Tài liệu Tiềm năng khai thác thông gió tự nhiên hướng đến phát triển bền vững cho loại hình chung cư cao tầng: VẤN ĐỀ HÔM NAY
41Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
Tóm tắt: Khai thác thông gió tự nhiên là một giải pháp
cơ bản và hiệu quả nhằm hướng đến sự phát triển bền vững
cho kiến trúc. Việc áp dụng các giải pháp thiết kế nhằm khai
thác thông gió tự nhiên cho công trình phụ thuộc vào các
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Một trong những cơ sở thực
tiễn quan trọng cho các đề xuất là tiềm năng khai thác thông
gió tự nhiên đối với từng thể loại công trình, ứng với từng địa
điểm xây dựng. Bài báo nghiên cứu và đánh giá tiềm năng
khai thác thông gió tự nhiên cho loại hình chung cư cao tầng
tại Đà Nẵng. Các kết quả khảo sát và phân tích với các số liệu
cụ thể cho thấy đây là khu vực có tiềm năng rất lớn trong
việc khai thác thông gió tự nhiên hướng đến sự phát triển
bền vững cho loại hình chung cư cao tầng.
Abstract: Exploiting natural ventilation is a basic and
effective solution towards the sustainable development for
architecture.
Applying design solutions to exploit na...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiềm năng khai thác thông gió tự nhiên hướng đến phát triển bền vững cho loại hình chung cư cao tầng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY
41Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
Tóm tắt: Khai thác thông gió tự nhiên là một giải pháp
cơ bản và hiệu quả nhằm hướng đến sự phát triển bền vững
cho kiến trúc. Việc áp dụng các giải pháp thiết kế nhằm khai
thác thông gió tự nhiên cho công trình phụ thuộc vào các
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Một trong những cơ sở thực
tiễn quan trọng cho các đề xuất là tiềm năng khai thác thông
gió tự nhiên đối với từng thể loại công trình, ứng với từng địa
điểm xây dựng. Bài báo nghiên cứu và đánh giá tiềm năng
khai thác thông gió tự nhiên cho loại hình chung cư cao tầng
tại Đà Nẵng. Các kết quả khảo sát và phân tích với các số liệu
cụ thể cho thấy đây là khu vực có tiềm năng rất lớn trong
việc khai thác thông gió tự nhiên hướng đến sự phát triển
bền vững cho loại hình chung cư cao tầng.
Abstract: Exploiting natural ventilation is a basic and
effective solution towards the sustainable development for
architecture.
Applying design solutions to exploit natural ventilation
for buildings depends on academic and practical theories.
One of the important practical theories for proposals is
the potential to exploit natural ventilation for each kind of
buildings on each construction site. The article researches
and evaluates the potential to exploit natural ventilation for
high rise apartment buildings in Da Nang.
The findings of surveying and analyzing data show
that this region has a great potential in exploiting natural
ventilation towards sustainable development for high rise
apartment buildings.
Xây dựng, đặc biệt là xây dựng và phát triển tại các
đô thị là ngành sử dụng nhiều tài nguyên và tiêu tốn nhiều
năng lượng trong suốt vòng đời tồn tại của công trình (có
thể tiêu thụ tới 70% vật liệu tự nhiên và hơn 40% tổng
năng lượng tiêu thụ của mỗi quốc gia [1]). Vì vậy, phát
triển xây dựng bền vững hay kiến trúc bền vững (KTBV)
là giải pháp có vai trò quan trọng trong việc đạt được
mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) chung của đất nước.
Trong kiến trúc, có nhiều giải pháp thiết kế hướng đến sự
PTBV cho công trình. Một trong những giải pháp thiết kế
thụ động cơ bản, thích ứng và thân thiện với môi trường
tự nhiên, tiết kiệm năng lượng... là thiết kế thông gió tự
nhiên (TGTN) cho công trình kiến trúc.
