Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam

Tài liệu Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam: H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 174 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam Christian Genova1, Wendy J. Umberger1*, Alexandra Peralta1, and Suzie Newman1,2 Cơ quan 1Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia. 2Viện nghiên cứu Cây trồng và Lương thực, Đường 120 Mt Albert, Sandringham, Auckland, 1025, New Zealand. *Tác giả đại diện wendy.umberger@adelaide.edu.au Từ khóa Sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em, tham gia thị trường, trao quyền cho phụ nữ, sản xuất rau Giới thiệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra mối quan hệ giữa sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ và sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em như một thước đo cho chất lượng của chế độ ăn uống. Chúng tôi tìm hiểu mối qua...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 174 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam Christian Genova1, Wendy J. Umberger1*, Alexandra Peralta1, and Suzie Newman1,2 Cơ quan 1Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia. 2Viện nghiên cứu Cây trồng và Lương thực, Đường 120 Mt Albert, Sandringham, Auckland, 1025, New Zealand. *Tác giả đại diện wendy.umberger@adelaide.edu.au Từ khóa Sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em, tham gia thị trường, trao quyền cho phụ nữ, sản xuất rau Giới thiệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra mối quan hệ giữa sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ và sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em như một thước đo cho chất lượng của chế độ ăn uống. Chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ này đối với các bé gái và bé trai trong độ tuổi từ 6 đến 60 tháng và từ 5 tuổi đến 17 tuổi. Ở cấp hộ gia đình, những mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi một hoặc cả ba yếu tố sau: (1) tiêu dùng sản phẩm lương thực do hộ tự sản xuất, (2) tiêu thụ thực phẩm nhiều dinh dưỡng và đa dạng hơn nhờ vào thu nhập từ việc bán hàng nông sản ra thị trường, và (3) các yếu tố về giới liên quan đến địa vị xã hội của phụ nữ và quyền hạn của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan tích cực giữa khẩu phần ăn của trẻ em ở Châu Phi và Châu Á, và cách thức tính toán sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường và thu nhập từ nông nghiệp. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu chỉ ra có rất ítmối liên hệ nhân quả giữa sản xuất rau tại các hộ quy mô nhỏ và việc tự tiêu dùng tại hộ, đặc biệt là đối với các nông hộ ở vùng nông thôn tại châu Á. Nghiên cứu này giúp cung cấp thêm thông tin và cơ sở cho những tài liệu đã có bằng cách sử dụng dữ liệu chéo được thu thập vào năm 2016 ở vùng núi Tây Bắc của Việt Nam. N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 175 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Chúng tôi sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra các hộ gia đình nông thôn được thu thập từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2016, bao gồm cả việc ghi chép về chế độ ăn uống cho 2 ngày không liên tiếp. Các nông hộ nhỏ đã được lựa chọn bằng phương pháp lấy mẫu nhiều lần phân tầng. Tổng cộng, chúng tôi có 364 hộ gia đình có trẻ em từ 6 tháng đến 17 tuổi. Về mức độ đa dạng của chế độ ăn uống, chúng tôi sử dụng chỉ số về đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ (CDDS) làm thước đo cho chất lượng của chế độ dinh dưỡng. CDDS là chỉ số cân bằng trung bình không trọng số của số lượng các nhóm thực phẩm riêng biệt mà trẻ tiêu thụ trong hai khoảng thời gian tham chiếu sử dụng 14 nhóm thực phẩm. Chúng tôi sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát hóa Poisson để đánh giá mối quan hệ giữa sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ và CDDS, kiểm soát các biến gây nhiễu tiềm ẩn. Chúng tôi ước lượng chín mô hình hồi quy: với mẫu của trẻphân theo nhóm tuổi (từ 6 tháng đến 60 tháng, và từ 5 tuổi đến 17 tuổi), theo giới tính, và theo nhóm tuổi và giới tính. Kết quả Nhìn chung, chế độ ăn uống tương đối đa dạng, bao gồm các loại ngũ cốc, rau, thịt, các loại hạt và đậu. Kết quả cho thấy việc tiếp cận thị trường và tham gia thị trường quan trọng hơn sự đa dạng trong sản xuất rau trong việc cải thiện chất lượng chế độ ăn uống của trẻ từ 5 đến 17 tuổi. Tương tự như các nghiên cứu khác, sự tham gia thị trường liên quan cùng chiều với sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ, trong khi sự tiếp cận thị trường lại có tương quan ngược chiều. Điều này cho thấy sự suy giảm về mặt đa dạng trong chế độ ăn uống ở trẻ với các hộ ở xa chợ. Về vấn đề trao quyền cho phụ nữ trong nông nghiệp, chúng tôi chỉ tìm thấy một mối liên hệ cùng chiều giữa thành viên nhóm và CDDS đối với các bé gái trên 5 tuổi và mối liên hệ ngược chiều giữa tiếp cận tín dụng và CDDS đối với các bé trai trên 5 tuổi. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy đối với trẻ dưới 5 tuổi. Thảo luận và kết luận Nghiên cứu này đã được tiến hành để điều tra liệu sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn có thể cải thiện chất lượng chế độ ăn uống của trẻ thông qua sự đa dạng của khẩu phần ăn. Để cải thiện sự đa dạng trong khẩu phần của trẻ em, việc tham gia thị trường là một bước quan trọng. Khả năng tiếp cận thị trường và thu nhập có được từ việc tham gia vào thị trường có thể cải thiện đáng kể sự đa dạng trong khẩu phần của trẻ em, đặc biệt là với bé trai từ 5 đến 17 tuổi. Các hộ gia đình H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 176 Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn ở gần chợ tiếp cận tốt hơn với các loại thực phẩm đa dạng mà chỉ có các chợ mới có thể cung cấp. Ngoài ra, thu nhập từ việc bán rau tại chợ cũng được sử dụng để mua các loại thực phẩm đa dạng và bổ dưỡng khác. Điều này có nghĩa là tạo ra và/hoặc cải thiện mối liên kết thị trường giữa các hộ sản xuất rau quy mô nhỏ và thị trường. Loại hình liên kết sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương: mối liên kết giữa người nông dân với thương lái, liên kết giữa nông dân với người bán lẻ, tạo ra các nhóm nông dân hoặc hợp tác xã, v.v. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, kết quả của chúng tôi gợi ý các can thiệp về nông nghiệp nên tập trung vào: (1) thúc đẩy các cơ hội tạo ra thu nhập để gia tăng sự tiếp cận của các hộ đối với nguồn thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng; (2) nâng cao kiến thức dinh dưỡng của người Mông; và (3) can thiệp nhắm vào vùng có mật độ trồng rau củ thấp, có nhiều khả năng cải thiện chất lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, dữ liệu của chúng tôi chỉ giới hạn trong một mùa vụ. Thứ hai, chúng tôi cũng nhận thức được những vấn đề tiềm ẩn về biến nội sinh với các hộ gia đình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs30_2685_2207191.pdf
Tài liệu liên quan