Tiếp cận quốc tế hóa với phương pháp giảng dạy tích cực tại trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Tiếp cận quốc tế hóa với phương pháp giảng dạy tích cực tại trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh: TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 19 - 05/2016 3 TIẾP CẬN QUỐC TẾ HÓA VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH APPROACHING INTERNATIONALIZATION WITH ACTIVE TEACHING IN HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TRANSPORT Nguyễn Thúy Hồng Vân, Trần Thị Thường, Trần Thị Nguyệt Minh Phòng Đối Ngoại Tóm tắt: Quốc tế hóa giáo dục đại học cần sự thay đổi về tư duy và phương pháp giáo dục để đào tạo ra những công dân toàn cầu. Tư duy giáo dục mới hiện nay là lấy người học làm trung tâm, hỗ trợ, phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Để hiện thực hóa tư duy này, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Bài viết này thảo luận về các phương pháp giảng dạy tích cực và trình bày kết quả khảo sát của một dự án quốc tế về phương pháp sư phạm hiện tại của giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những đề xuất để...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận quốc tế hóa với phương pháp giảng dạy tích cực tại trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 19 - 05/2016 3 TIẾP CẬN QUỐC TẾ HÓA VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH APPROACHING INTERNATIONALIZATION WITH ACTIVE TEACHING IN HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TRANSPORT Nguyễn Thúy Hồng Vân, Trần Thị Thường, Trần Thị Nguyệt Minh Phòng Đối Ngoại Tóm tắt: Quốc tế hóa giáo dục đại học cần sự thay đổi về tư duy và phương pháp giáo dục để đào tạo ra những công dân toàn cầu. Tư duy giáo dục mới hiện nay là lấy người học làm trung tâm, hỗ trợ, phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Để hiện thực hóa tư duy này, nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực. Bài viết này thảo luận về các phương pháp giảng dạy tích cực và trình bày kết quả khảo sát của một dự án quốc tế về phương pháp sư phạm hiện tại của giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những đề xuất để khuyến khích giảng viên áp dụng và thực hành tốt phương pháp giảng dạy tích cực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Trường. Từ khóa: Quốc tế hóa, phương pháp giảng dạy tích cực, người học làm trung tâm. Abstract: Higher education internationalization requires changes in educational thinking and pedagogy to educate global citizens. The latest educational thinking is learner-centered education which supports the learners’ active participation. Active teaching approach has been applied in many advanced education countries. This paper discusses on active teaching and presents the results of a survey conducted in an international project on pedagogy at Ho Chi Minh City University of Transport. Also, some recommendations on incentives for the application of active teaching are provided to meet the requirement of the university’s internationalization. Keywords: internationalization, active teaching, learner-centered approach. 1. Giới thiệu Quốc tế hóa giáo dục đại học (QTH) đã trở thành xu hướng tất yếu và tác động mạnh mẽ đến tất cả các trường đại học. Những áp lực của toàn cầu hóa đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới tư duy và phương pháp quản lý đào tạo để cung cấp cho xã hội những công dân toàn cầu, có khả năng thích ứng và làm việc trong môi trường quốc tế. Giáo dục đào tạo không chỉ cung cấp kiến thức mà phải cung cấp phương tiện, giúp đỡ người học khám phá tri thức và tự phát huy, phát triển bản thân, biết cách học tập cả đời. Đó chính là tư duy, triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm [1]. Ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, phương pháp giảng dạy hiệu quả được áp dụng là phương pháp giảng dạy tích cực. Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH GTVT TP.HCM) đang bắt đầu thực hiện quốc tế hóa giáo dục. Nói một cách khác, Trường đang đổi mới giáo dục trên các lĩnh vực để có thể hội nhập quốc tế sâu rộng. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giảng dạy, đóng góp cho sự thành công của quá trình đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế tại Trường. Trong khuôn khổ dự án nghiên cứu “Quốc tế hóa chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy đại học thông qua các chương trình phát triển chuyên môn thường xuyên với sự hỗ trợ của công nghệ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh”, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng phương pháp sư phạm của các giảng viên trong Trường. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu thực tế phương pháp sư phạm đang được sử dụng tại Trường ĐH GTVT TP. HCM, từ đó thiết kế một chương trình huấn luyện phương pháp giảng dạy tích cực có sự hỗ trợ của công nghệ với kinh nghiệm của các trường đai học Vương quốc Anh, nhằm giúp giảng viên của Trường nâng cao năng lực và kỹ năng giảng dạy, góp phần phát triển chuyên môn thường xuyên cho giảng viên của Trường. 2. Phương pháp giảng dạy tích cực 4 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 19, May 2016 Phương pháp giảng dạy tích cực là phương pháp giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học [7]. Giảng viên cần tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, phong phú để tăng khả năng lĩnh hội kiến thức cho người học. Đặc điểm của phương pháp này là lấy người học làm trung tâm, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phối hợp giữa học tập cá nhân với làm việc nhóm, giảng viên là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động và điều quan trọng là việc đánh giá kết quả học tập được kết hợp giữa đánh giá của giảng viên với việc tự đánh giá của sinh viên. Phương pháp giảng dạy tích cực mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Những lợi ích cơ bản: Sinh viên được tham gia vào bài giảng sâu hơn, có cơ hội sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm đã có trước đây để giải quyết vấn đề của bài giảng [4]. Đồng thời, sinh viên có cơ hội tiếp nhận những kiến thức, nhận định mới từ bạn bè thông qua tranh luận. Giảng dạy tích cực đôi khi có thể mang lại những kết quả ngoài sự mong đợi, là phần thưởng cho cả giảng viên và sinh viên. Sinh viên có cơ hội hợp tác, hỗ trợ nhau cùng học tập, rèn luyện tư duy phản biện và được khuyến khích để tự học, tự chịu trách nhiệm với việc học của chính mình. Cuối cùng, phương pháp giảng dạy tích cực giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, suy xét, đặc biệt là kỹ năng học tập cả đời. Những lợi ích này giúp sinh viên hình thành các kỹ năng làm việc đa dạng, giúp họ có thể tự tin trong môi trường lao động cạnh tranh quốc tế. Phương pháp giảng dạy tích cực cũng có những hạn chế khi triển khai, ví dụ như hạn chế về thời gian, giảng viên không sẵn sàng từ bỏ vai trò trung tâm của lớp học, thiếu tự tin và kỹ năng triển khai, một số sinh viên không hợp tác [4]. Tuy nhiên, những lợi ích mà giảng dạy tích cực mang lại vượt xa những hạn chế đó. Vì vậy, đây là phương pháp đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trong bối cảnh toàn cầu hóa với những yêu cầu hội nhập ngày càng cao đối với đội ngũ lao động và là phương pháp giảng dạy phù hợp với QTH giáo dục. Có rất nhiều phương pháp giảng dạy tích cực [6]. Tùy theo mức độ gắn kết với thực tế ít hay nhiều người ta có thể phân chia giảng dạy tích cực thành hai nhóm: Nhóm phương pháp giúp sinh viên học tập chủ động, tích cực và nhóm phương pháp giúp sinh viên học tập qua trải nghiệm [3]. Trong nhóm phương pháp giảng dạy giúp sinh viên học tập chủ động tích cực, phổ biến là phương pháp động não (Brainstorming), phương pháp chia sẻ theo cặp (Think – pair- share), phương pháp tổ chức học tập theo nhóm (Group – based learning), phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (Problem – based learning) và phương pháp đóng vai (Role play). Trong nhóm phương pháp giảng dạy giúp học tập qua trải nghiệm, những phương pháp phổ biến gồm phương pháp dạy học thông qua làm dự án (Project – based learning), phương pháp nghiên cứu tình huống (Case study), phương pháp mô phỏng (Simulations) và phương pháp học tập phục vụ cộng đồng (Service learning). 