Tài liệu Tiến bộ ghép tạng ở Việt Nam: Từ giấc mơ đến hiện thực: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016 Tổng Quan
1
TIẾN BỘ GHÉP TẠNG Ở VIỆT NAM: TỪ GIẤC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
Phạm Gia Khánh*
Ghép tạng là một trong 10 thành tựu lớn
nhất của nhân loại trong thế kỷ 20, nó được đánh
giá như là sự phát minh về máy bay, truyền
hình, máy tính, năng lượng hạt nhân, internet,
cấu trúc AND... Ghép tạng được đánh giá cao vì
đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các chuyên
ngành trong lĩnh vực y- dược. Đã có 6 công trình
được giải thưởng Nobel liên quan đến ghép tạng
đã chứng minh cho điều này. Nhờ có ghép tạng
mỗi năm trên thế giới đã có hàng chục nghìn
người được cứu sống.
Ghép tạng ở Việt Nam được các nhà y học
trong nước quan tâm rất sớm, từ cuối thập
niên 60 thế kỷ trước, nhưng do hoàn cảnh
chiến tranh và nhiều khó khăn khác nên ghép
tạng trên người ở Việt nam chưa thể tiến hành
được. Ghép tạng vẫn là ước mơ của nhiều thế
hệ thầy thuốc Việt nam trong nhiều thập niên.
Điều đó khiến ghép tạng của chúng ta đi sau
thế...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiến bộ ghép tạng ở Việt Nam: Từ giấc mơ đến hiện thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016 Tổng Quan
1
TIẾN BỘ GHÉP TẠNG Ở VIỆT NAM: TỪ GIẤC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
Phạm Gia Khánh*
Ghép tạng là một trong 10 thành tựu lớn
nhất của nhân loại trong thế kỷ 20, nó được đánh
giá như là sự phát minh về máy bay, truyền
hình, máy tính, năng lượng hạt nhân, internet,
cấu trúc AND... Ghép tạng được đánh giá cao vì
đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các chuyên
ngành trong lĩnh vực y- dược. Đã có 6 công trình
được giải thưởng Nobel liên quan đến ghép tạng
đã chứng minh cho điều này. Nhờ có ghép tạng
mỗi năm trên thế giới đã có hàng chục nghìn
người được cứu sống.
Ghép tạng ở Việt Nam được các nhà y học
trong nước quan tâm rất sớm, từ cuối thập
niên 60 thế kỷ trước, nhưng do hoàn cảnh
chiến tranh và nhiều khó khăn khác nên ghép
tạng trên người ở Việt nam chưa thể tiến hành
được. Ghép tạng vẫn là ước mơ của nhiều thế
hệ thầy thuốc Việt nam trong nhiều thập niên.
Điều đó khiến ghép tạng của chúng ta đi sau
thế giới gần nửa thế kỷ và sau các nước trong
khu vực khoảng 20 năm. Quá trình phát triển
ghép tạng Việt nam có thể chia 2 giai đoạn: từ
1992 đến 2009 là giai đoạn ghép tạng lấy từ
người cho sống và từ 2010: Ghép tạng lấy từ
người cho sống và chết não.
GHÉP TẠNG Ở VIỆT NAM TỪ 1992- 2009:
LẤY TẠNG TỪ NGƯỜI CHO SỐNG
Cũng như các nước trên thế giới, ghép tạng ở
Việt nam bắt đầu bằng ghép thận. Đến đầu năm
1990 vấn đề ghép thận ở trong nước trở thành
cấp bách do nhu cầu ghép thận rất lớn, thêm vào
đó có một sự cố phẫu thuật làm cho nhu cầu
ghép thận càng trở nên cấp bách. Đó là một bệnh
nhân nữ 26 tuổi có một thận duy nhất bị cất bỏ
do chẩn đoán nhầm là u nang buồng trứng.
Bệnh nhân được sang Cu ba ghép thận nhưng
không thành công.
Ghép thận ở thời điểm này thật vô cùng khó
khăn vì đất nước vừa ra khỏi tình trạng bao cấp.
Cơ sở hạ tầng bệnh viện thì xuống cấp, các trang
thiết bị y tế thì thiếu thốn và lạc hậu. Song do
tính cấp thiết của ghép thận với sự quyết tâm cao
của Bộ y tế; để sớm thực hiện ghép thận trên
người, ngày 2/2/1991 Bộ Y tế đã ra quyết định
thành lập Ban chỉ đạo ghép thận Quốc gia gồm
các nhà y học hàng đầu trong cả nước do GS.
