Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển kinh tế - Xã hội - Tô Thúy Nga

Tài liệu Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển kinh tế - Xã hội - Tô Thúy Nga: 87 TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢo VỆ MÔI TRƯỜNG Và ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRoNG QUY HoẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Tô Thúy Nga1 Tóm tắt: Tích hợp nội dung BVMT và thích ứng BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH là cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định, hướng dẫn thực hiện tích hợp nội dung BVMT và thích ứng BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH hiện nay vẫn còn tách rời nhau, trong khi quá trình xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch lại thống nhất và theo hướng đơn giản hóa các bước, thủ tục. Vì vậy, cần thiết phải có các quy định để thực hiện tích hợp nội dung về BVMT và thích ứng BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH đồng thời với nhau trên cơ sở phát triển các quy định và hướng dẫn liên quan đến tích hợp nội dung BVMT đã có. Từ khóa: Tích hợp, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, quy hoạch phát triển. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra với mức độ ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam được dự bá...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển kinh tế - Xã hội - Tô Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87 TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢo VỆ MÔI TRƯỜNG Và ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRoNG QUY HoẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Tô Thúy Nga1 Tóm tắt: Tích hợp nội dung BVMT và thích ứng BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH là cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định, hướng dẫn thực hiện tích hợp nội dung BVMT và thích ứng BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH hiện nay vẫn còn tách rời nhau, trong khi quá trình xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch lại thống nhất và theo hướng đơn giản hóa các bước, thủ tục. Vì vậy, cần thiết phải có các quy định để thực hiện tích hợp nội dung về BVMT và thích ứng BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH đồng thời với nhau trên cơ sở phát triển các quy định và hướng dẫn liên quan đến tích hợp nội dung BVMT đã có. Từ khóa: Tích hợp, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, quy hoạch phát triển. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra với mức độ ngày càng khốc liệt trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam được dự báo là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH, nước biển dâng. Do vậy, Việt Nam cần huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, thể hiện cam kết mạnh mẽ cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và thích ứng với BĐKH. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số chính sách yêu cầu và hướng dẫn tích hợp các nội dung về bảo vệ môi trường (BVMT) trong các quy hoạch phát triển. Đồng thời, cũng có một số nghiên cứu về việc tích hợp nội dung liên quan đến BĐKH và các quy hoạch, kế hoạch. Việc tích hợp nội dung về BVMT và BĐKH vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) thực hiện song song với nhau hay có thể kết hợp để thực hiện trong cùng một quá trình? Thực tế cho thấy, có nhiều mối liên hệ mật thiết giữa nội dung về BVMT và nội dung về ứng phó với BĐKH, có thể kết hợp với nhau được. Báo cáo này nghiên cứu về các quy định và hướng dẫn tích hợp nội dung về BVMT và ứng phó với BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH, đồng thời đề xuất phương án để áp dụng vào thực tế xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch KT-XH cấp tỉnh tại Việt Nam hiện nay. 1 ThS, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội 88 TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ... 2. Nội dung 2.1. Các quy định hiện có 2.1.1. Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Theo quy định pháp luật, nội dung về BVMT phải xem xét trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH. Luật BVMT năm 2005 và Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP quy định quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Các nội dung này tiếp tục được kế thừa trong Luật BVMT năm 2014, Nghị định số 18/2015/ NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch BVMT, ĐMC, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT [7]. Như vậy, trong quá trình xây dựng quy hoạch, phải phân tích, dự báo tác động đến môi trường của quy hoạch để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong quy hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc BVMT trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình và dự án phát triển. Theo đó, việc BVMT nhất thiết phải được coi trọng, xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển và quán triệt xuyên suốt quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình và dự án nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước cả về kinh tế, xã hội và môi trường; không vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài về môi trường. Giai đoạn lập quy hoạch phải thực hiện ĐMC song song với quá trình xây dựng quy hoạch. Các kết quả ĐMC phải được xem xét, tích hợp vào nội dung của quy hoạch và được thể hiện bằng báo cáo ĐMC với các nội dung chính như sự phù hợp của quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về BVMT; đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện quy hoạch; đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong việc thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch [1]. Đối với giai đoạn thẩm định và phê duyệt quy hoạch, nội dung thẩm định quy hoạch phải bao gồm cả nội dung về BVMT và là một phần trong quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Đối với giai đoạn tổ chức thực hiện quy hoạch, phải tuân thủ đầy đủ các nội dung BVMT nêu trong báo cáo ĐMC và phải tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định BVMT đối với quy hoạch theo các nội dung của báo cáo ĐMC. Như vậy, nội dung BVMT đã được quy định cụ thể trong từng khâu của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH. Trong thời gian qua, ĐMC đã trở thành công cụ 89 TÔ THÚY NGA quan trọng trong việc tích hợp các vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng các quy hoạch phát triển KT-XH ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện cho thấy vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều quy hoạch đã bỏ qua việc thực hiện ĐMC hoặc thực hiện ĐMC sau khi dự thảo quy hoạch đã được soạn thảo, không đảm bảo nguyên tắc ĐMC thực hiện đồng thời với quá trình lập quy hoạch nên hiệu quả của ĐMC đối với quy hoạch bị hạn chế. Hầu hết các báo cáo ĐMC đang còn nặng về hình thức, các kiến nghị để điều chỉnh các nội dung quy hoạch nhằm phù hợp với mục tiêu về BVMT còn chưa được rõ nét; nhiều kiến nghị vẫn không được cơ quan lập quy hoạch tiếp thu. Việc tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện ĐMC hầu như chưa được quan tâm dẫn đến các cơ quan liên quan và cộng đồng không tham gia đóng góp ý kiến, ảnh hưởng đến chất lượng của ĐMC đối vơi quy hoạch [5]. Ngoài ra, các nội dung về BVMT trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH chỉ mới tập trung ở giai đoạn lập quy hoạch với việc xây dựng các báo cáo ĐMC. Công tác thẩm định quy hoạch cũng như giai đoạn triển khai thực hiện, nội dung về BVMT vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung theo báo cáo ĐMC còn bị bỏ ngõ. 2.1.2. Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tích hợp vấn đề BĐKH ở Việt Nam được đề cập lần đầu trong Chiến lược và Kế hoạch Quốc gia lần thứ hai về Giảm nhẹ và Quản lý thiên tai giai đoạn 2001 – 2010, tuy nhiên cho đến nay công tác tích hợp nội dung BĐKH vào các quy hoạch phát triển mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình thực hiện. Cam kết chính trị về lồng ghép BĐKH vào chính sách phát triển lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng trong Chương trình Mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH. Một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu của Chương trình là lồng ghép BĐKH vào việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển KT-XH của các ngành và các địa phương theo hướng bền vững [2]. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về BĐKH. Quyết định số 2139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH có quy định nội dung điều chỉnh, lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch: (1) Rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của các Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở khoa học, hiệu quả kinh tế và tính đến các yếu tố rủi ro, bất định của BĐKH và nước biển dâng; và (2) Lồng ghép vấn đề BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH vùng, địa phương. Thực hiện từng bước để đến năm 2030, hoàn thiện và ổn định các khu kinh tế bền vững, chống chịu an toàn với BĐKH. Quyết định số 1183/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/8/2012 phê duyệt Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015 cũng đề ra nhiệm vụ xây dựng và hướng dẫn thực hiện bộ khung tiêu chuẩn lồng ghép BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH cho giai đoạn sau năm 2015. 