được đẩy lùi. Còn vấn nạn giặc ngoại xâm ta phải đương đầu, Tưởng ở phía Bắc, Pháp và Anh ở phía Nam, chúng vào nước ta để tước vũ khí quân đội Nhật nhưng thực chất là thực hiện âm mưu cướp nước Việt Nam ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đưa ra sách lược hòa hoãn với Tưởng, tập trung lực lượng để đối phó với Pháp, chúng ta đã nhượng bộ cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị. Nhưng sau khi Tưởng, Pháp ký hiệp ước, Tưởng rút khỏi miền Bắc, Anh rút khỏi miền Nam, Pháp lại ra sức chống phá nước ta với mưu đồ cướp nước ta lần nữa. Khởi đầu ngày 23 – 9 – 1945 Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn. Ngày 18 – 12 – 1946 Pháp gửi tối hậu thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh buộc phải giải tán quân đội nhân dân. Đứng trước tình hình đó, ngày 19 – 12 – 1946 Hồ Chí Minh viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên”. Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, lời kêu gọi của non sông đất nước cả nhân dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống Pháp. Thắng lợi mở đầu mà chúng ta giành được là thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, sau đó giành thắng lợi ở chiến dịch Biên giới năm 1950 làm thất bại âm mưu của thực dân Pháp nhằm cô lập đất nước ta với thế giới bên ngoài. Và đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp là thắng lợi của chiến dịch Điện biên phủ ngày 7 – 5 – 1954 buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ ngày 21 – 7 – 1954. Lợi dụng thời cơ Mĩ đã nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Cuối năm 1954 chúng dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với âm mưu phá vỡ hiệp định Giơnevơ và chia rẽ đất nước ta lâu dài. Chúng lần lược thực hiện các chiến lược chiến tranh: Đơn phương, Đặc biệt, Cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Bác Hồ lại một lần nữa lãnh đạo nhân dân hai miền Nam Bắc lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ. Ngày 17 – 1 – 1960, ta giành thắng lợi với phong trào Đồng khởi. Sau đó, ta đánh bại phong trào trực thăng vận và thiết xa vận của Mĩ năm 1963 với chiến thắng Ấp Bắc. Tiếp sau đó ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, buộc Mĩ ngồi vào bàn dàm phán và kí hiệp định Paris năm 1973. Nhưng khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta chưa kết thúc, thì lúc 9 giờ 47 phút ngày 2 – 9 – 1969 Bác Hồ qua đời sau một cơn đau tim đột ngột. Bác mất đi để lại niềm thương tiếc vô hạn đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Nhân dân ta đã kiềm nén sự đau thương mà hoàn thành nguyện vọng của Bác, nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam, chúng ta đã làm nên chiến thắng vô cùng vĩ đại ngày 30 – 4 – 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Về sau, để kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1990 UNESCO chính thức công nhận Bác Hồ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Những cống hiến của chủ tịch Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam: Vào cuối năm 1917, giữa lúc chiến tranh thế giới Thứ nhất sắp kết thúc, Người trở lại Pháp, tham gia Đảng Xã Hội Pháp, lập ra Hội Những người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đưa đến Hội nghị Vecxay bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 12/1920, tại Đại Hội Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin để truyền bá vào nước ta, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Tháng 6/1924, Người tham gia Đại Hội V của Quốc tế Cộng Sản, trong hai bản tham luận quan trọng, Người đã đề cập hai vấn đề lớn sau: Tăng cường mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa. Năm 1925, Người viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới những tội ác tày trời của bọn thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa. Tác phẩm cũng vạch trần bản chất phản động của đế quốc Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh tinh thần dân tộc, hướng nhân dân các nước thuộc địa tới con đường giải phóng dân tộc của thời đại cách mạng vô sản. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng sản Đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 1925-1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. “Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương”, Người đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta-Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Nhân dịp thành lập Đảng, Người viết Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và tư sản phản cách mạng “làm cho nước An Nam được độc lập”. Dù hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước. Người góp ý kiến với Ban chấp hành Trung ương Đảng trong việc lãnh đạo phong trào quần chúng, trong công tác Đảng và tổ chức các Hội quần chúng. Người đề nghị với Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân…giúp đỡ phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Cuối năm 1938, từ Liên Xô, người trở lại Trung Quốc. Người chú ý theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở Đông Dương. Người nhắc nhở Trung ương Đảng cần nắm vững nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng ở Đông Dương lúc này là đấu tranh đòi thực hiện các quyền tự do, dân chủ đơn sơ và cải thiện đời sống, đấu tranh để Đảng được hoạt động hợp pháp. Đảng phải tổ chức một mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi. Đảng phải đấu tranh không khoan nhượng, chống tư tưởng bè phái, phải chú ý tổ chức học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị của Đảng viên. Ngày 28/1/1941, Người bắt tay thí điểm chính sách đoàn kết dân tộc để cứu nước, mở lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ, khẩn trương chuẩn bị cho Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 5/1941, Người chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Pó (Cao Bằng). Sau Hội nghị, Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp-Nhật. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội vũ trang ở Cao bằng để thúc đẩy việc phát triển cơ sở chính trị và chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng vũ trang. Năm 1944, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, xác định nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động và phương châm tác chiến của lực lượng vũ trang, hoạt động theo phương châm chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến. Chỉ thị này có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của Đảng. Ngày 10/10/1945 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập một ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội nhằm đào tạo giáo viên văn khoa trung học và để nâng cao nền văn học Việt Nam, đồng thời Người cũng ký sắc lệnh thành lập bình dân học vụ, kêu gọi quyên góp cho quốc gia…Trước sự lớn mạnh của kẻ thù, ngày 11/11/1945, Hồ Chủ tịch tuyên bố Đảng tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Trước sức ép của quân Tưởng, Người quyết định cung cấp lương thực thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, mở rộng Quốc hội thêm 70 ghế cho Việt cách, Việt quốc không qua bầu cử. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo thực hiện sách lược nhân nhượng nhằm vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù, bảo đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Nhưng ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết ở Trùng Khánh, theo đó thực dân Pháp sẽ đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay cho quân đội của Tưởng. Trước tình thế đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp thương lượng với Pháp. Người thay mặt Chính phủ ký hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. Ngày 14/9/1946, Người ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước thỏa thuận một số điều về quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước, đình chỉ xung đột ở miền Nam. Qua đó, chúng ta đã duy trì một khoảng thời gian hòa bình hiếm có để tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt. Đầu tháng 11/1946, Người đã nêu ra những công việc khẩn cấp lúc bấy giờ để chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân gấp rút thực hiện, nhằm đối phó với cuộc chiến tranh “chớp nhoáng” của thực dân Pháp. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân ta đã đứng lên chiến đấu với ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vì độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Đầu năm 1950, Người đi thăm Trung Quốc, Liên Xô. Ngày 18/1/1950, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chính phủ Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, Triều Tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Nhân dân ta nhận được nhiều sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô về vật chất, cố vấn quân sự và cả sự đồng tình ủng hộ của các nước khác. Tháng 6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch Biên giới. Hồ Chí Minh đã ra mặt trận để cùng Bộ chủ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Chiến dịch thắng lợi đã giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch. Với chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Pháp ký với Chính phủ ta Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954); lợi dụng thời cơ, Mỹ nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Trước tình hình đó, Người nêu rõ nước ta cần tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Trong suốt thời gian này, Người vẫn tiếp tục tham gia bàn bạc với Đảng và Chính phủ những phương hướng chiến lược cách mạng. Ngày 2/9/1969, Người qua đời để lại niềm thương tiếc vô hạn cho nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người đã lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bờ bến thắng lợi. Từ việc tìm ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đến việc lãnh đạo chỉ huy, đề ra phương hướng chiến lược cách mạng đúng đắn trong từng thời kì, ứng với từng hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta. Đây là đóng góp to lớn của Người cho cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSD15.doc
Tài liệu liên quan