Chung cư cao tầng (CCCT) là loại hình nhà ở đã và
đang phát triển mạnh tại các đô thị lớn trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Cụ thể là tỷ lệ nhà ở CC trong các dự án
phát triển nhà ở đô thị đến năm 2020 được quy định từ
60% và 90% cho các loại đô thị loại I và loại đặc biệt. Nếu
các dự án CCCT này được thiết kế, khai thác TGTN hiệu quả
sẽ góp phần tiết kiệm năng lượng, hướng đến sự PTBV cho
loại hình CCCT nói riêng và kiến trúc nói chung. Cùng với
các nghiên cứu đề xuất giải pháp thiết kế kiến trúc nhằm
khai thác hiệu quả TGTN cho công trình, vấn đề đánh giá
tiềm năng khai thác và nhu cầu sử dụng TGTN cho các căn
hộ CCCT là hướng nghiên cứu cần thiết. Đây chính là các
cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc áp dụng các giải pháp
thiết kế kiến trúc nhằm khai thác hiệu quả TGTN hướng
đến PTBV cho loại hình CCCT. Thành phố Đà Nẵng - đô
thị loại I, trực thuộc Trung ương là đô thị trung tâm của
vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và Tây Nguyên. Trong
thời gian qua, Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh
mẽ và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, nhất
là trong lĩnh vực chỉnh trang, quy hoạch và phát triển đô
thị. Nhiều khu dân cư mới với nhiều loại hình nhà ở đa
dạng như: CC, nhà liên kề, biệt thự được hình thành, đáp
ứng nhu cầu ở và tiện nghi ngày càng cao của người dân
đô thị. Vì vậy, các nghiên cứu hoàn thiện hệ thống lý luận
thiết kế TGTN cho CCCT, trong đó có nội dung nghiên cứu
đánh giá tiềm năng khai thác TGTN ở Đà Nẵng là vấn đề
đang được đặt ra cho các nhà nghiên cứu, các kiến trúc
sư nhằm hướng đến sự PTBV cho kiến trúc CCCT tại thành
phố.
Từ khóa: Thông gió tự nhiên, chung cư cao tầng, phát
triển bền vững, tiện nghi nhiệt.
Nhận ngày 18/2/2019, chỉnh sửa ngày 1/3/2019, chấp
nhận đăng ngày 12/3/2019
Key words: Natural ventilation, high rise apartment
buildings, sustainable development, convenience, heat
Ths. KTS Phan Tiến Vinh*
* ĐH SP Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng
VẤN ĐỀ HÔM NAY
42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
Nội dung bài báo đi vào nghiên cứu đánh giá nhu
cầu sử dụng TGTN trong CCCT; xác định các thời gian
trong năm thuận lợi cho khai thác TGTN và đánh giá tiềm
năng khai thác TGTN nhằm tiết kiệm năng lượng, hướng
đến PTBV cho kiến trúc CCCT tại Đà Nẵng.
Nhu cầu sử dụng TGTN trong CCCT tại thành phố
Đà Nẵng
Khảo sát xã hội học về “Nhận thức và nhu cầu sử
dụng TGTN trong các CCCT tại thành phố Đà Nẵng”
- Mục đích khảo sát: Tìm hiểu nhận thức của cư dân
về hiệu quả và vai trò của TGTN tại các CCCT; Tìm hiểu nhu
cầu sử dụng TGTN của cư dân tại các CCCT.
- Đối tượng tham gia khảo sát:
+ Cư dân trong các CCCT tại Đà Nẵng
+ Các đối tượng khảo sát được chia theo: Nhóm tuổi
(18-23; 24 - 40; 41-60; trên 60); nghề nghiệp (công chức
viên chức; nhân viên văn phòng; kinh doanh; công nhân;
nội trợ; và ngành nghề khác)
- Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 500 phiếu, trong
đó: CC Làng cá Nại Hiên Đông (200 phiếu), CC Blue House
(150 phiếu) và CC Nest Home (150 phiếu).