90 TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ... Mặc dù đã có yêu cầu tích hợp nội dung về BĐKH, tuy nhiên hiện vẫn chưa có các quy định và hướng dẫn áp dụng, do vậy thực tế nội dung về BĐKH vẫn chưa được tích hợp với chính sách phát triển nói chung và quy hoạch phát triển KT-XH nói riêng. Nhiều hoạt động phát triển chưa tích hợp nội dung BĐKH. Một số yếu tố khí tượng, khí hậu đã cân nhắc trong quá trình chọn lựa giống cây trồng, đến thiết kế đường giao thông và các công trình năng lượng, nhưng không phải tất cả các rủi ro khí hậu đã được cân nhắc trong các quyết định. Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu về tích hợp vấn đề BĐKH. Khi nghiên cứu về các bước tích hợp vấn đề BĐKH, Trần Thục [8] đã đề xuất quy trình tích hợp vấn đề BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của Việt Nam gồm năm bước, gồm: sàng lọc; lựa chọn các biện pháp ứng phó; tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu; giám sát và đánh giá. Trong cuốn sổ tay Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương tác giả Lê Anh Tuấn đã giới thiệu 09 bước áp dụng phương pháp PRA trong lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Phương pháp này đã huy động được sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng kế hoạch, phát huy được các kiến thức bản địa về tác động của biến đối khí hậu và các giải pháp thích ứng nên việc tích hợp sẽ phù hợp với thực tiễn hơn, nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng ở quy mô nhỏ như thôn, xóm, ấp; không thể áp dụng đại trà do thiếu nguồn lực cũng như giới hạn về thời gian. Lê Thị Mộng Phượng trong Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh, các ngành tại tỉnh Đồng Tháp đã đề xuất quy trình gồm có 3 bước: rà soát, đánh giá tình hình thiên tai và tác động của BĐKH tại địa phương; rà soát, nắm chắc mục tiêu, các giải pháp, các Chương trình, Dự án cụ thể của tỉnh nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra nhằm thích ứng với BĐKH để có căn cứ lựa chọn các nội dung lồng ghép; tiến hành lồng ghép. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất nội dung giám sát, đánh giá hiệu quả lồng ghép, tuy không đưa vào các bước thực hiện. Nhìn chung quy trình các bước mà Lê Thị Mộng Phượng đề xuất tương đối đầy đủ các nội dung, tuy nhiên, việc đề cập còn chung chung và cần tập trung vào bước tiến hành lồng ghép là nội dung chính, mang tính lý luận cao và là điểm yếu của các địa phương hiện nay. Nhìn chung, quy trình tích hợp BĐKH và quy hoạch phát triển KT-XH của một tỉnh tuân theo các bước, từ sàng lọc các tác động và rủi ro liên quan đến BĐKH đến lựa chọn các biện pháp nhằm hạn chế các tác động và rủi ro đó; từ việc triển khai thực hiện các giải pháp đến việc giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện. Việc tích hợp BĐKH bao gồm cả tích hợp giảm nhẹ và tích hợp thích ứng, về cơ bản tích hợp thích 91 TÔ THÚY NGA ứng là chủ yếu song việc triển khai hiện lại tùy vào tình hình thực tế của địa phương để đề xuất. 2.2. Yêu cầu về việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2.2.1. Phát triển bền vững Yêu cầu phát triển bền vững đến nay được coi là một trong những giá trị phổ quát cần được đảm bảo bởi bất kỳ mô hình phát triể̉n kinh tế nào trên thế giới. Phát triển bền vững được Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) định nghĩa là “sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Theo quan điểm truyền thống, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT (Hình 1). Hình 1. Quan niệm về phát triển bền vững BĐKH toàn cầu là một thách thức lớn của nhân loại, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, phát triển xã hội và các nỗ lực trong công tác BVMT. Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng về các tác động của BĐKH đối với con người. BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, khu vực và các cộng đồng khác nhau. BĐKH gây ảnh hưởng đến 3 lĩnh vực: (i) kinh tế (bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng, du lịch), (ii) xã hội (sức khỏe con người), và (iii) môi trường (bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, hệ sinh thái và đa dạng sinh học, chất lượng không khí). Các khu vực dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH là các đảo nhỏ, các vùng châu thổ của các con sông lớn, dải ven biển và vùng núi. Mặc dù BĐKH ảnh hưởng đến mọi đối tượng tại tất cả các quốc gia nhưng người nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH. Có thể nói, BĐKH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội củ̉a tất cả các quốc gia và mọi nỗ lực phát triển của con người đều đang có nguy cơ bị hủy hoại bởi BĐKH. Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp thích ứng với BĐKH toàn cầu và giảm thiểu tác động của BĐKH đến đời sống con người. 92 TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ... Rõ ràng, thích ứng với BĐKH là một phần không thể thiếu được trong phát triển bền vững, hầu hết các mục tiêu của phát triển bền vững sẽ khó có thể đạt được nếu không cân nhắc đến yếu tố BĐKH. Cần phải xem các giải pháp thích ứng với BĐKH và giảm thiểu tác động của BĐKH là một nhóm mục tiêu trong phát triển bền vững. 2.2.2. Tích hợp Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về tích hợp. Nội hàm của các khái niệm cùng hướng đến một mục tiêu là xem xét vấn đề cần tích hợp vào quá trình thực hiện nhằm đạt được các hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên, khái niệm tích hợp và lồng ghép thường bị coi là một và sử dụng tương tự nhau. Lồng ghép là một khái niệm mang tính toàn diện, vĩ mô, xem xét vấn đề ở cấp chính sách nhằm điều chỉnh các hoạt động của tất cả các lĩnh vực trong xã hội thông qua việc dự báo các tác động tiềm tàng liên quan đến môi trường để xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển quốc gia, ngành, địa phương. Tích hợp là quá trình thực hiện lồng ghép, nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu của lồng ghép ở cấp độ chính sách và giải pháp cụ thể [6]. Về mặt lý thuyết, lồng ghép là vượt trội song thực tế áp dụng cho thấy, tích hợp mang tính thực tiễn và hiệu quả hơn, dễ dàng áp dụng hơn nhằm đạt được mục tiêu về BVMT. Về môi trường và BĐKH, có nhiều định nghĩa về việc tích hợp/lồng ghép các nội dung này. Có thể hiểu tích hợp môi trường là quá trình đưa các mục tiêu về môi trường vào tất cả các bước của quá trình hoạch định chính sách của tất cả các ngành; xem xét các tác động đến các hoạt động BVMT trong khi tiến hành đánh giá và xây dựng chính sách tổng thể, do đó, sẽ làm giảm mâu thuẫn giữa các chính sách liên quan đến môi trường với các chính sách khác. Tích hợp môi trường được thực hiện trong các quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và chương trình của một quốc gia, vùng hay lĩnh vực, ngành nghề nhằm hiểu rõ khả năng của tài nguyên, tác động thực sự của môi trường lên phát triển và cải thiện quá trình ra quyết định. Định nghĩa tương tự như vậy đối với các nội dung về tích hợp BĐKH. 2.2.3. Môi trường và biến đổi khí hậu Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên [7]. Hiện nay, có hai cách hiểu khác nhau, hoặc là coi môi trường là phạm trù rất rộng, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề về phát triển KT-XH, hoặc coi môi trường chỉ là vấn đề rác thải và xử lý rác thải. Cả hai cách hiểu này đều dẫn đến việc xác định các nhiệm vụ BVMT còn chưa rõ ràng, cụ thể hoặc quá hẹp. Để hoạt động BVMT đi vào thực tiễn, cần gắn kết BVMT với từng hoạt động cụ thể. Luật BVMT 2014 đã chỉ rõ: BVMT gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. Tuy nhiên, cần phải ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi 93 TÔ THÚY NGA trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng BVMT khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật BVMT [12]. BVMT cần biến thành hoạt động cụ thể và đã được quy định trong Luật BVMT 2014 với các hoạt động BVMT được khuyến khích (Điều 6) và các hành vi bị cấm (Điều 7). Khí hậu tạo thành một khía cạnh quan trọng của môi trường sống cần phải được xem xét cùng với các vấn đề khác [6]. Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết (thường là 30 năm) [2]. Sự thay đổi, dao động của khí hậu trong năm hoặc từ năm này qua năm khác luôn tồn tại và được xem xét như là một vấn đề bình thường trong kế hoạch phát triển. Khí hậu thay đổi, một sự thay đổi trong thông số trung bình khí hậu đo trong nhiều thập kỷ chứ không phải là năm, có tiềm năng tương tác với và có khả năng phóng đại hiện tượng môi trường khác quan tâm đến phát triển, chẳng hạn như sa mạc hóa, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí, hoặc khan hiếm tăng lên của nước ngọt. BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoả̉ng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn; có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển. Như vậy, có thể hiểu khí hậu là một phần của môi trường sống của con người. BĐKH với những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực [10]. Con người đang phải nỗ lực để thích ứng với các thay đổi cũng như hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực do BĐKH thông qua các hoạt động ứng phó BĐKH. Các hoạt động ứng phó với BĐKH tương đối đa dạng, từ việc xây dựng và phát triển năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai đến xây dựng và phát triển năng lực chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, nâng cao năng lực chống chịu với BĐKH của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, KT-XH quốc gia, địa phương và của cộng đồng; từ việc kiểm soát phát thải khí nhà kính đến sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải... Có thể thấy, BĐKH ở một khía cạnh nhất định được coi là một phần của môi trường, tuy nhiên các giải pháp để ứng phó với BĐKH lại nằm ngoài các hoạt động BVMT, có phạm vi và tính chất tương đối khác biệt. Thực tế công tác BVMT, ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo hai hệ thống tương đối độc lập với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp khác nhau cùng hướng tới một mục tiêu chung là phát triển bền vững. 2.3. Đề xuất tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT đã khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai 94 TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ... đoạn hiện nay là lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương [3]. Như vậy, cần thiết phải xem xét cả vấn đề môi trường và BĐKH trong quy hoạch phát triển KT-XH nói riêng và các chính sách phát triển nói chung, không tách rời từng vấn đề cụ thể. Như đã phân tích ở trên, việc tích hợp nội dung BVMT đã có quá trình nghiên cứu và được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy; trong khi việc tích hợp nội dung thích ứng BĐKH chỉ mới dừng lại ở các yêu cầu và hướng dẫn mang tính nghiên cứu, chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp quy có thể áp dụng một cách thống nhất và xuyên suốt trong tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH. Vì thế, việc sử dụng các quy định về tích hợp nội dung BVMT làm nền tảng để tích hợp cả nội dung BVMT và BĐKH là khả thi và có thể nhanh chóng đưa các nội dung này vào thực tiễn. Liên minh Châu Âu đã thực hiện tích hợp môi trường và BĐKH một cách đồng thời thông qua các công cụ của tích hợp môi trường; điều đó có nghĩa là các vấn đề liên quan đến BĐKH được đề cập, nghiên cứu và tích hợp trên cơ sở phát triển các phương pháp tiếp cận của tích hợp môi trường [6]. Với cách tiếp cận này, cần rà soát lại các quy định về việc xem xét các vấn đề môi trường trong các quy hoạch phát triển KT-XH theo hướng tích hợp các vấn đề môi trường, bao gồm cả các vấn đề về BĐKH. Cụ thể, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 140/2006/NĐ-CP để bổ sung các nội dung về thích ứng với BĐKH trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình và dự án phát triển. Trong các khâu trên, quan trọng và có vai trò quyết định nhất đến hiệu quả tích hợp chính là khâu lập quy hoạch nhằm xác định các vấn đề trọng tâm về môi trường và BĐKH cần ưu tiên tại địa bàn lập quy hoạch. Do vậy, công tác ĐMC, một công cụ quan trọng của tích hợp môi trường vào quy hoạch phát triển KT-XH cũng cần phải được rà soát, điều chỉnh theo hướng tích hợp vấn đề BĐKH vào chiến lược, quy hoạch phát triển thông qua ĐMC [4]. Ngoài ra, trong các khâu thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch cũng cần được xem xét, thực hiện tích hợp môi trường, bao gồm cả các vấn đề về BĐKH. Về quy trình tích hợp môi trường, bao gồm cả các vấn đề về BĐKH vào quy hoạch phát triển KT-XH, cần phân biệt hai quy trình đối với quy hoạch đang xây dựng và đối với quy hoạch đã xây dựng. Đối với quy hoạch đang xây dựng và triển khai thực hiện ĐMC, các bước thực hiện đối với giai đoạn lập quy hoạch cần phải thực hiện sàng lọc các nội dung liên quan đến môi trường và BĐKH để xác định được các nội dung quan trọng cần tích hợp; xác định phạm vi thực hiện; lập báo cáo quy hoạch song song với lập báo cáo ĐMC. Các bước liên quan đến phê duyệt và triển khai thực hiện, cần được xem xét các vấn đề về môi trường và BĐKH đã được nêu ra tại bước sàng lọc nội dung tích hợp. Đối với các quy hoạch đã được xây dựng song việc tích hợp chưa được 95 TÔ THÚY NGA đầy đủ và toàn diện, việc xác định các nội dung liên quan đến môi trường và BĐKH là rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá hiệu quả của nội dung quy hoạch đã xây dựng cũng như là căn cứ để có các điều chỉnh và giám sát thực hiện. Về nội dung sàng lọc, tùy thuộc vào từng địa phương có thể có các vấn đề về môi trường và BĐKH khác nhau, tuy nhiên có thể áp dụng bộ chỉ thị đánh giá nỗ lực bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường xây dựng [9]. 