Tài liệu Tiểu luận Bơm cao áp EVE: I - Sơ lược về phun dầu điện tử
1- 1. Sơ lược về hệ thống
Hệ thống điều khiển động cơ diesel bằng điện tử trong một thời gian dài chậm phát triển so với động cơ xăng. Sở dĩ như vậy là vì bản thân động cơ diesel thải ra ít chất độc hơn nên áp lực về vấn đề môi trường lên các nhà sản xuất ô tô không lớn. Hơn nữa, do độ êm dịu không cao nên diesel ít được sử dụng trên xe du lịch. Trong thời gian đầu, các hãng chủ yếu sử dụng hệ thống điều khiển bơm cao áp bằng điện trong các hệ thống EDC (electronic diesel control). Hệ thống EDC vẫn sử dụng bơm cao áp kiểu cũ nhưng có thêm một số cảm biến và cơ cấu chấp hành, chủ yếu để chống ô nhiễm và điều tốc bằng điện tử. Trong những năm gần đây, hệ thống điều khiển mới – hệ thống VE bằng điện với việc điều khiển kim phun bằng điện đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi.
1-2. Lĩnh vực áp dụng
- Phạm vi ứng dụng rộng rãi (cho xe du lịch và xe tải nhỏ có công suất đạt đến 30 kW/xylanh, cũng như xe tải nặng, xe lửa, và tàu thuỷ có công suất đ...
80 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Bơm cao áp EVE, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Sơ lược về phun dầu điện tử
1- 1. Sơ lược về hệ thống
Hệ thống điều khiển động cơ diesel bằng điện tử trong một thời gian dài chậm phát triển so với động cơ xăng. Sở dĩ như vậy là vì bản thân động cơ diesel thải ra ít chất độc hơn nên áp lực về vấn đề môi trường lên các nhà sản xuất ô tô không lớn. Hơn nữa, do độ êm dịu không cao nên diesel ít được sử dụng trên xe du lịch. Trong thời gian đầu, các hãng chủ yếu sử dụng hệ thống điều khiển bơm cao áp bằng điện trong các hệ thống EDC (electronic diesel control). Hệ thống EDC vẫn sử dụng bơm cao áp kiểu cũ nhưng có thêm một số cảm biến và cơ cấu chấp hành, chủ yếu để chống ô nhiễm và điều tốc bằng điện tử. Trong những năm gần đây, hệ thống điều khiển mới – hệ thống VE bằng điện với việc điều khiển kim phun bằng điện đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi.
1-2. Lĩnh vực áp dụng
- Phạm vi ứng dụng rộng rãi (cho xe du lịch và xe tải nhỏ có công suất đạt đến 30 kW/xylanh, cũng như xe tải nặng, xe lửa, và tàu thuỷ có công suất đạt đến 200 kW/xylanh.
- Áp suất phun đạt đến khoảng 1400 bar.
Có thể thay đổi thời điểm phun nhiên liệu.
- Có thể phun làm 3 giai đoạn: phun sơ khởi (pilot injection), phun chính (main injection), phun kết thúc (post injection).
Thay đổi áp suất phun tùy theo chế độ hoạt động của động cơ.
1-3. Hoạt động và chức năng
Trong bơm cao áp VE thì nguyên tắc của dầu thủy lực, bộ phận dẫn động. hoàn toàn giống bơm VE thường, nó chỉ khác nhau cơ chế định lượng, cách ghi nhận và phản hồi thông tin ở bộ ECU.
Vì nhiên liệu phải phun vào động cơ ở áp suất cao nên dầu thủy lực, bơm cao áp và các bộ phận dẫn động được duy trì thành một hệ thống dưới sự kiểm soát của bộ điều khiển bằng điện tử. Bộ dẫn động bằng điện tử sẽ điều chỉnh vị trí van định lượng, nghĩa là điều chỉnh hành trình cung cấp nhiên liệu bơm. Việc phun sớm được dẫn động nhờ áp lực nhiên liệutrong bơm qua việc điều khiển của một van điện từ.
Việc tạo ra áp suất và việc phun nhiên liệu hoàn toàn tách biệt với nhau trong hệ thống VE điều khiển bằng điện. Áp suất phun được tạo ra độc lập với tốc độ động cơ và lượng nhiên liệu phun ra. Nhiên liệu được trữ với áp suất cao trong bộ tích áp áp suất cao (high-pressure accumulator) và sẵn sàng để phun. Lượng nhiên liệu phun ra được quyết định bởi tài xế, và thời điểm phun cũng như áp lực phun được tính toán bằng ECU dựa trên các biểu đồ đã lưu trong bộ nhớ của nó. Sau đó, ECU sẽ điều khiển các kim phun tại mỗi xylanh động cơ để phun nhiên liệu. Một hệ thống diesel bằng điện tử co tỷ so nén (CR) bao gồm: -ECU:
Kim phun (injector)
Cảm biến tốc độ trục khuỷu (crankshaft speed sensor)
Cảm biến tốc độ trục cam (camshaft speed sensor)
Cảm biến bàn đạp ga (accelerator pedal sensor)
Cảm biến áp suất tăng áp (boost pressure sensor)
Cảm biến áp suất nhiên liệu trong ống (rail pressure sensor)
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (coolant sensor)
Cảm biến đo gió (air mass sensor)
Dầu có áp từ thanh tích áp được dẫn tới các kim phun bằng các ống dẫn cao áp. Bộ tín hiệu trung tâm được truyền tín hiệu đến mạch điều khiển của bộ khuyếch đại từ. Lúc này mạch khuyếch đại điện từ tạo ra tín hiệu cao áp làm nâng đót kim của vòi phun, dầu có áp được phun ra từ các lổ tia phun vào buồn cháy. Lượng phun và thời điểm phun được điều chỉnh bằng thời điểm nhấc kim phun và thời gian chốt kim phun
1- 4. Cơ cấu điều khiển Cơ cấu điều khiển trong hệ thống phun dầu điện tử được trình bày như (hình trên) Có nhiệm vụ nhận tín hiều từ các cảm biến đầu vào-Cảm biến tốc đô động cơ-Cảm biến nhiệt đô làm mát-Cảm biến vị trí bướm ga-Cảm biến bàn đạp ga-Cảm biến lưu lượng khí nạp-Cảm biến áp suất nhiên liệu…vv Sau đó, xử lý số liệu và chuyển tín hiệu điều khiển tới cơ cấu chấp hành gọi là tín hiệu ra-Tín hiệu nhấc kim phun-Tín hiệu áp suất nhiên liệu-Tín hiệu sấy nóng không khí nạp-Tín hiệu hạn chế tốc độ-Tín hiệu hạn chế đường khí nạp…vv Các tín hiệu vào và ra bộ xử lý trung tâm phải đồng bộ và linh hoat mới có khả năng đáp ứng được các chế độ hoạt động khắc nghiệt của động cơ diesel. Các động cơ diesel đời mới với xu hướng giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu à độ ồn thấp thì các tín hiệu và cơ cấu chấp hành đồng ra ngoài các yếu tố đồng bộ và linh hoạt thì các cấu chấp hành còn có moat yêu cầu khác là độ nhạy phải cao. Ngoài các yếu tố trên để đáp ưng đầy đủ các yêu cầu điều khiển thì bộ điều khiển trung tâm còn có bộ nhớ lớn mới có đủ khả năng lưu giữ chương trình trinh khiển các chế độ cao động cơ.
