Tiến triển về bình đẳng giới ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới (một phân tích từ các số liệu tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009)

Tài liệu Tiến triển về bình đẳng giới ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới (một phân tích từ các số liệu tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009): HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 401 TÀI LIỆU HỘI THẢO TREND OF GENDER DIFFERENCES IN POPULATION, EDUCATION AND EMPLOYMENT IN VIETNAM LOOKED FROM RESULTS OF POPULATION CENSUS 1989, 1999, 2009 TIẾN TRIỂN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI (MỘT PHÂN TÍCH TỪ CÁC SỐ LIỆU TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1989, 1999, 2009) TS. Lưu Bích Ngọc1 Abstract Gender equality is considered as a priority target in the development of contemporary society. It is one of 10 Millennium Development Goals (MDGs) which international community, including Vietnam has commitmented to reach. In Vietnam, gender equality is set out right from the socialist regime was established (1946 Constitution). After 25 years of Doi Moi policy, Vietnam’s economy, society has made many positive changes. Gender equality has also achieved much progress. Women increasingly have the opportunities to develop the capability themselves, participa...

pdf18 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiến triển về bình đẳng giới ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới (một phân tích từ các số liệu tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 401 TÀI LIỆU HỘI THẢO TREND OF GENDER DIFFERENCES IN POPULATION, EDUCATION AND EMPLOYMENT IN VIETNAM LOOKED FROM RESULTS OF POPULATION CENSUS 1989, 1999, 2009 TIẾN TRIỂN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI (MỘT PHÂN TÍCH TỪ CÁC SỐ LIỆU TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1989, 1999, 2009) TS. Lưu Bích Ngọc1 Abstract Gender equality is considered as a priority target in the development of contemporary society. It is one of 10 Millennium Development Goals (MDGs) which international community, including Vietnam has commitmented to reach. In Vietnam, gender equality is set out right from the socialist regime was established (1946 Constitution). After 25 years of Doi Moi policy, Vietnam’s economy, society has made many positive changes. Gender equality has also achieved much progress. Women increasingly have the opportunities to develop the capability themselves, participate in the decision making process in the family and in society. Overall, the gender differences in economic and social areas trends are narrowing, particularly in the fields of education and employment. The results came from the Population Census in Vietnam during the past 20 years shows that girls' educational opportunities have been similar to boys. Women are more and more equal to men in higher education. That women increasingly active, involved in the process of migration and in the social labor force is similar to men. Life expectancy of women is increasingly dominant than that of men. However, in the context of implementation on Family Planning policy to go along with strong economic development, tend to unbalance in sex ratio at birth of the child reappeared in Vietnam's population. This could be considered a "negative" result coming from positive policies which have been actively implemented in recent years. This paper aims to clarify the trend of gender differences in the field of population, education and employment in Vietnam after 25 years of Doi Moi by analysing data obtained from the Population Census in 1989, 1999, 2009. Tóm tắt Bình đẳng giới được đánh giá là một chỉ tiêu ưu tiên trong phát triển xã hội hiện nay. Nó là một trong mười Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã cam kết thực hiện. Ở Việt Nam, bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập, khi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên năm 1946. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách Đổi Mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bình đẳng giới cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. 1 Viện Dân số & CVĐXH - Đại học Kinh tế quốc dân HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 402 TÀI LIỆU HỘI THẢO Xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp mang bản chất văn hoá Á Đông truyền thống, dưới ảnh hưởng mạnh của Nho giáo (tính gia trưởng và phụ quyền), người phụ nữ Việt Nam trước kia luôn có địa vị thấp kém hơn người đàn ông trong gia đình lẫn ngoài xã hội (Đỗ Thái Đồng, 1991; Pham Van Bich, 1999; Belanger et al, 2003). Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã kết luận Đổi Mới đã có những tác động mạnh mẽ đến vị thế của người phụ nữ (Volkmann, 2005). Việc sinh ít con đã trở nên phổ biến trong các gia đình Việt Nam ở cả nông thôn, thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều thời gian và cơ hội tham gia vào các công việc xã hội, có điều kiện học tập để nâng cao trình độ (Lê Ngọc Anh, 2000). Với những thay đổi dần theo chiều hướng tích cực trong các định kiến giới, phụ nữ ngày càng có cơ hội phát triển các năng lực bản thân, tham gia vào các quá trình ra quyết định trong gia đình và ngoài xã hội (John Knodel et al, 2005; Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Bài tham luận này có mục đích chỉ ra những tiến triển về bình đẳng giới được thể hiện trong lĩnh vực dân số, giáo dục và việc làm ở Việt Nam qua 20 năm Đổi Mới bằng các phân tích thu nhận được từ kết quả các Tổng điều tra dân số năm 1989, 1999, 2009 (TĐT 1989; TĐT 1999; TĐT 2009). 1. Tiến triển về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 ở Đông Nam Á về quy mô dân số với 85,7 triệu ngƣời tính tại thời điểm Tổng điều tra dân số ngày 1.4.2009. Bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số có thể đo lƣờng bằng một số chỉ báo cụ thể nhƣ sự cân đối của cơ cấu dân số theo giới tính; mức độ tƣơng đồng về tuổi kết hôn, về triển vọng sống bình quân của nam giới và phụ nữ; mức sinh của ngƣời phụ nữ. Phân tích kết quả các các Tổng điều tra dân số năm 1989,1999,2009 đã cho thấy một số khác biệt về giới trong lĩnh vực dân số nhƣ sau: + Cơ cấu dân số theo giới tính đã cân bằng song tình trạng mất cân bằng cơ cấu giới tính của trẻ em khi sinh lại gia tăng Cơ cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân thành số nam và số nữ. Cơ cấu dân số theo giới tính thƣờng đƣợc biểu diễn bằng thƣớc đo Tỷ lệ nam (nữ) trong tổng số dân. Ví dụ, năm 2009, tỷ lệ nữ trong dân số Việt Nam là 50,5% (tức là cứ 1.000 ngƣời dân thì có 505 phụ nữ), tỷ lệ này thể hiện cơ cấu dân số theo giới tính tƣơng đối cân bằng. Thƣớc đo thứ hai thƣờng đƣợc dùng để biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính là Tỷ số giới tính, đó là số nam tƣơng ứng 100 nữ. Biểu 1 dƣới đây cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu dân số theo giới tính trong những năm Chiến tranh đã dần bị thu hẹp lại để nhƣờng chỗ cho sự cân đối giữa số lƣợng nam giới và phụ nữ trong dân số ở giai đoạn sau Đổi Mới. Biểu 1. Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam qua các Điều tra và Tổng điều tra HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 403 TÀI LIỆU HỘI THẢO 95.9 94.7 94.2 94.7 96.4 98.1 92 93 94 95 96 97 98 99 Năm 1960 Năm 1970 Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999 Năm 2009 Thực tế, tỷ số giới tính của Việt Nam thấp trong những năm 1960-1979 do bị ảnh hƣởng bởi chiến tranh, nhiều nam thanh niên ra trận và hy sinh. Những năm sau này tỷ số giới tính của dân số Việt Nam bắt đầu tăng dần lên. Trong TĐT 1989, tuơng ứng với 100 phụ nữ có 94 nam giới. Đến TĐT 1999, tỷ số giới tính đạt mức 96,4 và đến TĐT 2009, tƣơng ứng với 100 nữ thì có 98 nam. Với chỉ báo này, dân số Việt Nam đƣợc coi là có cơ cấu theo giới tính tƣơng đối hợp lý. Tuy nhiên, một nguy cơ đối với cơ cấu dân số theo giới tính của Việt Nam trong tƣơng lai chính là sự mất cân đối về cơ cấu giới tính của trẻ sơ sinh hiện mang những dấu hiệu rất nghiêm trọng. Một cách tự nhiên, không phân biệt chủng tộc, nguồn gen, xác suất sinh con gái luôn ở khoảng 0,488 so với xác suất sinh con trai là 0,512. Quy luật này giúp tạo ra tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh ở mọi nhóm dân số luôn nằm trong khoảng 105-107 (105-107 bé trai đƣợc sinh ra tƣơng ứng với 100 bé gái đƣợc sinh ra). Vậy mà, tỷ số giới tính của trẻ em Việt Nam khi sinh liên tục tăng trong những năm qua và đã đến ngƣỡng báo động. Tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh tại TĐT 1979 là 105, tại TĐT 1989 là 106, tại TĐT 1999 là 107 và tại TĐT 2009, nó đã tăng tới ngƣỡng “bất thƣờng” – 110,6. Cũng theo kết quả xử lý số liệu mẫu của TĐT 2009, tỷ số giới tính của trẻ em khi sinh ở nhiều tỉnh rất cao, nhƣ: Hƣng Yên 130,7; Hải Dƣơng: 120,2; Bắc Ninh: 119,4; Nam Định: 116,4; Hải Phòng: 115,3 Sự mất cân bằng cơ cấu giới tính ở trẻ sơ sinh thuộc loại mất cân bằng vật chất - nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, tất yếu sẽ dẫn tới nhiều hậu quả. Với chế độ hôn nhân “một vợ, một chồng”, trong dân số, số lƣợng nam giới nhiều hơn phụ nữ, việc kết hôn của cả 2 giới đều bị ảnh hƣởng. Tình trạng “tranh giành” trong hôn nhân, kết hôn muộn hoặc thậm chí không thể kết hôn hay phải ra nƣớc ngoài để kết hôn sẽ diễn ra. Các nguy cơ quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS tăng lên. Do khan hiếm phụ nữ nên các loại tội phạm buôn bán trẻ em gái và phụ nữ, tệ nạn mại dâm có thể tăng lên (Nguyễn Đình Cử, 2010). Kinh nghiệm của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đã cho thấy, tỷ số giới tính trẻ em khi sinh vƣợt quá 113 trong những năm trƣớc đây đã để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng ngày