Tài liệu Tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lí thuyết diễn ngôn - Trần Thị Hồng Hoa: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0087
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 76-82
This paper is available online at
TIẾP CẬN HỒI KÍ VĂN HỌC SAU NĂM 1975 TỪ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN
Trần Thị Hồng Hoa
Khoa Kiến thức Giáo dục Đại cương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tóm tắt. Tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lí thuyết diễn ngôn, chúng tôi muốn
nhấn mạnh sự linh động và đầy biến hóa của những phát ngôn về sự thật trong hồi kí. Đáp
ứng nhu cầu “nhìn thẳng vào sự thật”, dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng thế sự - đời tư, hồi
kí sau năm 75 là một cái nhìn thấu suốt về quá khứ với sự trung thực hiếm có và khát vọng
mãnh liệt lật tẩy mọi giá trị đã qua. Sự hoà kết uyển chuyển giữa mã sự thật và mã nghệ
thuật trong hồi kí văn học đã mang đến những chân dung tác giả và hình tượng bạn bè nghệ
sĩ trong mọi chiều kích của đời sống và quá trình sáng tạo. . .
Từ khóa: Lí thuyết diễn ngôn, hồi kí văn học, chân dung tác giả.
1. Mở đầu
Ra đời từ rất sớm, khái niệm...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lí thuyết diễn ngôn - Trần Thị Hồng Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0087
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 76-82
This paper is available online at
TIẾP CẬN HỒI KÍ VĂN HỌC SAU NĂM 1975 TỪ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN
Trần Thị Hồng Hoa
Khoa Kiến thức Giáo dục Đại cương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tóm tắt. Tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lí thuyết diễn ngôn, chúng tôi muốn
nhấn mạnh sự linh động và đầy biến hóa của những phát ngôn về sự thật trong hồi kí. Đáp
ứng nhu cầu “nhìn thẳng vào sự thật”, dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng thế sự - đời tư, hồi
kí sau năm 75 là một cái nhìn thấu suốt về quá khứ với sự trung thực hiếm có và khát vọng
mãnh liệt lật tẩy mọi giá trị đã qua. Sự hoà kết uyển chuyển giữa mã sự thật và mã nghệ
thuật trong hồi kí văn học đã mang đến những chân dung tác giả và hình tượng bạn bè nghệ
sĩ trong mọi chiều kích của đời sống và quá trình sáng tạo. . .
Từ khóa: Lí thuyết diễn ngôn, hồi kí văn học, chân dung tác giả.
1. Mở đầu
Ra đời từ rất sớm, khái niệm diễn ngôn ban đầu chỉ được sử dụng trong lĩnh vực ngôn ngữ
học và được hiểu như lí thuyết tu từ học. Từ thế kỉ XX, hòa vào xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ của
các hệ hình lí thuyết, lí thuyết diễn ngôn đã được bổ sung thêm những hàm nghĩa mới, tạo nên một
bước ngoặt đáng kể trong nghiên cứu văn học. Nhìn chung, những cách tiếp cận khác nhau về diễn
ngôn đều thống nhất ở quan điểm coi diễn ngôn là một loại ngôn ngữ trong giao tiếp, bao gồm các
mã diễn ngôn nhất định với hệ thống những đơn vị và cấu trúc chi phối việc vận hành của diễn
ngôn đó. Tiếp cận hồi kí từ lí thuyết diễn ngôn, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự linh động và đầy
biến hóa của các tác phẩm hồi kí. Không đóng khung trong một cấu trúc sự thật tĩnh tại và cứng
nhắc, diễn ngôn hồi kí là tập hợp những dòng chảy của ngôn ngữ trong sự va chạm với các luồng
tư tưởng khác nhau và chịu những chế định của đặc trưng thể loại.
2. Nội dung nghiên cứu
Trước năm 1975, đặc biệt trong giai đoạn văn học cách mạng 1945-1975, hồi kí bị chi phối
và chế ước chặt chẽ bởi tư tưởng hệ lịch sử - dân tộc nhằm đáp ứng các yêu cầu chính trị, lịch sử.