II - BƠM CAO ÁP VE
Ngày nay, ở những động cơ cao tốc nhỏ, đặc biệt là ở các loại xe tải, xe khách người ta thường dùng bơm cao áp VE, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao.
2-1 GIỚI THIỆU CHUNG:
Ngày nay, ở những động cơ cao tốc nhỏ, đặc biệt là ở các loại xe tải, xe khách người ta thường dùng bơm cao áp VE, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao. Bơm cao áp VE có các chức năng sau:
-Áp suất dầu phun luôn luôn được giữ cố định .
-Cung cấp một lượng nhiên liệu lý tưởng vào trong buồng khí đốt theo từng chế độ động cơ, phù hợp với lượng khí nạp vào. Lượng dầu cung cấp được bơm cao áp điều khiển phù hợp với tốc độ động cơ. Bơm cao áp giúp cho động cơ không vượt quá tốc độ cực đại cho phép hay dưới tốc độ cầm chừng đã được ấn định sẵn.
1
2
3
4
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
5
-Bơm cao áp ấn định thời gian phun khi tốc độ động cơ và tải thay đổi, quyết định thời gian phun sớm hay muộn (có bộ phun dầu sớm theo tải). Bơm cao áp VE phân phối nhiên liệu vào từng xi lanh một cách đồng đều và chính xác.
HÌNH 1: Cấu tạo Bơm cao áp VE
1. Trục truyền động 14. Cần khởi động
2. Bơm chuyển nhiên liệu 15. Cần điều khiển
3. Bánh răng truyền động 16. Vít điều chỉnh toàn tải
4. Vòng con lăn 17. Cần hiệu chỉnh
5. Con lăn 18. Đường dầu hồi
6. Đĩa cam 19. Vít cữ không tải
7. Bộ điều khiển phun sớm 20. Lò xo điều tốc
8. Lò xo hồi vị piston 21. Vít cữ toàn tải
9. Bạc điều chỉnh nhiên liệu 22. Cần ga
10. Xilanh chia 23. ống trượt bộ điều tốc
11. Piston chia 24. Quả văng
12. Đầu chia 25. Thân bộ điều tốc
13. Chốt M2
2-2 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12
13
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
11
14
HÌNH 2: Sơ đồ làm việc của bơm VE
1. Trục truyền động 17. Cần điều khiển
2. Bơm chuyển nhiên liệu 18. Vít điều chỉnh toàn tải
3. Con lăn và vòng con lăn 19. Cần hiệu chỉnh
4. Bộ điều khiển phun sớm 20. Đường dầu hồi
5. Đĩa cam 21. Lò xo không tải
6. Lò xo hồi vị piston 22. Đòn cắt nhiên liệu = cơ khí
7. Bạcđiều chỉnh nhiên liệu 23. ống trượt bộ điều tốc
8. Rãnh chia 24. Lò xo điều tốc
9. Lỗ chia 25. Cần ga
10. Đường dẫn nhiên liệu 26. Quả văng
11. Van cao áp 27. Bánh răng bộ điều tốc
12. Piston 28. Bầu lọc nhiên liệu
13. Khoang cao áp 29. Trục bộ điều tốc
14. Cửa nạp 30. Van ổn định áp suất
15. Van điện từ 31. Thùng nhiên liệu
16. Cần khởi động 32. Vòi phun
III – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh quạt hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm.
Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp. Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên liệu được cấp cho kim phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong này.
Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều đến kim phun quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏ kim phun.chỉnh kiểu cơ khí.
Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điều khiển phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu. Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn.
HÌNH3: Khoảng chạy của pittông bơm và các nhiên liệu giai đoạn cung cấp
1 – Pittông bơm 5 – Rãnh phân phối 2 – Lỗ nạp nhiên liệu 6 – Đường phân phối 3 – Rãnh hút 7 – Lỗ thoát nhiên liệu 4 – Buồng cao áp 8 – Van định lượng
Khi cam quay, piston bơm đi đến điểm chết trên sau đó về điểm chết dưới.Quá trình điều khiển lượng dầu cung cấp cho một chu trình được thực hiện gồm các bước sau:
Bước 1: Nạp nhiên liệu:
Khi pittông bơm chuyển động sang trái, một trong 4 rãnh hút trên pittông sẽ thẳng hàng với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào đường bên trong pittông.
Bước 2: Phân phối nhiên liệu :
Khi đĩa cam và pittông quay, cữa hút đóng và cữa phân phối của pittông sẽ thẳng hàng với một trong bốn trên nắp phân phối. Khi đĩa cam lăn trên các con lăn, pittông vừa quay vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén. Khi nhiên liệu bị nén đến một áp suất nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun.
Bước 3: Kết thúc việc cung cấp nhiên liệu:
Khi pittông dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn của pittông sẽ lộ ra khỏi van định lượng và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua các cửa tràn này. Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc.
Bước 4: Cân bằng áp suất :
Khi piston quay 180 sau khi phân phối nhiên liệu, rãnh cân bằng áp suất trên pittông thẳng hàng với đường phân phối để cân bằng áp suất nhiên liệu trong đường phân phối và trong buồng bơm.
IV – BỘ ĐIỀU KHIỂN PHUN SỚM TỰ ĐỘNG: (điều khiển thời điểm phun) Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, nhiên liệu trong động cơ Diesel phải được phun sớm hơn theo tốc độ động cơ để đảm bảo tính năng tốt nhất. Vì vậy bơm cao áp kiểu VE có trang bị bộ điều khiển phun sớm tự động, nó hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu, để thay đổi thời điểm phun tỷ lệ với sự tăng giảm tốc độ động cơ.
1.Cấu tạo và hoạt động:
Pittông bộ điều khiển phun sớm được gắn bên trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc với trục bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căn của lò xo bộ điều khiển.