nay. Năm 2020, khoảng 30 triệu đàn ông Trung Quốc bƣớc vào tuổi kết hôn mà không thể lấy đƣợc vợ vì đây là số lƣợng bé trai đƣợc sinh ra chênh lệch so với số bé gái đƣợc sinh ra trong những năm trƣớc đây (VnEpress ngày HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 404 TÀI LIỆU HỘI THẢO 9.4.2009 2 ). Chỉ trong 10 năm từ 1/1995 – 10/2004, Đài Loan đã cấp 84.479 visa cho các cô dâu Việt Nam và hàng chục nghìn visa cho cô dâu các nƣớc Đông Nam Á khác (Nguyễn Đình Cử, 2010). Phân tích tỷ số giới tính của các nhóm tuổi trong dân số Việt Nam tại TĐT 1999 và TĐT 2009 cho thấy tỷ số giới tính của các nhóm 0-4, 5-9, 10-14 tăng cao từ TĐT 1999 và tiếp tục tăng trong TĐT 2009. Tỷ số giới tính của nhóm tuổi 15-19, 20-24 trong TĐT 2009 lại cao hơn nhiều tỷ số giới tính của những nhóm này đo tại thời điểm TĐT 1999 (Biểu 2). Điều này cho thấy rất có thể lựa chọn giới tính của trẻ khi sinh con đã xuất hiện ngay từ những năm 90, khi bắt đầu có chính sách dân số - KHHGĐ (Nghị quyết 4 – TW Đảng khoá 7 năm 1993) nhằm hạn chế quy mô gia đình nhỏ chỉ với 1-2 con. Biểu 2. Tỷ số giới tính của các nhóm tuổi trong dân số Việt Nam TĐT 1999, 2009 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 0- 4 5- 9 10 -1 4 15 -1 9 20 -2 4 25 -2 9 30 -3 4 35 -3 9 40 -4 4 45 -4 9 50 -5 4 55 -5 9 60 -6 4 65 + SR 1999 SR 2009 Biểu 2 còn cho thấy tỷ số giới tính ở những nhóm tuổi ngoài 40 tại TĐT 2009 cao hơn tại TĐT 1999. Điều này dễ hiểu vì do ảnh hƣởng của chiến tranh, dân số nam bị mất đi nhiều hơn dân số nữ. Đối với nhóm tuổi 65 trở lên, tỷ số giới tính tại TĐT 2009 nhỏ hơn tại TĐT 1999 đã chứng tỏ rằng khoảng cách chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ đang ngày càng giãn rộng hơn. Phân tích sự biến đổi tỷ số giới tính theo các vùng lãnh thổ của Việt Nam cũng cho thấy một số dấu hiệu khác về bình đẳng giới trong phát triển. So sánh tỷ số giới tính của dân số các vùng miền giữa TĐT 1999 và TĐT 2009, biểu 3 cho thấy chỉ có Tây Nguyên là tỷ số giới tính không thay đổi, còn tất cả các vùng khác đều có sự biến đổi. Đông Nam bộ là vùng duy nhất có tỷ số giới tính giảm. Nguyên nhân của thực trạng này đƣợc giải thích bằng việc nhập cƣ ngày càng nhiều của các lao động nữ đến vùng này để làm việc trong các khu công nghiệp. Các vùng còn lại, tỷ số giới tính chung của dân số có xu hƣớng tăng. Điểm chênh lệch lớn nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (3,4 điểm), Bắc trung bộ (2,3 điểm) và Đồng bằng sông Hồng (2,2 điểm). Khảo sát số liệu di dân cho thấy đây cũng là 3 vùng có 2 Truy cập tại 32-trieu-dan-ong/2622731.epi). HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 405 TÀI LIỆU HỘI THẢO mức độ xuất cƣ lớn (Nguyễn Đình Cử, 2010). Nhƣ vậy, có 2 khả năng đã xảy ra ở những vùng địa lý này : Thứ nhất, phụ nữ đã ngày một năng động và xuất cƣ đi các vùng khác nhiều, đặc biệt là xuất cƣ đến Đông Nam bộ để làm việc; Thứ hai, mất cân đối tỷ số giới tính khi sinh của trẻ em ở những vùng này đã diễn ra từ khoảng 10 năm trƣớc. Nhiều trẻ em nam đƣợc sinh ra trong thập niên trƣớc khiến cho số lƣợng nam giới trong dân số ở 3 vùng lãnh thổ nói trên tăng lên. Biểu 3. Tỷ số giới tính của dân số các vùng của Việt Nam qua TĐT 1999, 2009 99.1 95.0 95.9 102.4 96.0 95.6 99.9 97.2 98.2 102.4 95.3 99.0 90.0 92.0 94.0 96.0 98.0 100.0 102.0 104.0 Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tỷ số giới tính 1999 Tỷ số giới tính 2009 + Nữ giới kết hôn sớm hơn nam giới song tỷ lệ sống độc thân3 lại cao hơn Ở Việt Nam, hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu, bình đẳng, tự quyết định đã dần thay thế cho hôn nhân theo kiểu “môn đăng hộ đối” và “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp đã trở thành môi trƣờng thuận lợi để đi tới quan hệ hôn nhân chung cho cả nam và nữ thanh niên trong khi quan hệ gia đình, họ hàng không còn đóng vai trò là môi trƣờng quan trọng (Vũ Tuấn Huy,1996; Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Theo kết quả TĐT 2009, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ thấp hơn của nam 3,4 năm (22,8 tuổi so với 26,2 tuổi). Tuy nhiên, qua các TĐT 1989, 1999, 2009, tuổi kết kôn trung bình lần đầu của nữ có xu hƣớng giảm chút ít (tƣơng ứng là 23,2 – 22,8 – 22,8 tuổi), ngƣợc lại tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới có xu hƣớng tăng lên (tƣơng ứng là 24,4 – 25,4 – 26,2 tuổi). Vì vậy, trong hơn 20 năm qua, khoảng cách chênh lệch tuổi kết hôn giữa nam giới và phụ nữ cho xu hƣớng giãn rộng hơn (1,2 – 2,6 – 3,4 năm). Tại thời điểm TĐT 2009, đến nhóm tuổi 50-54, chỉ có 1% nam giới chƣa từng kết hôn trong khi đó 6% nữ giới ở nhóm tuổi này chƣa từng kết hôn. Tỷ trọng nữ trƣởng thành ly hôn cao hơn so với nam giới (1,4% so với 0,6%). Nhiều phụ nữ phải sống trong cảnh goá bụa hơn nam giới (10,8% so với 3 Sống độc thân bao gồm những ngƣời chƣa từng kết hôn, những ngƣời ly hôn và những ngƣời goá