Tài liệu Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học môn triết học Mác-Lênin ở trường Đại học Ngô Quyền hiện nay - Đỗ Mạnh Hà: 77
Tiếp tục đổi mới . . .
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÔ QUYỀN HIỆN NAY
Đỗ Mạnh Hà*
TÓM TẮT
Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao tư duy nhân loại, vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp vô
sản. Việc giảng dạy môn triết học Mác - Lênin trang bị thế giới quan, phương pháp luận giúp cho
người học hình thành và phát triển trí tuệ, nâng cao nĕng lực tư duy lôgíc, khái quát và hệ thống;
hình thành những giá trị vĕn hoá, lý tưởng, niềm tin, đạo đức, lối sống cho học viên, sinh viên giúp
họ bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao “sức đề kháng” trước các luận điệu tuyên
truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch. Quan trọng hơn cả, chủ nghĩa Mác - Lênin trang bị cho
người học phương pháp tư duy giúp người học không chỉ học tốt những môn học tại Trường mà còn
là cơ sở để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình công tác tại các đơn vị sau này.
Từ khóa: đổi mới, chất lượng, dạy và học, triết học, Đại học N...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học môn triết học Mác-Lênin ở trường Đại học Ngô Quyền hiện nay - Đỗ Mạnh Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77
Tiếp tục đổi mới . . .
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÔ QUYỀN HIỆN NAY
Đỗ Mạnh Hà*
TÓM TẮT
Chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao tư duy nhân loại, vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp vô
sản. Việc giảng dạy môn triết học Mác - Lênin trang bị thế giới quan, phương pháp luận giúp cho
người học hình thành và phát triển trí tuệ, nâng cao nĕng lực tư duy lôgíc, khái quát và hệ thống;
hình thành những giá trị vĕn hoá, lý tưởng, niềm tin, đạo đức, lối sống cho học viên, sinh viên giúp
họ bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao “sức đề kháng” trước các luận điệu tuyên
truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch. Quan trọng hơn cả, chủ nghĩa Mác - Lênin trang bị cho
người học phương pháp tư duy giúp người học không chỉ học tốt những môn học tại Trường mà còn
là cơ sở để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình công tác tại các đơn vị sau này.
Từ khóa: đổi mới, chất lượng, dạy và học, triết học, Đại học Ngô Quyền.
CONTINUE TO INNOVATE , IMPROVING TEACHING AND LEARNING
MARXIST - LENINIST NGO QUYEN UNIVERSITY IN TODAY
ABSTRACT
Marxism - Leninism is the pinnacle of human thinking, sharp ideological weapon of the
proletariat. The teaching philosophy Marxist - Leninist worldview equipment, methodology helps
students form and intellectual development, improve logical thinking , generalization and systems;
formation of cultural values, ideals, beliefs, ethics and lifestyle for students, students help them
nurture and enhance their political , enhance “ resistance “ against propaganda distortions of
the hostile forces. More importantly, Marxism-Leninism equip learners thinking strategies to help
students not only learn better in school subjects but also as a basis for them to complete the tasks
in the process of work in the unit later.
Keywords: innovation, quality, teaching and learning, philosophy, University of Ngo Quyen.
* Học viện chính trị - Bộ Quốc Phòng. ĐT: 0997418980, Email: manhhaarmy@gmail.com
78
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Ngô Quyền là một trung
tâm đào tạo cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khoa
học kỹ thuật quân sự của Binh chủng Công
binh và Quân đội. Nhận thức được vai trò
quan trọng của Triết học Mác - Lênin đối với
người học, trong những nĕm qua, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà
Trường, cấp uỷ, chỉ huy Khoa KHXH&NV
đã thường xuyên chú trọng đổi mới, nâng cao
chất lượng giảng dạy. Khoa KHXH&NV đã
hoàn thành đổi mới đề cương, đáp án các bộ
môn phù hợp với từng đối tượng giảng dạy;
chú trọng nâng cao chất lượng chuẩn bị bài
giảng của giảng viên theo hướng chú trọng
thích đáng đến việc cung cấp kiến thức cơ
bản gắn với tĕng cường liên hệ sát với thực tế
hoạt động của bộ đội; thường xuyên tổ chức
chặt chẽ hoạt động thông qua bài giảng, giảng
mẫu, giảng rút kinh nghiệm; chú trọng nâng
cao chất lượng giáo án điện tử, các bài giảng
đã đáp ứng được yêu cầu gắn lý luận với thực
tiễn và cập nhật thông tin mới, thể hiện được
tính chiến đấu cao; các giảng viên đã vận dụng
vào lý giải các hiện tượng kinh tế, chính trị - xã
hội, các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước và Quân đội; thường xuyên bồi dưỡng
kỹ nĕng, phương pháp cho đội ngũ giảng viên,
nhất là giảng viên trẻ làm chủ giáo án, biết kết
hợp và phát huy có hiệu quả các phương pháp
dạy học. Đặc biệt chất lượng tổ chức các hoạt
động sau bài giảng của Khoa đã được nâng cao
rõ rệt, nhiều giảng viên đã vận dụng phương
pháp dạy học tích cực như nêu vấn đề, trao đổi,
thảo luận trực tiếp và giải đáp...đã kích thích
được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học.
2. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGÔ QUYỀN HIỆN NAY
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 29-
NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (khóa
XI) về đổi mới cĕn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất
lượng dạy và học môn triết học Mác-Lênin
là một vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, xây dựng
Trường Đại học Ngô Quyền phát triển bền
vững xứng tầm của một trường đại học trong
hệ thống giáo dục quốc dân, theo chúng tôi để
thực hiện tốt vấn đề này cần tập trung một số
giải pháp cơ bản sau:
Một là, cần đổi mới nội dung giảng dạy
triết học Mác-Lênin cho đối tượng là học
viên, sinh viên các ngành khoa học ( không
chuyên triết học). Với đối tượng này, không
cần thiết phải dạy tất cả các nội dung phong
phú của triết học Mác-Lênin. Điều quan trọng
là phải chắt lọc những giá trị cơ bản nhất của
triết học Mác-Lênin để giảng dạy, giúp cho
học viên, sinh viên hình thành được thế giới
quan khoa học biện chứng, phương pháp luận
khoa học biện chứng duy vật, nhân sinh quan
cách mạng... Trên cơ sở đó, học viên, sinh
viên có thể tự học tập, rèn luyện, phát triển và
hoàn thiện nhân cách để trở thành những công
dân có ích cho xã hội.
Hai là, đẩy mạnh đổi mới, phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học và vai trò
chỉ đạo, hướng dẫn của người dạy, phù hợp
với từng đối tượng đào tạo.
Đây là giải pháp giữ vị trí quan trọng hàng
đầu để phát huy nội lực của cả người học và
người dạy trong quá trình dạy học, trực tiếp
góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình đó.
Để thực hiện tốt nội dung giải pháp này,
đòi hỏi người giảng viên trên cơ sở bám sát
nội dung đề cương môn học, cần đầu tư thời
79
Tiếp tục đổi mới . . .
gian nghiên cứu và biên soạn bài giảng hết sức
công phu, tỉ mỉ. Nội dung bài giảng không chỉ
thể hiện được tính giáo dục, tính nghề nghiệp,
tính thực tiễn mà còn phải toát lên được những
tri thức cơ bản của những nguyên lý, quy luật,
phạm trù với những thông tin hiện đại và cập
nhật, trình bày vấn đề phải rõ ràng, trong sáng
về ngôn ngữ, kích thích phương pháp tư duy
sáng tạo đối với sinh viên.