HÌNH 4: Bộ điều khiển phun sớm tự động.1 – Vòng lăn 4 – Chốt trượt 2 – Con lăn 5 – Pittông bộ điều khiển phun sớm. 3 – Lò xo bộ điều khiển
Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của vòng đỡ con lăn. Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên, khi tốc độ động cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng lên nên pittông thắng được sức căng lò xo và dịch sang trái. Cùng với chuyển động của pittông, vòng lăn quay ngược hướng với pittông bơm, do đó làm sớm thời điểm phun tương ứng với vị trí đĩa cam.
V –CƠ CẤU ĐIỀU CHỈNH CƠ KHÍ BƠM VE.
1. Cấu tạo và vai trò:
Bánh răng trục cơ cấu điều chỉnh và giá đỡ quả văng quay 1,6 lần trong một vòng quay của bánh răng trục dẫn động.
Có bốn quả văng trên giá đỡ. Các quả văng này phát hiện tốc độ gốc của trục bộ điều chỉng nhờ lực ly tâmvà bạc bộ điều chỉnh sẽ truyền lực ly tâm nàyđến cần điều khiển. Độ căng của lò xo điều khiển thay đổi theo tải ( tức là mức độ đạp chân ga). Lò xo giảm chấn và lò xo không tải tránh cho bộ điều chỉnh hoạt động giật cục bằng cách tỳ nhẹ vào cần căng và cần điều khiển khi chúng dịch chuyển sang phải (tức là theo hướng giảm lượng phun).
Cụm cần bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của van định lượng theo tốc độ động cơ và theo tải. Nó bao gồm cần dẫn hượng, và cần điều khiển và cần căng, những cần này được nối tại điểm tựa (điểm tự do). Cần hướng dẫn còn có thêm một điểm tựa (điểm cố định vào vỏ bộ điều chỉnh) .
HÌNH 5 :Bộ điều chỉnh mọi tốc độ.
Đĩa cam
Trục dẫn động
Bánh răng
Trục bộ điều chỉnh
Cần điều chỉnh
Lò xo điều khiển
Lò xo giảm chấn
Cần dẫn hướng
Cần căng
Cần điều khiển
Bạc
Quả tạ
Pitông bơm
Van định lượng
15. Điểm tựa A
1-1. Khởi động
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh sẽ dịch chuyển về vị trí đầy tải . Vì vậy cần căng bị kéo bởi lò xo điều khiển đến tận khi nó tiếp xúc với vấu chặn . Do động cơ vẫn chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển và cần điều khiển bị đẩy tỳ lên bạc bởi sức căng lò xo khởi động vì thế các quả văng vẫn ở vị trí đống hoàn toàn. Cùng lúc đó, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A và đẩy vòng tràn đến vị trí khởi động. Phun cực đại. Nhờ đó lượng nhiên liệu cung cấp cần thiết cho động cơ để khởi động.
1-2. Không tải.
Sau khi động cơ đã khởi động, chân ga nhả và cần điều chỉnh quay về vị trí không tải. Ở vị trí này lò xo điều khiển tự do hoàn toàn nên nó không kéo cần căng. Vì vậy, ngay cả ở tốc độ thấp, các quả văng bắt đầu mở ra. Nó làm cho bạc dịch sang phải, đẩy cần điều khiển và cần căng sang phải chống lại sức căng các lò xo khởi động, không tải và giảm chấn. Vì vậy cần điều khiển quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy van định lượng đến vị trí không tải.
1-3. Đầy tải
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch đến vị trí đầy tải và sức căng của lò xo điều khiển trở nên lớn hơn (vì vậy lò xo giảm chấn sẽ bị ép lại hoàn toàn). Do đó cần căng sẽ tiếp xúc với dấu chặn và đứng im. Hơn nữa, khi cần điều khiển bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng, van định lượng được giử ở vị trí đầy tải.
Khi vít đặt đầy tải (để điều chỉnh lượng phun khi đầy tải) quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa D nên cần điều khiển ( gắn với điểm A) sẽ cũng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm D, đẩy van định lượng theo hướng tăng lượng phun.
1-4. Tốc độ cực đại
Khi tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực ly tâm của các quả văng dần dần trở nên lớn hơn lực căng của lò xo điều khiển. Vì vậy cần căng và cần điều khiển cùng quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, do đó đẩy van định lượng sang trái, giảm lượng phun để ngăn động cơ chạy quá nhanh.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, dầu diesel sạch.
- Vệ sinh sạch sẽ trớc khi tháo.
- Không để lẫn các chi tiết khi tháo rời.
- Nắm đợc quy trình tháo-lắp trớc khi tiến hành.
- Không dùng các chi dụng cụ sắc cạnh để cạo chi tiết bơm.
VI- KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ
A-Khái quát
Sơ đồ hệ thống điều khiển điện tử
EFI-diesel
Hệ thống điều khiển điện tử thay đổi chút ít theo kiểu động cơ.
• Điều khiển điện tử EFI-diesel thông thường
• Điều khiển điện tử EFI-diesel ống phân phối
(1/1)
Khái quát về ECU
Về mặt điều khiển điện tử, vai trò của ECU là xác định lượng phun nhiên liệu, định thời điểm phun nhiên liệu và lượng không khí nạp vào phù hợp với các điều kiện lái xe, dựa trên các tín hiện nhận được từ các cảm biến và công tắc khác nhau. Ngoài ra, ECU chuyển các tín hiệu để vận hành các bộ chấp hành. Đối với hệ thống EFI-diesel thông thường và hệ thống EFI-diesel ống phân phối.
B-Sơ đồ hệ thống điều khiển điện tử:
. Loại động cơ 5L-E (kiểu piston hướng trục)
.1KZ-TE kiểu bơm píston hướng trục:
. Kiểu HD - FTE (kiểu bơm piston hướng trục):
.15B - FTE (kiểu bơm piston hướng trục):
.1CD – FTV (kiểu bơm ống phân phối):
.1KD – FTV (kiểu bơm ống kiểm tra):
.2KD – FTV (Kiểu bơm ống phân phối):
.1ND – TV (Kiểu ống phân phối):
C- EDU
Về EDU
EDU là một thiết bị phát điện cao áp. Được lắp giữa ECU và một bộ chấp hành, EDU khuếch đại điện áp của ắc quy và trên cơ sở các tín hiệu từ ECU sẽ kích hoạt SPV kiểu tác động trực tiếp trong EFI-diesel thông thường, hoặc phun trong hệ thống kiểu EFI-diesel có ống phân phối.
