Tiền căn tạng dị ứng và tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Tiền căn tạng dị ứng và tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 74 TIỀN CĂN TẠNG DỊ ỨNG VÀ TỈ LỆ HIỆN MẮC BỆNH CHÀM TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Văn Dũng*, Đặng Thị Ngọc Bích**, Bùi Mạnh Côn** TÓM TẮT Tổng quan: Mối liên quan giữa bệnh chàm tay và cơ địa tạng dị ứng. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tiền căn bệnh thể tạng dị ứng và bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu là 478 nhân viên y tế làm việc trong các bệnh viện công lập tại thành phố Hồ Chí Minh với phương pháp chọn mẫu cụm. Tiền căn bệnh thể tạng được ghi nhận qua bộ câu hỏi. Chẩn đoán bệnh chàm tay được thực hiện bởi các bác sỹ da liễu. Xử lý số liệu bằng hồi qui logistic cho phân tích cụm bằng phần mềm stata12. Kết quả: Tỉ lệ tham gia vào nghiên cứu là 87% (415/478). Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 7,8%. Bệnh có liên quan đến tiền căn dị ứng (OR= 3,3;...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiền căn tạng dị ứng và tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 74 TIỀN CĂN TẠNG DỊ ỨNG VÀ TỈ LỆ HIỆN MẮC BỆNH CHÀM TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Văn Dũng*, Đặng Thị Ngọc Bích**, Bùi Mạnh Côn** TÓM TẮT Tổng quan: Mối liên quan giữa bệnh chàm tay và cơ địa tạng dị ứng. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tiền căn bệnh thể tạng dị ứng và bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu là 478 nhân viên y tế làm việc trong các bệnh viện công lập tại thành phố Hồ Chí Minh với phương pháp chọn mẫu cụm. Tiền căn bệnh thể tạng được ghi nhận qua bộ câu hỏi. Chẩn đoán bệnh chàm tay được thực hiện bởi các bác sỹ da liễu. Xử lý số liệu bằng hồi qui logistic cho phân tích cụm bằng phần mềm stata12. Kết quả: Tỉ lệ tham gia vào nghiên cứu là 87% (415/478). Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 7,8%. Bệnh có liên quan đến tiền căn dị ứng (OR= 3,3; p=0,02; KTC 95%: 1,2 - 9,2 ), tiền căn bị mề đay (OR= 3,6; p=0,01; KTC95%:1,3 - 9,7). Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 7,8%. Bệnh chàm tay có liên quan đến tiền căn cơ địa dị ứng. Từ khóa: chàm tay, nhân viên y tế, tiền căn bệnh thể tạng. ABSTRACT ATOPIC HISTORY AND PREVALENCE OF HAND ECZEMAAMONG HEALTHCARE WORKERS IN HO CHI MINH CITY Do Van Dung, Dang Thi Ngoc Bich, Bui Manh Con * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 7 - 15 Background: Relationship of hand eczema and atopic history. Objectives: To investigate the prevalence of hand eczema and its relation with atopic history among healthcare workers working in Ho Chi Minh City. Methods: A survey of 478 healthcare workers working in hospitals in Ho Chi Minh City was performed with cluster collection. Atopic histories were recorded by questionnaire. Hand eczema was recognized by dermatologist. Data were analyzed with logistic regression and survey data analysis, using stata12. Results: The participles rate was 87% (415 of478). The prevalence of hand eczema was 7.8%. Allergic history (OR= 3.3; p=0.02; 95%CI: 1.2 - 9.2) and urticarial history (OR= 3.6; p=0.01; 95%CI: 1.3 - 9.7) were the factors significantly related to hand eczema. Conclusions: The prevalence of hand eczema among healthcare workers is 7.8%. Hand eczema related to atopic history. Key words: Hand eczema, healthcare workers, atopic history. *Khoa Y Tế Công Cộng, Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh **Bệnh viện An Bình thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS.CKII. Đặng Thị Ngọc Bích ĐT: 0938015299 E-mail: dr.dangnb@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 75 MỞ ĐẦU Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp phổ biến trên thế giới. Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay khác nhau giữa các nước trên thế giới tùy theo đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Bệnh được coi là bệnh da nghề nghiệp ở các nước Bắc Âu và Mỹ. Tại Mỹ, chàm tay chiếm hơn 80% bệnh nghề nghiệp(1). Bệnh chàm bàn tay thường gặp trong các ngành công nghiệp có liên quan đến: chất tẩy rửa, thợ uốn tóc, chế biến thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, công việc cơ khí, công nhân xây dựng, người nội trợ, các vị cha mẹ có con nhỏ Bên cạnh đó, cơ chế bệnh sinh của bệnh chàm có liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch dị ứng của cơ thể.Yếu tố miễn dịch dị ứng (yếu tố bên trong, yếu tố nội tại, yếu tố cơ địa) và yếu tố môi trường (yếu tố bên ngoài, yếu tố ngoại lai) là những tác nhân quan trọng trong nguyên nhân sinh bệnh của bệnh chàm tay. Đã có tác giả đưa ra mô hình “ hành trình dị ứng” nói về mối liên quan giữa chàm thể tạng và các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn và dị ứng thức ăn(13). Do vậy, đề tài được tiến hành nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học về tỉ lệ hiện mắc bệnh ở nhân viên y tế thành phố Hồ Chí Minh (những người làm công việc có tiếp xúc với nước) và mối liên quan với tiền căn thể tạng dị ứng. PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp quan sát cắt ngang. Đối tượng chọn mẫu là nhân viên y tế (bác sỹ và điều dưỡng) làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng ý tham gia vào nghiên cứu và có mặt trong ngày khám bệnh. Tiêu chuẩn loại ra gồm những người không trực tiếp làm công việc chuyên môn (không tham gia chăm sóc người bệnh hoặc những người làm công việc hành chánh). Chọn mẫu theo phương pháp cụm (bệnh viện). Quận nào có nhiều bệnh viện sẽ được ưu tiên chọn. Hệ số thiết kế cho mẫu cụm là 2. Cỡ mẫu được ước tính để ước lượng tỉ lệ chàm tay với độ chính xác mong muốn (độ tin cậy) là 95%, sai số 5%. P = 17% được tham khảo từ một nghiên cứu về chàm tay của điều dưỡng ở Đài Loan(4).Ước lượng khả năng mất mẫu là 10%. Do đó cỡ mẫu ước tính được là 478 đối tượng. Chúng tôi tiến hành chọn mẫu ở 9 bệnh viện (9 cụm), mỗi cụm có 54 nhân viên y tế được phỏng vấn và khám da từ tháng 02/2013 đến tháng 07/2013. Tiền căn dị ứng được ghi nhận bằng bộ câu hỏi tự điền. Chẩn đoán bệnh chàm tay được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa Da Liễu. Phân tích thống kê được tiến hành với phần mềm stata12 theo mô hình mẫu cụm (survey data analysis). Do mỗi bệnh viện có số lượng nhân viên y tế không giống nhau nên số lượng nhân viên y tế trong mẫu nghiên cứu được thể hiện theo tỉ lệ của từng bệnh viện (trọng số). Định nghĩa biến số Tiền căn suyễn là bệnh suyễn đã được bác sỹ chẩn đoán. Tiền căn dị ứng là những trường hợp dị ứng (chảy nước mắt, nước mũi, hắc hơi) khi tiếp xúc với bông