Phạm Song, Bộ trưởng bộ Y tế làm trưởng ban.
Đồng thời Bộ Y tế cử 10 chuyên gia sang Cu ba
học ghép thận và một đề tài nghiên cứu cấp nhà
nước về ghép thận của bộ KH&CN do Học viện
Quân y chủ trì được tiến hành. Nhờ chuẩn bị kỹ
càng với quyết tâm cao, ngày 4/6/1992 ca ghép
thận đầu tiên ở Việt nam đã thực hiện thành
công trong điều kiện vô vàn khó khăn tại bệnh
viện 103 với sự giúp đỡ của GS. Chu Shu Lee
(Đài Loan) và sự tham gia của các chuyên gia y
học đầu ngành trong cả nước, đánh dấu một
mốc mới trong lịch sử phát triển của ngành
ngoại khoa và y học Việt nam.
Sau ca ghép này, ghép thận lần lượt được
triển khai ở nhiều bệnh viện trong cả nước: Bệnh
viện Chợ Rẫy (12/1992), Việt Đức (8/2000), Huế
(7/2001), Nhân dân Gia Định (1/2002), BV 115
(2/2004), Nhi TƯ (5/2004), Nhi Đồng II thành phố
Hồ chí Minh (6/2004), Bạch Mai (10/2005), Đà
nẵng (3/2006), Kiên Giang (4/2007), bệnh viện
198 (10/2008), bệnh viện Xanh- Pôn (12/2013) và
bệnh viện Nghệ An. Mặc dầu có nhiều bệnh viện
ghép như vậy nhưng số bệnh nhân được ghép
hàng năm còn rất khiêm tốn, tính đến cuối năm
2009 (17 năm sau ghép ca đầu tiên) cả nước mới
ghép được hơn 300 ca.
Ngay sau khi ghép thận thành công các thầy
thuốc Việt nam đã có ý tưởng ghép gan, mặc dầu
ghép gan ở thời điểm này có rất nhiều khó khăn,
khó khăn về hạ tầng cơ sơ, trang thiết bị, vật tư
thuốc men, tài chính và cả sự đồng thuận của xã
* Học viện Quân y
Tác giả liên lạc: GS. TS. Phạm Gia Khánh, ĐT: 0989255773, email: khanhhvqy1@yahoo.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016
2
hội (vì ghép gan là kỹ thuật khó nhất trong ghép
tạng và khó hơn rất nhiều so với ghép thận). Để
thực hiện ý tưởng này hai đề tài nghiên cứu cấp
nhà nước về ghép gan đã được triển khai. Nhờ
chuẩn bị chu đáo, ngày 31/1/2004 ca ghép gan
trên người đầu tiên đã thực hiện thành công tại
Học Viện quân y. Sau đó ghép gan được thực
hiện tại các bệnh viện: Bệnh viện nhi TƯ
(7/2005), Nhi Đồng II TP. Hồ chí Minh (12/2005),
Việt Đức (11/2007) và bệnh viên Chợ Rẫy (2012).
Do chưa lấy tạng từ người cho chết não, nên
ghép gan trong giai đoạn này chủ yếu thực hiện
ở trẻ em với số lượng còn ít: 18 trường hợp, chỉ
có 1 trường hợp là người lớn.
Như vậy đến cuối thập niên của thế kỷ 21
chúng ta đã làm chủ được các kỹ thuật ghép
thận và gan từ người cho sống. Đây là một thành
tựu đáng ghi nhận của ngành ngoại khoa và y
học nước nhà. Những thành tựu này đã giúp
chúng ta bắt đầu tiếp cận được với trình độ ghép
tạng thế giới, nghĩa là chúng ta đã giải quyết
được một số vấn đề cơ bản của ghép tạng. Với
thành tích này, cụm công trình ghép tạng đã
được nhận giải thưởng Hồ chí Minh năm 2005,
giải thưởng cao nhất về khoa học và công nghệ
mà Đảng và Nhà nước trao tặng.
Song sự thực ở thời điểm năm 2009 chúng ta
còn lạc hậu so với thế giới khoảng nửa thế kỷ và
chậm hơn các nước trong khu vực hơn 20 năm,
vì ở thời điểm này chúng ta chưa thực hiện được
ghép tạng từ người cho chết não, do đó chúng ta
không thể ghép các tạng khác như ghép tim,
ghép phổi và một vấn đề quan trọng nữa là
không giải quyết được một cản trở lớn nhất của
ghép tạng là thiếu nguồn cho tạng.