Trên cơ sở nội dung qui định trong giáo
trình, giáo khoa, giảng viên phải cĕn cứ vào
trình độ, đặc điểm đối tượng mỗi lớp, mỗi
khoá để biên soạn nội dung giảng dạy phù
hợp. Quá trình dạy học, người giảng viên
cần sử dụng linh hoạt tổng hợp và hiệu quả
các phương pháp dạy học trong đó chú trọng
nhiều hơn tới phương pháp trao đổi, đàm
thoại và gợi mở bởi lẽ quá trình dạy học môn
triết học Mác-Lênin người giảng viên không
những chỉ truyền thụ thông tin khoa học mà
quan trọng hơn là dạy cho học viên, sinh viên
biết phương pháp suy nghĩ, làm cho họ phát
triển khả nĕng tư duy khoa học, nĕng lực
nhận xét, đánh giá, khả nĕng khái quát và phê
phán. Đồng thời phải giảng đúng, giảng sát
đối tượng. Nghĩa là trong giảng dạy ở mỗi đối
tượng có thể có những điều chỉnh về phương
pháp khác nhau để phù hợp với đặc điểm nhận
thức, tâm lý người học, liều lượng kiến thức
phải phù hợp với trình độ và quy luật nhận
thức, phù hợp với sinh viên sau khi ra trường
công tác tại các đơn vị cơ sở, nhưng phải chốt
giữ được những tư tưởng cơ bản, những cái
tinh tuý, bản chất ở mỗi nguyên lý, qui luật
làm cơ sở cho học viên, sinh viên tiếp tục
sáng tạo trong học tập nghiên cứu và trong
hoạt động thực tiễn. Dù là đổi mới phương
pháp giảng dạy thế nào đi nữa, thì phương
pháp giảng dạy“thuyết trình khoa học”vẫn là
phương pháp thích hợp với giảng dạy triết học
Mác –Lênin. Bởi lẽ“thuyết trình khoa học” là:
nêu vấn đề, phân tích vấn đề (tìm ra mối liên
hệ, mặt đối lập, mâu thuẫn của sự vật) , chắt
lọc những giá trị, tinh hoa, đối chiếu so sánh
với khoa học và thực tiễn để khẳng định chân
lý; đồng thời từ chân lý triết học này mà phê
phán những quan điểm đối lập, sai trái hoặc
những “khập khiễng” trong thực tiễn. Đó là
“thuyết trình khoa học”, trong đó đưa tư duy
của giảng viên và học viên, sinh viên đi từ cái
cụ thể (trong thực tiễn) đến cái trừu tượng và
từ cái trừu tượng đến cái cụ thể (trong tư duy,
tức khám phá ra chân lý). Đó cũng là quá trình
đưa tư duy của giảng viên và học viên, sinh
viên đi từ hiện tượng khám phá ra bản chất,
rồi từ bản chất cấp một (vượt bỏ mâu thuẫn)
đến bản chất cấp hai... và mãi xâm nhập vào
thế giới vô cùng, vô tận. Thuyết trình khoa
học như vậy, không thể là khô khan và lỗi thời
được. Bởi lẽ, nó đưa chúng ta đến những cánh
rừng có những cây cổ thụ quý hiếm, tràn ngập
những hoa thơm, cỏ lạ.. Và tất cả những cái
đó kích thích trí tò mò và thúc đẩy tư duy sáng
tạo của học viên, sinh viên.
Ba là, xây dựng cho người học nhận thức
đúng đắn về vị trí, ý nghĩa, vai trò của môn
học, đồng thời phát huy cao độ vai trò nhân
tố chủ quan của người học trong quá trình
tự học.
Trước thực trạng một bộ phận không nhỏ
học viên, sinh viên có nhận thức chưa đúng
về vị trí, vai trò của môn triết học Mác-Lênin
dẫn tới động cơ, thái độ học tập môn học
chưa đúng như hiện nay thì việc thực hiện tốt
giải pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Muốn vậy, cần làm cho môn triết học Mác-
Lênin gần gũi hơn với người học. Làm cho họ
thấy được môn triết học Mác-Lênin thực sự
là lý luận khoa học nhất, cách mạng nhất, tiên
tiến nhất và việc chiếm lĩnh kho tàng lý luận
80
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
môn triết học Mác-Lênin thực sự trở thành
nhu cầu, điều kiện, tiền đề không thể thiếu
trong hành trang bước vào đời của mỗi học
viên, sinh viên.
Đối với bản thân mỗi người học cần xác
định đúng thái độ, trách nhiệm, vai trò môn
học từ đó xây dựng động cơ học tập đúng
đắn, xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập
hợp lý, lấy tự học là chính, đồng thời tự rút
ra cho mình phương pháp học tập phù hợp.
Nhưng dù có phương pháp nào đi chĕng nữa,
muốn đạt kết quả cao trong học tập môn triết
học Mác-Lênin học viên, sinh viên nhất định
phải rèn luyện được kỹ nĕng nghe, viết và
nói. Khi nghe giảng, học viên cần phải biết
chắt lọc những nội dung chính để ghi. Trước
khi học bài mới cần phải xem lại bài cũ, đọc
trước bài mới và những tài liệu có liên quan
để chủ động lĩnh hội nội dung bài giảng. Phải
tích cực, tự giác, chủ động tự học, cần mẫn
tự nghiên cứu, nắm vững bản chất của mỗi
vấn đề. Khắc phục triệt để lối học “vẹt” theo
kiểu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc câu
chữ nhưng không hiểu bản chất vấn đề của
một số đông học viên, sinh viên khi học tập,
nghiên cứu môn học.