Tác phẩm hồi kí vì vậy mang đậm tính sử thi và khuynh hướng lãng mạn với người phát ngôn cho
sự thật là người nhân danh cộng đồng, nhân danh đất nước (hầu hết các hồi kí cách mạng đều xưng
“chúng tôi”). Sau năm 1975, yêu cầu “cởi trói” cho tư duy sáng tạo, khát vọng “nhìn thẳng vào sự
thật” đã tạo điều kiện thuận lợi để hồi kí phát triển rực rỡ chưa từng có. Tư tưởng hệ thế sự - đời
tư bao trùm lên các văn bản hồi kí, mang đến một cái nhìn thấu suốt vào chiều sâu của quá khứ để
phân định, lật tẩy lại mọi giá trị, giúp cho công chúng có thêm cơ sở để đánh giá, nhìn nhận mọi
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Trần Thị Hồng Hoa, e-mail: hoahongnhung6184@yahoo.com
76
Tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lý thuyết diễn ngôn
sự kiện đã qua. Cốt lõi của hồi kí là tái hiện những sự thật trong quá khứ từ cái nhìn của chủ thể
trần thuật nhưng có thể nói, diễn ngôn về sự thật trong hồi kí không hề đơn điệu, tẻ nhạt mà luôn
là sự biến hóa đa dạng dưới ảnh hưởng của mã thể loại (được hợp thành từ mã sự thật và mã nghệ
thuật). Trong hồi kí, nhất là hồi kí văn học, sự hòa kết chặt chẽ giữa mã sự thật và mã nghệ thuật
đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Bóc tách mã sự thật trong hồi kí văn học, ta có thể nhận ra dấu ấn của
người trần thuật đầy nhiệt tình trong quá trình phát ngôn sự thật, vừa bổ sung những luồng thông
tin thú vị về tiểu sử bản thân và các chặng đường sáng tác vừa cung cấp thêm những câu chuyện
xác tín về bao bạn bè cùng giới văn nghệ sĩ dưới những góc chiếu mới. Mã nghệ thuật trong hồi kí
văn học biểu hiện ở sự kiểm soát và lựa chọn những chi tiết chân thực, đắt giá để làm nên một cấu
trúc sự thật vừa sắc nét vừa có tính khái quát cao.
2.1. Hồi kí văn học là một cái nhìn tự biện đầy mới mẻ của các nhà văn
Trong làng văn, những tên tuổi như Tố Hữu, Anh Thơ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu,
Tô Hoài, Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn, Ma Văn Kháng, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào. . . đã không
còn xa lạ. Với đông đảo bạn đọc, tiểu sử, phong cách sáng tác hay những chặng đường hoạt động
nghệ thuật của các nhà văn đều đã được công khai qua các nguồn tư liệu chính thống và đáng tin
cậy. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, những dữ kiện về cuộc đời các nhà văn hầu hết mới chỉ là
những dòng thông tin ngắn gọn, mang tính đúc kết, thông báo. Muốn tiếp cận sâu hơn với “những
người nổi tiếng” này, đa số bạn đọc chỉ có con đường duy nhất là thông qua các sáng tác nổi bật
của họ để cùng trải nghiệm, đoán định hay đồng điệu với những khía cạnh tâm hồn và chiều sâu
tư tưởng. Nhưng ngay cả hoạt động này thực chất cũng chỉ giúp ta hiểu được phần nào gương mặt
tinh thần của người nghệ sĩ bởi lẽ thế giới nghệ thuật không bao giờ trùng khít hoàn toàn với thế
giới đời thường. Chính vì lí do này, hồi kí của các nhà văn đã được công chúng đón đợi và yêu
thích bởi sự bổ sung kịp thời những nguồn tư liệu quý giá, bởi dũng khí của các nhà văn đã dám
vượt qua những rào cản của chính bản thân mình để xét duyệt lại quá khứ.