chồng HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 406 TÀI LIỆU HỘI THẢO 1,8%), phụ nữ chịu cảnh goá bụa ở độ tuổi thấp hơn nhiều so với nam giới (17% nam giới trên 55 tuổi goá vợ nhƣng có tới 73% phụ nữ trên 55 tuổi đã goá chồng). Các dẫn chứng này cho thấy tỷ lệ phụ nữ hiện sống độc thân cao hơn nhiều so với nam giới. + Mức sinh giảm thấp thể hiện vị thế của phụ nữ đƣợc cải thiện Sinh ít con là một trong những điều kiện tiên quyết để “giải phóng” phụ nữ. Khi đó, phụ nữ có nhiều thời gian và cơ hội tham gia vào các công việc xã hội. Quy mô gia đình nhỏ, trẻ em gái, phụ nữ có điều kiện học tập để nâng cao trình độ, bình đẳng hơn với nam giới. Số con mà trung bình một phụ nữ có đƣợc trong suốt cuộc đời sinh sản của mình thể hiện mức sinh của dân số. Nó đƣợc biểu diễn bằng thƣớc đo Tổng tỷ suất sinh (TFR). Kết quả từ các Tổng điều tra dân số qua các năm cho thấy, mức sinh của phụ nữ Việt Nam đã giảm mạnh và thậm chí đã xuống thấp hơn ngƣỡng “mức sinh thay thế”4 vào TĐT 2009. Tại TĐT 1989, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) có 3,8 con nhƣng đến TĐT 1999, trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có 2,3 con, và đến TĐT 2009, chỉ còn 2,03 con. Các thống kê dân số hàng năm cho thấy mức sinh thay thế của phụ nữ Việt Nam (2,1 con/ phụ nữ) đã đạt đƣợc vào năm 2005 (Biểu 4). Biểu 4. Tổng tỷ suất sinh (TFR) qua các năm 1999-2009 Việc xem xét mức sinh theo từng khoảng tuổi của ngƣời phụ nữ cũng giúp đánh giá thêm những cơ hội về bình đẳng giới cho phụ nữ. Biểu 5 biểu diễn mức sinh đặt trƣng theo nhóm tuổi 5 của phụ nữ 4 Trung bình mỗi ngƣời phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh đẻ của mình có 2,1 con, có nghĩa là có thể có 1 ngƣời con gái sẽ thay thế bà mẹ tham gia vào quá trình tái sản xuất dân số. 5 Số trẻ đƣợc sinh ra bởi những phụ nữ thuộc nhóm tuổi x – x+n tính trên 1000 phụ nữ trong nhóm tuổi đó HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 407 TÀI LIỆU HỘI THẢO Việt Nam đo tại các thời điểm Tổng điều tra dân số. Một nhận xét chung đƣợc rút ra là mức sinh đặc trƣng theo nhóm tuổi của mọi nhóm tuổi của phụ nữ giảm qua các lần Tổng điều tra. Biểu 5 cũng cho thấy ở TĐT 1989, mức sinh theo nhóm tuổi của ngƣời phụ nữ cao nhất rơi vào nhóm tuổi 25-29. Điều này thể hiện ngƣời phụ nữ thƣờng sinh con sớm, có nhiều con (>2 con) và khoảng cách giữa các lần sinh ngắn (thể hiện chất lƣợng thấp). Tại TĐT 1999, mức sinh theo nhóm tuổi của ngƣời phụ nữ cao nhất rơi vào nhóm tuổi 20-24. Điều này cho thấy tuy đã sinh ít con hơn so với năm 1989, khoảng cách giữa các lần sinh đã dài hơn song còn nhiều phụ nữ sinh con ở độ tuổi sớm. Ở TĐT 2009, mức sinh rất thấp, đỉnh cao nhất rơi vào nhóm tuổi 25-29, chứng tỏ phụ nữ kết hôn muộn hơn, sinh ít con hơn và khoảng cách sinh có thể dài hơn (thể hiện chất lƣợng cao). Nói cách khác, phụ nữ đã chuyển từ mô hình sinh SỚM sang mô hình sinh MUỘN (Tổng cục thống kê, 2010, tr 57). Những biến chuyển trong mức sinh đƣợc phân tích cho thấy vị thế của ngƣời phụ nữ ngày càng đƣợc cải thiện cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Biểu 5. Tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi qua các TĐT 1989, 1999, 2009 0 50 100 150 200 250 15 - 19 20 - 24 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 TĐT 1989 TĐT 1999 TĐT 2009 + Triển vọng sống trung bình của phụ nữ tiếp tục được cải thiện Triển vọng sống trung bình là một chỉ báo mang đặc tính hiển thị tổng hợp. Nó là thƣớc đo liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào mức độ chết của dân cƣ. Nếu tỷ suất chết, đặc biệt tỷ suất chết của trẻ em càng thấp thì triển vọng sống trung bình càng cao và ngƣợc lại. Nó là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức độ chết của dân cƣ đi kèm với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các thành tựu y học, mức sống của ngƣời dân và hiệu quả của các chính sách của Nhà nƣớc. Vì vậy, triển vọng sống trung bình đƣợc chọn làm một trong ba chỉ báo thành phần trong tính toán chỉ số phát triển con ngƣời (HDI). Sự khác biệt giữa triển vọng sống trung bình của nam giới và phụ nữ cũng là một chỉ báo đánh giá mức độ bình đẳng giới mang tính tổng hợp. Bảng 1. Triển vọng sống của nam giới và phụ nữ Việt Nam qua các năm HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 408 TÀI LIỆU HỘI THẢO Năm Nam Nữ Chung Chênh lệch nam/nữ 1970 50,0 50,3 50,2 0,3 năm TĐT 1989 63,0 67,5 64,6 4,5 năm TĐT 1999 66,5 70,1 68,2 4,6 năm TĐT 2009 70,2 75,6 72,8 5,4 năm Mặc dù thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp, song nhờ những tiến bộ trong chăm sóc y tế, triển vọng sống của ngƣời dân Việt Nam vẫn luôn đƣợc cải thiện qua các năm (xem Bảng 1). Vào năm 1970, một ngƣời dân Việt Nam trung bình có thể sống đƣợc 50,2 năm. Con số này đã tăng thành 64,6 năm trong TĐT 1989, thành 68,2 năm trong TĐT 1999 và thành 72,8 năm trong TĐT 2009. Đặc biệt, triển