- Thời gian thực hiện: từ 1/5/2017 đến 18/7/2017.
- Địa điểm thực hiện khảo sát: CC Nại Hiên Đông, CC
Blue House và CC Nest Home.
- Người thực hiện khảo sát: Tác giả; các giảng viên
và sinh viên Khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng.
Kết quả khảo sát
Số lượng phiếu khảo sát thu về: 327 phiếu. Trong đó:
CC Làng cá Nại Hiên Đông (169 phiếu), CC Blue House (69
phiếu), CC Nest Home (89 phiếu). Kết quả thống kê cho thấy:
- Hầu hết cư dân đã có nhận thức về những lợi ích
do TGTN mang lại, như: Làm mát không khí (77.7%); tiết
kiệm điện (43.4%); xem hình 1.
- Trong các giải pháp thông gió làm mát công trình,
giải pháp đang được cư dân sử dụng nhiều nhất là mở
- Xu hướng lựa chọn giải pháp thông gió làm mát cho
căn hộ của cư dân là mở cửa đón gió tự nhiên (với 84% cư
dân lựa chọn) - xem hình 3.
cửa đón gió tự nhiên (với 48% sử dụng) - xem hình 2.
Xác định thời gian trong năm thuận lợi cho khai
thác TGTN ở Đà Nẵng
Lựa chọn Mô hình tiện nghi nhiệt (TNN)
Một số chỉ số đánh giá TNN được sử dụng phổ biến
- Nhiệt độ hiệu quả thq (Effective temperature - ET):
Đánh giá môi trường theo nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc của
gió (có thể được xác định theo “biểu đồ dải lụa”).
- Nhiệt độ hiệu quả hiệu chỉnh thqhc (Corective
Effective temperature - CET): So với thq, thqhc có xét thêm
nhiệt độ bức xạ (xác định theo nhiệt độ bức xạ trung bình
hoặc nhiệt độ cầu đen).
- Nhiệt độ hiệu quả mới thq* (New Effective temperature
- ET*): Đánh giá môi trường theo nhiệt độ không khí khô, độ
ẩm, nhiệt độ bức xạ và vận tốc của gió [3], [4].
- Nhiệt độ tổng hợp (SH): Là chỉ số điều kiện để đánh
giá trạng thái nhiệt của vi khí hậu theo nhiệt độ không khí,
nhiệt độ trung bình của các bề mặt kết cấu, dung ẩm và
vận tốc của gió [5].
- Nhiệt độ tác dụng (Operative Temperature - To) tích
hợp nhiệt độ không khí, nhiệt độ bức xạ và tốc độ gió
vào trong một chỉ số duy nhất. Trong điều kiện lặng gió
(Va<0.2m/s), có thể xem To = 1/2(Ta + Tr); trong đó Ta và
Tr lần lượt là nhiệt độ không khí và nhiệt độ bức xạ trung
0 50 100 150 200 250 300
16
4
142
129
131
254
Hình 1: Nhận thức của cư dân về những lợi ích của TGTN
Hình 2: Các giải pháp thông gió được cư dân sử dụng
Hình 3: Xu hướng lựa chọn giải pháp thông gió làm mát cho căn hộ
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
62
28
113
78
157
0 50 100 150 200 250 300
37
78
275
42
VẤN ĐỀ HÔM NAY
43Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
bình. To được áp dụng trong hầu hết các nghiên cứu mới
nhất của Mỹ (ASHRAE 55), Châu Âu (EN 15251) và quốc tế
(ISO 7730) thay vì nhiệt độ không khí Ta [6].
Một số mô hình TNN trên thế giới
- Năm 1963, V. Olgyay đề xuất biểu đồ Sinh khí hậu
(SKH) dành cho công dân Mỹ trong vùng khí hậu ôn hòa.
Biểu đồ này tích hợp các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc
gió và bức xạ mặt trời.