Trước hết, xuất hiện trong hồi kí, người trần thuật xưng “tôi” luôn cung cấp những dữ kiện
chính xác về lai lịch, quê quán, tiểu sử bản thân nhằm chế định khung sự thật trong những cung độ
cụ thể về không gian và thời gian. Nhưng ngay trong thao tác xác lập cấu trúc sự thật này, ta vẫn
nhận ra nét riêng của từng nghệ sĩ thể hiện qua cách lựa chọn chi tiết, qua nhiệt hứng giãi bày và
giọng điệu chủ âm được khơi gợi ngay từ những dòng đầu tiên. Huy Cận mở đầu Hồi kí song đôi
bằng những lời kể thật điềm tĩnh, nhỏ nhẹ như chất giọng của chính vùng quê đã sinh ra ông: “Quê
hương nhỏ của tôi là xã Ân Phú, thuộc huyện Hương Sơn cũ (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà
Tĩnh” [2;5]. Từ đây, những câu chuyện vụn vặt nhưng khó quên của quá khứ liên tục được gợi lại
qua những câu văn trong sáng, dàn trải cùng nhịp văn chậm đều mang âm hưởng mênh mang- cái
âm hưởng đã trở thành “đặc sản” của một thi sĩ thơ Mới một thời gắn với “sông dài, trời rộng, bến
cô liêu”: “Cái tổ ong sau thềm nhà, cái giá đặt đõ ong, từng chậu nước con con ở chân giá xanh lè
vì rêu bám: bao nhiêu vật nhỏ nhẹ, vụn vặt mà đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những
cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ” [2;30]. Trong Rễ bèo chân sóng, Vũ Bão lại
giới thiệu nguyên quán của mình một cách rất tưng tửng, dứt khoát “Tôi là dân Thái Bình” [1;5] đi
kèm những phân tích dí dỏm về những đặc điểm quê hương như: “dân Thái Bình anh hùng lắm”
[1;5], “dân tôi có những hai tỉnh Thái Bình: một Thái Bình nằm gọn trong vòng tay biển Đông,
sông Luộc, sông Hồng và một Thái Bình hoà tan trong 60 tỉnh thành khác” [1;8]. Nhịp trần thuật
ngắn; tốc độ thông tin nhanh, dồn dập; câu văn đậm so sánh, liên tưởng tản mạn; giọng văn trào
lộng sâu cay mà tha thiết ân tình- đó là đặc điểm nổi trội của phong cách Vũ Bão đã bao trùm lên
mọi phát ngôn về sự thật trong tác phẩm hồi kí này. Với Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ
thương, Ma Văn Kháng nhắc đến địa danh “chôn rau cắt rốn” của mình bằng giọng triết lí thâm
77
Trần Thị Hồng Hoa
trầm của một người từng trải qua bao sóng gió, muốn kinh lịch cuộc đời thông qua những câu văn
dài, nhấn nhá theo lối biền ngẫu: “Kim Liên, nay là phố Kim Hoa, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội
xưa vốn là một làng ngoại ô thủ đô, là quê nội quê ngoại của tôi [7;17]; (. . . ) tình quê với tôi chỉ
trở nên thắm thiết, khi tôi lớn lên trưởng thành, khi tôi nhận ra sự gắn bó máu thịt với tổ tiên, ông
bà, ba mẹ tôi, khi đến một lúc nào đó, như trong cái lễ Vu Lan tôi được tham dự, trong hồi tưởng
chan hòa, sau bao thăng trầm biến động giữa cuộc đời, tôi bồi hồi trở về với cộng đồng gia tộc như
một phương cách để chống lại mặc cảm cô đơn. . . ” [7;18]. Có thể nói, trong sự co giãn linh hoạt
của cấu trúc hồi ức, giọng điệu biến hóa và cách viết đầy kĩ thuật của các tác giả đã tạo nên những
“gia vị” thật hấp dẫn cho hồi kí.
Qua điểm nhìn của người kể chuyện, mọi dữ kiện tản mát của quá khứ đã được ghép nối
một cách có chủ ý để hướng đến trục sự thật trung tâm; mọi không gian, sự kiện tưởng chừng rời
rạc đã được xâu chuỗi thành một thể thống nhất, làm nổi bật ý đồ sáng tạo của tác giả. Chính trên
các tọa độ cụ thể của kí ức, mỗi nhà văn đã tự họa lại bức chân dung của mình một cách đầy thành
thật và giàu tính nghệ thuật. Các tác giả đã không trục vớt quá khứ cuộc đời một cách tẻ nhạt, đều
đều thông qua những bức chân dung bằng phẳng, mờ mờ, vô âm sắc mà trái lại, luôn đặt cái tôi
ấy vào dòng suy tưởng, chiêm ngẫm, giữa những hợp lưu ồn ào của mọi sự bình luận, miêu tả để
tạo nên những nhân vật thực thụ, đầy cá tính và có sức hút. Đúng như lời khẳng định của Tô Hoài:
“Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù
phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” (Tô Hoài trả lời phỏng vấn báo An ninh thế
giới, ngày 27/7/2007). Tự đắp đầy chân dung mình qua những chi tiết miêu tả chân thật và đắt giá,
qua cách sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển, các tác giả hồi kí đã khiến bạn đọc ngỡ ngàng bởi sự thể
hiện thật ấn tượng và nổi nét trong những vai trò xã hội khác nhau. Không chỉ là nhà văn, họ đã
làm tròn vai trong nhiều nghề nghiệp và môi trường sống khắc nghiệt, cùng ngụp lặn qua những
thăng trầm của một thời đại lịch sử, những biến động dữ dội của đời sống thời chiến và thời bình
để hé lộ và khắc nhấn biết bao phẩm cách, căn tính, thậm chí cả những thói tật không mấy tốt đẹp
nhưng vẫn tồn tại một cách tự nhiên trong mỗi con người.