EDU cũng tạo ra điện áp cao trong trường hợp khác khi van bị đóng.
Gợi ý
EDU của động cơ 1ND-TV được lắp bên trong ECU.
Về SPV kiểu tác động trực tiếp
SPV kiểu tác động trực tiếp được sử dụng trong bơm áp suất cao kiểu pittông hướng kích. Nó được trang bị một cuộn dây công suất lớn để cho phép SPV phản ứng trong điều kiện áp suất nhiên liệu cao.
Do đó, cần có mức điện áp cao để kích thích cuộn dây.
Về EDU
ECU “(tín hiệu ) mạch điều khiển EDU
Mạch điều khiển EDU (tín hiệu) mạch tạo cao áp (khuếch đại)
Mạch tạo cao áp (cao áp) SPV “EDU Tiếp mát SPV (tín hiệu kiểm tra) ECU
A.Mạch tạo ra điện áp cao
Cảm biến
D- Vị trí lắp của các cảm biến
1. Động cơ 1KZ-TE
• Cảm biến tốc độ
• Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
• Cảm biến nhiệt độ khí nạp
• Cảm biến vị trí bướm ga
• Cảm biến nhiệt độ nước
• Cảm biến áp suất tua bin tăng áp
• Cảm biến vị trí trục khuỷu
2. Động cơ 1HD-FTE/15B-FTB
• Cảm biến tốc độ
• Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
• Cảm biến vị trí bàn đạp ga
• Cảm biến nhiệt độ khí nạp
• Cảm biến nhiệt độ nước
• Cảm biến áp suất tua bin tăng áp
• Cảm biến vị trí trục khuỷu
3. Động cơ 1CD-FTV
• Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
• Cảm biến áp suất nhiên liệu
• Cảm biến nhiệt độ không khí nạp (tại bộ lọc khí)/ cảm biến lưu lượng khí nạp
• Cảm biến vị trí bàn đạp ga
• Cảm biến nhiệt độ không khí nạp (ở đường ống nạp)
• Cảm biến vị trí trục cam
• Cảm biến nhiệt độ nước
• Cảm biến áp suất tua bin tăng áp
• Cảm biến vị trí trục khuỷu
4. Động cơ 1KD-FTV
• Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
• Cảm biến áp suất nhiên liệu
• Cảm biến lưu lượng khí nạp/cảm biến nhiệt độ khí nạp (tại bộ lọc không khí)
• Cảm biến vị trí bàn đạp ga
• Cảm biến nhiệt độ khí nạp (tại đường ống nạp)
• Cảm biến nhiệt độ nước
• Cảm biến áp suất tua bin tăng áp
• Cảm biến vị trí trục cam
• Cảm biến vị trí trục khuỷu
5. Động cơ 2KD-FTV
• Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
• Van xả áp suất
• Cảm biến áp suất nhiên liệu
• Cảm biến lưu lượng khí nạp/ Cảm biến nhiệt độ khí nạp (tại bộ lọc không khí)
• Cảm biến vị trí bàn đạp ga
• Cảm biến nhiệt độ khí nạp (tại đường ống nạp)
• Cảm biến nhiệt độ nước
• Cảm biến áp suất tua bin tăng áp
• Cảm biến vị trí trục cam
• Cảm biến vị trí trục khuỷu
6. Động cơ 1ND-TV
• Bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu
• Cảm biến áp suất nhiên liệu
• Cảm biến lưu lượng khí nạp
. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
• Cảm biến vị trí bàn đạp ga
• Cảm biến vị trí trục cam
• Cảm biến nhiệt độ nước
• Cảm biến vị trí trục khuỷu
E- Cấu tạo và hoạt động của các cảm biến
Cảm biến gửi tín hiệu tới ECU động cơ được nêu trong hình bên trái
Cảm biến vị trí trục khuỷu
Cảm biến bàn đạp ga
Cảm biến tốc độ
Cảm biến vị trí trục cam
Cảm biến nhiệt độ nước
Cảm biến áp suất tăng áp tua bin
Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu
Cảm biến áp suất nhiên liệu
Cảm biến lưu lượng khí nạp
Cảm biến bàn đạp ga
Có hai kiểu cảm biến bàn đạp. Một là cảm biến
vị trí bàn đạp ga, nó tạo thành một cụm cùng
với bàn đạp ga. Cảm biến này là loại có một
phần tử Hall, nó phát hiện góc mở của bàn bàn
đạp ga. Một điện áp tương ứng với góc mở của
bàn đạp ga có thể phát hiện được tại cực tín
hiện ra.
Cảm biến vị trí bướm ga
Một cảm biến khác là cảm biến vị trí bướm ga, nó được đặt tại họng khuyếch tán và là loại sử dụng một biến trở.
Cảm biến tốc độ động cơ
Cảm biến tốc độ động cơ được lắp trong bơm cao áp. Nó gồm có một rôto được lắp ép lên một trục dẫn động, và một cảm biến. Các tín hiệu điện được tạo ra trong cảm biến (cuộn dây) phù hợp với sự quay của rôto.
Cảm biến tốc độ động cơ
Đây là quan hệ giữa sự quay của rôto và dạng sóng sinh ra.
ECU sẽ đếm số lượng xung để phát hiện ra tốc độ động cơ.
Rôto tạo nửa vòng quay đối với mỗi vòng quay của động cơ.
ECU sẽ phát hiện góc tham khảo này từ phần răng sóng bị mất, mà răng này được bố trí trên chu vi của rôto
Cảm biến tốc độ động cơ
Động cơ EFI-điezel kiểu ống phân phối 1CD-FTV dùng cảm biến vị trí trục khuỷu để phát hiện tốc độ động cơ tương tự như hệ thống EFI của động cơ xăng, thay cho cảm biến tốc độ động cơ dùng trong động cơ EFI- diezen thông thường. Cảm biến vị trí trục khuỷu của một động cơ EFI- diezel kiểu ống phân phối cũng phát ra tín hiệu đầu ra NE hệt như tín hiệu ra của cảm biến tốc độ động cơ trong một động cơ EFI-diezen thông thường.
Cảm biến vị trí trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục khuỷu được lắp lên thân máy. Nó phát hiện vị trí tham khảo của góc trục khuỷu dưới dạng tín hiệu TDC.
Gợi Ý:
Cảm biến vị trí trục khuỷu kiểu ống phân phối tạo ra các tín hiệu tốc độ động cơ (NE).
Nó phát hiện góc trục khuỷu trên cơ sở các tín hiệu NE đó.