3. Phương pháp sư phạm hiện tại ở Trường ĐH GTVT TP.HCM Trước đòi hỏi thực tế của hội nhập quốc tế khi Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào cuối năm 2015, để nâng cao chất lượng đào tạo, Trường ĐH GTVT TP HCM đã bước đầu có những đổi mới hội nhập. Trong quá trình đổi mới giáo dục đào tạo, giảng viên là chủ thể quan trọng và phương pháp giảng dạy của họ là một trong những nhân tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy. Trong phần này, nhóm nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát được thực hiện trong dự án nghiên cứu quốc tế về phương pháp giảng dạy để tìm hiểu phương pháp sư phạm hiện tại của giảng viên Trường, từ hoạt động soạn bài giảng, giảng dạy trên lớp, đến đánh giá sinh viên và phát triển chuyên môn về phương pháp giảng dạy. Bộ câu hỏi được thiết kế sử dụng phần mềm khảo sát trực tuyến, giúp việc thu thập thông tin chính xác minh bạch và có độ tin cậy cao. Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 156 câu trả lời hoàn chỉnh từ giảng viên của Trường. Trong khâu soạn bài giảng, phần lớn giảng viên (82,69%) có tham khảo tài liệu TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 19 - 05/2016 5 nước ngoài khi soạn bài giảng. Để bài giảng có hiệu quả, 87,82% giảng viên đã lập kế hoạch cho các hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, kế hoạch giảng dạy mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nội dung kiến thức cần học. Với hoạt động giảng dạy trên lớp, đa phần giảng viên (67,74%) khi đứng lớp dùng tiếng Việt. Khoảng 1/3 giảng viên tham gia khảo sát nỗ lực sử dụng cả hai ngôn ngữ Việt- Anh để giảng bài. Chỉ một tỷ lệ nhỏ giảng viên (3,21%) sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trên lớp học. Trong quá trình giảng dạy, ngoài phương pháp giảng dạy truyền thống (thầy giảng trò nghe), 67,95% giảng viên đã có kết hợp với các phương pháp khác nhau khi giảng dạy như giao bài tập nhóm (67,95%), phương pháp giải quyết vấn đề (66,67%), phân vai/ thuyết trình (64,74%). Tuy nhiên, có đến 59,62% giảng viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống. Việc dùng thiết bị mô phỏng và tham quan thực tế còn hạn chế với lý do được đưa ra là cơ sở vật chất của Trường chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập. Các phương pháp giảng dạy hiện đang áp dụng tại Trường được thể hiện trong hình 1. Với sự phát triển của công nghệ và mạng truyền thông, hầu hết giảng viên (87,82%) đã áp dụng công nghệ vào hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, việc áp dụng các phần mềm giảng dạy cũng còn hạn chế, chủ yếu là thiết kế các giáo án điện tử (96,35%). Khi đổi mới giáo dục trong hội nhập quốc tế, chuẩn đầu ra là yếu tố quan trọng giúp quá trình này thành công. Chuẩn đầu ra là căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, thiết kế bài giảng, giảng dạy và đánh giá sinh viên [2]. Theo kết quả khảo sát, chuẩn đầu ra đã và đang được quan tâm đúng đắn. Gần 50% giảng viên đã xem chuẩn đầu ra là yếu tố quan tâm nhất khi xây dựng bài giảng. Để đánh giá sinh viên, 89,10% giảng viên căn cứ vào yêu cầu đầu ra của môn học, 42,31% căn cứ vào chuẩn đầu ra ngành học. Một trong những đặc điểm quan trọng của phương pháp giảng dạy tích cực là việc đánh giá kết quả học tập được kết hợp giữa đánh giá của giảng viên với việc tự đánh giá của sinh viên [3;4]. Đối với giảng viên Trường ĐH GTVT TP.HCM, việc hướng dẫn sinh viên tự đánh giá kết quả của mình chưa được phổ biến. Để đánh giá sinh viên, 85,90% giảng viên dựa vào kết quả thi viết cuối khóa, 63,46% đánh giá qua bài tập nhóm, 89,10% giảng viên kết hợp điểm kiểm tra với điểm quá trình. Tiểu luận cá nhân và thi vấn đáp cũng được sử dụng nhưng với tỷ lệ thấp hơn (41,03%). Không có giảng viên nào trong khảo sát đề cập đến việc cho sinh viên tự đánh giá kết quả của mình. Như vậy, nhìn chung