Trong Cát bụi chân ai và Chiều chiều, hình tượng “con khủng long chưa hóa thạch” của
văn học hiện đại Việt Nam (theo cách gọi mà Vũ Quần Phương gán cho Tô Hoài) đã được khắc
tả thật sinh động giữa đời thường, gắn với sự thay đổi liên tục của các phân cảnh, sự chuyển đổi
nhịp nhàng của không gian sự kiện, sự biến hóa của các phong cách ngôn ngữ. Ông sử dụng lớp từ
ngữ đời sống suồng sã, thô ráp để chỉ đích danh một anh chàng “thị dân láu cá” giữa những ngày
lao động thực tế tại nông thôn, vừa có tính “lêu têu”, “gặp chăng hay chớ”, vừa khôn ngoan, lọc
lõi đến tinh quái khi ở bên người bạn thật thà Phùng Quán: “Quán nói để khoe nó biết cành xoan
ròn chứ tôi có trèo xoan bao giờ. Ừ thì mày đi mà tìm bèo ong. Ông đã chén cơm từ tám hoánh
với cả nhà, bây giờ tức bụng chỉ muốn nằm khểnh. . . ” [4;75]. Khắc gợi không gian bức bối, ngột
ngạt của những cuộc “chỉnh huấn”, “xét lại” giữa rừng đêm tăm tối, bằng giọng văn triết luận ẩn
giấu một nỗi buồn thầm lén, Tô Hoài lại kể về mình như một người đảng viên- cán bộ cốt cán của
Hội nhà văn, sống nguyên tắc, chỉn chu, nhiều khi cố gắng thực hiện nhiệm vụ đến mức tàn nhẫn:
“Dao kéo chỉnh huấn của tôi cũng đã hăng hái mổ xẻ nhiều người lắm.” [5;115]; “Tôi hữu khuynh,
tôi bị anh em bốc lên phổng mũi Triệu Tử Long, tôi bị bịt mắt, tôi bị xỏ mũi mà không hiểu, chậm
hiểu. . . ” [5;121]. Và cũng con người ấy, khi thoát ra khỏi cái vỏ cứng nhắc của công vụ đã thoắt
trở thành một người khác trong không gian trầm lắng của những đêm tụ bạ nơi ngã sáu hàng Kèn-
một người bạn dễ tính, nhiệt thành, được anh em bạn bè tin tưởng dốc bầu tâm sự, một người nghệ
sĩ ham khám phá trong những trang viết đầy men say về núi rừng. . . Rõ ràng, Tô Hoài đã khắc họa
mình như một chú “tắc kè hoa” đầy màu sắc giữa sự co giãn linh hoạt của những đường biên sự
thật.
78
Tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lý thuyết diễn ngôn
Trong Nửa đêm sực tỉnh, Lưu Trọng Lư đã viết nhiều chương bằng bút pháp lãng mạn cổ
điển, thể hiện ngay từ cách đặt tên tiêu đề “Mây bốn phương trời”, “Nghìn nến đốt lên”, “Em luyện
cho bao châu ngọc sẽ về với chị”. . . Hình tượng chàng thi sĩ mộng mơ, lãng tử hiện lên qua lời văn
mượt mà, kiểu cách, qua những câu hỏi tu từ, câu cảm thán như muốn cật vấn chính lòng mình,
thể hiện chiều sâu nội tâm: “Từ đây, tôi đi giữa đời như dưới một bàn tay vẫy nào đó. Có phải
vậy không?”; “Tôi chỉ muốn tôi thuộc về những hồn ai còn trong sáng, tinh khôi!”; “Ôi một cơn
gió mênh mông phả vào mặt ta, hồn thơ ta như đôi cánh chim được cất cao”. . . Nhưng, ở một số
chương viết khác, ông lại dùng lối tả chân với các từ ngữ miêu tả hiện thực đầy thô ráp, nhức nhối
để khắc họa một anh thầy giáo tất tả, chạy ăn từng bữa, một người nghệ sĩ đầy tỉnh táo, nghiêm
khắc tự kiểm điểm mình giữa đời sống thực dụng và sự bủa vây của những thế lực xấu: “Những tên
buôn khi chúng đánh hơi thấy “đồng tiền nhà văn” sắp “đội nón ra đi”, cái đói, cái thiếu, cái túng
đã ngấp nghé bên ngoài cửa sổ, ấy là lúc bắt đầu “thời kỳ những hợp đồng”, những hợp đồng “tiền
trao cháo múc”. . . Đồng tiền giữa con người và ma quỷ!(...) Tôi sẵn sàng viết những tiểu thuyết để
làm vui lòng những tiểu thư, những bà lớn, những cô gái tân thời” [8;12].