vọng sống trung bình của phụ nữ đƣợc cải thiện mạnh mẽ hơn so với của nam giới. Khoảng cách chênh lệch giữa chỉ số này của phụ nữ và nam giới ngày càng giãn ra (0,3 năm vào 1970; 4,5 năm vào TĐT 1989; 4,6 năm vào TĐT 1999 và 5,4 năm vào TĐT 2009). Nói cách khác, triển vọng sống trung bình của nam giới đang ngày một yếu thế so với của phụ nữ. Triển vọng sống trung bình của phụ nữ cao hơn của nam giới đồng nghĩa với mức chết của nam giới cao hơn của phụ nữ. Tính yếu thế ở đây thể hiện ở chỗ hiện nam giới có nhiều nguy cơ chết trong các tai nạn cao hơn, đặc biệt là tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Kết quả TĐT 2009 cho thấy 6,5% các trƣờng hợp chết của nam giới trong năm trƣớc điều tra là do tai nạn giao thông so với 2,1% các trƣờng hợp chết của phụ nữ. Tỷ lệ chết do tai nạn lao động ở nam giới và phụ nữ tƣơng ứng là 1,6% so với 0,3% (Tổng cục thống kê, 2010). Mặt khác, triển vọng sống của phụ nữ ngày đƣợc cải thiện là do tỷ lệ phụ nữ chết do nguyên nhân mang thai, sinh đẻ đã giảm mạnh so với trƣớc đây. Tỷ số chết mẹ đã giảm từ 233/100.000 trẻ sinh sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 trẻ sinh sống năm 2009 nhờ vào trình độ phát triển của y tế và giảm sinh (Tổng cục thống kê, 2010). 1. Tiến triển về bình đẳng giới trong giáo dục Tình trạng đi học và trình độ học vấn của trẻ em nói chung và trẻ em nữ nói riêng chịu ảnh hƣởng mạnh từ những yếu tố nhƣ mức sống của hộ gia đình, số con của mỗi cặp vợ chồng, các chính sách xã hội và các yếu tố hạ tầng khác (Vũ Hoàng Linh và cộng sự, 2010). Bên cạnh những đổi mới trong phát triển kinh tế, những đổi mới trong hệ thống giáo dục cũng đang diễn ra. Mức sinh giảm, mức sống liên tục đƣợc cải thiện trong những năm qua là những tiền đề giúp cải thiện tình trạng học vấn của ngƣời dân Việt Nam. Chỉ số HDI của Việt Nam trong giai đoạn 1999-2009 liên tục đƣợc cải thiện từ 0,682 lên 0,725 (UNDP, 2000; UNDP, 2010) một phần nhờ vào sự tiến bộ của chỉ số về giáo dục (tỷ lệ dân số trên 5 tuổi biết đọc, biết viết và tỷ lệ nhập học bình quân của dân số trong khoảng 5-24 tuổi). HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 409 TÀI LIỆU HỘI THẢO Phân tích kết quả thu đƣợc từ Tổng điều tra dân số 2009 đã có thể thấy đƣợc những tiến bộ về bình đẳng giới trong giáo dục: + Khác biệt về giới trong giáo dục đang ngày càng thu hẹp Phân tích tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chƣa bao giờ đến trƣờng và tỷ lệ biết chữ của dân số nam và nữ từ 15 tuổi trở lên trong TĐT 2009 khẳng định tình hình đi học trong quá khứ kém hơn nhiều so với những năm gần đây. Tình hình đi học của nữ kém hơn của nam. Điều này thể hiện ở chỗ tỷ lệ phụ nữ thất học trong những đoàn hệ sinh trƣớc đây rất cao. Khoảng cách giữa tỷ lệ nam và nữ không đƣợc đi học rất lớn ở những nhóm tuổi lớn và thu hẹp dần ở những nhóm tuổi nhỏ (Biểu 6). Tuy vậy, tại TĐT 2009, tỷ lệ nữ trên 5 tuổi chƣa từng đến trƣờng vẫn lớn gấp đôi nam giới, dù tính chung cả nƣớc hay cho thành thị và nông thôn (tƣơng ứng là 6,7% so với 3,5%; 3,3% so với 1,8%; 8,1% so với 4,2%). Ngƣợc lại với tình trạng không đi học, tỷ lệ biết chữ trong những đoàn hệ cao tuổi (trên 60) thấp hơn nhiều so với những đoàn hệ đƣợc sinh ra sau này. Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của dân số nam và nữ trên 15 tuổi ngày càng đƣợc thu hẹp. Với những thế hệ sinh ra trong những năm 1990, việc tiếp cận giáo dục và tỷ lệ đã từng đến trƣờng của nam và nữ đã gần nhƣ không có sự khác biệt (Biểu 7). Biểu 6. Tỷ trọng dân số nam và nữ từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường, TĐT 2009 Biểu 7. Tỷ lệ biết chữ của dân số nam và nữ 15 tuổi trở lên, TĐT 2009 HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 410 TÀI LIỆU HỘI THẢO Các phân tích đã cho thấy hai khuynh hƣớng đồng hành của giáo dục là sự cải thiện chung về mức độ đi học và sự thu hẹp những khác biệt giới trong giáo dục. Trong báo cáo năm 2011, Cơ quan Liên hợp quốc cũng đã nhận định Việt Nam đã gần xoá bỏ đƣợc bất bình đẳng giới trong giáo dục phổ thông (United Nation, 2011). + Ngày càng có nhiều phụ nữ vươn tới những bậc học cao Kết quả TĐT 2009 cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo chuyên môn hoàn toàn tƣơng ứng với tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động của Việt Nam những năm qua. Nó đƣợc thể hiện ở chỗ trong số những ngƣời 15 tuổi trở lên đang theo học ở các trƣờng chuyên nghiệp, có tới 80% đang học cao đẳng và đại học. Điều này dẫn tới tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” (Nguyễn Thị Minh Hoà, 2010). Tuy nhiên, xét ở góc độ bình đẳng giới, khác biệt giới trong đào tạo ở cấp học này hiện tại không thể hiện rõ (Biểu 8). Thậm chí ở bậc học cao đẳng, tỷ trọng nữ đi học còn cao hơn nam (26,3% so với 22,7%). Biểu 8. Tỷ trọng dân số nam và nữ trên 15 tuổi đang đi học chia theo trình độ chuyên môn, TĐT 2009 HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 411 TÀI LIỆU HỘI THẢO 1.7 20.5 24.5 53.3 2.4 21.1 22.7 53.8 1.0 19.9 26.3 52.