- Năm 1973, Koenisgberger và đồng sự đề xuất biểu
đồ dải lụa, dựa trên cơ sở nghiên cứu trước đó của Bedford.
Các tác giả đã đề xuất vùng tiện nghi cho các vùng khí hậu
nhiệt đới.
- Từ năm 1976 đến nay, B. Givoni đã tiến hành nghiên
cứu lý thuyết và thực nghiệm để thành lập Biểu đồ SKH
dựa trên các nghiên cứu của ông ở Mỹ, Châu Âu, Israel và
các nước đang phát triển có khí hậu nóng ẩm.
- ASHRAE 55 - 2010 đề xuất một mô hình thích ứng
để xác định vùng tiện nghi cho các công trình TGTN với
các điều kiện: Mức nhiệt sinh lý M = 1,0 đến 1,3 Met; nhiệt
trở quần áo Iclo được tự do thích ứng với điều kiện không
khí trong phòng [7].
- EN 15251 - 2007 (tiêu chuẩn của Châu Âu) đề xuất
một mô hình thích ứng để xác định vùng tiện nghi cho
công dân Châu Âu ở trong các công trình TGTN (không
dùng điều hoà hoặc sưởi).
- Các nhà nghiên cứu ở Châu Á cũng đã có các công
trình nghiên cứu với cách tiếp cận hiện đại, đề xuất mô
hình TNN cho một số quốc gia.
Một số mô hình TNN ở Việt Nam
- Năm 1966, GS. Phạm Ngọc Đăng đã nghiên cứu
TNN cho Hà Nội dựa trên chỉ số ET và chỉ số ΣH.
- Năm 2004, PGS. Phạm Đức Nguyên - dựa trên một
điều tra quy mô nhỏ - đề xuất Biểu đồ SKH xây dựng cho
Việt Nam với 9 vùng SKH từ: Rất lạnh -Lạnh -Lạnh vừa -Tiện
nghi -Mát khô -Mát ẩm -Nóng -Rất nóng ẩm Rất nóng khô.
- Năm 2012, PGS. Phạm Đức Nguyên - dựa trên các
nghiên cứu của Givoni - đã kiến nghị Biểu đồ SKH xây
dựng cho Việt Nam với 9 vùng SKH từ: Rất lạnh - Lạnh - Hơi
lạnh - Tiện nghi - Mát khô - Mát ẩm - Nóng vừa - Rất nóng
ẩm - Rất nóng khô. Tuy nhiên, kiến nghị này hoàn toàn
chưa được kiểm chứng cho người Việt Nam.
- TCXDVN 306: 2004 đề xuất vùng tiện nghi vi khí
hậu tương ứng với miền nhiệt độ trung hòa (trung hòa)
cho cảm giác tiện nghi, dễ chịu. Và: 19,80C £ trung hòa <
25,5°C [5].
- Năm 2013, TS. Nguyễn Anh Tuấn đã đề xuất mô
hình TNN dành cho người Việt Nam trong điều kiện làm
việc tĩnh (không được phép có các điều chỉnh cá nhân -
thường gặp trong các công trình sử dụng điều hòa không
khí) và trong điều kiện tự do (được phép có các điều chỉnh
cá nhân - thường gặp trong các công trình được TGTN).
Vùng TNN trên biểu đồ SKH do TS. Nguyễn Anh Tuấn
đề xuất (hình 4) được xây dựng dựa trên mô hình trạng
thái tĩnh của Fanger và các điều chỉnh cho khí hậu nóng
ẩm. Vùng tiện nghi (Comfort) trong hình 4 được thiết lập
cho một người bình thường ở trạng thái làm việc tĩnh
(ngồi làm việc) có lượng nhiệt sinh lý M = 1 Met, vận tốc
không khí V = 0.15m/s, nhiệt trở quần áo Iclo = 0.5 clo vào
mùa Hè và Iclo = 1.0 clo vào mùa Đông. 80% số người
được hỏi cho cảm giác hài lòng về TNN.