Không dùng cách viết biến hóa như Tô Hoài hay Lưu Trọng Lư nhưng Sao Mai vẫn khiến
người đọc phải thổn thức với chân dung tinh thần của mình trong Sáng tối mặt người, qua giọng
văn trầm buồn sâu lắng xuyên suốt hồi kí với cách tạo câu có kết cấu trùng điệp, không tham kể
lại sự kiện mà chủ yếu bộc lộ mình qua những cảm giác đa chiều. Hình ảnh tuổi thơ tác giả trong
những ngày đi khất thực khiến ta không khỏi ngậm ngùi: “Tôi nhẩn nha đi, hình như chậm lắm,
chậm bằng bước chân con rùa đẹp mẽ của nhà tôi trước đấy chăng? Chung quanh tôi là màn sương
tiết đông tiểu tuyết, không bóng người, không bóng xe, chỉ có bóng cây rùng mình và bóng tôi
dúm dó” [9;82]. Nhiều năm sau, kí ức những ngày tuổi thơ phiêu dạt dường như lại ùa về, dội
bóng trong những bước chân uể oải của một nhà văn cô độc giữa dòng đời: “Tôi lên đường. Lại
Hà Nội!... Một trưa nắng. Quê nhà mây trắng đang bay. Con đường đê hun hút (. . . ). Không một
lời nói. Ở phía sau con người đang bước đi, có một khóm tre già to búi. . . ” [9;323]. Có thể nói,
những đoạn miêu tả thiên nhiên, vạn vật như trên đã mang đến chất thơ cho những trang viết của
Sao Mai, tạo ra những khoảng ngưng lặng để nhà văn kéo bạn đọc vào dòng tự sự đầy suy tưởng
và chiêm nghiệm. Xuất hiện trong rất nhiều hồi kí, cách viết chêm xen nhiều đoạn miêu tả, bình
luận, đánh giá. . . giữa dòng chảy của sự kiện chính là một kĩ thuật để kéo giãn khung tự sự, làm
“chệch hướng” trần thuật ra khỏi nghĩa gốc của sự thật để tạo nên những lớp nghĩa biểu cảm mới
mẻ, khiến cho sự thật trở nên uyển chuyển, đa chiều.
Với ý thức khắc họa bản thể trong sự biến hóa của khung sự thật, các tác giả hồi kí đã mang
đến những bức chân dung tự họa thật sinh động qua nhiều bè giọng đa dạng: một Đặng Anh Đào
tình cảm, sâu sắc qua lời văn nhịp nhàng như hát, xuyên suốt những mảnh vỡ của kỉ niệm trải dài từ
thủa ấu thơ đến lúc trưởng thành; một Đặng Thai Mai thông kim bác cổ với những câu văn chuẩn
mực, chau chuốt trong từng dòng hồi ức đi theo logic tuyến tính của sự kiện; một Vũ Ngọc Phan
uyên bác, thâm trầm cùng giọng hồi cố miên man về những ngày quá khứ; một Phùng Quán chân
thật, đa cảm, đầy ẩn ức qua những dòng tâm tình day dứt; một Anh Thơ tài hoa, vừa nữ tính, vừa
mạnh mẽ qua câu văn tự sự từng trải, đầy thấm thía. . . Mỗi người đã nhờ hồi kí để đến gần hơn với
độc giả.