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Chung Nam Nữ 3. Tiến triển về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm Sau Đổi mới, suốt những năm của thập kỷ 90, Việt Nam từng đƣợc đánh giá là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế cao nhất (trên 80% dân số nữ trong độ tuổi lao động) so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và khoảng cách thu nhập theo giới đã giảm nhanh chóng (UN economic and social commission for Asia and Pacific, 1998; ADB, 2002; GSO, 2007). Phân tích kết quả các Tổng điều tra cho thấy một số khác biệt giới trong lĩnh vực lao động, việc làm nhƣ sau: + Phụ nữ tham gia lực lượng lao động ít hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ ở miền Nam song tính năng động trong lao động xã hội của phụ nữ đang ngày một tăng Trong suốt hơn 20 năm qua, tỷ lệ nữ giới trong lực lƣợng lao động thấp hơn nam một chút (48% so với 52%) và ít biến đổi qua 3 lần Tổng điều tra. Tại TĐT 1989, 48,8% lực lƣợng lao động Việt Nam là nữ, con số này trong TĐT 1999 là 48,2% và trong TĐT 2009 là 48,0% (Biểu 9). HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 412 TÀI LIỆU HỘI THẢO Biểu 9. Tỷ trọng nữ trong lực lượng lao động của dân số Việt Nam qua các TĐT 1989,1999,2009 và các vùng trong TĐT 2009 Theo kết quả của TĐT 2009, tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động không chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn (47,1% so với 48,3%) nhƣng khác biệt giữa các vùng. Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng là những vùng có tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động cao nhất (tƣơng ứng là 49,9% và 50,2%). Tỷ lệ nữ trong lực lƣợng lao động thấp dần từ Bắc vào Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ trọng nữ trong lực lƣợng lao động thấp nhất (44,7%). Xét theo tuổi, tƣơng tự nhƣ kết quả của TĐT 1989 và TĐT 1999, tại TĐT 2009, tỷ lệ nam giới và phụ nữ tham gia vào lực lƣợng lao động tăng dần từ tuổi 15 và ổn định ở một ngƣỡng cao trong khoảng tuổi 25- 45, sau đó lại giảm dần. Ngoài 60 tuổi, vẫn còn khoảng 30% phụ nữ và hơn 40% nam giới tham gia hoạt động kinh tế. Ở mọi độ tuổi trên 15, tỷ lệ nam giới tham gia hoạt động kinh tế luôn cao hơn so với nữ giới (Biểu 7). HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 413 TÀI LIỆU HỘI THẢO Biểu 7. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi, giới tính, TĐT 2009 Kết quả của TĐT 2009 cũng cho thấy mức độ tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữ nhìn chung thấp hơn so với nam giới. 71,8% tổng số phụ nữ từ 15-60 tuổi hiện đang tham gia hoạt động kinh tế trong khi tỷ lệ này lên tới 81,8% ở nam giới. Giữa các vùng địa lý khác nhau, tỷ lệ nữ giới tham gia lực lƣợng lao động luôn thấp hơn so với nam giới (Biểu 8). Biểu 8. Tỷ trọng nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, TĐT 2009 81.8 74.4 85.0 85.9 76.2 80.1 86.8 81.0 87.0 71.4 60.4 76.3 82.9 71.6 72.1 78.9 63.9 67.6 Toàn quốc Thành thị Nông thôn Trung du và MN phía Bắc ĐB sông Hồng Miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ BĐ sông Clong Nam Nữ Khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế giữa nam giới và phụ nữ ở thành thị lớn hơn ở nông thôn (14 điểm phần trăm so với 8,7 điểm phần trăm). Khoảng cách này cũng dãn rộng dần từ Bắc vào Nam. Mức chênh lệch về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế giữa nữ và nam nhỏ nhất ở Trung du miền núi phía Bắc (3 điểm phần trăm), lớn dần hơn ở Đồng bằng sông Hồng (4,6 điểm phần HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 414 TÀI LIỆU HỘI THẢO trăm), miền Trung và Tây Nguyên (8 điểm phầm trăm), Đông Nam Bộ (17 điểm phần trăm) và lớn nhất là ở Đồng Bằng sông Cửu Long (19,4 điểm phần trăm). Phụ nữ thành thị tham gia hoạt động kinh tế ít hơn phụ nữ nông thôn (60,4% so với 76,3%). Phụ nữ ở vùng miền núi trung du phía Bắc và ở Tây Nguyên tham gia hoạt động kinh tế nhiều hơn hẳn những phụ nữ ở vùng khác (tƣơng ứng nhiều hơn 11 điểm phần trăm và 7 điểm phần trăm so với tỷ lệ phụ nữ hoạt động kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng; nhiều hơn 15 điểm phần trăm và 12 điểm phần trăm so tỷ lệ phụ nữ hoạt động kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long). Phụ nữ ở Đông Nam bộ hay Đồng bằng sông Cửu Long có mức độ tham gia hoạt động kinh tế thấp nhất có lẽ do họ có xu hƣớng ở nhà nội trợ, không đi làm (Nguyễn Nam Phương, 2000). + Lao động nữ ít được đào tạo hơn so với lao động nam, khoảng cách chênh lệch không hề được cải thiện qua thời gian Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, có nghĩa là chất lƣợng của nguồn nhân lực đã không tƣơng xứng với số lƣợng. Điều này đã trở thành một thách thức cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. Trong