GHÉP TẠNG Ở VIỆT NAM TỪ 2010: GHÉP
TẠNG TỪ NGƯỜI CHO CHẾT NÃO
Năm 2010 là bước ngoặt phát triển của ghép
tạng Việt nam nhờ thực hiện thành công nhiều
công trình nghiên cứu về ghép tạng từ người cho
chết não. Ghép tạng từ người cho chết não đầu
tiên ở Việt nam được thực hiện thành công tại
bệnh viện Chợ Rẫy ngày 11/2/2010. Hai quả thận
của người hiến tạng được ghép cho 2 bệnh nhân.
Sau đó ghép tạng từ người cho chết não liên tiếp
được thực hiện ở các bệnh viện:
Ngày 22/5/2010 bệnh viện Việt Đức đã tiến
hành ghép gan và thận từ người cho chết não.
Đây là ca ghép gan từ người cho chết não đầu
tiên ở Việt nam và cũng là ca lấy đa tạng để ghép
cho nhiều bệnh nhân.
Ngày 17/6/2010, một ngày đáng ghi nhớ
trong lịch sử ghép tạng ở Việt nam: Ca ghép tim
đâu tiên ở Việt nam đã thực hiện thành công tại
Học viện Quân y với sự giúp đỡ của chuyên gia
Đài loan.
Tiếp theo ngày 2/3/2011 ca ghép tim thứ hai
thực hiện thành công tại bệnh viện TƯ Huế
không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
Đặc biệt ngày 1/3/2014 bệnh viện 103 đã tự
lập ghép tụy và thận thành công trên người
đầu tiên ở Việt nam. Đây là ca ghép tụy đầu
tiên và cũng là ca ghép đa tạng (cùng một lúc
ghép nhiều tạng trên một người bệnh) đầu
tiên ở Việt Nam.
Từ đó ghép tạng đã trở thành thường quy.
Riêng bệnh viên Việt Đức trong hơn 3 năm qua
(từ 2010 đến 3/2014) đã lấy tạng của 21 bệnh
nhân chết não ghép cho 41 ca thận, 13 ca gan, và
7 ca tim. Điều này đã cho thấy sự tiến bộ vượt
bậc và tiềm lực ghép tạng của bệnh viện. Điều
lưu ý cần nói trong các phẫu thuật này là thời
gian phẫu thuật của mỗi loại ghép, thời gian
sống thêm sau ghép 1 năm và 5 năm tương
đương như các ca ghép trên thế giới. Phần lớn
các bệnh nhân sau ghép đã trở về với cuộc sống
bình thường, có bệnh nhân nữ sinh con. Ca ghép
thận sống lâu nhất đã bước sang năm thứ 23 và
ca ghép gan đầu tiêu bước sang năm thứ 12.
Như vậy những kết quả nổi bật của ghép
tạng trong 5 năm qua là:
1- Chúng ta đã giải quyết được những vấn
đề về chết não như: chẩn đoán chết não, hồi sức
chết não để lấy tạng ghép, chỉ định lấy các tạng
ghép của bệnh nhân chết não, các kỹ thuật lấy và
bảo quản tạng ghép ở người chết não Điều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016 Tổng Quan
3
này đã giúp chúng ta thực hiện được ghép tạng
mà không thể lấy từ người cho sống như ghép
tim, ghép tụy, ghép phổi, ghép đa tạng... và một
điều quan trọng là góp phần giải quyết được vấn
đề khó khăn nhất của ghép tạng là thiếu nguồn
cho tạng. Như vậy luật chết não đã được đưa
vào cuộc sống sau hơn 3 năm từ khi luật đã được
Quốc hội thông qua (12/12/2006).
2- Đã thực hiện thành công ghép tim và ghép
tụy trên người, điều mà mọi người mong đợi
nhất đã thành hiện thực, đã mở ra một hướng
mới điều trị bệnh nhân bị bệnh tim và tụy giai
đoạn cuối ở Việt nam.
3- Có khả năng lấy đa tạng để ghép cho
nhiều bệnh nhân (4 bệnh nhân) và ghép đa tạng
(cùng một lúc ghép 2 tạng trên một người bệnh).
Như vậy chúng ta đã làm chủ các kỹ thuật ghép
thận, gan tim và tụy từ người cho sống và chết
não. Đây là một bằng chứng rõ ràng về sự tiến
bộ vượt bậc ghép tạng ở trong nước.