Một xung được tạo ra khi phần nhô ra lắp trên trục khuỷu đi đến gần cảm biến do sự quay của trục khuỷu. Một xung được tạo ra đối với mỗi vòng quay của trục khuỷu và nó được phát hiện dưới dạng một tín hiệu vị trí tham khảo của góc trục khuỷu.
Cảm biến vị trí trục cam
Một cảm biến vị trí trục cam sử dụng trên một số động cơ (1CD-FTV) thay cho vị trí tham khảo góc quay của trục khuỷu được phát hiện dưới dạng một tín hiệu G.
Động cơ 1ND-TV
Đối với động cơ 1ND-TV người ta dùng cảm biến vị trí trục cam loại có một phần từ Hall.
Trigơ định giờ trên bánh răng phối khí sẽ phát hiện vị trí của trục cam bằng việc phát ra một tín hiệu đối với hai vòng quay của trục khuỷu.
Cảm biến áp suất tăng áp tua-bin
Cảm biến áp suất tăng áp tua-bin được nối với đường ống nạp qua một ống mềm dẫn không khí và một VSV, và phát hiện áp suất đường ống nạp (lượng không khí nạp vào)
Cảm biến áp suất tăng áp tua-bin
VSV hoạt động phù hợp với các tín hiệu từ ECU và đóng ngắt áp suất tác động lên bộ chấp hành giữa khí quyển và chân không.
• Chân không
• Khí quyển
Cảm biến nhiệt độ nước/ nhiệt độ khí nạp /nhiệt độ nhiên liệu.
Có ba kiểu cảm biến nhiệt độ được sử dụng để điều khiển EFI- diezen:
Cảm biến nhiệt độ nước được lắp trên thân máy để phát hiện nhiệt độ của nước làm mát động cơ.
Cảm biến nhiệt độ khí nạp được lắp lên ống nạp của động cơ để phát hiện nhiệt độ của không khí nạp vào.
Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu được lắp lên bơm và phát hiện nhiệt độ của nhiên liệu.
Mỗi kiểu cảm biến nhiệt độ đều có một nhiệt điện trở lắp bên trong, giá trị điện trở của nó thay đổi theo nhiệt độ và đặc tính của nó được mô tả trong biểu đồ.
Cảm biến áp suất nhiên liệu
Cảm biến áp suất nhiên liệu sử dụng trong điezen kiểu ống phân phối phát hiện áp suất của nhiên liệu trong ống phân phối.
Trên cơ sở các tín hiệu từ cảm biến áp suất nhiên liệu, ECU sẽ điều khiển SCV (van điều khiển hút) để tạo ra áp suất quy định phù hợp với các điều kiện lái xe.
Điện áp ra áp suất PC (MPa)
Cảm biến lưu lượng khí nạp
Một cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu dây sấy được sử dụng trong diezen EFI kiểu ống phân phối để phát hiện lượng không khí nạp vào.
F- Các chức năng được điều khiển bởi ECU
Các chức năng được điều khiển bởi ECU
Xác định lượng phun và định thời gian phun của điezen EFI thông thường.
• Điều khiển lượng phun
• Điều khiển thời điểm phun
Xác định lượng phun và thời điểm phun của diezen EFI kiểu ống phân phối
• Điều khiển lượng phun
• Điều khiển thời điểm phun
G- Xác định lượng phun
ECU thực hiện ba chức năng sau đây để xác định lượng phun:
1. Tính toán lượng phun cơ bản
2. Tính toán lượng phun tối đa
3. So sánh lượng phun cơ bản và lượng phun tối đa.
1. Tính toán lượng phun cơ bản
Việc tính toán lượng phun cơ bản được thực hiện trên cơ sở các tín hiệu tốc độ động cơ và lực bàn đạp tác động lên bàn đạp ga.
2. Tính toán lượng phun tối đa
Việc tính toán lượng phun tối đa được thực hiện trên cơ sở các tín hiệu từ cảm biến tốc độ động cơ ( Cảm biến NE ), cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến nhiệt độ nhiên liệu và áp suất tua-bin.
Đối với EFI-diesel kiểu ống phân phối, các tín hiệu từ cảm biến áp suất nhiên liệu cũng được sử dụng.
Điều chỉnh lượng phun
Điều chỉnh áp suất không khí nạp vào
Lượng phun được điều chỉnh phù hợp với áp suất không khí nạp vào (lưu lượng)
Điều chỉnh nhiệt độ không khí nạp vào
Tỉ trọng của không khí nạp vào (lượng không khí) thay đổi phù hợp với nhiệt độ không khí nạp vào. (Nhiệt độ không khí nạp vào thấp điều chỉnh tăng lượng phun).
Điều chỉnh nhiệt độ nhiên liệu
Nhiệt độ nhiên liệu cao điều chỉnh tăng lượng phun
Điều chỉnh động cơ lạnh
Nhiệt độ nước làm mát thấp điều chỉnh tăng lượng phun
Điều chỉnh áp suất nhiên liệu
Trong diezen kiểu ống phân phối những thay đổi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối được phát hiện trên cơ sở các tín hiệu từ cảm biến áp suất nhiên liệu. Nếu áp suất nhiên liệu thấp hơn áp suất dự định thì thời gian mở vòi phun sẽ được kéo dài.
Tính toán lượng phun tối đa
ECU so sánh lượng phun cơ bản đã tính toán và lượng phun tối đa và xác định lượng nhỏ hơn làm lượng phun.
Tăng tốc 60% của tốc độ lái không đổi
Tăng tốc 100% của tăng tốc đột ngột
3. So sánh lượng phun cơ bản và lượng phun tối đa
Sự khác biệt trong lượng phun thực tế của diezen EFI thông thường được tạo ra do sự không ăn khớp cơ khí xảy ra đối với các bơm, sẽ được điều chỉnh.
Về điều chỉnh ROM:
Các trạm bảo dưỡng được uỷ quyền như các xưởng dịch vụ bơm sử dụng các dụng cụ chuyên dùng để đo kiểm bơm để thay thế, điều chỉnh ROM hoặc tiến hành hiệu chỉnh.
Các kiểu điều chỉnh khác:
Bổ sung cho lượng phun được quyết định ở đây, việc điều chỉnh nhiệt độ nhiên liệu còn được thực hiện đối với một số kiểu xe. Nếu nhiệt độ nhiên liệu cao, lượng phun thực tế sẽ thấp hơn (do tỉ trọng thấp) so với số liệu hướng dẫn. Do đó, số liệu hướng dẫn phải được tăng lên.