Bốn là, thường xuyên bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ giảng viên.
Đây là vấn đề cơ bản, then chốt không chỉ
đặt nền tảng vững chắc cho đổi mới phương
pháp giảng dạy thành công, mà còn có ý nghĩa
quyết định đối với chất lượng giáo dục đào
tạo. Bởi lẽ, giảng viên là người trực tiếp điều
hành quá trình dạy học, là người suy đến cùng
quyết định chất lượng dạy học môn học. Vì
vậy, thực hiện giải pháp này trước hết lấy tự
bồi dưỡng cá nhân là chính. Thông qua hệ
thống sách giáo trình, giáo khoa, sách kinh
điển, các vĕn kiện nghị quyết của Đảng, các
tạp chí, tài liệu có liên quan, mỗi giảng viên
tự xác định những thiếu hụt về nội dung để có
kế hoạch tự bồi dưỡng. Mặt khác, mỗi giảng
viên cần phải tích cực chú trọng tới việc biên
soạn bài giảng, giảng dạy ở nhiều chủ đề, cụm
bài, tiến tới giảng dạy toàn môn. Đây vừa là
giải pháp tình thế trong điều kiện số giảng
viên ít, khối lượng giảng dạy nhiều, nhưng
cũng là giải pháp lâu dài cần thiết để mỗi
giảng viên có trình độ chuyên môn toàn diện.
Ngoài ra, Nhà trường cần tĕng cường bồi
dưỡng, cử giảng viên đi học nâng cao trình
độ ở các cơ sở trong nước, đi thực tế, tìm hiểu
chuyên môn. Tổ chức nói chuyện chuyên đề
với các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài
nước Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng
viên cần bảo đảm toàn diện bao gồm cả kiến
thức chuyên ngành và liên ngành, lòng yêu
nghề, kỹ nĕng sư phạm, biết kết hợp nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học và khai
thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống phương
tiện kỹ thuật dạy học. Trong điều kiện hiện
nay, khi cách mạng khoa học- công nghệ phát
triển như vũ bão, toàn cầu hóa mang tính hai
mặt tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội trên phạm vi toàn cầu, tình hình
kinh tế-chính trị trên thế giới luôn thay đổi và
có nhiều diễn biến phức tạ, khó lường; nhất là
khi các thế lực thù địch vẫn tĕng cường thực
hiện “ diễn biến hòa bình” đối với nước ta, thì
người giảng viên triết học cần phải biết hiết
thấu đáo về tri thức triết học Mác-Lênin và có
những hiểu biết rộng về tri thức liên ngành,
nhất là tri thức hiện đại ( về đặc điểm mới
của thời đại, toàn cầu hóa, cách mạng khoa
học- công nghệ, kinh tế tri thức, phát triển
bền vững, những vấn đề toàn cầu, biến đổi khí
hậu...). Đồng thời phải hiểu sâu sắc về thực
tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là thực tiễn
đổi mới và hội nhập quốc tế. Những tri thức
81
Tiếp tục đổi mới . . .
khoa học nói trên phải được thâm nhập và hòa
quyện vào bản lĩnh chính trị, đạo đức cách
mạng của người giảng viên tạo nên một nhà
khoa học, một nhà giáo và chuyên gia công
tác tư tưởng.
3. KẾT LUẬN
Đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy,
học tập môn triết học Mác-Lênin là cần thiết
và cấp bách. Công việc này phải dựa vào chính
đặc trưng của triết học Mác-Lênin, trình độ và
nĕng lực của giảng viên, khả nĕng tiếp nhận
và xử lý thông tin của sinh viên, học viên,
chất lượng của giáo trình, tài liệu tham khảo.
Việc đổi mới như vậy rất quan trọng, nên cần
được xem xét cẩn trọng và triển khai theo lộ
trình nhất định với những bước đi thích hợp.
Chất lượng dạy học môn triết học Mác-Lênin
chỉ có thể được nâng cao trên cơ sở kết hợp
cả nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan.
Nhà trường, giảng viên, đội ngũ cán bộ quản
lý và đặc biệt là học viên phải nhận thức đúng
vị trí, vai trò của môn triết học Mác-Lênin, từ
đó thường xuyên thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực và sáng tạo,
thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo của Nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vĕn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội
2011.
[2]. Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1995.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27_6434_2145316.pdf