TĐT 1999, chỉ có 7,8% lực lƣợng lao động của Việt Nam đƣợc đào tạo về chuyên môn, con số này chỉ tăng thành 14,9% vào TĐT 2009. Tốc độ tăng này chậm hơn cả tốc độ tăng của lực lƣợng lao động (1,3%/năm). Xét theo giới tính, trong TĐT 1999, tỷ lệ lao động nam đã qua đào tạo chỉ là 9,7% so với tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo là 6,1%. Khoảng cách chênh lệch ở đây là 3,6 điểm phần trăm. Khoảng cách này đã không hề đƣợc cải thiện khi có 16,8% lao động nam so với 12,9% lao động nữ đã đƣợc đào tạo về chuyên môn kỹ thuật theo thống kê tại TĐT 2009 (chênh lệch: 3,9 điểm phần trăm). Biểu 9. Tỷ trọng lao động nam và nữ đã qua đào tạo, chia theo TT-NT, TĐT 2009 Theo kết quả TĐT 2009, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo ở thành thị lớn gấp 3-4 lần so với ở nông thôn (31,1% so với 8,8%). Mức chênh lệch giữa tỷ lệ lao động nam và tỷ lệ lao động nữ đƣợc đào tạo ở thành thị cũng lớn hơn nông thôn (5,4 điểm phần trăm so với 3 điểm phần trăm) (Biểu 9). + Phụ nữ làm nghề giản đơn, dịch vụ nhiều hơn trong khi nam giới chiếm ưu thế trong lĩnh vực nông/lâm/ngư nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 415 TÀI LIỆU HỘI THẢO Nhìn chung, trong cả TĐT 1999 lẫn TĐT 2009, phụ nữ vẫn có xu hƣớng làm các nghề giản đơn nhiều hơn so với nam giới (tƣơng ứng 68,1% so với 61,7% và 44,1% so với 36,8%). Trong vai trò lãnh đạo, phụ nữ đặc biệt yếu thế hơn nam giới (18,5% lãnh đạo là nữ so với 81,5% là nam trong TĐT 1999 và tƣơng ứng là 23% so với 77% trong TĐT 2009). Điều này thể hiện sự bất bình đẳng về giới trong việc làm và nó có liên quan tới cả bất bình đằng giới trong đào tạo nhƣ đã đề cập ở trên. Liên quan đến đặc trƣng giới, phụ nữ làm các dịch vụ cá nhân hay bán hàng nhiều hơn so với nam giới (tƣơng ứng là 10,2% so với 4,4% và 16,4% so với 8,7%) và ngƣợc lại, nam giới làm các nghề trong nông, lâm, ngƣ nghiệp; làm thợ thủ công, thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị nhiều hơn phụ nữ (Bảng 2). Bảng 2. Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo giới tính và nghề nghiệp, TĐT 1989, 2009 Nghề nghiệp TĐT 1999 TĐT 2009 Chung Nam Nữ % nữ Chung Nam Nữ % nữ 1. Nhà lãnh đạo 0,6 0,9 0,2 18,5 0,9 1,3 0,4 23,0 2. Chuyên môn KT bậc cao 1,8 2,1 1,4 38,2 4,4 4,3 4,6 49,4 3. Chuyên môn KT bậc trung 3,3 2,6 4,1 60,0 3,6 3,0 4,1 55,8 4. Nhân viên 1,2 1,4 1,1 41,7 1,3 1,3 1,3 47,4 5. Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 7,2 4,4 10,2 68,0 12,4 8,7 16,4 63,6 6. Nghề trong nông, lâm, ngƣ nghiệp 8,2 9,7 6,6 38,7 18,5 20,2 16,7 43,2 7. Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 8,5 11,0 5,8 32,7 11,6 16,1 6,7 27,7 8. Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 3,5 4,5 2,4 32,7 7,0 8,2 5,7 39,3 9. Nghề giản đơn 64,8 61,7 68,1 50,6 40,3 36,8 44,1 52,6 Theo thời gian, vị thế của phụ nữ trong các lĩnh vực việc làm cũng có những cải thiện nhất định. Tỷ lệ phụ nữ làm nghề giản đơn đã giảm một cách đáng kể ở TĐT 2009 so với TĐT 1999 (44,1% so với 68,1%). So sánh giữa 2 lần Tổng điều tra cho thấy ngày càng có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo (0,4% trong TĐT 2009 so với 0,2% trong TĐT 1999), làm các công việc chuyên môn kỹ thuật cao (tƣơng ứng là 4,6% so với 1,4%), làm dịch vụ, bán hàng (16,4% so với 10,2%), các nghề trong nông, lâm, ngƣ nghiệp (16,7% so với 6,6%), thậm chí ngày càng có nhiều phụ nữ làm thợ thủ công (6,7% so với 5,8%) và thợ lắp ráp, vận hành máy móc thiết bị (5,7% so với 2,4%) HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 416 TÀI LIỆU HỘI THẢO + Tỷ lệ thất nghiệp của nam và nữ ở nhóm tuổi dưới 30 tương đương nhau song lên những nhóm tuổi cao thì nam có xu hướng thất nghiệp nhiều hơn. Kết quả TĐT 1999 và TĐT 2009 đều cho thấy một xu hƣớng chung là tỷ lệ thất nghiệp trong 12 tháng trƣớc điều tra của phụ nữ và nam giới dƣới 30 tuổi tƣơng đƣơng nhau. Trong số những ngƣời ở độ tuổi dƣới 30 thất nghiệp tại TĐT 1999, 45,6% là nữ còn 54,4% là nam. Tại TĐT 2009, 50,2% số ngƣời ở độ tuổi dƣới 30 thất nghiệp là nữ, 49,8% là nam (Bảng 3). Tuy nhiên, chuyển lên những nhóm tuổi cao hơn, nam giới có xu hƣớng thất nghiệp nhiều hơn. Tại TĐT 1999, khoảng 64% - 68% những ngƣời trên 30 tuổi thất nghiệp là nam giới và con số này nằm ở khoảng 53% - 65% trong TĐT 2009. Nhìn ở góc độ khác, những kết quả này cho thấy phụ nữ đã và đang tham gia hoạt động kinh tế rất tích cực. Họ sẵn sàng làm những công việc giản đơn nhất mà không chịu để “bị” thất nghiệp. Bảng 3. Tỷ lệ người thất nghiệp chia theo giới tính và nhóm tuổi, TĐT 1989, 2009 Nhóm tuổi TĐT 1999 TĐT 2009 Chung Nam Nữ % nữ Chung Nam Nữ % nữ Dƣới 30 72,0 68,1 77,2 45,6 49,4 45,3 54,2 50,2 30 - 39 15,1 16,8 12,7 35,9 14,3 14,1 14,4 46,3 40 - 49 7,7 9,2 5,7 31,4 12,9 15,5 9,9 35,0 50 trở lên 5,2 5,9 4,3 34,9 23,4 25,1 21,5 41,9 So sánh cơ cấu phụ nữ thất nghiệp theo tuổi giữa TĐT 1999 và TĐT 2009 thấy tỷ lệ phụ nữ thất