Trong điều kiện được tự do điều chỉnh, mô hình này
được gọi là mô hình TNN thích ứng. Mô hình này được TS.
Nguyễn Anh Tuấn nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu của
5.176 phiếu điều tra (được tiến hành ở nhiều nước trong
khu vực Đông Nam Á) và áp dụng cho các công trình được
TGTN. Mô hình này xây dựng công thức thể hiện mối liên
quan giữa nhiệt độ tổng hợp tiện nghi (Ttien-nghi) và
nhiệt độ trung bình tháng của không khí ngoài nhà (TTB-
thang) như sau.
Ttien-nghi = 0.341 x TTB-thang + 18,38 (1) [8].
Lựa chọn mô hình TNN
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công năng và đối
tượng sử dụng của CCCT và đặc điểm các mô hình TNN
của các học giả đã đề xuất, tác giả lựa chọn mô hình TNN
thích ứng của TS. Nguyễn Anh Tuấn cho nghiên cứu trong
bài báo này.
Hình 4: Vùng tiện nghi đề xuất của TS. Nguyễn Anh Tuấn [8]
VẤN ĐỀ HÔM NAY
44 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
Xác định thời gian có điều kiện thời tiết thích hợp để
khai thác TGTN cho CCCT tại Đà Nẵng
Thời điểm có thể khai thác TGTN cho công trình phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu ngoài nhà, đó là: Nhiệt độ, độ
ẩm, vận tốc gió, tình trạng về thành phần không khí, tiếng
ồn Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, tác giả đi xác
định thời điểm thuận lợi cho TGTN dựa trên các thông số
về nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió ngoài nhà. Các yếu tố
khác của môi trường (thành phần không khí, tiếng ồn, ánh
sáng) được xem như đã đảm bảo các yêu cầu về tiện
nghi cho người sử dụng.
Các thông số (về nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió ngoài
nhà). Các yếu tố khác của môi trường (thành phần, không
khí, tiếng ồn, ánh sáng) được xem như đã đảm bảo các
yêu cầu về tiện nghi cho người sử dụng.
Các thông số (về nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió ngoài
nhà) theo từng giờ trong năm hay các giá trị trung bình
tháng được sử dụng - cùng với mô hình TNN thích ứng đã
chọn để xác định các thời điểm đạt tiện nghi hay sử dụng
TGTN để đạt tiện nghi cho công trình được TGTN.
Nhiệt độ tiện nghi theo từng tháng
Từ công thức (1) và số liệu về nhiệt độ trung bình
theo từng tháng của Đà Nẵng (nguồn số liệu từ [9]), nhiệt
độ tiện nghi của từng tháng trong năm tại Đà Nẵng được
thể hiện như hình 5.
Theo hình 5, nhiệt độ trung bình của tháng thường
thấp hơn nhiệt độ tiện nghi. Riêng các tháng 5, 6, 7 và 8,
nhiệt độ trung bình ngoài nhà cao hơn nhiệt độ tiện nghi.
Đây là các tháng cần tổ chức thông gió để tăng cường làm
mát bằng đối lưu và bay hơi mồ hôi. Đồng thời, cần kết hợp
với thông gió cơ khí (quạt, điều hòa không khí) để tạo tiện
nghi cho người sử dụng.
b. Biên độ nhiệt độ ngày đêm
Biên độ nhiệt độ ngày đêm trung bình của Đà Nẵng
không cao, từ 5.2°C đến 9.0°C. Biên độ này đạt 9°C vào tháng 7.
c. Vận tốc gió trung bình trong tháng
Hướng gió chủ đạo trong năm tại Đà Nẵng là hướng
Đông (vào các tháng 3, 4, 5, 6, 7 và 8) và hướng Bắc (vào các
tháng 9, 10, 11, 12 và tháng 2).