hoa, gia súc, gia cầm (triệu chứng cơ năng của viêm mũi dị ứng). Tiền căn mề đay là những trường hợp từng đi khám bệnh vì bị mề đay do thực phẩm. KẾT QUẢ Có 415 người tham gia vào nghiên cứu từ 9 bệnh viện (tỉ lệ tham gia là 87%). Quần thể nghiên cứu (population size) có 3218 đối tượng (bao gồm bác sỹ và điều dưỡng trực tiếp chăm sóc bệnh nhân). Bảng 1 cho thấy đặc điểm của mẫu nghiên cứu gồm giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn,nhóm tuổi nghề và tiền căn bệnh thể tạng dị ứng. Bảng 2 là bảng thống kê phân tích sử dụng hồi qui logistic xem xét mối liên quan giữa chàm tay và giới tính, học vấn, tiền căn bệnh Phân tích hồi qui Logistic cho thấy bệnh chàm tay có liên quan với tiền căn dị ứng (OR=3,3; p=0,02; KTC 95%: 1,2 - 9,2) và tiền căn bị mề đay (OR= 3,6; p=0,01; KTC95%: 1,3 - 9,7). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 76 Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu N=415 % Khoảng tin cậy 95% Giới tính Nữ 71,3 66 - 76,5 Nam 28,7 23,5 - 34,0 Tuổi nghề Dưới 5 năm 28,5 23,0- 34,0 Từ 5 đến 10 năm 29,2 23,7 - 34,6 Trên 10 năm 42,3 36,3 - 48,3 Nghề nghiệp Điều dưỡng 68,0 62,3 - 73,5 Bác sỹ 32,0 26,5 - 37,7 Tiền căn dị ứng Có 12,6 8,7 - 16,5 Tiền căn suyễn Có 5,0 2,3 - 7,8 Tiền căn mề đay Có 15,1 11,0 - 19,1 Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay Có 7,8 4,6 - 11,0 Bảng 2: Chàm tay và các yếu tố liên quan Chẩn đoán OR p Khoảng tin cậy 95% Giới tính 3,5 0,01 1,3 - 9,5 Nhóm tuổi nghề 2,0 0,036 1,1- 3,8 Tiền căn dị ứng 3,3 0,02 1,2 - 9,2 Tiền căn suyễn 1,5 0,6 0,3 -7,5 Tiền căn mề đay 3,6 0,01 1,3 - 9,7 BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam ít hơn nữ (bảng 1). Trong quần thể nghiên cứu thì số lượng nhân viên nữ nhiều hơn nam.Phân bố đối tượng giữa các cụm không đồng nhất với nhau. Ở đối tượng là điều dưỡng thì tỉ lệ nữ chiếm đa số, trong khi ở đối tượng là bác sỹ thì nam chiếm đa số. Tỉ lệ điều dưỡng trong quần thể nghiên cứu nhiều hơn gấp 2 lần tỉ lệ bác sỹ (bảng 1). Chính vì vậy làm cho tỉ lệ nữ cao hơn nam. Có 12,6% nhân viên y tế bị hắc hơi, xổ mũi, chảy nước mắt khi tiếp xúc với bông hoa, chó, mèo(tiền căn dị ứng, bảng 1). Đây chính là triệu chứng cơ năng của viêm mũi dị ứng.Một số ít (5%) đã được chẩn đoán bị bệnh suyễn từ nhỏ; 15,1% đã từng đi gặp bác sỹ vì bị mề đay do thức ăn. Đây là các yếu tố được khảo sát trong hành trình dị ứng. Nhóm của chúng tôi không khảo sát được tiền căn chàm thể tạng (viêm da cơ địa), có thể do tỉ lệ bệnh này trong dân số nước ta còn thấp (tỉ lệ triệu chứng trong dân số dưới 5%(13), cho nên khi hỏi về vấn đề này nhiều nhân viên y tế vẫn còn thiếu kiến thức về bệnh này. Tỉ lệ hiện mắc Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 7,8% (bảng 1). Tỉ lệ hiện mắc này thấp hơn các nghiên cứu tương tự được thực hiện tại Đan Mạch là 21%(2,3); tại Hà Lan là 12%(15). So sánh với các nước trong khu vực như Trung Quốc (18,3% điều dưỡng bị chàm tay(10); 12,9% bác sỹ bị bệnh chàm tay(11), Nhật Bản (53,3% điều dưỡng bị chàm tay(7); 25,1% bác sỹ(7) và Thổ Nhị Kỳ (47,5% điều dưỡng bị chàm tay(5) thì vẫn thấp hơn nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu từ các nước châu Á được thực hiện trên đối tượng hoặc là điều dưỡng hoặc là bác sỹ chứ không quan sát cả 2 đối tượng cùng một lúc. Tỉ lệ hiện mắc trong