Tiểu luận Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời đại ngày nay

Tài liệu Tiểu luận Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời đại ngày nay: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Bài tiểu luận môn các nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mac-Lênin 2 phần lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về chủ nghĩa xã hội Câu hỏi: “Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời đại ngày nay. Sinh viên: Vũ Thị Hoà Lớp :40B- MT Đề bài: “Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời đại ngày nay. Trả lời: Với sự ra đời của chủ nghĩa Mac, chủ nghĩa xã hội đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển củ...

doc11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời đại ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Bài tiểu luận môn các nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mac-Lênin 2 phần lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về chủ nghĩa xã hội Câu hỏi: “Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời đại ngày nay. Sinh viên: Vũ Thị Hoà Lớp :40B- MT Đề bài: “Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự khủng hoảng và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong thời đại ngày nay. Trả lời: Với sự ra đời của chủ nghĩa Mac, chủ nghĩa xã hội đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Thế nhưng, vào những thập niên cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Chủ nghĩa xã hộ hiện thực đã tạm lâm vào thoái trào. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới và tiếp tục phát triển. Thực tế lịch sử đó đã đặt ra một vấn để lớn về tương lại của chủ nghĩa xã hội.Liệu chủ nghĩa xã hội có vượt qua khủng hoảng không? Và triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội ra sao? I. Phải chăng chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ? Thời đại mới trong lịch sử thế giới được khởi đầu từ nước Nga, một nước tư bản phát triển ở trình độ lạc hậu so với châu Âu đương thời, nhưng đã mau chóng vươn lên trở thành một siêu cường - Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Những công tích vĩ đại mà Liên Xô đã đạt được trên mọi phương diện của đời sống xã hội và trong sự nghiệp cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai là một thực tế hào hùng không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều thập niên của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập ở một loạt nước từ châu Âu, đến châu Á và sang cả Mỹ La-tinh với hơn một tỉ dân đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giữ gìn hòa bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thúc đẩy phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, do những hạn chế, thiếu sót của mô hình xã hội chủ nghĩa, như chủ quan duy ý chí, quan liêu, giáo điều, xem thường các quy luật kinh tế khách quan, chậm trễ trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại chưa được phát hiện và khắc phục kịp thời, nên hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới chẳng những không thể phát huy đầy đủ sức sống và ưu thế của mình mà còn lâm vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng trầm trọng. Cùng với những nguyên nhân sâu xa đó, sự chống cộng ráo riết của các thế lực phản động quốc tế đồng thời với sự phản bội của một số lãnh đạo cao nhất trong bộ máy đảng cầm quyền là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cơn “địa chấn chính trị” gây sốc lớn đối với cả nhân loại- sự đổ vỡ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ qua. Song, sự đổ vỡ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, trước hết, không có nghĩa là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách một học thuyết cách mạng và khoa học duy nhất đúng trong lịch sử tư tưởng nhân loại, một học thuyết đã vạch đường cho sự giải phóng hoàn toàn, triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và cho việc xây dựng một xã hội phồn vinh, công bằng, văn minh thực sự- xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta biết rằng, các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, như chính C.Mác từng nhấn mạnh, chỉ là “kim chỉ nam” định hướng cho hành động. Vậy nên, áp dụng một cách rập khuôn, máy móc các nguyên lý đó là trái với tinh thần của Mác. Các nguyên lý đó đòi hỏi phải được vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện lịch sử cụ thể ở từng nơi từng lúc. Bởi vậy, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu với những hạn chế của nó chỉ là một mô hình