Vận tốc gió trung bình của tháng tại Đà Nẵng - theo
cáchướng - có giá trị từ 1.5 m/s đến 3.5 m/s (ứng với Cấp 1
đến Cấp 3 trong thang cấp gió Beaufort [9]). Theo số liệu [9],
tần suất xuất hiện trung bình và vận tốc trung bình của
gió theo các hướng tại Đà Nẵng được thể hiện như hình
6 (ứng với Cấp 1 đến Cấp 3 trong Thang cấp gió Beaufort
[9]).
Hình 5: Biểu đồ nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tiện nghi theo tháng của
Đà Nẵng
Hình 7: Biểu đồ tiện nghi SKH của Đà Nẵng theo tháng
Hình 6: Tần suất trung bình và vận tốc trung bình của gió theo các
hướng tại Đà Nẵng (nguồn số liệu [9])
k. Tháng 11 l. Tháng 12
i. Tháng 9 j. Tháng 10
g. Tháng 7 h. Tháng 8
e. Tháng 5 f. Tháng 6
c. Tháng 3 d. Tháng 4
a. Tháng 1 b. Tháng 2
44
VẤN ĐỀ HÔM NAY
45Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
Kết quả về số giờ tiện nghi, số giờ cần thông gió
để đạt tiện nghi trong từng tháng và năm của Đà Nẵng
được tổng hợp ở bảng 1. Theo bảng 1, tại Đà Nẵng, số
giờ trong năm đạt điều kiện tiện nghi là 3.207 giờ và số
giờ cần thông gió làm mát để đạt điều kiện tiện nghi là
1.917 giờ.
Như vậy, tổng thời gian trong năm ở Đà Nẵng có thể
sử dụng TGTN để đạt điều kiện tiện nghi có thể lên đến
5.124 giờ - tương đương 58.5% thời gian trong năm.
Tiềm năng khai thác TGTN hướng đến PTBV cho
CCCT ở Đà Nẵng
Kết quả điều tra xã hội học tại các CCCT ở Đà Nẵng
(mục 2.1) đã cho thấy, cư dân đã có những nhận thức cơ
bản về vai trò của TGTN và TGTN cũng là giải pháp đang và
sẽ là xu hướng được cư dân tại các CCCT ưu tiên sử dụng
(với 84% cư dân lựa chọn).
Đà Nẵng là thành phố ven biển, thuộc vùng Duyên
hải Nam trung bộ. Các phân tích SKH (mục 2.2) cho thấy,
với giải pháp thông gió làm mát, 58.5% thời gian trong
năm ở Đà Nẵng có thể đạt điều kiện tiện nghi cho công
trình. Hiện nay, loại hình kiến trúc CCCT có xu hướng phát
triển mạnh và có số lượng dự án được đầu tư xây dựng lớn
tại Đà Nẵng. Trong xu thế phát triển chung của KTBV, yêu
cầu đặt ra cho việc phát triển kiến trúc CCCT theo hướng
bền vững càng trở nên bức thiết hơn cho Đà Nẵng.
Những phân tích và đánh giá nêu trên đã khẳng
định tiềm năng khai thác TGTN cho thiết kế CCCT ở
thành phố Đà Nẵng là rất lớn. Đây là những cơ sở thực
tiễn quan trọng để đề xuất áp dụng các giải pháp thiết kế
nhằm khai thác TGTN hướng đến sự PTBV cho loại hình
công trình CCCT.
CCCT là loại hình kiến trúc nhà ở đã và đang phát
triển mạnh mẽ tại các đô thị lớn trên thế giới và Việt Nam.
Định hướng PTBV cho loại hình kiến trúc này sẽ góp phần
quan trọng đối với sự PTBV cho kiến trúc của mỗi quốc gia.