đa số giảng viên đã áp dụng một số phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm để cải thiện chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ được thực hiện một chiều, không có phần sinh viên tự đánh giá kết quả của mình, cho thấy giảng viên chưa áp dụng hoàn chỉnh phương pháp này, chưa được tập huấn đầy đủ về các đặc trưng cơ bản của phương pháp giảng dạy tích cực, và chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp xuyên suốt quá trình giảng dạy. Chỉ 60,8% giảng viên cho biết có tham gia các khóa tập huấn cơ bản để nâng cao phương pháp giảng dạy. Đa số giảng viên tự phát triển phương pháp sư phạm thông qua trao đổi với đồng nghiệp (80,08%), và tự rút kinh nghiệm qua quá trình đứng lớp. Hình 1. Phương pháp giảng dạy giảng viên đang áp dụng tại Trường. 6 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 19, May 2016 Khi được hỏi về phương pháp sư phạm hiện tại của mình, 52,56% giảng viên Trường tự đánh giá phương pháp sư phạm hiện tại ở mức khá, 33,97% giảng viên đánh giá tốt, 9,62% đánh giá mình ở mức trung bình. Chỉ có 0.64% giảng viên tự nhận phương pháp sư phạm của mình còn yếu và 1,28% tự nhận là xuất sắc (hình 2). Hình 2. Giảng viên tự đánh giá phương pháp giảng dạy. Mặc dù vậy, 69,87% cho biết họ hài lòng với phương pháp đang áp dụng. Như vậy, đa số giảng viên đã hài lòng với mức khá trong phương pháp giảng dạy của mình hoặc như chia sẻ của một số giảng viên trong khảo sát, việc thay đổi và áp dụng các phương pháp mới đòi hỏi khá nhiều yếu tố (sinh viên chủ động tham gia vào bài giảng, cơ sở vật chất tốt, lớp học có sĩ số vừa phải, v.v..) khiến việc áp dụng các phương pháp này còn hạn chế. Làm thế nào để khuyến khích giảng viên áp dụng và thực hành tốt phương pháp giảng dạy tích cực - một phương pháp được cho là phù hợp với quá trình QTH? Nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để khắc phục tồn tại và phần nào trả lời câu hỏi trên. 4. Một số đề xuất khuyến khích giảng viên áp dụng và thực hành tốt phương pháp giảng dạy tích cực. Đối với giảng viên: - Quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này không đơn giản vì thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực mất nhiều thời gian và công sức, từ chuẩn bị bài đến thiết kế các hoạt động học tập. - Dành thời gian nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp, tham gia các khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy để được cập nhật các phương pháp mới, nắm bắt cách thức vận dụng, ưu nhược điểm của từng phương pháp để có thể phối hợp linh hoạt trong suốt quá trình giảng dạy. Liên tục cập nhật để nắm vững yêu cầu chuẩn đầu ra của ngành học nói chung và của từng môn học mình phụ trách. - Mạnh dạn trình bày những khó khăn trong quá trình áp dụng các phương pháp mới, đề xuất giải pháp và cùng phối hợp giải quyết - Phân chia thời gian hợp lý giữa hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phát triển chuyên môn. Một tỷ lệ hợp lý có thể là 40/40/20 [5]. Theo đó, 40% quỹ thời gian được dành cho hoạt động giảng dạy, 40% cho nghiên cứu khoa học và 20% cho các hoạt động hỗ trợ phát triển chuyên môn. Đối với Nhà trường: Song song với những nỗ lực từ phía giảng viên, Nhà trường cần: - Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn về phương pháp giảng dạy và giảng dạy tích cực với sự hướng dẫn của các chuyên gia trong và ngoài nước, trong và ngoài trường, tạo điều kiện để mọi giảng viên đều có thể tham gia. - Xây dựng một bộ chương trình bồi dưỡng cơ bản về phương pháp giảng dạy tích cực cơ bản, có thể là chương trình trực tuyến (online) dành cho các giảng viên mới được tuyển dụng. - Tăng cường việc lấy ý kiến người học ở tất cả các môn học để giúp giảng viên hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình. Kết quả đánh giá của người học về giảng viên cần được đưa ra thảo luận trực tiếp với giảng viên, là một căn cứ để thủ trưởng đơn vị đánh giá và để giảng viên tự cải thiện phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên việc sử dụng kết quả đánh giá của