nghiệp ở độ tuổi dƣới 30 có xu hƣớng giảm xuống (54,2% so với 77,2%) song tỷ lệ phụ nữ thất nghiệp ở độ tuổi trên 50 lại có xu hƣớng tăng lên (21,5% so với 4,3%). Nguyên nhân ở đây có lẽ là do trong những năm trƣớc đây, phụ nữ ở tuổi trên 50 thƣờng không đi làm vì không có nhu cầu làm việc nhƣng gần đây nhiều ngƣời trong số họ không đi làm vì họ không kiếm đƣợc việc làm trong khi lại có nhu cầu làm việc. Điều này cho thấy tính năng động của phụ nữ trong tham gia hoạt động kinh tế đã tăng lên. Kết luận Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách Đổi Mới, đi cùng với những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển kinh tế, các khác biệt giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội đang có xu hƣớng thu hẹp, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và việc làm. Kết quả các Tổng điều tra dân số ở Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy mức sinh giảm thấp đã chứng tỏ vị thế của phụ nữ đƣợc cải thiện, đồng thời giảm sinh cũng là yếu tố giúp tạo điều kiện nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ trên nhiều mặt. Những khác biệt giới trong giáo dục đang dần thu hẹp đáng kể. Trẻ em gái dần có đƣợc cơ hội giáo dục tƣơng tự nhƣ trẻ em trai. Phụ nữ ngày càng bình đẳng với nam giới về trình độ học vấn bậc cao. Mặc dù phụ nữ HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 417 TÀI LIỆU HỘI THẢO còn có điểm yếu thế hơn so với nam giới trong lĩnh vực lao động, việc làm song phụ nữ ngày càng năng động, tham gia vào quá trình di cƣ và vào lực lƣợng lao động xã hội tƣơng tự nhƣ nam giới. Tuổi thọ của phụ nữ ngày càng chiếm ƣu thế so với nam giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình đi cùng với phát triển kinh tế mạnh mẽ, xu hƣớng mất cân bằng cơ cấu giới tính của trẻ em khi sinh đã xuất hiện ở dân số Việt Nam. Đây có thể đƣợc coi là mặt “trái” của những chính sách tích cực đƣợc thực hiện trong thời gian qua. Tài liệu tham khảo ĐỖ Thái Đồng (1991) “Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam bộ Việt Nam” trong Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam. Chủ biên: LIJESTROM R., TƢƠNG Lai. Viện xã hội học - Viện khoa học xã hội Việt Nam, Khoa xã hội học - Đại học Gothenburg Thụy Điển. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, Việt Nam, trang 71 - 84. ĐẶNG Cảnh Khanh, NGUYỄN Thị Quý (2007). Gia đình học. Nhà xuất bản lý luận chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 687 trang. BELANGER D. et all (2003). “Are sex ratios at birth increasinh in Vietnam?”. Population, Vol 58, No 2, pp: 321 – 334. VOLKMANN C.S. (2005). “30 years after the war: Children, Families, and Rights in Vietnam”. International Journal of Law, Policy and the Family, 19, pp: 23-46. KNODEL John, VU Manh Loi, JAYAKODY Rukmalie, VU Tuan Huy (2005). “Gender roles in the family : change and stability in Vietnam”. Asian Population Studies, n° 1, March, pp: 69-92. Nguyễn Đình Cử (2010). “Những xu hƣớng biến đổi cơ cấu dân số Việt Nam” trong Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội của Việt Nam hiện nay do Tạ Ngọc Tấn chủ biên. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, Việt Nam. Trang 324 – 337. Nguyễn Thị Minh Hoà (2010). “Thực trạng và xu hƣớng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp” trong Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội của Việt Nam hiện nay do Tạ Ngọc Tấn chủ biên. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, Việt Nam. Trang 302 – 323. VŨ Tuấn Huy (1996). “Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình” trong Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam. Chủ biên: TƢƠNG Lai. Nhà xuất bản khoa học xã hội, quyển 2, Hà nội, Việt Nam, trang: 132 - 153. Tổng cục thống kê (2010). Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.2009: Những kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam. 490 trang. HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 418 TÀI LIỆU HỘI THẢO Tổng cục thống kê (2001). Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.1999: Kết quả toàn bộ. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam. 646 trang. UNDP (2000). Báo cáo phát triển con người năm 2000: Của cải thực sự của các quốc gia. UNDP (2010). Báo cáo phát triển con người năm 2010: Nhân quyền và phát triển con người. Vũ Hoàng Linh và cộng sự (2010). Những vấn đề của giáo dục Việt Nam trong Thiên Niên kỷ mới: Tiếp cận, Phân hoá và Tài chính. Viện Khoa học xã hội Việt Nam. UN Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (1998). Demographic Perspective on Women in Development in Cambodia, Lao, Myanmar and Vietnam. United Nation, New York, USA, 79 pages. Nguyễn Nam Phƣơng (2000). Lao động và việc làm ở Việt Nam qua số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1.4.1999. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc18_2017_2166465.pdf
Tài liệu liên quan