2.2. Hình tượng các văn nghệ sĩ trong những góc chiếu khác nhau
Văn học sau năm 1975 với sự chi phối của nhãn quan dân chủ và tinh thần cắt nghĩa hiện
thực đã đặt các nhân vật văn xuôi vào những mối quan hệ đa tầng: giữa nhân vật với đời sống, giữa
con người với con người và giữa nhân vật với chính bản thể của mình để nhân vật bộc lộ hết chiều
sâu cá tính và khám phá kiệt cùng các chiều kích của hiện thực. Trong khuynh hướng chung này,
79
Trần Thị Hồng Hoa
hồi kí các nhà văn đã mạnh dạn khai phá hình ảnh bạn bè nghệ sĩ qua góc nhìn đời tư ở “cự li gần”
và những kiến giải liên quan đến nghệ thuật một cách đa diện. Khảo sát các tác phẩm hồi kí viết
về văn nghệ sĩ, chúng tôi nhận thấy có hai hướng khai thác chính: hướng thứ nhất, tác giả chủ định
tái hiện, dựng chân dung các nhân vật bạn bè bằng cách cung cấp nguồn thông tin phong phú về
đời tư, tiểu sử, quá trình hoạt động nghệ thuật mà người viết trực tiếp chứng kiến, trải nghiệm qua
sự trải dài của dòng thời gian và sự mở rộng của các mô hình không gian (hướng này khá gần gũi
với cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết); hướng thứ hai, tác giả chỉ tập trung nhấn mạnh một
vài nét nổi bật nhất trong tính cách bằng cách miêu tả “điểm nhãn” và đặt nhân vật trong những
“lát cắt” của cuộc sống (hướng này khá giống cách viết của truyện ngắn). Dù bằng cách nào, hồi kí
cũng là nơi tác giả thể hiện tình cảm tri âm sâu sắc và mối quan tâm đặc biệt dành cho những người
bạn quý. Vì lẽ đó, ngay trong những hình tượng tưởng chừng nhếch nhác, xo xúi, trong những “thói
hư tật xấu” bị “tố cáo” thẳng thừng, ta vẫn thấy biết bao yêu thương, trìu mến của những người
“đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Những hồi kí tiêu biểu đã khai thác và dựng chân dung nhân vật nghệ sĩ thành công là:
Cát bụi chân ai - Tô Hoài, Một thời để mất - Bùi Ngọc Tấn, Hồi kí Quách Tấn, Hồi kí song đôi
- Huy Cận... Chân dung những “ông lớn” của làng văn như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân
Diệu, Bích Khê đã lộ diện trong những tập hồi kí này nhưng không phải dưới ánh hào quang của
những tung hô, ngợi ca như người ta đã từng làm trong các công trình nghiên cứu. Họ ở đó, giữa
những “nhếch nhác trần ai” (theo cách nói của Tô Hoài), những chi li, tính toán, từ chuyện nhà
cửa, chuyện ăn mặc đến những mối quan hệ đời sống đều được soi rọi sống động dưới lăng kính
hiển vi của sự thật, qua bút pháp điêu luyện của những người bạn tri kỉ.
Nguyễn Tuân hiện lên như một biểu tượng nghệ thuật vững bền và đa sắc giữa những dòng
hồi ức tản mạn, đứt quãng của Tô Hoài trong Cát bụi chân ai. Tô Hoài đã sát cánh bên người bạn
vong niên của mình từ chiến dịch sông Thao ác liệt mùa hạ năm 1949, những ngày tháng ở chiến
khu ròng rã thiếu thốn, những năm chống Mỹ đau thương đến những cuộc chuyển mình của đất
nước trong thời bình với đẩy rẫy sai lầm, thiếu sót. Những mảnh không gian ghép nối cùng sự đảo
chiều không ngừng của cấu trúc thời gian đã mang đến cho người đọc một Nguyễn Tuân thật độc
đáo, nhiều hình vẻ, thú vị và đầy ấn tượng. Nguyễn Tuân trong đời thường cũng cá tính không kém
gì những trang viết của ông. Đó là một con người cầu kì, “tay sành ăn và kĩ tính”, ăn uống lấy
tinh thần của món ăn chứ không ăn lấy được (như ăn phở thì phải là thứ phở bò chín để thưởng
thức “chất phở” và “cái tinh tuý của nước dùng xương” [5,29]), chỉn chu trong từng nếp áo, chau
chuốt đến từng đồ vật trước mỗi chuyến đi, không thừa không thiếu một thứ gì. Cũng như những
nhân vật ngông nghênh, kiêu bạc của mình, Nguyễn cũng là người coi thường mọi sự xu nịnh, bợ
đỡ, dửng dưng trước những lời “ong ve”, những “cuộc kiểm điểm” gay gắt, dám nói những điều