H- Xác định thời điểm phun
ECU thực hiện các chức năng sau đây để xác định thời điểm phun:
Diezen EFI thông thường
1. Xác định thời điểm phun mong muốn
2. Xác định thời điểm phun thực tế
3. So sánh thời điểm phun mong muốn và thời điểm phun thực tế
Diezen EFI có ống phân phối
4. So sánh thời điểm phun mong muốn và thời điểm phun thực tế
EFI-diesel thông thường
1. Xác định thời điểm phun mong muốn
Thời điểm phun mong muốn được xác định bằng cách tính thời điểm phun cơ bản thông qua tốc độ động cơ và góc mở bàn đạp ga và bằng cách thêm giá trị điều chỉnh trên cơ sở nhiệt độ nước, áp suất không khí nạp và nhiệt độ không khí nạp vào.
EFI-diesel thông thường
1. Xác định thời điểm phun mong muốn
EFI-diesel thông thường
2. Phát hiện thời điểm phun thực tế
Việc phát hiện thời điểm phun thực tế được thực hiện thông qua tính toán trên cơ sở các tín hiêụ tốc độ động cơ và vị trí trục khuỷu. Đối với việc điều khiển lượng phun, những sự không khớp suất hiện trong điều khiển thời điểm phun giữa các bơm sẽ được điều chỉnh thông qua sử dụng một điện trở hiệu chỉnh hoặc một ROM hiệu chỉnh.
Phát hiện thời điểm phun
EFI-diesel thông thường
Đĩa cam và rôtơ (tạo ra tín hiệu NE của cảm biến tốc độ động cơ) quay cùng với nhau. Do đó, ECU có thể phát hiện được thời điểm khi pittông chuyển động và sự phun thực tế xảy ra do vị trí của tín hiệu NE.
Về sự không khớp pha xảy ra giữa thời điểm phun thực tế và tín hiệu NE do những sai sót riêng của các bơm người ta sử dụng một điện trở điều chỉnh để hiệu chỉnh và nhận biết nó như một vị trí chuẩn.
So sánh tín hiệu NE và tín hiệu TDC của biến cảm góc quay của trục khuỷu và tính toán thời điểm phun liên quan đến góc của trục khuỷu động cơ cũng như thời điểm phun thực tế.
EFI-diesel thông thường
3. So sánh thời điểm phun mong muốn và thời điểm phun thực tế
ECU so sánh thời điểm phun mong muốn và thời điểm phun thực tế và chuyển các tín hiệu thời điểm phun sớm và thời điểm phun muộn tới van điều khiển thời điểm phun sao cho thời điểm phun thực tế và thời điểm phun mong muốn khớp với nhau.
Xác định định mức thời gian phun
EFI-diesel thông thường
EFI-Diesel kiểu ống phân phối
4. So sánh thời điểm phun mong muốn và thời điểm phun thực tế
Như đối với EFI- diezen thông thường, thời điểm phun phun cơ bản của EFI-diesel kiểu ống phân phối được xác định thông qua tốc độ động cơ và góc mở bàn đạp ga và bằng cách thêm một giá trị điều chỉnh dựa trên cơ sở nhiệt độ nước và áp suất không khí nạp (lưu lượng). ECU sẽ gửi các tín hiệu phun tới EDU và làm sớm hoặc làm muộn thời điểm phun để điều chỉnh thời điểm bắt đầu phun.
Điều khiển lượng phun trong khi khởi động
Lượng phun khi khởi động được xác định bằng việc điều chỉnh lượng phun cơ bản phù hợp với các tín hiệu ON của máy khởi động (thời gian ON) và các tín hiệu của cảm biến nhiệt độ nước làm mát.
Khi động cơ nguội, nhiệt độ nước làm mát sẽ thấp hơn và lượng phun sẽ lớn hơn.
Để xác định rằng thời điểm bắt đầu phun đã được điều chỉnh phù hợp với tín hiệu của máy khởi động, nhiệt độ nước và tốc độ động cơ.
Khi nhiệt độ nước thấp, nếu tốc độ động cơ cao thì điều chỉnh thời điểm phun sẽ sớm lên.
Điều khiển tốc độ phun
Phun ngắt quãng
Một bơm pittông hướng kích thực hiện việc phun ngắt quãng (phun hai lần) khi khởi động động cơ ở nhiệt độ quá thấp (dưới -100 ) để cải thiện khả năng khởi động và giảm sự sinh ra khói đen và khói trắng.
Phun trước
EFI-diesel kiểu ống phân phối có sử dụng phun trước. Trong hệ thống phun trước một lượng nhỏ nhiên liệu được phun đầu tiên trước khi việc phun chính được thực hiện. Khi việc phun chính bắt đầu thì lượng nhiên liệu được bắt lửa làm cho nhiên liệu của quá trình phun chính được đốt đều và êm.
Điều khiển tốc độ không tải
Dựa trên các tín hiệu từ các cảm biến, ECU tính tốc độ mong muốn phù hợp với tì nh trạng lái xe.
Sau đó, ECU so sánh gía trị mong muốn với tín hiệu (tốc độ động cơ) từ cảm biến tốc độ động cơ và điều khiển bộ chấp hành (SPV/ vòi phun) để điều khiển lượng phun nhằm điều chỉnh tốc độ không tải.
ECU thực hiện điều khiển chạy không tải (để cải thiện hoạt động làm ấm động cơ) trong quá trình chạy không tải nhanh khi động cơ lạnh, hoặc trong quá trình hoạt động của điều hoà nhiệt độ/ bộ gia nhiệt. Ngoài ra, để ngăn ngừa sự giao động tốc độ không tải sinh ra do sự giảm tải động cơ khi công tắc A/C được tắt, và lượng phun được tự động điều chỉnh trước khi tốc độ động cơ giao động.
Điều khiển giảm rung động khi chạy không tải
Điều khiển này phát hiện các giao động về tốc độ động cơ khi chạy không tải sinh ra do các khác biệt trong bơm hoặc vòi phun và điều chỉnh lượng phun đối với từng xi lanh
Do đó, sự rung động và tiếng ồn không tải được giảm xuống.
Lượng phun được điều chỉnh sao cho tất cả các trị số trở nên bằng nhau.
Các dạng điều khiển khác
1. Điều khiển điều chỉnh tốc độ động cơ
Triệu chứng: Lượng phun tăng lên do tăng áp suất trong bơm.
Mô tả điều khiển: Lượng phun giảm theo tốc độ động cơ.
2. Điều khiển ECT
Triệu chứng: Va đập xuất hiện trong quá trình sang số
Mô tả điều khiển: Lượng phun giảm xuống trong quá trình sang số.