Đà Nẵng là thành phố có những bước phát triển
mạnh mẽ về quy hoạch và phát triển đô thị. Nhiều dự
án xây dựng - trong đó có các dự án CCCT đã, đang và
sẽ được triển khai đầu tư xây dựng tại đây. Việc nghiên
cứu hoàn thiện hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn -
trong đó có vấn đề đánh giá tiềm năng khai thác của
khai thác TGTN cho loại hình CCCT đã được đặt ra cho
các kiến trúc sư, nhằm phát triển kiến trúc CCCT theo
hướng bền vững.
Các kết quả khảo sát thực tế cho thấy nhu cầu sử
dụng giải pháp TGTN để thông thoáng làm mát căn hộ là
rất lớn, cụ thể là: 48% cư dân đang sử dụng và 84% cư dân
có xu hướng lựa chọn sử dụng TGTN.
Với vị trí ven biển của vùng Duyên hải Nam trung bộ,
Đà Nẵng là thành phố có các yếu tố cảnh quan và điều
kiện tự nhiên thuận lợi, với 58.5% thời gian trong năm có
thể khai thác TGTN nhằm đạt được điều kiện tiện nghi cho
công trình kiến trúc.
Như vậy, tiềm năng khai thác TGTN hướng đến PTBV
cho kiến trúc CCCT ở thành phố Đà Nẵng là rất lớn.
Việc áp dụng các giải pháp thiết kế TGTN cho CCCT
sẽ mang lại hiệu quả lớn về tiết kiệm năng lượng, thân
thiện môi trường và hướng đến sự PTBV cho kiến trúc nói
riêng và góp phần hướng đến sự PTBV cho thành phố Đà
Nẵng nói chung.
[1] Phạm Ngọc Đăng (2012), “Khung chiến lược quốc gia về
phát triển xây dựng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,
Tài liệu hội thảo “Phát triển công trình xây dựng bền vững” tại Đà
Nẵng (tháng 11/2012), Bộ Xây dựng.
[2] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2127/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 11 năm 2011 về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển
Nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội.
[3] Phạm Đức Nguyên (2012), Kiến trúc sinh khí hậu: Thiết kế
Sinh khí hậu trong Kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
[4] Nguyễn Tăng Thu Nguyệt, Việt Hà-Nguyễn Ngọc Giả
(2014), Kiến trúc hướng dòng thông gió tự nhiên, Nxb Xây dựng, Hà
Nội.
[5] Bộ Xây dựng (2004), TCXD VN 306: 2004, Tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam: Nhà ở và công trình công cộng - Các thông số khí
hậu trong phòng, Hà Nội.
[6] Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Đề xuất mô hình tiện nghi nhiệt
áp dụng cho người Việt Nam trong các tình huống và thể loại công
trình khác nhau”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng,
Số 5 (54), tr. 72-78.
[7] American Society of Heating, Refrigerating and Air-
Conditioning Engineers (2010), ASHRAE Standard 55-2010, Thermal
environmental conditions for human occupancy.
[8] Nguyen Anh Tuan (2013), Sustainable housing in Viet
Nam: Climate responsive design strategies to optimize thermal
comfort, PhD Thesis, University of Liege, Belgique.
[9] Bộ Xây dựng (2009), QCVN 02: 2009/BXD, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia: Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, Hà
Nội.
[10] Meteotest (2013), DanangMoteonormTM2.epw,
Switzerland.
Bảng 1: Số liệu về số giờ tiện nghi theo tháng và năm của Đà Nẵng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
T
T N i dung
Tháng C
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 1 12
1
S g i t rong
vùng t i n nghi
(TN)
35
2
30
9
40
1
25
6
18
5
14
5
15
8
18
1
20
5
30
5
37
0
34
0 3.207
2
S g i c n
ti n nghi (TG)
8 8 129
20
0
26
8
24
3
23
4
22
6
26
3
23
8 86 1 4 1.917
3
T ng s g i
ti n nghi (TN +
TG)
36
0
31
7
53
0
45
6
45
3
38
8
39
2
40
7
46
8
54
3
45
6
35
4 5124
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1i_9632_2171608.pdf