người khác không dám, yêu ghét rõ ràng. Đó còn là người bạn nồng nhiệt, chân thành, con người
của lòng tự trọng, “giữa nơi ăn chơi vẫn không dăng dện vẩn vơ”. Trong đời sống sáng tạo, bằng
sự thấu hiểu tận cùng, Tô Hoài cũng dành cho Nguyễn Tuân những dòng chí tình mà đắc địa: “Có
người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt qua một đoạn đã không chịu được
cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng. Triết lí và câu văn của Nguyễn Tuân không giống vị hoài
sơn trong thang thuốc bắc, ghẻ bổ một tí lại vô thưởng vô phạt” [5;7]. Tô Hoài đã khiến bạn đọc
càng mê say và quý trọng hơn một tượng đài của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Trong phần hồi kí Một thời để mất, Bùi Ngọc Tấn đã sử dụng biểu tượng biển như một
biểu tượng chủ đạo để hỗ trợ cho việc khắc họa tính cách, phẩm chất nhà văn Nguyên Hồng “Về
Hải Phòng tôi đã gặp Nguyên Hồng, gặp biển” [10;286]. Rõ ràng, biển không chỉ là một hình ảnh
thiên nhiên gắn với mảnh đất quê hương của Nguyên Hồng mà trong thế sóng đôi, biểu tượng biển
đã giúp người đọc hiểu rõ hơn những cá tính, khát vọng cũng như những ẩn ức trong sâu thẳm
80
Tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lý thuyết diễn ngôn
con người ông. Biển trong văn hóa nhân loại thường biểu trưng cho “động thái sự sống”, “nơi của
những cuộc sinh đẻ, những biến thái và những tái sinh” [6;80]. Nguyên Hồng với quá trình lao
động nghệ thuật miệt mài, nhiệt huyết, vắt kiệt đời mình cho con chữ dường như đã tìm được sự
đồng điệu trong những cuộn sóng không ngừng nghỉ của biển cả. Cùng với biểu tượng biển là một
loạt các biểu tượng phù trợ như: biểu tượng giọt nước mắt của nhà văn (“Nguyên Hồng cười giàn
giụa nước mắt” [10;335]; “hai má Nguyên Hồng ướt đẫm nước mắt vì cười” [10;385]; “chưa bao
giờ tôi thấy Nguyên Hồng khóc nhiều như lần ấy” [10;403]; “anh oà khóc”, “những giọt nước mắt
mặn xót” [10;448]) mang ý nghĩa về sự khổ đau và những bộc phát nội tâm không thể kìm giữ,
biểu tượng bóng đêm (đêm tối xuất hiện nhiều lần trong các sáng tác của Nguyên Hồng) đều mang
đến những dự cảm đầy u uẩn cho thời đại mà Nguyên Hồng đang sống, cho số phận long đong. . .
Và như thế, trong sự kết nối linh hoạt và mật thiết giữa các biểu tượng, hình tượng Nguyên Hồng
đã được viền nổi một cách đậm nét và sinh động.
Có trường hợp cùng một nhân vật nhưng khi hiện lên ở các hồi kí khác nhau, gắn với ý đồ
và phong cách nghệ thuật của từng tác giả, ta lại thấy họ hiện lên mới mẻ, sống động qua những
góc soi chiếu mới. Hình tượng Xuân Diệu trong Hồi kí song đôi của Huy Cận được tái hiện qua
những câu chuyện có kết cấu ngắn gọn, ngôn ngữ trong sáng, giản dị nhưng được xếp đặt một cách
ngẫu hứng, không liền mạch. Dòng kí ức được đẩy đưa về thời điểm hai người bạn thơ gặp gỡ, kết
giao và trở thành tri kỉ trong những ngày ở trường Quốc học, đặc biệt lưu dấu ấn ở những buổi
chiều “gió hiu hiu se lạnh”, giữa không gian “sân cỏ rộng phía sau trường” [2;263] như dọn đường
cho hồn thơ man mác và sự hòa điệu với tạo vật của những thi sĩ Thơ Mới sau này. Từ đây, những
hồi ức về người bạn tâm giao là sự đan xen, pha trộn giữa ba dòng mạch chủ đạo: 1. Xuân Diệu
đa tình nhưng đầy đa đoan giữa đời thường; 2. Xuân Diệu tài hoa trong các hoạt động nghệ thuật
cùng mối quan hệ thân thiết với các bạn văn nghệ sĩ; 3. Xuân Diệu “nhập cuộc” với kháng chiến
đầy hăng hái và dũng cảm. Những mảnh kí ức dường như lộn xộn, rối rắm lại trở nên nhất quán và
gắn kết một cách kì lạ dưới điểm nhìn trìu mến, đầy yêu thương và thấu suốt của Huy Cận - người
bạn thơ, người bạn tri kỉ một đời. Trong khi đó, Tô Hoài ở Cát bụi chân ai lại kể về Xuân Diệu