3. Kết luận Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển KT-XH là cần thiết và là yêu cầu bắt buộc để đạt được sự phát triển bền vững trong các chính sách phát triển KT-XH. Hiện nay, đã có một số quy định, hướng dẫn thực hiện tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển KT-XH, tuy nhiên các quy định và hướng dẫn này vẫn còn tách rời nhau, chưa có sự liên kết, trong khi quá trình xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch lại thống nhất và theo hướng đơn giản hóa các bước, thủ tục. Thực tế cho thấy, hai nội dung này không phải là hai vấn đề độc lập mà có thể kết hợp với nhau để cùng tích hợp vào quy hoạch phát triển KT-XH. Trên cơ sở các phân tích, đề xuất thực hiện tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển KT-XH đồng thời với nhau trên cơ sở phát triển các quy định và hướng dẫn liên quan đến tích hợp nội dung bảo vệ môi trường đã có. Các nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu được rà soát kỹ lưỡng và là một bộ phận quan trọng trong các tiêu chí để đánh giá hiệu quả tích hợp. Về quy trình tích hợp, việc thực hiện tuần tự theo các bước từ xây dựng, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện và giám sát điều chỉnh đều được thực hiện theo các quy định hiện thời về BVMT đối với quy hoạch phát triển. Đồng thời, ĐMC vẫn được coi là công cụ chủ yếu để thực hiện tích hợp trong quá trình xây dựng quy hoạch. TàI LIỆU THAM KHẢo [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Hướng dẫn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trong lập Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. [2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. [3] Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 96 TÍCH HỢP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ... [4] Tăng Thế Cường, Trần Thục, Trần Thị Diệu Hằng (2013), “Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch phát triển thông qua đánh giá môi trường chiến lược”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 22 - (180)/11 - 2013. [5] Mai Thanh Dung (2011), “Công tác đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường và cam kết bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 3, Bộ Tài nguyên và Môi trường. [6] EuropeAid (2011), Guidelines on the integration of environment and climate change in Development cooperation. [7] Quốc hội 13 (2014), Luật Bảo vệ môi trường. [8] Trần Thục và cộng sự (2012), Hướng dẫn tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [9] Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2015), Bộ chỉ thị đánh giá nỗ lực bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam (dự thảo). [10] Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường (2013), Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nhà xuất bản Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Title: INTEGRATING ENVIRoNMENTAL PRoTECTIoN AND CLIMATE CHANGE ADAPTATIoN INTo SoCIo-ECoNoMIC DEVELoPMENT PLANNING TO THUY NGA The Environmental Resources Research Center Abstract: Integrating environmental protection and climate change adaptation into socio-economic development planning is essential for the sustainable develop- ment. However, the regulations and guidelines of integrating environmental protec- tion and climate change adaptation into socio-economic development planning is still separated, while the process of developing, deploying and implementing are an unity, simple procedure. Therefore, we need to build regulations in order to integrate the content of both environmental protection and climate change adaptation into socio- economic development planning as one process based on developing of regulations and guidelines related to the integration content of environmental protection which we have already had. Keywords: integration, environment protection, climate change, development planning.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_789_6442_2134824.pdf
Tài liệu liên quan