4- Ghép tạng đã trở thành thường quy đưa
số lượng ghép hàng năm tăng nhanh. Trong hơn
5 năm (từ 2010 đến 5/2015) cả nước đã ghép
được gần 1000 trường hợp, trong đó có gần 900
ca thận, 31ca gan, 11 ca tim, và 1 ca tụy, nhiều
hơn ba lần số ghép trong 18 năm trước. Đặc biệt
có 35 bệnh nhân chết não đã hiến tạng ghép cho
100 bệnh nhân bao gồm 67 ghép thận, 21 ghép
gan, 11 ghép tim và 1 ghép tụy. Ở bệnh viện Việt
Đức có thời điểm trong 4 tuần đã tiến hành lấy
đa tạng của 3 bệnh nhân chết não để ghép cho 11
bệnh nhân bao gồm 6 ca thận, 3 ca gan và 2 ca
tim.
5- Tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật
và thời gian sống sau mổ tương đương với các
nước trên thế giới.
6- Đã thành lập “Trung tâm điều phối ghép
tạng quốc gia” có trụ sở tại bệnh viên Việt Đức
và đã bắt đầu hoạt động. Điều này có một ý
nghĩa quan trọng vì tạo mối gắn kết giữa các
trung tâm ghép tạng trong cả nước, nâng cao
hiệu quả lấy tạng từ người cho chết não.
7-Đã thành lập “Hội Vận động hiến mô và
bộ phận cơ thể người” và “Hội ghép tạng Việt
nam” góp phần quan trọng cho sự phát triển
ghép tạng trong nước.
Những thành tựu quan trọng của ghép tạng
trong hơn 3 năm qua đã tạo đà cho chúng ta
phấn đấu đến cuối năm 2015 sẽ thực hiện các kỹ
thuật khác của ghép tạng như ghép phổi, ghép
khối tim- phổi và ghép tạng từ người cho chết
tim (tim ngừng đập). Các kỹ thuật này đã nằm
trong các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
(KC.10). Và đến khi đó ghép tạng ở Việt nam
mới thực sự theo kịp với ghép tạng thế giới.
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ GHÉP TẠNG
VIỆT NAM
Bài học về những ca ghép tạng đầu tiên
- Muốn phát triển kỹ thuật cao cần phải có
đầu tư khoa học công nghệ đúng mức. Không có
khoa học công nghệ không thể có các thành tựu
ghép tạng như ngày nay. Các kết quả đầu tiên về
ghép các tạng đều là các sản phẩm khoa học của
các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước.
- Phải tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động,
sáng tạo vượt qua mọi khó khăn.
- Trong công tác chuẩn bị phải hết sức cụ thể,
chu đáo về mọi măt: con người, hạ tầng cơ sở,
phương tiện thiết bị, thuốc men, tổ chức
- Biết đoàn kết, hợp tác giữa các nhà khoa
học, các đơn vị trong nước và quốc tế.
Nguyên nhân thành công
- Các thầy thuốc VN đã nhận thức sâu sắc
nhiệm vụ của mình trong việc chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân, điều này đã tạo nên sức
mạnh vượt qua muôn vàn khó khăn về tinh thần
và vật chất trong ghép tạng ở Việt nam. Chính
điều này đã rút ngắn thời gian tụt hậu của ghép
tạng Việt nam so với thế giới.
- Tinh thần say mê, hăng say trong học tập
và nghiên cứu để tiếp thu đầy đủ những tri thức
về ghép tạng.
- Có tinh thần đoàn kết và hợp tác trong
nghiên cứu và điều trị để khắc phục các khó
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016
4
khăn về nhân lực và trang thiết bị trong ghép
tạng ở các bệnh viện.
- Có sự động viên, giúp đỡ to lớn của nhà
nước, trực tiếp là Bộ Y tế và bộ Khoa học và công
nghệ.
- Có sự giúp đỡ tận tình của bạn bè quốc tế.
Triển vọng và thuận lợi ghép tạng ở Việt
nam
Có nhiều lý do để tin rằng ghép tạng ở Việt
nam sẽ phát triển trong thời gian tới:
-Về con người: Có đội ngũ cán bộ được đào
tạo bài bản ở nước ngoài và có chút ít kinh
nghiệm thực tế qua các ca ghép trong nước, đã
làm chủ được các kỹ thuật cơ bản của ghép tạng.
Đặc biệt nhiều người rất tâm huyết trong lĩnh
vực ghép tạng
- Các trang thiết bị phục vụ cho ghép tạng
khá đầy đủ và đồng bộ. Nền y học Việt nam có
nhiều tiến bộ làm nền tảng cho sự phát triển của
ghép tạng
- Hạ tầng cơ sở của nhiều bệnh viện đã được
nâng cấp đáp ứng được nhu cầu khắt khe của
ghép tạng
- Đã có luật và các văn bản hướng dẫn dưới
luật liên quan đến ghép tạng.