nghiên cứu này thấp có thể do phần lớn nhân viên y tế khoa ngoại không tham gia vào nghiên cứu (mất mẫu), trong khi chính các bac sỹ khối ngoại là đối tượng có nguy cơ cao do đặc thù công việc phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy trùng lập đi lập lại nhiều lần trong ngày làm việc. Chàm tay và giới tính Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa chàm tay và giới tính (bảng 2). Điều này khác với các nghiên cứu của các tác giả khác trong khu vực Châu Á như:của tác giả Lan và cộng sự thực hiện tại Đài Loan với p=0,8(4); của tác giả Smith và cộng sự thực hiện tại Trung Quốc(11) với p=0,6; của tác giả Sato và cộng sự được thực hiện tại Nhật Bản với p=0,57(6). Tuy nhiên kết quả của tác giả Ilber được thực hiện tại Đan Mạch năm 2012(3) lại cho thấy nhân viên y tế nam bị chàm tay nhiều hơn so với nhân viên y tế nữ (p<0,001). Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Tác giả Smith nghiên cứu trên đối tượng là bác sỹ, tác giả Lan nghiên cứu trên đối tượng là điều dưỡng, còn tác giả Ilber nghiên cứu trên đối tượng là nhân viên y tế bao gồm bác sỹ, điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng và kỹ thuật viên sinh học.Như vậy, mối liên quan giữa giới tính và bệnh chàm tay không hằng định qua các nghiên cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 77 Chàm tay và nhóm tuổi nghề Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy mối liên quan giữa chàm tay và nhóm tuổi nghề (bảng 2). So sánh với nghiên cứu của tác giả Lan và cộng sự(4) thực hiện tại Đài Loan trên đối tượng là điều dưỡng, tác giả Lan thấy rằng điều dưỡng có thâm niên trên 10 năm bị chàm bàn tay nhiều hơn các điều dưỡng có tuổi nghề dưới 5 năm (p=0,02). Điều này cho thấy các nhân viên y tế (cả bác sỹ và điều dưỡng) nếu có thâm niên công tác lâu năm thì dễ bị chàm tay. Đây là có thể là một đặc điểm của bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên để được công nhận là bệnh da nghề nghiệp thì cần nhiều qui trình, nhiều công trình để thuyết phục bộ lao động – thương binh và xã hội chấp nhận. Chàm tay và tiền căn bệnh thể tạng dị ứng Bệnh cũng có liên quan đến tiền căn bệnh thể tạng dị ứng. Mặc dù không có mối liên quan với bệnh suyễn nhưng lại có mối liên quan mạnh với tiền căn bị dị ứng (OR= 3,3; p=0,02; KTC 95%: 1,2 - 9,2) và tiền căn bị mề đay (OR= 3,6; p=0,01; KTC95%: 1,3 - 9,7) ở bảng 2. Điều này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu tương tự của Smith và cộng sự được thực hiện tại Hàn Quốc (trên đối tượng nghiên cứu là sinh viên điều dưỡng): bệnh chàm tay có liên quan đến tiền căn dị ứng của sinh viên (OR=4,2; KTC 95%: 1,5 - 12,8; p =0,0083)(8).Ngoài ra, tác giả Smith cũng có nghiên cứu tương tự tại Úc, kết quả cho thấy chàm tay có liên quan với tiền căn nổi các mảng dị ứng (previous allergic rash) với OR=5,5; p=0,0038, KTC 95%: 1,9 -19,2(9); tại Trung Quốc trên đối tượng là điều dưỡng với OR=4,6; p=0,0096; KTC95%: 1,4 - 15,0(11). Bên cạnh các nghiên cứu của Smith, còn có nghiên cứu của Ozyazicioglu và cộng sự tại Thổ Nhị Kỳ cũng cho kết quả tương tự là bệnh chàm tay có liên quan với tiền căn dị ứng (p<0,01)(5). Tại Ba Lan năm 2006, tác giả Szepietowski và cộng sự khi khảo sát bệnh chàm tay ở các điều dưỡng đã nhận thấy rằng bệnh chàm tay có liên quan đến tiền căn