bằng những mảnh ghép của hồi ức đầy khắc khoải, đi theo những kỉ niệm khó quên của hai người
từ lúc trẻ đến lúc về già. Xuân Diệu của những ngày thanh xuân sôi nổi đã lưu dấu trong trí nhớ
của Tô Hoài qua những cái nắm tay “dịu dàng, âu yếm”; qua những đêm “rồ dại”, đê mê giữa rừng
già Yên Dã của mối “tình trai” đầy dục vọng tội lỗi; qua những chuyến công tác dọc miền trung du
để nổi nét lên một Xuân Diệu vừa kĩ tính, vừa ngây thơ, có tính ăn tham, ăn cố đến mức phải vào
viện cấp cứu. . . Còn Xuân Diệu của những ngày về già gắn với cảm giác buồn tơ vương, lại là qua
cái nắm tay và câu nói “Chúng mình già rồi” [5;205] để Tô Hoài thấm thía sự phũ phàng của thời
gian, để rợn ngợp cùng nỗi cô đơn của một “nhà thơ tình không tuổi” luôn tha thiết với cuộc đời.
Ngòi bút Tô Hoài đã vẽ Xuân Diệu đầy ám ảnh qua những motip giàu sức gợi, ngôn từ dường như
sống sượng, trần trụi mà thực chất lại giấu một nỗi buồn kín đáo, một tiếng thở dài.
3. Kết luận
Tóm lại, tiếp cận hồi kí văn học sau năm 1975 từ lí thuyết diễn ngôn là một hướng đi mới,
mở ra những chiều sâu trong sự nhìn nhận và đánh giá công tâm về các giá trị của sự thật. Là một
thể kí tự sự điển hình, hồi kí nói chung và hồi kí văn học nói riêng luôn chịu sự chi phối chặt chẽ
của các hệ tư tưởng văn hóa xã hội cũng như sự chế ước của các mã thể loại. Hồi kí trở thành nơi
để trải nghiệm, khám phá lại quá khứ với những phương thức trần thuật và phương thức biểu cảm
độc đáo. Diễn ngôn về sự thật trong hồi kí vì vậy không phải là những dòng thông tin tẻ nhạt, cứng
nhắc mà đa diện và đầy màu sắc, phản ánh đúng xu thế đổi mới của thời đại.
81
Trần Thị Hồng Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Bão, 2010. Rễ bèo chân sóng. Nxb Hà Nội, Hà Nội.
[2] Huy Cận, 2002. Hồi kí song đôi. Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
[3] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, 2002. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Nxb Đà Nẵng,
Trường viết văn Nguyễn Du.
[4] Tô Hoài, 2014. Chiều chiều. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[5] Tô Hoài, 2015. Cát bụi chân ai. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[6] IU.M.Lotman, 2014. Kí hiệu học văn hóa, Lã Nguyên - Đỗ Hải Phong - Trần Đình Sử dịch.
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[7] Ma Văn Kháng, 2009. Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương. Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.
[8] Lưu Trọng Lư, 2001. Nửa đêm sực tỉnh. Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
[9] Sao Mai, 2003. Sáng tối mặt người. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[10] Bùi Ngọc Tấn, 2012. Viết về bè bạn. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
ABSTRACT
The access to literary memoir after 1975 on the ground of discourse theory
Tran Thi Hong Hoa
Faculty of General Education Knowledge, Academy of Journalism and Communication
Accessing literary memoir after 1975 on the ground of discourse theory, we want to
emphasize the flexibility and transformability of the spoken truthsin memoir. To meet the need
of “looking into the truth”, under the influence of private life ideology, the memoir after 1975 is
an insight into the past with a rare honesty and a strong desire to make clear all the value. The
flexible harmony between the truth code and the art code in literary memoirs has brought out
authors’portraits and the icon of artists’friends in every dimension of life and the creative process.
Keywords: Discourse theory, literary memoir, authors’portraits.
82
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4529_tthhoa_4021_2131890.pdf