- Đời sống kinh tế xã hội của người dân ngày
càng nâng cao. Bảo hiểm y tế đã quan tâm đến
ghép tạng và chi trả cao hơn.
- Nhu cầu ghép tạng ở trong nước rất lớn,
Theo Nguyễn Tiến Quyết, hiện trong nước có
10.000 bệnh nhân phải lọc máu chu kỳ vì suy
thận mạn, khoảng 21.000 người tử vong vì viêm
gan B,C và ung thư gan/ năm.
Những cản trở về ghép tạng ở Việt nam
- Cũng như các nước trên thế giới, cản trở
lớn nhất của ghép tạng ở Việt nam hiện nay là
thiếu người hiến tạng, đặc biệt là người cho chết
não. Chúng ta đã có luật hiến tạng từ người cho
chết não đã được quốc hội thông qua từ năm
2006. Song đến nay số người hiến tạng chết náo
rất ít, chưa đến 50 người; điều này do ảnh hưởng
của tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân.
Để làm tốt vấn đề này cần phải làm tốt công tác
truyền thông, tích cực tuyên truyền vân động để
người dân hiểu biết và ủng hộ. Mạt khác phải có
chế độ, chính sách phù hợp và thỏa đáng đối với
người hiến tạng.
- Mặc dầu chi phí cho ghép tạng ở VN ở mức
thấp nhất so với các nước trên thế giới (ít hơn
khoảng 1/3-1/2 lần) song chi phí cho ghép tạng
vẫn còn cao (khoảng 300 triệu đồng cho một ca
ghép thận, 1 tỷ cho ghép tim và 1,5 tỷ cho ghép
gan), trong khi thu nhập của người dân còn thấp.
Đặc biệt phần lớn những người có nhu cầu ghép
tạng lại là người nghèo. Bảo hiểm y tế cho ghép
tạng còn hạn chế.
- Sự bất cập về mặt tổ chức phục vụ cho ghép
tạng: Nhiều bệnh viện đã tiến hành ghép tạng
nhưng chưa có một khoa hoặc một cơ quan, bộ
phận nào chuyên trách về ghép tạng trong bệnh
viện. Mỗi một lần ghép là sự tham gia nhất thời
của các khoa liên quan. Vì không có một bộ phận
riêng chuyên trách về ghép nên việc ghép không
được quan tâm thường xuyên.
- Thêm vào đó, các bệnh viện có khả năng
ghép tạng là các bệnh viện có khả năng thực hiện
nhiều kỹ thuật công nghệ cao nên thường bị quá
tải trong khám và chữa bệnh. Điều này cũng làm
khó khăn cho công việc ghép tạng vì thiếu nhân
lực và thời gian.
Lợi ích và tác dụng của ghép tạng
Ghép tạng là biện pháp duy nhất cứu sống
bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối và nâng cao
chất lượng cuộc sống người bệnh. Trong những
năm qua đã có hàng nghìn người trong nước đã
dược cứu sống nhờ ghép tạng.
- Ghép tạng đã nâng cao trình độ chuyên
môn, tinh thần phục vụ, ý thức trách nhiệm, tính
kỷ luật, tinh thần đoàn kết hợp tác của các cán
bộ, nhân viên y tế.
- Có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và
nhân văn.
- Ghép tạng là động lực thúc đẩy các chuyên
ngành trong lĩnh vực y dược trong nước phát
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016 Tổng Quan
5
triển, đưa nền y học nước nhà phát triển nhanh
theo kịp với trình độ y học thế giới.
Ghép tạng là một kỹ thuật công nghệ cao, chỉ
thực hiện được ở nước có nền y học tiến tiến,
điều này đã giải thích tại sao ghép tạng ở Việt
nam lại đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau các
nước trong khu vực khoảng 20 năm. Song chính
điều này đã cho thấy sự cố gắng phi thường của
các thầy thuốc Việt nam. Họ đã vượt qua muôn
vàn khó khăn để dạt được đỉnh cao của y học,
rút ngăn thời gian tụt hậu để đến ngày hôm nay
đưa ghép tạng việt nam tiếp cân được với trình
độ ghép tạng thế giới, thực hiện được ước mơ
của bao thế hệ thầy thuốc trước đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tien_bo_ghep_tang_o_viet_nam_tu_giac_mo_den_hien_thuc.pdf