viêm mũi dị ứng (p<0,0001)(12). Và gần đây nhất, năm 2013 tác giả Ilber và cộng sự cũng tìm ra sự liên quan giữa cơ địa dị ứng thể tạng và bệnh chàm tay (p<0,001)(2). KẾT LUẬN Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 là 7,8% và bệnh có liên quan đến tiền căn bệnh thể tạng dị ứng, giới tính và nhóm tuổi nghề. CẢM ƠN Chúng tôi cảm ơn Ban Giám Đốc các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi thu thập số liệu. Cảm ơn Bs Phạm Thị Minh Châu, ĐD Nguyễn Thị Hường, ĐD Viên Thúy Hạnh đã giúp đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Elston MD, Ahmed DD, Watsky KL, Schwarzenberger K (2002) "Hand Dermatitis". J Am Acad Dermatol, 47 (2), 291-9. 2. Ibler KS, Jemec GB, Flyvholm MA Diepgen TL, Jensen A, Agner T. (2012) "Hand Eczema: Prevalence And Risk Factors Of Hand Eczema In A Population Of 2274 Healthcare Workers". Contact Dermatitis, 67 (4), 200-7. 3. Ibler SK, Jemec GB, Agner T (2012) "Exposures Related To Hand Eczema: A Study Of Healthcare Workers". Contact Dermatitis, 66 (5), 247-53. 4. Lan CC, Tu HP, Lee CH, Wu CS, Ko YC, Yu HS, Lu YW, Li WC, Chen GS (2011) "Hand Dermatitis Among University Hospital Nursing Staff With Or Without Atopic Eczema: Assessment Of Risk Factors". Contact Dermatitis, 64 (2), 73-9. 5. Ozyazıcıoglu N, Surenler S, Tanrıverdi G (2010) "Hand Dermatitis Among Paediatric Nurses". Journal Of Clinical Nursing, 19, 1597 - 1603. 6. Sato K, Kusaka Y, Suganuma N, Nagasawa S, Deguchi Y. (2004) "Occupational Allergy In Medical Doctors". Journal Of Occupational Health, 46 (2), 165-70. 7. Smith R. D, Adachi Y, Mihashi M, Kawano S, Ishitake T. (2006) "Hand Dermatitis Risk Factors Among Clinical Nurses In Japan". Clin Nurs Res, 15 (3), 197-208. 8. Smith RD, Choe MA, Jeong JS, An GJ, Chae YR, Jeon MY (2006) "Hand Dermatitis Among Korean Nursing Students". Int J Nurs Pract, 12 (3), 160-5. 9. Smith RD, Smyth W, Leggat PA, Wang RS. (2005) "Prevalence Of Hand Dermatitis Among Hospital Nurses Working In A Tropical Environment". Aust J Adv Nurs, 22 (3), 28-32. 10. Smith RD, Wei N, Kang L, et al (2004) "Work Environment And Hand Dermatitis Among Nurses In A Chinese Teaching Hospital". Environ Health Prev Med, 9 (4), 181-4. 11. Smith RD, Wei N, Zhang YJ, Wang RS (2005) "Hand Dermatitis Among A Complete Cross-Section Of Chinese Physicians". Contact Dermatitis, 52 (5), 291-3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016 78 12. Szepietowski CJ, Salomon J (2006) "Hand Dermatitis Among Nurses: The Reasons And Consequencies". Contact Dermatitis, 54 (2), 129-30. 13. The LEAP study (2006) Allergy March, Accessed on 3 Dec 2014. 14. Văn Thế Trung (2013) Chàm Thể Tạng - Những Điểm Mới Về Cơ Chế Sinh Học Và Khuynh Hướng Điều Trị Hiện Nay, Hội Y Học TPHCM, Báo cáo tại hội nghị khoa học thường niên lần 2 năm 2013, Thành Phố Hồ Chí Minh 15. Van Der Meer WE, Boot CR, Van Der Gulden JW, Jungbauer FH, Coenraads PJ, Anema JR (2013) "Hand Eczema Among Healthcare Professionals In The Netherlands: Prevalence, Absenteeism And Presenteeism". Contact Dermatitis, 69 (3), 164- 71. Ngày nhận bài báo: 03/08/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/08/2016 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftien_can_tang_di_ung_va_ti_le_hien_mac_benh_cham_tay_cua_nha.pdf
Tài liệu liên quan