của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa, mô hình này lại phản ánh không đầy đủ, thiếu sáng tạo những ý tưởng của học thuyết Mác - Lê-nin. Thứ hai, sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu càng không có nghĩa là sự phá sản cả một xu thế phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. Thực tế hôm nay khẳng định, chủ nghĩa xã hội vẫn đang tồn tại, đang cải cách, đổi mới và tràn đầy sức sống ở một số nước xã hội chủ nghĩa với hơn 1,4 tỉ dân. Ông K. Ta-da-si, Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản, nhấn mạnh rằng chủ nghĩa xã hội thông qua nền kinh tế thị trường đang được thực hiện ở một số nước sẽ là xu hướng chính có ý nghĩa quyết định tiến trình lịch sử thế giới. Ở Việt Nam, những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đạt được trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong hơn 20 năm qua chứng tỏ tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Điều này được đánh giá tổng kết rõ trong văn kiện Đại hội X của Đảng: “Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”. Mặt khác, ngay tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, những lực lượng xã hội chủ nghĩa đang dần phục hồi, tiếp tục và phát triển không ngừng cuộc đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã để lại một nét son đậm, một dấu ấn không thể xoá mờ trong tâm khảm của quần chúng nhân dân nơi đây. Sự rêu rao rằng chủ nghĩa tư bản là liều thuốc chữa bách bệnh đã lắng xuống bởi những mâu thuẫn về kinh tế và xã hội ở những nước này đã ngày càng trở nên sâu sắc. Thứ ba, sự đổ vỡ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô càng chứng tỏ rằng chế độ mới ra đời bao giờ cũng phải trải qua một quá trình đấu tranh quyết liệt, phức tạp và lâu dài với các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn chống phá nó. Trong quá trình đó, do tác động của nhiều nguyên nhân mà chế độ mới trên mỗi bước tiến của nó có thể bị vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại, tổn thất lớn, thậm chí thoái trào. Lịch sử của chế độ tư bản đã như vậy, lịch sử phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa lại càng như thế, bởi xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa là xây dựng một chế độ hoàn toàn mới và khác về bản chất so với các chế độ bóc lột tồn tại trước đó, một xã hội mà ở đó, như C. Mác khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Vậy sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở các nước Liên xô, Đông Âu không phải là sự thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định. Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên xô, mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc, nó không đồng nghĩa với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một hình thái kinh tế-xã hội mà loài người đang vươn tới. Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liênxô và Đông Âu chỉ chứng tỏ tính quanh co, phức tạp của sự phát triển xã hội mà thôi. II. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của xã hội loài người a. Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng đánh giá rất cao vai trò lịch sử của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng sản, các ông viết “giai cấp tư sản đã đóng vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”; song các ông cũng dự báo và chứng minh những dự báo của mình “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”. Vận dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” chỉ ra những mâu thuẫn, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn “tột cùng”, ăn bám và giãy chết và là phòng chờ của chủ nghĩa xã hội. Nhưng tình hình thực tế trong mấy thập niên vừa qua, chủ nghĩa tư bản ngày nay phát triển rất mạnh do biết tự điều chỉnh và thích ứng, biết tìm bí quyết để sống lại từ con đường cùng. Chủ nghĩa tư bản còn khả năng để phát triển nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản thì không thay đổi, những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, bản thân nó không thể khắc phục nổi, đó là tình trạng khủng hoảng kinh tế, ngoài khủng hoảng mang tính chu kỳ ra còn có khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng thể chế, khủng hoảng tài chính tiền tệ v.v. Các loại khủng hoảng và những khó khăn của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh như tình trạng thất nghiệp, nghèo khó và chênh lệch giàu nghèo xã hội, mâu thuẫn dân tộc tăng lên, trật tự xã hội hỗn loạn, hoạt động tội phạm gia tăng v.v. Chủ nghĩa tư bản ngày nay dù đã có những điều chỉnh nhưng vẫn là “một thế giới không thể chấp nhận” như Renê Duynông khẳng định trong cuốn sách của mình. b. Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đang nảy sinh trong lòng chủ nghĩa tư bản Theo quan điểm của C.Mác “sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên”. Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với tư cách là hai hình thái kinh tế xã hội khác nhau, kế tiếp nhau, xã hội trước tất yếu bị xã hội sau thay thế, xã hội sau vừa phủ nhận xã hội trước vừa kế thừa và phát triển những thành tựu mà xã hội trước tạo ra. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã phát triển đến giai đoạn cao nhất của nó- chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước- đã gần với chủ nghĩa xã hội hơn. Theo V.I. Lênin chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là giai đoạn trước của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã tạo ra nền sản xuất lớn với khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, sự phát triển xã hội hoá sản xuất đang “nẩy mầm” những nhân tố của chủ nghĩa xã hội. Sự xuất hiện những công ty cổ phần trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sự tăng lên của nó và những nhân tố xã hội chủ nghĩa khác có nghĩa là sự phát triển của quá trình lịch sử tự nhiên trong đó chủ nghĩa tư bản bắt đầu quá độ sang phương thức sản xuất mới. Trong xã hội tư bản hiện đại, về mặt sở hữu, sự xuất hiện quốc hữu hoá, chế độ hợp tác, công ty cổ phần, nhà nước đóng vai trò điều tiết quản lý về vốn, nguồn lao động tham gia quản lý xí nghiệp ở mức độ khác nhau, sự rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, lao động trí óc với lao động chân tay, tính dân chủ và xã hội của nhà nước tăng lên v.v tất cả những cái đó nếu không nói đó là những nhân tố của chủ nghĩa xã hội ở mức độ nhất định, thì đó cũng là sự chuẩn bị điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa vượt ra khỏi cái khung tư bản chủ nghĩa, sự biến đổi về lượng chưa chuyển thành sự biến đổi về chất, vẫn là chủ nghĩa tư bản. c.Tính đa dạng các xu hướng phát triển của thế giới đương đại Sau cách mạng Tháng Mười nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự tồn tại hai hệ thống kinh tế xã hội đối lập nhau đã tác động đến sự lựa chọn con đường phát triển của các dân tộc. Ở các nước vốn trước đây là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sau khi giành độc lập đã, đang lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình. Con đường tư bản tư nghĩa trong những điều kiện nhất định đã đem lại những thành công cho một số nước còn phần lớn cách nước khác không thoát khỏi đói nghèo, nợ nần chồng chất. Ngay ở các nước tư bản phát triển cũng nảy sinh xu hướng phát triển “phi tư bản”, “hậu tư bản”, xu hướng xã hội dân chủ v.v điều này chứng tỏ chủ nghĩa tư bản không phải là “xã hội tốt đẹp cuối cùng”, không phải là tương lai của loài người mà nó sẽ phải bị thay thế. 2. Chủ nghĩa xã hội- tương lai của xã hội loài người a. Sự sụp đổ của Liênxô và các nước Đông Âu không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự kiện Liênxô, Đông Âu sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới bị tổn thất nghiêm trọng. Kẻ thù thì vội vã vui mừng cho đó là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, sự cáo chung của chủ nghĩa Mác, còn người dân cũng không khỏi hoang mang bối rối. Sự thật, sự tan rã của Liên xô, Đông Âu không phải là sự thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định. Mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liênxô, mô hình chủ nghĩa xã hội cứng nhắc, nó không đồng nghĩa với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một hình thái kinh tế-xã hội mà loài người đang vươn tới. Sự sụp đổ của Liênxô và Đông Âu cũng không vì thế mà thay đổi nội dung, tính chất của thời đại. Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liênxô và Đông Âu chỉ chứng tỏ tính quanh co, phức tạp của sự phát triển xã hội mà thôi. b. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách mở cửa, đổi mới và ngày càng thu được những thành tựu to lớn Trong bối cảnh Liênxô và các nước xẫ hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, thì ở một số nước xã hội chủ nghĩa khác điển hình là Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành đổi mới, cải cách mở cửa thành công, đã đưa đất nước vượt qua khó khăn khủng hoảng và đạt được những thành tựu to lớn. Trên cơ sở kiên trì, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình, trong qua trình đổi mới, cải cách, mở cửa đã giữ vững nguyên tắc, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội. Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng phải tự đổi mới theo hướng dân chủ, khoa học phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình. Đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường, thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các hình thức sở hữu, lấy hình thức phân phối theo lao động là nguyên tắc chủ yếu. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế. Nhà nước quản lí vĩ mô, giảm dần sự can thiệp vi mô, thực hiện chế độ dân chủ, công khai minh bạch. Xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường khó khăn lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn. Sau hơn 30 năm (1978) cải cách, mở cửa của Trung Quốc, hơn 20 năm (1986) đổi mới ở Việt Nam, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, vị thế của Trung Quốc và Việt Nam ngày càng được thế giới tôn trọng. Thành công của cải cách, mở cửa của Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa xã hội. c. Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 - Sự trỗi dậy của châu Mỹ Latinh Sau những cơn địa chấn dữ dội về chính trị, dẫn tới sự tan rã của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và khu vực Trung, Đông Âu, các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã triệt để lợi dụng cơ hội này để “thừa gió bẻ măng”. Chúng ra sức khua chiêng gióng trống hòng tống khứ cái “bóng ma chủ nghĩa cộng sản đã từng ám ảnh châu Âu” và không ngừng khuấy động các cuộc bạo loạn về chính trị nhằm xuất khẩu phản cách mạng dưới những ngôn từ lừa mị: “cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu sắc” – “màu hoa hồng”, “màu da cam”, “màu hoa tuy-líp”, “màu Jeans”… Thế nhưng, cũng chính trong thời điểm ấy, tại khu vực Tây bán cầu đã xuất hiện một “làn sóng đỏ” - thông qua bầu cử dân chủ, các thủ lĩnh của phong trào cánh tả đã nắm chính quyền tại 9 quốc gia từng được mệnh danh là “sân sau” của Mỹ: Brazil, Bolivia, Chile, Venezuela, Argentina, Panama, Paraguay, Nicaragua, Ecuador. Châu Mỹ Latinh vốn là một “tân đại lục” nổi tiếng của cộng đồng 560 triệu cư dân, là “miền đất hứa” có những nguồn lợi thiên nhiên vô cùng phong phú. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, vùng đất Mỹ Latinh có thể bảo đảm cho 1 tỷ người trên trái đất hưởng thụ mức sống cao. Ấy thế mà hàng trăm triệu dân Trung và Nam Mỹ đã phải sống triền miên trong cảnh đói nghèo. Ở Argentina, số địa chủ chỉ với tỷ lệ 1,2% dân số nhưng lại chiếm hơn một nửa ruộng đất canh tác trong cả nước. Tại Mexico, giữa lúc 2 triệu nông dân không có ruộng, thì gần 2.500 chủ đại điền trang chiếm hữu từ 10.000 đến 300.000ha điền địa mỗi người. Chỉ tính trong 2 thập niên (1980-1999), số người nghèo đói ở Mỹ Latinh đã tăng thêm 100 triệu. Tổng số nợ nước ngoài trong khu vực đã vượt lên mức kỷ lục với 850 tỷ USD và số người thất nghiệp đã gia tăng đến hơn 200 triệu. Có thể nói nạn đói nghèo, thất nghiệp, nợ nước ngoài, tham nhũng và khủng hoảng xã hội là những căn bệnh kinh niên của miền đất hứa này. Giương cao ngọn cờ đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết thoát khỏi vòng kiềm tỏa của cái gọi là “chủ nghĩa tự do mới” do Mỹ áp đặt, những lãnh tụ có uy tín của phong trào cánh tả như Daniel Ortega (Nicaragua), Lula da Silva (Brazil), Hugo Chavez (Venezuela), Evo Morales (Bolivia), Rafael Correa (Ecuador)…, đã và đang tìm tòi xây dựng những mô hình mới thích ứng với sự nghiệp đấu tranh “giành chính quyền trong thế kỷ 21”, nhằm mục tiêu tiến tới “xây dựng nền dân chủ toàn diện”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu mới”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội Simon Bolivar”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”… Cao trào đấu tranh hướng tới “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của nhân dân lục địa châu Mỹ Latinh hiện nay là nhằm giải quyết vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong trào cánh tả đang lên tại lục địa châu Mỹ Latinh, chính là sự hợp lưu của các dòng chảy được khơi nguồn từ Đảng Lao động Brazil, Đảng Xã hội Chile, Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino, Đảng Phong trào nền cộng hòa thứ năm của Venezuela, Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội của ông Evo Morales ở Bolivia… Nguồn lực và sức mạnh của những dòng chảy ấy, đã được khơi dậy từ trong tình cảm cách mạng và ý chí quật khởi của các tầng lớp nhân dân. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của quảng đại quần chúng thông qua lá phiếu bầu cử tổng thống, những nhân vật nổi tiếng của phong trào cánh tả đã đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị. Với sự đóng góp đắc lực kể cả nhân lực, vật lực và tài lực của quần chúng, các chính phủ của phong trào cánh tả đã tiến hành được những cải cách về thể chế, quốc hữu hóa những ngành kinh tế trụ cột (như ngành dầu khí), giải quyết những vấn đề quan trọng như: xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, xây dựng thêm trường học, cải thiện dịch vụ y tế… Một nhân tố khác góp phần quyết định sự thắng lợi của các lực lượng cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh, đó là sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân trong khu vực. Ở Venezuela, Đảng Cộng sản kiên định ủng hộ các phong trào đấu tranh của các lực lượng cánh tả suốt 10 năm qua. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, Đảng Cộng sản đã góp gần nửa triệu phiếu bầu cho Tổng thống Hugo Chavez. Quốc hội và Chính phủ Venezuela hiện nay có một bộ trưởng và 6 nghị sĩ là đảng viên Cộng sản… Theo dõi những cuộc bầu cử ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy rõ các lực lượng đối lập chiếm khoảng 40% tỷ lệ phiếu bầu. Điều quan trọng là, sau khi giành được chính quyền bằng con đường nghị trường, các thế lực cách mạng phải tổ chức thực thi quyền lực trong hành lang pháp lý, điều kiện thể chế chính trị và cơ sở kinh tế-xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” sẽ diễn ra phức tạp trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Những vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và khủng hoảng kinh tế-xã hội đã tồn đọng qua nhiều năm tháng, các tầng lớp nhân dân khao khát mong đợi sớm được giải quyết, sẽ tạo thành áp lực lớn đối với các chính phủ đang cầm quyền. Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ. Nhằm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, các nhà lãnh đạo cánh tả ở châu Mỹ Latinh đã đề ra nhiều quyết sách quan trọng. - Thành lập một chính đảng tiền phong “rộng lớn nhất, dân chủ nhất và cách mạng nhất” để lãnh đạo đất nước. Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela hai năm trước đây, do Tổng thống Hugo Chavez làm Chủ tịch, là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn lao. Đảng tự xác định là chính đảng xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì lợi ích của giai cấp lao động và của dân tộc, lấy tư tưởng Các Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, X. Bôliva làm kim chỉ nam hoạt động. Đảng cũng tự khẳng định nhiệm vụ của mình là “rèn luyện đạo đức cách mạng, phê bình và tự phê bình, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, chống nguy cơ quan liêu, xa rời thực tiễn và độc đoán, chuyên quyền”… - Tiến hành sửa đổi hiến pháp và thực hiện các biện pháp hiến định phù hợp để cải tạo bộ máy Nhà nước tư sản, nhằm tạo ra hàng loạt các chính sách vĩ mô về quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế như: đẩy mạnh việc quốc hữu hóa các ngành dầu khí, điện lực, viễn thông… Ưu tiên dành vốn đầu tư cho các chương trình xã hội, chống đói nghèo. - Đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, biến quân đội thành công cụ chính trị và quân sự của Đảng để bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng. - Củng cố sự đoàn kết và mở rộng mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa những chính phủ cánh tả với các nước trong khu vực lục địa châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribe – đặc biệt là với Cuba, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành lại chủ quyền về kinh tế. Cùng với sự toàn thắng của cách mạng Cuba, những thắng lợi vang dội của phong trào cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua đã đập tan “thuyết định mệnh địa lý” vẫn đầu độc nhân dân châu Mỹ Latinh. Nó còn là một bằng chứng sinh động xác minh rằng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không có nghĩa là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết cách mạng và khoa học. Nó cũng khẳng định tính đúng đắn và sức sống vĩ đại của học thuyết Mác Tóm lại, tình hình thế giới đang vận động rất phức tạp, những diễn biến từ sau cách mạng Tháng Mười Nga đến nay cũng chứng tỏ dù phải trải qua những bước quanh co phức tạp nhưng loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là quy luật vận động khách quan của lịch sử. Bài làm có tham khảo tài liệu từ một số trang web: home.vnn.vn GiangVien.net Tạp chí triết học. Và một số trang web khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc76726359ChuNghiaXaHoi.doc
Tài liệu liên quan