3. Điều khiển buji ( bơm pittông hướng kích)
Triệu chứng: Bật công tắc buji lên vị trí “ON” khi khởi động động cơ đang lạnh
Mô tả điều khiển: Điều khiển các điều kiện của buji phù hợp với nhiệt độ chất làm mát.
4. Điều khiển bộ gia nhiệt nạp vào (bơm pittông hướng kích)
Triệu chứng: Bộ gia nhiệt nạp vào bật lên “ON” để làm ấm không khí nạp vào khi khởi động động cơ đang lạnh. Điều khiển các điều kiện của bộ gia nhiệt nạp vào phù hợp với nhiệt độ chất làm mát.
5. Điều khiển ngắt điều hoà nhiệt độ
Triệu chứng: Bộ gia nhiệt đầu vào bật lên “ON” để làm ấm không khí nạp vào khi khởi động động cơ đang lạnh
Mô tả điều khiển: Điều khiển các điều kiện của buji phù hợp với nhiệt độ chất làm mát.
6. Điều khiển sự ì
Triệu chứng: Giao động mômen quay do sự thay đổi lượng phun trong quá trình tăng tốc.
Mô tả điều khiển: Lượng phun được thay đổi dần và ngay sau khi bộ tăng tốc được mở hoặc đóng.
Điều khiển áp suất nhiên liệu
Xác định áp suất nhiên liệu cho kiểu mạch chung
Một áp suất nhiên liệu đáp ứng các điều kiện vận hành của một động cơ được tính toán phù hợp với lượng phun thực tế đã được xác định trên cơ sở tín hiệu từ các bộ cảm biến và tốc độ động cơ. ECU sẽ phát các tín hiệu đến SCV để điều chỉnh áp suất nhiên liệu sản ra bởi bơm cung cấp.
Tham khảo
Xác định áp suất nhiên liệu cho kiểu mạch chung.
K- Bảng lượng phun và thời điểm phun
VII- CHUẨN ĐOÁN
Các chức năng chuẩn đoán
Như đối với hệ thống EFI của động cơ xăng, động cơ diezen EFI còn có đặc trưng về chức năng chuẩn đoán MOBD (OBD).
Đèn MIL (đèn báo hư hỏng) sẽ bật sáng nếu hư hỏng được phát hiện ở trong bản thân ECU hoặc trong hệ thống điện.
Khu vực hư hỏng sẽ được chỉ ra bởi một chữ số DTC (mã chuẩn đoán hư hỏng). Sau khi sự cố được sửa chữa thì MIL sẽ biến mất. Tuy nhiên, DTC vẫn sẽ được lưu trong bộ nhớ của ECU.
Chế độ kiểm tra (chế độ thử)
Chức năng chuẩn đoán bao gồm một chế độ bình thường và một chế độ kiểm tra (hoặc chế độ thử).
Trong khi chế độ bình thường thực hiện việc chuẩn đoán bình thường thì chế độ kiểm tra (hoặc chế độ thử) có một độ nhậy cao hơn để phát hiện ra chi tiết hơn các điều kiện gây hư hỏng.
Dữ liệu lưu tức thời
ECU lưu trong bộ nhớ của mình các tình trạng của động cơ vào thời điểm sự cố suất hiện. Các tình trạng tồn tại ở thời điểm đó sau này có thể được tìm lại và xem xét lại thông qua việc sử dụng một máy chẩn đoán.
An toàn
ECU có chế độ an toàn nếu một sự cố xuất hiện trong một vài mục chuẩn đoán. Chế độ này đưa ra các tín hiệu tới các trị số quy định của chúng để làm cho xe có thể lái được.
Hiển thị DTC (mã chuẩn đoán hư hỏng)
Tuỳ thuộc vào kiểu xe, giắc kiểm tra có thể là loại DLC hoặc DLC3.
DTC (mã chuẩn đoán hư hỏng) có thể được giám sát bằng cách nối ngắn mạch các cực của giắc nối và đếm số lần nhấp nháy. Nếu sự cố không xảy ra thì số lần nhấp nháy sẽ tương ứng với điều kiện bình thường.
Một trong những phương pháp đánh giá DTC (mã chuẩn đoán hư hỏng) là sử dụng một máy chẩn đoán cầm tay.
Các con số DTC có thể được thể hiện trên màn hình của thiết bị này.
Máy chẩn đoán có thể còn được sử dụng để hiển thị các tình trạng của động cơ hoặc các tín hiệu của cảm biến (trị số tham chiếu) ngoài việc biểu thị con số DTC
Giắc kiểm tra
Thử kích hoạt
Trong quá trình thử kích hoạt, một thiết bị chuẩn đoán được sử dụng để đưa ra các lệnh cho ECU để vận hành các bộ chấp hành.
Thử kích hoạt này xác định sự nhất thể của hệ thống hoặc của các bộ phận b ằng việc giám sát hoạt động của các bộ chấp hành, hoặc bằng việc đọc các dữ liệu ECU của động cơ.
Gợi ý khi sửa chữa
Đọc DTC (Mã chuẩn đoán hư hỏng)
Trong sách hướng dẫn sửa chữa, mục phát hiện, điều kiện phát hiện và khu vực hư hỏng được nêu trong từng DTC, do đó hãy tham khảo sách hướng dẫn sửa chữa khi khắc phục hư hỏng.
Kiểm tra bằng cách dùng dụng cụ thử mạch
Tiến hành kiểm tra phù hợp với sơ đồ kiểm tra đối với mỗi mã chuẩn đoán hư hỏng. Phương pháp kiểm tra tương tự như đối với hệ thống phun nhiên liệu điện tử (EFI) của động cơ xăng.
Kiểm tra ECU
Đo điện áp và điện trở tại các cực của ECU/EDU.
Kiểm tra rơle
Đo điện áp và điện trở của các cực của rơle
Kiểm tra cảm biến
Đo điện áp và điện trở giữa các cực của cảm biến
Kiểm tra bằng cách sử dụng máy chẩn đoán
Thông qua việc sử dụng một máy chẩn đoán, các tì nh trạng của ECU, EDU và cảm biến có thể được giám sát trên máy chẩn đoán này.
Trong chế độ kiểm âm, máy chẩn đoán có thể kích hoạt các bộ chấp hành để mô phỏng các điều kiện vận hành của xe.
Tuân thủ các hướng dẫn dưới đây để xoá DTCđược lưu trong bộ nhớ của ECU.
Thực hiện việc xoá trên máy chẩn đoán.
Tháo cầu trì đặc biệt và cực dương (+ ) của ắc quy (quy trình này khác biệt theo từng kiểu động cơ)
VIII –THÁO LẮP BƠM VE.