người học đối với giảng viên cần được xử lý một cách khéo léo và bảo mật, trên tinh thần đóng góp tích cực, cá nhân giảng viên nắm bắt và tìm hướng khắc phục. - Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về phương pháp giảng dạy tích cực để giảng viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và có những bài học thực tiễn tốt nhất. TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 19 - 05/2016 7 - Khuyến khích giảng viên tham gia các khóa huấn luyện nâng cao nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy trong và ngoài nước. - Có cơ chế hỗ trợ về tài chính và thời gian để giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Động viên khuyến khích giảng viên đi học các chương trình học bổng về phát triển chuyên môn thường xuyên và phương pháp sư phạm ở nước ngoài. Đưa vào Quy chế Chi tiêu nội bộ quy định về mức hỗ trợ giảng viên đi học tập bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. - Đưa tiêu chí Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế vào Bảng chỉ số đánh giá năng lực thực hiện quốc tế hóa của cá nhân và đơn vị. - Xét bình chọn và tăng lương trước kỳ hạn cho các giảng viên nhiều năm liên tục thu hút được nhiều sinh viên đăng ký theo học, được tín nhiệm của sinh viên qua khảo sát lấy ý kiến người học. 5. Kết luận Trong sự vận động không ngừng của thế giới khoa học và tri thức, giảng viên không còn đơn giản đóng vai trò truyền tải kiến thức cho sinh viên, mà thông qua phương pháp sư phạm của mình đã trở thành người truyền cảm hứng cho sinh viên, khơi dậy trong sinh viên lòng ham học hỏi, thúc đẩy sinh viên tự nghiên cứu và từ đó hình thành các kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường lao động cạnh tranh toàn cầu. Việc cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, và sẽ còn là cả một quá trình thử thách, đòi hỏi sự phối hợp tốt giữa giảng viên với các bên liên quan như sinh viên, Khoa, Nhà trường, và các nhà tuyển dụng, nhà hoạch định chính sách. Lời cảm ơn Bài báo này là một phần kết quả thu nhận được từ dự án nghiên cứu “Quốc tế hóa chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy đại học thông qua các chương trình phát triển chuyên môn thường xuyên (CPD) với sự hỗ trợ của công nghệ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh” do Hội đồng Anh tài trợ. Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Hội đồng Anh đã tài trợ và chân thành cảm ơn các giảng viên Trường ĐH GTVT TP.HCM đã tích cực tham gia trả lời khảo sát của nhóm  Tài liệu tham khảo [1] Barbara L.Mc Combs (1991), “Motivation and Lifelong Learning”, Educational Psychologist, [Online]. 26 (2), pp.117-127. Available: 326985ep2602_4 [2] Christa L.Olson, Madeleine F. Green and Barbara A.Hill. (2006). A Handbook for Advancing Comprehensive Internationalization: What institutions can do and what students should learn. Washington: American Council on Education [3] Nguyễn Thanh Hải, Phùng Thúy Phượng, Đồng Thị Bích Thủy (2010), “Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt các chuẩn đầu ra theo CDIO”, Hội thảo CDIO.[Online]. Available: /Cac%20bc,%20ap/B- 4_%20Gioi%20thieu%20PP%20giang%20day% 20cai%20tien-%20TT%20CEE.pdf [4] Jocelyn Robson, “Active Teaching and Learning”. [Online]. Available: [5] John Gallup (2016), “US higher education system overview”, Source of Exellence: Research and Community Engagement in U.S. Universities. A Conference for Higher Education Stakeholders. Ho Chi Minh City. [6] Silberman Mel (1996), Active Learning: 101 Strategies To Teach Any Subject, Prentice-Hall, P.O. Box 11071, Des Moines, IA 50336-1071. [7] Snježana Nevia Močinić (2012), “Active teaching strategies in higher education”, Metodički obzori, [Online]. 15(7). Available: file:///C:/Documents%20and%20Settings/Admin istrator/My%20Documents/Downloads/Active% 20teaching.pdf. Ngày nhận bài: 31/03/2016 Ngày hoàn thành sửa bài: 21/04/2016 Ngày chấp nhận đăng: 28/04/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf74_1_209_1_10_20170717_8137_2202508.pdf
Tài liệu liên quan