Quy trình tháo bơm VE1. Tháo bơm cao áp khỏi động cơ.
Dụng cụ: Kìm, tuôc nơ vit, clê, lục lăng, vam chuyên dùng, khẩu, tay nối, tay vặn.
2. Gắn bơm lên giá chuyên dùng.
3. Tháo đờng dầu vào trên thân bơm.
Dụng cụ: Lục lăng, Clê.
4. Tháo cảm biến tốc độ.
Dụng cụ: Lục lăng, Clê.
5. Tháo giá đỡ bơm.
Dụng cụ: Lục lăng.
6. Tháo van cắt nhiên liệu điện từ.
Dụng cụ: Clê, tuôc nơ vit.
7. Tháo tay ga.
Dụng cụ: Clê.
8. Tháo nắp bơm, trục tay ga và cụm lò xo điều khiển.
Dụng cụ: Lục lăng
Chú ý: Tránh làm rách các gioăng làm kín.
9. Tháo trục bộ điều chỉnh và giá đỡ quả văng.
Dụng cụ: Lục lăng, clê choòng
Chú ý: chiều ren của trục bộ điều tốc, tránh làm rơi đệm vào trong buồng bơm.
10. Tháo cụm đòn điều chỉnh.
Dụng cụ: Khẩu, tay vặn, tay nối.
11. Tháo bulông trung tâm.
Dụng cụ: Khẩu, tay vặn, tay nối.
12. Tháo các đầu van phân phối.
Dụng cụ: Khẩu, tay vặn, tay nối.
Chú ý: Không để lẫn các chi tiết.
13. Tháo đầu chia.
Dụng cụ: Lục lăng
Chú ý: - Bơm luôn ở vị trí đứng.
- Dùng búa nhựa gõ nhẹ vào đầu chia trong trờng hợp khó tháo.
14. Tháo piston bơm.
Dụng cụ: Kẹp
Chú ý: Không chạm tay vào bề mặt trợt của piston.
15. Tháo đĩa cam, lò xo giảm chấn và khớp nối trung gian.
Dụng cụ: Kìm mỏ nhọn.
16. Tháo vòng con lăn.
Dụng cụ: Kìm mỏ nhọn
Chú ý: Không làm lẫn các chi tiết.
17. Tháo trục bơm.
18. Tháo cụm piston bộ điều chỉnh phun sớm.
Dụng cụ: Lục lăng
19. Tháo bơm chuyển nhiên liệu.
Dụng cụ: Lục lăng
20. Tháo van ổn định áp suất.
Dụng cụ: Khẩu, tay vặn, tay nối.
Quy trình lắp
1. Gá vỏ bơm lên giá chuyên dùng.
Dụng cụ: Clê, bulông, đai ốc.
2. Lắp van điều chỉnh áp suất.
Dụng cụ: Khẩu, tay vặn, tay nối.
Mômen siết 90kgcm
3. Lắp bơm chuyển nhiên liệu.
Dụng cụ: Tuôc nơ vit 4 cạnh, kẹp.
Chiều lắp của stato.
Cửa nhiên liệu.
4. Lắp trục dẫn động.
Quay cho rãnh then nằm ở phía trên.
5. Lắp piston điều khiển phun sớm.
Chiều lắp của piston.
6. Lắp vòng con lăn.
Dụng cụ: Kìm mỏ nhọn.
Tránh lắp lẫn giữa các con lăn.
7. Lắp các mặt bích, lò xo và gioăng đệm của bộ điều chỉnh phun sớm
Dụng cụ: Lục lăng
Kiểm tra tổng chiều dày các căn đệm trớc khi lắp (trị số MSV).
8. Đặt tạm vít điều chỉnh bộ điều chỉnh phun sớm.
Dụng cụ: Lục lăng, clê, thước cặp.
9. Điều chỉnh lò xo piston chia bằng đệm.
Dụng cụ: Thước cặp.
Kiểm tra trị số hành trình dịch chuyển của lò xo piston(trị số KF)
10. Điều chỉnh piston.
Dụng cụ: Thước cặp, kẹp.
Sau khi lắp xong kiểm tra hành trình piston.
Mômen siết 120 kgcm
11. Lắp đĩa cam.
Khi lắp đĩa cam phải để chốt đẫn động piston bơm hướng về phía nắp bơm.
12. Lắp piston bơm.
Dụng cụ: Dụng cụ kẹp
Lắp bạc trượt sao cho lỗ thoát dầu hướng về phía đế lò xo.
13. Lắp cần nối bộ điều chỉnh.
Dụng cụ: Khẩu, tay vặn, tay nối
Mômen siết 140kgcm.
14. Lắp đầu chia
Dụng cụ: Lục lăng.
Mômen siết 120kgcm.
15. Lắp các đầu van cao áp(van triệt hồi).
Dụng cụ: Tuyp, tay vặn có cân lực.
Mômen siết 500kgcm.
16. Lắp bu lông trung tâm
Dụng cụ: Tuyp, tay vặn có cân lực.
Mômen siết 500kgcm.
17. Lắp bộ điều tốc.
Dụng cụ: Lục lăng.
Chú ý chiều lắp các vòng đệm và ren của trục bộ điều tốc.
18. Kiểm tra khe hở dọc trục giá đỡ quả văng.
Dụng cụ: Căn lá.
Khe hở tiêu chuẩn 0,15-0,35 mm
19. Điều chỉnh vị trí của trục bộ điều tốc.
Dụng cụ: Lục lăng, thớc cặp, clê choòng.
Siết đai ốc theo chiều ngợc chiều kim đồng hồ.
20. Lắp nắp bơm.
Dụng cụ: Lục lăng.
Siết đủ lực, tránh làm rách các gioăng đệm làm kín.
Mômen siết 80kgcm.
21. Lắp cần tay ga.
Dụng cụ: Clê, tuôc nơ vit 2 cạnh.
Chiều lắp cần tay ga. Mômen siết đai ốc trục 85kgcm.
22. Lắp van cắt nhiên liệu điện từ.
Dụng cụ: Clê.
Mômen siết van 255kgcm, siết đai ốc 17,5kgcm
23. Lắp giá đỡ bơm
Dụng cụ: Clê.
Mômen siết van 255kgcm, siết đai ốc 17,5kgcm
24. Lắp cảm biến tốc độ động cơ lên thân bơm.
Dụng cụ: Clê.
Mômen siết 210kgcm.
25. Lắp các đường dầu vào.
Dụng cụ: Lục lăng.
Mômen siết:
+A: 145kgcm.
+B: 200kgcm.
+C: 85kgcm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_lam_nhom_4_6502.doc